Thursday, April 07, 2005 Cat T Ha

Truyền hình trực tiếp tang lễ Đức Giáo Hoàng lúc 1 giờ sáng giờ California
Lễ an táng Đức Giáo Hoàng John Paul II sẽ bắt đầu được cử hành lúc 10.00 giờ sáng Thứ Sáu tại Ý, tức là 1 giờ sáng giờ miền Tây hay 4 giờ sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ.
Tất cả các hệ thống truyền hình ABC, NBC, CBS, Fox news Channel và CNN đều sẽ làm phóng sự phát hình trực tiếp từ Vatican vào giờ nói trên. Các hệ thống truyền hình Hoa Kỳ nói rằng không thể ước lượng sẽ có bao nhiêu khán giả vào lúc nửa đêm của một ngày làm việc như vậy, nhưng tin rằng sẽ có rất đông người theo dõi tang lễ lớn nhất trong lịch sử này.
Trong đêm Thứ Năm ở Rome hàng ngàn người ngủ trên các đường phố quanh Tòa Thánh Vatican chờ đợi giờ mở cửa để được vào công trường St. Peter. Cổng vào Tòa Thánh đã đóng lúc khuya Thứ Năm sau 4 ngày cho khoảng 2 triệu công chúng vào viếng linh cữu đặt trong ngôi thánh đường xây dựng từ thế kỷ 16.
Trong tuần này, 4 triệu người trong đó dân Ba Lan chiếm tỷ lệ cao nhất, đã đến Rome, thành phố với dân số 3.7 triệu. Nhiều người đã chờ đợi 16 giờ mới đi tới bên linh cữu Giáo Hoàng nhưng cũng có rất nhiều người khác không thể vào. Để mọi người dễ dàng đi đến Vatican, các đường phố ở Rome đều cấm xe cộ lưu thông sáng Thứ Sáu; công sở, trường học và nhiều tiệm buôn đóng cửa. Thành phố đã cho đặt 72 màn hình lớn ở các nơi, chiếu trong 3 tiếng đồng hồ tang lễ cho tất cả mọi người xa gần đều được theo dõi.
Các nhà lãnh đạo từ hơn 100 quốc gia trên thế giới đến dự tang lễ. Theo tin của NBC, ít nhất có 70 Tổng thống và Thủ tướng, 4 quốc vương, 5 nữ hoàng, 14 nhà lãnh đạo tinh thần các tôn giáo khác. Tất cả những biện pháp an ninh chặt chẽ trên bộ, trên không và trên biển đều được chính quyền Ý thực hiện phối hợp cùng nhiều quốc gia khác.
Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, Tổng thống Hoa Kỳ và hai cựu Tổng thống ở trong số những người đến từ ngày Thứ Tư. Tổng thống Cộng hòa Hồi Giáo Iran và nhiều nguyên thủ các quốc gia không thân thiện Tây phương, cũng đến dự tang lễ nhằm bày tỏ lòng ngưỡng mộ vị Giáo Hoàng quá cố luôn luôn rao giảng hòa bình và đoàn kết. Tổng thống Robert Mugabe của Zimbabwe trên đường đến Rome hôm Thứ Năm mặc dầu lệnh cấm đi lại đã được Liên Hiệp Âu Châu ban hành cho chính quyền của ông vì sự gian lận trong cuộc bầu cử năm 2000. Bằng một quyết định chưa từng có, Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển đến dự tang lễ, và theo nhận định của các quan sát viên việc này sẽ khiến Vatican khó xử trong dự định cắt đứt quan hệ với Đài Loan để bang giao với Trung Quốc. Trong khi đó Trung Quốc đã không cử đoàn đại diện đến dự tang lễ vi Vatican không có quan hệ ngoại giao với họ.
Tin giờ chót:
* Một triệu người Ba Lanđã thắp nến tưởng niệm và tuần hành tại thành phốKrakow, nơi Đức Giáo Hoàng từng làm Tổng Giám Mục, và đã 4 lần trở về thăm lại vào những năm 1979, 1983, 1997 và 2002.
* Fidel Castro nhìn nhận rằng Đức Giáo Hoàng John Paul II chống chủ nghĩa cộng sản nhưng cũng mạnh mẽ chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh. Ông đã phê phán việcTổng thống Bush đến Vatican dự tang lễ là một cử chỉ giả đạo đức.Đức Giáo Hoàng đã sang thăm Cuba năm 1998. Chính quyền Castro đã làm dư luận ngạc nhiên khi cho lệnh 3 ngàyđể tang và truyền thôngđượcrộng rãi loan tải tin tứcvề Vatican.
* Khoảng 150,000 người Ba Lanđãđến Vatican viếng tang, một số lớn bằng hành trình qua 4 nước trên xe lửa.
* Tổng thốngBingu Wa Mutharikaban hành sắc lệnh tang lễ Đức Giáo Hoàng là ngày quốclễ chính thức củaMalawi, nhưngông chỉ cửmột phái đoàn gồm cố vấn Tổng thống về vấn đề tôn giáo và một số giới chức đảng cầm quyền. Các nhà lập pháp đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích và đòi hỏi phải cử một phái đoàn cao cấp hơn. Tuy nhiênquốc gia nhỏ bé và nghèonhất Phi Châunày khó có đủ điều kiện để thay thế phái đoàn đã lên đường.
* Phái đoàn Thượng Viện Liên BangHoa Kỳ tham dự tang lễ gồm 14 Thượng Nghị Sĩ trong số có lãnh tụ khối đa số Bill Frist, Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy và Thượng Nghị Sĩ John Kerry.
* Thành phố Rome chắc chắn thâuđược mộtkhoản tiền lớn với 4 triệu người tới trong dịp này. Tuy nhiên Franco Cioffarelli, trưởng ban kinh tế thành phố, nói rằng đây không phải là những du khách đingoạn cảnhvà tiêu tiền mà là loại "eat-and run". Nhiều hàng ăn và cửa hàng ở những khu xa Vatican không có thêm bao nhiêu khách, và giới thu lời nhiều nhất là những người bán hàng dạo với giá cắt cổ.Tuy nhiên các khách sạn đều hết chỗ và chính quyền thành phố đã cho dựng thêm nhiều dãy lều miễn phí ởcác bãi đậu xe.
* (12.45 am PDT) - Khoảng 150,000 người vào được công trường St. Peter đã chiếm chật hết khu vực dành cho công chúng. Hàng triệu người khác chỉ cò thể theo dõi qua các màn hình lớn đặt ở nhiều nơi khắp thành phố Rome.
Tang lễ cử hành từ 10 giờ với các nghi thức và thánh lễ ngoài trời kéo dài 2 giờ 30 phút, sau đó linh cữuĐức Giáo Hoàng sẽ được đưa xuống tầng hầm thánh đường St. Peter và an táng trong vòng 1/2 giờ.
* (1.10 am PDT) - Đúng 10 giờ linh cữutrong một áo quan bằng gỗ vàng đơn giản đặt trên đòn được đưa từ trong nhà thờ ra và để xuống giữa một tấm thảm lớn giữa trời lộng gió.
* (1.30 am PDT) - Một cuốn thánh kinh được mở ra đặt trên quan tài và thánh lễ cử hành do Hồng Y Joseph Ratzinger chủ tế.
*(3.35 am PDT) - Sau khi thánh lễ kéo dài gần 2 giờ đã kết thúc, quần chúngcòn cầu nguyện, vỗ tay vàháttrong nhiều phút để tiễn biệt vị vĩ nhân của thời đại. Các Hồng Ythực hiện những nghi thức cuối cùng và tới12.30 giờ, 12 người khiêngđònđưa linh cữuĐức Giáo Hoàngđi vào thánhđườngSt. Peterđể xuống tầng hầmđến nơimai tánggiữa tiếng chuông chậm chạp đổ hồi.