Quán Hẹn Hò

Thơ non, thơ già, thơ ghẹo, thơ thẩn, thơ thơ. Xin đọc và ôm bụng cười, hay bứt tóc gãi tai tìm nàng ... thơ...

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
tieuvuvi
Posts: 2891
Joined: Sun Nov 26, 2006 1:29 pm
Been thanked: 3 times
Contact:

Post by tieuvuvi »

[center]
Image


Hương cà phê tình


Bordeaux thức dậy dưới làn sương sớm
Ngoài hiên nhà lất phất bụi mưa xuân
Lóng lánh trên những chồi non vừa chớm
Qua ô cửa nhỏ gió hát thì thầm

Góc phố mưa bay trời còn lạnh giá
Ly cà phê sóng sánh giọt nhớ mong
Chiếc thìa nhỏ khuấy nỗi buồn xa lạ
Cơn rét cuối mùa thêm se sắt lòng

Bóng anh ẩn hiện chìm trong đáy cốc
Nhớ làm sao ánh mắt nụ cười duyên
Em như lịm tan chợt trong phút chốc
Vào giọt cà phê đặc quánh đen huyền

Uống tình anh để hồn thôi khắc khoải
Giọt cà phê ấm đọng bờ môi ngoan
Hương đậm đà niềm đam mê hoang dại
Bốn mùa mưa nắng vẫn thơm dịu dàng



PTMC

Tiểu Vũ Vi


[/center]
Image

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Gió

Ta là cơn gió tự tình
Lênh đênh để thấy đời mình phù du
Ta là cơn gió mùa thu
Theo mây lang bạt cho dù đời qua...

Ta là cơn gió xót xa
Giữa đêm đầy ánh sao và mắt em
Ta là cơn gió mùa đêm
Ngủ say trên những ngọt mềm cho nhau



Khieu Long

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

BÀI CN 25

Ta nhìn nhau giữa ngỡ ngàng
Chiều nay bến cũ em sang chuyến đò
Bên kia sông tiếng ai hò
Ai đem chim sáo trả cho nhà người

Trong ngây ngô bỗng chợt cười
Cũng qua rồi đó mấy mươi năm tình
Vàng thu hiu hắt riêng mình
Dòng sông con nuớc lặng thinh theo đời

Chợt nghe ngày tháng rã rời
Giống như những chiếc lá rơi não nề
Đưa nhau lần cuối em về
Còn ta vẫn giưã hôn mê muôn trùng



Khieu Long

User avatar
tieuvuvi
Posts: 2891
Joined: Sun Nov 26, 2006 1:29 pm
Been thanked: 3 times
Contact:

Post by tieuvuvi »

[center]Image


Bài Cát Ngọc 23


Khi em mặc áo đen là
Tình như sương khói mưa xa lạnh lùng
Nhìn nhau thoáng những ngại ngùng
Đường đời hai lối không chung lối về

Em còn vương vấn câu thề
Đời qua trong cõi tạm mê lạnh lùng
Áo chung tình đến muôn trùng
Cho nhau cả nỗi nhớ nhung suốt đời

Áo em ngày tháng rã rời
Mùa đau hồn vẫn chơi vơi úa vàng
Chiều mêng mang thoảng tiếng đàn
Ngoài kia có đoá Hoàng Lan nở buồn



Khiếu Long


Image


Bài Tuyết Như 11


Áo em đen ánh lụa là
Hương đêm phảng phất sương sa lạnh lùng
Nguyệt chìm nửa mảnh ngại ngùng
Sầu thương rũ khúc gọi cung phím về

Áo em vẫn nặng ước thề
Chìm sâu cõi nhớ tái tê lạnh lùng
Dẫu rằng xa cách nghìn trùng
Tình em vẹn giữ thủy chung trọn đời

Em về thân xác rã rời
Áo xưa giờ đẫm lệ rơi bẽ bàng
Niềm đau òa vỡ cung đàn
Tường vi hé nụ miên man tình buồn



Tiểu Vũ Vi

[/center]
Image

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Nguyên Sa, thơ những năm '60

Viên Linh
1960 - Sài Gòn, thủ đô văn hóa miền Nam mới nghe tưởng như là một danh xưng giai đoạn, chưa chắc đã là một thực thể, song người ta không cần phải giải thích khi nơi đó có đến ba bốn viện đại học lớn, những trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ, nơi đặt trụ sở các trung tâm văn hóa Đông Tây (Hoa Kỳ, Pháp, Đức,...), nơi hàng tuần có những cuộc diễn thuyết và triển lãm nghệ thuật, nơi hàng ngày có trên mười tờ nhật báo xuất bản.

Danh xưng ấy chưa đúng hẳn, Sài Gòn chính xác hơn là nơi đã xuất hiện những trào lưu học thuật chính dòng, nối nguồn từ di sản văn hóa dân tộc, tồn tại lâu dài, những trường phái văn nghệ ảnh hưởng trong cả nước mãi mãi, Sài Gòn là thủ đô văn hóa Việt Nam nửa sau thế kỷ hai mươi, điểm cao nhất của văn chương báo chí là năm 1960, chính năm này có tới năm bảy tờ báo văn học cùng xuất bản hay tục bản liên tiếp: Hiện Đại (Nguyên Sa, tháng 4, 1960), Thế Kỷ Hai Mươi (Nguyễn Khắc Hoạch, 7, 1960), Sáng Tạo (Mai Thảo, bộ mới số 1 tục bản tháng 7, 1960). Tờ Văn Nghệ của Lý Hoàng Phong cũng có mặt song hành, nhưng do người phụ trách biên tập quá rụt rè thận trọng, nên còn bước đi chập chững.
Image
Nhà thơ Nguyên Sa và Trịnh Thúy Nga tại Paris năm 1953.
Ảnh trong Thơ Nguyên Sa tập cuối cùng, tháng 7, 1998.

Nguyên Sa có mặt trên Sáng Tạo bộ cũ từ cuối thập niên '50 nhưng mãi đến ‘60 mới đứng ra chủ trương tờ Hiện Đại, hai số đầu của Hiện Đại giống như Sáng Tạo bộ cũ, kể cả tên tuổi tác giả in ngoài bìa: Dẫn đầu bởi Mai Thảo, Mặc Đỗ, Thanh Tâm Tuyền, chỉ khác ở chỗ có thêm nhóm các giáo sư Nguyễn Duy Diễn, Lữ Hồ, Lê Xuân Khoa, Lý Quốc Sỉnh, Thuần Phong, Lưu Trung Khảo, ... và phần trị sự có ít ra là hai người: Thanh Nam, Thái Thủy, trong khi Sáng Tạo chỉ có duy nhất một người quản trị là Anh Đặng Lê Kim, hiện nay [2015] đang ở bên Úc. Nghĩ đến Nguyên Sa, viết về Nguyên Sa, bài viết cũng sẽ cách quãng như sự có mặt của ông từ số đầu trở đi. Bài thơ đăng trên Sáng Tạo bộ cũ, số 6, tháng 12, 1956 sẽ còn được nhắc nhở như một tiêu biểu của thơ ông.


Hãy Đưa Tôi Ra Bờ Sông
Nguyên Sa

Hãy đưa tôi ra bờ sông
Để tôi nhìn cho rõ
Tôi nhìn dòng nước chảy
Tôi nhìn tôi bơ vơ
Nhìn bờ sông tìm bờ sông bên kia
Khi lòng sông gặp biển
Hãy đưa tôi ra bờ sông
Để tôi nhìn tôi hò hẹn
Rồi tôi rủ tôi quên
Quên dòng nước chảy
Quên thời gian trôi
Bằng bước chân dòng sông
Không để lại gì trên cát
Tôi rủ tôi quên
Cả dòng sông trôi
Bằng bước chân phù sa
Không để lại gì
Trừ một người bơ vơ
Đã xây nhà bên bờ sông đất lở...


Có mặt trên Sáng Tạo từ số 1 (10, 1956), đến số 31 (tháng 9, 1959) Sáng Tạo ngưng xuất bản, Nguyên Sa đóng góp đủ thể loại. Về tiểu luận, số 1: “Kiến thức rộng và chuyên môn.” Số 3: “Hồ Xuân Hương người lạ mặt.” Số 8: “Vấn đề triết học căn bản.” Số 11: Triết học Kant.” Về truyện ngắn: “Người con gái trong truyện liêu trai,” số xuân 1958). Về thơ có từ số 2, số 6, ... trên số cuối cùng có nguyên 3 trang, bắt đầu từ trang 7 - sau bài luận thuyết “Nỗi buồn trong thơ hôm nay” của Thanh Tâm Tuyền - , nhan đề là “20,” “Tháng Sáu trời mưa,” sự cộng tác của ông với Sáng Tạo kể như sự cộng tác từ số đầu tới số chót. Nhưng Nguyên Sa không có tên trong bộ biên tập của tờ báo. Không thể nói thơ Nguyên Sa là thơ mới kiểu tiến chiến (1932-1945). Bài “Hãy đưa tôi ra bờ sông” ở trên là một bài thơ tự do, không cốt yếu giữ vần hay nhịp điệu ở hai câu, bốn câu, hay tám câu đi nữa. Nhịp thứ nhất chấm dứt ở sau câu thứ sáu. Nhịp thứ hai bắt đầu từ câu bảy tới câu mười hai. Nhịp thứ ba là sáu câu cuối cùng. Một bài thơ tự do từ nhịp điệu, ngôn ngữ, câu cú (câu 4 chữ, câu 5 chữ, câu 6 chữ, 7 chữ và 8 chữ) đến ý tưởng: Tôi rủ tôi quên hết không để lại gì, trừ tôi ra. Mà tôi là ai? - “Một người bơ vơ đã xây nhà bên bờ sông đất lở.” Đây là một bài thơ tự do có đặc tính Nguyên Sa: nhẹ nhàng, những câu hỏi ngược duyên dáng, không lộ tính văn học sinh tử chủ nghĩa, có lẽ vì ông là một nhà giáo dạy Triết, không thấy gì là quan trọng nên cái quan trọng trở thành những câu hỏi đùa không đợi trả lời.


Paris có gì lạ không em?
Nguyên Sa

Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cảnh chim
Paris có gì lạ không em?
Mai anh vè giữa bến sông Seine
Anh về giữa một dòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?
Em có đứng ở bên bờ sông?
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo dòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng

Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
Mỗi làn tan một chút sương sa
Bao giờ sáng một trời sao sáng
Là mắt em nhìn trong gió đưa...
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay



Với những bài thơ tương tự bài trên, Nguyên Sa đã mở rộng một khung cửa cho thơ miền Nam mở ra thế giới. Và tình yêu một khi xa cách, có khác gì một vừng mây bay qua, không sầu thảm chết chóc gì, đất trời không sụp đổ như trong thế giới của Đinh Hùng, của Vũ Hoàng Chương.

Nhà thơ Nguyên Sa tên khai sinh là Trần Bích Lan (1 tháng 3, 1932 – 18 tháng 4, 1998) người Hà Nội, qua Pháp du học năm 1949. Năm 1953 học Triết ở đại học Sorbonne. Năm 1955 lập gia đình với cô Trịnh Thúy Nga ở Paris và năm sau hai vợ chồng về Sài Gòn. Ông dạy ở Chu Văn An, đại học Văn Khoa và mở trường Văn Học của riêng mình. Nguyên Sa tham gia hai hội đoàn là Trung Tâm Văn Bút Việt Nam và Tổng Hội Giáo Giới Việt Nam, chức vụ phó hội trưởng. Nhập ngũ năm 1966, Thủ Đức khóa 24, và phục vụ tại trường Quốc Gia Nghĩa Tử cho đến 1975.

Trong suốt ba năm cộng tác với Sáng Tạo, thơ văn Nguyên Sa không lẫn với ai được, và vẫn nổi lên thành một hình tượng riêng, từ chữ dùng, cách viết, lẫn nội dung những bài thơ. Trong thời gian Sáng Tạo ngưng xuất bản, từ tháng 9, 1959 tới tháng 7, 1960, Nguyên Sa xuất bản tờ báo riêng của ông: Tạp chí Hiện Đại số 1 ra mắt vào tháng 4, 1960. Các cây bút chủ chốt của Sáng Tạo có mặt ngay từ số đầu của Hiện Đại: Mai Thảo viết “Những người ở khách sạn,” Duy Thanh viết “Ngưỡng Cửa. Tới số 2 Thanh Tâm Tuyền gửi “Buổi sáng Chủ Nhật,” Mai Thảo “Luân,” Mặc Đỗ “Con mắt có đuôi.” Viên Linh dạy học ở Ban Mê Thuột, không gửi bài, mà “Bài Phượng Liên” lại có mặt, do một người bạn tự ý đưa vào. Nhưng bất ngờ, sau tám tháng im lặng, Sáng Tạo tục bản, đề số 1 bộ mới, mở cuộc “thảo luận bàn tròn,” chủ đề “Nhân vật trong tiểu thuyết” và chính thức công bố Bộ Biên Tập, chỉ có [theo abc]: Doãn Quốc Sỹ, Duy Thanh, Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Thái Tuấn, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Trần Thanh Hiệp, tám người. Nguyên Sa không có tên. Từ số 3 trở đi, cho tới khi đóng cửa, số 9, trên Hiện Đại cũng không còn tên tuổi bài vở của Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền nữa. Trong khi đó, Hiện Đại số tháng 7, 1960 ra cùng tháng với Sáng Tạo số 1 bộ mới, có một nội dung rất phong phú, người ta thấy phụ bản tranh in offset của Tạ Tỵ, bài vở của Bình-nguyên Lộc, Hoàng Anh Tuấn, Mặc Đỗ, Nguyên Sa, Nguyễn Duy Diễn, Tạ Tỵ, Thanh Nam, Đinh Hùng, Mặc Thu, Vũ Hoàng Chương. Và lại nữa, cũng tháng 7 này, một diễn đàn văn học nghệ thuật mới lần đầu xuất hiện rất bề thế, khổ lớn và in nhiều phụ bản đẹp, đó là tạp chí Thế Kỷ Hai Mươi của nhà thơ Trần Hồng Châu (Giáo Sư Nguyễn Khắc Hoạch - đang là khoa trưởng Đại Học Văn Khoa), với bài vở của Nguyễn Văn Trung, Thanh Lãng, Đinh Hùng, do họa sĩ Ngọc Dũng làm thư ký tòa soạn. Năm 1960 đã mở đầu một thập niên tươi sáng của Văn Học Miền Nam.

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Từ Biệt


Em về đi con dế ngủ yên rồi
Trong ngăn bàn một thời đi học. ...
Dường như là đêm nay trăng cũng khóc
Con đường dài hun hút dưới chân nhau

Em về đi đừng nhìn lại phía sau
Anh sẽ vừa đi vưa huýt sáo
Dẫu con tim vẫn ngập tràn dông bão
Anh đã quen vui trong những lúc rất buồn

Em về đi bóng nhỏ cuối con đường
Tờ giấy trắng rơi từ vở cũ
Giọt mực vo tròn nằm ủ rũ.
Viên phấn bỗng nhiên lăn vỡ trên sàn.

Em về đi mang theo chiếc lá vàng
Mùa đông ném xuống mặt đường sẫm tối.
Gió cứ thổi qua vai anh... Rất vội



Đào Phong Lan

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image

Và thời gian


Người đi về hướng sương rơi
Ta đi về phía chân trời cỏ len
Võ vàng một ánh trăng in
Hỏi dòng sông trắng đã quên…
hay là…?

Tự ta,
ta buộc vào ta!
Lời thề mỏng mảnh như là sợi mưa

Bây giờ đã ngậm ngùi chưa?
hay còn nuối chút xa xưa,
để rồi…

Thôi!
thì trả lại cho người
Dấu chân trên cát một đời chưa rêu!


Đào Phong Lan

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Định mệnh và Tình yêu trong tình ca Từ Công Phụng

Kalynh Ngô/Người Việt

Có một loài chim chỉ cất tiếng hót một lần trong đời rồi chết, nhưng tiếng hót ấy hay nhất thế gian, vượt lên trên mọi nỗi đau khổ của thân xác.
Với nữ văn sĩ người Úc Colleen Mc Cullough thì những gì tốt đẹp nhất trên thế gian chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.

Nhạc sĩ Từ Công Phụng thì cho rằng, loài người cũng chỉ một thời để sống và để chết, thì cũng nên hát lên những bản nhạc tình
để ngợi ca một thời đã sống trước khi bước vào những nỗi khốn cùng buồn thảm của cái chết.

Do đó, tình ca là con đường ông đã chọn và đã cưu mang trong suốt cuộc đời nghệ thuật.
Tình ca đối với ông như một kẻ đồng lõa cho sự tồn tại của nhân loại.


Image
"Tình ca là con đường tôi đã chọn và cưu mang." (Hình: Kalynh/Người Việt)


'Tình ca là con đường tôi đã chọn và cưu mang'

Sau lần đầu tiên gặp ông trong đêm nhạc ở phòng trà Văn Nghệ, Sài Gòn năm 2008, bảy năm sau, vào ngày mùng 5 Tết Ất Mùi, tôi mới có dịp gặp lại nhạc sĩ họ Từ tại chính tư gia của ông ở Portland, Oregon – thành phố của hoa hồng.

Oregon những ngày cuối tháng Hai đẹp như một bức tranh. Cái lạnh se se của mùa xuân làm cho tâm hồn người ta dịu lại. Những con dốc lúc lên cao lúc xuống thấp, những cây thông cao vút gợi nhớ đến một Đà Lạt xưa cũ.

Cho dù xe dừng trước nhà ông vừa đúng với thời gian đã hẹn, thì người đầu ấp tay gối của ông, bà Từ Công Phụng đã đứng chờ trước cửa.

Người phụ nữ có gương mặt khả ái và một nụ cười rất hiền nói “Ông nhà tôi sẽ ra ngay.”

Không phải chờ lâu, người nhạc sĩ của “Mưa trên ngày tháng đó” bước ra cùng câu nói: “Rất đúng giờ.” Giọng nói của ông vẫn thế, trầm, đủ để người đối diện cảm thấy như ông chỉ nói cho riêng người đó; ấm, đủ để xóa bỏ bức tường ngần ngại giữa hai người xa lạ lần đầu tiên gặp nhau.

Trong đêm nhạc bảy năm trước ở Sài Gòn, bài hát “Xứ thâm trầm” được ông cất lên chưa kịp hết câu thứ nhất, thì ông ngập ngừng... “Xin lỗi quý vị, bài hát này tôi chưa được phép.”

Không giống như nhà văn Nguyễn Tuân lúc sinh thời có lần thốt lên rằng, “đôi khi, người ta đi không hẳn để tìm một nơi đến, mà ít nhất có một nơi để rời bỏ,” Từ Công Phụng ý thức rất rõ vì sao ông phải đành đoạn dứt áo rời bỏ quê nhà, đến một bến bờ xa lạ. Ông muốn tìm đến một nơi mà ông gọi là “Xứ thâm trầm” để âm thầm sống.

“Về xứ thâm trầm xa cuộc đời này. Sẽ không còn ngàn kiếp truân chuyên và hết nhân duyên, tôi trở về kết đọng linh hồn làm mặt đá xây hồ lãng quên.” (ca khúc Xứ thâm trầm)

“Khi một người nhạc sĩ viết ra một ca khúc, họ muốn âm nhạc của mình được phổ biến rộng rãi trong nhân gian để nhận diện được những tâm tư thầm kín mà họ không được thổ lộ. Người nhạc sĩ nào cũng muốn âm nhạc của mình được 'bay' trong nhân gian.”

Ông mỉm cười, chậm rãi nói khi được hỏi về suy nghĩ của mình trong lần không thể trình diễn trọn vẹn bài hát khán giả của mình mong muốn trong lần đầu tiên về hát trên quê hương.

Ông chưa từng quên giây phút đó.

Rất nhiều người, trong đó có cả những thế hệ được sinh ra sau cuộc chiến, được nuôi dưỡng và lớn lên bằng những lời nhạc tinh tế đến từng nốt, đẹp đến từng câu chữ. Qua những tác phẩm ấy, họ nhìn tình yêu và cuộc đời, cuộc sống và con người bằng cái nhìn hiền hòa hơn. Cho dù đó là những bản nhạc tình buồn thì cái buồn ấy cũng chất chứa một tâm hồn yêu thương dạt dào.

Nhạc sĩ họ Từ cho rằng sở dĩ nhạc tình của ông chất chứa một triết lý tình yêu sâu lắng, buồn nhưng không bi lụy, đó là do quan điểm sống của mỗi con người. Theo ông thì “mỗi người có một hào quang khác nhau.”

Cái “hào quang” mà ông nhắc đến không phải là ánh sáng chói lọi từ thiên đường nào đó. Và càng không phải là ánh sáng phân biệt giữa sang hèn. Mà đó là cái “hào quang” trong sự chiêm nghiệm cuộc đời của riêng mỗi một người.

Có người nói rằng nhạc Từ Công Phụng buồn đến con dế nghe nó cũng buồn và “tự tử giữa đêm sương”; con chim sẻ cũ nó cũng “qua đời trong lặng lẽ” (ca khúc 'Trên ngọn tình sầu', Từ Công Phụng phổ nhạc theo bài thơ 'Khúc thêm cho Huyền Châu' của Du Tử Lê.)

Với Từ Công Phụng, ông nghĩ rằng cho dù có thế nào chăng nữa thì cuộc gặp gỡ nào cũng là hữu duyên và cũng để lại một điều đẹp đẽ.

“Dù một khoảnh khắc sớm phai tàn/Và lệ em rớt trên môi nhạt/Đôi mắt em rất buồn, đôi chúng ta rất buồn/Vạn câu tình cũ, xin gửi cho đời.” (Mắt lệ cho người)

“Cho dù chỉ là một khoảnh khắc trong cuộc đời, nhưng cuộc gặp gỡ ấy vẫn là đẹp. Dù có xa nhau, nhưng trong tâm tưởng của mình vẫn còn đó những kỷ niệm đẹp,” ông nhẹ nhàng nói.

Nhạc tình của ông mang cái buồn nhẹ tênh. Người nghe như thoảng thấy cái buồn quấn quanh sự hờn dỗi mà ông giữ cho riêng mình. Rồi đến một lúc nào đó, ông nhẹ nhàng xin gửi vạn câu tình cũ lại cho đời. Khi một khoảnh khắc đã qua, ông chỉ nhẹ nhàng xin tạ tình khi một ai đó một lần nữa đi thoáng qua cuộc đời ông.

Chính cái buồn nhẹ tênh không hờn trách ấy mà giai điệu và thanh âm những bản tình ca của ông phảng phất cái đẹp sang trọng, hiền hòa như dòng suối chảy hoài từ ngàn kiếp? Từ Công Phụng cho rằng “có lẽ do cách mình cảm nhận và hiểu về cuộc sống.”

“Đối với người phụ nữ, tôi luôn dành cho họ những gì nhẹ nhàng nhất. Nếu đó là những người đi ngang qua cuộc đời mình, cho dù chỉ là trong khoảnh khắc, thì nó vẫn đem lại cho mình hạnh phúc. Trong khoảnh khắc đó, có những điều luôn được giữ lại vĩnh cửu trong lòng.”

Nhưng ông xác nhận tình ca của ông truyền tải một tình yêu nhân từ. “Tôi không trách ai, hờn ai, cho dù cuộc tình với họ để lại cho mình những niềm đau. Cuộc đời có lúc đến rồi cũng phải có lúc đi.”

Cho dù ông có là chứng nhân của những cuộc tình ngắn ngủi, không thực, nhưng sự hụt hẫng nơi ông chưa bao giờ là đau đớn đến tuyệt vọng. Bởi ông luôn quan niệm “nếu có điều gì là vĩnh cửu, thì em ơi đó là tình yêu của chúng ta” và vẫn muốn sống trọn vẹn với chính mất mát của mình.

“Trong cuộc đời, tôi đã có những hình bóng trong tâm tưởng để gọi là tình yêu dù chỉ một khoảnh khắc gặp gỡ thoáng qua. Nhưng khi đã là tình yêu với một người, hoặc lớn hơn là khi lập gia đình, thì tôi tự nhận mình là người chung thủy,” ông nói.

'Tất cả là định mệnh'

“Đừng hỏi vì sao ngày xưa chúng tôi viết được những bài nhạc như thế. Chúng tôi sẽ không trả lời được. Tự nhiên nó ở trong mẫn cảm của mình, những lãng mạn trong tâm hồn của mình nó nảy ra. Có thể gọi đó là thiên phú. Người nhạc sĩ viết ca khúc là nói lên giùm tâm tư của những người bình thường không nói lên được bằng văn, bằng thơ bằng nhạc. Những người làm văn nghệ như chúng tôi viết giùm cho họ. Mình viết đúng, họ sẽ nghe đúng và họ cứ mang theo bài hát ấy suốt cuộc đời của họ,” ông từ tốn nói.

“Rất nhiều lần tôi cũng tự hỏi vì sao tôi trở thành nhạc sĩ? Nhưng...tôi chịu. Đó là 'định mệnh'”
Image
Nơi Từ Công Phụng cho ra đời những bản tình ca diễm lệ. (Hình: Kalynh/Người Việt)

“Có một câu chuyện tôi nhớ mãi. Một lần về Việt Nam hát, có một khán giả yêu cầu tôi hát bài 'Đêm không cùng' Khi đó, cũng với lý do giống như 'Xứ thâm trầm', nên tôi nói khéo là 'Xin lỗi, tôi không nhớ lời' Thế là vị khán giả ấy, còn rất trẻ, nói rằng 'Chú hát đi, cháu nhắc lời cho' Tôi vừa ngạc nhiên vừa hạnh phúc. Ngạc nhiên vì có những người thuộc thế hệ bây giờ hát nhạc của tôi. Tôi nghĩ đó là hạnh phúc chung của bất cứ người nhạc sĩ nào,” ông kể lại, ánh mắt cười hạnh phúc.

“Có những lời nhạc khi người nhạc sĩ viết ra và khán thính giả nghe, họ thấy hay, họ nhìn thấy họ trong đó, thì người nhạc sĩ đó thành công.”

Tôi chợt hỏi “Nhạc sĩ vẫn còn và sẽ còn viết nhạc chứ?”

“Tôi vẫn còn sáng tác,” ông cười và nói.

“Nhưng chắc chắn có khác với ngày xưa. Ngày xưa tôi viết nhạc lãng mạn nhiều. Bây giờ cái lãng mạn đó được quay về với tình yêu thương gia đình bạn bè nhiều hơn là tình yêu bâng quơ thời trẻ.”

Nói đến cái lãng mạn bâng quơ của tuổi trẻ, thì đó chính tình yêu của “Bây giờ tháng mấy,” bài hát đầu tiên ông sáng tác năm 1961. Thế nhưng, phải đến một thời gian sau, khi thành lập ban nhạc Ngàn Thông ở Đà Lạt, ông mới “có can đảm” hát tác phẩm của mình cho người nghe qua làn sóng phát thanh.

Đúng như lời ông nói, “Bây giờ tháng mấy” là một bản tình ca có mơ mộng, có hờn dỗi, có yêu thương, có cảm xúc bâng quơ nhưng rất ngọt ngào.

Năm ấy ông 18 tuổi.

Ông tự nhận rằng khi nghe nhạc Từ Công Phụng ở thập niên 60 sẽ khác với nhạc của Từ Công Phụng của những năm 70s, 80s và cả sau này.

“Ở thập niên 60s, những câu thơ, trang sách tiểu thuyết mang đến cho tôi cái lãng mạn, thậm chí ray rức về cuộc tình thoáng qua nào đó. Đến những năm 70s, mình đủ lớn để có những lo âu, suy nghĩ về một tình yêu đang có. Sau đó nữa, thì mình đã sống nhiều hơn, hiểu đời nhiều hơn, và cái nhìn của mình về cuộc đời sâu hơn, trầm lắng hơn.”

Khi con người hướng đến sự “sâu hơn,” “trầm lắng” hơn thì khái niệm thời gian đối với họ không còn là sự khởi đầu nữa. Ai cũng có một thời để sống và một đời để chết. Khi mỗi ngày đi qua một ngày, họ nâng niu những gì thuộc về giá trị tình thâm hơn là những mộng mơ tuổi trẻ. Đó là lúc mà “tôi nhìn tình yêu với ánh mắy nhân từ hơn.”

Ông cho biết có những tác phẩm ra đời rất nhanh, chỉ hơn…một giờ đồng hồ, như “Giữ đời cho nhau”; “Lời cuối”. Tuy nhiên, “Mưa trên ngày tháng đó,” thì bài hát này phải đến ba tháng mới được hoàn thành.

“Đó là bài hát tôi viết lâu nhất, trong ba tháng. Tôi viết đi viết lại hoài vẫn chưa thấy hài lòng. Mà tôi nghĩ sẽ khó có một bản nhạc nào được hài lòng một cách trọn vẹn. Bởi người nhạc sĩ luôn muốn khám phá và tạo ra cái đẹp hoàn hảo,” ông chia sẻ.

Khi nói định mệnh cho ông trở thành nhạc sĩ, thì ông cũng khẳng định rằng “định mệnh mình thay đổi mình không biết được.”

“Ngày xưa, khi ở Việt Nam, tôi kết nghĩa vợ chồng với một người. Thế rồi, vì những lý do mà không ở bên cạnh nhau được. Tôi tiếp tục cuộc đời thứ hai. Và tôi có hạnh phúc. Người này hy sinh quá nhiều cho tôi. Nên tôi thấy mình 'nợ'. Đó chính là định mệnh. Cũng như mình không biết khi nào mình được sinh ra và khi nào mình chết đi. Đó là bí mật của thượng đế. Và mình phải tin.
Image
Từ Công Phụng và "cuộc đời thứ hai" của ông. (Hình: Kalynh/Người Việt)

“Cuộc đời thứ hai” mà ông nhắc đến chính là người phụ nữ đã đứng chờ tôi ở cổng. Từ đầu câu chuyện đến giờ, bà loay hoay châm trà, mứt, bánh, trái cây. Hôm nay vẫn còn là ngày Tết.

Nghe ông nói đến định mệnh vợ chồng, bà cất tiếng: “Tình nghĩa vợ chồng không chỉ là tình nghĩa giữa hai người, mà nó là sự liên hệ đến đời con, đời cháu. Trong lúc đau ốm, mình phải biết mình có bổn phận với người phối ngẫu của mình. Không phải vì hôm nay anh tài danh, anh đẹp mà tôi yêu thương anh. Đạo công giáo có câu nói 'tuy hai mà một.'”

“Người kia bệnh, là thân xác của chính mình bệnh. Tại sao thân xác của mình? Người đàn bà được ví nhu một mảnh đất phì nhiêu, và người đàn ông là người cày xới. Sự gắn kết của họ chính là những đứa con, cháu.”

Trong suốt câu chuyện, ly trà của ông không bao giờ vơi. Vì cứ mỗi khi gần cạn, là bà lại châm thêm cho đầy. Bà khen và “cho ông 10 điểm” mỗi lần ông nhớ mang theo điện thoại khi ra ngoài.

Ông nghiêng người nói nhỏ, “Nhà tôi giỏi lắm. Bà là người phụ nữ chu toàn, tần tảo vun xới gia đình.”

***

“Yêu một người nổi tiếng đã khó, khi người đó là nghệ sĩ lại càng khó hơn. Mình phải biết rằng mình không thể giữ trái tim của họ. Trái tim của họ là dành cho nghệ thuật. Nhưng không phải như thế mà mình không hạnh phúc. Vì hạnh phúc đến từ sự thấu hiểu và tôn trọng nhau,” bà Từ nói và giục ông quay về vì trời bắt đầu lạnh, mà bà thì “tôi không muốn ông ấy bị cảm.”

50 năm, định mệnh đã gắn Từ Công Phụng với những bài tình ca mượt mà, trầm lắng. Những bản tình ca đó sẽ mãi mãi là những chiếc que diêm đốt cháy trái tim người nghe, mang họ về với mùa xuân đỉnh bình yên của đời người.

Liên lạc tác giả: kalynh@nguoi-viet.com

Toan_Paris
Posts: 198
Joined: Tue Dec 14, 2004 1:31 am

Post by Toan_Paris »

Image

Tản Mạn Đầu Xuân!

Đông đã qua, Xuân đến khí hậu ấm hơn . Hoa anh đào năm nay nở sớm hơn năm tước. Tuy đẹp, nhưng chúng mang lại nhiều phiền toái như ngứa mắt, nước mũi chảy lòng thòng và ho đau cả ngực, nhưng đến hôm nay đã hết ngứa mắt và ho hơn 1 tuần.

Như dự định đầu năm. Lôi Minh gom bạn hữu vài đứa yêu thơ tình và nhạc . Nhậu lai rai , than vãn chuyện ngắn, chuyện dài về đời người trong vòng luẩn quẩn tam giác. Qúa khứ - Hiện tại - Tương lai như một tam giác đều ba cạnh khép kín.
Đêm nay họp mặt bạn hữu gồm có:

- 1 chai rượu Johnny walker 18 tuổi.
- 3 gói chip khoai tây.
- 1 nồi bún bò.
- 1 chai rượu vang.
- 1 samsung tab 2: Chứa tất cả bản thơ tình , để bạn hữu nhìn vào diễn ngâm.

- Bạn hữu:

* Lôi Minh - Tình yêu đầu học trò vỡ tan, vẫn còn giận hờn , nuối tiếc. Học xong, lấy vợ rồi lại thêm một lần tan vỡ . Thích thơ tình, bình thơ và nhạc cổ điển. Đêm nay Lôi Minh diễn ngâm 2 bài thơ, một của Khiêu Long , một của Xuân Quỳnh. LM nay 67 tuổi.

Tuổi học trò luôn mãi đẹp, hè về chia tay nhau, nhất là có một mối tình vu vơ nào đó, cũng để vấn vương nhớ nhung , sự nhớ nhung có thể mãi theo. Lời thơ trong bài "Nắng Phai" của tác giả thật mượt óng ả, ý thơ êm đêm bình an. Lôi Minh xin diễn ngâm bài thơ "Nắng Phai". Xin bạn hữu nghe giọng Quy Nhơn lai giọng SàiGòn trong bài thơ Nắng Phai thật dễ thương của tác giả Khiêu Long

Nắng Phai

Theo gió về giữa mùa nắng phai
Áo em lồng lộng bến sông dài
Đường hoa xưa vẫn ươm nỗi nhớ
Bao năm rồi ta vẫn ...chờ ai

Ta quen em chiều nắng hồng tươi
Không gian xưa rộn tiếng em cười
Ta về từ đó hồn mơ mộng
Tình học trò trong tuổi đôi mươi

Nắng nồng nàn rồi cũng phai phôi
Dấu yêu thoảng chốc đã xa rồi
Để có những chiều trên lối nắng
Nhớ thương người nơi chốn xa xôi

Em có còn về qua lối xưa
Tiêng ru buồn vọng giữa mùa trưa
Cho ta gởi lá tình thư cũ
Mảnh nắng vàng phai hạ cuối mùa

Thơ Khiếu Long


Có lẽ và chắc có lẽ tình yêu ở tuổi nào nó cũng có lời nóng bóng âu yếm của nó. Có ý riêng tư của nó. Dù người tình đầu đời bỏ Lôi Minh khi tuổi 19. Nhưng những lá thư tình lời âu yếm vẫn in dấu trong LM. Bài thơ "Chỉ Một Mình Anh" của Xuân Quỳnh diễn tả cái yêu của người con gái. Lôi Minh diễn ngâm , mời bạn hữu nghe lời trần tình trong bài thơ của Xuân Quỳnh

Chỉ Một Mình Anh

Anh! Chỉ một mình anh
Biết trả cho em những ngày đã mất
Và mang đến mùa xuân trong những giờ lạnh nhất
Là anh, chỉ một mình anh
Có phải vì anh
Khi nghe anh nói
Mà tim em xao xuyến bồi hồi
Có phải chỉ vì anh mà cỏ xanh im lặng
Bỗng xôn xao xuân đến cựa mình
Có phả vì anh mà muà xuân đến vội
Mà mây mù trên nước bập bùng trôi
Có phải vì anh mà lòng em bừng nắng
Và diụ dàng, tất cả vì anh
Nhưng không, anh nói không
Là mặt trời rơi ngay xuống đất
Là tất cả trên đời em mất
Khi anh nói Không...

Thơ Xuân Quỳnh



* Ngọc Miễn - Tình yêu đầu học trò. Nàng bỏ đi , thỉnh thoảng vẫn thở than bằng lời nhạc nào đó " yêu người như thế đó, người bỏ đi ". Học xong, lấy vợ ở tuổi 30. Thích thơ tình. Chơi guitar nhạc cổ điển. Đêm nay Ngọc Miễn chơi 2 bài nhạc cổ điển và đệm nhẹ với tiếng sáo tp khi bạn hữu diễn ngâm. NM nay 64 tuổi.

* Thăng Nguyên- Tình yêu đầu ở chàng tuổi 15, nàng 14. Lấy nhau ở tuổi 22. Vẫn hạnh phúc, một cặp đôi hoàn hảo. Dân khoa-học nhưng lại thích triết học, thơ tình . Đêm nay Thăng Nguyên diễn ngâm bài thơ Mắt Lá của Mường Mán. TN nay 65 tuổi.

Tình yêu thửa nào vỡ tan. "Lạ" nhỉ , cứ bảo mình hãy quên đi ! À này quên đi là nhớ đấy. Hôm nay gặp được hai câu thơ của Mường Mán lại thấy như không "Lạ". Đã nhiều lần tự bảo quên tức là nhớ đấy.
"Tình như là bụi hư không ấy
Phủi mãi, mà sao vẫn nhớ đời"

Thăng Nguyên diễn ngâm giọng Huế bài thơ "Mắt Lá" của Mường Mán. Mời các anh chị nhớ lại một lần trong đời mình khi gặp tình yêu .

Mắt Lá

Hình như có mùa đông rất vội
Theo áo em về mấy bữa nay
Giòng sông xanh quá đôi bờ sóng
Ta bỗng nghe lòng chớm theo may

Hình như có đôi mắt đi lạc
Len nhẹ vào tim một thoáng cay
Tình như là bụi hư không ấy
Phủi mãi, mà sao nhớ vẫn đầy

Hình như người ấy không đi lẻ
Có bạn lâu rồi ta đâu hay
Chiều nay qua phố nghe chim kể
Mới biết lòng không nhẹ hơn mây

Chục tách café trong quán đợi
Chẳng đắng bằng một thoáng mong ai
Chiều bâng khuâng rụng đôi bờ lá
Ngỡ mắt người dưng lúng liếng bay

Thơ Mường Mán




* Nguyệt Thy.
Tình đầu giở giang. Sống độc thân. Thích thơ tình và hội họa. Đêm nay Nguyệt Thy diễn ngâm bài "Tìm Về Bến Xưa" của Tiểu vũ Vi . NT nay 66 tuổi.
Chắc có lẽ ai trong chúng ta cũng một lần yêu. Yêu mãnh liệt như thác đổ. Khi tình yêu đầu đổ vỡ, lại lui về yêu cái kỷ niệm đã mất. Đấy yêu là thế! Có lẽ bây giờ tuổi xế chiều, hiểu biết hơn. Mang lại tâm hồn bình an hơn. Nguyệt Thy diễn ngâm bài thơ Tình của tác giả Tiểu Vũ Vi với giọng Nam Bộ Cần Thơ.

Tìm Về Bến Xưa

Em như chim sáo xa rời phố cũ
Bỏ lại sau lưng nước mắt dòng sông
Bông điên điển chín nõn thơm mưa lũ
Người sang sông vẫn nhớ cơn bão lòng

Ngõ tình xưa có đôi mình chung lối
Em khua guốc mộc trên quãng đường đê
Gió lùa hương lúa quyện làn tóc rối
Nụ ngoan e ấp quýnh bước anh về

Trận mưa giông đưa em xuôi dòng ngược
Bao mùa bến lạ lưu lạc xa nhà
Ba chìm bảy nổi lòng em nghe đuối
Khao khát mùa phượng cũ tình xót xa

Em đã về bên dòng sông kỷ niệm
Đò xưa còn đó sáo nay sổ lồng
Mùa bông điên điển nồng thơm gió nội
Điểm tuyết sương người vẫn đợi bên sông

Thơ Tiểu Vũ Vi


* ToànParis. Tình yêu đầu đời tuổi học trò, nàng lên xe hoa khi chưa học hết lớp đệ nhị. Học xong, lấy vợ ở tuổi 32, tức sau 15 năm khi tình đầu tan vỡ. Cuộc sống bình an- bình dị, may lấy được bà vợ thật hiền hòa. Khoái thơ tình và nhạc. Đêm nay toànparis chơi sáo trúc "tông Đô" âm thanh ấm, thổi đệm và thêm tây ban cầm phụ họa của Ngọc Miễn cho tất cả các bài thơ do bạn hữu diễn ngâm. TP nay 64 tuổi với bản chất thích ngao du, thích vu vơ, đôi khi lơ đãng chuyện đời. Nên bạn hữu tặng cho tên " anh đồ già " lẩm cẩm đôi khi.

* không quên đêm nay có sự hiện diện: Phác thiền, Tuấn Anh, Ngọc Tuynh, Gia Cẩm.

Bây giờ đã 11 giờ đêm chai rượu đã cạn, men đã thấm. Vợ của Thăng Nguyên đã chuẩn bị một tô chè lớn để giải nhiệt cho mấy cao thủ một thời bợm nhậu. Ngọc Miễn ngồi trong góc phòng khách, ôm cây đàn vẫn tự diễn , đầu hơi cúi xuống, lắc qua lắc lại , mắt nhắm lim dim đang chơi nhạc bản "qua ngõ nhà em".

Tết Nguyên Đán đã qua hơn một tháng , nhưng mùa xuân Canada mới đến. Nguyệt Thy hát nhạc bản "Câu chuyện đầu năm" thay lời chúc đến các bạn yêu thơ Tình đêm nay trước khi chia tay . Mỗi người một ngả trong dịp hè . Người về VN, người đi Japan, người xuống Mê-hi-cô, người đi Cuba, người đi Caribbean.

Năm 2008 tp về thăm quê mẹ miền Bắc xóm đạo làng Xuân Hòa, và làng bên Sen Hồ, Bấc Ninh hầu hết là đạo ông bà và Phật Giáo. Có một điều thú vị là dân Quan Họ dù già trẻ đều có máu văn nghệ - thơ văn. Lục chồng thơ cũ, thấy Khiêu Long bài thơ " gởi về quan họ" tác giả Trương Nam Hương hay quá. Nguyệt Thy diễn ngâm cũng là bài thơ cuối cùng đêm nay.

Gửi Về Quan Họ

Mưa Xuân giăng mắc miền Quan họ
Cánh nón quai thao lấp lửng chờ
Đêm ấy sông Cầu thao thiết gió
Anh về hôn rét một câu thơ

Chiếc khăn hoa lý choàng duyên nợ
Lấm tầm tầm xuân dọc nỗi buồn
Ai khép ơ hờ câu hát thế
Để mình Quán Dốc với anh thương

Mười năm dan díu tình anh lại
Thấm thắc heo may lối tuổi thề
Đuôi mắt đa tình mưa ướt đấy
Ngại ngùng hai vạt áo so le!

Thơ Trương Nam Hương


Nếu 6 Long ghé nơi đây. Chúc anh KL luôn khoẻ mạnh & may mắn.
Je Vous mercie em gái. Nếu có thể, em tvv upload nhạc bản "câu chuyện đầu năm" . Đan Nguyên hoặc Lệ Quyên hát.
Thân tặng em tvv thay lời chúc đầu năm.

Thân mến,
Anh ToànParis.
[center]Image

Bài Cát Ngọc 23

Khi em mặc áo đen là
Tình như sương khói mưa xa lạnh lùng
Nhìn nhau thoáng những ngại ngùng
Đường đời hai lối không chung lối về

Em còn vương vấn câu thề
Đời qua trong cõi tạm mê lạnh lùng
Áo chung tình đến muôn trùng
Cho nhau cả nỗi nhớ nhung suốt đời

Áo em ngày tháng rã rời
Mùa đau hồn vẫn chơi vơi úa vàng
Chiều mêng mang thoảng tiếng đàn
Ngoài kia có đoá Hoàng Lan nở buồn


Khiếu Long

Image

Bài Tuyết Như 11

Áo em đen ánh lụa là
Hương đêm phảng phất sương sa lạnh lùng
Nguyệt chìm nửa mảnh ngại ngùng
Sầu thương rũ khúc gọi cung phím về

Áo em vẫn nặng ước thề
Chìm sâu cõi nhớ tái tê lạnh lùng
Dẫu rằng xa cách nghìn trùng
Tình em vẹn giữ thủy chung trọn đời

Em về thân xác rã rời
Áo xưa giờ đẫm lệ rơi bẽ bàng
Niềm đau òa vỡ cung đàn
Tường vi hé nụ miên man tình buồn


Tiểu Vũ Vi

[/center]

User avatar
tieuvuvi
Posts: 2891
Joined: Sun Nov 26, 2006 1:29 pm
Been thanked: 3 times
Contact:

Post by tieuvuvi »

Anh Toàn thương mến,

Em gái rất vui khi thấy anh trai vẫn khoẻ manh. Mille merci anh luôn dành sự ưu ai đặc biệt cho thơ của Vi và NLong. Cho Vi gửi lời cám ơn đến các bạn của anh đã diễn ngâm cho thơ chúng em...

Vi kinh chúc anh luôn an vui, sức khoẻ dồi dào và hạnh phúc...

Thương mến,
Vi
Last edited by tieuvuvi on Mon Mar 30, 2015 7:07 am, edited 1 time in total.
Image

Post Reply