TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Bà Aung San Suu Kyi gởi thông điệp đến Diễn Ðàn Kinh Tế Thế Giới
Sunday, January 30, 2011



DAVOS, Thụy Sĩ (Reuters) - Nhân vật lãnh đạo phía đối lập tại Myanmar, bà Aung San Suu Kyi hiện có vẻ chưa sẵn sàng để kêu gọi thế giới chấm dứt việc phong tỏa quốc gia này. Nhưng bà cho thấy rõ sự hy vọng là đầu tư ngoại quốc sẽ đưa Myanmar với 55 triệu dân ra khỏi tình trạng nghèo khó và giới lãnh đạo Tây Phương nên tìm cách để hướng đầu tư này vào các mục tiêu có trách nhiệm về mặt xã hội.
Image
Hình ảnh bà Aung San Suu Kyi được chiếu trên màn hình trong lúc cử tọa nghe lời phát biểu của bà tại Diễn Ðàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos hôm Thứ Sáu.
Bà Suu Kyi nói với diễn đàn này, gồm những nhân vật kinh doanh hàng đầu thế giới, là người Burma “muốn được là một phần của cộng đồng toàn cầu.”
(Hình: Johannes Eisele/AFP/Getty Images)
Trong bài phát biểu được thâu băng và gửi đến hội nghị World Economic Forum ở Davos, bà Suu Kyi cho hay bà trông đợi ngày quốc gia của bà mở rộng cửa hơn để đón các công ty Tây Phương, dù rằng ngày này vẫn còn xa do những biện pháp phong tỏa cấm vận mà chính quyền Mỹ cũng như Âu Châu đưa ra để cấm các công ty trong quốc gia mình đến làm ăn ở Myanmar.

“Chúng tôi cần có đầu tư vào lãnh vực kỹ thuật và hạ tầng cơ sở,” bà cho hay trong bài diễn văn được thu ở Yangon. “Chúng tôi cũng cần cải cách hệ thống pháp luật để có thể thu hút thêm đầu tư trực tiếp từ các công ty ngoại quốc và bảo đảm là có sự hành xử theo luật pháp.”

“Tôi trông đợi ngày có hoàn cảnh chính trị và xã hội thuận tiện để có đầu tư tại Burma,” bà nói thêm, dùng danh xưng cũ của quốc gia Myanmar, vốn cũng được chính phủ Hoa Kỳ và một số chính phủ Âu Châu sử dụng.

Bà Suu Kyi, năm nay 65 tuổi, trong thời gian gần đây liên tiếp đưa ra các chỉ dấu cho thấy bà sẽ duyệt xét lại các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Myanmar kể từ khi chính quyền quân sự nơi đây thả bà hồi tháng 11 sau bảy năm quản thúc tại gia.

Những người thân cận với bà Suu Kyi cho hay bà lo ngại rằng việc cấm vận sẽ gây nguy hại cho một số thành phần trong dân chúng Myanmar vì ngăn cản đầu tư về y tế và các dịch vụ công cộng khác. Tuy nhiên, bà cũng ngần ngại không muốn kêu gọi hủy bỏ hoàn toàn các biện pháp cấm vận mà không có sự nhượng bộ nào từ phía hội đồng tướng lãnh đang cai trị Myanmar. (V.Giang)

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Mỹ nhúng tay vào việc lật đổ ông Mubarak?
Tuesday, February 01, 2011


Một bài báo đăng trên tờ Telegraph ở London của ba tác giả Tim Ross, Matthew Moore và Steven Swinford, mới đây tiết lộ rằng chính phủ Mỹ đã bí mật hậu thuẫn giới lãnh đạo thành phần chống đối chính quyền Mubarak từ vài năm nay để chuẩn bị cho việc thay đổi chế độ, kể cả dàn xếp cho sang Mỹ học hỏi và giúp che giấu để không bị an ninh Ai Cập bắt giữ.

V.Giang (lược dịch)

Chính phủ Mỹ bí mật hậu thuẫn các thành phần lãnh đạo đứng sau vụ nổi dậy hiện nay ở Ai Cập, vốn từng chuẩn bị cho việc “thay đổi chế độ” từ ba năm qua, theo các nguồn tin tờ The Daily Telegraph có được. Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Cairo giúp một nhân vật tranh đấu trẻ sang New York tham dự một cuộc hội thảo do Mỹ tổ chức, trong khi tìm cách che giấu danh tánh người này để không bị an ninh Ai Cập bắt giữ.
Image
Người biểu tình treo cổ hình nộm của ông Mubarack. (Hình: AFP/Getty Images)
Khi trở về Cairo vào tháng 12 năm 2008, người này cho các nhà ngoại giao Mỹ hay rằng một liên minh của các nhóm chống đối đã soạn ra kế hoạch nhằm lật đổ Tổng Thống Hosni Mubarak và thành lập một chính phủ dân chủ vào năm 2011. Người này đang bị an ninh Ai Cập bắt giữ vì tham dự vào cuộc biểu tình và được tờ The Daily Telegraph giữ kín danh tánh. Cuộc khủng hoảng ở Ai Cập diễn ra tiếp theo sau việc lật đổ chế độ của Tổng Thống Zine al-Abedine Ben Ali tại Tunisia, người bỏ chạy ra khỏi nước sau khi các cuộc nổi dậy khắp nước làm ông phải từ chức.

Các tiết lộ này, được biết từ các công điện ngoại giao mật của Mỹ bị trang WikiLeaks phát tán trước đây, cho thấy giới chức chính phủ Mỹ áp lực chính quyền Ai Cập phải thả các nhà tranh đấu khác bị cảnh sát bắt giữ.

.... Chính phủ Hoa kỳ trước đây từng ủng hộ chế độ Mubarak. Nhưng các công điện bị tiết lộ cho thấy nỗ lực của Mỹ hỗ trợ thành phần tranh đấu đòi dân chủ ở Ai Cập trong khi bên ngoài vẫn ca ngợi ông Mubarak như một đồng minh quan trọng ở Trung Ðông. Trong một công điện ngoại giao mật, gửi đi hôm 30 tháng 12 năm 2008, bà Margaret Scobey, đại sứ Mỹ ở Cairo, cho hay các nhóm đối lập đang chuẩn bị các kế hoạch cho việc “thay đổi chế độ” xảy ra trước ngày có cuộc bầu cử tổng thống, dự trù diễn ra vào tháng 9 năm 2011.

Công điện này, do Ðại Sứ Scobey gửi cho ngoại trưởng Mỹ ở Washington DC, được đánh dấu “mật” và có tựa đề: “April 6 activist on his US visit and regime change in Egypt-Nhà tranh đấu 6 tháng 4 về chuyến viếng thăm Mỹ và thay đổi chế độ tại Ai Cập.” Công điện này cho hay nhà tranh đấu này nói rằng “một số lực lượng đối lập” đồng ý hỗ trợ một kế hoạch chưa viết ra để có sự chuyển đổi sang thể chế dân chủ nghị viện, với một tổng thống có ít quyền hơn và một thủ tướng cùng Quốc Hội có nhiều quyền hạn, trước ngày có cuộc bầu cử tổng thống năm 2011. Nguồn tin này nói với tòa đại sứ rằng kế hoạch được giữ mật đến nỗi “không thể viết xuống.”

Ðại Sứ Scobey nghi ngờ rằng có thật có một âm mưu như thế hay không và liệu có thể thành công hay không. Tuy nhiên, các tài liệu có được cho thấy nhân vật tranh đấu này được các nhà ngoại giao Mỹ tiếp xúc và được nhiều hậu thuẫn cho chiến dịch đòi dân chủ từ các giới chức ở Washington. Tòa đại sứ còn giúp người này sang tham dự một cuộc họp của giới tranh đấu trẻ tại New York, vốn do bộ Ngoại Giao Mỹ tổ chức.

Tòa Ðại Sứ Mỹ khuyến cáo Washington rằng danh tánh người này phải được giữ mật vì ông ta có thể bị sự trừng phạt khi trở về Ai Cập. Người này cho biết từng bị an ninh Ai Cập tra tấn trong ba ngày khi bị bắt vì tham dự một cuộc biểu tình vài năm trước đó.

Các công điện do WikiLeaks đưa ra cho thấy nhân viên tòa Ðại Sứ Mỹ thường xuyên liên lạc với các nhà tranh đấu trong khoảng thời gian 2008 và 2009, coi người này là một trong những nguồn tin đáng tin cậy nhất về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Ai Cập.

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Học bài học Tunisia, Ai Cập: Tổng thống Yemen hứa sẽ ra đi
Wednesday, February 02, 2011


SANAA (Reuters) - Tổng thống Yemen, Ali Abdullah Saleh, trước tình trạng có các cuộc biểu tình phản đối đe dọa lật đổ tổng thống lâu đời ở Ai Cập,
hôm Thứ Tư cho hay ông sẽ rời khỏi chức vụ khi hết nhiệm kỳ năm 2013, sau ba thập niên cầm quyền.
Image
Một người ủng hộ tổng thống Yemen, Ali Abdullah Saleh, trong một cuộc tập hợp ủng hộ tại Sanaa, Yemen, hôm 2 tháng 2.
Tổng Thống Saleh vừa tuyên bố trước Quốc Hội nước này, rằng ông sẽ không tiếp tục tranh cử, và cũng không trao quyền kế vị cho con trai.
(Hình: AP Photo/Hani Mohammed)



Tổng Thống Saleh, một đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống al-Qaeda, cũng hứa sẽ không chuyển giao quyền lực cho con trai ông, đồng thời kêu gọi phía đối lập từ bỏ ý định tổ chức cuộc biểu tình tới đây.

“Tôi đưa ra những nhượng bộ này vì quyền lợi đất nước. Quyền lợi đất nước quan trọng hơn quyền lợi của cá nhân chúng ta,” ông Saleh tuyên bố trước Quốc Hội, hội đồng Shoura và giới chức quân đội.

“Sẽ không có việc kéo dài thời gian lãnh đạo, không có sự thừa kế, không có việc điều chỉnh thời gian,” ông nói, nhắc tới những đề nghị mà đảng cầm quyền đưa ra về vấn đề giới hạn nhiệm kỳ lãnh đạo, vốn bị coi là nhằm mục tiêu giúp ông tiếp tục cầm quyền.

Lời tuyên bố này được coi là hành động táo bạo nhất của ông Saleh nhằm ngăn chặn tình trạng bất ổn có nguy cơ bùng nổ với cuộc biểu tình lớn lao mà phía chống chính phủ dự định tổ chức, nhắm mục đích đo lường ý muốn của dân chúng xem có muốn đi theo con đường đòi hỏi thay đổi chính phủ như của người dân Tunisia hay Ai Cập hay không.

“Tôi kêu gọi phía đối lập hãy ngưng các kế hoạch biểu tình phản đối,” ông Saleh nói.

“Tôi kêu gọi phía đối lập hãy đến để cùng lập một chính phủ đoàn kết quốc gia tuy rằng phía đảng cầm quyền hiện chiếm thế đa số. Chúng ta sẽ không để hỗn loạn xảy ra. Chúng ta sẽ không để có sự hủy hoại.”

Hoa Kỳ trông đợi rất nhiều vào Tổng Thống Saleh để tiêu diệt thành phần al-Qaeda hiện đang hoạt động ở quốc gia này và phá hoại vương quốc dầu hỏa Saudi Arabia bên cạnh. Có thêm sự bất ổn nghĩa là có thêm những nguy hiểm về chính trị và an ninh cho vùng Vịnh.

Phía đối lập nói rằng cuộc biểu tình dự trù diễn ra ở thủ đô Sanaa sẽ được tổ chức như đã định. Số người tham dự và tinh thần cuộc biểu tình khi đó sẽ cho thấy những phản ứng sơ khởi của người dân trước lời kêu gọi của Tổng Thống Saleh. (V.Giang)

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

'Nếu tôi từ chức, đất nước Ai Cập sẽ hỗn loạn' Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak hôm qua tuyên bố ông muốn từ chức ngay lập tức, song lo ngại đất nước sẽ chìm trong hỗn loạn nếu ông ra đi.
Chính phủ của ông Mubarak đang cố gắng giành lại sự kiểm soát đất nước trong bối cảnh người dân bắt đầu biểu tình từ hôm 25/1 để phản đối tình trạng nghèo đói, kinh tế suy thoái và tham nhũng. Tổng thống mời các phe phái đối lập đàm phán và xin lỗi về vụ bạo loạn tại Cairo khiến 10 người chết hôm 2/2. Trong buổi trả lời phỏng vấn ABC News hôm qua, vị tổng thống nói ông đã chán ngấy quyền lực.

"Sau 62 năm phục vụ nhân dân, tôi đã có mọi thứ. Giờ đây tôi muốn ra đi. Nhưng nếu tôi từ chức hôm nay, tình trạng hỗn loạn sẽ xảy ra", ông Mubarak phát biểu.

Vị tổng thống 82 tuổi cảnh báo đảng Anh em Hồi giáo sẽ chiếm khoảng trống quyền lực nếu ông từ chức.
Image
Những người tình nguyện điều trị vết thương cho người biểu tình tại quảng trường Tự do ở thủ đô Cairo của Ai Cập hôm 3/2. Ảnh: Los Angeles Times.


Hàng chục nghìn người vẫn tập trung trong quảng trường Tự do (Tahrir) tại Cairo đêm qua bất chấp lệnh giới nghiêm của chính phủ. Một số người đánh nhau với những người ủng hộ chính phủ. Binh lính cố gắng ngăn chặn xô xát, song dường như nỗ lực của họ thất bại. BBC dẫn lời Bộ trưởng Y tế Ai Cập Ahmed Samir Farid nói rằng 8 người chết trong vụ ẩu đả, 890 người bị thương - trong đó 9 người bị thương nặng.

Nhiều phóng viên của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài bị bắt hoặc đánh đập khi họ tác nghiệp gần các đám đông. Người ta phá cả máy ảnh và các thiết bị mà các phóng viên mang theo. Những người ủng hộ chính phủ tràn vào một số khách sạn. Quân cảnh bắt một số nhà hoạt động chính trị, đại diện của hai tổ chức Ân xá Quốc tế và Theo dõi nhân quyền.

Ông Mubarak khẳng định chính phủ không đứng đằng sau tình trạng bạo loạn tại thủ đô trong hai ngày qua.

"Tôi không muốn nhìn cảnh tượng người dân Ai Cập đánh lẫn nhau. Đảng Anh em Hồi giáo mới là thủ phạm gây nên các vụ bạo lực", ông phát biểu.

Nhà lãnh đạo Ai Cập khẳng định ông sẽ không chạy sang nước ngoài và cũng chẳng có ý định cho con trai kế vị.

"Tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Ai Cập. Tôi sẽ chết trên mảnh đất này", ông nói.

Minh Long

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Ðụng độ tại Cairo giữa phe ủng hộ và chống Tổng Thống Mubarak

CAIRO (NYT) - Khủng hoảng chính trị ở Ai Cập đi vào một khúc quanh nguy hiểm khi xung đột hỗn loạn xảy ra ở Cairo giữa hai phe biểu tình chống và bênh Tổng Thống Hosni Mubarak.

Trưa Thứ Tư, 2 tháng 2, hàng ngàn người kéo đến công trưởng Tahrir tấn công vào cuộc biểu tình của dân chúng chống chính quyền Mubarak. Một số trong những người này cưỡi ngựa, lạc đà hoặc đi trên xe ngựa kéo, vung roi quất trong khi những người khác ném đá, vỏ chai và bom xăng.

Phía dân chúng chống Tổng Thống Mubarak có khoảng 10,000 người trên công trường và phe ủng hộ chính quyền khoảng 3,000 người, mỗi bên đều được tăng viện với những nhóm đi tới công trường sau đó. Cảnh sát đã không còn hiện diện từ mấy ngày qua và quân đội triển khai bảo vệ an ninh đã đứng nhìn hai phía giao tranh mà không có hành động can thiệp nào ngoại từ thỉnh thoảng bắn mấy phát súng chỉ thiên.

Cả hai phe đều có người bị thương do bị đá ném trúng hoặc bị đối phương xúm lại đánh đập. Có tin tức cho biết 3 người chết. Tình trạng xung đột hỗn loạn chỉ tạm chấm dứt khi phe tấn công tập trung lại và rút đi.

Vào tối ngày Thứ Ba, ông Mubarak đã loan báo việc rời khỏi chức vụ tổng thống vào tháng 9, nhưng điều này không đủ làm hài lòng thành phần biểu tình, cũng như Tổng Thống Obama, người đòi hỏi phải có sự thay đổi nhanh hơn nữa.

Sang đến ngày Thứ Tư, sự đối đầu giữa ông Mubarak và những người chống đối ông bước sang một giai đoạn nguy hiểm hơn, cho thấy ông Mubarak có thể không có ý rút lui sớm như ông loan báo.

Chỉ ít giờ sau khi đội Ai Cập kêu gọi thành phần chống đối ông Mubarak hãy “tái lập lại đời sống bình thường,” hàng ngàn người, một số mang theo cờ Ai Cập và các tấm bảng bày tỏ sự hỗ trợ ông Mubarak, ào ạt kéo tới công trường Tahrir.

Họ gặp phản ứng của thành phần chống đối, đông đảo hơn rất nhiều và từng tụ tập nơi đây trong 9 ngày qua để đòi ông Mubarak từ chức.

Các cuộc đụng độ xảy ra gần Viện Bảo Tàng Quốc Gia Ai Cập, nơi chứa nhiều cổ vật vô giá.

Hai bên ném đá qua lại và đấm đá lẫn nhau, với nhiều người bị thương nơi đầu. Phía chống chính phủ tổ chức thành từng nhóm nhỏ, đập từng mảng bê tông ra thành các miếng nhỏ để dùng ném vào kẻ địch. Cuộc bạo động này được coi là trầm trọng nhất kể từ khi phía chống chính quyền kéo đến chiếm đóng công trường Tahrir.

Những quan sát viên tin rằng vụ tấn công này được tổ chức bởi đảng cầm quyền và điều ấy chứng tỏ Tổng Thống Mubarak sẽ không chịu từ chức cũng như việc chuyển giao quyền lực sẽ không thể diễn ra êm ả.

Tình trạng bạo động và hỗn loạn, với những người ủng hộ ông Mubarak cưỡi ngựa và lạc đà ào ạt phóng vào khu vực công trường rộng lớn, tạo ra một cảnh tượng hoàn toàn khác hẳn với những gì xảy ra chỉ 24 giờ trước đó khi hàng trăm ngàn người biểu tình chống chính phủ hân hoan tin tưởng rằng họ đã đi gần đến đích lật đổ nhà độc tài cai trị quốc gia trong 30 năm qua.

Phía chống chính quyền tố cáo rằng những người tham dự biểu tình ủng hộ chính phủ được trả khoảng 50 pounds Ai Cập (chưa tới $10) và một bữa ăn.

Các cơ quan truyền thông quốc tế đặc biệt chú ý tới vụ xung đột giữa hai phe biểu tình ở công trường Tahrir và chưa biết có sẽ tái diễn tại đây hay ở những thành phố khác hay không. Thái độ không can thiệp của quân đội khiến người ta nghi ngờ vai trò trung lập như đã tuyên bố. Việc không nổ súng đàn áp biểu tình chỉ nhằm mục đích tránh gây thêm căm phẫn và mua thời gian chờ cho người biểu tình mỏi mệt cũng như bị khó khăn vì sự tấn công của phe bênh vực chính quyền mà phải rút lui.

Các nhà lãnh đạo trong vùng Trung Ðông nay đang trong tình trạng hoang mang vì sợ rằng những gì xảy ra ở Ai Cập, nơi vẫn từng được coi là trung tâm của thế giới Ả Rập, sẽ lan ra các nơi khác. Nhà lãnh đạo Yemen hôm Thứ Tư cho hay ông sẽ bước xuống vào năm 2013 khi hết nhiệm kỳ - một chỉ dấu mới nhất cho thấy các nhà lãnh đạo độc tài đang phải nhượng bộ trước làn sóng giận dữ của dân chúng khắp nơi trong vùng. (V.Giang)

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Post by muanuadem »

Chính phủ Ai Cập nhượng bộ Phó tổng thống Ai Cập Omar Suleiman đã đưa ra một số nhượng bộ nhằm xoa dịu người biểu tình trong cuộc gặp gỡ với đại diện các nhóm đối lập hôm qua.

Một trong những nhóm tham gia cuộc đàm phán là tổ chức Muslim Brotherhood (Huynh đệ Hồi giáo). Nhóm này từng thề sẽ không gặp gỡ đại diện chính phủ Ai Cập khi Tổng thống Hosni Mubarak chưa từ chức. Đại diện của các đảng tự do như Wafd và Ahrar cũng tham gia cuộc đàm phán.

Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo cho biết hai bên đã đồng ý về quá trình chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Nhóm này cũng đòi điều tra về các cuộc đụng độ đẫm máu ở quảng trường Tahrir tuần trước và yêu cầu xét xử những người có trách nhiệm, CNN đưa tin. Cũng theo nhóm này, đến ngày 1/3, phe đối lập và chính phủ sẽ thực hiện các bước để tiến hành cải cách hiến pháp đồng thời thành lập quốc hội mới.

Kênh truyền hình quốc gia Ai Cập thì đưa ra tuyên bố chung cho biết hai bên đã nhất trí thành lập một ủy ban quốc gia về cải tổ hiến pháp trong vòng một tháng. Họ cũng phản đối sự tham gia của quốc tế vào tình hình Ai Cập, đồng thời thành lập một ủy ban chuyên đưa ra các đề xuất về thay đổi cần thiết.

Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí chấm dứt luật khẩn cấp được áp dụng từ khi Tổng thống Hosni Mubarak lên nắm quyền năm 1981. Nếu luật vốn tồn tại 30 năm nay được dỡ bỏ, đây sẽ là một "động thái quan trọng" và là dấu hiệu cho thấy tiến trình chính trị có bước phát triển đáng kể.

Sau cuộc thảo luận, Phó tổng thống Suleiman ngồi lại với 6 thanh niên, theo đài truyền hình Ai Cập, là những người đại diện cho phong trào ngày 25/1 - ngày cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra.

Tuy nhiên, nhiều người biểu tình ở quảng trường Tahrir không cho rằng những người đó đại diện cho họ. "Đấy là một sự sỉ nhục đối với những nhà hoạt động như chúng tôi. Họ là ai mà dám lên tiếng đại diện cho chúng tôi cơ chứ", Gigi Ibrahim nói với CNN.

"Tôi chẳng biết bất cứ nhóm 25/1 nào khi cuộc biểu tình bắt đầu", người biểu tình có tên Wael Abbas nói thêm. "Tôi không biết họ là ai bởi vì họ không đại diện cho chúng tôi".

Một số lãnh đạo đối lập thì đặt nghi vấn về sự chân thành của chính phủ Ai Cập trong cuộc đàm phán hôm qua. Họ nói các đề xuất đó có thể là chiêu bài nhằm chấm dứt biểu tình, khiến ông Mubarak vẫn tại vị và giới an ninh củng cố lực lượng để ngăn biểu tình tái diễn.

Phe đối lập xuống đường suốt hai tuần nay, đòi ông Mubarak từ chức ngay lập tức. Tổng thống Mubarak thông báo tuần trước rằng ông sẽ tại vị cho đến khi nhiệm kỳ kết thúc vào tháng 9. Điều này càng khiến phe đối lập tức giận và kích động thêm biểu tình.

Hải Ninh

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Chính phủ Ai Cập thêm nhượng bộ phía biểu tình
Sunday, February 06, 2011

Tự do báo chí, thả người biểu tình, bỏ thiết quân luật
CAIRO (AP) - Phó tổng thống Ai Cập gặp gỡ nhiều giới chức đại diện các nhóm đối lập lớn ở quốc gia này, lần đầu tiên hôm Chủ Nhật, và đưa ra một số nhượng bộ mới kể cả tự do báo chí, thả những người bị bắt vì tham dự biểu tình và dần dần sẽ hủy bỏ thiết quân luật.

Có hai nhóm tham dự cuộc họp nói rằng đây chỉ là bước đầu tiên trong cuộc thảo luận vốn chưa đáp ứng được đòi hỏi chính của họ là Tổng Thống Hosni Mubarak phải ngay lập tức rời khỏi vị trí cầm quyền.
Image
Người chống chính phủ ngủ ngay trong vòng bánh xe tăng, ở địa điểm biểu tình đối diện viện bảo tàng gần quảng trường Tahrir, hôm Chủ Nhật.
Phó tổng thống Ai Cập gặp khối đối lập và đồng ý tôn trọng tự do báo chí, thả người biểu tình bị bắt và hủy bỏ thiết quân luật.
(Hình: AP Photo/Ben Curtis)
“Cuộc biểu tình sẽ tiếp diễn vì không có bảo đảm gì và không phải tất cả đòi hỏi đều được đáp ứng,” theo ông Mostafa al-Naggar, một trong những người lãnh đạo biểu tình và là ủng hộ viên của ông Mohamed Elbaradei, người được coi là một trong những nhân vật lãnh đạo dân chủ hàng đầu tại Ai Cập.

Tổ chức Huynh Ðệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood), tổ chức đối lập lớn nhất Ai Cập, cũng đưa ra lời phát biểu tương tự sau khi đại diện của họ tham dự cuộc họp.

Phó Tổng Thống Omar Suleiman đề nghị thành lập một ủy ban gồm các giới chức tư pháp và chính trị để nghiên cứu các đề nghị cải cách hiến pháp theo đó cho phép có thêm nhiều ứng cử viên tranh cử tổng thống và đặt ra giới hạn về thời gian cầm quyền của tổng thống, theo nguồn tin từ cơ quan truyền thông nhà nước.

Ủy ban này có đến tuần lễ đầu tiên của tháng 3 để đưa ra các đề nghị của mình.

Ông Suleiman cũng đưa ra lời hứa không truy bức những người tham dự biểu tình chống chính phủ, vốn có sự tham dự của hàng trăm ngàn người thời gian qua. Chính phủ cũng đồng ý không ngăn trở tự do báo chí và không ngăn cản việc gửi text và dùng Internet.

Chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện, John Kerry, ca ngợi cuộc thảo luận với phía đối lập và hứa hẹn gỡ bỏ thiết quân luật. Ông cũng kêu gọi ông Mubarak hãy đưa ra thời điểm chuyển tiếp và có các cuộc bầu cử mới. (V.Giang)

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Tướng Ðài Loan bị bắt tội gián điệp cho Trung Quốc
Wednesday, February 09, 2011

TAIPEI, Ðài Loan (AP) - Ðài Loan bắt giữ một thiếu tướng về tội cung cấp bí mật quốc phòng cho Trung Quốc.

Image
Tướng Lo Hsien-che là nhân vật cao cấp nhất bị kết tội gián điệp từ thập niên 1960s.


Giới phân tích cho rằng, người này có thể đã tiết lộ một hệ thống truyền tin quân đội vô cùng quan trọng, được thiết lập dựa trên các kỹ thuật của Mỹ.

Ðây là vụ án gián điệp lớn nhất ở Ðài Loan từ mấy thập niên nay và có thể khiến Hoa Kỳ ngần ngại trong việc bán các kỹ thuật quân sự tối tân cho Ðài Loan.

Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Ðài Loan, ông Yu Sy-tue, nói rằng Thiếu Tướng Lo Hsieh-che, người chỉ huy ngành truyền tin của quân đội, đã bị phía Trung Quốc móc nối từ năm 2004 khi là một tùy viên quân sự ở ngoại quốc.

Ông Yu từ chối không cho biết thêm chi tiết, nói rằng quân đội vẫn còn tiếp tục cuộc điều tra.

Nguồn tin từ giới truyền thông Ðài Loan nói rằng Tướng Lo phục vụ tại Thái Lan trước khi trở về Ðài Loan năm 2006. Trích các nguồn tin riêng, tờ Liberty Times cho hay Tướng Lo cung cấp tin mật cho Trung Quốc và bị cơ quan tình báo Mỹ hoạt động ở Á Châu khám phá.

Các nguồn tin trên cũng cho hay, Tướng Lo tiết lộ chi tiết về một hệ thống chỉ huy thông tin và kiểm soát (Command, Communication and Control), được gọi là “kế hoạch Bo Sheng,” vốn được Ðài Loan khởi sự thiết lập 10 năm trước đây. Máy móc sử dụng cho hệ thống này là do Mỹ cung cấp.

Nguồn tin này cũng nói, Bo Sheng là hệ thống phòng không trên toàn lãnh thổ, giúp Ðài Loan phòng thủ chống lại cuộc tấn công có thể xảy ra từ Trung Quốc.

Arthur Ding, một chuyên gia quốc phòng tại viện nghiên cứu Institute for International Relations ở Ðài Loan, nói rằng Tướng Lo có thể có chi tiết về hệ thống liên lạc bằng cáp quang của Bo Sheng, và nếu Trung Quốc biết thì sẽ dễ dàng triệt hạ hệ thống này.

“Hoa Kỳ nay chắc đang lo lắng về sự đáng tin cậy của các sĩ quan Ðài Loan,” ông Ding nói.

Tướng Lo là sĩ quan cao cấp nhất của Ðài Loan bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc kể từ thập niên 60s, khi một thứ trưởng Quốc Phòng bị bắt trong cuộc điều tra liên quan đến sự xâm nhập của tình báo Trung Quốc. (V.Giang)

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »

Bắc Hàn bỏ ngang cuộc họp với ‘bọn phản quốc’ Nam Hàn
Thursday, February 10, 2011



SEOUL, Nam Hàn (AP) - Việc Bắc Hàn bỏ ngang cuộc họp quân sự với Nam Hàn chỉ là một cách để dò xét thái độ của chính phủ Seoul trong cuộc đấu trí lâu nay giữa hai nước, theo phân tích của các quan sát viên. Họ cũng cho rằng sẽ có thêm các hành động khiêu khích từ phía Bình Nhưỡng thời gian tới đây.
Image
Phái đoàn Bắc Hàn băng qua ranh giới hai miền Nam Bắc để đến Panmunjom thương thuyết với Nam Hàn hôm Thứ Tư, trong bức hình do Bộ Quốc Phòng Nam Hàn cung cấp.
Nhưng chỉ một ngày sau, Bắc Hàn cắt ngang cuộc họp với lý do “không cảm thấy có nhu cầu thảo luận với bọn phản quốc
khi mà chúng không muốn thấy có sự cải thiện trong mối quan hệ.” (Hình: AP Photo/Defense Ministry)
Phía Bắc Hàn hôm Thứ Năm cho hay sẽ không tiếp tục cuộc họp sau khi rời khỏi bàn họp ngày hôm trước trong cuộc thảo luận đầu tiên diễn ra sau nhiều tháng trời gián đoạn, đổ lỗi cho Nam Hàn là nhất định đòi thảo luận về vụ một hộ tống hạm bị ngư lôi bắn chìm.

Mối quan hệ giữa Nam và Bắc Hàn năm qua đã xuống đến mức thấp nhất từ nhiều thập niên sau khi xảy ra hai cuộc tấn công được coi là trầm trọng nhất kể từ khi cuộc chiến 1950-1953 chấm dứt: vụ bắn thủy lôi làm chìm hộ tống hạm Nam Hàn hồi tháng 3 làm 46 người thiệt mạng và vụ nã trọng pháo lên một hòn đảo sát vùng biển tranh chấp hồi tháng 11 làm bốn người thiệt mạng.

Cuộc thảo luận tuần này đã tạo hy vọng sẽ có sự cải thiện trong mối quan hệ hai bên và đưa đến việc tái lập đàm phán về chương trình nguyên tử của Bắc Hàn.

Tuy nhiên, sau khi khai mạc hôm Thứ Ba, cuộc họp bên trong làng ngưng bắn Panmunjom chấm dứt đột ngột trưa hôm Thứ Tư, với cả hai bên cáo buộc lẫn nhau là rời bỏ phòng họp. Lý do chính đưa đến việc này là vụ bắn chìm tàu Cheonan mà Seoul đòi Bình Nhưỡng (Pyongyang) phải công nhận nhưng phía Bắc Hàn lại chối là không liên hệ đến việc này.

Phía Nam Hàn muốn đưa cả hai vụ tấn công vào chương trình thảo luận của các giới chức quân sự cao cấp hai bên. Phía Bắc Hàn lại tìm cách tránh mọi thảo luận về vụ Cheonan, vụ tấn công mà một ủy ban điều tra quốc tế quy tội cho Bắc Hàn.

“Quân đội và nhân dân Bắc Hàn không cảm thấy có nhu cầu thảo luận với bọn phản quốc khi mà chúng không muốn thấy có sự cải thiện trong mối quan hệ và hoàn toàn bác bỏ cuộc thảo luận,” phía quân đội Bắc Hàn cho hay trong bản thông cáo đưa ra hôm Thứ Năm.

Bản thông cáo cũng cho hay quốc gia cộng sản này sẽ quay trở lại bàn thương thảo với Nam Hàn, có lẽ sau khi có thêm các hành động khiêu khích.

Ông Seung-joo, thuộc viện nghiên cứu Korea Institute for Defense Analyses ở Seoul nói rằng “đây không phải là lần đầu tiên họ có hành động này.” Ông cho hay nhiều phần là Bắc Hàn sẽ không xin lỗi về hai cuộc tấn công gần đây, nhất là vụ bắn chìm tàu, như phía Nam Hàn mong muốn.

Những cuộc khiêu khích nhỏ từ phía Bắc Hàn có thể diễn ra trong thời gian sắp tới để gia tăng áp lực, theo lời Jeung Young-tae, một phân tích gia thuộc viện nghiên cứu Korea Institute for National Unification ở Seoul. (V.Giang)

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Mubarak từ chức Tổng thống Ai Cập, trao quyền cho quân đội
Friday, February 11, 2011


CAIRO - Hàng trăm ngàn người biểu tình chống chế độ độc tài ở Ai Cập đã giành được thắng lợi to lớn khi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức.

Tin ông Mubarack từ chức được Phó Tổng thống Ai Cập, Omar Suleiman tuyên bố trên truyền hình Ai Cập vào tối Thứ Sáu (tức buổi sáng giờ California) 11 tháng 2, 2011.

Phó Tổng thống Omar Suleiman trong một tuyên bố ngắn gọn trên đài truyền hình quốc gia Ai Cập cho biết Hosni Mubarak đã từ chức Tổng thống Ai Cập và Hội đồng Quân sự Tối cao sẽ đảm nhận việc quản trị điều hành đất nước.
Image
Dân chúng Ai Cập vui mừng trước tin Mubarack từ chức. (Hình: AP)

Hàng trăm ngàn người đang biểu tình tới ngày thứ 18 ở công trường Tahrir đã reo mừng vang dậy. Trước đó trong cuộc biểu tình vĩ đại mà họ đặt tên là “Thứ Sáu Vĩnh Biệt” hàng ngàn người biểu tình đã kéo đến bao vây đài truyền hình và truyền thanh cũng như phủ Tổng thống ở Heliopolis ngoại vi hành phố Cairo. Sự việc này làm dư luận lo ngại có thể đưa tới đụng độ lớn với phe ủng hộ Mubarak và quân đội đã kéo hàng rào kẽm gai canh giữ, tuy nhiên không có đụng độ nào xảy ra.

Tin tức Mubarak từ chức được khắp các nước Trung Đông đón nhận với sự vui mừng, nhiều nơi dân chúng đổ ra ngoài đường phố tung hoa, kẹo, đốt pháo và nổ súng lên trời. Ngay cả Israel vẫn chăm chú theo dõi tình hình Ai Cập với lo ngại sự ra đi của Mubarak có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ hòa bình giữa hai nước cũng bày tỏ thái độ hoan nghênh. Ở dải Gaza thuộc Palestine do tổ chức Hồi giáo Hamas cầm quyền, hàng ngàn dân chúng tràn ra đường phố reo mừng.

Ông Mohamed ElBaradei, cựu giám đốc cơ quan nguyên tử năng quốc tế và là người được giải hòa bình Nobel, một lãnh tụ đấu tranh cho dân chủ ở Ai Cập, phát biểu: “Đây là ngày vĩ đại nhất trong cuộc đời tôi” và nói thêm rằng hy vọng tiến trình chuyển quyền sẽ diễn ra êm đẹp.

Phó Tổng thống Suleiman lên truyền hình lúc Mubarak đã rời khỏi Cairo đi Sharm el-Sheik, thành phố nghỉ mát trên bán đảo Sinai bên bờ Hồng Hải, ngay sau khi dân chúng biểu tình kéo đến phủ Tổng thống.

Trong một thông cáo đưa ra vào buổi sáng Thứ Sáu, quân đội cho biết đạo luật tình trạng khẩn trương ban hành từ suốt 30 qua sẽ được bãi bỏ và bảo đảm việc tổ chức bầu cử tự do công bằng.

Những cuộc biểu tình cũng đã xảy ra trong ngày Thứ Sáu ở nhiều thành phố khác như Alexandria, Suez, Mahala, Tanta, Ismailia. Tại el-Arish phía bắc Sinai khoảng 1,000 dân chúng tấn công vào trụ sở cảnh sát bằng gạch đá và bom xăng khiến các cảnh sát phải rút lên mái nhà và hai bên đều có nổ súng giao tranh.

Tổng bí thư đảng Dân Chủ Quốc Gia đang cầm quyền, ông Hossam Badawri, cũng tuyên bố từ chức và nói rằng hy vọng sẽ có những đảng phái mới được thành hình phù hợp với tình thế xã hội ở giai đoạn này.

Các giới chức Hoa Kỳ hoan nghênh quyết định từ nhiệm của Tổng thống Hosni Mubarak và kêu gọi tất cả các bên ở Ai Cập mau chóng chấm dứt thảm kịch chính trị vừa qua để bảo đảm một tiến trình chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Phó Tổng thống Joe Biden nói rằng những chuyển biến ở Cairo và khắp Ai ập đánh dấu một ngày lịch sử và tương lai Ai Cập, một đồnh minh thiết yếu của Hoa Kỳ, sẽ do dân chúng định đoạt. (HC)

Post Reply