Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Nguyên Bộ Trưởng Tư Pháp CSVN: Chỉ “nội bộ đấu đá” mới bắt được tham nhũng
Monday, May 30, 2005


HÀ NỘI 30-05 (TH).- Quan lại tham nhũng ở Việt Nam bao che cho nhau nên chúng luồn sâu leo cao và vụ việc chỉ trở thành lộ liễu khi những quan chức cán bộ nhà nước tranh ăn hay mâu thuẫn dẫn đến tố cáo lẫn nhau, Nguyễn Ðình Lộc, nguyên Bộ Trưởng Tư Pháp, nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn phổ biến trên tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật 29 Tháng Năm 2005.

“Hiện nay chúng ta chỉ có một nguồn để phát hiện tiêu cực: Bản thân các anh tiêu cực mâu thuẫn nội bộ đấu đá nhau.” Nguyễn Ðình Lộc nói với báo Tuổi Trẻ khi được hỏi rằng hiện nay chế độ Hà Nội có nhiều thứ cơ quan chống tham nhũng khác nhau ở tất cả các cấp mà tham nhũng vẫn sống hùng sống mạnh.

“Hiện nay bộ máy nhà nước có cơ quan thanh tra, điều tra, viện kiểm sát, tòa án đều có trách nhiệm chống tham nhũng.” Ông nói về các hệ thống chống tham nhũng của chế độ. Dù nhiều như vậy “Nhưng rõ ràng tệ tham nhũng không dừng lại mà ngày càng nghiêm trọng hơn, có những biểu hiện ngày càng tinh vi, trắng trợn.”

Khi ra điều trần trước quốc hội hồi cuối năm ngoái, Thủ Tướng Phan Văn Khải mở đầu bài phát biểu rằng người sai phạm (tham nhũng) và bao che (cho tham nhũng) dù ở chức vụ nào cũng bị trừng phạt nghiêm ngặt theo luật lệ và sự việc phải được công bố. Sau đó, bản tin thông báo về phiên họp hàng tháng của chính phủ Cộng Sản Việt Nam cũng nói rằng trọng tâm hoạt động của họ trong năm 2005 là quyết tâm đẩy mạnh kế hoạch chống tham nhũng.

Như những lời nhận xét của Nguyễn Ðình Lộc dẫn ở trên, nay vẫn còn giữ được ghế đại biểu quốc hội dù mất ghế Bộ Trưởng Tư Pháp, gián tiếp nói rằng nhà nước nói và làm không đi với nhau.

Tuần trước, nguyên Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Việt Nam từ 1997 đến 2001, Lê Khả Phiêu, nói rằng “Tham nhũng không phải một người mà trở thành đường dây từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới”. Báo Tuổi Trẻ Online ngày 25 Tháng Năm 2005 thuật lại như vậy.

Những gì người ta thấy các nhân vật từng có nhiều thẩm quyền ở Việt Nam thời gian gần đây lớn tiếng đả kích tình trạng “quốc nạn” tham nhũng chỉ sau khi họ không còn quyền hành gì nữa. Tuy nhiên, ông Phiêu thú nhận một thực trạng rằng dù là tổng bí thư cũng không làm gì nổi tham nhũng vì chúng kết bè kéo cánh với nhau lại còn “có thế lực bên ngoài” đỡ đầu.

Lê Khả Phiêu cũng như nhiều đại biểu quốc hội và viên chức của chế độ cổ võ rằng cần phải “công khai, minh bạch” để người dân có cơ hội kiểm soát việc làm của quan chức nhà nước thì mới có thể chống tham nhũng.

Cũng trong tuần trước, Mai Quốc Bình, một đảng viên cao cấp làm đại biểu quốc hội đơn vị Sài Gòn mới được cử làm phóng tổng thanh tra chính phủ nói rằng “không nên nghĩ cơ quan chống tham nhũng thì không có tham nhũng”.

Hiện quốc hội Việt Nam đang bàn thảo một dự luật chống tham nhũng và thất thoát trong khi chế độ đã có sẵn nhiều cơ quan khác nhau để chống tham nhũng.

Nguyễn Ðình Lộc, trong cuộc phỏng vấn của tờ Tuổi Trẻ cũng nhìn nhận: “Tham nhũng của chúng ta bây giờ thật sự là quốc nạn.”

Vấn đề chống tham nhũng được Nông Ðức Mạnh, tổng bí thư, Trần Ðức Lương, chủ tịch nước, Phan Văn Khải, thủ tướng, hô hò rất nhiều lần trong mấy năm qua. Nhưng mọi chuyện vận chỉ là hô hò, dọa nạt trong khi tham nhũng ai cũng nhìn nhận là “quốc nạn”.

Ông Lộc nêu lên một thực trạng chống tham nhũng ở Việt Nam: “Một ông thủ trưởng đứng lên chống tiêu cực trong cơ quan mình cũng có nghĩa là chống lại mình.”

Bởi vậy theo ông muốn chống tham nhũng thì “phải có bàn tay sắt. Nhưng bàn tay sắt phải là bàn tay sạch. Nhưng bàn tay sạch đó phải có “thế” nhất định, nếu không muốn bị cô lập”.

Trong bản phúc trình về phát triển kinh tế tại Việt Nam, Ngân Hàng Thế Giới nói rằng tham nhũng là thách thức lớn nhất mà nước này phải đối diện.

Một nhà ngoại giao Âu Châu hồi năm ngoái khi đến Việt Nam nói rằng muốn chống tham nhũng, Việt Nam phải tách biệt quyền hạn giữa tư pháp, hành pháp cũng như báo chí phải độc lập.

Ngày 12 Tháng Tư 2005, khi tiếp xúc với cử tri đơn vị Hóc Môn - Sài Gòn - mà Khải cũng là đại biểu quốc hội, ông nói rằng “Người dân hãy chung sức chống tham nhũng” theo sự tường thuật của báo điện tử VNNet ngày 13 Tháng Tư 2005. Nhưng trước đây, ngày mùng 2 Tháng Chín 2001, học giả Trần Khuê và sử gia Phạm Quế Dương chỉ mới làm đơn thành lập “Hội Nhân Dân Giúp Ðảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng” ở Hà Nội đã bị bắt giữ, thẩm vấn tra gạn liên tiếp nhiều ngày. Cuối Tháng Mười Hai năm 2002 cả hai ông đã bị bắt ở Sài Gòn khởi đầu bị vu cho tội “gián điệp” nhưng vì áp lực thế giới đã chỉ bị tù hơn 2 năm với tội danh “Lợi dụng tự do dân chủ...”

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

VN miễn thị thực Visa cho công dân Pháp từ 1 tháng 7
Wednesday, June 01, 2005


HÀ NỘI 01-06 - Thông Tấn Xã Việt Nam dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho hay, “hiệp định miễn thị thực cho những người mang hộ chiếu ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp ký ngày mùng 6 Tháng Mười năm 2004, sẽ có hiệu lực từ ngày mùng 1 Tháng Bảy năm 2005”.

Theo hiệp định này, công dân Pháp mang hộ chiếu ngoại giao còn giá trị được miễn thị thực vào lãnh thổ Việt Nam và được lưu trú một lần liên tục hoặc lưu trú nhiều lần với tổng thời gian các lần lưu trú không được quá 3 tháng trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh lần đầu.

Công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao còn giá trị được miễn thị thực vào các tỉnh chính quốc của Pháp và được lưu trú một lần liên tục hoặc lưu trú nhiều lần với tổng thời gian các lần lưu trú không được quá 3 tháng trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh lần đầu.

Trường hợp những người này nhập cảnh vào lãnh thổ chính quốc Pháp sau khi quá cảnh lãnh thổ một hoặc nhiều quốc gia thành viên Công Ước Thi Hành Hiệp Ðịnh Shengen ngày 19 Tháng Sáu năm 1990, thời hạn lưu trú 3 tháng sẽ được tính từ ngày nhập cảnh biên giới bên ngoài dùng để xác định không gian đi lại tự do được thiết lập giữa các quốc gia này.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Giờ Phát Thanh Của Một Đài Ở Hải Ngoại Được In Trên Tờ Bạc 1.000 Đồng

(LÊN MẠNG Thứ năm 2, Tháng Sáu 2005)

(Sài Gòn - VNN) Tin các báo trong nước cho hay, hiện nay tại các tỉnh miền Nam đang có nhiều đồng tiền giấy mệnh giá 1.000 đồng của nhà nước CSVN có in dòng chữ giới thiệu giờ phát thanh của một đài Việt ngữ mà CSVN nói là thuộc "một tổ chức phản động ở nước ngoài."

Nguồn tin trên cho hay, những đồng tiền này hiện được phát tán ở địa bàn tỉnh Kiên Giang. Nguyễn Văn Kiệt, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước CSVN tại tỉnh Kiên Giang cho biết, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên giang đã ra thông báo thu hồi những đồng tiền này. Kiệt cũng kêu gọi, ai biết về việc này xin trình báo với cơ quan công an hoặc các ngân hàng, kho bạc.

Theo hình ảnh của tờ giấy bạc được in kèm bản tin, người ta đọc được giòng chữ in tên đài Chân Trời Mới, con số của làn sóng là 1503KHz và giờ phát thanh từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30. Đây là cách thức quảng bá mới lạ để đưa đến người dân những tin tức bị nhà nước ngăn chặn. Không rõ những đồng tiền này còn được lưu hành tại những nơi nào khác.

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Ngân Hàng Thế Giới: Quan chức Việt Nam thông đồng đấu thầu để “xà xẻo” dự án vay vốn ngoại quốc
Thursday, June 02, 2005


HÀ NỘI 02-06 (TH).- Quan chức Việt Nam đã thông đồng với nhau để tổ chức các cuộc đấu thầu gian lận hầu chia nhau bớt xén ngân sách cấp phát cho các dự án đầu tư phát triển vay vốn ngoại quốc, mà điển hình là các dự án vay từ Ngân Hàng Thế Giới (WB).

Klaus Rohland, giám đốc văn phòng Việt Nam của WB, cho hay như vậy trong cuộc phỏng vấn với báo điện tử VNNet ngày mùng 2 Tháng Sáu 2005, phổ biến trên Internet.

“Liên quan đến vấn đề phá hiện có dấu hiệu tham nhũng và cấu kết trong các dự án do WB tài trợ, chuyện cấu kết xảy ra trong trường hợp ba bốn bên cùng thông đồng thực hiện việc gì đó luân phiên và không có cạnh tranh trên thực tế.” Ông Rohland nói trong cuộc phỏng vấn. “Họ thỏa thuận rằng lần này lượt tôi, lần sau đến lượt anh.”

Ông nói tiếp rằng “Tôi biết chuyện đó” nhưng có lẽ trong cung cách một cơ quan tài trợ quốc tế, ông lại không nêu ra các trường hợp điển hình để dẫn chứng khi nói rằng ông biết như vậy.

Theo Rohland, muốn chống tham nhũng hiệu quả, điều cần nhất là phải cải tổ guồng máy công quyền, để nó trở thành công khai minh bạch thì mới có cơ đối phó được tham nhũng. Trừng phạt kẻ tham nhũng bị bắt như vậy chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề.

Ngày mùng 7 Tháng Giêng 2005, trong một cuộc họp để tìm giải pháp chống thất thoát, tham nhũng trong các dự án xây dựng cơ bản, Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập tới “tình trạng khép kín trong đầu tư xây dựng” tức tình trạng thông đồng giữa đám quan chức nhà nước có thẩm quyền để chia chác, rút ruột. Nhiều lời tố cáo ở quốc hội về các vụ “thông thầu” để tham nhũng nhưng rồi vẫn không có gì thay đổi.

“Trên mặt trận chống tham nhũng, nếu Việt Nam quyết tâm đối diện với nó, các bạn sẽ thắng, còn nếu lờ đi, buông xuôi, các bạn sẽ phải trả giá.” Rohland cảnh cáo.

Tham nhũng, cấu kết với nhau ở tất cả các giai đoạn đấu thầu xây dựng để “rút ruột” dự án là điều thường xuyên nói đến trên báo chí ở Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên một viên chức cao cấp của WB đưa ra những lời cảnh cáo mạnh mẽ phổ biến trên báo chí, thay vì chỉ bày tỏ ý kiến qua các cuộc tiếp xúc với viên chức nhà nước.

Ngày 12 Tháng Giêng 2004, nhân trả lời phỏng vấn báo chí, Quách Lê Thanh, khi đó còn là Tổng Thanh Tra Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam, nhìn nhận rằng: “Tỉ lệ sai phạm phát hiện được phụ thuộc vào qui mô của dự án. Với dự án càng lớn, nhiều vấn đề thì sai phạm càng nhiều, càng nghiêm trọng...” Theo báo điện tử VNNet.

Ngày mùng 4 Tháng Năm 2005 khi trả lời phỏng vấn báo chí khi đi dự cuộc họp quốc hội, Ðỗ Trọng Ngoạn, đại biểu đơn vị Bắc Giang, cho thấy tham nhũng luồn sâu, leo cao trong chế độ và các lời cam kết diệt tham nhũng chỉ là hứa cuội, biến việc chống tham nhũng trở thành “đầu voi đuôi chuột.”

“Tính sơ sơ năm 2002, thanh tra 17 dự án thì đã thấy thất thoát 870 tỉ đồng, năm 2003 thanh tra 14 dự án thấy thất thoát 1,200 tỉ đồng. Hàng ngàn dự án thì thất thoát bao nhiêu? Báo cáo chuyện này của chính phủ trước quốc hội kỳ 6 hứa sẽ bổ sung thêm nhưng không thấy gì cả.”

Trong cuộc họp ngày mùng 2 Tháng Mười Hai năm 2004 trước khi loan báo tổng số tiền cam kết viện trợ và tài trợ cho Việt Nam thực hiện các dự án phát triển kinh tế, đại diện WB cũng đã lên tiếng hối thúc Việt Nam phải đối phó mạnh mẽ với tham nhũng hầu nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản tiền tài trợ.

Ngày 25 Tháng Năm năm 2005, Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Việt Nam thời gian 1997-2001, đả kích chế độ Hà Nội hiện nay là dung dưỡng tham nhũng qua một cuộc phỏng vấn đang tải trên báo Tuổi Trẻ.

Mới ngày Chủ Nhật 29 Tháng Năm 2005, Nguyễn Ðình Lộc, nguyên Bộ Trưởng Tư Pháp, tiết lộ rằng tham nhũng ở Việt Nam chỉ có thể bắt được khi nội bộ quan chức đấu đá tranh ăn.

“Tôi quan tâm đến những lo lắng của dân chúng Việt Nam liên quan đến những vấn đề xã hội ví dụ như thông đồng trục lợi (của quan chức).” Ông Rohland nói. “Việt Nam cần đẩy mạnh công cuộc phát triển xã hội mà ở đó, người nghèo không bị bỏ rơi lại phía sau.”

Ông Rohland trả lời cuộc phỏng vấn của VNNet một ngày trước khi dự cuộc họp giữa kỳ của các nhà tài trợ quốc tế với nhà cầm quyền Việt Nam để lượng định kết quả sử dụng các ngân khoản viện trợ và tín dụng đã được giải ngân cho năm nay.

Các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết tài trợ cho Việt Nam $3.4 tỉ USD năm 2005, nhưng số tiền này thường chỉ được giải ngân khoản một nửa. (N.T.T.)

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Cựu Đại sứ Peterson: Ông P.V.Khải muốn lấy lòng dân Mỹ
Friday, June 03, 2005


HÀ NỘI, Việt Nam - Ðại sứ Hoa Kỳ đầu tiền thời hậu chiến tại Việt Nam, Pete Peterson, tuyên bố hôm 3-6, là cuộc vận động của Việt Nam để gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) trong năm nay, có thành công hay không, là tùy thuộc mạnh mẽ vào kết quả chuyến thăm lịch sử của Thủ Tướng CSVN Phan Văn Khải tại Washington vào cuối tháng này.

Cựu Ðại sứ Peterson cho rằng ông Khải không chỉ gặp Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush lần đầu tiên vào ngày 21-6 này, mà ông sẽ còn tìm cách lấy lòng dân chúng Hoa Kỳ, khi ông là nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam sang thăm Washington, kể từ sau cuộc chiến Việt Nam.

Ông Peterson nhận định tiếp:

“Thành quả của cuộc viếng thăm này sẽ có thể giúp tiên đoán được tương lai của các mối liên lạc giữa hai nước, và vì vậy tôi nghĩ rằng chuyến thăm là rất quan trọng, vô cùng quan trọng.”

Ông Peterson, nguyên là một phi công Hoa Kỳ, bị quân CS Bắc Việt bắn rơi hồi năm 1966, trong phi vụ oanh tạc thứ 67 trên bầu trời Bắc Việt, và sau đó đã bị bắt làm tù binh trong 6 năm rưỡi.

Ông đã được cử làm đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2001.

Cựu Ðại sứ Peterson đã tuyên bố với các nhà báo như trên, tiếp theo bữa tiệc trưa với các giới doanh gia Hoa Kỳ ở Hà Nội, và ông tiếp thêm rằng, thật là quan trọng để Washington ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực gia nhập tổ chức WTO, nếu Việt Nam mong muốn được gia nhập tổ chức này vào trước cuối năm nay.

Người ta cho rằng nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, thì Việt Nam khó có thể gia nhập được WTO trong năm nay.

Trước khi Việt Nam có thể gia nhập WTO, Việt Nam phải hoàn tất các bản thỏa hiệp song phương với tất cả các nước thành viên của tổ chức này, cũng như phải cải đổi các lãnh vực luật pháp và kinh tế, để đáp ứng các đòi hỏi của WTO.

Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ đạt đến thỏa hiệp với một số ít nước, trong đó có Liên Hiệp Âu Châu - gồm 25 nước thành viên, trong khi đang ở trong tiến trình sửa đổi một số luật lệ của họ mà thôi.

Cựu Ðại sứ Peterson cho biết ông lo ngại là hồ sơ nhân quyền của Việt Nam có thể là một yếu tố, khiến hai nước cựu thù này khó có thể tiến đến được một thỏa hiệp, để nhận Việt Nam vào WTO.

Cựu Ðại sứ Peterson cho biết hai ông Bush và Khải cũng có thể thảo luận thêm về các vấn đề khác, chẳng hạn như củng cố các mối liên lạc giữa hai nước trong khi Trung Quốc ngày càng tỏ ra lấn lướt hơn trong vùng.

Cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của ông Phan Văn Khải, là để đánh dấu thương ước Mỹ Việt ký kết được 10 năm. (L.T.)

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam: Lương cán bộ chỉ đủ ăn 10 ngày
Sunday, June 05, 2005



CẦN THƠ 5-6 (TH) .- Lương cán bộ công chức của chế độ CSVN chỉ đủ để sống có 10 ngày một tháng nên đây là một trong những lý do dẫn đến tham nhũng tràn lan từ trên xúông dưới. Bản tin các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ ngày Thứ Bảy 4-6-2005 cho hay như vậy nhân tường thuật cuộc họp giữa kỳ của các nhà tài trợ với đại diện nhà cầm quyền Hà nội tổ chức ở Cần Thơ hồi cuối tuần qua.

“Ông Peter Lysholt Hansen, đại sứ Đan Mạch cho rằng, tiền lương tháng của phần lớn công chức Việt Nam hiện nay không thể sống quá 10 ngày.” Báo Thanh Niên tường thuật như vậy.

Theo lời ông đại sứ này được các báo vừa nói kể lại “nếu không cải cách tiền lương theo chiều hướng có thể đảm bảo đời sống của họ, nếu không, họ buộc phải kiếm tiền bằng cách khác.”

Cách khác mà Hansen nói đến là ăn hối lộ và ăn cắp công quĩ mà Nguyễn đình Lộc, đại biểu quốc hội nguyên là Bộ trưởng Tư Pháp CSVN, gọi là quốc nạn khi nói với tờ Tuổi Trẻ Chủ nhật 29-5-05 vừa qua.

Trong cuộc họp ở Cần Thơ, theo các bài tường thuật, giới chức từ các định chế tài trợ quốc tế đến các đại sứ của nhiều nứơc cấp viện đã đốc thức nhà cầm quyền Hà nội phải đưa ra các biện pháp hữu hiệu để chống thất thóat ngân sách qua tham nhũng và nạn hành dân để ăn hối lộ của quan chức cán bộ nhà nước.

Một ngày trước khi cuộc họp khai diễn, Klaus Rohland, giám đốc Văn phòng Ngân Hàng Thế Giới (WB) tại Việt Nam cảnh cáo nhà cầm quyền Hà Nội qua cuộc phỏng vấn của báo điện tử VNNet rằng “Nếu Việt Nam quyết tâm đối diện với nó (tham nhũng) các bạn sẽ thắng. Còn nếu lờ đi các bạn sẽ phải trả giá.”

Theo dự trù, nhà cầm quyền Hà Nội tính tăng lương căn bản của cán bộ công chức lên thành 300,000 đồng một tháng (tính ra, cũng chưa tới $19 đô la). Một phần vì tiền thu vào của ngân sách nhà nước không có khả năng chi trả lương bổng cao hơn.

Trên căn bản, công chức cán bộ gồm khỏang gần 1.55 triệu người phải trả lương (theo lời Đặng như Lợi, phó chủ nhiệm Các Vấn Đề Xã Hội, nguyên Chủ Nhiệm Ủy Ban Tiền Lương, Tiền Công của nhà nước CSVN), nhưng bên cạnh đó còn có cán bộ nghỉ hưu và các hệ thống đảng đòan cồng kềnh, nâng số người lãnh lương từ ngân sách của chế độ lên hơn 7 triệu người. Đây là một gánh nặng gẫy vai gãy cổ cho tòan thể xã hội phải nuôi.

Cải cách tiền lương là vấn đề vô cùng lúng túng của chế độ Hà nội vì muốn tăng lương sao cho cán bộ công chức đủ sống hầu giải quyết hay ít nhất giới hạn được tệ trạng tham nhũng thì lại không đào đâu ra tiền. Thành thử, chỉ tăng lương kiểu nhỏ giọt chỉ kích thích vật giá leo thang mà cán bộ công chức vẫn nghèo đói nếu lương thiện hoặc ở những vị trí không có cơ hội ăn hối lộ hay tham nhũng.

“Phần đông thu nhập của những người làm công ăn lương có giảm sút, không đạt được mục tiêu ở cải cách bước đầu trong chính sách tiền lương.” Nguyễn đức Kiên, Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế và Ngân Sách của quốc hội CSVN nhìn nhận như thế trong một cụôc phỏng vấn ngày 5-5-05 với báo điện tử VNNet. Đây là cái vòng luẩn quẩn của các chương trình cải cách tiền lương của CSVN từ nhiều năm nay.

Để giải quyết phần nào sự thiếu thốn do lương bổng quá thấp, một số cơ quan CSVN đã lập “quĩ đen” với các số tiền thu được từ ăn bớt ngân sách dưới hình thức nào đó, hoặc tiền “bồi dưỡng” của dân chúng. Đó là chưa kể đến các khỏan ăn hối lộ hay xà xẻo công quĩ có tính cách cá nhân.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

200 Đại Biểu PGHH Tuyệt Thực Tập Thể

ViệtBáo 6/6/2005
Image Trong bản Tuyên Cáo ký ngày 3-6-2005, gửi từ Miền Tây, mang chữ ký các tu sĩ và Phật Tử Phật Giáo Hòa Hảo sau đây:
Tu Sĩ Nguyễn Văn Điền, Cư Sĩ Trần Nguyên Huỡn, Nguyễn Văn Thơ, Võ Văn Bửu, Nguyễn Phước Hậu, Nguyễn Văn Kiêm, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trương Văn Đức…
đã cho biết 200 Đại Biểu thuộc Giáo Hội PGHH do cụ Lê Quang Liêm lãnh đạo ra Thông Điệp 6 điểm, đòi nhà nứơc CSVN tôn trọng Các Quyền Con Người, Quyền Tự Do Tôn Giáo cho các tôn giáo tại VN nói chung, và cho PGHH nói riêng.

Nhóm 200 Đại Biểu PGHH này đang tuyệt thực tập thể, và cho biết nếu không được đáp ứng thì sẽ TỰ THIÊU TẬP THỂ.
Công an đang bao vây và theo dõi.
Các hình ảnh này ghi lại cuộc tuyệt thực đang diễn biến ở ấp Don Xuc (không ghi dấu rõ), xã Nhơn Mỹ, Quận Chợ Mới, tỉnh An Giang ngày 3-6-2005.
Bản tin do ông Nguyễn Văn Cội phổ biến.

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Mỹ gửi Phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng tới Hà Nội phát triển hợp tác quân sự
Monday, June 06, 2005


BANGKOK 6-6 (TH) - Hoa Kỳ, trong niềm hy vọng tăng cường quan hệ quân sự với kẻ cựu thù, sẽ gửi một viên chức cao cấp Bộ Quốc Phòng đến Hà Nội vào ngày Thứ Ba 7-6-2005 này để thảo luận ở cấp cao.

Phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Peter Rodman, đặc trách các vấn đề an ninh quốc tế, sẽ có mặt ở Hà Nội từ Thứ Ba đến Thứ Năm, theo lời một số viên chức Bộ Quốc phòng. “Chúng tôi muốn nói đến sự phát triển mối quan hệ quân sự”, theo lời một viên chức cao cấp.

Chuyến đi đặc biệt này này diễn ra trước khi Phăn văn Khải, thủ tướng CSVN, đến Mỹ khoảng ngày 16-6-05 sắp tới, sẽ đưa những đề nghị gì đến Hà nội không thấy được tiết lộ. Trong một số lần tiếp xúc với báo chí người Việt ở Hoa kỳ dạo gần đây, đại sứ Michael Marine, nói rằng sẽ không có chuyện bán võ khí cho CSVN khi được hỏi về mối quan hệ quân sự giữa hai nước.

Trước đây, theo một nhân vật từng tham dự vào các cuộc điều đình bí mật từ thời còn TT Clinton thì Hà Nội muốn mua tàu cao tốc để đối phó với các cuộc tranh chấp hải đảo với Trung Cộng. Tuy nhiên, chuyện không thành.

Phạm văn Trà, Bộ trưởng Quốc Phòng CSVN hồi ba năm trước cũng từng sang Ðại Hàn điều đình để mua các bộ phận thay thế cho các thiết vận xa M-113 do Mỹ viện trợ cho VNCH mà CSVN chiếm được sau khi chiến tranh chấm dứt 1975. Ðược biết Hàn quốc được nhượng quyền sản xuất loại thiết vận xa này.

Tháng 11-2004, Trà cũng sang thăm Hoa Kỳ và là viên chức quân sự cao cấp nhất của CSVN qua đây. Người ta cũng không biết nội dung của các cuộc thảo luận.

Tháng bảy năm nay, hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập bang giao. Thứ trưởng Ngoại Giao Robert Zoellick đến Hà Nội hồi tháng trước đến Hà nội đã khuyến cáo CSVN gia tăng nhịp độ cải cách để có thể cạnh tranh được với Trung Cộng và trở thành một thành phần trong nền kinh tế thế giới.

Các chuyên viên phân tích thời sự cho rằng sự gia tăng quan hệ quân sự giữa Hoa Thịnh Ðốn và Hà Nội có mục đích tạo đối lực chiến lược so với sự gia tăng hiện diện và ảnh hưởng quân sự của Trung cộng ở trong vùng. Tuy nhiên, một viên chức chính phủ Mỹ nói rằng điều đó cũng sẽ không có nghĩa là Hoa Thịnh Ðốn muốn Việt Nam trở thành đối lực của Bắc Kinh.

“Việt Nam vẫn thường rất cẩn thận về chuyện này (tăng cường mối quan hệ quân sự với Mỹ) và chúng tôi cũng không muốn thúc hối.” Viên chức cao cấp của Hoa Kỳ nói. “Chúng tôi để nó tự phát triển. Ðây là một chương trình dài hạn. Chúng tôi sẵn sàng khám phá nếu nó đến được như thế.” Ông ta nói thêm.

Nguyên Bộ trưởng Quốc Phòng William Cohen đến Hà Nội năm 2000, các tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hàng năm đều có đến Hà Nội. Phạm văn Trà đến Mỹ cùng thời gian với một chiến hạm Mỹ đến thăm cảng Sài Gòn.

Cho tới nay, hợp tác quân sự giữa hai nước chỉ nằm ở phạm vi tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh, huấn luyện chống buôn lậu ma túy, các cuộc thăm viếng của chiến hạm Mỹ. Gần đây là một vài lới tuyên bố nói rằng Hoa Kỳ huấn luyện sĩ quan trung cấp cho một ít cán bộ quân sự CSVN.

Trước đây có các tin tức Mỹ muốn bỏ tiền giúp CSVN tân trang cảng nước sâu Cam Ranh và Mỹ muốn sử dụng lại noi họ từng bỏ nhiều tiền xây dựng cả hải cảng và phi trường. Tuy nhiên, Hà Nội cũng nhiều lần tuyên bố là tàu chiến Mỹ có thể ghé bất cứ cảng nào trừ Cam Ranh. Ðể tránh sự tức giận của Trung Cộng, Hà nội cũng nhiều lần nói rằng sẽ không cho nước nào thuê hay sử dụng quân cảng Cam Ranh.

Trong hoàn cảnh tế nhị CSVN phải đu dây giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh, chính phủ Mỹ có ý muốn để mối quan hệ phát triển tự nhiên và để Hà Nội lộ ý cho biết họ muốn gì. Một trong những điều mà Hoa Thịnh Ðốn cho là hiệu quả để tăng cường hợp tác quân sự lâu dài là đưa Việt nam vào chương trình huấn luyện quân sự quốc tế. Chương trình này đã từng huấn luyện hay tu nghiệp sĩ quan cho rất nhiều quân đội trên thế giới tại các học viện quân sự Hoa Kỳ.

Một trong những khía cạnh khác của sự hợp tác quân sự là tham dự vào sáng kiến an ninh tình nguyện do Mỹ khởi xướng để ngăn chặn sự phát triển các loại võ khí hủy diệt tập thể. Viên chức Quốc phòng cao cấp của Mỹ cho hay không có chuyện Hoa kỳ tính chuyện thiết lập một căn cứ quân sự dài hạn tại Việt Nam.

“Việt Nam có đủ mọi cơ hội để có ảnh hưởng ở trong vùng.” Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld nói như vậy trong một cuộc hội thảo ở Singapore hồi tuần trước về an ninh.

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Ðồng Bằng Sông Cửu Long: Hàng trăm người uống thuốc trừ sâu rầy để tự tử mỗi năm
Monday, June 06, 2005


CẦN THƠ 6-6 - “Thời gian gần đây, nạn tự tử ở nông thôn nhiều tỉnh khu vực ÐBSCL gia tăng.” Báo Tuổi Trẻ cho hay như vậy trong bản tin ngày Thứ Hai 6-6-2005.

Theo bản tin này “Thống kê chưa thật đầy đủ của ngành y tế một số tỉnh thành như Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang... cho thấy mỗi năm mỗi nơi có đến vài trăm trường hợp phải nhập viện do uống thuốc trừ sâu tự tử (đa phần là những người còn trẻ), không ít người đã tử vong.”


Buồn bực, giận vợ

Báo Tuổi Trẻ: Ngồi bên đứa con gái đang thiêm thiếp trên giường bệnh tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Ða khoa (BVÐK) Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Hiệp, quê ở Tân Quới, huyện Bình Minh (Vĩnh Long), mệt mỏi nói cháu nhập viện đã hơn 20 ngày, sức khỏe có đỡ hơn chút ít so với lúc mới vào, tay chân đã giơ lên được. Bà kể: “Cháu tên L.T.Ð.T., 20 tuổi, học lớp 11, một hôm bị người cô ruột rầy la, bực bội rồi T. lén lấy thuốc trừ sâu uống hơn nửa chai. Gia đình phát hiện đưa đi cấp cứu...”

Sáng 6-6, các bác sĩ trực khoa hồi sức cấp cứu chống độc, BVÐK Kiên Giang, cho hay hiện khoa có đến ba trường hợp ngộ độc thì có hai đang rất nguy kịch. Trên giường bệnh, V.N.L., 26 tuổi, quê ở xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang), nằm bất động bên máy thở. Các bác sĩ cho biết L. nhập viện từ hơn năm ngày nay, do uống quá nhiều thuốc trừ sâu nên sức khỏe vẫn còn rất yếu.

Dì của L., chị Trần Thị Mười, cho biết chỉ vì buồn chuyện gia đình chưa chịu cưới vợ cho trong tháng sáu này, hôm đó L. đi uống rượu về rồi mua thuốc trừ sâu uống, hơn một giờ sau gia đình phát hiện đưa vào viện. Nằm kế bên là T.V.S., 27 tuổi, ở Sóc Sơn, huyện Hòn Ðất (Kiên Giang), nhập viện ngày 2-6. Người nhà cho hay S. giận vợ trong chuyện làm ăn, rồi bỏ nhà đi uống rượu, sau đó tìm đến cái chết.


Sống cũng giảm thọ

Con số của Sở Y tế TP Cần Thơ: Năm 2003 các cơ sở y tế trên địa bàn đã điều trị 1,807 ca tự tử, trong đó có sáu ca tử vong. Năm 2004 tiếp nhận 761 ca tự tử, trong đó có ba ca tử vong.

Quý 1-2005 điều trị 237 ca, trong đó 219 ca tự tử bằng nông dược.

Tại Kiên Giang, riêng Bệnh viện Ða khoa Kiên Giang năm 2003 tiếp nhận 152 ca tự tử, năm 2004 có đến 262 ca tự tử, có chín trường hợp tử vong (khoảng 90% tự tử bằng nông dược).

Tại An Giang, năm tháng đầu năm 2005 có 30 vụ tự tử, trong đó số người chết là 18 người.

Theo bác sĩ Lê Thanh Thiện Vũ - khoa hồi sức cấp cứu BVÐK Cần Thơ, các nạn nhân tự tử thường phải thở máy, mở khí quản, suy não, một số trường hợp phải truyền máu, điều trị dài, tốn kém và dễ bị viêm phổi do nhiễm trùng BV...

Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng - phó trưởng khoa hồi sức chống độc BVÐK Kiên Giang - cho biết: Nếu uống quá nhiều thuốc trừ sâu, lại đến BV muộn thì tỉ lệ tử vong rất cao. Dù có được cứu sống, di chứng về sau vẫn khá nguy hiểm, biểu hiện đáng ngại là sau đó các bộ phận ngũ tạng bị ảnh hưởng, dễ bị nhiễm trùng đường ruột, dạ dày, ảnh hưởng thần kinh và đương nhiên sẽ giảm tuổi thọ.

Bác sĩ Ðặng Quang Tâm - phó giám đốc BVÐK Cần Thơ - phân tích: “Chất mà bệnh nhân dùng để tự tử thường là hóa chất trong nông nghiệp; đối tượng đa phần là những người trẻ; bệnh nhân cư trú ở khu vực nông thôn chiếm số lượng nhiều hơn so với đô thị. Nguyên nhân dẫn đến tự tử, 80-90% có nguồn gốc từ mâu thuẫn và xung đột gia đình, trong đó nguyên nhân từ rượu khá phổ biến.”

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Việt Nam:7 người Bắc Hàn xin tị nạn tại Toà Đại Sứ Thái ở Hà Nội
Wednesday, June 08, 2005


BANGKOK, Thái Lan.- Bộ Ngoại Giao Thái Lan cho biết có bẩy người Bắc Hàn đã chạy vào Toà Đại Sứ Thái Lan ở Hà Nội hôm 8-6, để xin được tị nạn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Sihasak Phuangketkeow cho biết thêm là các người Bắc Hàn này, gồm 3 phụ nữ và 2 người đàn ông, hai em trai 10 và 15 tuổi, không nói được Anh Ngữ nhưng có những tờ giấy viết bằng Anh Ngữ cho biết rằng họ muốn được đi đến một nước thứ ba, dù rằng họ không ghi một cách cụ thể.

Sihasak nói tiếp:

“ Họ đã đi vào Toà Đại Sứ vào chiều nay với các dấu hiệu là họ muốn xin được tị nạn. Họ không nói được một từ Anh Ngữ nào cả, nên đang được hỏi cho rõ hơn vì sao họ lại có hành động như vậy.”

Phát ngôn viên Sihasak cho biết là Thái Lan sẽ tham khảo với Chính phủ Việt Nam và liên lạc với các tổ chức quốc tế, chẳng hạn như Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc ( UNHCR) để xem phải giải quyết ra sao vụ xin tị nạn này.

Hồi tháng Bẩy 2004, hơn 460 người tị nạn Bắc Hàn, đã được chở bằng phi cơ từ Việt Nam sang Nam Hàn, trong một chiến dịch bí mật do Nam Hàn đứng đầu xúc tiến, khiến làm cho các nhà lãnh đạo Bắc Hàn căm phẫn và họ đã quyết định đình chỉ luôn cuộc đối thoại Nam-Bắc Hàn. L.T.

Post Reply