Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Tướng “đầu tôm”?

Hoàng Thanh Trúc

(Danlambao) - Người ta gọi đây là một trong những tướng “đầu tôm” (chỉ có loài tôm tép mới chứa chất thải của nó cùng với não bộ trên đầu) để nói về viên tướng Phùng Quang Thanh BT/QP/ CHXH/CSVN.

Khi ngày 31/5 tại hôi nghị Đối thoại Shangri-La Singapore 2014 ông ta đại diện CP và nhân dân Việt Nam phát biểu với công luận quốc tế rằng (nguyên văn):


“Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi. Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp.”

Thì cũng từ thực tế, “Phát triển tốt đẹp” mà ông Thanh nói, trên cái nền, mà đồng bào trong và ngoài nước cũng như quốc tế ai ai cũng biết rất rõ.


Nối tiếp với quá khứ ngang ngược, là gần một tháng qua bọn bành trướng Bắc Kinh đã thể hiện hành vi hung hãn đầy mưu toan lấn chiếm xâm lược biển đảo Việt Nam bằng giàn khoan HD981 trong thềm lục địa chủ quyền VN bất chấp công ước DOC (Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông) mà Trung Quốc ký kết với ASEAN năm 2002 và công pháp quốc tế UNCLOS (Công ước Luật biển 1982 tại Montego Bay, Jamaica mà tính đến nay số quốc gia đã ký là 157, trong đó có Việt Nam, và Trung Quốc).


Cao điểm là dùng tàu hải giám lớn đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng gần giàn khoan HD 981 hôm 26/5, đồng thời“động binh” gần Bắc biên giới nước ta, còn đe dọa tuyên bố sẵn sàng cho chiến tranh.

-

Với Việt Nam, kẻ cô đơn trong Asean, đối tượng đầu tiên để TQ thí nghiệm bằng cách dấy động “binh đao” cho khát vọng “tầm ăn dâu” bá quyền khu vực là thế, nhiều quốc gia văn minh trên thế giới đã cảnh báo chỉ ra điều này, rõ nhất là dư âm trong Đối thoại Shangri-La Singapore 2014 khi tuyệt đại đa số công luận thế giới đều cảnh báo về sự vi phạm công pháp quốc tế gây bất ổn trong khu vực của Trung Quốc, ấy vậy mà người cầm đầu quân đội VN Phùng Quang Thanh vẫn lại “ru ngủ” toàn dân, toàn quân với ngôn từ: “Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc đang phát triển tốt đẹp”!?.


“Tốt đẹp” về cái gì? Khi mà phía VN ông Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết đến nay, chỉ gần một tháng nhưng có khoảng 20 cuộc giao thiệp với phía Trung Quốc đã diễn ra. VN đề nghị phía Trung Quốc phải “rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực”, nhưng chẳng những giàn khoan HD 981 không nhúc nhích mà tàu hải giám TQ còn tông ủi chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng VN!?. Sao ông BT/QP Phùng Quang Thanh cường điệu khoác lác không có dẫn chứng như thế?

Có thể ông ta biện minh ở chốn riêng tư rằng đó là luận điệu để dĩ hòa vi quí tránh chiến tranh với TQ. Nếu nói như thế thì trong cái mớ bã đậu bầy nhầy của não trạng ông không còn lưu trữ hình ảnh quá khứ chiến tranh bắc biên giới năm 1978 không có lý do chính đáng nào nhưng TQ vẫn huy động nữa triệu quân chiến đấu và hậu cần, vượt biên tấn công Việt Nam? Và hình như ông cũng không hề biết rằng trong thời bình giữa hai quốc gia có quan hệ hữu nghị tốt đẹp (như lời ông Thanh) theo phong tục phổ quát ngoại giao, không có một lý do thỏa đáng nào biện minh cho một hành vi tụ tập động binh sát biên giới nước láng giềng như thế, cho dù đó là luyện tập.

Tất nhiên, chiến tranh là điều không ai mong đợi nhưng nếu nó thật sự đe dọa mà “hơi nóng” cả khu vực biển Đông, Asean và thế giới đánh hơi cảm nhận được từ Trung Quốc thì lý ra là một tướng “võ biền” như ông phải có nhận định và phản đối một cách cứng rắn có thể chấp nhận được trước Trung Quốc, tại sao các chóp bu CSVN mà cụ thể là tướng “đầu tôm” Phùng Quang Thanh lại ngang nhiên bằng ngôn từ như tiêm chủng một loại “virus” mất sức đề kháng cho dân, quân nước mình như vậy?

Đến bao giờ thì mới chấm dứt “tình hữu nghị VN-TQ đang phát triển tốt đẹp”? - Đến khi đoàn quân xâm lược TQ ngồi ăn sáng bánh bao “nhân thịt người VN” giữa Hà Nội chắc?

Có ai đó cho rằng “gặp thời thế, thế thời Thanh phải nói thế” cho rằng lời lẽ nhũn như con chi chi của Phùng Quang Thanh khác với lời phát biểu cứng rắn của Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe với Trung quốc ở Đối thoại Shangri-La lần này là vì Nhật Bản hùng mạnh hơn Việt Nam nhiều lần, không ngán ngại đối đầu với TQ.

Thì nhìn sang quốc gia láng giềng biển Đông Philippines liệu có “mạnh” hơn Việt Nam? Tại sao tư thế đứng trước Trung Quốc của họ hơn hẳn VN trong nhân cách và phẩm giá nhiều lần, họ như nhổ nước bọt vào cái bàn đàm phán song phương dù bị TQ trã đủa bằng áp lực kinh tế trong xuất khẩu? Bởi họ - Philippines - kiên định, như quan niệm của thế giới biết hiện nay, trước tiền sảnh Liên Hiệp Quốc, quốc kỳ của 193 thành viên, (hầu hết các quốc gia có chủ quyền) đều duy nhất một kích cỡ bằng nhau và trong hội trường ngần đó số ghế của các thành viên cũng giống hệt như nhau thì việc một nước lớn xâm lược lãnh thổ một nước nhỏ hơn là điều không thể chấp nhận hiện thực tại thế kỷ 21 này, CP Philippines tin như thế và theo đuổi hồ sơ khởi kiện TQ trước quốc tế là như thế mặc dù xác suất thành công là không mong đợi nhưng bởi vì Philippines một quốc gia dân chủ nghị viện đa nguyên, chính Phủ Philippine đối ngoại dựa trên Hiến Pháp và Quốc Hội thật sự từ nhân dân trực tiếp hình thành, với chính phủ Phi, ý nguyện từ lòng dân duy nhất là tối thượng, bất khả từ, mà không một đảng phái chính trị nào được phép vượt qua.

So với chế độ độc tài, độc đảng CSVN thì khác biệt hoàn toàn, như loài ngựa hoang dã không có dây cương và cái roi từ nhân dân, với họ, vô hình chung, nhân dân chỉ là công cụ của đảng để phục vụ cho đảng CS, bởi thế nên các chóp bu CSVN tự do phiêu lưu trong tình “đồng chí” hoang dại với CSTQ mà không lường đến hệ quả của nó là ngày hôm nay khi đồng chí TQ trở mặt để xâm lược VN thì các chóp bu CSVN và cụ thể là tướng “đầu tôm” Phùng Quang Thanh tỏ ra rất“sợ”, họ không sợ mất nước mà sợ mất quyền lực (đẻ ra) quyền lợi vinh hoa phú quí từ độc tài độc đảng, họ sợ Trung Quốc “dấy động can qua” lòng dân trong nước bất mãn nổi lên lật đổ chính họ,những kẻ “rước voi về dày mã tổ”.

Tương tự như vậy, dù cánh cửa quốc tế hé mở mời gọi Việt Nam vào đứng chung liên minh trong một chiến hào chống lại sự bành trướng của Trung Quốc để bảo vệ đất nước và thể hiện hỗ tương trách nhiệm với an ninh khu vực.

Tuy nhiên tới giờ phút này, họ - CSVN - đã cho toàn dân Việt và truyền thông thế giới thấy rằng CSVN phải chung sống vơi CSTQ, dù có hèn hạ, hay xấu hổ bởi vì, thà: “Mất nước mà còn đảng” vẫn tốt hơn là “Mất đảng nhưng còn Nước” qua lời phát biểu thậm thò thậm thụt không dám đụng chạm đến Trung Quốc của tướng “đầu tôm” Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangri-La Singapore vừa qua.

Hoàng Thanh Trúc

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

25 năm sự kiện Thiên An Môn

Hà Tường Cát
Người Việt (tổng hợp)

Biến cố Thiên An Môn là cao điểm trong một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà lãnh đạo công nhân
tại nhiều thành phố ở Trung Quốc bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, từ 16 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989,
đòi hỏi dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí .

Image
Hàng trăm ngàn người biểu tình tập trung ở quảng trường Thiên An Môn quanh bức tượng Nữ Thần Dân Chủ tự chế. (Hình AP)

Sự kiện này xảy ra dưới thời Đặng Tiểu Bình khi đường lối đổi mới kinh tế đưa đến những hậu quả lạm phát tăng cao, thất nghiệp lan tràn đe dọa cuộc sống của nhân dân và tham nhũng trong các giới chức chính quyền. Tình trạng bất ổn ở xã hội các nước Cộng Sản Đông Âu vào thời gian đó cũng góp phần ảnh hưởng đáng kể.

Theo một nghĩa hẹp hơn, đây là vụ Thảm Sát tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989, cuộc đàn áp đẫm máu bằng việc sử dụng Quân Đôi Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc có chiến xa hỗ trợ.

Phong trào tranh đấu rộng lớn nhất sau 40 năm Cộng Sản cai trị Trung Quốc

Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, một người có xu hướng cải cách và được dân chúng đặt nhiều kỳ vọng, qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1989. Nhân tang lễ của ông, dân chúng Trung Quốc biến thành những cuộc biểu tình tranh đấu tại nhiều thành phố. Ba ngày sau 10,000 sinh viên Bắc Kinh tiến hành cuộc biểu tình ngồi và đêm 21 tháng 4 trước ngày quốc tang 100,000 sinh viên tuần hành trên quảng trường Thiên An Môn.

Phong trào biểu tình phản đối leo thang dần trong hai tháng tiếp theo. Tới 30 tháng 5 một bức tượng Nữ Thần Dân Chủ được dựng lên giữa quảng trường và nơi đây trở thành trung tâm của phong trào tranh đấu thu hút sự quan tâm theo dõi của truyền thông quốc tế. Váo lúc cao điểm của phong trào dân chủ, có khoảng một triệu người đã tụ tập tại công trường này.]

Trước nguy cơ tình thế có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, đảng Cộng Sản Trung Quốc phải tìm cách đối phó. Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương chủ trương đường lối tiếp cận mềm dẻo với những người biểu tình, nhưng phe ôn hòa của ông bị lấn át bởi phe chủ trương cứng rắn trong đó có lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình, Thủ Tướng Lý Bằng và chủ tịch nước Dương Thượng Côn.

Ngày 20 tháng 5 chính phủ tuyên bố thiết quân luật nhưng quân đội không thể vào Bắc Kinh vì người biểu tình quá đông. Quân đoàn 27 và 28 từ các tỉnh bên ngoài được đưa về vì các đơn vị quân đội ở Bắc Kinh tỏ ra có cảm tình với nhân dân thành phố và người biểu tình. Tối 3 tháng 6, chiến xa, xe thiết giáp và quân đội mang súng gắn lưỡi lê tiến đến quảng trường Thiên An Môn. Cuộc biểu tình bị giải tán và đàn áp không nương tay bằng vũ lực trong đêm và sáng ngày 4 tháng 6.

Cho đến nay không có con số chính xác nào đáng tin cậy về tổn thất nhân mạng trong vụ đàn áp đẫm máu này. Chính quyền Trung Quốc không bao giờ công bố con số thương vong. Theo một ước lượng khách quan, khoảng 2,500 người chết và 7,000 người bị thương. Những ước lượng khác nhau đưa ra con số người thiệt mạng từ khoảng 200 đến 10,000.

Đây là phong trào tranh đấu mạnh mẽ nhất kể từ khi đảng Cộng Sản Trung Quốc chiếm được chính quyền trên toàn thể lục địa năm 1949, và từ 25 năm gần đây không xảy ra vụ biến động nào có tầm mức đáng kể.
Image
"The Tank Man" Người biểu tình vô danh, đơn độc cản lối xe tăng (Hình: AP/Jeff Widener)

Một người biểu tình cản đường xe tăng

Tiêu biểu cho biến cố Thiên An Môn là bức hình một người đơn độc đứng giữa đại lộ Tràng An cản lối đoàn xe tăng T-59 đi tới quảng trường ngày 5 tháng 6. Phóng viên Jeff Widener của thông tấn xã AP chụp bức hình này từ lầu 6 khách sạn Beijing Hotel cách xa ½ dặm. 5 phóng viên quốc tế đã chụp được cảnh này từ những góc độ khác nhau, và hình ảnh được đăng ở trang nhất của tất cả mọi tờ báo trên thế giới.

Vào thời kỳ ấy, máy ảnh vẫn còn phải dùng film. Nhiều cuộn phim về sự kiện Thiên An Môn bị công an Trung Quốc vào tận phòng của phóng viên ở khách sạn lục soát và tịch thâu, nhưng vẫn còn một số khác giấu được và lén lút chuyển ra nước ngoài.

Băng video thâu hình cho thấy khi chiếc xe tăng đầu đoàn đị tới sát gần, người này vẫn bình tĩnh đứng yên, lúc xe tăng định rẽ sang tuyến đường bên cạnh để đi qua thì người này bước ngang và xe tăng đành phải dừng lại tránh. Sau nhiều lần bị cản, đoàn xe tăng tắt máy, người cản đường leo lên chiếc xe dẫn đầu và đứng bên pháo tháp nói chuyện tranh luận với binh sĩ, rồi bước xuống. Tiếp đó chỉ huy trưởng chiếc xe tăng dẫn đầu đứng lên trong pháo tháp và xe máy trở lại định chạy, nhưng bị người này cản lối một lần nữa. Cuối cùng có hai người lạ từ trong đám đông đứng gần, không xác định được là thường dân hay công an, tới kéo người này đi và đoàn xe tăng tiếp tục chạy.

Qua ¼ thế kỷ người ta vẫn không xác định được lý lịch người biểu tình vô danh và chỉ huy trưởng chiếc xe tăng đầu đoàn. Anh ta không bao giờ xuất hiện và nhiều dư luận cho rằng đã bị bắt giam hay bị giết. Tờ báo lá cải Sunday Express ở Anh dẫn nguồn tin bí mật nói đương sự là một sinh viên 19 tuổi tên Wang We Đảng Cộng Sản Trung Quốc bác bỏ tiết lộ này và nói rằng họ cũng không biết người ấy là ai, không có tên nào như vậy trong danh sách bị bắt hay chết. Một cựu phụ tá của Tổng Thống Nixon, ông Bruce Herschensohn trong bài nói chuyện năm 1999, nói rằng người này bị bắt và bị xử bắn hai tuần sau biến cố Thiên An Môn. Một số tin khác cho biết anh ta bị xử bắn một tháng sau.

Jan Wrong trong cuốn: “In Red China Blues: My Long March from Mao to Now” nói là thăm hỏi qua các viên chức thông tin nhà nước Trung Quốc, họ cũng không biết người này ở đâu, có thể trốn tránh đâu đó trong nôi địa.

Năm 1990, Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình ABC với Barbara Walters, tuyên bố: “Tôi không thể xác định được là thanh niên mà bà hỏi đã bị bắt hay không” và nói thêm: “Tôi tin anh ta không bao giờ bị giết”. Cơ quan tuyên truyền nhà nước Trung Quốc vào thời kỳ ấy cũng căn cứ trên hình radio để nói rằng sự kiện này chứng tỏ “tính nhân đạo của quân đội”.

Tạp chí Time cuối năm 1998 xếp “Người Biểu Tình Vô Danh” này vào trong “100 Nhân Vật có ảnh hưởng nhất Thế Kỷ 20” Charlie Cole chụp bức hình tương tự như AP đem về cho tạp chí Newsweek và năm 2003 được tạp chí Life xếp vào danh sách "100 bức ảnh làm thay đổi thế giới". Nhưng nhân vật trong sự kiện một con người hiên ngang đứng trước chiến xa mãi mãi là bí ẩn.

Sau Thiên An Môn

Những vụ bắt giữ và thanh trừng tiếp tục trong một thời gian dài nhiều năm sau biến cố Thiên An Môn. Qua thời gian, sự kiện này đưa tới những hậu quả cùng ảnh hưởng sâu sắc trong sinh hoạt chính trị và xã hội Trung Quốc mà thể hiện là có một hố sâu ngăn cách các thế hệ như hầu hết các nhà phân tích ghi nhận.

Vả lại trong lịch sử, 1/4 thế kỷ là thời gian đủ dài đề mọi chuyện đã trở thành chỉ còn là kỷ niệm, thay vì có tầm tác động đáng kể nào với hoàn cảnh mới. Do đó mặc dầu dấu ấn của biến cố Thiên An Môn có thể còn đậm nét ở những giới người cao tuổi nhưng bây giờ họ không là đa số trong dân chúng và không còn nhiều khả năng tiếp tục hành động. Thế hệ mới lớn, những người trong lứa tuổi dưới 30 rất ít hoặc hầu như không biết cũng như không quan tâm gì về biến cố này, và đó là thực tế bình thường ở một đất nước mà các nguồn tin tức đều bị giới hạn, kiểm soát chặt chẽ.

International Business Times dẫn lời một nữ chuyên viên tư vấn về quản trị tên Xiong, 27 tuổi, ở Hong Kong: “Tôi không biết gì về biến cố Thiên An Môn khi còn ở Trung Quốc. Cho tới khi là sinh viên du học tại các trường Hoa Kỳ và Canada tôi mới thấy người ta nói đến chuyện đó và bắt đầu tìm hiểu”.

Còn với những người chưa từng ra nước ngoài, đặc phái viên của NPR ở Bắc Kinh cho biết tại đại học Bắc Kinh, trường đại học số 1 ở Trung Quốc, trong số 10 sinh viên được hỏi, chỉ có 15 người biết bức hình “Tank Man”, người biểu tình vô danh cản đường xe tăng.

Nhiều người dân Trung Quốc ngày nay quan tâm tới mức sinh hoạt, phát triển kinh tế, tình trạng tham nhũng, chủ nghĩa quốc gia, bảo vệ môi trường và nhận thức sự yếu kém của Trung Quốc về ảnh hưởng đối với các sự kiện quốc tế. Họ không còn coi việc tự do hóa chính trị là một nhu cầu bức thiết nữa và chấp nhận sự chuyển đổi dần dần đến dân chủ hóa.
Vì vậy dư âm của Thiên An Môn hầu như chỉ còn lắng đọng trong một thiểu số trí thức lớn tuổi và trong mọi trường hợp những người này .không phải là thành phần chủ đạo hành động. (HC)

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »

Image

MƯỜI CHỮ BẠCH KIM
Nguyễn đạt Thịnh

Trong quyển Tam Thiên Tự, Trung Cộng chỉ dạy Việt Cộng có 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" mà đã đủ để khiến toàn bộ dàn lãnh tụ Việt Cộng mờ mắt không nhìn thấy vận hội giải quyết đại nạn mất biển, mất sinh kế của vài chục ngàn ngư phủ.


Cuối tuần vừa rồi ông tướng Việt Cộng Phùng Quang Thanh có cơ hội để nói lên Mười Chữ Bạch Kim tạo thay đổi toàn diện tình hình Việt Nam, lấy lại vùng lãnh hải nhiều tài nguyên quanh quần đảo Hoàng Sa, mà người Việt không phải đổ một giọt máu nào cả.
Mười chữ đó là "XIN QUỐC TẾ GIÚP VIỆT NAM BẢO TOÀN LÃNH HẢI"; ông Thanh đến Singapore tham dự cuộc Hội Luận Shangri-La nhân danh nước Việt Nam với vùng lãnh hải đang bị Trung Cộng xâm chiếm.


Hành động ngang ngược của Trung Cộng tạo dư luận công phẫn trên khắp thế giới, và trong cuộc Hội Luận Shangri-La, khiến Hoa Kỳ, Nhật và nhiều nước khác nói lên phản ứng bất bình của họ.
Nhưng ông Thanh ngậm kẹo, lúng túng chỉ nói lên được những câu chỉ đủ "oai dũng" để giúp Việt Cộng ngồi yên vị, không bị quần chúng xuống đường đòi truất phế.

Image
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La lần thứ 13

Ông Thanh nói:
"Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Chúng tôi nhận thức rõ, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng. Việt Nam nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC); Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc; và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt -Trung, giữ gìn hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giữ ổn định chính trị để tập trung phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt-Trung, thông qua con đường đối thoại ở nhiều cấp, nhiều ngành với Trung Quốc để làm giảm căng thẳng hiện nay.

Với chủ trương trên, Việt Nam rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... mà chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền, không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc. Chúng tôi đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai nước, cho cả khu vực và thế giới..."

Việt Cộng chủ trương rất kiềm chế, không chủ động "đâm, va " chỉ thụ động chịu cho tầu Trung Cộng đâm,va; không phun vòi rồng vào tầu Trung Cộng, chỉ thụ động chịu cho tầu Trung Cộng phun vòi rồng; và tại hội thảo Shangri-La cũng không dám kêu gọi thế giới tiếp tay xin Trung Cộng rút dàn khoan HD 981 ra khỏi hải phận Việt Nam.

Trong quyển Tam Thiên Tự, Trung Cộng chỉ dạy Việt Cộng có 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" mà đã đủ để khiến toàn bộ dàn lãnh tụ Việt Cộng mờ mắt không nhìn thấy vận hội giải quyết đại nạn mất biển, mất sinh kế của vài chục ngàn ngư phủ.
Đối với họ hai chữ "Trung Quốc" vẫn có nghĩa là nước nằm giữa; nằm quanh Trung Quốc là "lục quốc chư hầu," bốn chữ này không chỉ viết lên tham vọng "gồm thâu lục quốc" cha truyền con nối của người Hoa, mà còn tóm tắt mô tả lịch sử Trung Quốc qua những cuộc chiến tranh dài miên viễn để chinh phục các nước lân bang.

Với sự lớn mạnh mới đây của Trung Quốc, các chính khách Trung Hoa muốn tái lập liên hệ truyền thống "thiên triều và chư hầu;" họ chiếm Tây Tạng, Tân Cương, chen lấn lãnh thổ Việt Nam, Ấn Độ, và một vài lân quốc khác, trong lúc vẽ lại bản đồ lãnh hải, "xí phần" đến 80% Biển Đông của Việt Nam và những vùng biển miền Nam Trung Quốc.


Tham vọng này đang có nguy cơ bị bóp chết, và Hoa Kỳ là sức mạnh chen vào vùng ảnh hưởng Hàn, Ngụy, Sở, Tề, Triệu, và Yên của Trung Quốc; chen vào bằng chiến lược PIVOT, chiến lược đặt trọng tâm quyền lợi của Hoa Kỳ vào Châu Á. Trung Quốc cáo buộc chiến lược này đang tạo nguy cơ chiến tranh trên ven biển Thái Bình.

Hôm thứ Bảy 5/31 đô đốc Samuel Locklear, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương nói với phóng viên tờ Wall Street Journal là "Trung Quốc nên tìm cách giúp phát triển vùng Á Châu-Thái Bình Dương, chứ không nên tạo ra những bất ổn địa phương. Việc họ xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải của các nước khác không tạo thuận lợi nào cả." Locklear tuyên bố như vậy bên lề cuộc hội thảo Shangri-La.

Trước đó một ngày, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tuyên bố, "Chúng tôi không gây rối, nhưng chúng tôi sẽ phản ứng đúng cách cần phản ứng, đối với những quốc gia muốn gây rối."
Thông tấn xã Trung Cộng Xinhua tường thuật là ông Tập nói với thủ tướng Mã Lai Najib Razak là biển Hoa Nam (Biển Đông của Việt Nam) "chung chung vẫn yên bình, mặc dù một vài triệu chứng đang bắt đầu ló dạng cần chúng tôi lưu ý." Ông Tập phản đối chiều hướng quốc tế hóa những diễn biến trên Biển Đông, ý không muốn Hoa Kỳ chen vào giữa liên hệ "trên bảo, dưới nghe" giữa Trung Cộng và Việt Cộng.

Được hỏi về chính sách của Hoa Kỳ "ngăn chặn Trung Cộng," đô đốc Locklear khẳng định, "Hoa Kỳ vẫn coi Trung Quốc như một quốc gia đồng hành; việc 'ngăn chặn Trung Quốc' là câu hỏi đã nhiều lần được nêu lên, và tôi nghĩ Hoa Kỳ chỉ phải ngăn chặn Trung Quốc nếu Trung Quốc tỏ ý muốn bị ngăn chặn, tỏ ý bằng những hành động cụ thể."
Thái độ chung của toàn thể viên chức Trung Cộng tham dự cuộc hội thảo Shangri-La là nghi ngờ lập trường của Hoa Kỳ. Trên diễn đàn Shangri-La, trung tướng Trung Cộng Yao Yunzhu đặt câu hỏi xem thái độ của Hoa Kỳ đối với những tranh chấp trên Biển Đông có trung lập thật như người Mỹ thường nói không.
Một tướng lãnh Trung Cộng khác, trung tướng Zhu Chenghu nói, "Chinese are not so stupid" (người Hoa không ngu đến như vậy) để tin là người Mỹ coi người Hoa như đồng minh.

Trả lời các tướng lãnh Trung Cộng, đô đốc Locklear nói ông tin tưởng những cuộc tranh chấp chủ quyền vẫn có thể giải quyết trong hòa bình; ông khẳng định là mặc dù phải đối phó với những hành động quá khích của Bắc Hàn và một vài quốc gia khác, nhưng chiến lược PIVOT không hề đem anh xen đầm quốc tế Hoa Kỳ trở lại Á Châu.

Quan điểm của tổng thống Obama là không can thiệp vào mọi việc, trừ phi được yêu cầu giúp đỡ, như trường hợp Ukraine yêu cầu Mỹ giúp trong nỗ lực chống cuộc xâm lấn của Nga. Dù can thiệp giúp Ukraine bằng cách không cho quân Nga tiến vào lãnh thổ Ukraine, nhưng Obama vẫn không sử dụng quân đội. Ông nói, "Mỹ có cái búa thật mạnh, nhưng không phải bất cứ biến động nào trên thế giới cũng là một cái đinh để đem búa ra đóng." Cái búa là quân lực Hoa Kỳ, Obama không dùng búa quân lực, không sử dụng sức mạnh của bộ quốc phòng, mà lại sử dụng khả năng của hai bộ kinh tế và ngân khố để đem đòn kinh tế trừng phạt chính phủ Nga.

Tại Á Châu, tuy không ra mặt chống hành động bành trướng lãnh thổ, lãnh hải của Trung Cộng, nhưng Hoa Kỳ để Nhật đóng vai trò này. Trong bài diễn văn đọc tại cuộc hội thảo Shangri-La, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định chỉ có thái độ thượng tôn luật pháp quốc tế mới tái lập được hòa bình trên Thái Bình Dương.

Đề cập đến những va chạm trên Biển Đông, ông Abe đề nghị trợ giúp Việt Nam 10 chiếc tầu tuần tiễu, như Nhật đã giúp Phi Luật Tân. Thái độ của Abe, và cách hành xử của lực lượng Nhật cho thấy họ công khai thách thức Trung Cộng.
Ngoài việc tranh chấp hòn đảo nhỏ Senkaku/Điếu Ngư, Nhật còn thách thức Trung Cộng bằng cách cho phi cơ gián điệp bay vào vùng kiểm soát không phận của Trung Cộng. Ngoài ra chính phủ Nhật còn chủ trương diễn dịch lại bản hiến pháp chống chiến tranh của Nhật, để có thể tái lập quân đội hầu tạo khả năng chống nạn xâm lấn của Trung Cộng.
Giới lãnh tụ Trung Cộng hiểu là Hoa Kỳ đang chờ một va chạm giữa họ và Nhật để có lý do xen vào mọi sinh hoạt trên Thái Bình Dương, và họ còn hiểu là họ chỉ có thể "dậy dỗ" Việt Cộng, nhưng vô thẩm quyền đối với các quốc gia khác.

Chiến lược PIVOT (chuyển mình) thực hiện quan điểm của Tổng Thống Barack Obama quay lại với Châu Á sau suốt một thập kỷ lạc lõng trên các chiến trường Trung Đông; dù vô tình hay cố ý Obama vẫn làm "lục quốc" -trừ Việt Cộng- hào hứng có thái độ không chấp nhận thế lấn lướt của Trung Cộng nữa.

Cố tình không nói lên "mười chữ bạch kim "XIN QUỐC TẾ GIÚP VIỆT NAM BẢO TOÀN LÃNH HẢI", Việt Cộng đã giúp Trung Cộng tránh được cái búa Shangri-La lần này. Không biết lần sau là bao giờ, để Việt Nam lại có cơ hội mượn sức mạnh quốc tế để bảo toàn biển, đảo.

Nguyễn đạt Thịnh

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »

Image

Nguyễn Chí Vịnh chém gió mát cả biển Đông

"Chúng ta đủ khả năng để đáp trả nhưng chúng ta không đáp trả vì đó không phải là hành vi phù hợp với pháp luật quốc tế, không phù hợp đạo lý Việt Nam, và nó không giải quyết được vấn đề gì..." -
Thượng tướng, Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh


CTV Danlambao - Tối 6.6.2014, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh lên VTV chém gió. CTV Danlambao xin được bổ túc phần phóng viên VTV không dám hỏi và hỏi không dám chiếu để bà con ta hóng gió cho đầy đủ như sau:

PV VTV: Gần đây báo chí Trung Quốc vu cáo tàu thuyền Việt Nam quấy phá, đâm va tàu Trung Quốc, với toan tính ép lực lượng nước này nổ súng, thượng tướng nghĩ sao?

Nguyễn Chí Vịnh: Truyền thông Trung Quốc đưa tin sai sự thật. Nhưng tôi không trách truyền thông Trung Quốc, tôi trách người cung cấp thông tin cho họ. Nếu truyền thông Trung Quốc và tất cả hãng thông tấn Trung Quốc được chứng kiến thực tế, tôi tin họ không đưa tin như vậy.

CTV Danlambao: Vậy tuyên giáo đảng ta cung cấp thông tin cho báo chí và bắt đăng cho đúng lề thì sao?

Nguyễn Chí Vịnh: Thì... thì đảng ta khác đảng bạn!

PV VTV: Thượng tướng cho biết cảm giác về hình ảnh tàu bạn tấn công tàu ta?

Nguyễn Chí Vịnh: Không tưởng tượng được như chiếc tàu như con voi đè một con kiến ngã ngửa ra như vậy mà họ thản nhiên bỏ đi. Không hiểu những người Trung Quốc trên tàu đó nghĩ gì mà lại làm chuyện như thế?

CTV Danlambao: Thế thì hải quân Việt Nam ta ở đâu?

Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta đã có tàu kiểm ngư. Tuy nhiên kiểm ngư ta chủ yếu tuyên truyền cho bạn chúng ta sợ, còn những trường hợp ngư dân xảy ra thì chúng ta đứng thật xa để để theo dõi và hỗ trợ tinh thần chứ chúng ta không phải theo để bảo vệ tàu cá. Bám biển để bảo vệ Tổ Quốc là nhiệm vụ của ngư dân, của những người làm chủ đất nước, đảng và nhà nước ta, đặc biệt là Hải quân anh hùng của ta chỉ làm nhiệm vụ đứng xa quản lý.

PV VTV: Bạn sau khi đâm chìm thuyền xong, họ có ném cho mình mấy cái phao không?

Nguyễn Chí Vịnh: Không hề! Anh đâm như một con voi đè một con kiến, lật ngửa thuyền của chúng tôi ra như thế mà anh không ném một cái phao xuống cho người dân, anh nghĩ gì!?

CTV Danlambao: Thế ta có ném cho ngư dân ta mấy cái phao không?

Nguyễn Chí Vịnh: Không hề! Ta không muốn làm xấu thêm quan hệ với bạn. Vả lại, có muốn cũng ném không tới và ta cũng tránh việc hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển đến cứu hộ và kéo thuyền lật ngữa của ngư dân về bờ. Lý do chủ yếu là ta không muốn xen vào tranh chấp giữa ngư dân và nước bạn ta, điều đấy làm xấu thêm tình hình quan hệ hữu hảo vốn là đại cục của hai đảng anh em.

PV VTV: Thứ trưởng có dự định gì với truyền thông của bạn?

Nguyễn Chí Vịnh: Tôi cũng muốn một lần nữa mời truyền thông Trung Quốc cùng với cảnh sát biển và các hãng truyền thông quốc tế khác ra lại khu vực ấy. Chúng ta đảm bảo an toàn, điều kiện tốt nhất cho họ tác nghiệp, tự do bình luận, đưa tin. Tôi tin là họ sẽ nói khác.

CTV Danlambao: Tức là họ sẽ nói khác ý với thông tin do đảng của bạn cung cấp?

Nguyễn Chí Vịnh: Nhất định rồi!

CTV Danlambao: Thượng tướng có muốn mời truyền thông Việt Nam ra tác nghiệp, tự do bình luận, tự do đưa tin dù khác với thông tin của đảng ta!

Nguyễn Chí Vịnh: Không đời nào! Không thể “Lợi dụng các quyền tự do thông tin để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi và uy tín của đảng ta!”

PV VTV: Chúng ta có đủ khả năng đáp trả những hành động của Trung Quốc hay không?

Nguyễn Chí Vịnh: Tôi xin nói là chúng ta đủ khả năng để đáp trả nhưng chúng ta không đáp trả vì đó không phải là hành vi phù hợp với pháp luật quốc tế, không phù hợp đạo lý Việt Nam, và nó không giải quyết được vấn đề gì.

CTV Danlambao: Vậy thì giàn khoan HD981 vẫn cứ ở lì đấy và nước bạn sẽ dùng đó làm bằng chứng vùng biển xung quanh đúng là vùng khai thác của nước bạn?

Nguyễn Chí Vịnh: Không! chúng ta phải nhất định tranh đấu đơn phương, bằng giải pháp hòa bình, đặt đại cục Việt Trung lên trên hết. Nếu đời chúng tôi không làm được thì đến đời con cháu của nhân dân tiếp tục tranh đấu.

PV VTV: Nếu một ngư dân, tàu cá của Trung Quốc gặp nạn, chúng ta sẽ làm gì?

Nguyễn Chí Vịnh: Tôi tin tưởng cảnh sát biển Việt Nam ngay tại đó sẽ giúp ngư dân, tàu cá của Trung Quốc trở về bờ an toàn. Còn mục đích của lực lượng chấp pháp Việt Nam vẫn là cản phá, ngăn chặn, tuyên truyền và khẳng định chủ quyền ở khu vực này.

CTV Danlambao: Điều này được áp dụng cho ngư dân Việt Nam?

Nguyễn Chí Vịnh: Hừm!!! Tôi tin tưởng ngư dân Việt Nam với truyền thống hào hùng bám biển, với tinh thần không có gì quý hơn độc-lập-tự-lo sẽ tự bơi vào bờ, tự chìm xuống biển, hoặc tự các ngư dân cứu giúp lẫn nhau mà không cần đảng và nhà nước lo.

PV VTV: Thứ trưởng nhận xét như thế nào về những hành vi của TQ?

Nguyễn Chí Vịnh: Tôi buộc lòng phải nói rằng, nếu Trung Quốc cứ nói không đi đôi với làm thì Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia không đáng tin cậy. Đại cục của một quốc gia chính là sự tin cậy của quốc gia đó với cộng đồng quốc tế và các nước láng giềng. Quan trọng hơn, hậu quả lâu dài là khi chính nhân dân họ hiểu đối với quốc tế, chính phủ họ nói không đi đôi với làm thì liệu đối với nhân dân mình, nói có đi đôi với làm không? Đó mới là điều quan trọng.

CTV Danlambao: Thế thì đảng và nhà nước VN ta chắc hẳn lời nói luôn luôn đi đôi với việc làm? Nhất là đối với nhân dân ta?

Nguyễn Chí Vịnh: Hừm, hừm!!! Anh đang lợi dụng quyền báo chí, lợi dụng câu hỏi để có ý xuyên tạc đảng và nhà nước nói một đường làm một nẻo đấy nhễ?

PV VTV: Thứ trưởng có lời nhắn nhủ gì với TQ?

Nguyễn Chí Vịnh: Trung Quốc hãy suy nghĩ thật kỹ và hãy dừng lại những hành động không xứng đáng với một nước Trung Hoa mà họ vẫn thường tự hào.

CTV Danlambao: Thế theo thứ trưởng, đảng và nhà nước ta đã làm những gì để nhân dân ta tự hào trước cảnh nước bạn đem khoan vào khoan, đem thuyền vào húc, đem vòi vào xịt...?

Nguyễn Chí Vịnh: Hừm, hừm, hừm!!! Công an đâu, bắt ngay thằng này!!!

Tôi trả lời tiếp: Trung Quốc sẽ không được gì khi dùng sức mạnh, đe dọa vũ lực để chiếm lĩnh những lợi ích không phải của họ. Trong thế giới văn minh không thể có chuyện một quốc gia ngang nhiên giẫm đạp lên chân lý, luật pháp quốc tế và đơn phương dùng vũ lực để ép buộc quốc gia khác. Trung Quốc đã sai lầm khi cưỡng đoạt chủ quyền Việt Nam.

PV VTV: Thưa thứ trưởng, thượng tướng vậy thì đảng ta có sai lầm khi vẫn đặt "kẻ sai lầm khi cưỡng đoạt chủ quyền Việt Nam" là bạn 4 vàng 16 tốt và phải gìn giữ mối quan hệ hữu hảo ấy như một gia sản cho nhiều thế hệ mai sau?

Nguyễn Chí Vịnh: An ninh đâu, bắt luôn thằng này!!!

Cắt.

Hết phim.

Tắt quạt.

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »


Câu Chuyện Trao Đổi Tù


Vũ Linh

Image
Trung sỹ Bowe Bergdahl (trái), người bị Taliban bắt làm tù binh.

...giá phải trả quá đắt, tạo tiền lệ cho quân khủng bố hung hăng hơn...

Tuần qua, một quân nhân Mỹ bị quân Taliban giam giữ từ 5 năm qua đã được trả tự do, đổi lấy việc chính quyền Obama thả 5 tù Guantanamo. Câu chuyện trao đổi tù này đã gây chấn động dư luận Mỹ và đã tạo ra không biết bao nhiêu tranh cãi.

Trung sĩ (sergeant) Bowe Bergdahl bị quân Taliban bắt giữ từ tháng Sáu, 2009 tại Afghanistan. Một buổi sáng sau phiên gác của anh, người ta không thấy anh đâu hết, Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ bủa đi tìm kiếm, lùng vào khu của quân Taliban, đụng độ mạnh khiến sáu quân nhân Mỹ bị chết, mà không có kết quả gì. Một tháng sau, anh xuất hiện trên truyền hình như là tù binh của Taliban.

Trong suốt 5 năm qua, chính quyền Mỹ qua nhiều trung gian, đã điều đình với Taliban để chuộc lại anh Bergdahl, nhưng không có kết quả gì vì Taliban yêu sách đòi thả những lãnh tụ cao cấp nhất của họ. Rồi bất thình lình chính quyền Obama công bố đã có thoả thuận và phải thi hành khẩn cấp. Anh Bergdahl được Taliban trao lại cho một toán LLĐB, trong khi 5 tên khủng bố được chở máy bay từ Guantanamo qua Qatar trao cho chính phủ tại đây. Theo điều kiện của Mỹ, 5 người này được tạm sống tại Qatar, một tiểu vương quốc vùng vịnh Ả Rập, nhưng không được ra khỏi xứ này trong một năm.

Câu chuyện mới nghe thì không thể nào không thấy phấn khởi. Cứu được một quân nhân Mỹ khỏi tay bọn khủng bố phải là ưu tiên hàng đầu, không cần biết phải đổi lấy gì. Ai cần giữ vài tên khủng bố vớ vẩn làm gì.

Nhưng coi vậy mà không phải vậy chút nào. Câu chuyện đã lại trở thành một khủng hoảng mới trong cái chính quyền gọi là đụng đâu đổ đấy.

Trước hết, chính quyền Obama đã vi phạm nguyên tắc cơ bản là không bao giờ điều đình với khủng bố. Không phải vì lý do những tổ chức khủng bố không chính danh, không có tư cách nói chuyện, đòi hỏi hay yêu sách gì với chính phủ Mỹ, mà vì nguyên tắc nói chuyện và chấp nhận điều kiện của khủng bố chỉ khuyến khích họ xào nấu lại chiến thuật khủng bố. Quân khủng bố khắp nơi trên thế giới có thể sẽ tìm cách bắt cóc lính hay công dân Mỹ, kể cả khách du lịch, đòi trao đổi với tù binh khủng bố.

Điều thứ nhì, cuộc mặc cả thương lượng đã đưa đến tình trạng chính quyền Obama trả một cái giá cực kỳ đắt. Khi mới loan tin trao đổi tù binh, chính quyền Obama cho biết anh trung sĩ Bergdahl sẽ được trao đổi với 5 tù trước đây là các “viên chức trung cấp” (mid-level officials) của Taliban. Sự thật hoàn toàn khác xa.

Năm người này không phải là “viên chức trung cấp” gì mà trái lại là những lãnh tụ cao cấp nhất của Taliban mà quân đội Mỹ đã bắt được trong những ngày đầu đánh Afghanistan. Ở đây quý độc giả không có nhu cầu biết đến mấy cái tên Ả Rập rắc rối làm gì, chỉ cần biết:

Số 1: Bộ Trưởng Nội Vụ Taliban, người chịu trách nhiệm chính sách độc tài sắt máu tàn bạo nhất của Taliban, đồng chí thân cận của Bin Laden.

Số 2: Tham Mưu Trưởng quân đội Taliban, đang bị Liên Hiệp Quốc truy tố về tội ác chống nhân loại vì đã giết cả ngàn dân thuộc bộ tộc Shiites tại Afghanistan.

Số 3: Thứ Trưởng Tình Báo Taliban, cũng là người phụ trách tình báo cho Al Qaeda.

Số 4: Thống Đốc tỉnh Balkh, chỉ huy quân Taliban chống lực lượng Northern Alliance là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tại Afghanistan; ông này vừa tới Qatar đã tuyên bố sẽ trở về Afghanistan tiếp tục cuộc chiến chống Mỹ.

Số 5: Thứ Trưởng Thông Tin của Taliban.

Nhìn vào danh sách trên, không ai có thể nói những bộ trưởng, thứ trưởng, và tham mưu trưởng quân đội lại có thể là “viên chức trung cấp” được. Cả năm người này đều nằm trong danh sách “nguy hiểm nhất”, và họ cũng đã ở trong danh sách xin được chuộc lại bằng mọi giá của quân Taliban từ cả chục năm qua.

Rất nhiều quan sát viên đã không dấu được ngạc nhiên khi nghe được cuộc trao đổi tù này. Cái giá mà chính quyền Obama trả cho việc lấy lại anh Bergdahl thật sự là quá cao, cao đến mức... khủng khiếp nếu ta nghĩ đến những chuyện những lãnh tụ khủng bố này có thể sẽ làm sau khi liên lạc được với các đồng chí. Tất cả đều là những loại sát thủ nặng ký với khả năng rõ ràng đã được chứng minh qua địa vị của họ trong chính quyền Taliban. TNS John McCain, trước đây ủng hộ ý kiến trao đổi tù, đã phải lắc đầu, không hiểu sao TT Obama có thể chấp nhận cái giá quá lớn như vậy.

Đối với quân khủng bố, đây là một cuộc thương thảo lời quá to: một trung sĩ đổi lấy năm ông mà một vị tướng trong Ngũ Giác Đài đã gọi là “5 ông tướng 4 sao của Taliban”. Chỉ cần bắt cóc chừng hai ba chục lính hay du khách Mỹ là tất cả các tù khủng bố Guantanamo, các lãnh tụ Taliban, Al Qaeda sẽ trở lại chiến trường được hết. Một bài toán học sinh tiểu học cũng biết làm, nhưng không biết chính quyền Obama có tính ra không. Hay ông đã tính ra đó là cách hay nhất để đóng cửa trại Guantanamo như đã hứa hẹn?

Phát ngôn viên Toà Bạch Ốc khẳng định những tù được thả ra là những thành phần không nguy hiểm. Nhưng chỉ một ngày sau, TT Obama tại Ba Lan nhìn nhận những tên này quả là những mối đe dọa có thể trở lại chiến trường giết lính Mỹ. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Trong hai người tất có một người nói láo.

TT Obama cũng tuyên bố những tên khủng bố sẽ bị kiểm soát kỹ. Nhưng ngay sau đó, một viên chức cao cấp Qatar đã cải chính, nói những tù được thả về Qatar sẽ được hoàn toàn tự do, chỉ không được ra khỏi xứ trong một năm thôi. Lại trống đánh xuôi kèn thổi ngược, và trong hai người lại có một người nói láo.

Cho dù không được ra khỏi xứ thì đây cũng là chuyện vô nghiã. Họ chẳng có nhu cầu ra khỏi Qatar làm gì. Họ sẽ không trở về Afghanistan được vì sẽ bị chính quyền Afghanistan bắt ngay. Do đó, phải ở nước khác, thành ra ở Qatar hay bất cứ xứ Ả Rập nào khác cũng vậy thôi. Điều quan trọng là họ được tự do đi lại, liên lạc lại với các đồng chí khủng bố, tha hồ điều khiển tổ chức những cuộc tấn công khủng bố tại Mỹ hay tại bất cứ đâu khác.

Anh Bergdahl là ai, tại sao bị bắt, cũng là một câu hỏi lớn.

Bà Cố Vấn An Ninh Susan Rice, người đã từng được đưa ra lãnh đạn trong vụ đại sứ Mỹ bị giết tại Benghazi, đã lại một lần nữa bị mang ra làm con thiêu thân, giải thích cho thiên hạ. Bà ca tụng anh Bergdahl là một quân nhân gương mẫu đã phục vụ trong danh dự và với thành tích đặc biệt (served with honor and distinction), và xứng đáng với sự quan tâm của chính quyền Obama và cái giá phải trả.

Ngay sau khi bà Rice lên tiếng thì một số quân nhân trước đây cùng đơn vị với anh Bergdahl đã lên tiếng tiếp theo ngay.

Họ kể lại sáng hôm đó, khi điểm danh không thấy anh Bergdahl đâu, chỉ thấy quân phục được xếp ngay ngắn cùng đầy đủ súng ống, mũ sắt, áo giáp nơi giường của anh. Có nghiã là anh Bergdahl đã tự ý đi ra để bị bắt một cách yên ổn, không chống cự, không đánh nhau bắn nhau gì hết.

Theo các đồng ngũ thì anh Bergdahl trước đó một thời gian đã công khai lên tiếng chống lại cuộc chiến Afghanistan, đã than “tôi lấy làm hổ thẹn là công dân Mỹ”. Theo họ thì anh Bergdahl thật sự đã đào ngũ, đi qua hàng ngũ Taliban, nhưng rồi không được họ chấp nhận. Việc đào ngũ của anh đã được Ngũ Giác Đài mạc nhiên chấp nhận khi việc truy tìm anh được đình chỉ sau vài tuần và kh tất cả các đồng ngũ của anh Bergdahl bị bắt ký giấy cam kết không tiết lộ chuyện anh Bergdahl đào ngũ. Đi xa hơn nữa, các quân nhân đồng ngũ còn đặt vấn đề anh Bergdahl đã phạm tội phản nghịch (treason) và đáng bị ra tòa án quân sự.

Họ cho rằng vì sự phản phúc của anh Bergdahl mà ít nhất sáu quân nhân LLĐB đã bị thiệt mạng khi họ phải đi tìm anh. Gia đình các quân nhân bị thiệt mạng này đã lên tiếng yêu cầu TT Obama giải thích tại sao con em họ phải chết để đi cứu một tên phản nghịch, và tại sao bây giờ phải thả năm tên khủng bố nguy hiểm nhất để mang anh phản nghịch này về, lại còn được bà Rice tôn vinh như một anh hùng? Các con em bị chết của họ sao không được nhắc đến và tôn vinh? Tại sao TT Obama lại mời đón bố mẹ anh Bergdahl vào Toà Bạch Ốc như đón bố mẹ của một người hùng? Hình ảnh TT Obama tại Tòa Bạch Ốc bên cạnh bố của anh Bergdahl, râu ria xồm xoàm kiểu Taliban không lấy gì gọi là tạo cảm tình cho lắm.

Sau khi mấy anh đồng ngũ lên tiếng, báo đối lập làm rùm beng, Bộ Quốc Phòng đành công bố tài liệu điều tra trước đây, cho thấy anh Bergdahl đã thực sự đào ngũ trước khi bị Taliban bắt.

Báo New York Times cũng loan tin anh Bergdahl trước khi biến mất, đã để thư nhắn lại là anh “bỏ đi để làm lại cuộc đời mới” (leaving to start a new life).

Foxnews cho biết nắm được tài liệu anh Bergdahl trong khi bị bắt đã đổi qua đạo Hồi và tình nguyện trở thành một chíến sĩ cho Hồi giáo (mujahid), được Taliban cấp súng cho nữa.

Những chuyện này hoàn toàn đi ngược lại những ca tụng của bà Rice. Chỉ tội cho bà Rice này, suốt ngày bị lôi ra bắt phải nói láo trước thiên hạ, ca tụng một anh đào ngũ là đã “phục vụ trong danh dự”, chỉ khiến giới quân nhân phẫn nộ. Một nhà báo đã nhận định có lẽ đối với bà Rice và ê-kíp Obama, đào ngũ cũng chỉ như học trò trốn học thôi, có gì ghê gớm đâu?

Bây giờ ta bàn đến chuyện hệ trọng hơn cả.

Về mặt pháp luật, TT Obama đã vi phạm luật do quốc hội biểu quyết và chính tổng thống đã ký ban hành. Đó là điều luật bắt buộc Hành Pháp phải “thông báo” cho Lập Pháp trước 30 ngày về mọi cuộc di chuyển tù khủng bố tại Guantanamo. Trong cuộc trao đổi tù này, quốc hội đã chỉ được thông báo khi anh Bergdahl đã ngồi trên trực thăng Mỹ và năm tên khủng bố đã ngồi trên phi cơ bay đi Qatar. Không tới một ngày chứ đừng nói 30 ngày.

Bộ trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel giải thích vì nhu cầu cấp bách, tình trạng sức khỏe của anh Bergdahl bị nguy hiểm nên không có thời gian 30 ngày để thông báo. Giải thích này khó nghe vì anh Bergdahl đã bị bắt giữ 5 năm rồi, và cuộc thương thảo lai rai đã kéo dài từ hồi đó tới giờ, không có lý do gì bất thình lình tính mạng của anh Bergdahl bị đe dọa khẩn cấp như vậy. Tin mới nhất từ bệnh viện quân y Mỹ tại Đức cho biết anh Bergdahl đã được kiểm tra, mạnh khoẻ, không có gì đáng lo.

Lời giải thích này nghe không lọt tai, nên chính quyền Obama đã đổi lại. Hôm Thứ Sáu vừa qua đưa lý do mới là không thông báo quốc hội được vì Taliban dọa sẽ giết anh Bergdahl ngay nếu chính quyền để lộ tin này ra công chúng. Lại một giải thích vô lý. Thông báo cho quốc hội không phải là thông báo cho công chúng. Cho dù lời giải thích này đúng sự thật thì có nghiã là chính quyền Obama đã hoàn toàn bị Taliban sỏ mũi đặt điều kiện mà không dám hó hé gì khác, đến độ phải vi phạm luật luôn. Đại cường?

Chính quyền Obama bất ngờ thay đổi thái độ, chấp nhận trao đổi sau khi cò cưa cả mấy năm trời, rồi hấp tấp thi hành, “không kịp” thông báo quốc hội. Tại sao? Câu trả lời dễ dàng và rõ ràng là tất cả đều là chuyện... chính trị. Tất cả mọi hành động, mọi quyết định của chính quyền Obama từ những ngày đầu đến giờ, đều hoàn toàn bị yếu tố chính trị, lợi thế cá nhân của tổng thống chi phối. Chuyện trao đổi tù này cũng không khác gì.

TT Obama bị vướng vào xì-căng-đan của Bộ Cựu Chiến Binh, bị tố là không giữ lời hứa cải thiện bộ này, để cả mấy chục cựu quân nhân Mỹ chết. Rõ ràng lơ là, không ngó ngàng đến các quân nhân Mỹ. Một thăm dò của báo phe ta Washington Post cho thấy 97% (!) dân Mỹ cho việc đối xử với cựu quân nhân là chuyện “đáng quan ngại”, 81% cho là TT Obama có trách nhiệm không nhiều thì ít, chỉ có 19% cho là TT Obama không có trách nhiệm gì trong vụ xì-căng-đan.

Trước dư luận này, TT Obama bắt buộc phải làm một cái gì khẩn cấp để cứu vớt tiếng tăm, để chứng tỏ mình thực sự quan tâm đến các quân nhân, lái dư luận ra khỏi chuyện bối rối vừa qua. Ông mau mắn bất ngờ nhẩy lên tàu bay đi thăm lính Mỹ tại Afghanistan. Nhưng gặp thất bại lớn vì xì-căng-đan tên của ông trùm CIA bị tiết lộ, che lấp mất tin thăm lính. Phải nghĩ cách khác. Và đó là lý do tại sao chính quyền Obama thay đổi thái độ, chịu ngã giá với Taliban, vội vã trao đổi Bergdahl với năm tên khủng bố mà Taliban đã đòi hỏi từ cả chục năm nay. Để rồi có dịp khoe đã thi hành nhiệm vụ thiêng liêng, đặc biệt quan tâm đến các quân nhân, bằng mọi giá, kể cả vi phạm luật.

Một vài nhà báo phe ta đã bênh vực quyết định của TT Obama, viện dẫn chuyện ông đã ký luật này với sự phản kháng. Theo thủ tục Hiến Pháp Mỹ, tổng thống nếu không đồng ý với một điều luật do quốc hội biểu quyết, mà không thể phủ quyết được, vẫn phải ký ban hành luật nhưng được ghi chú là tổng thống không đồng ý. Nhưng đây chỉ là một thủ tục giúp cho tổng thống có quyền lên tiếng bày tỏ quan điểm cá nhân thôi. Theo Hiến Pháp, tổng thống vẫn phải chấp hành luật.

Ông Lanny Davis, cựu cố vấn pháp luật của TT Clinton, đã nhận định TT Obama đã phạm luật và cần phải giải thích cho rõ việc này.

Một chuyên gia luật pháp của đài truyền hình phe ta CNN là ông Jeffrey Toobin, đã công khai nói thẳng trên đài là TT Obama đã vi phạm luật, cho dù nhìn bất cứ dưới khiá cạnh nào. Có thể đó là một hành động có tính nhân đạo khẩn cấp như Bộ Trưởng Hagel giải thích, nhưng không phải vì vậy mà trở thành hợp pháp. Vấn đề là tổng thống vi phạm luật thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Ai truy tố tổng thống ra tòa? Chắc chắn không phải là ông Bộ Trưởng Tư Pháp, một thành viên của nội các Obama. Cũng chắc chắn không phải Thượng Viện khi phe ta nắm đa số. Thành ra mặc dù TT Obama vi phạm luật, nhưng có nhiều hy vọng sẽ bình chân như vại.

Tại sao TT Obama lại vi phạm luật, qua mặt quốc hội? Tin mới nhất, Chủ Tịch Hạ Viện, dân biểu Cộng Hoà John Boehner cho biết cách đây hai năm, TT Obama có báo cáo cho quốc hội về chuyện điều đình với Taliban rồi, nhưng quốc hội đã không hưởng ứng ý kiến này. Bây giờ TT Obama vì cần giải pháp này nên đã bất chấp quốc hội để tự cứu mình.

“Vấn đề lớn nhất mà chúng ta gặp phải hiện nay là George Bush càng ngày càng tìm cách dành quyền cho Hành Pháp, qua mặt quốc hội. Đó là điều tôi sẽ lật ngược lại nếu tôi là tổng thống”. Đó là nguyên văn lời tuyên bố của ứng viên Obama, ngày 31/3/2008. Bây giờ ta đã thấy TT Obama “lật ngược” như thế nào. Ông lật ngược lời hứa của mình chứ không phải lật ngược hành động của TT Bush.

“Khi tổng thống làm một chuyện gì thì chuyện đó là hợp pháp”. Đó là lời biện minh của TT Nixon trong vụ án Watergate cách đây đúng 40 năm, trước khi bị ép từ chức. Giáo sư Jonathan Turley của Đại Học George Washington đã nhận định TT Obama chính là hình ảnh một tổng thống quyền thế mà Nixon mơ mộng nhưng không đạt được.

Những biến chuyển gần đây cho thấy một tình trạng lạ lùng. Chưa có một chính quyền nào lại phải trải qua một giai đoạn thê thảm như chính quyền Obama hiện nay. Hết khủng hoảng này đến xì-căng-đan khác, đỡ không kịp, suốt ngày lo “kềm hãm tác hại” mà báo Mỹ gọi là “damage control”. Ngay cả hành động nhân đạo thật đáng hoan nghênh vì ai cũng đồng ý anh Bergdahl cần phải được cứu về, có thể đoàn kết dân Mỹ sau lưng tổng thống, tăng uy tín cho tổng thống, cuối cùng cũng trở thành một khủng hoảng, mà lại là khủng hoảng lớn nhất, vì cái giá phải trả quá đắt, tạo tiền lệ cho quân khủng bố hung hăng hơn, đe dọa đến an ninh của lính và dân Mỹ khắp thế giới, và đưa tổng thống vào việc làm chuyện phạm pháp. Tất cả để cứu một người chưa biết chắc có đáng cứu hay không.

Càng ngày thì chính quyền Obama càng chứng tỏ là một chính quyền vừa thiếu khả năng vừa thiếu lương thiện, làm sai rồi lo nói dối quanh, tìm cách khỏa lấp, để rồi sai lầm lớn hơn nữa, rồi lại nói láo quanh. Vòng xoáy đưa tới... đàn hạch? (08-06-14)

Vũ Linh

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Khinh dân và sợ dân

Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

Từ ngày Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến thềm lục địa Việt Nam, trong phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam, có mấy hiện tượng đáng chú ý:

Thứ nhất, tất cả những lời phát biểu quan trọng nhất mà giới lãnh đạo Việt Nam tuyên bố đều ở ngoài Việt Nam: Một, ở Philippines (Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng) và hai, ở Singapore (Ðại Tướng Phùng Quang Thanh). Ở trong nước, với chính người Việt Nam, tất cả đều im lặng. Tại sao? Lý do dễ hiểu: Họ hoàn toàn coi thường người dân trong nước. Với dân chúng Việt Nam, họ không cần giải thích. Họ không cần phát biểu. Khi cần, họ ra lệnh. Không nghe lệnh, họ đánh hoặc bắt. Vậy thôi.

Thứ hai, nhà cầm quyền Việt Nam khuyến khích người Việt ở hải ngoại xuống đường biểu tình phản đối hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc, nhưng ở trong nước, họ lại cấm. Tại sao? Ở đây, lại có đến hai lý do: Một, họ coi thường người dân trong nước; và hai, quan trọng hơn, họ sợ. Có hai cái sợ: Một, sợ Trung Quốc nổi giận; và hai, sợ dân chúng biến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc thành những cuộc biểu tình chống lại họ. Tại sao họ lại sợ như vậy? Cũng có hai lý do: Một, họ thiếu tự tin; và hai, quan trọng hơn, họ biết dân chúng không thích và không tin họ, thậm chí, còn cho họ đã bán đứng Việt Nam cho Trung Quốc. Cái sợ ấy làm cho họ yếu hẳn đi. Trước hết, yếu với nhân dân: Họ tự cô lập mình thành một thiểu số lúc nào cũng phập phồng lo âu; hai, yếu với Trung Quốc: họ không có được sự hậu thuẫn của dân chúng trong cuộc đương đầu với Trung Quốc, cả về phương diện quân sự lẫn phương diện ngoại giao; cuối cùng, yếu trong các cuộc thương lượng với thế giới: Họ không đại diện cho ai cả.

Thứ ba, chỉ có các nhà lãnh đạo chính phủ, từ thủ tướng xuống bộ trưởng và đại tướng, còn tổng bí thư, người, trên nguyên tắc, có vai trò lãnh đạo cao nhất thì lại hoàn toàn lánh mặt. Báo chí thế giới tường thuật ông Nguyễn Phú Trọng xin sang Trung Quốc để nói chuyện với Tập Cận Bình hai lần nhưng cả hai lần đều bị từ chối. Chả lẽ ông chỉ muốn nói chuyện với Tập Cận Bình nhưng lại không có gì để nói với mấy triệu đảng viên và dân chúng Việt Nam? Tại sao? Tôi không biết. Nhưng tôi biết chắc chắn một điều: Ông đang thoái thác vai trò lãnh đạo của mình. Ông đang trốn tránh trách nhiệm. Ông hoàn toàn không xứng đáng với chiếc ghế và những bổng lộc ông đang có.

Thứ tư, như phần lớn các nhà bình luận trên thế giới nhận định, chính quyền Việt Nam rất bối rối trong việc đối phó với sự gây hấn của Trung Quốc. Sự im lặng bất thường của Nguyễn Phú Trọng hoặc những phát ngôn mâu thuẫn nhau của những người lãnh đạo thuộc loại cao cấp nhất trong chính phủ có thể xem như một biểu hiện của sự bối rối ấy.

Bản thân sự bối rối ấy, thật ra, rất đáng ngạc nhiên. Ðã đành chính trị luôn có những bất ngờ. Tuy nhiên, dưới mắt giới quan sát quốc tế, việc Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến thăm dò dầu khí ngay trên thềm lục địa Việt Nam là một điều có thể đoán trước được. Từ cả hơn 10 năm nay, Trung Quốc luôn luôn khẳng định chủ quyền trên Biển Ðông, luôn luôn bày tỏ ý đồ thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Ðông và luôn luôn xúc tiến việc hiện đại hóa hải quân cũng như các kỹ thuật thăm dò và khai thác dầu khí dưới lòng biển. Không cần tinh tế, người ta cũng biết Trung Quốc sẽ làm gì.

Nhưng dường như chính quyền Việt Nam lại không biết. Có lẽ họ quá tin tưởng vào quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Có điều, một sự tin tưởng như vậy có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi, trên thực tế, lâu nay, Trung Quốc chưa từng chứng tỏ bất cứ thiện chí hòa giải nào đối với Việt Nam. Họ vẫn luôn luôn lấn hiếp Việt Nam. Có vô số các biến cố nho nhỏ xảy ra gần như khá thường xuyên trong những năm qua chứng tỏ thái độ gây hấn ngang ngược của Trung Quốc. Tại sao chính quyền Việt Nam không thấy? Nói họ nhẹ dạ có lẽ không đúng. Có lẽ còn những lý do sâu xa gì khác. Nhưng có một điều chắc chắn: không có một lý do nào liên hệ đến chiến lược hay sự tính toán khôn ngoan nào cả. Nếu khôn ngoan, bây giờ họ đã không đến nỗi bối rối như vậy.

Thứ năm, ngoài sự bối rối, giới phân tích chính trị cũng nhận ra một điểm khác ở nhà cầm quyền Việt Nam: sự phân hóa. Tựu trung có hai nhóm khác nhau: Một nhóm muốn ngả về Tây phương, một nhóm muốn tiếp tục thỏa hiệp với Trung Quốc. Cần nói ngay: trong hoàn cảnh Trung Quốc đang xâm lấn lãnh hải Việt Nam, một chủ trương thỏa hiệp cũng đồng nghĩa với một chủ trương đầu hàng, hơn nữa, một sự phản bội. Nói có một bộ phận trong giới lãnh đạo Việt Nam muốn thỏa hiệp với Trung Quốc cũng có nghĩa là nói trong họ có một số kẻ đã bán linh hồn cho Trung Quốc. Những kẻ ấy là ai? Chúng ta không biết. Những kẻ ấy thừa khôn ngoan để không bao giờ bộc lộ công khai quan điểm của mình. Chúng ta chỉ biết chắc chắn một điều: Họ phải khá đông và phải ở những cương vị quan trọng nên nhóm muốn ngả về Tây phương không thể làm gì được họ.

Trong cái gọi là nhóm muốn ngả theo Tây phương ấy cũng có thể có hai mức độ: Một, họ muốn thân thiện với Tây phương, muốn trở thành đối tác chiến lược với Tây phương để dùng sự hậu thuẫn của Tây phương chống cự lại Trung Quốc. Hai, muốn theo mô hình chính trị của Tây phương, nghĩa là, sẽ dân chủ hóa, dù, trên thực tế, chắc chắn họ chỉ chấp nhận biện pháp dân chủ hóa từ từ, từng bước, từng bước. Có lẽ trong giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay, người ta chỉ dừng lại ở mức độ thứ nhất. Khó tin là có ai trong giới lãnh đạo hiện nay nghĩ đến việc dân chủ hóa hoàn toàn.

Bất cứ đặc điểm nào nêu trên cũng đều là những điều đáng tiếc.

User avatar
phodem
Posts: 229
Joined: Sat Feb 26, 2011 4:00 am

Post by phodem »

Image

Suy tư nhân ngày mất của anh hùng Nguyễn Thái Học –
Đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng


Nguyễn Chí Đức
-



... Nếu vào những năm 1946 kể cả Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… những người yêu nước mà không theo quan điểm của Cộng Sản nếu còn sống cũng sẽ bị thủ tiêu nếu không họ sẽ bị khống chế, triệt hạ chỉ còn có cách vào Nam mà thôi. Nếu họ ở lại miền Bắc thì bắt buộc phải vào các hội đoàn do Đảng Lao Động (ĐCSVN) dựng lên hoặc giả phải chết dần chết mòn trong đau khổ vì không thể thực hiện tâm nguyện, hoài bão của mình cho dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên lịch sử không bao giờ có chữ “Nếu”!

Chỉ vì muốn “Độc bá” mà ĐCSVN không những tàn độc với các đảng phái yêu nước khác mà ngay trong đồng chí của mình cũng tàn độc không kém kể từ khi ĐCSVN ra đời năm 1930 cho đến nay. Điều này lịch sử đã chứng minh qua các sự kiện và hi vọng sẽ còn được tiếp tục bạch hóa qua những cựu ủy viên BCT, TW của ĐCSVN phản tỉnh đứng về dân tộc...

*

Cách đây 2 tuần, một người bạn tên là Nguyễn Tiến Nam nhắn tin cho tôi biết ngày 17-6 là ngày mất của nhà cách mạng, anh hùng Nguyễn Thái Học. Không rủ được ai, cuối tuần tôi dong duổi xe máy lên thành phố Yên Bái chủ đích đến viếng khu lăng mộ Nguyễn Thái Học. Thật ra thì tôi cũng đi qua Tp.Yên Bái vài lần nhưng chỉ là đi ngang qua trên lộ trình thăm thú đó đây ở những địa danh, khung cảnh nên thơ, hùng vĩ của miền Tây Bắc Việt Nam.

Thành thực mà nói nếu Tiến Nam không nhắc nhở thì tôi cũng không biết, nhưng không phải chỉ có mình tôi lãng quên mà phần lớn mọi người ít ai chú ý, đặc biệt dân ở Yên Bái cũng không có tổ chức lễ lạt, cũng chỉ là một ngày bình thường như bao ngày mà thôi.

Cũng thành thực mà nói hiện nay ở Việt Nam trong sinh hoạt chính trị chỉ duy nhất có đơn đảng hoạt động là ĐCSVN, nếu đa đảng chắc chắn tôi sẽ nộp đơn xin gia nhập đảng phái nào có thiên hướng quốc gia. Không những thế nếu có điều kiện, sức khỏe tôi sẽ đi vận động (chiêu hồi) những anh-em là đảng viên ĐCSVN nhưng có tư tưởng dân tộc mạnh mẽ cùng tham gia. Cố nhiên đến lúc đó những đảng phái dân chủ, xã hội, những liên đoàn bảo vệ quyền lợi của các nhóm đối tượng người lao động cũng sẽ xuất hiện, những hội đoàn cải cách xã hội có màu sắc tôn giáo cũng sẽ có chỗ đứng để phát huy ảnh hưởng.

Lần giở những trang lịch sử về cuộc đời của anh hùng Nguyễn Thái Học, người sáng lập và là Đảng Trưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) phải nói Ông là người rất có hùng tâm-đại chí, cương cường quả cảm, tình cảm yêu nước mãnh liệt, có viễn kiến mặc dù đang tuổi thanh niên. Cố nhiên vì nhiều lý do như nhân sự, tổ chức không chặt chẽ, bối cảnh trong nước – quốc tế chưa thuận lợi, nôn nóng gấp gáp cho nên cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc Dân Đảng lãnh đạo đã thất bại khiến cho nhân sự của Đảng này bị tổn thất lớn và cuối cùng đã bị Việt Minh thanh toán trong vụ án Ôn Như Hầu vào tháng 7/1946 kể từ đây vai trò chính trị của VNQDĐ đã hoàn toàn chấm dứt ở miền Bắc. Không riêng gì VNQDĐ mà một số lãnh tụ đảng phái/tôn giáo yêu nước vào giai đoạn đó cũng bị mất tích một cách đầy bí ẩn.

Cách đây mấy năm, 1 người bà con của tôi là đảng viên ĐCSVN có nhận xét đáng nhẽ ra lịch sử Việt Nam phải có 1 người tầm cỡ như cụ Phan Bội Châu/Phan Chu Trinh làm lãnh tụ, tổng thống thì dân tộc sẽ giảm bớt nạn binh đao, đất nước đã phú cường, thực sự dân chủ từ lâu rồi. Nhưng tôi có nhận xét khác: nếu vào những năm 1946 kể cả Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… những người yêu nước mà không theo quan điểm của Cộng Sản nếu còn sống cũng sẽ bị thủ tiêu nếu không họ sẽ bị khống chế, triệt hạ chỉ còn có cách vào Nam mà thôi. Nếu họ ở lại miền Bắc thì bắt buộc phải vào các hội đoàn do Đảng Lao Động (ĐCSVN) dựng lên hoặc giả phải chết dần chết mòn trong đau khổ vì không thể thực hiện tâm nguyện, hoài bão của mình cho dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên lịch sử không bao giờ có chữ “Nếu”!

Chỉ vì muốn “Độc bá” mà ĐCSVN không những tàn độc với các đảng phái yêu nước khác mà ngay trong đồng chí của mình cũng tàn độc không kém kể từ khi ĐCSVN ra đời năm 1930 cho đến nay. Điều này lịch sử đã chứng minh qua các sự kiện và hi vọng sẽ còn được tiếp tục bạch hóa qua những cựu ủy viên BCT, TW của ĐCSVN phản tỉnh đứng về dân tộc.


Sở dĩ tôi tóm lược sơ sơ những gì tôi hiểu/phân tích về lịch sử VNQDĐ ở trên vì hiện nay điều này vẫn được thể hiện một cách bàng bạc đâu đó nhưng những điều mà tôi được biết sau đây:

Dò hỏi một số người dân địa phương một cách ngẫu nhiên, tôi được biết trước đây Việt Kiều (hậu duệ của các tiền bối VNQDĐ) muốn mang tiền về xây dựng khu lăng mộ, công viên tưởng niệm Nguyễn Thái Học và các đ/c của VNQDĐ bị xử chém cho khang trang hơn nhưng chính quyền không đồng ý. Trong khi chính quyền chẳng màng huặc giả không có tiền xây dựng, trùng tu công viên cho hoành tráng, thậm chí không có lời giới thiệu lịch sử để học sinh tìm hiểu nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, bất khuất của các tiền nhân. Lăng mộ – Tượng đài Nguyễn Thái Học chỉ là nơi hữu ích cho dân chích choác, xì ke ma túy tác túc vào ban đêm.

Còn chỗ mà anh hùng Nguyễn Thái Học bị chém lại ở một nơi khác, chỉ là 1 cái miếu nhỏ đơn sơn nằm trong khuôn viên của một Cty Chè nào đó, sau lưng cái miếu là nhà thờ Yên Bái. Thế hệ trẻ Việt Nam sau này rồi sẽ lãng quên những anh hùng như Nguyễn Thái Học mà thay vào đó là những thần tượng ngoại quốc như các nam/nữ ca sĩ xinh đẹp K-Pop của Hàn Quốc, các nam/nữ người mẫu chân dài đầy quyến rũ, sành điệu-hàng hiệu nhưng cũng đầy bạc nhược về bản lãnh và kiến thức Việt Nam. Nguyên nhân sâu xa không phải lỗi của thế hệ trẻ nhưng là lỗi tại ai?

Một số người dân có hiểu biết do tìm hiểu lịch sử hoặc do cha mẹ là dân thổ địa ở Yên Bái thì họ hiểu Nguyễn Thái Học là một nhà cách mạng, một anh hùng dân tộc chứ không chỉ thuần túy là một Liệt Sĩ thông thường như nhiều đài tưởng niệm Tổ quốc ghi công các liệt sĩ mà chủ yếu là quân nhân của QĐNDVN.

Buồn cười nhất là tôi có hỏi 1 người đàn ông "Nếu Nguyễn Thái Học thành công thì sao nhỉ?". Anh này nửa đùa nửa thật nói "Nếu thành công thì Việt Nam giờ phải như Hàn Quốc, Đài Loan rồi. Cũng chẳng có Hồ Chí Minh nữa!"

Gây chú ý một cách thích thú cho tôi là một bia đá có dòng chữ:


“Đây là điều nhắc nhở ta rằng không thể bịt miệng một dân tộc mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ” – Louis Aragon, Nhà thơ Cộng Sản Pháp

Thật trớ trêu tác giả lại là một người Cộng Sản Pháp nhận xét thay cho dân tộc Việt Nam. Thật cay đắng làm sao điều này vẫn có giá trị thời sự, duy chỉ có khác biệt trước đây chính quyền thực dân Pháp bịt miệng dân tộc Việt Nam thì ngày nay chính quyền Cộng Sản Việt Nam bằng cách này hay cách khác đã-đang-và sẽ bóp cổ chính dân tộc mình trước họa ngoại xâm của Tàu Khựa trên các mặt quân sự, kinh tế, văn hóa. Dân tộc đã phải khốn khổ, mòn mỏi chịu đựng hi sinh để ĐCSVN đứng trên vũ đài lịch sử nhưng ngày nay một vài kẻ/nhóm cầm đầu trong ĐCSVN thao túng chính phủ, quốc hội đã mạt sát, dẫm đạp lên chính nhân dân của dân tộc mình.

Chúng mày hãy đi chết đi! Nhưng dân tộc này vẫn bất khuất tồn tại!

Quả thật, ĐCSVN – Đảng mà tôi hiện nay đang là thành viên đang tự chết dần chết mòn (chưa sụp đổ) bởi 2 lẽ:

- Làm thui chột tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam

Cái mà những kẻ cầm đầu trong ĐCSVN muốn níu kéo chẳng qua vì quyền lợi ích kỷ của thiểu số rất nhỏ trong nội bộ. Tôi đã bỏ công chú ý trong nhiều năm và kết luận tình yêu quê hương, đất nước của những nhà lý luận, tư tưởng, tuyên giáo của CSVN rất yếu ớt, nhạt nhòa phản ảnh rõ nét qua những bài lý luận, khẩu ngữ của họ khi phát biểu. Chán ngắt và hô hào suông trái ngược với thực tế đang diễn ra!

- Xa rời với mục tiêu lý tưởng của cộng sản

Không còn tha thiết bảo vệ quyền lợi của nông dân, công nhân, ngư dân; Không còn sôi sục đấu tranh vì bất công xã hội mà do chính hệ thống chính trị của ĐCSVN gây ra cho nhân dân. Cái này rõ như ban ngày, chẳng cần đến những người quan tâm đến xã hội, chính trị, những trí thức/luật sư phải lên tiếng chỉ cần ngẫu nhiên hỏi bất kì một người dân lao động bình thường như bác xe ôm, bà bán hàng rong, anh thợ cắt tóc… sẽ phản ảnh suy tư, tình cảm của người dân đối với Chế độ cầm quyền hiện nay như thế nào.

Cố nhiên trong quá khứ và hiện nay có rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt trong ĐCSVN tuy nhiên họ không đại diện cho những bông hoa tươi thắm do Cộng Sản sản sinh. Tự thân họ là những tinh hoa, bất khuất, anh dũng của dân tộc Việt. Họ đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN thì tốt đẹp và có lợi cho Đảng chứ kì thực ĐCSVN không và không thể đào tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, sống vô vụ lợi cho nhân quần, xã hội. Đặc biệt chính ĐCSVN làm thui chột tình yêu quê hương, đất nước, làm tha hóa không những các thành viên cao cấp và hàng triệu đảng viên thường mà làm băng hoại toàn xã hội. Ai mới chuẩn bị gia nhập ĐCSVN đều đầy hoài bão, nhiệt huyết, tâm hồn trong sáng như chỉ một thời gian sau tất cả (bao gồm cả tôi) ít nhiều đều bị tha hóa, chán nản, bị nhồi sọ, bị ám ảnh bởi quyền lực tuyệt đối mà sinh ra tàn độc, thủ đoạn với đ/c của mình nói riêng và dân tộc nói chung.

Một phiến đá khiến tôi không khỏi suy tư đối với những ai đang quan tâm đến vận mệnh dân tộc hiện nay.

Câu thơ “Chết vì tổ quốc Chết vinh quang” mà Nguyễn Thái Học đọc tại pháp trường khi thực dân Pháp xử chém ngày 17/6/1930 thể hiện khí phách can đảm của người anh hùng hy sinh cho đất nước, toát lên thần thái của người tử tù hiên ngang đón nhận cái chết trước mặt kẻ thù. Câu thơ đó cũng làm tôi liên tưởng đến bài thơ “CHẾT” của cụ Phan Bội Châu:

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.

Tất nhiên thời buổi này đất nước đã thống nhất trọn vẹn thì việc quả cảm hi sinh mạng sống của mình để giành độc lập cho dân tộc là không cần thiết. Dù muốn hay không chúng ta phải thừa nhận công lao và hi sinh của những người Cộng Sản tiền bối đã là tác nhân cuối cùng giành độc lập cho dân tộc, mặc dù như trên tôi đã viết có những việc tàn độc đối với những đảng phái yêu nước khác. Nhưng với quan điểm chính thống của người theo chủ nghĩa dân tộc, với tôi những ai/tổ chức nào đã có công trong việc đánh đuổi ngoại xâm sẽ được lịch sử và người dân tưởng nhớ đời đời. Những ai hoạt động chính trị có ý định tuyên truyền nhằm bôi nhọ, phủ nhận công sức, hi sinh của những người CSVN đời đầu nhằm đề cao tính chính danh của mình theo kiểu “đạp người xuống nhằm tôn mình lên” là những kẻ không lương thiện trong chính trị.

Tuy nhiên không vì thế mà ĐCSVN cứ ngồi lì mãi trên ngai vàng, ăn mày dĩ vãng vào hào quang quá khứ nếu thế có khác chi các triều đại phong kiến khác cũng đánh đuổi quân xâm lược và trị vì cho đến khi suy yếu huặc bị ngoại bang xâm lược, rồi lại tiếp tục một chu trình mới. Trong khi ĐCSVN lúc nào cũng ra rả tuyên truyền về cách mạng, về văn minh, về dân chủ, về tự do.

Còn đối với những người quan tâm đến thời sự, chính trị của Việt Nam thì sao?

Tôi có cảm giác những người muốn thay đổi xã hội hiện nay cho tốt đẹp hơn có lẽ cũng đang lâm vào tình trạng bế tắc, chán nản, chờ thời theo kiểu "trí thức trùm chăn nhưng vẫn vểnh tai nghe ngóng". Tôi nghĩ về trình độ chuyên môn, khả năng phân tích của họ có thừa nhưng bản lãnh dấn thân nhập cuộc thì còn khiêm tốn. Cố nhiên cũng có những nhà hoạt động về dân chủ, trí thức dân thân đã từng phải ngồi tù, bị sách nhiễu nhưng họ không đại diện cho tất cả giới trí thức của Việt Nam đông đến hàng vạn người.

Những người tốt trong ĐCSVN nhất là những thành phần đã về hưu, ít nhiều đã có cống hiến cho chế độ cũng chỉ có thể phản biện suông mà không tác động vào những đối tượng cầm quyền là bậc hậu bối, có khi họ đành phải khuất mắt trông coi, nhắm mắt làm ngơ trước những tiêu cực. Còn những vị đang cầm quyền, tại chức thì thôi đừng mất công phân tích làm gì, TIỀN mới là động lực chính của họ. Có những công việc tưởng như giúp dân, giúp nước nhưng bản chất chỉ là những công việc nghề nghiệp chuyên nghành, sâu xa động lực chính cũng họ chỉ là TIỀN và TIỀN mà thôi.

LỜI CUỐI: Thực sự bài viết của tôi cũng hơi lan man, việc ca ngợi anh hùng Nguyễn Thái Học cũng bằng thừa vì hiển nhiên ai cũng biết nhưng qua bài viết này tôi mong rằng những người quan tâm đến chính trị, xã hội đặc biệt là các trí thức đang còn tại vị, làm việc trong các công sở, xí nghiệp, cao hơn là quan chức trong Chính Phủ/Quốc Hội, những sỹ quan trong các lực lượng vũ trang hãy can đảm và suy tư đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết quyền lợi của phe nhóm, tổ chức đảng (bất luận là đảng nào). Chỉ cần mỗi người can đảm, hi sinh bằng 1/10 anh hùng Nguyễn Thái Học có khi sẽ tác động lớn đến sự biến chuyển của đất nước mạnh mẽ. Mong rằng đến một lúc nào đó khi chúng ta nhìn lại, chúng ta sẽ thấy quyết định của mình là đúng và tự hào vì điều đó huặc sẽ ôm hận thiên thu vì hèn nhát, bạc nhược để rồi dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam vào vòng cương tỏa của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt đó là TÀU KHỰA.

Nguyễn Chí Đức

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Đại biểu quốc hội 'chiếm diễn đàn', kêu gọi ra nghị quyết về Biển Đông

CTV Danlambao - Nóng ruột trước tình hình căng thẳng tại Biển Đông, đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã phải đột ngột 'chiếm diễn đàn' nghị trường nhằm lên tiếng kêu gọi quốc hội Việt Nam ra một nghị quyết tuyên bố chính thức về Biển Đông, thể hiện rõ thái độ trước các hành vi xâm lược của Trung Quốc.

Ý kiến của vị đại biểu đoàn Sài Gòn được nêu lên vào sáng ngày 19/6, giữa lúc quốc hội Việt Nam với 500 ông nghị, bà nghị đang mải mê thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân.

Phiên họp lần thứ 7 năm nay sẽ kéo dài trong 28 ngày, quốc hội chủ yếu bàn những việc tào lao mà không có chương trình nói về tình hình Biển Đông hiện đang hết sức nguy cấp.

Đơn cử như việc bỏ phiếu tín nhiệm, cả 500 ông bà nghị sau khi bàn tới bàn lui mới thống nhất việc chuyển từ 3 mức tín nhiệm xuống thành... 2 mức. (Còn 'tín nhiệm' và 'tín nhiệm thấp')

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, nhân dân cả nước mong mỏi quốc hội Việt Nam kỳ này cần phải ra nghị quyết lên án và 'vạch trần âm mưu vừa đấm, vừa xoa, vừa đánh, vừa đàm, vừa ăn cướp, vừa la làng của Trung Quốc'.

"Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về biển Đông tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Các đại biểu Quốc hội chắc chắn sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri."

Ông Nghĩa tha thiết kêu gọi các đại biểu có mặt tại hội trường cùng 'chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ kiến nghị' việc ra nghị quyết về Biển Đông. Đồng thời, ông cũng lên tiếng xin lỗi vì đã phải trình bày bị cho là lạc đề, 'vì trong chương trình còn lại thì không có mục nào dành cho Biển Đông cả'.

Các đại biểu quốc hội phát biểu sau đó không có bất cứ ai lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi của ông Trương Trọng Nghĩa. Khoảng 20 vị còn lại tiếp tục quay lại phần thảo luận một cách 'đúng chủ đề' về dự án Luật Căn cước công dân.

Sau cùng, người chủ trì buổi họp là phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu trong phần tổng kết phiên thảo luận cũng không đả động bất cứ điều gì về việc quốc hội ra nghị quyết Biển Đông.

Vị Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, luật sư Trương Trọng Nghĩa trở nên hoàn toàn đơn độc trong quốc hội - nơi tự nhận là 'cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân' mà ông Nghĩa cũng là một trong 500 đại biểu.


Dưới đây là toàn văn phát biểu của ông Trương Trọng Nghĩa:

Kính thưa Quốc hội,

Trong phát biểu của tôi có 2 phần, tôi xin phép dành mấy phút để nói một phần có liên quan:

Thứ nhất, kỳ họp này khai mạc thì đồng bào cả nước vô cùng mong mỏi: trước hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, nhân dân Việt Nam phải có một cái nghị quyết trong đó tuyên bố với nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới về lập trường chính nghĩa của mình, lên án hành vi sai trái của Trung Quốc và vạch trần âm mưu vừa đấm, vừa xoa, vừa đánh, vừa đàm, vừa ăn cướp, vừa la làng của Trung Quốc.

Đồng thời nghị quyết cho các cơ quan nhà nước Việt Nam, các lực lượng vũ trang Việt Nam tiến hành các biện pháp bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Trong đó có biện pháp khởi kiện Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa bằng vũ lực ra các tổ chức tài phán quốc tế.

Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về biển Đông tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Các đại biểu Quốc hội chắc chắn sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri. Còn dư luận thế giới thì chắc chắn sẽ bình luận rằng hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này lại không có phản ứng chính thức gì thì việc gì các nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Đây có thể mà một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa.

Tôi mong được lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước xem xét chấp thuận kiến nghị này, nếu cần xin lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội, nếu đa số ủng hộ thì ta làm.

Tôi rất mong các đại biểu Quốc hội chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ kiến nghị của tôi.

Tôi xin lỗi vì phải trình bày điều này trong phiên họp này, vì trong chương trình còn lại thì không có mục nào dành cho Biển Đông cả.

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

NHỮNG KẺ BÁN LINH HỒN CHO QUỶ
Người Lính Già Oregon
I.

Thời gian gần đây, khi đọc tin một số ca nhạc sĩ hải ngoại kéo nhau về
Sài Gòn, Hà Nội trình diễn, tự dưng tôi nghĩ đến Việt Khang, ca nhạc
sĩ anh hùng của lòng tôi và của biết bao người Việt Nam trên thế giới
và trong nước. Việt Khang sáng tác rất ít, tôi nhớ hình như chỉ đôi ba
bài, Việt Nam tôi đâu ? và Anh là ai ? Và đích thân hát bài của chính
anh. Nhưng chỉ qua những bài ấy thôi anh đã biểu hiệu lòng yêu nước
nồng nàn, cao độ, tha thiết hơn bất cứ ca nhạc sĩ nào từ trước đến
nay, kể cả thời Việt Nam Cộng Hòa. Lời ca thật đơn sơ, bình dị, không
có những câu văn vẻ, khuôn sáo, hoặc sắt máu, dữ dằn, đằng đằng sát
khí, theo đơn đặt hàng…Không. Tất cả nơi anh nghe như lời than vãn
hoặc tình tự thường ngày, âm điệu thật nhẹ nhàng. Dễ dàng đến nỗi các
cháu bé hải ngoại năm tuổi cũng có thể trình bày một cách suông sẻ.
Như tiếng thổn thức của mẹ già, em thơ, dâng lên tự đáy lòng. Như
tiếng nghẹn ngào, nức nở từ nỗi uất hận bao nhiêu năm đè nén nay òa
vỡ, miên man chảy theo sông, theo biển…

Bản thân Việt Khang, sinh năm 1974, chưa hề biết chiến tranh, chưa hề
biết cộng sản hay quốc gia, chưa hề hưởng một ơn mưa móc dù nhỏ của
chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chưa hề biết những tủi nhục và oan nghiệt đã
rơi ập xuống đất nước và gia đình ngày 30.4.1975, chưa hề chạy trốn
Việt cộng trối chết, trước hay sau ngày mất nước, hốt hoảng như chuột,
chưa hề khai mình là tỵ nạn cộng sản, chưa hề tự phong là trí thức tốt
nghiệp tại ngoại quốc, là ca sĩ, nhạc sĩ với sự nghiệp âm nhạc 10, 20,
50 năm. Chưa hề…Nhưng, cũng như bao thanh niên cùng thế hệ, anh đã lớn
lên và đang sống ngay trong lòng chế độ Việt cộng, trên một đất nước
nay biến thành một trại tù khổng lồ. Cho nên, cũng như tất cả người
Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản chân chính trên thế giới, anh đã hiểu
thế nào là độc tài, là áp bức, là bất công, biết thế nào là thiếu tự
do, nhân quyền, dân chủ, mơ ước như thế nào bóng dáng của hạnh phúc,
ấm no, chờ đợi như thế nào ánh sáng bình minh đến xua tan đêm tối vây
hãm triền miên cả một dân tộc đọa đày.

Việt Khang chỉ làm đôi ba bài hát thôi, nhưng đã bị truy tố ra tòa,
lãnh ba năm tù ở, bởi lũ lãnh đạo Việt cộng khôn nhà dại chợ, chuyên
hà hiếp dân lành, tay không một tấc sắt, nhưng lại sợ hãi, khúm núm
trước quân thù Tàu cộng. Điều đó cho thấy lũ chúng nó rất sợ anh và
ảnh hưởng của hai ca khúc có vẻ nhẹ nhàng, nhưng đâm thẳng vào tim
chúng nó, nhức nhối như những nhát dao bén nhọn. Chỉ cần hai bài thôi,
nhưng trong ấy người nghe bao nhiêu tiếng gọi yêu nước ngút ngàn, bao
nhiêu lời tình tự dân tộc thiết tha, bao nhiêu thương yêu và thù hận.
Anh không hô hào lật đổ ai, nhưng bọn chúng nó phải nể và sợ.

Việt Khang, tôi gọi tên em với tất cả lòng cảm thương, và thán phục,
và tôn vinh, dù chưa một lần được gặp em, quen em, nhìn em, nghe em
hát. Nhưng tôi cần em, ít ra trong bài viết này, cần hình ảnh rạng
ngời và gương hy sinh cao quý của em cho chính nghĩa, đại cuộc, để dạy
một bài học làm người cho lũ hát xướng hải ngoại đang rủ nhau về nước
trình diễn.

Nói đến Việt Khang, tôi lại nhớ một ca sĩ hải ngoại khác ít nhiều
chiếm ngự hồn tôi: Nguyệt Ánh. Nguyệt Ánh với lòng yêu nước vô bờ,
thôi thúc như tiếng sóng Thái Bình Dương réo gọi, với những bài hưng
ca đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt, làm vỡ tim người.

Và xa hơn, ca nhạc sĩ tỵ nạn Cuba qua Mỹ từ lúc nhỏ, có cha từng phục
vụ trong Quân Đội Mỹ tại Việt Nam: Gloria Estafan, hiện sống tại
Miami. Danh cô vang lừng thế giới, không chỉ vì sự nghiệp ca hát, mà
còn và nhất là bởi lập trường của một người tỵ nạn chân chính cương
quyết chống chế độ cộng sản phi nhân Fidel Castro và bè lũ. Một lần
được mời trở về Cuba hát nhân dịp Đức Giáo Hoàng viếng thăm, cô đã từ
chối. Lần khác, được mời qua Vatican hát trong một đại lễ, cô chấp
nhận với một điều kiện duy nhất: Xin Đức Thánh Cha cầu nguyện, và làm
mọi cách, cho đất nước Cuba của cô được tìm lại tự do, nhân quyền. Cô
đã sáng tác và trình bày một ca khúc mang tên ‘’Go away’’ bình dị,
tương tự ‘’Việt Nam tôi đâu ?’’ của Việt Khang, trong đó cô nhẹ nhàng
lên tiếng mắng mỏ và yêu cầu Fidel Castro cuốn gói rời khỏi Cuba:

Go away
Won’t you just go away
Don’t you come back one day
Take your stuff
Take all of your precious things
Leave right now [...]

II.

Trong khi ca nhạc sĩ anh hùng Việt Khang bị giam cầm trong nước, và
đồng nghiệp gốc tỵ nạn Cuba Gloria Estafan cương quyết không trở về
quê hương khi chế độ độc tài còn ngự trị thì các ca sĩ, nhạc sĩ thuộc
diện xướng ca vô loài Việt Nam hải ngoại vô nhân, vô sỉ, vô luân, đực
có, cái có, đẹp có, xấu có, trẻ có, già có, sang có, sến có, khôn có,
ngu có, nổi tiếng có, cắc ké có, đủ cả…rủ nhau làm đơn xin trở về hát
cho Việt cộng nghe, mặc nhiên, tự nguyện bán linh hồn cho quỷ. Nếu
thực sự bọn chúng có một linh hồn.

Bán linh hồn cho quỷ, bọn Việt gian chỉ có bia ôm, thân xác đĩ điếm và
thiếu nữ nghèo khổ. Không có tình yêu cứu rỗi, chúng phải từ chết đến
chết, bị khinh chê, nguyền rủa đời đời.

Riêng lũ xướng ca vô loài Việt gian còn phải qua những màn phỏng vấn,
điều tra về lập trường, số lượng và nội dung những bài sẽ hát, rồi
phải hát thử cho công an nghe. Một người quen sống tại Việt Nam có kể
về những ca sĩ hải ngoại hát ở phòng trà đường Cao Thắng, Sài Gòn,
từng đứa một, từ Lệ Thu, Ý Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh đến Tuấn Vũ,
Chế Linh, Từ Công Phụng v.v…Muốn được phép trình diễn, bọn ca sĩ này
phải qua một kỳ thử nghiệm hát cho công an Việt cộng nhìn, nghe trước
những bài đã được chúng cho phép. Chúng gật đầu, chấm đậu mới được lên
sân khấu, dù là phòng trà tư. Điều này làm người ta nhớ hoạt cảnh thê
thảm trong đó những cô gái quê muốn lấy ‘’chồng ngoại’’, phải sắp hàng
cởi áo cởi quần cho những thằng Đài Loan, Đại Hàn, Mã Lai đui què sứt
mẻ, nửa khùng, nửa điên…tha hồ sờ mó, khám, lựa, tuyển, chi tiền, dắt
đi. Than ôi. Còn cái nhục nào hơn!

Nhưng bọn vô loài, vô sỉ ấy đâu biết nhục là gì. Cha ông ta cũng đã
dặn dò: "đĩ chín phương còn để một phương lấy chồng". Đằng này, còn
phương nào, mười hay hai mươi, chúng cũng giành nhau làm ráo hết.
Không biết nhục, trái lại, chúng lại vênh váo, trơ tráo lên tiếng tự
bênh vực cho hành động của mình: đại khái, chúng về, vì:

• muốn đền đáp lại lòng mến mộ của đồng bào trong nước.

1) Đồng bào nào? Ba mươi năm nay, có người dân nào thuộc miền Nam cũ
đang phải sống thoi thóp, ngột ngạt dưới gông cùm cộng sản, còn nhớ
đến bọn ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại trước kia đã bỏ rơi đồng bào chạy có
cờ, nay ế khứa, hết tiền, về già trông bèo nhèo như những cái mền
rách, còn nhớ đến những bài tình ca một thời rên rỉ, sướt mướt, lảm
nhảm, lảng nhách của chúng, để viết thư yêu cầu chúng trở về hát cho
họ nghe ? Rồi đồng bào lấy tiền đâu mua vé cả trăm đô ? Nói chi những
người dân của chế độ xã hội chủ nghĩa biết chúng là ai, mà mến với mộ,
tiếc với nhớ ? Ngược lại, thấy chúng lần lượt trở về biểu diễn, ca
múa, làm hề, đại đa số nếu không khinh bỉ như những con chó ghẻ thì
cũng tỏ ra dửng dưng, thờ ơ, lạnh nhạt.

2) Đồng bào, hay chỉ là bọn cai thầu văn nghệ cơ hội chủ nghĩa, tham
tiền, lợi dụng thị hiếu mới của đám cán bộ, đại gia Việt cộng no cơm
rửng mỡ, trưởng giả học làm sang, hoặc nguy hiểm hơn, bọn tay sai của
lũ công an trong biệt đội văn nghệ có nhiệm vụ thực thi điều khoản
"giao lưu văn hóa", "hòa hợp hòa giải" của nghị quyết 36, bày ra những
buổi trình diễn để câu những con mồi nghệ sĩ, ca sĩ "Việt kiều" vì ham
tiền, háo danh, mà gục mặt trở về nhận lãnh những lời tâng bốc dởm và
đồng tiền tanh hôi của Việt cộng bố thí cho?

3) Tại hải ngoại, suốt bao năm trời, bọn xướng ca vô loài này được
đồng hương tỵ nạn nâng đỡ, đùm bọc, viết bài lăng xê, ca tụng chúng,
nuôi sống chúng bằng cách mua vé tham dự những shows văn nghệ, ra mắt
CD…mặc dù theo thời gian tài sắc của chúng đi xuống. Nay chúng trở
mặt, trở cờ, trở thành những đứa Việt gian quay về cung cúc phục vụ kẻ
thù, và điều đó càng làm ta hiểu hơn nỗi lòng của Cụ Nguyễn Đình
Chiểu, một anh hùng kháng Pháp, qua hai câu thơ mộc mạc, thẳng thừng:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

• nghệ thuật, mà nghệ thuật thì phi chính trị

1) Nghệ thuật vị nghệ thuật ư ? Còn lâu. Trên lãnh vực văn chương, hội
họa, từ thời Lãng Mạn Théophile Gautier và trường phái Parnassiens bên
Pháp, người ta đã tốn nhiều giấy mực và nước bọt để thảo luận, tranh
cãi về quan niệm này, nhưng cuối cùng không đi đến đâu. Bởi vì không
bao giờ có một nghệ thuật vị nghệ thuật. Nghĩa là bất cứ nghệ thuật
nào cũng phải phục vụ nhân sinh, tức con người. Đối với Việt cộng,
quan niệm này còn khắt khe hơn, gần như tuyệt đối. Đối với chúng, nghệ
thuật phải phục vụ, không phải con người, mà duy nhất bác và đảng.
Nghệ thuật đồng nghĩa với chính trị, tuyên truyền, nói dối. Tố Hữu khi
làm thơ khóc Staline sức mấy mà vì nghệ thuật vị nghệ thuật ? Trịnh
Công Sơn kêu gào nối vòng tay lớn vì nghệ thuật thuần túy hay vì chủ
trương phản chiến, thân cộng của hắn?

Mới đây, tin tức cho biết những ca sĩ của Trung Tâm Chống Cộng Asia bị
cấm hát ở Việt Nam, tại sao ?

2) Cụ thể hơn, bọn xướng ca vô loài hải ngoại về trình diễn bên ấy làm
gì có tự do để hát bất cứ bài nào tùy ý ? Kìa, Phạm Duy mà một số cây
viết nịnh hót phong là cây "đại thụ của làng nhạc" Việt Nam, mà văn
Trần Mạnh Hảo một lần bị ma nhập đã gọi là "thượng đế của âm giai", là
"thần linh của tiết tấu" v.v…có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ, vậy mà
khi trở về cũng chỉ được Việt cộng cho phép hát, phổ biến, trên dưới
mươi bài.

3) Chưa nói việc bọn ca sĩ phản bội này cố tình mập mờ, tranh tối
tranh sáng giữa danh từ "chính trị" và "làm chính trị". Làm chính trị
thường được hiểu là hoạt động cho các đảng phái, tổ chức này nọ. Nhưng
chống cộng, quyết tâm tiêu diệt Việt cộng, không phải là "chính trị"
hay "làm chính trị", mà là một bổn phận của toàn dân Việt, đặc biệt là
những người quốc gia tỵ nạn cộng sản chân chính, đối với Tổ quốc.

• không theo phe nào

1) Ngày bước lên đảo, trước mặt các viên chức di trú ngoại quốc, có ca
nhạc sĩ nào không mếu máo khai mình là người quốc gia tỵ nạn, không
thể sống nổi dưới ách thống trị, độc tài của Việt cộng. Nay được phép
Việt cộng cho về, chúng tuyên bố ‘’chúng tôi không theo phe nào’’,
quốc gia hay cộng sản, mà trở về với dân tộc, với quê hương có chùm
khế ngọt. Ô hô, nhổ rồi xin liếm lại. Có đứa như tên Chế Linh, để lấy
điểm, còn lên án chế độ Việt Nam Cộng Hòa chủ trương tiêu diệt dân tộc
Chàm, trong khi chính y hoặc đồng chủng được hưởng nhiều quyền lợi:
Không đi lính (nhưng được phép mặc đồ lính để trình diễn), không thạo
tiếng Kinh, nhưng vẫn được đồng bào ưu ái, không có tú tài nhưng vẫn
được đặc cách theo các trường đào tạo công chức, cán bộ…Có đứa như
Khánh Ly than thở với báo chí Việt cộng là hát tại hải ngoại vất vả,
khó ăn lắm, hát tại quốc nội được nhiều tiền hơn…

2) Chiến tranh bằng súng đạn đã chấm dứt, nhưng trận chiến giữa người
quốc gia với cộng sản vẫn còn, gay go, khó khăn gấp bội, nhất là trong
bối cảnh hiện nay khi Việt cộng, vì cần tiền bạc, tài năng, chất xám,
vẫn bám sát gót người Việt hải ngoại, để thi hành nghị quyết 36, dụ dỗ
bọn nhẹ dạ, giả ngu vì ham tiền và cố xóa cho bằng được lằn ranh
Quốc-cộng rõ rệt. Kẻ nào nói mình không theo phe nào là vô tình hay cố
ý tuyên truyền không công cho Việt cộng.

3) Không theo phe nào, tức là đứng giữa, bình dân hơn, là cẳng giữa,
sau khi đã có cẳng phải, cẳng trái. Tôi nhớ câu chuyện có thật đã xảy
ra: Trong một bữa họp mặt, bạn bè vui chơi, và đến giai đoạn bàn về
chuyện những kẻ tự nhận là mình trung lập trong chiến trận Quốc-cộng
hiện nay, hạng người nửa nạc nửa mỡ, ba phải, ba rọi, cẳng giữa, không
theo phe nào. Một người tuyên bố: "Tôi đứng ở ngả ba đường". Người thứ
hai lên tiếng: "Tôi là con người đứng giữa". Một anh bạn, vốn là bác
sĩ nổi tiếng chống cộng, ăn nói bộc trực, bình dân, thấy bực bội, bèn
trả lời: "Đứng ở ngả ba đường thì xe nào chạy tới cũng đụng rồi ngủm
củ tỏi". Và nhìn chòng chọc vào "con người đứng giữa", anh gằn từng
tiếng một: "Trong thân thể người ta, tôi biết chỉ có một con đứng
giữa, không phải con người, đó là con…"

III.

Trong cái đám ca nhạc sĩ bèo nhèo như cái mền rách về chầu chực, quỳ
lụy việt cộng nói trên, có một anh chàng thuộc Cộng Đồng Oregon, cùng
thành phố tôi đang cư ngụ. Trong bài ‘’Đền Ơn Đáp Nghĩa’’ (báo Phương
Đông Times, số ngày 7.12.2012, trang 22), Mục Sư Huỳnh Quốc Bình, cựu
Chủ Tịch Cộng Đồng Oregon, đã giới thiệu anh ca nhạc sĩ này, như sau:

"[...] Tôi biết ít nhất một ca nhạc sĩ rất nổi tiếng. Tại địa phương
ông cư ngụ, chưa ai thấy ông đóng góp một xu cho những công tác ích
lợi chung trong cộng đồng. Ông cũng không hề một lần đóng góp lời ca
tiếng hát của ông cho đồng hương địa phương thưởng thức, nếu có thì
phải trả thù lao. Ông chỉ chu du ca hát xứ người. Vậy mà khi cần tiền,
ông bèn tổ chức "Tạ ơn em" tại địa phương nơi ông không buồn quan tâm
trong mấy Thập Niên. Điều buồn cười hay khôi hài, là đã có năm bảy
trăm người, mỗi người bỏ ra năm bảy chục Mỹ kim, để mua vé danh dự,
hoặc thượng hạng, hầu có thể nghe ông hát "Tạ ơn em" và mua CD nhạc
của ông mang về nghe ông "Tạ ơn em"…Điều phũ phàng hơn hết là khi cộng
đồng có những buổi tổ chức có tính cách xã hội, giúp đỡ những ai cần
giúp đỡ, hoặc biểu tình lên tiếng tranh đấu cho những người bị Việt
cộng đàn áp tại Việt Nam, thì ông ca nhạc sĩ này lại biệt tăm và số
người tham dự buổi nhạc do ông tổ chức ‘"Tạ ơn em" cũng mất dạng
[...]"

Ngoài ra, nghe tin anh ta về nước lần thứ hai, nhiều đồng hương đã lên
tiếng, và tôi xin chuyển tiếp hai bức thư bình phẩm tiêu biểu:
………..
…………
‘’Ủa! tôi tưởng nó đã chết rồi mà.

Tên này chắc cuối đời vợ cần tiền, cũng như cần Casino như Lệ Thu…cho
nên nó về hát phục vụ cán ngố và dân tham nhũng tư bản đỏ for money
chứ có con, thằng ca sĩ nào hát nào cho dân nghe, dân nghèo nào có
tiền 50, 70 đô một vé…là láo khoét, nếu nó thực sự hát free xin các
thái thú cho tổ chức ngoài trời hát cho dân nghe như Việt Nam Cộng Hòa
thì sẽ có nhiều người tình nguyện kêu gọi trả tiền cashier cho nó…thật
đáng buồn!!! một cái thằng chẳng bao giờ nghĩ đến quân dân Việt Nam
Cộng Hòa đã đi trước tầm đạn bảo vệ cho nó sống còn…nó khá hơn Phạm
Duy là chưa viết Tục Ca.’’

Anh ca nhạc sĩ này, ngoài sự nghiệp âm nhạc, còn được cả nước, trong
và ngoài, biết đến, một cách ồn ào, vì căn bệnh ung thư gan giai đoạn
cuối, sau khi bị ung thư màng óc, cách đây hơn một thập niên, và túi
mật tin do bạn bè trong Cộng Đồng và trên Mạng chuyển, chính xác hay
vịt cồ, tôi không biết chắc nhưng cả ba lần đều thoát chết. Sau đó,
nghe nói anh ta đi lưu diễn "Tạ ơn em" và "kỷ niệm 50 năm" tình ca tại
Texas, Portland, California, Úc Châu, tôi thật lòng mừng cho anh ta
được tai qua nạn khỏi và mừng cho nhân loại từ nay đã có thuốc chữa
trị căn bệnh nan y quái ác kia. Tuy nhiên, khi đọc tin anh ta trở về
Việt Nam trình diễn lần thứ hai và xem hình vợ chồng anh ta tươi rói,
tại phi trường, với "vòng hoa chiến thắng" trên cổ, tôi phải dằn lòng
lắm mới không buột miệng chửi thề, merde, nhưng đồng thời cũng không
thể nào không nghĩ đến câu nói trứ danh của Julius Caesar trong vở
kịch cùng tên viết bởi Shakespeare:

Cowards die many times before their deaths,
The valiant never taste of death but once.

đã được Mục Sư Huỳnh Quốc Bình, một lần trong một bài viết, dịch ra như sau:

Những kẻ hèn nhát chết nhiều lần trước khi chết thật,
Người dũng cảm chỉ chết một lần thôi.

Anh ta cũng không xa lạ với đa số đồng hương Oregon và cá nhân tôi.
Nhưng có hai lý do, ngoài những điều Mục Sư Huỳnh Quốc Bình nêu lên
trong bài viết, đã khiến tôi không thể im lặng mãi:

a) Anh ta coi thường Cộng Đồng Oregon và những người hâm mộ tại địa
phương mới đây đã đến mua vé tham dự buổi văn nghệ tạ ơn vợ và mừng sự
nghiệp 50 năm do anh ta tổ chức, để kiếm tiền. Ai cũng biết, Cộng đồng
Oregon không chống cộng ồn ào, dữ dội như những Cộng Đồng California,
Texas, nhưng vẫn chống, luôn luôn chống, và kịch liệt chống. Đa số cư
dân là những thuyền nhân từ các đảo tỵ nạn đến, hoặc cựu sĩ quan tù
nhân cải tạo sang Mỹ theo diện HO, nên chống cộng, tiêu diệt Việt cộng
có nghĩa thi hành một bổn phận, trách nhiệm đương nhiên đối với tổ
quốc. Cũng như dân bản xứ, người Việt tỵ nạn tại Oregon hiền hòa, lịch
sự, dĩ hòa vi quý, nhưng điều đó không có nghĩa họ thờ ơ, thụ động,
khờ khạo. Ai chống cộng, ai quốc gia, ai Việt gian, ai tay sai, ai
phải, ai trái, ai ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, họ đều biết, và
biết đúng, biết rõ, nhưng không nói ra đấy thôi. Bằng chứng: Cho đến
bây giờ, sau nhiều năm nghị quyết 36 được phát động với mưu đồ phá
hoại, lủng đoạn các Cộng Đồng Quốc Gia Tỵ Nạn, chưa một thằng tay sai
Việt cộng nào dám xuất đầu lộ diện tại Oregon. Ló ra là bị chặt đuôi,
không sống nổi.
Lần đầu, anh ca nhạc sĩ Portland này về Việt Nam trình diễn, người ta
biết được do chính báo chí trong nước (Tuổi Trẻ và Công An Thành Phố
Hồ chí Minh) phổ biến, nhưng đã bỏ qua, vì ai cũng thông cảm cho căn
bệnh ung thư gan giai đoạn cuối của anh ta được vợ và báo chí hải
ngoại loan truyền ầm ĩ, nghĩ rằng biết đâu có thể đó là chuyến đi sau
cùng trong đời. Tuy nhiên, lần này, khỏi bệnh, anh ta chơi cái mửng
cũ, lại về nữa, âm thầm, sau khi đã moi gần cạn hầu bao của đồng hương
hải ngoại với những màn "Tạ ơn em’’ và "kỷ niệm 50 năm". Về, để tái
biểu diễn cho những thằng, những con đảng viên, công chức, đại gia,
cán bộ, công an và gia đình, đồng bọn, có bạc tiền rũng rĩnh, chứ
người dân nghèo, lao động vất vả, đầu tắt mặt tối, buôn thúng bán mẹt,
làm gì có cơ hội và điều kiện bước chân vào rạp lớn của thành phố để
nghe anh ta cám ơn vợ mình hoặc rên rỉ "bây giờ tháng mấy rồi hỡi em"
?

b) Anh ta trở về Việt Nam trình diễn, mặc nhiên thách đố công luận
chống cộng, mặc nhiên chấp nhận trở thành một tên phản bội trắng trợn,
vô liêm sỉ trước mắt những đồng hương nạn nhân của bọn cộng phỉ trên
toàn thế giới và riêng tại Oregon. Trong khi chúng tôi đang giao chiến
với Việt cộng trên mặt trận ‘’võ mồm’’, bằng những bài pháo kích ác
liệt, và thỉnh thoảng bị phản pháo, trong khi đa số đồng hương tỵ nạn
ngày đêm thao thức, lo âu cho vận mệnh đất nước đang có nguy cơ rơi
vào tay giặc ngoài Tàu cộng với sự đồng lõa của lũ lãnh đạo thù trong
bất tài, khiếp nhược, tham tàn, trong khi bao nhiêu nhân sĩ, thanh
niên tại quốc nội, có cả Việt Khang và một số thiếu nữ liễu yếu đào
thơ, Huỳnh Thục Vy, Tạ Phong Tần…biết bao người yêu nước thương nòi,
quyết tâm tranh đấu cho tự do, nhân quyền, đang bị bạo quyền bắt bớ,
giam cầm, đày đọa ở những nhà tù khắp nước, trong khi các phụ nữ, bé
gái bị ép bán ra ngoại quốc làm điếm, và những bài học đạo đức, luân
lý cổ truyền tốt đẹp từ hàng ngàn năm qua bị phá sản một cách thê
thảm, tại học đường cũng như ngoài xã hội, bởi nền văn hóa bần cố nông
hủy diệt trí thức, lương tri và mọi giá trị tinh thần, trong khi những
thằng lãnh tụ tự phong tham nhũng, no say, béo tốt đang làm mưa làm
gió trên mảnh đất khốn khổ, tội nghiệp, trong khi đó thì anh chàng ca
nhạc sĩ mặt trơ mày bóng của chúng ta lại lén lút trở về múa hát, mua
vui cho những tên đồ tể bán nước hại dân.

Làm sao tôi có thể im lặng mãi.

Người Lính Già Oregon
Portland,

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »

Image

“Yêu nước”

Cỏ Xanh

Yêu nước là đề tài Lớn, rất Lớn đối với từng cá nhân của mỗi dân tộc và cũng Lớn đối với cả dân tộc nói riêng, thế giới nhơn loại nói chung. Thế nên, việc yêu nước cần phải phân định rõ ràng, chính xác, đầy đủ. Ở từng cấp độ luôn phải gắn kết nhau để cho tinh thần yêu nước trở nên phân minh hơn, phải được soi gương chung, phải được giải bày chung, như thế môi trường của thôn bản, của quốc gia, địa cầu sẽ trở nên đẹp đẽ hơn và mô hình ấy phải như thế nào?

Trước khi nói đến yếu tố quốc tế (nước cờ cho thế giới), phải nói đến yếu tố quốc gia, nói đến yếu tố quốc gia chủng tộc, phải nói đến sự bắt nguồn của yếu tố gia đình là nòi giống, là đơn vị cá nhân từ đơn vị mỗi con người.

Vậy nòi giống là gì, phải chăng là sự hình thành nhơn loại thông qua tổ tiên, bao gồm hai yếu tố căn bản gần gủi thân thiện là Mẹ và Cha, là sự kế thừa nòi giống của tổ tiên, của cái gọi là nước bước, đường đi thông qua sự thụ hưởng bao gồm yếu tố gia sản, đất đai, môi trường sạch đẹp, sông biển vẹn toàn v. v. Cho nên mỗi con dân phải biết thể hiện tính cách yêu mến tổ tiên của mình, yêu mến đất nước của mình và cũng phải yêu mến đặc tính của nước, của dân tộc gọi là hồn nước, hồn dân tộc.

Các nhà khoa học đã phân tích cái hồn của nước bằng hai thành phần gọi là Hydro và Oxy cũng như mỗi đứa con được kết hợp bỡi Cha và Mẹ. Và cũng từ kết hợp này người ta đã tìm thấy yếu tố chính danh hơn gọi là:” Quân tử tánh như thủy”. Mềm mại mát mẻ như mẹ hiền, mãnh liệt soi phủng đá mòn như cha từng xẻ núi lắp sông. Cũng là sự khẳn định cho tính kế thừa của Mẹ Cha luôn chứa sẳn trong từng tế bào khối óc, con tim của mỗi đứa con.

Thế nhưng, tại sao lại đánh mất đi và phải khôi phục lại? Chắc chắn ai cũng hiểu rằng sự tệ hại của con người là thích dùng quyền lực độc tài hơn là quyền lực bao dung, quyền lực tiểu nhân hơn quyền lực quân tử. Thử hỏi chế độ Mẫu hệ hay chế độ Phụ quyền riêng lẻ đã mang lại hiệu quả toàn diện, hay chỉ để lại các trang sử đáng hổ thẹn cho sự ngu xuẩn hơn là sự thông thái vốn dĩ đầy đủ mà Mẹ Cha đã trang bị cho mỗi đứa con để chào đời. Một thể chế độc tài là một thể chế tự đánh mất nguồn nước của giống nòi, kể cả đất đai hay sông biển.

Để khôi phục lại nguồn nước này, các thể chế độc đoán phải biết hối quá, phải biết sám hối trước tổ tiên cha mẹ, phải biết gột bỏ khuôn mặt xấu xí đó, phải biết dừng lại mọi hành vi hung bạo để cho khuôn mặt của người quân tử xuất hiện trở lại, khuôn mặt của tánh cách đầy đủ hình bóng Nước Non, khuôn mặt mang dáng vấp Cha, váng vấp Mẹ, dáng vắp của tạo vật, của hóa công thì họa mất nước sẽ rất khó xảy ra và khi mô hình này đã trở nên chuẩn hóa, xứng danh để toàn nhơn loại soi chung như ánh sáng mặt trời thì đất đai của từng dân tộc sẽ không bị xăm lấn và cùng bảo vệ nhau như riêng mỗi nước, mỗi dân tộc cho sự giữ gìn.

Post Reply