TIN HOA KỲ

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Người biệt kích SEAL nào đã bắn hạ Osama bin Laden?
Friday, November 07, 2014 5:06:29 PM

WASHINGTON (CSM) – Robert O'Neill, cựu biệt kích SEAL, mới đây vùa lên tiếng công khai xác nhận mình là người
đã bắn hạ Osama bin Laden trong cuộc đột kích vào nơi ẩn náu của trùm khủng bố ở Pakistan năm 2011.

Image
Robert O'Neill, cựu biệt kích SEAL Team 6. (Hình: Christian Science Monitor)


Lời xác nhận ấy gây nên tranh cãi vì có những biệt kích SEAL đã trình bày khác về giây phút cuối cùng của Bin Laden. Điều ấy thể hiện sự khó khăn nếu muốn tìm hiểu rõ tình hình phức tạp và rất nhanh chóng đã xảy ra như thế nào trong cuộc đối đầu đó. Và Igor Bobic, phụ tá chủ bút chính trị của tờ Huffington Post, hôm Thứ Sáu đã đặt câu hỏi, “Vậy thì ai là người không bắn Bin Laden?”

Robert O'Neill xác định lý lịch của mình, 38 tuổi, ở Butte, Montana, trong khi trình bày câu chuyện với tờ Washington Post và sẽ xuất hiện trên truyền hình Fox News trong một cuộc phỏng vấn thu băng sẽ phát vào tuần tới.

Theo lời kể của O'Neill thì anh là người thứ nhì trong nhóm biệt kích tiến lên cầu thang căn nhà bí mật ở thành phố Abbottabad khi bất ngờ Bin Laden bước ra cửa phòng. Người biệt kích đi đầu bắn nhưng không trúng và nhảy vào trong phòng để lo đối phó với hai phụ nữ vì sợ họ có mang chất nổ. O'Neill tiến tới bắn liền hai phát.

Một số biệt kích khác trong nói là người đi đầu không bắn trật và Bin Laden đã đang ngã xuống trong lúc O,Neill bắn tiếp.

Matt Bissonnette, lấy bút hiệu là Mark Owen, trong cuốn sách bán chạy “No Easy Day” xuất bản hai năm trước, nói rằng mình và một người khác, có thể là O'Neill, cùng lúc nổ súng.

Đối với quần chúng, những chi tiết thật chính xác không hẳn quan trọng, và họ phàn nàn các biệt kích mà họ coi là anh hùng, gắn bó trong chiến đấu nhưng lại chia rẽ cãi cọ khi nhận thành tích. Nhưng vấn đề không đơn giản, người nào cũng muốn nêu lên thành tích của mình, không chỉ vì để nổi danh, mà còn vì tiền thu được qua các cuộc nói chuyện và viết sách.

Lo ngại là những tranh luận như thế làm giảm uy tín và nhất là có thể giảm hiệu quả hành động của những đơn vị đặc biệt, các giới chức cao cấp Hải Quân đã gởi thư đến tất cả các biệt kích SEAL yêu cầu họ tôn trọng gìn giữ nguyên tắc kín tiếng về những chi tiết hành động và tránh nêu rõ thành tích trong những chiến thắng của toán.

Nhưng, như cựu biệt kích Bissonnette đã nói, các viên chức cao cấp Ngũ Giác Đài cũng từng hợp tác chặt chẽ với đạo diễn và nhà sản xuất bộ phim “Zero Dark Thirty” của Hollywood năm 2012. Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta trong cuốn sách của ông mô tả chi tiết việc hoạch định, chuẩn bị và thi hành chiến dịch. Như vậy tại sao lại đòi hỏi người biệt kích có thể hy sinh mạng sống trong cuộc tấn công phải giữ yên lặng?

Những tranh luận sẽ chưa thể dứt về những việc đã qua cũng như sẽ xảy đến trong tương lai. (HC)

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Post by cuoigia »

Tuyết phủ đầy nhiều vùng ở Hoa Kỳ
Tuesday, November 11, 2014 5:22:53 PM

PIERRE, South Dakota (AP) - Cư dân ở các vùng núi Rockies Mountain và phía Bắc vùng Trung Tây Hoa Kỳ
tỉnh giấc hôm Thứ Ba thấy lượng tuyết dày hơn một foot, sau khi trải qua một đêm lạnh giá.

Image
Công nhân dọn tuyết ở Williston, North Dakota, hôm Thứ Ba. (Hình: AP Photo/Josh Wood)
Phần Trung Tây còn lại và miền Đông Hoa Kỳ dự trù sẽ gặp một đợt khí hậu lạnh buốt trong tuần này, do một trận bão lớn vừa đi qua Alaska, kèm với gió mạnh như cuồng phong vào cuối tuần.

Vùng Upper Peninsula thuộc tiểu bang Michigan bị chôn vùi dưới hơn 14 inch tuyết, và dự trù dày thêm một foot nữa trước khi cơn bão đi khỏi trong ngày Thứ Tư.

Các trường học trong vùng phải đóng cửa kể cả Northern Michigan University.

Đợt khí lạnh tiến xuống đến tận Texas Panhandle, nơi chỉ trong một đêm nhiệt độ rớt từ ngoài 70 xuống đến dưới 20 độ F.

Ở Oklahoma City, nhiệt độ rớt từ ngoài 80 trong ngày Thứ Hai xuống khoảng 30 độ F vào hôm sau.

Tình trạng tương tự ở Missouri, nhưng lại xuống đến khoảng 20 độ F.

Khí hậu lạnh nhất đến với hai tiểu bang North và South Dakota, nơi nhiệt độ xuống còn một con số.

Ở Colorado, nhiệt độ ở ngoài trời là10 độ F, tức thấp hơn thông thường từ 20 đến 30 độ F, và dự trù kéo dài qua hết ngày Thứ Năm. (TP)

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Nga dự tính cho các phóng pháo cơ bay gần bờ biển Mỹ
Thursday, November 13, 2014 4:07:26 PM

MOSCOW, Nga (NV) - Nga dự tính triển khai các phóng pháo cơ tầm xa đến vùng Vịnh Mexico, mà theo CNN,
như là động thái khiêu khích mới nhất của Moscow trong quan hệ ngày càng băng giá của họ đối với Tây Phương.

Image
Một phóng pháo cơ của Nga. (Hình minh họa: AP Photo/Royal AIr Force)

Ông Sergey Shoigu, bộ trưởng Quốc Phòng Nga, hôm Thứ Tư nói rằng, “Chúng tôi buộc phải duy trì sự hiện diện quân sự (của Nga) ở Tây Ðại Tây Dương và Ðông Thái Bình Dương, cũng như ở Caribbean và Vịnh Mexico.”

Theo ông Shoigu, việc đưa phóng pháo cơ sang đó “như là một phần của các cuộc thao dượt.”

Kế hoạch này đưa ra sau khi ông Shoigu nói, Nga sẽ mở rộng sự hiện diện của họ ở Bắc Cực, nơi có ảnh hưởng đến Alaska và miền Bắc của Canada.

Ông nói, Nga cũng sẽ tăng cường an ninh ở Crimea, vùng đất mà họ đã sát nhập từ Ukraine hồi đầu năm nay.

Bộ trưởng Quốc Phòng Nga nói: “Ðiều này liên hệ đến tình hình ở Ukraine, nơi NATO xúi giục tinh thần bài Nga và gia tăng sự hiện diện quân đội nước ngoài cạnh bên biên giới chúng tôi.”

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Năm nói, họ không đồng ý với lý luận của Nga, khi cho rằng kế hoạch mới của mình là cần thiết.

Ông Jeffrey Mankoff, một thành viên thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế, nói: “Ðây là chuyện 'ăn miếng trả miếng.' Họ thấy chúng ta lên gân ở nơi mà họ xem là vùng ảnh hưởng của họ. (Như thể người Nga nghĩ rằng) 'Nếu họ làm như vậy với chúng ta được thì chúng ta cũng có thể làm như vậy với họ.'” (TP)

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Harvard và UNC bị kiện kỳ thị sinh viên gốc Á
Monday, November 17, 2014 7:25:52 PM

BOSTON, Massachusetts (NV) - Một tổ chức tranh đấu vô vụ lợi đang đứng đơn kiện Harvard và University of North Carolina,
cáo buộc rằng hai trường đại học này đã hạn chế bất hợp pháp việc ghi danh của sinh viên người Mỹ gốc Á,
theo tin của Bloomberg Businessweek.

Image
Một thư viện của trường Ðại Học Havard ở Boston, Massachusetts. (Hình: AP Photo)



Ðơn kiện được tổ chức Sinh Viên Vì Ghi Danh Bình Ðẳng nộp hôm Thứ Hai tại các tòa liên bang ở Boston và Greensboro, North Carolina.

Tổ chức đứng đơn kiện do sự lãnh đạo của ông Edward Blum, một nhà đầu tư chứng khoán hồi hưu và cũng là người xung phong trong việc chống lại chính sách phân biệt chủng tộc trong tiến trình ghi danh nhập học.

Trong đơn có đoạn viết, các ứng viên gốc Á “hiểu rằng họ không dự tranh” với toàn thể các ứng viên, thay vì vậy, “họ phải tranh giành lẫn nhau cũng như với các sắc dân thiểu số khác.”

Các trường xét đến sắc tộc trong việc ghi danh không có gì bất hợp pháp, nhưng họ phải đạt đến một vài tiêu chuẩn để biện minh cho việc làm của họ.

Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán quyết rằng các trường phải chứng tỏ đã sử dụng đến “phương tiện trung lập về sắc tộc để có được số sinh viên đa dạng trước khi quay lại với sự phân loại theo chủng tộc và ưu tiên.”

Tổ chức Sinh Viên Vì Ghi Danh Bình Ðẳng lý luận rằng cả Harvard lẫn University of North Carolina đều không đạt đến tiêu chuẩn của Tối Cao Pháp Viện, điều này có nghĩa là họ đã vi phạm quyền Hiến Pháp của các ứng viên. (TP)

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Tổng Thống Obama công bố sắc lệnh về di dân tối Thứ Năm
Wednesday, November 19, 2014 5:31:57 PM


WASHINGTON (Tổng Hợp) - Giữa những tranh luận còn đang sôi nổi và căng thẳng về việc Tổng Thống Obama có quyền ban hành sắc lệnh
về di dân trước cuối năm nay hay không, Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Tư bất ngờ loan báo tổng thống sẽ cho biết quyết định
qua cuộc nói chuyện truyền hình toàn quốc vào giờ cao điểm tối Thứ Năm.

Image
Tổng Thống Obama ký ban hành Đạo Luật S.1086 “Child Care and Development Block Grant Act”
tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Tư, 19 tháng 11. (Hình: Ron Sachs-Pool/Getty Images)

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest tuyên bố, “Hệ thống di dân của chúng ta đã hỏng từ nhiều thập niên. Mỗi phút chúng ta chưa có hành động, hàng triệu người ở trong bóng tối, không có cách nào để được sống hợp pháp làm việc và đóng thuế đóng góp cho đất nước này. Do đó đêm mai, Tổng Thống Obama sẽ nói chuyện với quốc dân về những biện pháp hành chánh mà ông sẽ thi hành để chấn chỉnh hệ thống luật lệ di dân đã hư hỏng.”

Earnest cho biết sau đó Tổng Thống sẽ đi Las Vegas nói chuyện với dân chúng tại trường Del Sol High School ngày Thứ Sáu về việc “Tại sao ông phải sử dụng tới quyền lực hành pháp của mình, và tại sao những người Cộng Hòa ở Hạ Viện phải có hành động để thông qua một giải pháp dài hạn về cải tổ chính sách di dân.” Las Vegas là nơi Tổng Thống Obama đã đề cập tới việc cải tổ luật di dân lần đầu tiên tháng 1 năm 2013.

Tổng thống cũng mời các lãnh tụ Quốc Hội đến ăn tại Tòa Bạch Ốc tối Thứ Tư để giải thích quyết định của ông. Theo Earnest một nhóm gồm 18 thượng nghị sĩ và dân biểu Đảng Dân Chủ sẽ tham dự bữa ăn này.

Đổng Lý Văn Phòng Tòa Bạch Ốc Denis McDonough được phái tới điện Capitol ngày Thứ Năm ăn trưa với các thượng nghị sĩ Dân Chủ, việc làm coi như sự báo trước về loan báo của tổng thống.

Nội dung gây nhiều tranh luận nhất trong hành động của tổng thống là quyết định tạm thời ngưng trục xuất và cấp phép làm việc cho khoảng 5 triệu di dân bất hợp pháp, quyết định mà những người chống đối coi là một hành động ân xá..

Từ mấy ngày trước, trong buổi họp báo kết thúc Hội Nghị Thượng Đỉnh G-20 ở Brisbane, Australia, Tổng Thống Obama đã xác định không lùi bước nếu phải sử dụng đến quyền hành pháp mà ông có dựa theo Hiến Pháp. Ông nói với các phóng viên rằng nếu Hạ Viện chịu có hành động thì ông đã bỏ các sắc lệnh như thế vào sọt rác vì đã có luật về việc này rồi. Ông cho biết thêm là đã tham khảo pháp lý với bộ trưởng tư pháp những giới hạn về quyền của hành pháp trong vấn đề di dân, tuy nhiên không giải thích thêm chi tiết.

Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner cũng đã nhiều lần nói rằng những người Cộng Hòa sẽ bằng mọi khả năng chống lại việc tổng thống đơn phương hành động về chuyện di dân, và không loại trừ việc đóng cửa chính quyền. Ông nói, “Đây là con đường sai lầm về lãnh đạo, con đường mà dân Mỹ đã cho thấy trong ngày bầu cử là họ không muốn.” Do đó, theo ông, mọi giải pháp đều sẵn sàng có thể được dùng tới.

Các giới bảo thủ đã áp lực Chủ Tịch Boehner phải ngăn chặn trước bất cứ một hành động ân xá nào, và nếu như vậy sẽ dẫn tới một cuộc tranh chấp về đóng cửa chính quyền. Nhưng Dân Biểu Boehner cho rằng, “Mục tiêu của Cộng Hòa là ngăn chặn tổng thống vi phạm lời tuyên thệ khi nhiệm chức và vi phạm Hiến Pháp chứ không phải là đóng cửa chính quyền.” Ông không muốn việc đóng cửa chính quyền và đã mạnh mẽ chỉ trích các nhóm bảo thủ thúc đẩy tới tình trạng chính quyền phải đóng cửa tháng 10 năm ngoái trong vụ tranh chấp Obamacare. Ông chỉ tiến tới bằng việc kiện tổng thống sử dụng quyền hành pháp và có lẽ bây giờ ông cũng muốn dùng con đường qua tòa án như thế. Một lối đi khác, đàn hặc tổng thống, cũng là điều mà ông phản đối dù nhiều dân biểu Cộng Hòa lớn tiếng kêu gọi.

Được các phóng viên hỏi về đe dọa đóng cửa chính quyền của những người Cộng Hòa, Tổng Thống Obama đáp, “Tôi tin lời thượng nghị sĩ trưởng khối Cộng Hòa Mitch McConnell khi ông nói rằng không có chuyện ấy. Ông ta nói là không có lý do nào để làm thế. Chúng ta đã từng trải qua lối đó, tác hại cho tất cả mọi giới chức dân cử ở Washington và cuối cùng mọi việc được giải quyết theo đúng cách như đáng lẽ đã được giải quyết mà không phải đóng của chính quyền.”

Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell hôm Thứ Tư nói rằng ông tin tưởng Hạ Viện Cộng Hòa sẽ tiếp tục cung cấp ngân sách cho chính quyền liên bang sẽ hết vào tháng tới, dù Tổng Thống ban hành sắc lệnh hành pháp và những người bảo thủ kêu gọi ngăn chặn chi tiêu của chính quyền. Tuy nhiên trong một dấu hiệu là những người Cộng Hòa còn đang chuẩn bị chiến lược đối phó, TNS McConnell tránh không nói rõ chi tiết về dự án và thời gian kéo dài ngân sách. Điều ấy chứng tỏ các giới lãnh đạo Cộng Hòa ở hai viện còn đang thảo luận bàn bạc nhiều phương án, tuy nhiên tránh đi đến tình trạnh đóng cửa chính quyền có thể gây tổn hại cho họ về mặt chính trị.

Một giới chức cao cấp Dân Chủ cho biết Quốc Hội sẽ nhận được nội dung chi tiết về quyết định của tổng thống trong ngày Thứ Năm.

Trước kia, Tổng Thống Obama đã nhiều lần nói rằng ông không có cơ sở pháp lý để qua mặt Quốc Hội trong vấn đề di dân và triển hạn quy chế cho hàng triệu di dân bằng một sắc lệnh của hành pháp. Ngày 25 tháng 10 năm 2010, ông tuyên bố: “Tôi là Tổng Thống. Tôi không phải là một ông vua. Tôi không thể một mình làm những việc ấy.” Ba năm sau, ngày 14 tháng 2 năm 2013, ông xác định lại: “Tôi không phải là vị hoàng đế Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của tôi là thi hành luật đã được thông qua.”

Nhưng bây giờ, rõ ràng có những biến chuyển trong lập trường ấy, và Tổng Thống Obama tỏ ra rất tự tin và lạc quan với đường lối hành động của mình. Nhiều chuyên gia pháp lý nhận định rằng những người chống đối rất khó có thể ngăn cản, nhất là đã từng có tiền lệ hai vị tổng thống Cộng Hòa - Ronald Reagan và George W.H. Bush - từng sử dụng quyền hạn trong hoàn cảnh và nội dung giống như thế.

Các giới quan sát cho rằng như vậy phải chờ xem Tổng Thống Obama sẽ công bố và giải thích như thế nào trong buổi nói chuyện lúc 8 PM EST ngày Thứ Năm (5 giờ chiều giờ California), sớm 1 giờ hơn thường lệ so với các lần nói chuyện khác của tổng thống, lý do có lẽ để tránh trùng với giờ chương trình “Scandal” trên truyền hình ABC. (HC)

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

TT Obama công bố sắc lệnh di dân, không trục xuất 5 triệu người
Thursday, November 20, 2014 9:13:49 PM

WASHINGTON, DC (TH) - Trong một hành động công khai thách thức những người đảng Cộng Hòa đã nhiều lần lên tiếng phản đối,
Tổng Thống Barack Obama tối Thứ Năm nói chuyện trên truyền hình với dân chúng Mỹ, công bố những quyết định của ông trong vấn đề di dân,
theo đó, khoảng 5 triệu di dân đang sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ sẽ không bị trục xuất, nếu ở trên năm năm.

Image
Cô Martha Moran ôm đứa con trai lắng nghe quyết định của Tổng Thống Barack Obama, không trục xuất 5 triệu di dân bất hợp pháp,
qua màn hình ở một văn phòng nghiệp đoàn tại New York. (Hình: Kevin Hagen/Getty Images)



Trái với dư luận dự đoán cho rằng ông sẽ giải thích chi tiết và biện hộ nhiều, bài nói chuyện của tổng thống chỉ ngắn gọn 2,200 chữ phát biểu trong vòng 15 phút.

Mở đầu, ông ca ngợi truyền thống 200 năm mở rộng cửa đón tiếp di dân và kết quả là đã đem đến sự phát triển thịnh vượng và hùng mạnh của Hoa Kỳ.

Tiếp theo, Tổng Thống Obama vạch rõ rằng: “Ngày nay, hệ thống di dân của chúng ta đã hỏng từ nhiều thập niên như tất cả mọi người đều biết.”

Ông nhìn nhận, từ khi nhậm chức, ông đã quyết tâm chấn chỉnh hệ thống này bằng nhiều phương cách, tuy nhiên, một đạo luật cải tổ chính sách di dân đã không đạt được vì sự thiếu hợp tác của giới lãnh đạo Cộng Hòa ở Hạ Viện.

Do đó, trong khi chờ đợi có một giải pháp toàn bộ cho vấn đề, ông nhận thấy cần phải sử dụng tới quyền hạn của tổng thống để làm những việc đem đến sự hợp lý và công bằng hơn, giống như các tổng thống Cộng Hòa và Dân Chủ trước ông đã làm.

Theo ông, ba việc thiết yếu đó là:

1. Tăng cường an ninh biên giới.

2. Dành cho những di dân có trình độ học thức, năng lực chuyên môn hưởng điều kiện dễ dàng và nhanh chóng được lưu trú hợp pháp để đóng góp cho lợi ích của quốc gia Hoa Kỳ.

3. Từng bước tiến tới giải quyết có trách nhiệm vận mạng của hàng triệu di dân chưa hợp pháp đã sống trong đất nước này từ lâu.

Ðiểm thứ ba có nội dung gây ra nhiều tranh cãi hơn hết.
Image
Tổng Thống Barack Obama thông báo quyết định không trục xuất 5 triệu di dân bất hợp pháp. (Hình: Jim Bourg-Pool/Getty Images)

Dẫn lời của vị tiền nhiệm, Tổng Thống George W. Bush, đã từng nói rằng những di dân (chưa hợp pháp) ấy là “một phần trong đời sống của nước Mỹ,” Tổng Thống Obama bênh vực chủ trương tìm cho họ con đường thoát khỏi bóng tối, có quyền sống trong luật pháp và được phép làm việc đóng góp bổn phận cùng xã hội.

Minh định chính sách đối xử với những di dân này, mà có một số người chỉ trích gọi là “ân xá,” Tổng Thống Obama nói: “Ðó không phải là ân xá. Sự đối đãi ấy không áp dụng cho bất cứ ai mới đến Hoa Kỳ. Không áp dụng cho bất cứ ai trong tương lai có thể vào Hoa Kỳ bất hợp pháp. Cũng không phải là cho họ nhập quốc tịch hay có quyền cư trú vĩnh viễn tại đây, cung cấp cho họ những phúc lợi mà công dân Mỹ được thụ hưởng. Chỉ Quốc Hội có quyền làm việc đó. Tất cả những gì đang nói bây giờ là chúng ta không trục xuất họ.”

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ khẳng định rằng những quyết định của ông là hành động hoàn toàn hợp pháp, hành động mà tất cả mỗi tổng thống, dù là Cộng Hòa hay Dân Chủ, đều đã làm trong nửa thế kỷ qua.

Vậy thì, theo lời ông: “Với những thành viên Quốc Hội nào đặt câu hỏi về thẩm quyền của tôi để làm cho hệ thống di dân hoạt động tốt hơn, hay hỏi tôi rằng, đây có phải giải pháp khôn ngoan hơn đối với việc mà Quốc Hội không làm được, câu trả lời của tôi là: 'Quý vị hãy thông qua một dự luật.'”

Kế tiếp, tổng thống biện luận khá dài về chính trị trong vấn đề quan trọng có nhiều nội dung phức tạp là di dân. Ông cho rằng đừng nên đem những bất đồng ý kiến trong vấn đề này trở thành yếu tố để thương lượng về những chuyện khác.

Theo lời ông: “Sinh hoạt dân chủ của chúng ta hoạt động như vậy. Và chắc rằng Quốc Hội không đóng cửa chính quyền một lần nữa chỉ vì chúng ta không đồng ý về chuyện này. Dân Mỹ đã chán nản với bế tắc của chính quyền. Cái mà quốc gia chúng ta cần bây giờ là một mục tiêu chung, một mục tiêu cao cả hơn.”

Tổng thống cũng cho biết ngày Thứ Sáu, ông sẽ đi Las Vegas và sẽ gặp một số người trẻ, mà cho đến nay vẫn bị coi là người ngoại quốc, chỉ vì phụ huynh không dám hoàn tất các thủ tục hành chánh do lo ngại tiết lộ gốc gác di dân bất hợp pháp của họ.

Ông kết luận bài nói chuyện: “Nước Mỹ chúng ta luôn luôn là một quốc gia của di dân. Chúng ta đều đã có một thời là người ngoại quốc. Cái làm chúng ta trở thành dân Mỹ là sự cùng quyết tâm chia sẻ một lý tưởng chung - rằng tất cả chúng ta đều bình đẳng và tất cả chúng ta đều có cơ hội để tạo dựng một cuộc sống như chúng ta mong muốn. Cha ông chúng ta và những thế hệ trước đã xây dựng đất nước này cho chúng ta như thế. Truyền thống ấy chúng ta phải gìn giữ. Và di sản ấy chúng ta phải để lại cho những người sẽ đến.”

Những quy định trong sắc lệnh của Tổng Thống Obama sẽ triển hạn lưu trú cho khoảng 5 triệu di dân bất hợp pháp và xác định rằng biện pháp trục xuất nhắm vào các tội phạm chứ không tác hại đến các gia đình di dân. Nhưng thực tế có khoảng 11 triệu di dân bất hợp pháp đang sống tại Hoa Kỳ và như vậy chưa có gì bảo đảm cho số phận của hơn phân nửa số người này.

Phía Cộng Hòa từ lâu vẫn cương quyết chống đối dự định đơn phương hành động của Tổng Thống Obama.

Ít giờ trước khi Tổng Thống Obama nói chuyện, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky), trưởng khối thiểu số Thượng Viện, lên tiếng cảnh cáo là “Quốc Hội sẽ có phản ứng” và “tổng thống sẽ hối tiếc về hành động của ông.”

Thượng Nghị Sĩ McConnell tuyên bố: “Chúng tôi đã xem xét nhiều giải pháp,” tuy nhiên ông không cho biết rõ chi tiết.

Nhưng theo tin của Bloomberg thì có sự chia rẽ sâu sắc giữa những người Cộng Hòa ở Hạ Viện về việc làm thế nào ngăn chặn sắc lệnh hành pháp của Tổng Thống Obama. Cả hai thủ lãnh Hạ Viện và Thượng Viện đều xác định không muốn tái lập tình trạng đóng cửa chính quyền như hồi Tháng Mười năm ngoái trong vụ đương đầu với hành pháp về Obamacare.

Một số ý kiến khác cho rằng Quốc Hội có thể ngăn chặn ngân sách của cơ quan di trú để vô hiệu hóa sắc lệnh của tổng thống, tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ hiệu quả của phương án này.

Thượng Nghị Sĩ Jeff Sessions (Cộng Hòa-Alabama) nhận định rằng Quốc Hội không có quyền lực ngăn chặn sự chi tiêu ấy.

Thượng Nghị Sĩ Rand Paul (Cộng Hòa-Kentucky) cho rằng Hạ Viện nên có một nghị quyết chống sắc lệnh hành pháp của tổng thống, mở đường đi tới việc lập hồ sơ kiện.

Ðêm Thứ Năm, sau bài phát biểu của Tổng Thống Obama, chưa có phản ứng chính thức và kế hoạch mới nào khác từ phía Cộng Hòa được đưa ra. (HC)

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Vụ Ferguson: Tiếp tục căng thẳng, cảnh sát đối đầu người biểu tình
Tuesday, November 25, 2014 12:04:27 PM

FERGUSON, Missouri (NV) - Bạo loạn tái diễn trên đường phố Ferguson cũng như một số nơi khác trên nước Mỹ sau khi một đại bồi thẩm đoàn
quyết định không truy tố một cảnh sát viên da trắng trong cái chết của Michael Brown,
và tiếp tục căng thẳng sang ngày hôm sau khi cảnh sát đối đầu với người biểu tình lúc màn đêm buông xuống, theo tin của AP.

Tối Thứ Hai, thành phần biểu tình đã nổi lửa đốt các tòa nhà và một số xe cộ cũng như cướp phá các cửa tiệm ở nơi thiếu niên 18 tuổi, không võ trang,
bị bắn chết. Sang tối Thứ Ba, hàng trăm cư dân Ferguson vẫn đổ ra đường, trong lúc cảnh sát huy động ngày càng đông, theo báo LA Times.

Image
Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy một căn nhà do người biểu tình đốt cháy ở Ferguson, Missouri. (Hình: Scott Olson/Getty Images)


LA Times cho biết, Thống Đốc Jay Nixon huy động 2,200 lình Vệ Binh Quốc Gia đến Ferguson. Bên ngoài Sở Cảnh Sát Ferguson, nhiều người vẫn tụ tập phản đối quyết định của đại bồi thẩm đoàn.

Tại Los Angeles, khoảng 300 người đổ ra đường phố khu trung tâm, đập phá một xe cảnh sát trên đại lộ Jefferson và la lớn "không công lý, không hòa bình." Cảnh sát phải đóng một số lối vào xa lộ 110. Một số cảnh sát viên phải câu người vào nhau để ngăn cản làn sóng người tràn vào xa lộ.

Một số người leo qua hàng rào vào xa lộ, nhưng sau đó quay lại đám đông, sau khi xe cảnh sát hú còi đuổi họ vào. Cho tới 7 giờ tối Thứ Ba, cảnh sát Los Angeles và cảnh sát tiểu bang cho biết chưa có ai bị bắt.

Sự hiện diện đông đảo của cảnh sát, tay cầm sẵn dùi cui, cũng làm một số người biểu tình khó chịu.

Tối hôm trước, tại California, từ Los Angeles, Oakland, Berkeley tới San Franciso và San Jose cũng có các cuộc biểu tình biến thành đốt phá, cướp bóc.

Ðến sáng ngày Thứ Ba, khói vẫn còn bốc lên nghi ngút ở các khu thương mại tại Ferguson và mảnh kiếng bể phủ đầy lề đường nhưng các con đường ở thành phố này hầu như vắng bóng người.

Các thiệt hại đêm Thứ Hai có vẻ trầm trọng hơn rất nhiều so với các cuộc biểu tình bạo loạn từng diễn ra sau vụ nổ súng hồi Tháng Tám.

Giới hữu trách cho hay họ nghe thấy hàng trăm phát súng, khiến nhân viên cứu hỏa không thể tiến vào các khu phố để làm nhiệm vụ.

Có 61 người bị bắt giữ tại Ferguson trong đêm, nhiều người vì tội trộm cắp và xâm nhập bất hợp pháp, theo lời phát ngôn viên cơ quan cảnh sát St. Louis County, ông Brian Schellman, cơ quan được giao nhiệm vụ chỉ huy bảo vệ an ninh.

Tại thành phố St. Louis có 21 người bị bắt giữ, phần lớn vì các hành vi đập phá, hôi của, theo lời Thị Trưởng Francis Slay.

Chỉ huy trưởng cảnh sát St. Louis County, ông Jon Belmar, cho hay nếu quận không thể huy động 10,000 cảnh sát viên, ông “không nghĩ rằng có thể ngăn cản thành phần muốn phá hủy cả cộng đồng này.”

Quyết định của đại bồi thẩm đoàn có nghĩa rằng cảnh sát viên da trắng Darren Wilson sẽ không bị truy tố tội hình sự ở cấp tiểu bang, tuy rằng cuộc điều tra ở cấp liên bang vẫn đang được tiến hành.

Biện Lý Bob McCulloch cho hay đại bồi thẩm đoàn gồm chín người da trắng và ba người da đen đã họp 25 ngày trong ba tháng, nghe hơn 70 giờ các cuộc thâu băng lời khai của khoảng 60 nhân chứng, kể cả ba giảo nghiệm viên và các chuyên gia khác.

“Họ là những người duy nhất nghe và xem xét tất cả mọi nhân chứng, mọi bằng chứng,” Biện Lý McCulloch cho hay.

Hàng ngàn người biểu tình, phần lớn ôn hòa nhưng cũng có nhiều nơi biến thành bạo động ở các thành phố lớn khác ở Mỹ vào tối ngày Thứ Hai.

Tổng Thống Barack Obama kêu gọi có sự bình tĩnh và thông cảm cùng sự kềm chế của hai bên, cả cảnh sát lẫn người biểu tình.

Tại tiểu bang California, các đám đông tập trung để phản đối việc không truy tố ở Ferguson, tiểu bang Missouri.

Bạo động xảy ra ở Oakland khi hàng trăm người biểu tình tràn ra đường, ngăn cản giao thông, có lúc ra cả xa lộ I-580 khiến cả hai chiều di chuyển bị cản trở trong nhiều giờ, trước khi bị cảnh sát chống bạo loạn dồn trở lại vào trong phố.

Một khu vực rộng khoảng bốn khu phố trong trung tâm thành phố Oakland đã bị cướp bóc, hôi của.

Cảnh sát cho hay có ít nhất 40 người bị bắt. Nhân chứng cho hay nhiều tiệm nơi đây bị thành phần bạo loạn cướp phá. (V.Giang)

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Bức ảnh khiến nước Mỹ chết lặng của nhiếp ảnh gia gốc Việt

Image
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một sĩ quan cảnh sát da trắng ôm ghì lấy cậu bé da đen 12 tuổi, nước mắt lăn dài trên má, ngay giữa đám đông biểu tình ở Portland, Oregon.

Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia tự do gốc Việt Johnny Nguyen, 20 tuổi, chụp trong một cuộc biểu tình tại Portland, Oregon (Mỹ) hôm 25/11.

Cuộc biểu tình chỉ là một trong hàng loạt các sự kiện tương tự diễn ra khắp nước Mỹ, phản đối việc cảnh sát da trắng Darren Wilson không bị truy tố sau khi bắn chết thanh niên da đen Michael Brown tại Ferguson.

Ở nhiều nơi, biểu tình đã biến thành bạo động.

Vài giờ sau khi bức ảnh được đăng tải trên Facebook, nó đã nhận được hơn 150.000 lượt chia sẻ. Nó đồng loạt xuất hiện và được ca ngợi trên khắp các phương tiện truyền thông Mỹ.

Hãng tin Mỹ CNN đánh giá, bức ảnh này đã "lan như cháy rừng" chỉ trong một ngày.

The Oregonian là tờ báo Mỹ đầu tiên đăng tải bức ảnh này. Khoảnh khắc ấm áp giữa viên cảnh sát da trắng và cậu bé người da đen đã được The Orgeonian ca ngợi là "cái ôm được toàn thế giới sẻ chia".

Trên Facebook của mình, bà Jen Hart đã kể rằng, khi con trai bà, Devonte Hart, đang cầm tấm biểu ngữ ghi dòng chữ "Free Hugs" thì Trung sĩ cảnh sát Bret Barnum đã tiến lại gần và mở rộng vòng tay của mình.

"Cậu ấy hỏi vì sao Devonte khóc. Phản ứng của thằng bé bất ngờ, nhưng hoàn toàn chân thực về những lo lắng đối với sự tàn bạo của cảnh sát đối với trẻ em da đen".

"'Ừ. (Viên cảnh sát thở dài). Chú biết. Chú xin lỗi. Chú xin lỗi'. Barnum đã hỏi liệu cậu ấy có thể ôm thằng bé được không".
alt

Khoảnh khắc khiến nhiều người "rơi nước mắt", do nhiếp ảnh gia gốc Việt ghi lại.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Mỹ CNN, tác giả của bức ảnh Johnny Nguyen cũng chia sẻ câu chuyện của mình.

"Khi tôi đi ngang qua Devonte, cậu bé cầm tấm biển "Free Hugs" và nước mắt đang lăn dài, tôi đã biết ngay rằng có điều gì đó đặc biệt về cậu bé. Linh tính mách bảo tôi ở lại đó, mặc dù tôi có thể chụp được các bức ảnh khác trong đám đông".

Nguyen đã chụp cậu bé Devonte mấy bức rồi quay ra chụp một vài người khác. Khi Nguyen quay lại, cậu thấy Denvonte nói chuyện với Barnum.

"Tôi đã nghĩ rằng, thật là một cảnh tượng tuyệt vời. Một cảnh tượng đầy mạnh mẽ. Một cảnh tượng mang một thông điệp cần phải truyền tải. Một cảnh tượng hội tụ mọi thứ".

"Họ ôm nhau và tôi tiến sát nhất có thể, rồi bấm máy".

Nguyen kể lại rằng, cậu đã nhận được hàng trăm email, tin nhắn chia sẻ cái cách mà bức ảnh của cậu khiến cho người ta cảm thấy tràn trề hi vọng, lấy lại được niềm tin vào con người, và khiến họ rơi nước mắt.

"Tôi nghĩ bức ảnh đã nói lên được rằng tất cả mọi người đang khao khát hi vọng giữa mịt mùng bạo lực và xung đột hôm nay. Tôi vui vì bức ảnh của tôi đã làm điều đó".

CNN dẫn lời một người dùng Facebook chia sẻ rằng: "Từ trái tim mình, tôi thật sự tin tưởng rằng đây là điều mà hầu hết tất cả mọi người mong muốn...Tôi yêu bức ảnh này và mong rằng cậu bé sẽ có được cuộc sống tốt đẹp nhất".

Còn tờ USA Today dẫn lời một người dùng Instagram nhận định: "Bức ảnh cảm xúc nhất trong năm. Cảm ơn vì đã ghi lại khoảnh khắc này. Đất nước này đang cần tới tuyệt vọng những cái ôm".

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đại Hội Văn Bút diễn ra với nhiều sự chống đối
(VienDongDaily.Com - 07/12/2014)

Hai người Security bước vào phòng họp, và theo lời chủ tịch Vũ Văn Tùng, những ai ông không đọc tên
không được ngồi lại nên chúng tôi cũng ra về dù chưa biết kết quả Đại Hội sẽ đi về đâu?

Bài THANH PHONG


GARDEN GROVE - Đại Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại kỳ 10 vừa tổ chức vào sáng thứ Bảy, ngày 6 tháng 12, 2014 tại Thiền Viện Sùng Nghiêm
thuộc thành phố Garden Grove với sự tham dự của khoảng 40 đại biểu và văn hữu khắp Hoa Kỳ, Canada.

Image
Một số văn hữu giơ cao bảng OBJECTION phản đối. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Theo chương trình nghị sự, sau nghi thức khai mạc và giới thiệu đại biểu các nơi về tham dự, văn hữu Nguyễn Hữu Của, cựu Chủ Tịch Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ, người điều hợp chương trình mời Chủ Tịch Vũ Văn Tùng chào mừng các đại biểu về tham dự. Tiếp theo, nhà văn Nguyễn Hữu Của giới thiệu Ban Chấp Hành Văn Bút VN Hải Ngoại gồm các văn hữu: Vũ Văn Tùng (Chủ Tịch), Nguyễn Thế Giác (Đệ I Phó Chủ Tịch), Phạm Nguyên Lương (Đệ Nhị Phó Chủ Tịch), Dinh Mộng Lân (Tổng Thư Ký), Vũ Thùy Nhân (Thủ Quỹ), Ban Cố Vấn gồm Huỳnh Kim và Dương Thành Lợi. Và sau đó văn hữu Nguyễn Hữu Của cũng giới thiệu thành phần đại biểu các Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ với chủ tịch Đăng Nguyên và các thành viên; Vùng Đông Nam Hoa Kỳ với văn hữu Vinh Hồ chủ tịch và các thành viên; Vùng Nam Hoa Kỳ với chủ tịch Túy Hà và các thành viên; Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ với chủ tịch Nguyễn Thiếu Nhẫn và các thành viên; Vùng Tây Nam Hoa Kỳ với văn hữu Nguyễn Thị Mặt Nâu chủ tịch và các thành viên.

Sau khi văn hữu Nguyễn Hữu Của vừa dứt lời, một số văn hữu có mặt giương cao tấm bảng phản đối (OBJECTION) không công nhận Ban Chấp Hành Văn Bút Vùng Tây Nam Hoa Kỳ. MC liền mời các văn hữu giơ tay lên phát biểu. Không khí đại hội bắt đầu lộn xộn với những lời phát biểu đối nghịch nhau. Sau đó, nhà văn Yên Sơn yêu cầu Đại Hội giải quyết tư cách của phái đoàn Văn Bút Canada nhưng Đại Hội chưa có chủ tọa đoàn, chỉ có văn hữu Nguyễn Hữu Của và chủ tịch Vũ Văn Tùng nên việc giải quyết không ngã ngũ vì có quá nhiều người nêu ý kiến.

Sau khi lời qua tiếng lại không đi đến đâu, nhà văn Lâm Xương Yên nêu ý kiến dung hòa, ông đề nghị mỗi người có mặt hãy bỏ cái tôi của mình đi, hãy vì danh dự của những người cầm bút nên bỏ qua mọi bất đồng từ trước, mọi văn hữu có mặt cùng bầu cử để một trong hai liên danh nào đắc cử cũng được, liên danh nào đắc cử thì làm, liên danh thất cử thì để kỳ sau. Ý kiến đầy tính xây dựng của nhà văn Lâm Xương Yên không được đáp ứng. Vấn đề luẩn quẩn giữa đại biểu và văn hữu cứ lập lờ không rõ ràng.

Sau đó, một vài văn hữu đề nghị hãy theo đúng chương trình, bầu ra chủ tọa đoàn để điều hành Đại Hội. Nhưng việc đề cử người vào chủ tọa đoàn lại gặp chống đối mãnh liệt; một số cá nhân như ông Huỳnh Kim được đề cử bị nhà văn Phạm Trần Anh tố cáo là đã tuyên bố có lợi cho cộng sản trong vấn đề tự do tôn giáo tại VN, ông Huỳnh Kim không xứng đáng ngồi ở cương vị chủ tọa đoàn. Nhà văn Thy Vân còn khẳng định “Ông Huỳnh Kim không đủ tư cách là một nhà văn.”

Hàng chục ý kiến được nêu lên. Cuối cùng, nhà văn Vũ Văn Tùng yêu cầu những người không phải là đại biểu phải rời khỏi phòng họp, nhiều người phản đối. Văn hữu Nguyễn Thanh Huy nói, “Các anh điều hành buổi họp theo kiểu cộng sản, tại sao đại hội văn bút mà phải mời tới hai Security tới giữ an ninh?”

Ông yêu cầu các văn hữu không rời phòng họp theo yêu cầu của chủ tịch Vũ Văn Tùng.
Ông Huỳnh Kim nói, “ Ai không ra, gọi Security mời họ ra.”
Hai người Security bước vào phòng họp, và theo lời chủ tịch Vũ Văn Tùng, những ai ông không đọc tên không được ngồi lại nên chúng tôi cũng ra về dù chưa biết kết quả Đại Hội sẽ đi về đâu?

Có một điều cần minh xác giùm Ni Sư Thiền Viện Sùng Nghiêm. Quý Ni Sư là người tu hành, chân thật, không biết trước những lủng củng, xâu xé nhau của các ông bà cầm bút nên khi họ yêu cầu, vì lương tâm nhà tu hành, các Ni Sư cho mượn chỗ để tổ chức, không ngờ ban tổ chức làm các Ni Sư rất thất vọng, vì đã có những biểu hiện không tốt, quá ồn ào, mất trật tự ngay từ chiều hôm thứ Sáu, ngày 6 tháng12, 2014, khi xong việc không chịu dọn dẹp sạch sẽ, cửa không đóng bỏ ra về. Các Ni Sư đã cho mượn Free chỗ mà còn dám vào trách móc là Thiền Viện không cung cấp giấy vệ sinh để họ phải mang tới!

Được biết, vào lúc 9 giờ sáng Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014, tại Thư Viện Việt Nam, liên danh Dấn Thân của nhà văn Yên Sơn sẽ mở cuộc họp báo về Văn Bút VN Hải Ngoại.

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Những người chống Ebola trở thành "Nhân vật của năm"


Những người chiến đấu trên tuyến đầu chống dịch Ebola giành danh hiệu "Nhân vật của năm",
một giải thưởng uy tín do tạp chí Time của Mỹ bình chọn.
Tổng biên tập của tờ Time, ông Nancy Gibbs vừa công bố danh hiệu "Nhân vật của năm" 2014
thuộc về những người đã và đang đấu tranh, chống lại dịch bệnh Ebola trên toàn thế giới.


Image
Nhung nguoi chong Ebola tro thanh "Nhan vat cua nam"
Theo ông Gibbs, những người chiến đấu chống Ebola phải gánh chịu những nguy hiểm, chiến đấu liên tục, hi sinh và cứu những người khác.

Trước đó, danh sách 8 nhân vật lọt vào top danh sách bầu chọn cho danh hiệu "Nhân vật của năm" bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Những người biểu tình phản đối phân biệt sắc tộc ở thành phố Ferguson của Mỹ, các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân Ebola, ngôi sao nhạc pop Taylor Swift, CEO Alibaba Jack Ma, CEO Apple Tim Cook, người đứng đầu quận người Kurd tại Iraq Masoud Barzani hay quan chức Ủy ban Bóng đá Nhà nghề Mỹ Roger Goodell.

Danh hiệu "Nhân vật của năm" 2 năm gần đây lần lượt là Giáo hoàng Francis và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Song Tử

Post Reply