Tin Trong Nước
Số Phận Của Người Thương Phế Binh Miền Nam Việt Nam
Báo Chí Nhật(*)
Báo Chí Nhật Viết Về 30 Năm Ngày 30 Tháng 4 Năm 1975:
Trong khi nhiều tờ báo lớn trên thế giới đến Việt Nam trong hai tháng 3 và 4 vừa qua để tìm hiểu và viết về những thay đổi tại Việt Nam sau 30 năm kết thúc chiến tranh, thì ký giả Yoshigata Yushi của Nhật Bản, cũng đến Việt Nam nhưng với tâm tư khác. Ông đến Việt Nam để tìm hiểu điều mà Hà Nội hay nói là ’xoa dịu vết thương quá khứ’ trong lòng ngưới dân miền Nam. Bài viết sau đây của ông đề cập về số phận chung của những Thương Phế Binh Miền Nam.
"Hãy quên quá khứ, đoàn kết lại để xây dựng đất nước" là câu nói thường được các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lui nhắc tới kể từ khi quốc gia này áp dụng chính sách "đổi mới" vào năm 1986 dưới thời ông Nguyễn Văn Linh. Ngày 30 tháng 4 vừa qua tại Việt Nam, các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cũng lập lại câu này trong những buổi lễ tổ chức mừng "Chiến thắng 30/4". Lời kêu gọi này có gì sai , mà sao người dân Việt Nam không đáp ứng, phải để cho lãnh đạo hô hào hoài suốt gần 19 năm trời.
Bất cứ chuyện gì được coi là đúng khi lý thuyết phải phù hợp với thực tế, lời kêu gọi phải đi đôi với việc làm còn không thì tất cả đều vô nghĩa. Kêu gọi người ta hãy quên quá khứ thì chính mình cũng phải hòa đồng, cởi mở, đối xử công bằng với tất cả mọi người chứ không được kỳ thị. Ở đây tôi muốn nói đến số phận chung của người thương binh miền Nam hiện nay vẫn còn bị chính quyền kỳ thị cho dù chiến tranh đã kết thúc đúng 30 năm. Họ đang là nạn nhân của một xã hội bị phá sản mọi thứ tại Việt Nam và đang cần, rất cần sự giúp đỡ của mọi người trong chúng ta.
Từ khi áp dụng chính sách "đổi mới", chính quyền Hà Nội đã hé cửa cho một số hội đoàn thiện nguyện (NGO) nước ngoài vào Việt Nam làm công tác từ thiện, giúp đỡ những người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn. Tôi đã được một người trong tổ chức NGO hướng dẫn đến trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật ở Cần Thơ, tại đây tôi được gặp ông N. V. Công (73 tuổi, một thương phế binh của Việt Nam Cộng Hòa) khập khểnh bước đi bằng đôi nạng gỗ đã quá cũ mèm mà ông ta sử dụng từ năm 1973 đến bây giờ. Một người thương phế binh khác là ông N. C. Hùng (53 tuổi) cụt cả hai chân mà chẳng có một phương tiện nào khác để di chuyển ngoại trừ hai bàn tay. Muốn đi phải dùng hai bàn tay chống để lết. Cả ông Công và ông Hùng chẳng được một cơ quan nào của nhà nước giúp đỡ phải tự kiếm sống bằng những công việc như đan thúng, đan giỏ ...
Người nhân viên NGO này cho biết lý do tại sao tổ chức NGO của ông ta lại quyết định chọn con đường giúp đỡ những người thương binh miền Nam. Lý do Sài Gòn là nơi đầu tiên ho được đặt chân đến để hiệp tác cho chương trình xóa đói giảm nghèo mà chính quyèn Hà Nội kêu gọi. Sau khi đi tham quan nhiều nơi tại miền Nam, phái đoàn của tổ chức NGO này ra Hà Nội để tiếp tục cuộc tham quan. Tại Hà Nội và nhiều nơi khác ở miền Bắc, họ cũng được gặp nhiều thương binh bộ đội miền Bắc có người thì ngồi xe lăng, có người thì đi bằng chân giả hay chống nạng. Người thương binh đã mất đi một phần thân thể của mình cho đất nước thì chính phủ ít ra phải lo cho họ có những thứ đó để giảm bớt trở ngại trong cuộc sống hàng ngày là chuyện đương nhiên. Nhìn những thương binh miền Bắc, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi cho hoàn cảnh của những thương binh miền Nam mà chúng tôi đã gặp tại Sài Gòn, hay những vùng Lục Tỉnh... là họ đã bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn.
Đó là lý do chính để tổ chức NGO chúng tôi quyết định công việc giúp đỡ thương phế binh miền Nam. Người nhân viên NGO này còn cho biết thêm là họ được chính quyền Hà Nội chấp thuận cho làm công việc giúp đỡ này nhưng với điều kiện là phải đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Chúng tôi đã đến nhiều quốc gia làm việc thiện nguyện, nhưng chẳng có một quốc gia nào đặt ra điều kiện kỳ quái như thế, nhưng họ đành phải chấp nhận để mong sao giúp đỡ được những người cần được giúp đỡ.
Nhóm NGO này còn kể tôi nghe rằng họ đã trao tặng các trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật nhiều xe lăn, chân giả, nạng gỗ và nhiều thứ khác, vì thấy mức độ tàn tật quá nặng của ông Hùng cần đặc biệt phải giúp đỡ nên tổ chức chúng tôi tặng riêng cho ông Hùng một chiếc xe lăn. Tặng xong, họ yên chí là từ đây ông Hùng không còn quá nhọc nhằn như trước mỗi khi muốn di chuyển vì đã có phương tiện.
Tháng sau họ trở lại gặp ông Hùng thì vẫn thấy ông ta lết đi bằng hai tay, hỏi xe lăn đâu thì ông Hùng trả lời rằng đã bị nhà cầm quyền địa phương tịch thâu vì cơ quan cho xe không qua trung gian chính phủ, bắt phải đóng tiền phạt mới được nhận xe, mà ông Hùng lấy đâu ra tiền để đóng phạt. Cuối cùng họ lại phải bỏ tiền túi đóng phạt để nhận xe lăn cho ông Hùng.
Nghe xong câu chuyện về ông Hùng nói trên, tôi không thể hiểu nổi một chính quyền cứ ra rả nói về ’quên đi quá khứ’ mà lại có những hành động vô nhân đạo đối với những người đã thua cuộc cách nay 30 năm, rõ ràng là về mặt ý thức, chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt. Bởi vì nếu bảo rằng đây là hành động sai phạm có tính cách cá biệt của những quan chức chính quyền địa phương thì cũng đáng buồn cho Việt Nam vì tại đất nước này ngay đến người tàn tật, bần khốn tận cùng cũng không tránh khỏi nạn bóc lột.
Tôi rất chia sẻ vì sao sau 30 năm, người Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh cho sự tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng tại Việt Nam.
Việt Báo
.
Báo Chí Nhật(*)
Báo Chí Nhật Viết Về 30 Năm Ngày 30 Tháng 4 Năm 1975:
Trong khi nhiều tờ báo lớn trên thế giới đến Việt Nam trong hai tháng 3 và 4 vừa qua để tìm hiểu và viết về những thay đổi tại Việt Nam sau 30 năm kết thúc chiến tranh, thì ký giả Yoshigata Yushi của Nhật Bản, cũng đến Việt Nam nhưng với tâm tư khác. Ông đến Việt Nam để tìm hiểu điều mà Hà Nội hay nói là ’xoa dịu vết thương quá khứ’ trong lòng ngưới dân miền Nam. Bài viết sau đây của ông đề cập về số phận chung của những Thương Phế Binh Miền Nam.
"Hãy quên quá khứ, đoàn kết lại để xây dựng đất nước" là câu nói thường được các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lui nhắc tới kể từ khi quốc gia này áp dụng chính sách "đổi mới" vào năm 1986 dưới thời ông Nguyễn Văn Linh. Ngày 30 tháng 4 vừa qua tại Việt Nam, các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cũng lập lại câu này trong những buổi lễ tổ chức mừng "Chiến thắng 30/4". Lời kêu gọi này có gì sai , mà sao người dân Việt Nam không đáp ứng, phải để cho lãnh đạo hô hào hoài suốt gần 19 năm trời.
Bất cứ chuyện gì được coi là đúng khi lý thuyết phải phù hợp với thực tế, lời kêu gọi phải đi đôi với việc làm còn không thì tất cả đều vô nghĩa. Kêu gọi người ta hãy quên quá khứ thì chính mình cũng phải hòa đồng, cởi mở, đối xử công bằng với tất cả mọi người chứ không được kỳ thị. Ở đây tôi muốn nói đến số phận chung của người thương binh miền Nam hiện nay vẫn còn bị chính quyền kỳ thị cho dù chiến tranh đã kết thúc đúng 30 năm. Họ đang là nạn nhân của một xã hội bị phá sản mọi thứ tại Việt Nam và đang cần, rất cần sự giúp đỡ của mọi người trong chúng ta.
Từ khi áp dụng chính sách "đổi mới", chính quyền Hà Nội đã hé cửa cho một số hội đoàn thiện nguyện (NGO) nước ngoài vào Việt Nam làm công tác từ thiện, giúp đỡ những người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn. Tôi đã được một người trong tổ chức NGO hướng dẫn đến trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật ở Cần Thơ, tại đây tôi được gặp ông N. V. Công (73 tuổi, một thương phế binh của Việt Nam Cộng Hòa) khập khểnh bước đi bằng đôi nạng gỗ đã quá cũ mèm mà ông ta sử dụng từ năm 1973 đến bây giờ. Một người thương phế binh khác là ông N. C. Hùng (53 tuổi) cụt cả hai chân mà chẳng có một phương tiện nào khác để di chuyển ngoại trừ hai bàn tay. Muốn đi phải dùng hai bàn tay chống để lết. Cả ông Công và ông Hùng chẳng được một cơ quan nào của nhà nước giúp đỡ phải tự kiếm sống bằng những công việc như đan thúng, đan giỏ ...
Người nhân viên NGO này cho biết lý do tại sao tổ chức NGO của ông ta lại quyết định chọn con đường giúp đỡ những người thương binh miền Nam. Lý do Sài Gòn là nơi đầu tiên ho được đặt chân đến để hiệp tác cho chương trình xóa đói giảm nghèo mà chính quyèn Hà Nội kêu gọi. Sau khi đi tham quan nhiều nơi tại miền Nam, phái đoàn của tổ chức NGO này ra Hà Nội để tiếp tục cuộc tham quan. Tại Hà Nội và nhiều nơi khác ở miền Bắc, họ cũng được gặp nhiều thương binh bộ đội miền Bắc có người thì ngồi xe lăng, có người thì đi bằng chân giả hay chống nạng. Người thương binh đã mất đi một phần thân thể của mình cho đất nước thì chính phủ ít ra phải lo cho họ có những thứ đó để giảm bớt trở ngại trong cuộc sống hàng ngày là chuyện đương nhiên. Nhìn những thương binh miền Bắc, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi cho hoàn cảnh của những thương binh miền Nam mà chúng tôi đã gặp tại Sài Gòn, hay những vùng Lục Tỉnh... là họ đã bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn.
Đó là lý do chính để tổ chức NGO chúng tôi quyết định công việc giúp đỡ thương phế binh miền Nam. Người nhân viên NGO này còn cho biết thêm là họ được chính quyền Hà Nội chấp thuận cho làm công việc giúp đỡ này nhưng với điều kiện là phải đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Chúng tôi đã đến nhiều quốc gia làm việc thiện nguyện, nhưng chẳng có một quốc gia nào đặt ra điều kiện kỳ quái như thế, nhưng họ đành phải chấp nhận để mong sao giúp đỡ được những người cần được giúp đỡ.
Nhóm NGO này còn kể tôi nghe rằng họ đã trao tặng các trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật nhiều xe lăn, chân giả, nạng gỗ và nhiều thứ khác, vì thấy mức độ tàn tật quá nặng của ông Hùng cần đặc biệt phải giúp đỡ nên tổ chức chúng tôi tặng riêng cho ông Hùng một chiếc xe lăn. Tặng xong, họ yên chí là từ đây ông Hùng không còn quá nhọc nhằn như trước mỗi khi muốn di chuyển vì đã có phương tiện.
Tháng sau họ trở lại gặp ông Hùng thì vẫn thấy ông ta lết đi bằng hai tay, hỏi xe lăn đâu thì ông Hùng trả lời rằng đã bị nhà cầm quyền địa phương tịch thâu vì cơ quan cho xe không qua trung gian chính phủ, bắt phải đóng tiền phạt mới được nhận xe, mà ông Hùng lấy đâu ra tiền để đóng phạt. Cuối cùng họ lại phải bỏ tiền túi đóng phạt để nhận xe lăn cho ông Hùng.
Nghe xong câu chuyện về ông Hùng nói trên, tôi không thể hiểu nổi một chính quyền cứ ra rả nói về ’quên đi quá khứ’ mà lại có những hành động vô nhân đạo đối với những người đã thua cuộc cách nay 30 năm, rõ ràng là về mặt ý thức, chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt. Bởi vì nếu bảo rằng đây là hành động sai phạm có tính cách cá biệt của những quan chức chính quyền địa phương thì cũng đáng buồn cho Việt Nam vì tại đất nước này ngay đến người tàn tật, bần khốn tận cùng cũng không tránh khỏi nạn bóc lột.
Tôi rất chia sẻ vì sao sau 30 năm, người Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh cho sự tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng tại Việt Nam.
Việt Báo
.
Ðàn áp tôn giáo vẫn xảy ra ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam
Friday, May 13, 2005
NEW YORK 13-5 (TH) - Những chứng cớ mới cho thấy các lực lượng an ninh CSVN ở khu vực Tây Nguyên vẫn tiếp tục hành hạ và bắt giam các người Thượng một cách độc đoán. Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) hôm Thứ Sáu 13-5-2005 phổ biến một bản tường trình 16 trang nói như thế.
HRW nói rằng cán bộ CSVN vẫn tiếp tục ép buộc người Thượng theo đạo Tin Lành phải cam kết bỏ đạo, nhắm đặc biệt vào những người mà họ gọi là “Tin Lành Dega” tức một hình thức đạo Tin Lành mà phần lớn người Thượng cùng theo đuổi.
Hình thức Tin Lành Dega là một hệ phái Tin Lành của người Thượng nằm ngoài hệ thống tôn giáo quốc doanh. Nhà cầm quyền Hà Nội cấm hệ phái Tin Lành Dega hoạt động vì cho đó không phải là tôn giáo mà chỉ là một phong trào chính trị có mưu đồ ly khai.
“Người Thượng muốn thực hành niềm tin tôn giáo của họ một cách độc lập vẫn bị đàn áp và sống trong lo sợ.” Brad Adams, giám đốc Khu Vực Á Châu của HRW nói. “Sự đàn áp của nhà cầm quyền CSVN vẫn không hề suy giảm đối với người Thượng có niềm tin tôn giáo và đòi lại quyền sở hữu trên đất canh tác truyền thống.”
HRW cho hay các cuộc thảo luận gần đây giữa chính phủ Mỹ và nhà cầm quyền Hà Nội sau khi CSVN bị xếp vào danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt” đã có một vài kết quả mà theo đó Hà Nội đưa ra một số lệnh lạt nới lỏng sự kềm chế sinh hoạt tôn giáo ở trong nước. Trong đó Hà Nội đưa ra chỉ thị đặc biệt đối với đạo Tin Lành ở Tây Nguyên và các tỉnh miền núi, cũng như cấm ép buộc người ta bỏ đạo hay theo đạo.
Tuy nhiên, các qui định đó lại nói rằng chỉ có các “hoạt động tôn giáo thuần túy” đã có từ trước 1975 mới được xin giấy phép hoạt động. Qui định như vậy là nhắm loại bỏ các tổ chức Tin Lành của người Thượng ở Tây Nguyên cũng như của người Hmong ở miền núi phía Bắc. Bởi vì phần lớn những họ đạo này mới chỉ hình thành vào những năm cuối thập niên 80 sang đầu thập niên 90.
Cái bi kịch là ở trên đầu cái nghị định ban hành hồi đầu Tháng Ba 2005 của Phan văn Khải, thủ tướng Hà Nội, nói rằng mọi người dân có quyền tự do tôn giáo hay không tôn giáo y như điều 70 của bản hiếp pháp CSVN. Nhưng sau đó thì khép ngay lại bằng cách giới hạn là chỉ những tổ chức tôn giáo nào đã có từ trước 1975 hoặc đối với một số tôn giáo, nhưng không nói rõ là tổ chức tôn giáo nào, đã từng hoạt động từ 20 năm qua mới được làm đơn xin phép hoạt động. Tất cả mọi tổ chức tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo nói chung đều bị trói vào cái cơ chế “xin-cho” để loại trừ tất cả các tổ chức tôn giáo nào mà CSVN không muốn cho hoạt động.
Thêm nữa, cái nghị định đó còn chỉ thị đám cán bộ địa phương phải loại trừ “những người giả danh Tin Lành” cũng như “chống các hành động của các thế lực thù nghịch kích động dân chúng lật đổ chính quyền.”
Luật pháp, công an, quân đội, báo chí truyền thông đều nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của đảng CSVN từ trên xuống dưới. Họ đã từng gán tội gián điệp cho những người tranh đấu cho dân chủ, tự do ở Việt Nam như BS Nguyễn đan Quế, sử gia Phạm quế Dương, giáo sư Trần Khuê, cựu chiến binh Nguyễn khắc Toàn, BS Phạm hồng Sơn, ký giả Nguyễn vũ Bình, v.v...
Mục sư Phạm thị Kim Hường, quản nhiệm một họ đạo Tin Lành Mennonite ở tỉnh Ðồng Nai, cách đây ít ngày, gửi thư cầu cứu đi khắp nơi, nói rằng bà đã nộp đơn xin cấp giấy phép hoạt động từ nhiều tháng qua và không hề được trả lời. Trong khi đó, các buổi lễ Chủ Nhật của nhà thờ này bị công an tới bắt giải tán. Năm ngoái, nhà cầm quyền CSVN tại tỉnh Kontum đã cho ủi sập và san bằng nhà thờ Tin Lành Mennonite tại đây, làm tín đồ địa phương mất nơi thờ phượng chúa và gia đình mục sư Nguyễn công Chính trở thành những người vô gia cư dù bà vợ ông sắp tới ngày sinh nở.
Tho những chứng cứ mà HRW nói rằng mới thu nhận được, nhà cầm quyền CSVN ở khu vực Tây Nguyên đã căn cứ vào các chỉ thị mới của trung ương để bắt giữ những người Thượng nào tham dự vào các tổ chức Tin Lành độc lập ở khu vực. Cán bộ huyện Chư Sê của tỉnh Gia Lai đã tập họp hết các tín đồ Tin Lành người Thượng gom từ nhiều làng lại một chỗ. Suốt một ngày, họ bị cảnh cáo là không được theo Ðạo Tin Lành Dega, và một số trường hợp, người ta bị ép buộc phải ký tờ cam kết bỏ đạo cũng như không hoạt động chính trị.
Theo bản tin của HRW, hồi Tháng Ba và Tháng Tư 2005, lực lượng an ninh địa phương của nhiều huyện trong tỉnh Gia Lai đã săn lùng các khu rừng cũng như xét nhà dân vào giữa đêm. Họ lục soát nhà của những người có đàn ông lẩn trốn vào rừng. Một số phụ nữ bị đánh đập trong các vụ lục soát này.
HRW nói rằng các người nào đi trốn hoặc các người cung cấp đồ ăn nước uống cho họ tiếp tục bị công an và quân lính bắt giữ. Các người bị bắt không phải chỉ là thành viên của Tin Lành Dega mà còn cả mục sư, thân nhân của họ thuộc các hệ phái Tin Lành Miền Nam vốn dĩ được nhà nước công nhận.
“Những cam kết mới đây mà nhà cầm quyền CSVN đưa ra về vấn đề tự do tôn giáo sẽ chỉ đáng hoan nghênh nếu người ta chấm dứt bắt giữ, đàn áp tôn giáo.” Adams nói. “CSVN cần phải sửa đổi lại luật lệ để trả quyền tự do tôn giáo hoàn toàn lại cho dân chúng, hầu chấm dút chỉ danh tôn giáo như sự đe dọa đối với nhà nước.”
HRW nói rằng vào thời điểm này cho thấy các qui định mới của nhà cầm quyền CSVN có các tác dụng ngoan cố, tức nhằm cho phép các lực lượng an ninh của chế độ mở các cuộc đàn áp mới chống lại các người hoạt động tôn giáo.
Ngoài chuyện đàn áp tôn giáo, HRW cho hay có các phúc trình cho thấy CSVN đối xử tàn tệ đối với Người Thượng tình nguyện hồi hương mấy dạo gần đây. Sau khi cho chụp hình đón rước tươi cười để tuyên truyền xong thì có những người trở về bị giam hơn 10 ngày, một số người bị đánh, bị đâm và tất cả đều bị quản chế.
Nhà cầm quyền Hà Nội hồi Tháng Giêng 2005 đã ký một bản ghi nhớ với Cao Ủy Tị Nạn LHQ là sẽ không hành hạ hay trả thù các người Thượng khi họ về tới Việt Nam. Hiện nay, CSVN vẫn tiếp tục từ chối không cho các toán kiểm soát quốc tế đến khu vực Tây Nguyên để xem đời sống của các người Thượng trở về ra sao.
Bản phúc trình 16 trang của HRW liệt kê ít nhất 5 trường hợp từ Tháng Hai đến Tháng Tư 2005 các vụ khủng bố, bắt giam, thẩm vấn, đe dọa, đánh đập người Thượng để buộc họ từ bỏ niềm tin tôn giáo. (NTT)
Friday, May 13, 2005
NEW YORK 13-5 (TH) - Những chứng cớ mới cho thấy các lực lượng an ninh CSVN ở khu vực Tây Nguyên vẫn tiếp tục hành hạ và bắt giam các người Thượng một cách độc đoán. Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) hôm Thứ Sáu 13-5-2005 phổ biến một bản tường trình 16 trang nói như thế.
HRW nói rằng cán bộ CSVN vẫn tiếp tục ép buộc người Thượng theo đạo Tin Lành phải cam kết bỏ đạo, nhắm đặc biệt vào những người mà họ gọi là “Tin Lành Dega” tức một hình thức đạo Tin Lành mà phần lớn người Thượng cùng theo đuổi.
Hình thức Tin Lành Dega là một hệ phái Tin Lành của người Thượng nằm ngoài hệ thống tôn giáo quốc doanh. Nhà cầm quyền Hà Nội cấm hệ phái Tin Lành Dega hoạt động vì cho đó không phải là tôn giáo mà chỉ là một phong trào chính trị có mưu đồ ly khai.
“Người Thượng muốn thực hành niềm tin tôn giáo của họ một cách độc lập vẫn bị đàn áp và sống trong lo sợ.” Brad Adams, giám đốc Khu Vực Á Châu của HRW nói. “Sự đàn áp của nhà cầm quyền CSVN vẫn không hề suy giảm đối với người Thượng có niềm tin tôn giáo và đòi lại quyền sở hữu trên đất canh tác truyền thống.”
HRW cho hay các cuộc thảo luận gần đây giữa chính phủ Mỹ và nhà cầm quyền Hà Nội sau khi CSVN bị xếp vào danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt” đã có một vài kết quả mà theo đó Hà Nội đưa ra một số lệnh lạt nới lỏng sự kềm chế sinh hoạt tôn giáo ở trong nước. Trong đó Hà Nội đưa ra chỉ thị đặc biệt đối với đạo Tin Lành ở Tây Nguyên và các tỉnh miền núi, cũng như cấm ép buộc người ta bỏ đạo hay theo đạo.
Tuy nhiên, các qui định đó lại nói rằng chỉ có các “hoạt động tôn giáo thuần túy” đã có từ trước 1975 mới được xin giấy phép hoạt động. Qui định như vậy là nhắm loại bỏ các tổ chức Tin Lành của người Thượng ở Tây Nguyên cũng như của người Hmong ở miền núi phía Bắc. Bởi vì phần lớn những họ đạo này mới chỉ hình thành vào những năm cuối thập niên 80 sang đầu thập niên 90.
Cái bi kịch là ở trên đầu cái nghị định ban hành hồi đầu Tháng Ba 2005 của Phan văn Khải, thủ tướng Hà Nội, nói rằng mọi người dân có quyền tự do tôn giáo hay không tôn giáo y như điều 70 của bản hiếp pháp CSVN. Nhưng sau đó thì khép ngay lại bằng cách giới hạn là chỉ những tổ chức tôn giáo nào đã có từ trước 1975 hoặc đối với một số tôn giáo, nhưng không nói rõ là tổ chức tôn giáo nào, đã từng hoạt động từ 20 năm qua mới được làm đơn xin phép hoạt động. Tất cả mọi tổ chức tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo nói chung đều bị trói vào cái cơ chế “xin-cho” để loại trừ tất cả các tổ chức tôn giáo nào mà CSVN không muốn cho hoạt động.
Thêm nữa, cái nghị định đó còn chỉ thị đám cán bộ địa phương phải loại trừ “những người giả danh Tin Lành” cũng như “chống các hành động của các thế lực thù nghịch kích động dân chúng lật đổ chính quyền.”
Luật pháp, công an, quân đội, báo chí truyền thông đều nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của đảng CSVN từ trên xuống dưới. Họ đã từng gán tội gián điệp cho những người tranh đấu cho dân chủ, tự do ở Việt Nam như BS Nguyễn đan Quế, sử gia Phạm quế Dương, giáo sư Trần Khuê, cựu chiến binh Nguyễn khắc Toàn, BS Phạm hồng Sơn, ký giả Nguyễn vũ Bình, v.v...
Mục sư Phạm thị Kim Hường, quản nhiệm một họ đạo Tin Lành Mennonite ở tỉnh Ðồng Nai, cách đây ít ngày, gửi thư cầu cứu đi khắp nơi, nói rằng bà đã nộp đơn xin cấp giấy phép hoạt động từ nhiều tháng qua và không hề được trả lời. Trong khi đó, các buổi lễ Chủ Nhật của nhà thờ này bị công an tới bắt giải tán. Năm ngoái, nhà cầm quyền CSVN tại tỉnh Kontum đã cho ủi sập và san bằng nhà thờ Tin Lành Mennonite tại đây, làm tín đồ địa phương mất nơi thờ phượng chúa và gia đình mục sư Nguyễn công Chính trở thành những người vô gia cư dù bà vợ ông sắp tới ngày sinh nở.
Tho những chứng cứ mà HRW nói rằng mới thu nhận được, nhà cầm quyền CSVN ở khu vực Tây Nguyên đã căn cứ vào các chỉ thị mới của trung ương để bắt giữ những người Thượng nào tham dự vào các tổ chức Tin Lành độc lập ở khu vực. Cán bộ huyện Chư Sê của tỉnh Gia Lai đã tập họp hết các tín đồ Tin Lành người Thượng gom từ nhiều làng lại một chỗ. Suốt một ngày, họ bị cảnh cáo là không được theo Ðạo Tin Lành Dega, và một số trường hợp, người ta bị ép buộc phải ký tờ cam kết bỏ đạo cũng như không hoạt động chính trị.
Theo bản tin của HRW, hồi Tháng Ba và Tháng Tư 2005, lực lượng an ninh địa phương của nhiều huyện trong tỉnh Gia Lai đã săn lùng các khu rừng cũng như xét nhà dân vào giữa đêm. Họ lục soát nhà của những người có đàn ông lẩn trốn vào rừng. Một số phụ nữ bị đánh đập trong các vụ lục soát này.
HRW nói rằng các người nào đi trốn hoặc các người cung cấp đồ ăn nước uống cho họ tiếp tục bị công an và quân lính bắt giữ. Các người bị bắt không phải chỉ là thành viên của Tin Lành Dega mà còn cả mục sư, thân nhân của họ thuộc các hệ phái Tin Lành Miền Nam vốn dĩ được nhà nước công nhận.
“Những cam kết mới đây mà nhà cầm quyền CSVN đưa ra về vấn đề tự do tôn giáo sẽ chỉ đáng hoan nghênh nếu người ta chấm dứt bắt giữ, đàn áp tôn giáo.” Adams nói. “CSVN cần phải sửa đổi lại luật lệ để trả quyền tự do tôn giáo hoàn toàn lại cho dân chúng, hầu chấm dút chỉ danh tôn giáo như sự đe dọa đối với nhà nước.”
HRW nói rằng vào thời điểm này cho thấy các qui định mới của nhà cầm quyền CSVN có các tác dụng ngoan cố, tức nhằm cho phép các lực lượng an ninh của chế độ mở các cuộc đàn áp mới chống lại các người hoạt động tôn giáo.
Ngoài chuyện đàn áp tôn giáo, HRW cho hay có các phúc trình cho thấy CSVN đối xử tàn tệ đối với Người Thượng tình nguyện hồi hương mấy dạo gần đây. Sau khi cho chụp hình đón rước tươi cười để tuyên truyền xong thì có những người trở về bị giam hơn 10 ngày, một số người bị đánh, bị đâm và tất cả đều bị quản chế.
Nhà cầm quyền Hà Nội hồi Tháng Giêng 2005 đã ký một bản ghi nhớ với Cao Ủy Tị Nạn LHQ là sẽ không hành hạ hay trả thù các người Thượng khi họ về tới Việt Nam. Hiện nay, CSVN vẫn tiếp tục từ chối không cho các toán kiểm soát quốc tế đến khu vực Tây Nguyên để xem đời sống của các người Thượng trở về ra sao.
Bản phúc trình 16 trang của HRW liệt kê ít nhất 5 trường hợp từ Tháng Hai đến Tháng Tư 2005 các vụ khủng bố, bắt giam, thẩm vấn, đe dọa, đánh đập người Thượng để buộc họ từ bỏ niềm tin tôn giáo. (NTT)
Chào anh Sáu Long !!!
Đọc thư của Giáo sư Nguyễn Thiện Tâm thấy sâu sắc và hay lắm. Đã tới lúc người VN phải nói lên sự suy nghĩ cũng như những bức xúc của mình ,không thể mãi ngậm câm âm thầm mãi được........Kẻ sĩ thấy điều trái mà không dám nói lại còn a dua thì đúng là nguỵ quân tử , đáng được phỉ nhổ vì chẳng làm lợi gì cho giống dòng , quê hương , dân tộc.
LynhCao
Đọc thư của Giáo sư Nguyễn Thiện Tâm thấy sâu sắc và hay lắm. Đã tới lúc người VN phải nói lên sự suy nghĩ cũng như những bức xúc của mình ,không thể mãi ngậm câm âm thầm mãi được........Kẻ sĩ thấy điều trái mà không dám nói lại còn a dua thì đúng là nguỵ quân tử , đáng được phỉ nhổ vì chẳng làm lợi gì cho giống dòng , quê hương , dân tộc.
LynhCao
Dân Sài Gòn đang uống cà phê sản xuất từ ...đậu nành
Sunday, May 15, 2005

Các quán cà phê vỉa hè, mối ruột của các chủ lò cà phê... đậu nành.
SÀI GÒN 15-05- “Cà phê... ớn lạnh”, đó là tên gọi của báo trong nước nói về các loại cà phê mà dân Sài Gòn đang uống mỗi ngày được sản xuất từ đậu nành pha trộn với nhiều loại hóa chất khác nhau. Tờ Thanh Niên kể rằng: “Không thể tính nổi tại Sài Gòn mỗi ngày các quán cà phê bình dân tiêu thụ bao nhiêu cà phê bột, nhưng chúng tôi có thể khẳng định phần lớn lượng cà phê bột tiêu thụ hằng ngày không phải là cà phê mà là... đậu nành, bắp, đường và hóa chất được các cơ sở không đăng ký kinh doanh phù phép thành cà phê. Ðó cũng chính là lý do vì sao ai đó có ngày lỡ uống đến 4, 5 ly cà phê hay nhiều hơn nữa mà đêm về vẫn ngủ ngon.
“Cà phê ngõ hẻm”
Theo anh T.B, chủ một cơ sở rang xay cà phê bỏ mối ở Q.12, thị trường Sài Gòn đang có đến gần 2,000 thương hiệu cà phê bột đóng gói, từ những cơ sở có vốn chỉ vài trăm ngàn đồng cho đến các công ty với hàng trăm công nhân làm việc. Có những cơ sở mặt bằng chỉ vài mét vuông, kinh doanh theo kiểu đến các lò rang mua cà phê về xay, đóng gói với một nhãn hiệu “mạnh ai nấy nghĩ” rồi mang đi bỏ mối cho các quán cà phê lớn nhỏ, nhiều nhất là các quán cà phê “cóc” lề đường.
Tại một lò rang cà phê trong một con hẻm thuộc tổ 44, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, tờ Thanh Niên mô tả: “Sau khi khiêng hai bao đậu nành đổ vào lò, anh thợ phụ cắm điện, mồi củi, vài phút sau lửa cháy phừng phực, chảo rang quay nhịp nhàng giống như một cái máy trộn bê tông. T. - chủ lò - đi đâu đó thồ về thêm 2 bao đậu nành nữa, mỗi bao là 60 kg, tổng cộng hôm nay T. rang hai tạ tư đậu nành”.
Người công nhân tên T. nói: “Mọi khi rang gấp ba như thế”. Nói đoạn T. loay hoay lấy ra 50 kg đường bánh, cho khoảng 10 lít rượu vào khuấy lên rồi đổ vào chảo nấu. Khi chảo đường sôi sùng sục, đen xì trông giống như nhựa đường, T. cho vào đó khoảng hơn 10 loại hóa chất và bắt đầu từ đây mùi cà phê tỏa ra ngào ngạt. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, T. giải thích đó là công đoạn “tẩm”. Nấu chảo đường khoảng hơn một tiếng, T. nếm thử đường và gật gù: “OK”. Lúc này, một thợ phụ cho biết đậu nành đã “tới”. Hai thợ phụ khác đưa xe đẩy vào gầm lò rang, rồi mở lò chuyển đậu ra. Ðậu nành cháy đen đổ đầy ra nền xi măng, hai chiếc quạt công nghiệp mở hết cỡ để thổi cho mất mùi đậu nành.
Khi đã bớt khói, thợ lấy đường từ chảo đang sôi sùng sục đổ vào đậu rồi ra sức đảo (theo T., đường và đậu được trộn đều khi còn nóng sẽ chỉ còn lại mùi cà phê mà thôi). Công đoạn này kết thúc, đậu chuyển sang màu đen nhánh trông giống hệt như cà phê, dính vào nhau thành từng bánh. Hai thợ phụ dùng cào cào đậu rộng ra rồi tăng tốc quạt. Ðậu nguội một chút, một thợ phụ để nguyên cả dép nhảy vào, dùng xẻng, bàn cào và dùng cả chân đạp cho đậu tơi ra. Sau đó đậu nguội được đóng bao, giao cho chủ cơ sở xay đóng gói chở về. Toàn bộ quy trình chế biến “cà phê” kết thúc, nhưng tôi không hề thấy một hạt cà phê nào hiện diện trong quy trình này.
Bí quyết làm giàu của các ông chủ lò
Các chủ lò cà phê thường tới chợ Kim Biên mua hàng. Chủ lò hỏi mua hai loại hóa chất được ký hiệu gì đó rất khó nhớ (mỗi loại 1 lạng), một nhân viên của tiệm xách ra 2 can nhựa loại 5 lít có màu sậm chiết ra giao hàng. Sang tiệm T.N, chủ lò mua 1/2 kg sữa Úc (150,000đ/kg), 1 kg ca cao (40,000đ/kg). Sau đó về tiệm H.L trên đường Nguyễn Trãi. Chủ lò đưa cho ông chủ tiệm người Hoa một danh sách gồm 9 loại hóa chất, trong đó ghi 200g ÐÐ1 (đây là hương cà phê Ðông Ðức loại 1), 200g HK (Hồng Kông), 200g MOP (Môca Pháp) và một số loại hóa chất khác. Liếc qua một lần, ông chủ tiệm gọi nhân viên lấy hàng, cho vào bịch xốp. Số tiền phải trả là 769 ngàn đồng. Tất cả 14 loại hương liệu, hóa chất được mua trong buổi sáng hôm đó hết hơn một triệu đồng.
Tìm hiểu nhiều lần tôi mới biết được đại khái là chủ lò muốn “cà phê” có mùi gì, vị gì cũng được. Tất cả đều có thể mua được ở chợ Kim Biên. Ghê nhất là một loại hóa chất “tạo bọt” nhìn gần giống như nước rửa chén, ly cà phê sẽ nhanh chóng nổi lên một lớp bọt hấp dẫn ngay khi người uống khuấy nhẹ muỗng.
Một người quen của tôi tên H., làm nghề bỏ mối cà phê cho biết: Muốn chế biến cà phê bằng đậu nành hay bắp đều được. Cà phê kiểu này khi giao cho các quán giá khoảng 30,000 đồng/kg, lời gấp 5 lần so với chế biến bằng cà phê thật. Lợi nhuận quá cao nên sau 5 năm làm ăn, H. tậu một hơi 3 miếng đất, nhà, xe ô tô, xe Honda mà vẫn chỉ coi là... “chuyện nhỏ”. Nhiều chủ lò còn lái cả ô tô để đi giao hàng. Mỗi chủ lò loại vừa có khoảng trên một trăm quán “ruột” ở khắp địa bàn Sài Gòn và các tỉnh lân cận như: Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Ðồng Nai...
Nhiều chủ lò sẵn sàng đầu tư cho những quán cà phê mới mở toàn bộ đầu máy, ti vi cho đến bàn ghế. Chủ quán chỉ cần nhận hàng đều đều, đủ 500 kg cà phê thì toàn bộ những gì được đầu tư sẽ thuộc về chủ quán. Chưa kể các chủ lò còn khuyến mãi quà, lịch... cho quán mỗi dịp tết lễ để tăng sức cạnh tranh.
Sunday, May 15, 2005

Các quán cà phê vỉa hè, mối ruột của các chủ lò cà phê... đậu nành.
SÀI GÒN 15-05- “Cà phê... ớn lạnh”, đó là tên gọi của báo trong nước nói về các loại cà phê mà dân Sài Gòn đang uống mỗi ngày được sản xuất từ đậu nành pha trộn với nhiều loại hóa chất khác nhau. Tờ Thanh Niên kể rằng: “Không thể tính nổi tại Sài Gòn mỗi ngày các quán cà phê bình dân tiêu thụ bao nhiêu cà phê bột, nhưng chúng tôi có thể khẳng định phần lớn lượng cà phê bột tiêu thụ hằng ngày không phải là cà phê mà là... đậu nành, bắp, đường và hóa chất được các cơ sở không đăng ký kinh doanh phù phép thành cà phê. Ðó cũng chính là lý do vì sao ai đó có ngày lỡ uống đến 4, 5 ly cà phê hay nhiều hơn nữa mà đêm về vẫn ngủ ngon.
“Cà phê ngõ hẻm”
Theo anh T.B, chủ một cơ sở rang xay cà phê bỏ mối ở Q.12, thị trường Sài Gòn đang có đến gần 2,000 thương hiệu cà phê bột đóng gói, từ những cơ sở có vốn chỉ vài trăm ngàn đồng cho đến các công ty với hàng trăm công nhân làm việc. Có những cơ sở mặt bằng chỉ vài mét vuông, kinh doanh theo kiểu đến các lò rang mua cà phê về xay, đóng gói với một nhãn hiệu “mạnh ai nấy nghĩ” rồi mang đi bỏ mối cho các quán cà phê lớn nhỏ, nhiều nhất là các quán cà phê “cóc” lề đường.
Tại một lò rang cà phê trong một con hẻm thuộc tổ 44, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, tờ Thanh Niên mô tả: “Sau khi khiêng hai bao đậu nành đổ vào lò, anh thợ phụ cắm điện, mồi củi, vài phút sau lửa cháy phừng phực, chảo rang quay nhịp nhàng giống như một cái máy trộn bê tông. T. - chủ lò - đi đâu đó thồ về thêm 2 bao đậu nành nữa, mỗi bao là 60 kg, tổng cộng hôm nay T. rang hai tạ tư đậu nành”.
Người công nhân tên T. nói: “Mọi khi rang gấp ba như thế”. Nói đoạn T. loay hoay lấy ra 50 kg đường bánh, cho khoảng 10 lít rượu vào khuấy lên rồi đổ vào chảo nấu. Khi chảo đường sôi sùng sục, đen xì trông giống như nhựa đường, T. cho vào đó khoảng hơn 10 loại hóa chất và bắt đầu từ đây mùi cà phê tỏa ra ngào ngạt. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, T. giải thích đó là công đoạn “tẩm”. Nấu chảo đường khoảng hơn một tiếng, T. nếm thử đường và gật gù: “OK”. Lúc này, một thợ phụ cho biết đậu nành đã “tới”. Hai thợ phụ khác đưa xe đẩy vào gầm lò rang, rồi mở lò chuyển đậu ra. Ðậu nành cháy đen đổ đầy ra nền xi măng, hai chiếc quạt công nghiệp mở hết cỡ để thổi cho mất mùi đậu nành.
Khi đã bớt khói, thợ lấy đường từ chảo đang sôi sùng sục đổ vào đậu rồi ra sức đảo (theo T., đường và đậu được trộn đều khi còn nóng sẽ chỉ còn lại mùi cà phê mà thôi). Công đoạn này kết thúc, đậu chuyển sang màu đen nhánh trông giống hệt như cà phê, dính vào nhau thành từng bánh. Hai thợ phụ dùng cào cào đậu rộng ra rồi tăng tốc quạt. Ðậu nguội một chút, một thợ phụ để nguyên cả dép nhảy vào, dùng xẻng, bàn cào và dùng cả chân đạp cho đậu tơi ra. Sau đó đậu nguội được đóng bao, giao cho chủ cơ sở xay đóng gói chở về. Toàn bộ quy trình chế biến “cà phê” kết thúc, nhưng tôi không hề thấy một hạt cà phê nào hiện diện trong quy trình này.
Bí quyết làm giàu của các ông chủ lò
Các chủ lò cà phê thường tới chợ Kim Biên mua hàng. Chủ lò hỏi mua hai loại hóa chất được ký hiệu gì đó rất khó nhớ (mỗi loại 1 lạng), một nhân viên của tiệm xách ra 2 can nhựa loại 5 lít có màu sậm chiết ra giao hàng. Sang tiệm T.N, chủ lò mua 1/2 kg sữa Úc (150,000đ/kg), 1 kg ca cao (40,000đ/kg). Sau đó về tiệm H.L trên đường Nguyễn Trãi. Chủ lò đưa cho ông chủ tiệm người Hoa một danh sách gồm 9 loại hóa chất, trong đó ghi 200g ÐÐ1 (đây là hương cà phê Ðông Ðức loại 1), 200g HK (Hồng Kông), 200g MOP (Môca Pháp) và một số loại hóa chất khác. Liếc qua một lần, ông chủ tiệm gọi nhân viên lấy hàng, cho vào bịch xốp. Số tiền phải trả là 769 ngàn đồng. Tất cả 14 loại hương liệu, hóa chất được mua trong buổi sáng hôm đó hết hơn một triệu đồng.
Tìm hiểu nhiều lần tôi mới biết được đại khái là chủ lò muốn “cà phê” có mùi gì, vị gì cũng được. Tất cả đều có thể mua được ở chợ Kim Biên. Ghê nhất là một loại hóa chất “tạo bọt” nhìn gần giống như nước rửa chén, ly cà phê sẽ nhanh chóng nổi lên một lớp bọt hấp dẫn ngay khi người uống khuấy nhẹ muỗng.
Một người quen của tôi tên H., làm nghề bỏ mối cà phê cho biết: Muốn chế biến cà phê bằng đậu nành hay bắp đều được. Cà phê kiểu này khi giao cho các quán giá khoảng 30,000 đồng/kg, lời gấp 5 lần so với chế biến bằng cà phê thật. Lợi nhuận quá cao nên sau 5 năm làm ăn, H. tậu một hơi 3 miếng đất, nhà, xe ô tô, xe Honda mà vẫn chỉ coi là... “chuyện nhỏ”. Nhiều chủ lò còn lái cả ô tô để đi giao hàng. Mỗi chủ lò loại vừa có khoảng trên một trăm quán “ruột” ở khắp địa bàn Sài Gòn và các tỉnh lân cận như: Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Ðồng Nai...
Nhiều chủ lò sẵn sàng đầu tư cho những quán cà phê mới mở toàn bộ đầu máy, ti vi cho đến bàn ghế. Chủ quán chỉ cần nhận hàng đều đều, đủ 500 kg cà phê thì toàn bộ những gì được đầu tư sẽ thuộc về chủ quán. Chưa kể các chủ lò còn khuyến mãi quà, lịch... cho quán mỗi dịp tết lễ để tăng sức cạnh tranh.
Ðồng Tháp: Công An giải tán đám giỗ của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
Sunday, May 15, 2005
Vào lúc 11 giờ trưa ngày 13-5-2005, khoảng 20 cảnh sát cơ động và Ủy Ban Nhân Dân Xã đã bao vây nhà ông Trần Ngọc Tho, tự Mười Tho ở xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Ðồng Tháp.
Ðược biết ông Trần Ngọc Tho đang làm lễ giỗ và có mời bà con và đồng đạo đến dự. Sau khi làm lễ cầu nguyện, các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đọc giảng và trao đổi giáo lý thì công an ập vào quay phim, chụp hình. Tín đồ đồng loạt cương quyết phản đối sự đàn áp và tuyên bố tuyệt thực để phản đối Công an rút lui vào lúc 2 giờ chiều.
Ðược biết Ban Trị Sự PGHH/Miền Nam California có nhận được Thỉnh Nguyện Thơ của 22 tín đồ PGHH tại An Giang đề ngày 27-3-2005 gởi cho ông Trần Ðức Lương, Chủ Tịch nước CHXHCNVN và ông Phan Văn Khải, thủ tướng chánh phủ Việt Nam.
Thỉnh Nguyện Thư yêu cầu giới lãnh đạo Việt Nam:
Ra lệnh trả tự do cho 2 đồng đạo Trần Văn Hoàng tự Ba Hùng và Trần Văn Thắng.
Chỉnh đốn lại chánh quyền với những việc làm sai trái về tự do tôn giáo của một tôn giáo đã được nhà nước ban tư cách pháp nhân mà nhà nước Việt Nam đã ký vào công ước quốc tế về tự do tôn giáo.
Ban Trị Sự cũng có nhận được Ðơn Khiếu Tố về việc công an đàn áp tín đồ của tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm gởi cho giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Ðược biết cổng chùa Quang Minh tự do ông trụ trì đã bị công an phá vỡ và tấm băng đề Mừng Ngày Ðản Sanh của Ðức Thầy cũng bị giựt xuống. Công an thường xuyên bao vây chùa vào những ngày lễ đạo.
Ngoài ra Ban Trị Sự cũng có nhận được 3 lá thư “ Tiếng Kêu Cứu” của ông Phan Văn Lỗ đề ngày 17-4-2005 ; ông Trần Thanh Giang, tự Vũ ngày 20-4-2005; và bà Nguyễn Thị Bê ngày 15-3-2005, gởi cho Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Thế Giới Hoa Kỳ, các cơ quan Nhân Quyền và chính phủ Hoa Kỳ cùng các cơ quan truyền thông của người Việt tại hải ngoại.
Ông Phan Văn Lỗ ở ấp Long Hòa, Huyện Chợ Mới đã bị công an vào nhà đánh ngất xỉu, bị tịch thu 8 triệu đồng, khi anh tổ chức lễ Ðản Sanh Ðức Huỳnh Giáo Chủ tại nhà. Ông Phan Văn Lỗ cũng bị đánh và tịch thu tiền. Bà Nguyễn Thị Bê kêu oan cho hai con của bà là ông Trần Văn Hoàng tự Ba Hùng bị tù 9 tháng, bị phạt 20 triệu đồng và ông Trần Văn Thắng bị tù 6 tháng và bị phạt 10 triệu đồng với tội “phổ biến băng Sám giảng của Phật Giáo Hòa Hảo không giấy phép.”
Quý độc giả muốn nhận Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý của Ðức Huỳnh Giáo Chủ, tài liệu PGHH, cùng các loại CD Mp3, băng giảng Cổ Truyền, Gia Bảo, xin liên lạc Hội Quán PGHH/Miền Nam California số 2114 W. Mc Fađen, Santa Ana, CA-92704. ÐT: (714) 557 7563 (hỏi ông Nguyễn Văn Lực), hay vào đọc tài liệu tại trang nhà http://hoahao.org và liên lạc về e-mail hoahao@hoahao.org
Nguyễn Huỳnh Mai
Sunday, May 15, 2005
Vào lúc 11 giờ trưa ngày 13-5-2005, khoảng 20 cảnh sát cơ động và Ủy Ban Nhân Dân Xã đã bao vây nhà ông Trần Ngọc Tho, tự Mười Tho ở xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Ðồng Tháp.
Ðược biết ông Trần Ngọc Tho đang làm lễ giỗ và có mời bà con và đồng đạo đến dự. Sau khi làm lễ cầu nguyện, các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đọc giảng và trao đổi giáo lý thì công an ập vào quay phim, chụp hình. Tín đồ đồng loạt cương quyết phản đối sự đàn áp và tuyên bố tuyệt thực để phản đối Công an rút lui vào lúc 2 giờ chiều.
Ðược biết Ban Trị Sự PGHH/Miền Nam California có nhận được Thỉnh Nguyện Thơ của 22 tín đồ PGHH tại An Giang đề ngày 27-3-2005 gởi cho ông Trần Ðức Lương, Chủ Tịch nước CHXHCNVN và ông Phan Văn Khải, thủ tướng chánh phủ Việt Nam.
Thỉnh Nguyện Thư yêu cầu giới lãnh đạo Việt Nam:
Ra lệnh trả tự do cho 2 đồng đạo Trần Văn Hoàng tự Ba Hùng và Trần Văn Thắng.
Chỉnh đốn lại chánh quyền với những việc làm sai trái về tự do tôn giáo của một tôn giáo đã được nhà nước ban tư cách pháp nhân mà nhà nước Việt Nam đã ký vào công ước quốc tế về tự do tôn giáo.
Ban Trị Sự cũng có nhận được Ðơn Khiếu Tố về việc công an đàn áp tín đồ của tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm gởi cho giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Ðược biết cổng chùa Quang Minh tự do ông trụ trì đã bị công an phá vỡ và tấm băng đề Mừng Ngày Ðản Sanh của Ðức Thầy cũng bị giựt xuống. Công an thường xuyên bao vây chùa vào những ngày lễ đạo.
Ngoài ra Ban Trị Sự cũng có nhận được 3 lá thư “ Tiếng Kêu Cứu” của ông Phan Văn Lỗ đề ngày 17-4-2005 ; ông Trần Thanh Giang, tự Vũ ngày 20-4-2005; và bà Nguyễn Thị Bê ngày 15-3-2005, gởi cho Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Thế Giới Hoa Kỳ, các cơ quan Nhân Quyền và chính phủ Hoa Kỳ cùng các cơ quan truyền thông của người Việt tại hải ngoại.
Ông Phan Văn Lỗ ở ấp Long Hòa, Huyện Chợ Mới đã bị công an vào nhà đánh ngất xỉu, bị tịch thu 8 triệu đồng, khi anh tổ chức lễ Ðản Sanh Ðức Huỳnh Giáo Chủ tại nhà. Ông Phan Văn Lỗ cũng bị đánh và tịch thu tiền. Bà Nguyễn Thị Bê kêu oan cho hai con của bà là ông Trần Văn Hoàng tự Ba Hùng bị tù 9 tháng, bị phạt 20 triệu đồng và ông Trần Văn Thắng bị tù 6 tháng và bị phạt 10 triệu đồng với tội “phổ biến băng Sám giảng của Phật Giáo Hòa Hảo không giấy phép.”
Quý độc giả muốn nhận Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý của Ðức Huỳnh Giáo Chủ, tài liệu PGHH, cùng các loại CD Mp3, băng giảng Cổ Truyền, Gia Bảo, xin liên lạc Hội Quán PGHH/Miền Nam California số 2114 W. Mc Fađen, Santa Ana, CA-92704. ÐT: (714) 557 7563 (hỏi ông Nguyễn Văn Lực), hay vào đọc tài liệu tại trang nhà http://hoahao.org và liên lạc về e-mail hoahao@hoahao.org
Nguyễn Huỳnh Mai
Tổng giám đốc hãng bảo hiểm PJICO bị bắt về tội nhận hối lộ
Monday, May 16, 2005
SÀI GÒN 16-05.- Sáng ngày 14 Tháng Năm năm 2005, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt tổng giám đốc Trần Nghĩa Vinh và phó tổng giám đốc Hồ Mạnh Quân của Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm PJICO, một công ty quốc doanh và là một công ty con của ngành dầu khí. Hai người này bị cáo buộc vì hành vi nhận hối lộ 1.9 tỷ đồng trong việc giải quyết một vụ bồi thường bảo hiểm, theo bản tin báo điện tử VNExpress.
Nguồn tin này dựa vào các tin tức của công an điều tra, Tháng Mười năm 2002, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Sông Tiền ký hợp đồng bán 16,000 kg tôm đông lạnh cho Công Ty Taifun. Ngày mùng 1 Tháng Mười Một năm 2002, trên đường từ Sài Gòn đến Ðức, con tàu vận chuyển bị cháy, hàng hóa tổn thất. Ngay trong ngày, Công Ty Việt Thái Phong của bà Phạm Hồng Thu (vợ giám đốc Taifun) đến chi nhánh PJICO - Sài Gòn làm thủ tục mua bảo hiểm 16,000 kg tôm.
Ðến 15 ngày sau, Việt Thái Phong yêu cầu PJICO - Sài Gòn bồi hoàn theo hợp đồng, tổng cộng 3.8 tỷ đồng. Vụ việc được chuyển lên Tổng Công Ty PJICO giải quyết. Tiếp bà Phạm Hồng Thu, tổng giám đốc Trần Nghĩa Vinh và phó tổng giám đốc Hồ Mạnh Quân yêu cầu chi lại 50% số tiền bồi thường, thì mọi việc mới êm xuôi. Bà Thu ứng trước 1.9 tỷ đồng giao cho 2 ông Vinh - Quân. Nhận xong tiền, PJICO làm thủ tục bồi thường cho Việt Thái Phong.
Monday, May 16, 2005
SÀI GÒN 16-05.- Sáng ngày 14 Tháng Năm năm 2005, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt tổng giám đốc Trần Nghĩa Vinh và phó tổng giám đốc Hồ Mạnh Quân của Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm PJICO, một công ty quốc doanh và là một công ty con của ngành dầu khí. Hai người này bị cáo buộc vì hành vi nhận hối lộ 1.9 tỷ đồng trong việc giải quyết một vụ bồi thường bảo hiểm, theo bản tin báo điện tử VNExpress.
Nguồn tin này dựa vào các tin tức của công an điều tra, Tháng Mười năm 2002, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Sông Tiền ký hợp đồng bán 16,000 kg tôm đông lạnh cho Công Ty Taifun. Ngày mùng 1 Tháng Mười Một năm 2002, trên đường từ Sài Gòn đến Ðức, con tàu vận chuyển bị cháy, hàng hóa tổn thất. Ngay trong ngày, Công Ty Việt Thái Phong của bà Phạm Hồng Thu (vợ giám đốc Taifun) đến chi nhánh PJICO - Sài Gòn làm thủ tục mua bảo hiểm 16,000 kg tôm.
Ðến 15 ngày sau, Việt Thái Phong yêu cầu PJICO - Sài Gòn bồi hoàn theo hợp đồng, tổng cộng 3.8 tỷ đồng. Vụ việc được chuyển lên Tổng Công Ty PJICO giải quyết. Tiếp bà Phạm Hồng Thu, tổng giám đốc Trần Nghĩa Vinh và phó tổng giám đốc Hồ Mạnh Quân yêu cầu chi lại 50% số tiền bồi thường, thì mọi việc mới êm xuôi. Bà Thu ứng trước 1.9 tỷ đồng giao cho 2 ông Vinh - Quân. Nhận xong tiền, PJICO làm thủ tục bồi thường cho Việt Thái Phong.
Tổ hợp Pháp Technip ký hợp đồng xây nhà máy lọc dầu Dung Quất
Tuesday, May 17, 2005
HÀ NỘI 17-05 (TH).- Sau nhiều năm trì hoãn vì đủ mọi thứ vấn đề, tổ hợp quốc tế do công ty Pháp cầm đầu, Technip-Coflexip, mới ký với nhà cầm quyền Hà Nội bản hợp đồng xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên cho Việt Nam đặt tại Dung Quất, Quảng Ngãi.
Viên chức của hãng Pháp Technip, đại công ty kiến tạo kỹ thuật của Nhật JGC và công ty Tây Ban Nha Tecnicas Reunidas ký hợp đồng với công ty Petro Việt Nam ở Hà Nội. Các hãng thông tấn quốc tế phổ biến tin này nhưng không thấy đăng tin trên hệ thống báo chí trong nước.
Theo các nguồn tin quốc tế bản hợp đồng trị giá $1.5 tỉ USD, gấp đôi bản ước tính phí tổn khi tổ hợp Technip trúng thầu nhiều năm trước.
Sau khi tổng giám đốc, hai phó tổng giám đốc và nhiều quan giám đốc các công ty con bị bắt hồi năm ngoái với các cáo buộc tham nhũng lên nhiều triệu đô la, một số báo trong nước vạch ra cho thấy bất cứ chuyện xây dựng, mua bán trang bị nào của hệ thống Petro Vietnam và các công ty con, đều là cơ hội rò rỉ ngân sách quốc gia vô cùng lớn.
Theo dự án ban đầu, toàn thể dự án gồm cả nhà, xưởng, cảng biển v.v... tốn lối $1.5 tỉ mỹ kim, nhưng nay dự trù lên đến $2.5 tỉ USD theo thời giá, dựa theo các ước tính của chuyên viên trong ngành này.
Suốt 10 năm qua, dự án này bị đủ mọi thứ trở ngại và ý kiến trái ngược.
Trần Ngọc Cảnh, chủ tịch và tổng giám đốc điều hành của Petro Vietnam, nói rằng bản hợp đồng là “dấu mốc quan trọng để xây dựng xưởng lọc dầu Dung Quất”.
Nếu hoàn tất sẽ có khả năng sản xuất lối 6.5 triệu tấn dầu và một số loại phó sản. Bản hợp đồng sẽ có hiệu lực từ ngày 15-6-2005 và chương trình xây cất dự trù hoàn tất trong 44 tháng, theo lời một số viên chức Hà Nội. Tức là đến đầu 2009 mới hy vọng nhìn thấy những đợt dầu đầu tiên lọc ra ở đây. Từ khi khởi sự dự án vào giữa thập niên 1990, người ta đã loan báo là nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ bắt đầu sản xuất từ năm 2002 nhưng rồi thời hạn lùi dần mãi, từ thay đổi đối tác, đến thiếu ngân khoản tài trợ, rồi đổi thiết kế kỹ thuật và loại sản phẩm sản xuất v.v...
Cũng ngay từ những năm đầu của dự án, nhiều kỹ sư, chuyên viên ở trong nước đã viết báo hay trình bày trong các buổi họp về sự lựa chọn sai lầm địa điểm Dung Quất. Họ nói vũng biển này nằm bên cạnh một con sông nên bị bồi lắng thường xuyên nên chỉ có các tàu nhỏ mới có thể ra vào được trong khi tàu dầu thì đều thuộc loại khổng lồ. Các chuyên viên quốc tế thì nói rằng địa điểm Dung Quất cách xa các trung tâm tiêu thụ lớn, đặc biệt là Sài Gòn, và cũng xa nguồn dầu thô ở phía Nam nên mất đi nhiều hiệu quả kinh tế của dự án.
Tổ hợp dầu khí Pháp Total nhận thiết lập nhà máy lọc dầu đầu tiên cho Việt Nam dự trù đặt tại Bà Rịa-Vũng Tàu nhưng năm 1995 đã rút ra khi Hà Nội quyết định dời nhà máy về Dung Quất, Quảng Ngãi.
Việt Nam sau đó thương thuyết với một số công ty khác như Conoco của Mỹ, LG của Hàn Quốc, Petronas của Mã Lai, China Development Co., của Ðài Loan nhưng đều không xong. Petro Vietnam, kế đến, liên doanh 50/50 với hãng dầu khí quốc doanh của Nga, Zarubezhneft năm 1999 nhưng đến 2002 thì hủy hợp đồng với công ty này viện dẫn lý do họ chỉ muốn mua kỹ thuật lỗi thời do Nga chế tạo.
Năm tháng sau khi đẩy Nga ra khỏi dự án thì tổng giám đốc Nguyễn Xuân Nhậm bị cách chức, rồi đến hai Phó Tổng Giám Ðốc Nguyễn Quang Thường và Ðinh Văn Ngà bị tống giam vì tham nhũng. Trước sau, hơn một chục sếp lớn trong ngành dầu khí quốc doanh Việt Nam đang nằm trong tù và cuộc điều tra tham nhũng, rút ruột ngân sách nhà nước trong ngành này vẫn còn đang tiếp diễn.
Trong năm 2004, Việt Nam sản xuất được 20.1 triệu tấn dầu thô, nhiều hơn năm trước đó 13%. Vì không có xưởng lọc, hầu hết dầu đều bán thô. (N.T.T.)
Tuesday, May 17, 2005
HÀ NỘI 17-05 (TH).- Sau nhiều năm trì hoãn vì đủ mọi thứ vấn đề, tổ hợp quốc tế do công ty Pháp cầm đầu, Technip-Coflexip, mới ký với nhà cầm quyền Hà Nội bản hợp đồng xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên cho Việt Nam đặt tại Dung Quất, Quảng Ngãi.
Viên chức của hãng Pháp Technip, đại công ty kiến tạo kỹ thuật của Nhật JGC và công ty Tây Ban Nha Tecnicas Reunidas ký hợp đồng với công ty Petro Việt Nam ở Hà Nội. Các hãng thông tấn quốc tế phổ biến tin này nhưng không thấy đăng tin trên hệ thống báo chí trong nước.
Theo các nguồn tin quốc tế bản hợp đồng trị giá $1.5 tỉ USD, gấp đôi bản ước tính phí tổn khi tổ hợp Technip trúng thầu nhiều năm trước.
Sau khi tổng giám đốc, hai phó tổng giám đốc và nhiều quan giám đốc các công ty con bị bắt hồi năm ngoái với các cáo buộc tham nhũng lên nhiều triệu đô la, một số báo trong nước vạch ra cho thấy bất cứ chuyện xây dựng, mua bán trang bị nào của hệ thống Petro Vietnam và các công ty con, đều là cơ hội rò rỉ ngân sách quốc gia vô cùng lớn.
Theo dự án ban đầu, toàn thể dự án gồm cả nhà, xưởng, cảng biển v.v... tốn lối $1.5 tỉ mỹ kim, nhưng nay dự trù lên đến $2.5 tỉ USD theo thời giá, dựa theo các ước tính của chuyên viên trong ngành này.
Suốt 10 năm qua, dự án này bị đủ mọi thứ trở ngại và ý kiến trái ngược.
Trần Ngọc Cảnh, chủ tịch và tổng giám đốc điều hành của Petro Vietnam, nói rằng bản hợp đồng là “dấu mốc quan trọng để xây dựng xưởng lọc dầu Dung Quất”.
Nếu hoàn tất sẽ có khả năng sản xuất lối 6.5 triệu tấn dầu và một số loại phó sản. Bản hợp đồng sẽ có hiệu lực từ ngày 15-6-2005 và chương trình xây cất dự trù hoàn tất trong 44 tháng, theo lời một số viên chức Hà Nội. Tức là đến đầu 2009 mới hy vọng nhìn thấy những đợt dầu đầu tiên lọc ra ở đây. Từ khi khởi sự dự án vào giữa thập niên 1990, người ta đã loan báo là nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ bắt đầu sản xuất từ năm 2002 nhưng rồi thời hạn lùi dần mãi, từ thay đổi đối tác, đến thiếu ngân khoản tài trợ, rồi đổi thiết kế kỹ thuật và loại sản phẩm sản xuất v.v...
Cũng ngay từ những năm đầu của dự án, nhiều kỹ sư, chuyên viên ở trong nước đã viết báo hay trình bày trong các buổi họp về sự lựa chọn sai lầm địa điểm Dung Quất. Họ nói vũng biển này nằm bên cạnh một con sông nên bị bồi lắng thường xuyên nên chỉ có các tàu nhỏ mới có thể ra vào được trong khi tàu dầu thì đều thuộc loại khổng lồ. Các chuyên viên quốc tế thì nói rằng địa điểm Dung Quất cách xa các trung tâm tiêu thụ lớn, đặc biệt là Sài Gòn, và cũng xa nguồn dầu thô ở phía Nam nên mất đi nhiều hiệu quả kinh tế của dự án.
Tổ hợp dầu khí Pháp Total nhận thiết lập nhà máy lọc dầu đầu tiên cho Việt Nam dự trù đặt tại Bà Rịa-Vũng Tàu nhưng năm 1995 đã rút ra khi Hà Nội quyết định dời nhà máy về Dung Quất, Quảng Ngãi.
Việt Nam sau đó thương thuyết với một số công ty khác như Conoco của Mỹ, LG của Hàn Quốc, Petronas của Mã Lai, China Development Co., của Ðài Loan nhưng đều không xong. Petro Vietnam, kế đến, liên doanh 50/50 với hãng dầu khí quốc doanh của Nga, Zarubezhneft năm 1999 nhưng đến 2002 thì hủy hợp đồng với công ty này viện dẫn lý do họ chỉ muốn mua kỹ thuật lỗi thời do Nga chế tạo.
Năm tháng sau khi đẩy Nga ra khỏi dự án thì tổng giám đốc Nguyễn Xuân Nhậm bị cách chức, rồi đến hai Phó Tổng Giám Ðốc Nguyễn Quang Thường và Ðinh Văn Ngà bị tống giam vì tham nhũng. Trước sau, hơn một chục sếp lớn trong ngành dầu khí quốc doanh Việt Nam đang nằm trong tù và cuộc điều tra tham nhũng, rút ruột ngân sách nhà nước trong ngành này vẫn còn đang tiếp diễn.
Trong năm 2004, Việt Nam sản xuất được 20.1 triệu tấn dầu thô, nhiều hơn năm trước đó 13%. Vì không có xưởng lọc, hầu hết dầu đều bán thô. (N.T.T.)
Sài Gòn đi, về, buồn, vui... trong mưa đầu mùa
Wednesday, May 18, 2005

Dân Sài Gòn đón trận mưa đầu tiên trong năm 2005. Sài Gòn trong những ngày cuối Tháng Tư đầu Tháng Năm thời tiếc nóng đến mức ai cũng nghĩ là đang sống trong một cái nồi hấp khổng lồ. Anh Há, đưa vợ đến cửa hàng quạt máy hiệu Asia nằm trên vòng xoay Phú Thọ hỏi mua cái quạt nước. Anh nghe đồn loại quạt này thổi ra được hơi mát giống như máy lạnh. Loay hoay trong cửa hàng đông nghẹt người được một lúc, hai vợ chồng đi ra tay không. Với giá 850,000 đồng (gần 60 đô la) một cái quạt nước nhưng công suất chỉ mát được khoảng 10 mét vuông, đúng là người nghèo nào cũng thấy xót tiền, thà để cái nóng hành hạ còn hơn. Ðâu ai ngờ cái tính tiết kiệm của vợ chồng anh Há hóa ra hợp “ý Trời”. Ngay hôm sau, mùng 8 Tháng Năm, Sài Gòn đổ trận mưa đầu mùa, mưa đủ lớn để cả người-cây-cỏ-nhà-phố Sài Gòn thỏa thê tận hưởng không khí mát mẻ.
Theo Ðài Khí Tượng Thủy Văn Khu Vực Miền Nam, từ giữa Tháng Năm mùa mưa sẽ bắt đầu. Mây dông đã đã xuất hiện ở đất liền và trên vùng biển.
Ði...
Hôm Sài Gòn mưa đầu mùa cũng là hôm tôi đưa đứa em rể ra phi trường Tân Sơn Nhất bằng xe Honda, vừa qua ngã tư Tô Hiến Thành - Lý Thường Kiệt nhìn lên khoảng không phía trên trường đua Phú Thọ, mây đen chuyển ùn ùn. Tôi thấy hoảng, tấp xe vào lề, thằng em rể hỏi “Mặc áo mưa hả anh?” Tôi nhìn trời thở dài nói: “Dượng về Mỹ mạnh giỏi, để tôi kêu taxi cho dượng đi tiếp ra phi trường. Ði dưới mưa dông ở Sài Gòn nguy hiểm lắm, năm nào cũng nhiều người chết vì cây trốc gốc, cành gãy.”
Trong Tháng Tư năm 2004, cái tháng trời chưa kịp rớt hột mưa nào nhưng đã có trường họp cây trốc gốc xảy ra ở quân 5, dù chỉ đè bẹp một chiếc xe gắn máy, chưa gây hậu quả chết người như những năm trước, nhưng ai cũng hiểu đó lời cảnh báo sớm cho những ai đầu trần không nón bảo hiểm đi trong mưa Sài Gòn.
Về...
Dù Sài Gòn chỉ mới có vài cơn mưa chuyển mùa, lượng mưa không lớn nhưng ở một số khu vực đã bị ngập nước.Theo Phòng Quản Lý Dịch Vụ Ðô Thị, Sở Giao Thông Công Chánh, cho biết, tình trạng ngập nước sẽ còn kéo dài trong nhiều năm nữa. Cũng theo cơ quan hữu trách trên thì từ năm 2001 đến năm 2004 dù đã xóa được 56 điểm ngập trên tổng số 70 điểm nhưng đến năm 2005 lại phát sinh rất nhiều điểm ngập mới ở các quận, huyện do việc san lấp, lấn chiếm tự phát các cống, mương, kênh, sông ngày càng nhiều và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng.
Thực trạng nước ngập ở Sài Gòn chính quyền đổ thừa là do dân “vô chính phủ.” Vậy người dân phải làm gì trước thực trạng này! Chuyện đương nhiên là người Sài Gòn mỗi người tự vẽ cho mình một bản đồ riêng để tránh những con đường ngập nước.
Một nữ sinh trường Mạc Ðỉnh Chi, ở cầu Phú Lâm, cho biết: “Ngập ít thì em chạy vô hẻm rồi qua cầu Hậu Giang về chợ Lớn, chớ lội đường Hùng Vương sao nổi, ngập nhiều thì em vô tiệm “Internet” chat với bạn!” Một bác tài xe ôm ở khu vực Hoàng Hoa Thám - Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh, cho biết: “Mưa ngập cỡ nào tôi cũng tìm đường ra. Ở Sài Gòn chạy xe ôm phải như chèo xuồng ba lá, có vậy mới ăn tiền chớ.” Nếu ai sống xa Sài Gòn nay có dịp trở lại nhằm lúc mùa mưa, xin hết sức lưu ý. Nếu đi trên đường ngập nước bỗng dưng thấy có cái bàn, cái ghế, nhánh cây hoặc một cây sào trên có cột bịch nilong thì xin tránh xa. Bởi nếu không tuân theo biển cấm đường kiểu dân gian trên thì chắc chắn sẽ gặp cảnh trớ-trêu-bi-hài “mò cua” trong miệng cống sụp.
Vui và buồn...
Chị Tuyết, một cô giáo tiểu học dù chưa đến tuổi 40 nhưng đã có cháu ngoại 3 tuổi mang quốc tịch Hoa Kỳ. Buổi chiều hôm Sài Gòn mưa đầu mùa chị ra đứng trên hành lang chúng cư Nguyễn Kim rơi nước mắt, hàng xóm có người tò mò hỏi thăm, chị nói: “Vợ chồng con Lan định ẵm con về Việt Nam cho tôi biết mặt cháu ngoại. Nhưng trả vé máy bay rồi. Nó điện về nói đọc báo nghe nói bệnh sốt bại liệt đang tái phát ở Châu Phi có nguy cơ lây đến Việt Nam. Nghe có tức không chớ!” Ðể an ủi chị, ông tổ trưởng nói: “Có con nhỏ thì phải lo xa chớ, biết đâu tụi nó mua vé máy bay cho chị đi Mỹ chơi với cháu ngoại”.
Thông báo của Bệnh Viện Nhi Ðồng 1 và 2 cho biết. Số bệnh nhi đến khám bệnh sau cơn mưa đầu mùa ngày mùng 8 Tháng Năm vẫn ít hơn so với những ngày chưa có mưa nhưng lượng bệnh nhi nhập viện lại tăng. Ngày mùng 9 Tháng Năm nhập viện 183 cháu, tăng hơn tuần trước 23 cháu. Các cháu chủ yếu bị nhiễm đường hô hấp và tiêu chảy. Bênh viện cũng dự đoán sau đợt mưa đầu mùa khoảng 10 ngày thì lượng bệnh nhi từ 1 đến 6 tuổi sẽ tăng.
Có không ít chuyện lạ trong đợt mưa đầu mùa năm nay, thú vị nhất là chuyện người dân quanh khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, rủ nhau đến cầu Văn Thánh 2 coi cá. Từng đàn cá chép, điêu hồng với số lượng lớn kéo về bơi lội nhởn nhơ đầy con rạch. Tất nhiên dân nghèo không từ chối cơ hội bắt cá. Ðược sống đời ngư phủ giữa Sài Gòn thật sướng! Chẳng cần biết cá từ đâu ra, của ai! Chỉ cần hiểu cá theo mưa đầu mùa mà về như thuở Sài Gòn thời mở đất.
Tháng 5/2005
Trần Tiến Dũng
Wednesday, May 18, 2005

Dân Sài Gòn đón trận mưa đầu tiên trong năm 2005. Sài Gòn trong những ngày cuối Tháng Tư đầu Tháng Năm thời tiếc nóng đến mức ai cũng nghĩ là đang sống trong một cái nồi hấp khổng lồ. Anh Há, đưa vợ đến cửa hàng quạt máy hiệu Asia nằm trên vòng xoay Phú Thọ hỏi mua cái quạt nước. Anh nghe đồn loại quạt này thổi ra được hơi mát giống như máy lạnh. Loay hoay trong cửa hàng đông nghẹt người được một lúc, hai vợ chồng đi ra tay không. Với giá 850,000 đồng (gần 60 đô la) một cái quạt nước nhưng công suất chỉ mát được khoảng 10 mét vuông, đúng là người nghèo nào cũng thấy xót tiền, thà để cái nóng hành hạ còn hơn. Ðâu ai ngờ cái tính tiết kiệm của vợ chồng anh Há hóa ra hợp “ý Trời”. Ngay hôm sau, mùng 8 Tháng Năm, Sài Gòn đổ trận mưa đầu mùa, mưa đủ lớn để cả người-cây-cỏ-nhà-phố Sài Gòn thỏa thê tận hưởng không khí mát mẻ.
Theo Ðài Khí Tượng Thủy Văn Khu Vực Miền Nam, từ giữa Tháng Năm mùa mưa sẽ bắt đầu. Mây dông đã đã xuất hiện ở đất liền và trên vùng biển.
Ði...
Hôm Sài Gòn mưa đầu mùa cũng là hôm tôi đưa đứa em rể ra phi trường Tân Sơn Nhất bằng xe Honda, vừa qua ngã tư Tô Hiến Thành - Lý Thường Kiệt nhìn lên khoảng không phía trên trường đua Phú Thọ, mây đen chuyển ùn ùn. Tôi thấy hoảng, tấp xe vào lề, thằng em rể hỏi “Mặc áo mưa hả anh?” Tôi nhìn trời thở dài nói: “Dượng về Mỹ mạnh giỏi, để tôi kêu taxi cho dượng đi tiếp ra phi trường. Ði dưới mưa dông ở Sài Gòn nguy hiểm lắm, năm nào cũng nhiều người chết vì cây trốc gốc, cành gãy.”
Trong Tháng Tư năm 2004, cái tháng trời chưa kịp rớt hột mưa nào nhưng đã có trường họp cây trốc gốc xảy ra ở quân 5, dù chỉ đè bẹp một chiếc xe gắn máy, chưa gây hậu quả chết người như những năm trước, nhưng ai cũng hiểu đó lời cảnh báo sớm cho những ai đầu trần không nón bảo hiểm đi trong mưa Sài Gòn.
Về...
Dù Sài Gòn chỉ mới có vài cơn mưa chuyển mùa, lượng mưa không lớn nhưng ở một số khu vực đã bị ngập nước.Theo Phòng Quản Lý Dịch Vụ Ðô Thị, Sở Giao Thông Công Chánh, cho biết, tình trạng ngập nước sẽ còn kéo dài trong nhiều năm nữa. Cũng theo cơ quan hữu trách trên thì từ năm 2001 đến năm 2004 dù đã xóa được 56 điểm ngập trên tổng số 70 điểm nhưng đến năm 2005 lại phát sinh rất nhiều điểm ngập mới ở các quận, huyện do việc san lấp, lấn chiếm tự phát các cống, mương, kênh, sông ngày càng nhiều và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng.
Thực trạng nước ngập ở Sài Gòn chính quyền đổ thừa là do dân “vô chính phủ.” Vậy người dân phải làm gì trước thực trạng này! Chuyện đương nhiên là người Sài Gòn mỗi người tự vẽ cho mình một bản đồ riêng để tránh những con đường ngập nước.
Một nữ sinh trường Mạc Ðỉnh Chi, ở cầu Phú Lâm, cho biết: “Ngập ít thì em chạy vô hẻm rồi qua cầu Hậu Giang về chợ Lớn, chớ lội đường Hùng Vương sao nổi, ngập nhiều thì em vô tiệm “Internet” chat với bạn!” Một bác tài xe ôm ở khu vực Hoàng Hoa Thám - Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh, cho biết: “Mưa ngập cỡ nào tôi cũng tìm đường ra. Ở Sài Gòn chạy xe ôm phải như chèo xuồng ba lá, có vậy mới ăn tiền chớ.” Nếu ai sống xa Sài Gòn nay có dịp trở lại nhằm lúc mùa mưa, xin hết sức lưu ý. Nếu đi trên đường ngập nước bỗng dưng thấy có cái bàn, cái ghế, nhánh cây hoặc một cây sào trên có cột bịch nilong thì xin tránh xa. Bởi nếu không tuân theo biển cấm đường kiểu dân gian trên thì chắc chắn sẽ gặp cảnh trớ-trêu-bi-hài “mò cua” trong miệng cống sụp.
Vui và buồn...
Chị Tuyết, một cô giáo tiểu học dù chưa đến tuổi 40 nhưng đã có cháu ngoại 3 tuổi mang quốc tịch Hoa Kỳ. Buổi chiều hôm Sài Gòn mưa đầu mùa chị ra đứng trên hành lang chúng cư Nguyễn Kim rơi nước mắt, hàng xóm có người tò mò hỏi thăm, chị nói: “Vợ chồng con Lan định ẵm con về Việt Nam cho tôi biết mặt cháu ngoại. Nhưng trả vé máy bay rồi. Nó điện về nói đọc báo nghe nói bệnh sốt bại liệt đang tái phát ở Châu Phi có nguy cơ lây đến Việt Nam. Nghe có tức không chớ!” Ðể an ủi chị, ông tổ trưởng nói: “Có con nhỏ thì phải lo xa chớ, biết đâu tụi nó mua vé máy bay cho chị đi Mỹ chơi với cháu ngoại”.
Thông báo của Bệnh Viện Nhi Ðồng 1 và 2 cho biết. Số bệnh nhi đến khám bệnh sau cơn mưa đầu mùa ngày mùng 8 Tháng Năm vẫn ít hơn so với những ngày chưa có mưa nhưng lượng bệnh nhi nhập viện lại tăng. Ngày mùng 9 Tháng Năm nhập viện 183 cháu, tăng hơn tuần trước 23 cháu. Các cháu chủ yếu bị nhiễm đường hô hấp và tiêu chảy. Bênh viện cũng dự đoán sau đợt mưa đầu mùa khoảng 10 ngày thì lượng bệnh nhi từ 1 đến 6 tuổi sẽ tăng.
Có không ít chuyện lạ trong đợt mưa đầu mùa năm nay, thú vị nhất là chuyện người dân quanh khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, rủ nhau đến cầu Văn Thánh 2 coi cá. Từng đàn cá chép, điêu hồng với số lượng lớn kéo về bơi lội nhởn nhơ đầy con rạch. Tất nhiên dân nghèo không từ chối cơ hội bắt cá. Ðược sống đời ngư phủ giữa Sài Gòn thật sướng! Chẳng cần biết cá từ đâu ra, của ai! Chỉ cần hiểu cá theo mưa đầu mùa mà về như thuở Sài Gòn thời mở đất.
Tháng 5/2005
Trần Tiến Dũng
Liên Hiệp Nhu Liệu Ðiện Toán: Việt Nam đứng đầu bảng các nước sao chép lậu nhu liệu trên thế giới
Wednesday, May 18, 2005
NEW YORK 18-05 (TH).- Trong số các nước sao chép lậu nhu liệu - software - (bên Việt Nam gọi là phần mềm) trên thế giới - thì Việt Nam đứng đầu danh sách này với 92%. Kế đến là Ukraine (91%), Trung Cộng (90%), Zimbabwe (90%) và Indonesia (87%).
Nạn sao chép lậu nhu liệu chỉ riêng ở khu vực Á Châu Thái Bình Dương đã làm thiệt hại cho các nhà sản xuất tới $8 tỉ USD trong năm 2004, mà ba nước Trung Cộng, Việt Nam và Indonesia đứng đầu trong danh sách 5 nước trên thế giới nổi tiếng với hành vi sao chép lậu các tài sản trí tuệ bất chấp luật lệ, một tổ chức chống sao chép lậu quốc tế thống kê cho hay như thế hôm Thứ Tư 18 Tháng Năm 2005.
Có lần, một viên chức cao cấp Bộ Thương Mại Hoa Kỳ nói rằng khi đến Hà Nội tham dự một phiên họp, ông ta mua được một số phim ảnh, chương trình điện toán sao chép lậu bán với gia vô cùng rẻ ở một địa điểm bán công khai rất gần Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ.
Con số họ đưa ra về sự thiệt hại cho thấy các nhà sản xuất đã thiệt trong năm 2004 khoảng $500 triệu USD so với năm 2003, Tổ Chức Liên Minh Kỹ Nghệ Nhu Liệu Ðiện Toán (Business Software Alliance) viết như thế trong bản phúc trình khảo sát tình hình sao chép lậu nhu liệu điện toán trên toàn thế giới.
Nằm trong bản phúc trình này, những nước có tỉ lệ sao chép lậu thấp nhất là Hoa Kỳ với 21% và Tân Tây Lan với 23%.
Trên bình diện thế giới, kỹ nghệ nhu liệu trong năm 2004 trị giá khoảng $90 tỉ USD tuy nhiên họ chỉ thu tiền được khoảng $59 tỉ USD qua các công cuộc kinh doanh chính thức.
Jeffrey Hardee, phát ngôn viên của tổ chức trên, phủ nhận lời kêu ca rằng giá bán các bản nhu liệu quá đắt ở các nước đang mở mang. Lợi tức của dân chúng quá thấp trong khi một bản nhu liệu giá từ vài chục đến vài trăm đô la.
“Nếu người ta có tiền mua máy điện toán (hardware), người ta có tiền mua nhu liệu (software).” Hardee nói.
Nếu tính riêng từng khu vực, kỹ nghệ sản xuất nhu liệu đã thiệt khoảng $12 tỉ USD ở Âu Châu trong năm 2004. Năm 2003 họ thiệt khoảng $10 tỉ USD.
“Tuy ở tỉ lệ sao chép lậu nhu liệu ở Hoa Kỳ và Âu Châu rất thấp nhưng số tiền thiệt hại lại rất lớn. Trong những thị trường lớn như vậy, mỗi một hành động sao chép lậu nhỏ cộng lại thành những vụ lớn với số tiền thiệt hại thật đáng kể.” Theo lời Hardee.
“Các nhà sản xuất nhu liệu đặc biệt quan tâm đến thị trường Trung Cộng. Không phải là nhà cầm quyền Bắc Kinh không hành động gì nhưng ít nhất họ phải có giải pháp để đem mức độ vi phạm xuống tới mức có thể kiềm chế được.” Ông nói.
Theo ông, tình hình sao chép lậu ở Hoa Lục làm cho các nhà sản xuất nhu liệu đặc biệt quan tâm vì cái nước khổng lồ này có thể có thêm chừng 100 người sử dụng Internet trong 4 năm tới. Hiển nhiên lượng máy điện toán tiêu thụ cũng phải tăng lên theo nhịp độ tương ứng. Hiện nay có khoảng 279 triệu người sử dụng Internet ở Trung Cộng, theo các ước tính của hiệp hội trên.
Wednesday, May 18, 2005
NEW YORK 18-05 (TH).- Trong số các nước sao chép lậu nhu liệu - software - (bên Việt Nam gọi là phần mềm) trên thế giới - thì Việt Nam đứng đầu danh sách này với 92%. Kế đến là Ukraine (91%), Trung Cộng (90%), Zimbabwe (90%) và Indonesia (87%).
Nạn sao chép lậu nhu liệu chỉ riêng ở khu vực Á Châu Thái Bình Dương đã làm thiệt hại cho các nhà sản xuất tới $8 tỉ USD trong năm 2004, mà ba nước Trung Cộng, Việt Nam và Indonesia đứng đầu trong danh sách 5 nước trên thế giới nổi tiếng với hành vi sao chép lậu các tài sản trí tuệ bất chấp luật lệ, một tổ chức chống sao chép lậu quốc tế thống kê cho hay như thế hôm Thứ Tư 18 Tháng Năm 2005.
Có lần, một viên chức cao cấp Bộ Thương Mại Hoa Kỳ nói rằng khi đến Hà Nội tham dự một phiên họp, ông ta mua được một số phim ảnh, chương trình điện toán sao chép lậu bán với gia vô cùng rẻ ở một địa điểm bán công khai rất gần Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ.
Con số họ đưa ra về sự thiệt hại cho thấy các nhà sản xuất đã thiệt trong năm 2004 khoảng $500 triệu USD so với năm 2003, Tổ Chức Liên Minh Kỹ Nghệ Nhu Liệu Ðiện Toán (Business Software Alliance) viết như thế trong bản phúc trình khảo sát tình hình sao chép lậu nhu liệu điện toán trên toàn thế giới.
Nằm trong bản phúc trình này, những nước có tỉ lệ sao chép lậu thấp nhất là Hoa Kỳ với 21% và Tân Tây Lan với 23%.
Trên bình diện thế giới, kỹ nghệ nhu liệu trong năm 2004 trị giá khoảng $90 tỉ USD tuy nhiên họ chỉ thu tiền được khoảng $59 tỉ USD qua các công cuộc kinh doanh chính thức.
Jeffrey Hardee, phát ngôn viên của tổ chức trên, phủ nhận lời kêu ca rằng giá bán các bản nhu liệu quá đắt ở các nước đang mở mang. Lợi tức của dân chúng quá thấp trong khi một bản nhu liệu giá từ vài chục đến vài trăm đô la.
“Nếu người ta có tiền mua máy điện toán (hardware), người ta có tiền mua nhu liệu (software).” Hardee nói.
Nếu tính riêng từng khu vực, kỹ nghệ sản xuất nhu liệu đã thiệt khoảng $12 tỉ USD ở Âu Châu trong năm 2004. Năm 2003 họ thiệt khoảng $10 tỉ USD.
“Tuy ở tỉ lệ sao chép lậu nhu liệu ở Hoa Kỳ và Âu Châu rất thấp nhưng số tiền thiệt hại lại rất lớn. Trong những thị trường lớn như vậy, mỗi một hành động sao chép lậu nhỏ cộng lại thành những vụ lớn với số tiền thiệt hại thật đáng kể.” Theo lời Hardee.
“Các nhà sản xuất nhu liệu đặc biệt quan tâm đến thị trường Trung Cộng. Không phải là nhà cầm quyền Bắc Kinh không hành động gì nhưng ít nhất họ phải có giải pháp để đem mức độ vi phạm xuống tới mức có thể kiềm chế được.” Ông nói.
Theo ông, tình hình sao chép lậu ở Hoa Lục làm cho các nhà sản xuất nhu liệu đặc biệt quan tâm vì cái nước khổng lồ này có thể có thêm chừng 100 người sử dụng Internet trong 4 năm tới. Hiển nhiên lượng máy điện toán tiêu thụ cũng phải tăng lên theo nhịp độ tương ứng. Hiện nay có khoảng 279 triệu người sử dụng Internet ở Trung Cộng, theo các ước tính của hiệp hội trên.