Quán Vắng không Người ...3
Moderator: khieulong
Tập Cận Bình siết vào để mở ra?
Hùng Tâm Giới quan sát hiện tình Trung Quốc đang phân vân giữa hai cách giải thích khác biệt về mục tiêu của Chủ Tịch Tập Cận Bình khi từ chiến dịch thanh lọc hàng ngũ để diệt trừ nạn tham nhũng lại gia tăng cường độ và mở rộng đối tượng thành một cuộc thanh trừng. Những người lạc quan - vì vẫn tin tưởng vào việc Trung Quốc đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của địa cầu - thì tin rằng ông ta phải gồm thâu quyền lực về một mối thì mới có thể chuyển hướng và cải cách xứ sở ra khỏi những thử thách nguy ngập hiện tại. Những người bi quan - vì để ý tới văn hóa tập quyền có tính chất truyền thống của Trung Quốc - thì cho là Tập Cận Bình chỉ muốn củng cố quyền lực vì là một lãnh tụ yếu thế trước nhiều sức ép muôn mặt trong hệ thống chính trị Trung Quốc.
Hồ Sơ Người Việt xin trình bày lại bối cảnh của cả vấn đề này để độc giả thẩm xét.
Thời sự đáng quan tâm
Trước khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc tổ chức đại hội cho Khóa 12 vào cuối năm 2012 để đưa lên một tầng lớp lãnh đạo mới - thế hệ thứ năm sau thế hệ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào - thì có chuyện bất thường là Bí Thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị hạ bệ và tống giam. Là người được Chu Vĩnh Khang nâng đỡ để vào thường vụ Bộ Chính Trị là cơ chế quyền lực cao cấp nhất, Bạc Hy Lai có hy vọng và tham vọng rất lớn nhờ thành tích “thanh hồng đả hắc” và phát triển thành phố Trùng Khánh có hơn 30 triệu dân. Họ Bạc bị hạ là do tội ác của người vợ bị một nhân vật thân tín là Vương Lập Quân phanh phui khi trốn vào tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên là Thành Đô. Đấy là bề mặt.
Khi ấy rồi, tại Trung Quốc đã có tin đồn là Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai (và một số tướng lãnh gần gũi với họ Bạc tại Vân Nam vì từng là thuộc cấp ngày xưa của thân phụ là Bạc Nhất Ba) có âm mưu đảo chánh. Khó ai tin vào lời đồn đại ấy.
Tuần qua, thời sự tại Trung Quốc lại có một chi tiết gián tiếp xác nhận chuyện này.
Sau khi lên lãnh đạo (tổng bí thư từ Khóa 18 ) và cầm quyền (chủ tịch Nhà nước và quân ủy Trung Ương từ đầu năm 2013) Tập Cận Bình đã mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng với ý chí “giết cọp đập ruồi,” là đảng viên lớn nhỏ gì cũng bị thanh lọc. Con cọp lớn nhất bị vật chính là Chu Vĩnh Khang, trưởng ban Chính Pháp Trung Ương, một tay điều khiển hai bộ Công An và Quốc An lẫn bộ máy cảnh sát và tòa án, và cả hệ thống tình báo nội bộ.
Tuần qua, Tối cao Nhân dân Pháp viện của Bắc Kinh ra thông cáo kết tội Chu Vĩnh Khang là 1) “vi phạm luật lệ,” 2) “đe dọa sự đoàn kết trong đảng,” và 3) “hoạt động chính trị ngoài tổ chức.”
Ta có thể hiểu “phạm luật” là cách giải thích về tội tham nhũng khi họ Chu còn nắm hệ thống an ninh, làm bí thư Tứ Xuyên hay chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí CNPC lớn nhất của xứ sở. Đến tội “gây chia rẽ trong đảng” thì dư luận ra khỏi chuyện tham ô thường tình của một cơ chế độc tài và nghĩ đến vụ họ Chu cấu kết cùng Bạc Hy Lai để giành quyền bính. Nhưng cái tội “hoạt động chính trị ngoài tổ chức” phải dẫn chúng ta qua ngả khác: Ngôn ngữ thư lại của bộ máy hành chánh công quyền khiến kẻ lạc quan nhất cũng luận rằng Chu Vĩnh Khang không chỉ kéo bè kết cánh (với Bạc Hy Lai chẳng hạn) mà còn có âm mưu nghiêm trọng hơn. Đó là tiến hành đảo chánh trên thượng tầng để ngăn cản việc Tập Cận Bình lên lãnh đạo. Có khi để giữ ghế lãnh tụ cho Bạc Hy Lai, bản thân Chu Vĩnh Khang thì làm thái thượng hoàng, kingmaker.
Từ thời sự ngày nay đến chính sự ngày xưa
Khi hai nhân vật Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào được đưa lên lãnh đạo, người ta đều thấy ra bàn tay của Đặng Tiểu Bình.
Là nạn nhân của Mao Trạch Đông trong các âm mưu quyền bính (ba lần bị hạ phóng xuống chuồng bò) rồi là công trình sư của việc cải cách kinh tế từ đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình quan tâm đến ổn định chính trị. Ông là người mở cửa kinh tế mà lập tức khóa cửa chính trị khi loại bỏ hai tổng bí thư có hướng cải cách và cởi mở quá mạnh như Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương.
Sau khi dẹp Triệu Tử Dương và cho quân đội vào tàn sát tại Thiên An Môn năm 1989, cũng Đặng Tiểu Bình đã đưa Giang Trạch Dân lên lãnh đạo cùng Thủ Tướng Lý Bằng, với một nhân vật tương đối ôn hòa hơn là Kiều Thạch. Sau đó, khi họ Giang đang lãnh đạo, cũng chính Đặng Tiểu Bình đã chọn Hồ Cẩm Đào lên kế vị sau hai đại hội đảng trong 10 năm. Họ Đặng muốn có sự chuyển quyền êm ả để tránh những chấn động kiểu Mao. Và khi lên cầm quyền, các lãnh tụ phải chấp nhận nguyên tắc đồng thuận trong tập thể.
Nhờ vậy mà sau vụ Thiên An Môn, Trung Quốc đã có được mấy chục năm êm ả về chính trị.
Nhưng, và đây là truyền thống văn hóa quyền bính của Trung Quốc, khi lên lãnh đạo, Giang Trạc Dân đã mở rộng cơ sở quyền lực và xây dựng hệ thống nhân sự có khả năng hậu thuẫn sự “đồng thuận” cần thiết ở trong đảng. Không những vậy, trước khi về hưu để nhường chức cho Hồ Cẩm Đào, họ Giang còn gài vào cơ chế lãnh đạo (là Bộ Chính Trị có 25 Ủy viên, và trên cùng là Thường Vụ Bộ Chính Trị có chín ủy viên) những thành phần thân tín của mình. Đó là Tăng Khánh Hồng, Hoàng Cúc, Ngô Bang Quốc, Giả Khánh Lâm hay Tăng Bối Viêm... (Hồ Sơ Người Việt xin miễn trình bày thêm chi tiết về gốc gác hay phe cánh của các nhân vật này).
Riêng bản thân, họ Giang còn giữ lại chức chủ tịch quân ủy hội gần hai năm sau khi hết làm tổng bí thư, rồi mới trao cho Hồ Cẩm Đào, là kẻ ngồi ghế lãnh đạo và vẫn ở vị thế “thiểu số.”
Chẳng những vậy, tại Đại Hội 18, sáu trong bảy ủy viên của Thường Vụ Bộ Chính Trị đều là người được Giang Trạch Dân cất nhắc và cài đặt, kể cả Tập Cận Bình. Người còn lại, duy nhất thuộc “phe Hồ Cẩm Đào,” là Thủ Tướng Lý Khắc Cường, đứng hàng thứ hai của Thường Vụ.
Thân thế Tập Cận Bình
Khi nhìn lại chuyện “Trung Hoa ngàn đời,” ta có thể thấy ra vài đặc tính sau đây.
Tùy thời thế mà các lãnh tụ đều dồn niềm tin của mình vào thân tộc, xuất xứ, địa phương hay ngành nghề phục vụ. Chuyện ấy dễ hiểu vì cùng chia sẻ một quá khứ thì dễ đồng ý về tương lai.
Từ đó, trong hệ thống chính trị và cất nhắc nhân sự lãnh đạo tại Trung Quốc người ta mới nói đến “Thái tử đảng” là con cháu các đại công thần thời cách mạng; “Cánh Thượng Hải” rất mạnh nhờ Giang Trạch Dân; “Đoàn phái” là đảng viên từng phục vụ và lên chức từ Đoàn Thanh niên Cộng Sản mà Hồ Cẩm Đào và Lý Khắc Cường là tiêu biểu. Ngoài ra còn Cánh Thanh Hoa hay Bắc Đại của các đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh, cánh Tứ Xuyên từ đất cũ của Đặng Tiểu Bình, v.v...
Cứ theo truyền thống đó thì dù xuất thân từ đất Thiểm Tây, Tập Cận Bình có thể thuộc nhiều phe một lúc: Thái tử đảng vì là con của Tập Trung Huân, đoàn phái vì từng sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên, cánh Thanh Hoa vì đi học nơi đó, rồi cánh Thượng Hải khi làm bí thư sau khi Trần Lương Vũ bị loại vì tham nhũng, chưa kể là họ Tập đã từng phục vụ tại Hà Bắc, Phúc Kiến và Chiết Giang...
Nhưng, thân thế đa năng ấy cũng phản ảnh một thực tế là họ Tập có nhiều bè mà thiếu bạn. Nói theo ngôn ngữ chính trị Trung Hoa thì thiếu gốc và rễ, thiếu cơ sở quyền lực bền vững trước mạng lưới chằng chịt của những người đi trước, nhất là của Giang Trạch Dân.
Cho nên, dù có được Giang Trạch Dân cất nhắc (cùng Chu Vĩnh Khang), Tập Cận Bình vẫn phải học bài của vị tiền nhiệm là xóa bỏ mọi chướng ngại do người trước cài lại và xây dựng thế lực cho mình. Vì vậy, Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng hay các như Tướng Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng thuộc cánh họ Giang đều đã được chiếu cố. Thuộc phe Hồ Cẩm Đào thì mới chỉ có nguyên bí thư riêng là Lệnh Kế Hoạch sa lưới... Đấy là phần “xóa.” Theo chiều hướng này thì chính Giang Trạch Dân cũng có ngày bị hỏi han cho tuyệt nọc khuynh đảo.
Phần “xây” là xây dựng vây cánh cùng thế lực là điều chắc chắn Tập Cận Bình đã kín đáo thi hành mà người ta chưa biết được hết. Bước đầu có thể là tìm lại những người đã từng ở tỉnh Thiểm Tây hay “Hoàng Thổ” của phụ thân là Tập Trung Huân, nơi họ Tập khởi nghiệp và kết thân với nhiều đảng viên khác.
Đấy là “Đảng Thiểm Tây” trong Bộ Chính Trị. Trên cùng có Vương Kỳ Sơn và Du Chính Thanh dù cả hai đều thuộc “Thái tử đảng” và được Giang Trạch Dân tín nhiệm. Vương Kỳ Sơn nay đang chỉ đạo chiến dịch diệt trừ tham nhũng và Du Chính Thanh thì trù hoạch việc cải cách trước khi có Đại Hội 18. Ngoài ra còn có Lý Chiến Thư và Triệu Lạc Tế. Trong Bộ Chính Trị hiện nay, “đảng Thiểm Tây” đã có năm người. Chưa kể bốn tướng lãnh mà ba người lại ở trong Quân Ủy Hội.
Vào một kỳ khác, Hồ Sơ sẽ trình bày thêm về vây cánh đang hình thành của Tập Cận Bình...
Kết luận ở đây là gì?
Không nên coi thường bản sắc độc tài của lãnh đạo Trung Quốc
Sau 10 năm động loạn vì Cách Mạng Văn Hóa (1967-1976) cho tới khi Mao qua đời, Đặng Tiểu Bình mất nhiều năm mới loại bỏ được bộ máy nhân lực của Mao (“Tứ Nhân Bang,” Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng) qua một cuộc đảo chính thầm lặng để tập trung quyền lực, rồi mới khởi sự mở cửa từ đầu năm 1979.
Tập Cận Bình lãnh di sản mở cửa nên không có nhiều năm như họ Đặng. Và 10 năm sau khi cải cách, Đặng Tiểu Bình vẫn cho mở cuộc tàn sát tại Thiên An Môn. Tập Cận Bình có thể gồm thâu quyền lực rồi sẽ cải cách như dự đoán lạc quan của quốc tế. Chẳng vì vậy mà không có đổ máu!
Hùng Tâm Giới quan sát hiện tình Trung Quốc đang phân vân giữa hai cách giải thích khác biệt về mục tiêu của Chủ Tịch Tập Cận Bình khi từ chiến dịch thanh lọc hàng ngũ để diệt trừ nạn tham nhũng lại gia tăng cường độ và mở rộng đối tượng thành một cuộc thanh trừng. Những người lạc quan - vì vẫn tin tưởng vào việc Trung Quốc đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của địa cầu - thì tin rằng ông ta phải gồm thâu quyền lực về một mối thì mới có thể chuyển hướng và cải cách xứ sở ra khỏi những thử thách nguy ngập hiện tại. Những người bi quan - vì để ý tới văn hóa tập quyền có tính chất truyền thống của Trung Quốc - thì cho là Tập Cận Bình chỉ muốn củng cố quyền lực vì là một lãnh tụ yếu thế trước nhiều sức ép muôn mặt trong hệ thống chính trị Trung Quốc.
Hồ Sơ Người Việt xin trình bày lại bối cảnh của cả vấn đề này để độc giả thẩm xét.
Thời sự đáng quan tâm
Trước khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc tổ chức đại hội cho Khóa 12 vào cuối năm 2012 để đưa lên một tầng lớp lãnh đạo mới - thế hệ thứ năm sau thế hệ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào - thì có chuyện bất thường là Bí Thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị hạ bệ và tống giam. Là người được Chu Vĩnh Khang nâng đỡ để vào thường vụ Bộ Chính Trị là cơ chế quyền lực cao cấp nhất, Bạc Hy Lai có hy vọng và tham vọng rất lớn nhờ thành tích “thanh hồng đả hắc” và phát triển thành phố Trùng Khánh có hơn 30 triệu dân. Họ Bạc bị hạ là do tội ác của người vợ bị một nhân vật thân tín là Vương Lập Quân phanh phui khi trốn vào tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên là Thành Đô. Đấy là bề mặt.
Khi ấy rồi, tại Trung Quốc đã có tin đồn là Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai (và một số tướng lãnh gần gũi với họ Bạc tại Vân Nam vì từng là thuộc cấp ngày xưa của thân phụ là Bạc Nhất Ba) có âm mưu đảo chánh. Khó ai tin vào lời đồn đại ấy.
Tuần qua, thời sự tại Trung Quốc lại có một chi tiết gián tiếp xác nhận chuyện này.
Sau khi lên lãnh đạo (tổng bí thư từ Khóa 18 ) và cầm quyền (chủ tịch Nhà nước và quân ủy Trung Ương từ đầu năm 2013) Tập Cận Bình đã mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng với ý chí “giết cọp đập ruồi,” là đảng viên lớn nhỏ gì cũng bị thanh lọc. Con cọp lớn nhất bị vật chính là Chu Vĩnh Khang, trưởng ban Chính Pháp Trung Ương, một tay điều khiển hai bộ Công An và Quốc An lẫn bộ máy cảnh sát và tòa án, và cả hệ thống tình báo nội bộ.
Tuần qua, Tối cao Nhân dân Pháp viện của Bắc Kinh ra thông cáo kết tội Chu Vĩnh Khang là 1) “vi phạm luật lệ,” 2) “đe dọa sự đoàn kết trong đảng,” và 3) “hoạt động chính trị ngoài tổ chức.”
Ta có thể hiểu “phạm luật” là cách giải thích về tội tham nhũng khi họ Chu còn nắm hệ thống an ninh, làm bí thư Tứ Xuyên hay chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí CNPC lớn nhất của xứ sở. Đến tội “gây chia rẽ trong đảng” thì dư luận ra khỏi chuyện tham ô thường tình của một cơ chế độc tài và nghĩ đến vụ họ Chu cấu kết cùng Bạc Hy Lai để giành quyền bính. Nhưng cái tội “hoạt động chính trị ngoài tổ chức” phải dẫn chúng ta qua ngả khác: Ngôn ngữ thư lại của bộ máy hành chánh công quyền khiến kẻ lạc quan nhất cũng luận rằng Chu Vĩnh Khang không chỉ kéo bè kết cánh (với Bạc Hy Lai chẳng hạn) mà còn có âm mưu nghiêm trọng hơn. Đó là tiến hành đảo chánh trên thượng tầng để ngăn cản việc Tập Cận Bình lên lãnh đạo. Có khi để giữ ghế lãnh tụ cho Bạc Hy Lai, bản thân Chu Vĩnh Khang thì làm thái thượng hoàng, kingmaker.
Từ thời sự ngày nay đến chính sự ngày xưa
Khi hai nhân vật Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào được đưa lên lãnh đạo, người ta đều thấy ra bàn tay của Đặng Tiểu Bình.
Là nạn nhân của Mao Trạch Đông trong các âm mưu quyền bính (ba lần bị hạ phóng xuống chuồng bò) rồi là công trình sư của việc cải cách kinh tế từ đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình quan tâm đến ổn định chính trị. Ông là người mở cửa kinh tế mà lập tức khóa cửa chính trị khi loại bỏ hai tổng bí thư có hướng cải cách và cởi mở quá mạnh như Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương.
Sau khi dẹp Triệu Tử Dương và cho quân đội vào tàn sát tại Thiên An Môn năm 1989, cũng Đặng Tiểu Bình đã đưa Giang Trạch Dân lên lãnh đạo cùng Thủ Tướng Lý Bằng, với một nhân vật tương đối ôn hòa hơn là Kiều Thạch. Sau đó, khi họ Giang đang lãnh đạo, cũng chính Đặng Tiểu Bình đã chọn Hồ Cẩm Đào lên kế vị sau hai đại hội đảng trong 10 năm. Họ Đặng muốn có sự chuyển quyền êm ả để tránh những chấn động kiểu Mao. Và khi lên cầm quyền, các lãnh tụ phải chấp nhận nguyên tắc đồng thuận trong tập thể.
Nhờ vậy mà sau vụ Thiên An Môn, Trung Quốc đã có được mấy chục năm êm ả về chính trị.
Nhưng, và đây là truyền thống văn hóa quyền bính của Trung Quốc, khi lên lãnh đạo, Giang Trạc Dân đã mở rộng cơ sở quyền lực và xây dựng hệ thống nhân sự có khả năng hậu thuẫn sự “đồng thuận” cần thiết ở trong đảng. Không những vậy, trước khi về hưu để nhường chức cho Hồ Cẩm Đào, họ Giang còn gài vào cơ chế lãnh đạo (là Bộ Chính Trị có 25 Ủy viên, và trên cùng là Thường Vụ Bộ Chính Trị có chín ủy viên) những thành phần thân tín của mình. Đó là Tăng Khánh Hồng, Hoàng Cúc, Ngô Bang Quốc, Giả Khánh Lâm hay Tăng Bối Viêm... (Hồ Sơ Người Việt xin miễn trình bày thêm chi tiết về gốc gác hay phe cánh của các nhân vật này).
Riêng bản thân, họ Giang còn giữ lại chức chủ tịch quân ủy hội gần hai năm sau khi hết làm tổng bí thư, rồi mới trao cho Hồ Cẩm Đào, là kẻ ngồi ghế lãnh đạo và vẫn ở vị thế “thiểu số.”
Chẳng những vậy, tại Đại Hội 18, sáu trong bảy ủy viên của Thường Vụ Bộ Chính Trị đều là người được Giang Trạch Dân cất nhắc và cài đặt, kể cả Tập Cận Bình. Người còn lại, duy nhất thuộc “phe Hồ Cẩm Đào,” là Thủ Tướng Lý Khắc Cường, đứng hàng thứ hai của Thường Vụ.
Thân thế Tập Cận Bình
Khi nhìn lại chuyện “Trung Hoa ngàn đời,” ta có thể thấy ra vài đặc tính sau đây.
Tùy thời thế mà các lãnh tụ đều dồn niềm tin của mình vào thân tộc, xuất xứ, địa phương hay ngành nghề phục vụ. Chuyện ấy dễ hiểu vì cùng chia sẻ một quá khứ thì dễ đồng ý về tương lai.
Từ đó, trong hệ thống chính trị và cất nhắc nhân sự lãnh đạo tại Trung Quốc người ta mới nói đến “Thái tử đảng” là con cháu các đại công thần thời cách mạng; “Cánh Thượng Hải” rất mạnh nhờ Giang Trạch Dân; “Đoàn phái” là đảng viên từng phục vụ và lên chức từ Đoàn Thanh niên Cộng Sản mà Hồ Cẩm Đào và Lý Khắc Cường là tiêu biểu. Ngoài ra còn Cánh Thanh Hoa hay Bắc Đại của các đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh, cánh Tứ Xuyên từ đất cũ của Đặng Tiểu Bình, v.v...
Cứ theo truyền thống đó thì dù xuất thân từ đất Thiểm Tây, Tập Cận Bình có thể thuộc nhiều phe một lúc: Thái tử đảng vì là con của Tập Trung Huân, đoàn phái vì từng sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên, cánh Thanh Hoa vì đi học nơi đó, rồi cánh Thượng Hải khi làm bí thư sau khi Trần Lương Vũ bị loại vì tham nhũng, chưa kể là họ Tập đã từng phục vụ tại Hà Bắc, Phúc Kiến và Chiết Giang...
Nhưng, thân thế đa năng ấy cũng phản ảnh một thực tế là họ Tập có nhiều bè mà thiếu bạn. Nói theo ngôn ngữ chính trị Trung Hoa thì thiếu gốc và rễ, thiếu cơ sở quyền lực bền vững trước mạng lưới chằng chịt của những người đi trước, nhất là của Giang Trạch Dân.
Cho nên, dù có được Giang Trạch Dân cất nhắc (cùng Chu Vĩnh Khang), Tập Cận Bình vẫn phải học bài của vị tiền nhiệm là xóa bỏ mọi chướng ngại do người trước cài lại và xây dựng thế lực cho mình. Vì vậy, Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng hay các như Tướng Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng thuộc cánh họ Giang đều đã được chiếu cố. Thuộc phe Hồ Cẩm Đào thì mới chỉ có nguyên bí thư riêng là Lệnh Kế Hoạch sa lưới... Đấy là phần “xóa.” Theo chiều hướng này thì chính Giang Trạch Dân cũng có ngày bị hỏi han cho tuyệt nọc khuynh đảo.
Phần “xây” là xây dựng vây cánh cùng thế lực là điều chắc chắn Tập Cận Bình đã kín đáo thi hành mà người ta chưa biết được hết. Bước đầu có thể là tìm lại những người đã từng ở tỉnh Thiểm Tây hay “Hoàng Thổ” của phụ thân là Tập Trung Huân, nơi họ Tập khởi nghiệp và kết thân với nhiều đảng viên khác.
Đấy là “Đảng Thiểm Tây” trong Bộ Chính Trị. Trên cùng có Vương Kỳ Sơn và Du Chính Thanh dù cả hai đều thuộc “Thái tử đảng” và được Giang Trạch Dân tín nhiệm. Vương Kỳ Sơn nay đang chỉ đạo chiến dịch diệt trừ tham nhũng và Du Chính Thanh thì trù hoạch việc cải cách trước khi có Đại Hội 18. Ngoài ra còn có Lý Chiến Thư và Triệu Lạc Tế. Trong Bộ Chính Trị hiện nay, “đảng Thiểm Tây” đã có năm người. Chưa kể bốn tướng lãnh mà ba người lại ở trong Quân Ủy Hội.
Vào một kỳ khác, Hồ Sơ sẽ trình bày thêm về vây cánh đang hình thành của Tập Cận Bình...
Kết luận ở đây là gì?
Không nên coi thường bản sắc độc tài của lãnh đạo Trung Quốc
Sau 10 năm động loạn vì Cách Mạng Văn Hóa (1967-1976) cho tới khi Mao qua đời, Đặng Tiểu Bình mất nhiều năm mới loại bỏ được bộ máy nhân lực của Mao (“Tứ Nhân Bang,” Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng) qua một cuộc đảo chính thầm lặng để tập trung quyền lực, rồi mới khởi sự mở cửa từ đầu năm 1979.
Tập Cận Bình lãnh di sản mở cửa nên không có nhiều năm như họ Đặng. Và 10 năm sau khi cải cách, Đặng Tiểu Bình vẫn cho mở cuộc tàn sát tại Thiên An Môn. Tập Cận Bình có thể gồm thâu quyền lực rồi sẽ cải cách như dự đoán lạc quan của quốc tế. Chẳng vì vậy mà không có đổ máu!

Tạm biệt cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser
Lãnh tụ chống cộng kiên cường của Thế Giới Tự Do - Vĩ Nhân của nước Úc - Đại Ân Nhân của người Việt tỵ nạn cộng sản
Hữu Nguyên
( huunguyen@saigontimes.org) Thứ Sáu, 20 tháng 3, cả nước Úc bàng hoàng xúc động khi hay tin, cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser, Nhà lãnh đạo chống cộng kiên cường của Thế Giới Tự Do, Vĩ Nhân của nước Úc và là Đại Ân Nhân của người Việt tỵ nạn cộng sản, đã qua đời, hưởng thọ 84 tuổi. Thứ Sáu, 27 tháng 3, lễ Quốc Táng tiễn đưa Ông về cõi vĩnh hằng đã được cử hành trọng thể tại Scots' Church, Melbourne, trong niềm thương tiếc vô hạn của hơn 3000 người hiện diện trong, ngoài nhà thờ, cùng hàng chục triệu người trên khắp nước Úc.
Tham dự lễ Quốc Táng, ngoài thân nhân, bằng hữu, còn có Thủ Tướng Tony Abbott, lãnh tụ đối lập Tanya Plibersek, các cựu Thủ Tướng John Howard, Paul Keating, Julia Gillard; cùng đông đảo chính giới tiểu bang, liên bang, và truyền thông.

Cộng đồng người Việt tại Úc tham dự lễ tang trước khuôn viên nhà thờ Scott’s để nói lời chào tạm biệt đến”vị cha già” Malcolm Fraser. Đặc biệt, đại diện CĐNVTD Liên Bang Úc, Tiểu Bang Victoria cùng đông đảo người Việt từ nhiều tiểu bang trên nước Úc cũng về tham dự trong nỗi đau xót, tiếc nuối, được thể hiện qua những tấm banners thật lớn của CĐNVTD, với những dòng chữ: YOU ARE FOREVER IN OUR HEARTS - REST IN PEACE OUR "FATHER" AND "SAVIOUR" - FAREWELL TO OUR TRUE CHAMPION OF HUMANITY: MR. FRASER... Nhiều người Việt ôm di ảnh cựu Thủ Tướng Fraser trong lòng cùng quốc kỳ Úc, Việt hai bên, đã xúc động không cầm được nước mắt... Theo dõi lễ Quốc Táng qua truyền hình, nhiều gia đình người Việt đã bùi ngùi thổn thức vừa nhớ lại những thảm kịch trên đường tỵ nạn, vừa biết ơn Thủ Tướng Fraser và chính phủ, nhân dân Úc đã cưu mang giúp đỡ trong những ngày tháng đầu định cư...
Tham gia đảng Tự Do khi chủ nghĩa cộng sản bành trướng cùng với tội ác, mới ở tuổi ngoài 20, Malcolm Fraser đã tuyên bố: Chủ nghĩa CS chỉ dành cho người máy; nó không bao giờ phù hợp với tự nhiên và con người. Đắc cử Dân Biểu liên bang năm 1955 khi mới 25 tuổi, cựu Thủ Tướng Fraser đã sớm có niềm tin vững chắc: Chủ nghĩa cộng sản, dưới bất cứ hình thức nào, cũng là hiện thân của cái ÁC và là hiểm hoạ cho nhân loại. Vì vậy, Thế Giới Tự Do phải có bổn phận hoá giải chủ nghĩa cộng sản bằng mọi cách, kể cả bạo lực.
Khi CS Hà Nội xua quân xâm lăng Miền Nam, Dân Biểu Fraser là một trong những người tích cực hậu thuẫn chủ trương ngăn chặn làn sóng Đỏ, của Thế Giới Tự Do, do Hoa Kỳ lãnh đạo. Ông cũng sáng suốt cho rằng, để có thể ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa CS một cách hữu hiệu, Úc cần gia tăng ngân sách quốc phòng và mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong vùng Đông Nam Á và Đông Á. Với đường lối chủ động chống cộng và tầm nhìn chiến lược về Chiến Tranh Lạnh, năm 1966, Ông được bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Quân Lực Úc (Minister for the Army), và năm 1969, làm Tổng Trưởng Quốc Phòng Úc, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành quân đội Úc tham chiến chống CS Hà Nội xâm lăng, bảo vệ tự do cho Miền Nam.
Ngày 11 tháng 11 năm 1975, khi cuộc khủng hoảng hiến pháp Úc đi đến bế tắc, Tổng Thống Đốc John Kerr tuyên bố bãi nhiệm Thủ Tướng Gough Whitlam của đảng Lao Động; và Malcolm Fraser, trong tư cách lãnh tụ Liên Đảng, trở thành Thủ Tướng Úc lâm thời. Ngay sau đó, trong cuộc bầu cử liên bang vào tháng 12.1975, Ông đã lãnh đạo liên đảng Tự Do-Quốc Gia (Liberal-Country) đạt được chiến thắng vẻ vang nhất trong lịch sử nước Úc, giành được 91 trong số 127 ghế tại Hạ Viện, mở đường cho Ông, vị Thủ Tướng thứ 22 của Úc, tiếp tục chiến thắng thêm hai nhiệm kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho chính phủ Liên Đảng ổn định và phát triển quốc gia qua một loạt cải cách quan trọng về kinh tế, quân sự, văn hoá, ngoại giao. Đặc biệt, trong chính sách đất đai cho Thổ Dân, Ông đã thành công thông qua Aboriginal Land Rights Act vào năm 1976; trong chính sách đa văn hoá, năm 1977, Ông cho thành lập Hội Đồng Sắc Tộc Sự Vụ (Australian Ethnic Affairs Council), với vai trò cố vấn chính phủ về đường lối quốc gia; và năm 1980, Ông cho thành lập đài phát thanh đa ngôn ngữ SBS, đáp ứng nhu cầu thông tin văn hoá của các cộng đồng sắc tộc tại Úc.
Tại buổi lễ khánh thành đài SBS, Ông đã khai mở một xu hướng mới vô cùng quan trọng trong chính sách đa văn hoá của quốc gia, qua lời tuyên bố: "Chúng ta từng quan niệm, muốn trở thành một người Úc thực sự yêu nước Úc, chúng ta phải cắt bỏ mọi ràng buộc với tổ quốc quê hương của mình. Nghĩ như vậy là sai và luôn luôn sai". Ông cũng khẳng định, sự đa dạng của một xã hội đa chủng tộc không hề tạo nên sự phân hoá; trái lại, sự phân hoá chỉ bắt nguồn khi sự đa dạng chủng tộc bị xã hội ruồng bỏ và áp bức.
Sau khi giã từ chính trường vào tháng 5 năm 1983, Malcolm Fraser tiếp tục giữ những chức vụ quan trọng trong những tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, và luôn luôn ủng hộ chính sách Đa Văn Hoá của Úc, thẳng thắn phê phán chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc One Nation của Pauline Hanson, đồng thời phản đối đường lối, chính sách thiếu nhân đạo đối với người tỵ nạn của chính phủ liên bang, dù là Lao Động hay Tự Do. Chính thái độ thẳng thắn và độc lập của Ông đã tạo nên những rạn nứt ngày càng trầm trọng giữa Ông và đảng Tự Do, để rồi năm 2010, Ông quyết định ra khỏi đảng.
Một trong những thành công quan trọng nhất khiến Thủ Tướng Malcolm Fraser và cả nước Úc tự hào, là chính sách tiếp nhận và định cư 56,000 người Việt tỵ nạn cộng sản, trong thời gian từ 1975 đến 1982. Quyết định của Thủ Tướng Malcolm Fraser khi đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng trăm ngàn người Việt tỵ nạn được Úc chấp nhận cho định cư suốt thời gian 10 năm sau. Vì vậy, đông đảo người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc đã âm thầm coi Ông như một Đại Ân Nhân.
Trong tấm lòng ngưỡng mộ đặc biệt dành cho Đại Ân Nhân Malcolm Fraser, nhiều người Việt tỵ nạn đã không đồng ý với những nhận định trong bài viết, "Malcolm Fraser was no saint for Vietnamese refugees", của ký giả Greg Sheridan, đăng trên nhật báo The Australian ngày 26 tháng 3 vừa qua. Trong bài báo, ký giả Sheridan đã đưa ra những bằng chứng cho thấy, vào thời đó, Thủ Tướng Malcolm Fraser và chính phủ của Ông đã có những chính sách và lời tuyên bố chống lại việc định cư người Việt tỵ nạn. Sau này, dưới áp lực của Hoa Kỳ và các quốc gia vùng Đông Nam Á, Thủ Tướng Malcolm Fraser mới đồng ý thay đổi chính sách, tiếp nhận ồ ạt người Việt tỵ nạn.
Tuy những bằng chứng trong bài báo là khả tín và lý luận hợp lý, nhưng ký giả Sheridan đã đánh giá Thủ Tướng Malcolm Fraser thuần tuý trong cương vị của một chính trị gia: Nhiều lúc phải nói và phải làm những điều Thủ Tướng Malcolm Fraser không muốn nói, không muốn làm. Trái lại, bằng trái tim mẫn cảm và kinh nghiệm của những nạn nhân cộng sản, người Việt tỵ nạn hiểu Thủ Tướng Malcolm Fraser là một Lãnh tụ chống cộng kiên cường của Thế Giới Tự Do, luôn luôn đồng cảm và sẵn sàng làm tất cả những gì Ông có thể làm cho người Việt tỵ nạn CS. Đó là lý do khiến 2000 người Việt tỵ nạn đến thẳng nước Úc bằng thuyền đã được Thủ Tướng Malcolm Fraser chấp nhận cho định cư. Hiểu như vậy nên đông đảo người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc luôn luôn âm thầm ấp ủ hình ảnh Thủ Tướng Malcolm Fraser trong lòng và coi Ông như một Đại Ân Nhân.
Hôm nay, tạm biệt Đại Ân Nhân, một trong những lãnh tụ chống cộng kiên cường của Thế Giới Tự Do, người Việt tỵ nạn cộng sản đều thầm hiểu, mọi vòng hoa, mọi nghi lễ, mọi giọt nước mắt, mọi sự thương tiếc... dành cho Ông, chỉ thực sự có ý nghĩa, khi nào người Việt tỵ nạn CS còn tiếp tục đi theo con đường chống cộng của Ông với niềm tin son sắt của Ông: Chủ nghĩa cộng sản, dưới bất cứ hình thức nào, cũng là hiện thân của cái ÁC và là hiểm hoạ cho nhân loại.
Hữu Nguyên
Trung Đông Liệt Quốc
Ngô Nhân Dụng Cách đây nửa thế kỷ, nhà văn Nguyễn Hiến Lê xuất bản một cuốn sách về vùng Trung Đông. Ông đã ví tình trạng phân liệt trong đó giống như chuyện Đông Châu Liệt Quốc bên Tàu. Đông Châu Liệt Quốc bao gồm thời Xuân Thu (722-476 trước Công Nguyên) và thời Chiến Quốc (476-221 TCN).
Nhưng ở bên Tàu lúc đó chỉ có các nước nhỏ tranh hùng với nhau, trong khi các ông vua nhà Châu vẫn còn làm thiên tử. Ở Trung Đông thì khác. Từ đầu thế kỷ thứ 20 đến giờ, ngoài các tiểu quốc tranh hùng vùng này còn chịu cảnh bị các cường quốc trên thế giới chi phối, như Mỹ, Nga, và các nước Châu Âu. Nếu thời Đông Châu Liệt Quốc kéo dài gần 500 năm thì chắc chuyện Trung Đông Liệt Quốc sẽ phải chờ cả trăm năm nữa mới có cơ được ổn định.
Vùng Trung Đông nằm trong Đế Quốc Ottomam (trung tâm ở Thổ Nhĩ Kỳ) ba bốn thế kỷ trước khi các đế quốc Châu Âu phân chia với nhau sau Đại chiến Thứ Nhất, đường biên giới hoàn toàn do họ quyết định. Sau Đại Chiến Thứ Hai, các đế quốc rút đi, các quốc gia thành lập với di sản của tình trạng chia cắt cũ, những nhóm chủng tộc và tôn giáo bị cắt xén đem ghép trong nhiều nước khác nhau. Giữa mấy trăm triệu người Á Rập đó lại xuất hiện nước Israel, quy tụ người Do Thái khắp thế giới về đất tổ định cư, hiện nay đã tới 6 triệu người, được Mỹ và Châu Âu ủng hộ. Đó là một mầm mống chia rẽ và xung đột không ngừng. Nhưng bên trong thế giới Á Rập lại còn đường phân chia giữa hai phái cùng theo Hồi Giáo, người Sun Ni chiếm đa số và người Shi A ít hơn, đã đổ máu chống lẫn nhau từ 12 thế kỷ. Khối tín đồ Shi A đông nhất nằm trong nước Iran, và nước này thấy có bổn phận phải bênh vực người đồng đạo đang chịu phận thiểu số ở các nước Á Rập.
Muốn hiểu các biến động trong vùng Trung Đông phải nhìn tới bối cảnh lịch sử và địa dư chính trị đó. Thí dụ, trong vụ Thủ Tướng Israel Netanyahu phản đối ông Tổng Thống Mỹ Obama về cách ngăn không cho Iran làm bom nguyên tử. Người ta chú ý quá nhiều đến mối bất đồng ý kiến giữa hai người mà quên các yếu tố khác trong bối cảnh. Một là chính các nước Á Rập, không khác gì Israel, cũng không muốn Mỹ nói chuyện hòa hoãn với Iran. Họ lo Iran đang bành trướng thế lực, can thiệp vô các nước trong vùng. Hai là cả khối Á Rập đang thay đổi, chính quyền các nước này đều phải lo về xung đột giữa các nước họ với nhau và đối phó với dân trong mỗi nước. Mà trong vấn đề này, các chính phủ Á Rập phải có hai mối lo, thứ nhất là bàn tay của Iran can thiệp vào các nhóm người Shia A trong nước họ; hai là các nhóm Hồi Giáo quá khích đe dọa tất cả các chính quyền, tiêu biểu là lực lượng Quốc gia Hồi Giáo IS đang hoạt động mạnh ở Iraq, Syria nhưng cũng hiện diện tại Lebanon, Lybia, Ai Cập và các Bắc Phi khác.
Các nước Á Rập đã chống Israel từ khi nước này ra đời, chiến tranh đã xẩy ra nhiều lần, lần chót năm 1967 Israel thắng thế đã chiếm tất cả vùng phía Tây sông Jordan, trong đó có Thánh Địa Jerusalem, tất cả thuộc nước Jordan trước cuộc chiến. Nhưng mối tranh chấp Á Rập - Israel bây giờ được thu gọn vào một vấn đề, là việc thành lập một quốc gia cho người Palestine trong vùng Tây Ngạn. Bây giờ, mối lo lắng của các nước Á Rập về sự bành trướng của Iran còn lớn hơn mối xung đột với Israel.
Cho nên, các nước Á Rập đang bàn chuyện lập một đạo quân sang phục hồi ngôi tổng thống ở nước Yemen. Yemen là một nước loạn từ lâu rồi, người miền Nam, miền Bắc đã từng đánh lẫn nhau, nhóm Al-Qeada rồi hậu thân của nó là đạo quân IS cũng nhúng tay vào. Nhưng lý do chia rẽ lớn nhất vẫn là tôn giáo. Trong dân số 25 triệu, người Shi A chiếm 45%, người Sun Ni chiếm 53% nắm chính quyền và được các nước cũng theo phái Sun Ni ủng hộ. Tháng Chín năm ngoái, một phong trào của người Shi A nổi lên, gọi là Houthis là tên của vị thủ lãnh. Năm nay quân Houthis chiếm được thủ đô, thả cho ông tổng thống Mansour Hadi chạy tới Aden, một thành phố ven biển. Trong tuần qua, quân Houthis tiến đánh Aden, ông tổng thống được cứu đưa sang Á Rập Saudi trong khi quân đội của ông còn cầm cự.
Và trong mấy ngày qua, hàng trăm máy bay Á Rập Saudi đã bỏ bom tấn công các căn cứ Houthis tại thủ đô Yemen và chung quanh Aden. Iran phản đối, mặc dù vẫn xác định họ không trợ giúp gì cho nhóm đồng đạo Houthis cả. Mười nước chung quanh hỗ trợ Á Rập Saudi, gồm có các tiểu vương quốc United Arab Emirates; có Qatar, Bahrain, Kuwait, Jordan, Morocco, Egypt, Jordan. Ngoại trưởng các nước trong Liên Đoàn Á Rập đang họp ở Egypt thảo luận việc lập một đạo quân chung đổ bộ vào Yemen; hai nước Hồi Giáo khác là Sudan và Pakistan hứa sẽ đóng góp.
Cuộc nội chiến ở Yemen đã biến thành cuộc chiến giữa Iran và các nước Á Rập. Chính phủ Obama công nhận Mỹ đã giúp không quân Á Rập về tin tức tình báo và thông tin, vận tải.
Yemen nằm ở phía Nam bán đảo Á Rập, chiếm địa thế quan trọng, vì hầu hết các tàu chở dầu từ các nước Á Rập Saudi, United Arab Emirates, Kuwait và Iraq đều phải đi ngang bờ biển Yemen, qua vùng Aden rất hẹp, trước khi vào Hồng Hải để qua kênh Suez đưa dầu xuất cảng sang Châu Âu. Mỹ và các nước Á Rập không thể ngồi yên trông một chính quyền thuộc phái Shia kiểm soát con đường này!
Ngoài ra, Á Rập Saudi là khách hàng nhập cảng nhiều vũ khí của Mỹ nhất. Saudi là nước chi tiêu về quân sự đứng hàng thứ tư trên thế giới: Với dân số 29 triệu (riêng người nước ngoài tới đó làm việc đã lên tới gần 10 triệu), trong Năm 2013 vương quốc này dùng 67 tỷ đô la mua vũ khí, ngân sách chỉ thấp hơn Nga (88 tỷ), Trung Cộng (188 tỷ) và Mỹ (640 tỷ) nhưng cao hơn Pháp, Anh, Đức. Trong năm 2015, Saudi sẽ chi tiêu gần 10 tỷ đô la mua vũ khí, phần lớn mua từ Mỹ. Tất nhiên chính phủ Mỹ phải bảo vệ một khách mua hàng lớn như vậy, trước sự đe dọa bành trướng ảnh hưởng tại Yemen.
Nhưng Mỹ và Iran vẫn đang “cộng tác” ở mặt trận Iraq và Syria mặc dù hai bên không chính thức liên lạc. Quân đội Iraq đã bao vây thành phố Tikrit đang nằm trong tay quân IS từ hai tuần qua. Trong số 20,000 quân thuộc phe chính phủ, hai phần ba là quân tình nguyện toàn là những tín đồ Shia và được Iran trang bị vũ khí, mang tên Lực Lượng Dân Quân PMF (Popular Mobilization Forces). Một số tướng lãnh và nhiều sĩ quan người Iran đang làm cố vấn cho đạo quân tình nguyện này. Trận tấn công ngưng gần một tuần lễ, vì không tiêu diệt được những ổ kháng cự của quân IS tại trung tâm thành phố. Cho tới ngày Thứ Năm vừa qua, mặt trận phát động lại, vì máy bay Mỹ bắt đầu thả bom tấn công quân IS trong thành phố Tikrit. Người Mỹ nói rằng họ chỉ cho phi cơ trợ chiến sau khi quân PMF đồng ý không tham dự, vì không quân Mỹ chỉ yểm trợ cho quân chính phủ Iraq mà thôi. Ngược lại, đạo quân PMF thì tuyên bố họ rút khỏi trận đánh vì không đồng ý mời không quân Mỹ tham chiến. Có thể cả hai bên đều nói sự thật, vì cả Mỹ, chính phủ Iraq và Iran đều muốn tận diệt quân IS nhưng Mỹ với Iran không thể chính thức cộng tác với nhau.
Thành phố Tikrit có tính cách tiêu biểu. Vì đây là quê quán của ông Saddam Hussein, thủ lãnh Iraq đã bị quân Mỹ đánh bại năm 2003, bị bắt rồi bị giết. Đây là một trung tâm của người theo giáo phái Sun Ni tại Iraq. Họ chỉ chiếm 40% dân Á Rập ở nước này những Hussein đã ưu đãi người đồng đạo, cho lãnh các chức vụ quan trọng nhất trong chính phủ khiến người theo phái Shia thấy họ bị bạc đãi, kỳ thị. Hussein đã hai lần gây chiến với Iran, cho nên khi ông ta bị quân Mỹ lật đổ, Iran thoát được một mối lo. Chính quyền do quân Mỹ dựng lên do người theo phái Shi A đứng đầu, vì họ chiếm đa số. Nhưng đến lượt những người theo phái Sun Ni cảm thấy họ bị kỳ thị, bạc đãi. Vì thế, nhiều người đã ủng hộ nhóm IS, tiến đánh quân chính phủ, có lúc đe dọa cả thủ đô, cho tới khi không quân Mỹ trở lại can thiệp. Cả Iran và Mỹ đều muốn tiêu diệt quân IS tại Iraq cũng như Syria, nhưng hai bên vẫn không nói chuyện với nhau. Hai nước này chỉ chính thức nói chuyện tại Thụy Sĩ trong cuộc đàm phán về vũ khí nguyên tử, cùng với Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức.
Câu chuyện Đông Châu Liệt Quốc tại vùng Trung Đông phức tạp hơn những chuyện bên Tàu trước đây 2,500 năm. Chỉ có thể hiểu được những biến cố rắc rối trong vùng này khi chúng ta nhìn vào những mâu thuẫn căn bản. Mâu thuẫn giữa người Do Thái ở Israel và người Á Rập dễ hiểu hơn cả. Mâu thuẫn giữa các nước Á Rập với nhau, mâu thuẫn giữa họ và Iran chỉ có thể hiểu được khi nhìn vào cuộc tranh chấp giữa hai giáo phái cùng tin lời Tiên Tri Muhammed. Nước Mỹ đứng giữa các cuộc tranh chấp, để bảo quyền lợi dầu lửa. Nhưng thị trường dầu lửa đang thay đổi, Mỹ sắp trở thành quốc gia bán dầu nhiều hơn mua dầu. Chính quyền Obama đang cho Iran được đóng một vai trò chính thức trong vùng Trung Đông để giới lãnh đạo nước này tập sống theo các quy luật quốc tế. Nếu Iran tỏ ra tôn trọng một hiệp ước về nguyên tự lực ký kết với 5 siêu cường, thì trong mười năm tới, họ sẽ đóng vai một cường quốc trong vùng. Iran, khối Á Rập và nước Israel sẽ tạo một thế thăng bằng trong vùng. Chắc chắn sẽ còn những xung đột nhỏ trong từng quốc gia và giữa nhiều nước. Nhưng nếu các nước mạnh nhất như Israel, Ai Cập, Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có thể chia ảnh hưởng với nhau thì cả vùng Trung Đông có thể tạm yên. Mục đích của chính quyền Obama vẫn là chuyển trục, dùng tài nguyên, vũ khí cho miền Á Đông thay vì vẫn chi tiêu cho vùng Trung Đông như trong nửa thế kỷ vừa qua.
Ngô Nhân Dụng Cách đây nửa thế kỷ, nhà văn Nguyễn Hiến Lê xuất bản một cuốn sách về vùng Trung Đông. Ông đã ví tình trạng phân liệt trong đó giống như chuyện Đông Châu Liệt Quốc bên Tàu. Đông Châu Liệt Quốc bao gồm thời Xuân Thu (722-476 trước Công Nguyên) và thời Chiến Quốc (476-221 TCN).
Nhưng ở bên Tàu lúc đó chỉ có các nước nhỏ tranh hùng với nhau, trong khi các ông vua nhà Châu vẫn còn làm thiên tử. Ở Trung Đông thì khác. Từ đầu thế kỷ thứ 20 đến giờ, ngoài các tiểu quốc tranh hùng vùng này còn chịu cảnh bị các cường quốc trên thế giới chi phối, như Mỹ, Nga, và các nước Châu Âu. Nếu thời Đông Châu Liệt Quốc kéo dài gần 500 năm thì chắc chuyện Trung Đông Liệt Quốc sẽ phải chờ cả trăm năm nữa mới có cơ được ổn định.
Vùng Trung Đông nằm trong Đế Quốc Ottomam (trung tâm ở Thổ Nhĩ Kỳ) ba bốn thế kỷ trước khi các đế quốc Châu Âu phân chia với nhau sau Đại chiến Thứ Nhất, đường biên giới hoàn toàn do họ quyết định. Sau Đại Chiến Thứ Hai, các đế quốc rút đi, các quốc gia thành lập với di sản của tình trạng chia cắt cũ, những nhóm chủng tộc và tôn giáo bị cắt xén đem ghép trong nhiều nước khác nhau. Giữa mấy trăm triệu người Á Rập đó lại xuất hiện nước Israel, quy tụ người Do Thái khắp thế giới về đất tổ định cư, hiện nay đã tới 6 triệu người, được Mỹ và Châu Âu ủng hộ. Đó là một mầm mống chia rẽ và xung đột không ngừng. Nhưng bên trong thế giới Á Rập lại còn đường phân chia giữa hai phái cùng theo Hồi Giáo, người Sun Ni chiếm đa số và người Shi A ít hơn, đã đổ máu chống lẫn nhau từ 12 thế kỷ. Khối tín đồ Shi A đông nhất nằm trong nước Iran, và nước này thấy có bổn phận phải bênh vực người đồng đạo đang chịu phận thiểu số ở các nước Á Rập.
Muốn hiểu các biến động trong vùng Trung Đông phải nhìn tới bối cảnh lịch sử và địa dư chính trị đó. Thí dụ, trong vụ Thủ Tướng Israel Netanyahu phản đối ông Tổng Thống Mỹ Obama về cách ngăn không cho Iran làm bom nguyên tử. Người ta chú ý quá nhiều đến mối bất đồng ý kiến giữa hai người mà quên các yếu tố khác trong bối cảnh. Một là chính các nước Á Rập, không khác gì Israel, cũng không muốn Mỹ nói chuyện hòa hoãn với Iran. Họ lo Iran đang bành trướng thế lực, can thiệp vô các nước trong vùng. Hai là cả khối Á Rập đang thay đổi, chính quyền các nước này đều phải lo về xung đột giữa các nước họ với nhau và đối phó với dân trong mỗi nước. Mà trong vấn đề này, các chính phủ Á Rập phải có hai mối lo, thứ nhất là bàn tay của Iran can thiệp vào các nhóm người Shia A trong nước họ; hai là các nhóm Hồi Giáo quá khích đe dọa tất cả các chính quyền, tiêu biểu là lực lượng Quốc gia Hồi Giáo IS đang hoạt động mạnh ở Iraq, Syria nhưng cũng hiện diện tại Lebanon, Lybia, Ai Cập và các Bắc Phi khác.
Các nước Á Rập đã chống Israel từ khi nước này ra đời, chiến tranh đã xẩy ra nhiều lần, lần chót năm 1967 Israel thắng thế đã chiếm tất cả vùng phía Tây sông Jordan, trong đó có Thánh Địa Jerusalem, tất cả thuộc nước Jordan trước cuộc chiến. Nhưng mối tranh chấp Á Rập - Israel bây giờ được thu gọn vào một vấn đề, là việc thành lập một quốc gia cho người Palestine trong vùng Tây Ngạn. Bây giờ, mối lo lắng của các nước Á Rập về sự bành trướng của Iran còn lớn hơn mối xung đột với Israel.
Cho nên, các nước Á Rập đang bàn chuyện lập một đạo quân sang phục hồi ngôi tổng thống ở nước Yemen. Yemen là một nước loạn từ lâu rồi, người miền Nam, miền Bắc đã từng đánh lẫn nhau, nhóm Al-Qeada rồi hậu thân của nó là đạo quân IS cũng nhúng tay vào. Nhưng lý do chia rẽ lớn nhất vẫn là tôn giáo. Trong dân số 25 triệu, người Shi A chiếm 45%, người Sun Ni chiếm 53% nắm chính quyền và được các nước cũng theo phái Sun Ni ủng hộ. Tháng Chín năm ngoái, một phong trào của người Shi A nổi lên, gọi là Houthis là tên của vị thủ lãnh. Năm nay quân Houthis chiếm được thủ đô, thả cho ông tổng thống Mansour Hadi chạy tới Aden, một thành phố ven biển. Trong tuần qua, quân Houthis tiến đánh Aden, ông tổng thống được cứu đưa sang Á Rập Saudi trong khi quân đội của ông còn cầm cự.
Và trong mấy ngày qua, hàng trăm máy bay Á Rập Saudi đã bỏ bom tấn công các căn cứ Houthis tại thủ đô Yemen và chung quanh Aden. Iran phản đối, mặc dù vẫn xác định họ không trợ giúp gì cho nhóm đồng đạo Houthis cả. Mười nước chung quanh hỗ trợ Á Rập Saudi, gồm có các tiểu vương quốc United Arab Emirates; có Qatar, Bahrain, Kuwait, Jordan, Morocco, Egypt, Jordan. Ngoại trưởng các nước trong Liên Đoàn Á Rập đang họp ở Egypt thảo luận việc lập một đạo quân chung đổ bộ vào Yemen; hai nước Hồi Giáo khác là Sudan và Pakistan hứa sẽ đóng góp.
Cuộc nội chiến ở Yemen đã biến thành cuộc chiến giữa Iran và các nước Á Rập. Chính phủ Obama công nhận Mỹ đã giúp không quân Á Rập về tin tức tình báo và thông tin, vận tải.
Yemen nằm ở phía Nam bán đảo Á Rập, chiếm địa thế quan trọng, vì hầu hết các tàu chở dầu từ các nước Á Rập Saudi, United Arab Emirates, Kuwait và Iraq đều phải đi ngang bờ biển Yemen, qua vùng Aden rất hẹp, trước khi vào Hồng Hải để qua kênh Suez đưa dầu xuất cảng sang Châu Âu. Mỹ và các nước Á Rập không thể ngồi yên trông một chính quyền thuộc phái Shia kiểm soát con đường này!
Ngoài ra, Á Rập Saudi là khách hàng nhập cảng nhiều vũ khí của Mỹ nhất. Saudi là nước chi tiêu về quân sự đứng hàng thứ tư trên thế giới: Với dân số 29 triệu (riêng người nước ngoài tới đó làm việc đã lên tới gần 10 triệu), trong Năm 2013 vương quốc này dùng 67 tỷ đô la mua vũ khí, ngân sách chỉ thấp hơn Nga (88 tỷ), Trung Cộng (188 tỷ) và Mỹ (640 tỷ) nhưng cao hơn Pháp, Anh, Đức. Trong năm 2015, Saudi sẽ chi tiêu gần 10 tỷ đô la mua vũ khí, phần lớn mua từ Mỹ. Tất nhiên chính phủ Mỹ phải bảo vệ một khách mua hàng lớn như vậy, trước sự đe dọa bành trướng ảnh hưởng tại Yemen.
Nhưng Mỹ và Iran vẫn đang “cộng tác” ở mặt trận Iraq và Syria mặc dù hai bên không chính thức liên lạc. Quân đội Iraq đã bao vây thành phố Tikrit đang nằm trong tay quân IS từ hai tuần qua. Trong số 20,000 quân thuộc phe chính phủ, hai phần ba là quân tình nguyện toàn là những tín đồ Shia và được Iran trang bị vũ khí, mang tên Lực Lượng Dân Quân PMF (Popular Mobilization Forces). Một số tướng lãnh và nhiều sĩ quan người Iran đang làm cố vấn cho đạo quân tình nguyện này. Trận tấn công ngưng gần một tuần lễ, vì không tiêu diệt được những ổ kháng cự của quân IS tại trung tâm thành phố. Cho tới ngày Thứ Năm vừa qua, mặt trận phát động lại, vì máy bay Mỹ bắt đầu thả bom tấn công quân IS trong thành phố Tikrit. Người Mỹ nói rằng họ chỉ cho phi cơ trợ chiến sau khi quân PMF đồng ý không tham dự, vì không quân Mỹ chỉ yểm trợ cho quân chính phủ Iraq mà thôi. Ngược lại, đạo quân PMF thì tuyên bố họ rút khỏi trận đánh vì không đồng ý mời không quân Mỹ tham chiến. Có thể cả hai bên đều nói sự thật, vì cả Mỹ, chính phủ Iraq và Iran đều muốn tận diệt quân IS nhưng Mỹ với Iran không thể chính thức cộng tác với nhau.
Thành phố Tikrit có tính cách tiêu biểu. Vì đây là quê quán của ông Saddam Hussein, thủ lãnh Iraq đã bị quân Mỹ đánh bại năm 2003, bị bắt rồi bị giết. Đây là một trung tâm của người theo giáo phái Sun Ni tại Iraq. Họ chỉ chiếm 40% dân Á Rập ở nước này những Hussein đã ưu đãi người đồng đạo, cho lãnh các chức vụ quan trọng nhất trong chính phủ khiến người theo phái Shia thấy họ bị bạc đãi, kỳ thị. Hussein đã hai lần gây chiến với Iran, cho nên khi ông ta bị quân Mỹ lật đổ, Iran thoát được một mối lo. Chính quyền do quân Mỹ dựng lên do người theo phái Shi A đứng đầu, vì họ chiếm đa số. Nhưng đến lượt những người theo phái Sun Ni cảm thấy họ bị kỳ thị, bạc đãi. Vì thế, nhiều người đã ủng hộ nhóm IS, tiến đánh quân chính phủ, có lúc đe dọa cả thủ đô, cho tới khi không quân Mỹ trở lại can thiệp. Cả Iran và Mỹ đều muốn tiêu diệt quân IS tại Iraq cũng như Syria, nhưng hai bên vẫn không nói chuyện với nhau. Hai nước này chỉ chính thức nói chuyện tại Thụy Sĩ trong cuộc đàm phán về vũ khí nguyên tử, cùng với Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức.
Câu chuyện Đông Châu Liệt Quốc tại vùng Trung Đông phức tạp hơn những chuyện bên Tàu trước đây 2,500 năm. Chỉ có thể hiểu được những biến cố rắc rối trong vùng này khi chúng ta nhìn vào những mâu thuẫn căn bản. Mâu thuẫn giữa người Do Thái ở Israel và người Á Rập dễ hiểu hơn cả. Mâu thuẫn giữa các nước Á Rập với nhau, mâu thuẫn giữa họ và Iran chỉ có thể hiểu được khi nhìn vào cuộc tranh chấp giữa hai giáo phái cùng tin lời Tiên Tri Muhammed. Nước Mỹ đứng giữa các cuộc tranh chấp, để bảo quyền lợi dầu lửa. Nhưng thị trường dầu lửa đang thay đổi, Mỹ sắp trở thành quốc gia bán dầu nhiều hơn mua dầu. Chính quyền Obama đang cho Iran được đóng một vai trò chính thức trong vùng Trung Đông để giới lãnh đạo nước này tập sống theo các quy luật quốc tế. Nếu Iran tỏ ra tôn trọng một hiệp ước về nguyên tự lực ký kết với 5 siêu cường, thì trong mười năm tới, họ sẽ đóng vai một cường quốc trong vùng. Iran, khối Á Rập và nước Israel sẽ tạo một thế thăng bằng trong vùng. Chắc chắn sẽ còn những xung đột nhỏ trong từng quốc gia và giữa nhiều nước. Nhưng nếu các nước mạnh nhất như Israel, Ai Cập, Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có thể chia ảnh hưởng với nhau thì cả vùng Trung Đông có thể tạm yên. Mục đích của chính quyền Obama vẫn là chuyển trục, dùng tài nguyên, vũ khí cho miền Á Đông thay vì vẫn chi tiêu cho vùng Trung Đông như trong nửa thế kỷ vừa qua.
Nếu muốn học Lý Quang Diệu
Ngô Nhân Dụng Ông Lý Quang Diệu, trong một bài phỏng vấn của tờ New York Times năm 2010, đã nói trước như một di chúc, “Tôi không nói mọi việc mình làm đều đúng, nhưng tôi làm tất cả vì một mục đích ngay thẳng.”
Những người chống ông Lý Quang Diệu cũng phải công nhận ông đáng được ca ngợi, với công xây dựng một Singapore phồn thịnh, sạch sẽ, kỷ luật và đạo đức Ông cai trị thành phố hai, ba triệu người này như một ông bố lo lắng, săn sóc các con (dân chi phụ mẫu). Người ta có thể bất bình về thái độ “cha mẹ” đó, nhưng không thể phủ nhận các thành quả hiển nhiên. Bí quyết nào đã giúp ông thành công?
Một bí quyết là ông không tôn thờ một chủ nghĩa nào cả. Ông thực tế, chỉ làm theo những điều mình hiểu biết và lương tâm của mình, với “mục đích ngay thẳng.”
Lý Quang Diệu là một người Khách Gia (Hẹ) sinh ở Bằng Tường, thuộc tỉnh Quảng Tây, bên kia biên giới Việt Hoa; đáng lẽ vùng này thuộc nước Việt Nam, trước khi bị người Trung Hoa chiếm. Ông được giáo dục trong gia đình theo lối nhà Nho, lớn lên du học ở Anh. Hai nền giáo dục này ảnh hưởng trên cách ông xây dựng nước Singapore. Hai truyền thống đó trở thành căn bản lập quốc, vì kinh nghiệm bản thân của Lý Quang Diệu. Về xã hội, ông muốn giữ gìn một nền đạo lý theo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Về chính trị, theo chế độ đại nghị, tam quyền phân lập với quy tắc tôn trọng pháp luật của kinh tế thị trường.
Nước Singapore giầu có như ngày nay vì đã dùng các chính sách kinh tế đúng, theo kinh nghiệm đã được thử thách và các khám phá khoa học mới; chứ không phải vì những người cai trị đóng vai “cha mẹ dân.” Làm “cha già dân tộc” mà dốt nát và cố chấp thì con cái vẫn đói dài. Lý Quang Diệu thừa hưởng một nền hành chánh đem từ nước Anh qua các thuộc địa, tôn trọng luật pháp và tôn trọng quyền tư hữu, tự do kinh doanh. Đó là những yếu tố giúp kinh tế Singapore cũng như Hồng Kông phồn thịnh. Các nước Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, cũng giữ được truyền thống văn hóa Khổng giáo, theo các chính sách kinh tế đứng đắn, tất cả đều thành công, tiến bước trên đường dân chủ hóa. Ngoài ra còn phải kể đến ý chí đoàn kết của mọi người dân Singapore khi họ bị đuổi khỏi Liên Bang Mã Lai Á.
Ngược lại, những nước trong vùng hiện nay chịu cảnh nghèo nàn chỉ vì trong cùng thời gian đó đã áp dụng các chính sách kinh tế sai lầm. Có những nước sai lầm vì người cầm quyền độc tài, dốt nát và tham lam, giành độc quyền kinh tế cho gia đình, cho phe đảng, như Philippines, Indonesia. Đó là những quốc gia mới lập sau Đại Chiến Thứ Hai, với dân số đông gấp trăm lần Singapore, thêm tình trạng chia rẽ do thành phần phức tạp, ý thức dân tộc đang thành hình chưa đủ vững chãi. Lý do thất bại của hai quốc gia này là họ sai lầm, kiềm hãm khả năng kinh doanh của người dân bị vì xã hội thiếu tự do.
Sai lầm của chế độ Cộng Sản tại Á Châu bản chất khác, cho nên cũng nặng nề hơn. Tại Trung Quốc và Việt Nam, những người Cộng Sản cướp được chính quyền đều tin theo một chủ nghĩa không tưởng. Trung Cộng và Việt Cộng đều bị trói chặt suốt mấy thế hệ trong một xã hội khép kín, một nếp sống đóng khuôn bằng những tín điều chủ nghĩa Cộng Sản. Các chế độ độc tài ở Nam Hàn, Đài Loan, Philippines, Indonesia vẫn để mở cánh cửa cho việc cải thiện cả hệ thống kinh tế lẫn chính trị. Tại Miến Điện (Myanmar) nhóm quân phiệt cai trị theo chủ nghĩa xã hội riêng của họ cũng mắc cùng một chướng ngại như vậy.
Chướng ngại lớn nhất khiến kinh tế các nước Cộng Sản không tiến được là họ thờ phụng các giáo điều một chủ nghĩa. Giống như tín đồ say sưa theo một tôn giáo mới, họ bất chấp thực tế. Họ lại tự kiêu về tín ngưỡng mới của mình, coi khinh mọi truyền thống trí thức cũng như đạo lý mà tổ tiên đã xây dựng hàng ngàn năm để lại.
Mê tín vào chủ nghĩa, cho nên họ từ chối không dùng lý trí phê phán khi thực tế diễn ra khác hẳn với giáo điều và lý thuyết. Thái độ cuồng tín đó diễn tả qua khẩu hiệu: “Hồng hơn Chuyên.” Nghĩa là người tin tưởng các giáo điều mới có quyền quyết định, bất chấp ý kiến của những người có khả năng chuyên môn, trong tất cả mọi việc. Mao Trạch Đông, Lê Duẩn và Pol Pot đuổi các sinh viên, học sinh, nhà giáo và giới trí thức, chuyên môn tới những “vùng kinh tế mới” hoặc nhốt họ vào các trại tập trung cải tạo, mà không cần biết hậu quả trên kinh tế cả nước như thế nào. Tất cả những người đeo mắt kiếng đều khả nghi, vì họ có vẻ muốn sử dụng lý trí, trong khi đảng chỉ cần người nhắm mắt tin tưởng! Các lãnh tụ Cộng Sản không chịu thấy rằng mỗi vấn đề đều phải có giải pháp chuyên môn, nhờ học hỏi khoa học kỹ thuật. Họ không chịu biết rằng những tiến bộ kỹ thuật không tùy thuộc vào niềm tin tôn giáo hay chủ nghĩa.
Thất bại kinh tế của các chế độ Cộng Sản đều bắt đầu từ cái óc cuồng tín này. Mê tín cho nên đưa tới những chính sách kinh tế sai lầm. Nam Hàn, Đài Loan, Philippines, Indonesia cũng qua những giai đoạn chậm tiến vì sai lầm, nhưng giới lãnh đạo các nước này không mê tín một chủ nghĩa, một lý thuyết nào đến nỗi xóa bỏ cả lý trí, bất chấp các kỹ thuật chuyên môn.
Trong Đảng Cộng Sản Việt Nam họ thường giải thích thất bại kinh tế của cả chế độ trước đây là do tinh thần “Duy Ý Chí.” Nhưng Duy Ý Chí nghĩa là gì? Là tin rằng nếu mình quyết tâm làm cái gì cho bằng được, thì thế nào cũng thành công. Nghĩa là bất chấp các kỹ thuật chuyên môn. Việt Cộng cũng thường tự mỉa mai chế độ kinh tế của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn là “Bao Cấp.” Mà Bao Cấp nghĩa là gì? Nghĩa là chủ trương nhóm người lãnh đạo quyết định tất cả, bên dưới tất cả sẽ được nuôi ăn, được phân phát quần áo, nhà cửa, chén bát, kẹo bánh. Bên dưới chỉ cần hoàn toàn tin tưởng “ở trên,” mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Từ khi các Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam “đổi mới,” nghĩa là học làm kinh tế theo lối tư bản, thì họ còn mắc bệnh cuồng tín nữa hay không? Chắc chắn khi chịu mở mắt ra thì bệnh nhẹ hơn. Nhưng bệnh Duy Ý Chí và Bao Cấp đã thấm vào xương, vào tủy, đã đẫm trong mạch máu làm cho đầu óc mụ mẫm, thì còn lâu mới tẩy rửa được.
Cho nên mới có những hiện tượng chặt hàng ngàn gốc cây xanh trong thành phố Hà Nội. Mấy người cầm đầu thành phố muốn chặt là họ chặt, chẳng thèm hỏi ý kiến người dân, mà cũng không cần hỏi giới chuyên môn về môi trường sống, về thiết kế đô thị.
Nay lại tới hiện tượng sắp xây Tháp Truyền Hình sắp dựng lên tại Hà Nội. Ông Trần Bình Minh, ủy viên Trung Ương Đảng, tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam cho biết, “Phương án được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo gợi ý là phải lập kỷ lục thế giới về chiều cao.” Sau khi so sánh: Tháp Eifel/ Pháp cao 325m, tháp Thượng Hải 468m, tháp Ostankino/Moscow 540m, tháp Canton - Quảng Châu 600m, tháp Tokyo 634m còn tháp TH Hà Nội sẽ cao 636 mét, nhà báo Bùi Tín đặt câu hỏi, “Tháp truyền hình cao ngất ngưởng, mà dân trí thấp, nền giáo dục thấp lèo tèo, nhiều nơi các em đi học không có cầu phải níu theo dây cáp để qua sông có thể chết đuối, nền y tế xã hội bệ rạc, tham nhũng loại cao không đâu bằng, nền công nghiệp chưa làm ra nổi một con ốc thật đúng chất lượng... Tiền của đâu có thừa thãi gì mà chơi ngông vậy?!” Cây Tháp Truyền Hình này sẽ là biểu tượng cho đầu óc Duy Ý Chí, nhưng đối với các quan chức phụ trách “thi công” và các nhà thầu thì đây lại là một dịp cho họ tha hồ “bao cấp” lẫn nhau!
Rồi tới hiện tượng lấp sông Đồng Nai. Nhà báo Lê Diễn Đức, trên nhật báo Người Việt, cũng kêu lên, “Nhà chức trách không thèm lấy ý kiến của người dân mà cũng không hề hỏi ý kiến các chuyên gia trong ngành.” Lê Diễn Đức còn dẫn lời ông Bùi Cách Tuyến, một quan chức nói, “Chúng tôi không được tham vấn. Với tư cách là phó chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Lưu Vực sông Đồng Nai, tôi không biết. Và với tư cách là thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, tôi cũng không hay về dự án này.” Một nhà chuyên môn là ông Lê Mạnh Hùng, đứng thứ nhì trong Tổng Cục Thủy Lợi. Ông Hùng nói, “... Tôi không đồng ý với những lập luận của Đồng Nai khi cho rằng đoạn sông này rộng thì lấp đi một ít cũng chẳng sao. Nếu suy nghĩ vậy thì chúng ta đâu cần phải bỏ thời gian học thủy lợi làm gì!”
Trong truyền thống các Đảng Cộng Sản, không ai cần phải bỏ thời gian học “bất cứ ngành chuyên môn nào” làm cái gì cả! Vì học chuyên môn giỏi đến mấy cũng không bằng chạy vạy, luồn cúi kiếm lấy một cái “bằng đảng viên!”
Ông Lý Quang Diệu không bị một chủ nghĩa nào làm đầu óc mụ mẫm cho nên đã sử dụng các chính sách kinh tế đứng đắn, vì tin tưởng các nhà chuyên môn. Ông Lý cư xử với dân của ông như một ông bố già, nhưng chế độ của ông trọng nền nếp đạo lý cổ truyền, trọng luật pháp, chắc chắn không chuyên chế. Các ông Tưởng Kinh Quốc ở Đài Loan, ông Roh Tae-Woo tại Nam Hàn cũng không ai là tín đồ một chủ nghĩa cực đoan nào, cho nên họ chấp nhận thay đổi thể chế chính trị, đặt nền móng cho chế độ dân chủ tự do.
Muốn học theo Lý Quang Diệu, phải dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản.
Ngô Nhân Dụng Ông Lý Quang Diệu, trong một bài phỏng vấn của tờ New York Times năm 2010, đã nói trước như một di chúc, “Tôi không nói mọi việc mình làm đều đúng, nhưng tôi làm tất cả vì một mục đích ngay thẳng.”
Những người chống ông Lý Quang Diệu cũng phải công nhận ông đáng được ca ngợi, với công xây dựng một Singapore phồn thịnh, sạch sẽ, kỷ luật và đạo đức Ông cai trị thành phố hai, ba triệu người này như một ông bố lo lắng, săn sóc các con (dân chi phụ mẫu). Người ta có thể bất bình về thái độ “cha mẹ” đó, nhưng không thể phủ nhận các thành quả hiển nhiên. Bí quyết nào đã giúp ông thành công?
Một bí quyết là ông không tôn thờ một chủ nghĩa nào cả. Ông thực tế, chỉ làm theo những điều mình hiểu biết và lương tâm của mình, với “mục đích ngay thẳng.”
Lý Quang Diệu là một người Khách Gia (Hẹ) sinh ở Bằng Tường, thuộc tỉnh Quảng Tây, bên kia biên giới Việt Hoa; đáng lẽ vùng này thuộc nước Việt Nam, trước khi bị người Trung Hoa chiếm. Ông được giáo dục trong gia đình theo lối nhà Nho, lớn lên du học ở Anh. Hai nền giáo dục này ảnh hưởng trên cách ông xây dựng nước Singapore. Hai truyền thống đó trở thành căn bản lập quốc, vì kinh nghiệm bản thân của Lý Quang Diệu. Về xã hội, ông muốn giữ gìn một nền đạo lý theo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Về chính trị, theo chế độ đại nghị, tam quyền phân lập với quy tắc tôn trọng pháp luật của kinh tế thị trường.
Nước Singapore giầu có như ngày nay vì đã dùng các chính sách kinh tế đúng, theo kinh nghiệm đã được thử thách và các khám phá khoa học mới; chứ không phải vì những người cai trị đóng vai “cha mẹ dân.” Làm “cha già dân tộc” mà dốt nát và cố chấp thì con cái vẫn đói dài. Lý Quang Diệu thừa hưởng một nền hành chánh đem từ nước Anh qua các thuộc địa, tôn trọng luật pháp và tôn trọng quyền tư hữu, tự do kinh doanh. Đó là những yếu tố giúp kinh tế Singapore cũng như Hồng Kông phồn thịnh. Các nước Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, cũng giữ được truyền thống văn hóa Khổng giáo, theo các chính sách kinh tế đứng đắn, tất cả đều thành công, tiến bước trên đường dân chủ hóa. Ngoài ra còn phải kể đến ý chí đoàn kết của mọi người dân Singapore khi họ bị đuổi khỏi Liên Bang Mã Lai Á.
Ngược lại, những nước trong vùng hiện nay chịu cảnh nghèo nàn chỉ vì trong cùng thời gian đó đã áp dụng các chính sách kinh tế sai lầm. Có những nước sai lầm vì người cầm quyền độc tài, dốt nát và tham lam, giành độc quyền kinh tế cho gia đình, cho phe đảng, như Philippines, Indonesia. Đó là những quốc gia mới lập sau Đại Chiến Thứ Hai, với dân số đông gấp trăm lần Singapore, thêm tình trạng chia rẽ do thành phần phức tạp, ý thức dân tộc đang thành hình chưa đủ vững chãi. Lý do thất bại của hai quốc gia này là họ sai lầm, kiềm hãm khả năng kinh doanh của người dân bị vì xã hội thiếu tự do.
Sai lầm của chế độ Cộng Sản tại Á Châu bản chất khác, cho nên cũng nặng nề hơn. Tại Trung Quốc và Việt Nam, những người Cộng Sản cướp được chính quyền đều tin theo một chủ nghĩa không tưởng. Trung Cộng và Việt Cộng đều bị trói chặt suốt mấy thế hệ trong một xã hội khép kín, một nếp sống đóng khuôn bằng những tín điều chủ nghĩa Cộng Sản. Các chế độ độc tài ở Nam Hàn, Đài Loan, Philippines, Indonesia vẫn để mở cánh cửa cho việc cải thiện cả hệ thống kinh tế lẫn chính trị. Tại Miến Điện (Myanmar) nhóm quân phiệt cai trị theo chủ nghĩa xã hội riêng của họ cũng mắc cùng một chướng ngại như vậy.
Chướng ngại lớn nhất khiến kinh tế các nước Cộng Sản không tiến được là họ thờ phụng các giáo điều một chủ nghĩa. Giống như tín đồ say sưa theo một tôn giáo mới, họ bất chấp thực tế. Họ lại tự kiêu về tín ngưỡng mới của mình, coi khinh mọi truyền thống trí thức cũng như đạo lý mà tổ tiên đã xây dựng hàng ngàn năm để lại.
Mê tín vào chủ nghĩa, cho nên họ từ chối không dùng lý trí phê phán khi thực tế diễn ra khác hẳn với giáo điều và lý thuyết. Thái độ cuồng tín đó diễn tả qua khẩu hiệu: “Hồng hơn Chuyên.” Nghĩa là người tin tưởng các giáo điều mới có quyền quyết định, bất chấp ý kiến của những người có khả năng chuyên môn, trong tất cả mọi việc. Mao Trạch Đông, Lê Duẩn và Pol Pot đuổi các sinh viên, học sinh, nhà giáo và giới trí thức, chuyên môn tới những “vùng kinh tế mới” hoặc nhốt họ vào các trại tập trung cải tạo, mà không cần biết hậu quả trên kinh tế cả nước như thế nào. Tất cả những người đeo mắt kiếng đều khả nghi, vì họ có vẻ muốn sử dụng lý trí, trong khi đảng chỉ cần người nhắm mắt tin tưởng! Các lãnh tụ Cộng Sản không chịu thấy rằng mỗi vấn đề đều phải có giải pháp chuyên môn, nhờ học hỏi khoa học kỹ thuật. Họ không chịu biết rằng những tiến bộ kỹ thuật không tùy thuộc vào niềm tin tôn giáo hay chủ nghĩa.
Thất bại kinh tế của các chế độ Cộng Sản đều bắt đầu từ cái óc cuồng tín này. Mê tín cho nên đưa tới những chính sách kinh tế sai lầm. Nam Hàn, Đài Loan, Philippines, Indonesia cũng qua những giai đoạn chậm tiến vì sai lầm, nhưng giới lãnh đạo các nước này không mê tín một chủ nghĩa, một lý thuyết nào đến nỗi xóa bỏ cả lý trí, bất chấp các kỹ thuật chuyên môn.
Trong Đảng Cộng Sản Việt Nam họ thường giải thích thất bại kinh tế của cả chế độ trước đây là do tinh thần “Duy Ý Chí.” Nhưng Duy Ý Chí nghĩa là gì? Là tin rằng nếu mình quyết tâm làm cái gì cho bằng được, thì thế nào cũng thành công. Nghĩa là bất chấp các kỹ thuật chuyên môn. Việt Cộng cũng thường tự mỉa mai chế độ kinh tế của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn là “Bao Cấp.” Mà Bao Cấp nghĩa là gì? Nghĩa là chủ trương nhóm người lãnh đạo quyết định tất cả, bên dưới tất cả sẽ được nuôi ăn, được phân phát quần áo, nhà cửa, chén bát, kẹo bánh. Bên dưới chỉ cần hoàn toàn tin tưởng “ở trên,” mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Từ khi các Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam “đổi mới,” nghĩa là học làm kinh tế theo lối tư bản, thì họ còn mắc bệnh cuồng tín nữa hay không? Chắc chắn khi chịu mở mắt ra thì bệnh nhẹ hơn. Nhưng bệnh Duy Ý Chí và Bao Cấp đã thấm vào xương, vào tủy, đã đẫm trong mạch máu làm cho đầu óc mụ mẫm, thì còn lâu mới tẩy rửa được.
Cho nên mới có những hiện tượng chặt hàng ngàn gốc cây xanh trong thành phố Hà Nội. Mấy người cầm đầu thành phố muốn chặt là họ chặt, chẳng thèm hỏi ý kiến người dân, mà cũng không cần hỏi giới chuyên môn về môi trường sống, về thiết kế đô thị.
Nay lại tới hiện tượng sắp xây Tháp Truyền Hình sắp dựng lên tại Hà Nội. Ông Trần Bình Minh, ủy viên Trung Ương Đảng, tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam cho biết, “Phương án được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo gợi ý là phải lập kỷ lục thế giới về chiều cao.” Sau khi so sánh: Tháp Eifel/ Pháp cao 325m, tháp Thượng Hải 468m, tháp Ostankino/Moscow 540m, tháp Canton - Quảng Châu 600m, tháp Tokyo 634m còn tháp TH Hà Nội sẽ cao 636 mét, nhà báo Bùi Tín đặt câu hỏi, “Tháp truyền hình cao ngất ngưởng, mà dân trí thấp, nền giáo dục thấp lèo tèo, nhiều nơi các em đi học không có cầu phải níu theo dây cáp để qua sông có thể chết đuối, nền y tế xã hội bệ rạc, tham nhũng loại cao không đâu bằng, nền công nghiệp chưa làm ra nổi một con ốc thật đúng chất lượng... Tiền của đâu có thừa thãi gì mà chơi ngông vậy?!” Cây Tháp Truyền Hình này sẽ là biểu tượng cho đầu óc Duy Ý Chí, nhưng đối với các quan chức phụ trách “thi công” và các nhà thầu thì đây lại là một dịp cho họ tha hồ “bao cấp” lẫn nhau!
Rồi tới hiện tượng lấp sông Đồng Nai. Nhà báo Lê Diễn Đức, trên nhật báo Người Việt, cũng kêu lên, “Nhà chức trách không thèm lấy ý kiến của người dân mà cũng không hề hỏi ý kiến các chuyên gia trong ngành.” Lê Diễn Đức còn dẫn lời ông Bùi Cách Tuyến, một quan chức nói, “Chúng tôi không được tham vấn. Với tư cách là phó chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Lưu Vực sông Đồng Nai, tôi không biết. Và với tư cách là thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, tôi cũng không hay về dự án này.” Một nhà chuyên môn là ông Lê Mạnh Hùng, đứng thứ nhì trong Tổng Cục Thủy Lợi. Ông Hùng nói, “... Tôi không đồng ý với những lập luận của Đồng Nai khi cho rằng đoạn sông này rộng thì lấp đi một ít cũng chẳng sao. Nếu suy nghĩ vậy thì chúng ta đâu cần phải bỏ thời gian học thủy lợi làm gì!”
Trong truyền thống các Đảng Cộng Sản, không ai cần phải bỏ thời gian học “bất cứ ngành chuyên môn nào” làm cái gì cả! Vì học chuyên môn giỏi đến mấy cũng không bằng chạy vạy, luồn cúi kiếm lấy một cái “bằng đảng viên!”
Ông Lý Quang Diệu không bị một chủ nghĩa nào làm đầu óc mụ mẫm cho nên đã sử dụng các chính sách kinh tế đứng đắn, vì tin tưởng các nhà chuyên môn. Ông Lý cư xử với dân của ông như một ông bố già, nhưng chế độ của ông trọng nền nếp đạo lý cổ truyền, trọng luật pháp, chắc chắn không chuyên chế. Các ông Tưởng Kinh Quốc ở Đài Loan, ông Roh Tae-Woo tại Nam Hàn cũng không ai là tín đồ một chủ nghĩa cực đoan nào, cho nên họ chấp nhận thay đổi thể chế chính trị, đặt nền móng cho chế độ dân chủ tự do.
Muốn học theo Lý Quang Diệu, phải dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản.

Chúng ta sẽ về
Leo lên đỉnh gần trời phơi nắng gội
Bước thấp cao tìm lại thuở dựng cờ
Khua mái đẩy vẫy vùng con sóng vội
Ngày đứng lên xẻ núi lấp sông hồ
Bao người trẻ mang gươm mài lịch sử
Ngất ngưởng đi ôm hoài bão ngập trời
Đêm lửa cháy kinh thành mù mịt vỡ
Ta vào rừng chặt gỗ vượt biển khơi
Rồi trăm năm một tấm lòng sỏi đá
Ôm lời nguyền về lấy lại quê hương
Hồn dân tộc ngậm ngùi trời đất lạ
Trọn lời thề dù nát thịt, tan xương
Hồ trường tay rót tràn sao chẳng mỏi
Môi nhấp cuồng chưa từng nhập cơn say
Hồn chất ngất nhìn nhà ai vương khói
Tiếng cha già nhắn gọi tít trời mây
Dấu năm tháng tóc sương chừng đã bạc
Trắng đôi tay vẫn một dạ sắt son
Rủ nhau về dựng những mùa Xuân khác
Mặc thời gian dù nước chảy đá mòn.
Lê Hải
Giữ hay bỏ Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư?
Bằng Phong Đặng Văn Âu Một người bạn trẻ hỏi tôi, “Gần bốn mươi năm đã trôi qua, chúng ta nên giữ hay nên bỏ Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư?”
Tôi trả lời lập tức, không một chút do dự: “Phải giữ Ngày Quốc Hận để cứu nước. Phải hận mới có đấu tranh.” Dưới đây là giải thích của tôi với người bạn trẻ.
Chữ hận có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất, hận là thù hận, là căm hận, là oán hận; nghĩa thứ hai là ân hận, là hối hận. Trong cả hai nghĩa ấy, chúng ta phải xem ngày 30 Tháng Tư là Ngày Quốc Hận. Bởi vì ngày ấy là ngày đại tang cho cả dân tộc Việt Nam, dù ở phe thắng hay ở phe bại.”
Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt nói, “Ngày 30 Tháng Tư có một triệu người vui, đồng thời cũng có một triệu người buồn.” Ý ông Kiệt là kẻ thắng trận thì vui, kẻ bại trận thì buồn.”
Tôi nói chính xác hơn, “Ngày 30 Tháng Tư là ngày bọn bán nước, buôn dân thì vui; người yêu nước, thương dân - dù thắng hay thua - đều buồn.”
Sau ngày 30 Tháng Tư, người Cộng Sản gọi là ngày chiến thắng hay ngày thống nhất đất nước. Nhưng ngày đó lại là dịp để một người yêu nước ở phía thắng trận như bà Dương Thu Hương có cơ hội nhìn thấy một chế độ man rợ nhờ xảo quyệt, dối trá, lừa đảo, tàn bạo mà chiến thắng một nền văn minh. Bà Dương Thu Hương đã ngồi xuống vệ đường và ôm mặt khóc. Trong dòng nước mắt ấy chan hòa nỗi oán hận bọn lãnh đạo đánh lừa mình và ân hận vì đã xem đồng bào miền Nam là ngụy, là kẻ thù cần tiêu diệt. Nếu những tướng lãnh Cộng Sản trong cuộc xâm lăng miền Nam có lòng yêu nước, có nhận thức sớm sủa như nhà văn Dương Thu Hương thì đã quay trở lại miền Bắc để tiêu diệt bọn đầu nậu bán nước buôn dân ở Bắc Bộ Phủ rồi.
Chúng ta đang được đọc những bài viết của những chiến binh Cộng Sản từ cấp tướng có lương tri và lòng yêu nước trở xuống, từng hy sinh xương máu để mong độc lập, tự do, hạnh phúc, càng ngày càng công khai bày tỏ nỗi oán hận bọn lãnh đạo dùng chiêu bài chống ngoại xâm, nhưng thực chất là dâng hiến đất nước cho Trung Cộng. Những bài văn, bài thơ “Tạ tội với miền Nam” từ những người trót đi theo con đường Cộng Sản cũng đủ chứng tỏ họ ân hận. Nhà thơ Bùi Minh Quốc đã dành cả cuộc đời của mình cho “lý tưởng Cộng Sản,” vượt Trường Sơn để “chống Mỹ cứu nước,” rồi cuối cùng uất hận than, “Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa/Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.” Ông Bùi Minh Quốc không còn ôm niềm hãnh diện xưa khi nói đến hai chữ “đảng ta,” nên bây giờ ông gọi là “đảng nó.” Nếu tất cả những ai đã rủi chiến đấu dưới lá cờ Cộng Sản mà biết ăn năn, hối hận, oán hờn như ông Bùi Minh Quốc thì chắc chắn cái Đảng Cộng Sản phải tiêu vong.
Còn người ở phía thua trận mà có lương tri và có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước (Việt Nam Cộng Hòa) thì phải ân hận, sám hối. Dù ở địa vị lớn hay bé, dù nhiều dù ít, chính mình đã không hết lòng hết sức chống lại cái chủ nghĩa man rợ để nước bị rơi vào tay bọn vô đạo. Nếu là người lãnh đạo chính trị thì phải hối hận vì đã không đoàn kết với nhau để chiến thắng quân xâm lược. Nếu là người lãnh đạo tôn giáo từng đấu tranh (!) để gây nên bất ổn ở hậu phương nhằm lật đổ nền Cộng Hòa ở miền Nam càng phải ân hận hơn ai hết. Ân hận để sám hối, để chấm dứt trò buôn thần bán thánh làm nhơ nhớp tôn giáo. Nếu là người trí thức mơ hồ về chủ nghĩa Cộng Sản bất nhân thì phải hối hận về sự ngu dốt của mình đã một thời nằm vùng tiếp tay cho Cộng Sản. Sau Tháng Tư, 1975, nếu kẻ nào đã trót dùng danh nghĩa kháng chiến phục quốc mà “treo đầu heo, bán thịt chó” (chữ của nhà văn Dương Thu Hương) làm ô danh chính nghĩa chống Cộng thì cũng nên biết ân hận để công khai thú tội trước đồng bào. Chỉ có ân hận, sám hối mới mong xóa được tội lỗi.
Hồ Chí Minh lưu manh, dùng chiêu bài “Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc” để đánh lừa người yêu nước. Khi tất cả vào tròng rồi, ông dựng lên bộ máy cai trị “chuyên chính vô sản” để đưa người vô học lên ngôi. Bác Sĩ Nguyễn Khắc Viện cả một đời phục vụ Cộng Sản, cuối cùng đã than, “Vô sản không đáng sợ bằng vô học.” Đúng thế! Người vô học chắc chắn không có tầm nhìn xa, lại tự hào được ngồi trên đầu thiên hạ, nên coi dân như thú vật: “Cho nói mới được nói; cho ăn mới được ăn; cho sống mới được sống; bắt chết thì phải chết.” Hậu quả: Hèn với giặc, ác với dân. Đất nước tiêu vong!
Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) không phải là đảng chính trị dùng sự độc tài như Lý Quang Diệu ở Tân Gia Ba, như Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, như Phác Chính Hy ở Nam Hàn, để dần dần đưa đất nước đến dân chủ. Đảng CSVN là một đảng cướp tệ hại hơn cả thực dân ở bất cứ thời đại nào. Không những ngang nhiên cướp công lao giành độc lập của toàn dân, cướp tài sản của đồng bào, bóc lột công nông tận xương tủy, dâng đất đai của tổ tiên cho kẻ thù truyền khiếp, họ còn biến nền đạo đức truyền thống của dân tộc trở nên suy đồi trong chủ trương con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, anh chị em đấu tố lẫn nhau. Tất cả những góp ý, kiến nghị với lời lẽ chân tình, tha thiết của tầng lớp trí thức, của lão thành cách mạng “dâng lên” đảng, bị họ xem như giấy lộn, đều bí ném vào sọt rác.
Một nhóm cầm quyền cương quyết nhắm mắt nhắm mũi đưa đất nước tiến lên “xã hội chủ nghĩa,” mặc dù nhân loại đã đào thải, mặc dù họ chẳng biết hình thù “xã hội chủ nghĩa” là cái quái gì. Họ trắng trợn làm tay sai cho bành trướng phương Bắc để giữ địa vị độc tôn. Hễ ai đòi độc lập, đòi tự do là họ ra lệnh côn đồ đánh đập, bỏ tù. Nòi giống Việt đang bị “Hán hóa” là điều quá rõ ràng.
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là, “Liệu người Việt Nam có chấp nhận nòi giống mình bị tận diệt hay quyết tâm bảo tồn nòi giống?”
Nếu ai chấp nhận nòi giống mình bị tận diệt thì cứ việc “chăn gối” với nhà cầm quyền Cộng Sản.
Nếu ai muốn bảo tồn nòi giống thì hãy xem nhóm cầm quyền Cộng Sản hiện nay là kẻ thù số một. Cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh triệt để, quyết liệt một mất một còn; chứ không thể tương nhượng. Bởi vì nhóm cầm quyền này không phải là người Việt Nam. Nhóm này này còn độc ác, tàn bạo, dã man hơn cả nhóm Hồi Giáo quá khích ISIS . Cuộc chiến đấu chống lại nhóm “quỷ đỏ vô thần Cộng Sản” là cuộc chiến đấu thần thánh. Cho nên trước đây tôi đã kêu gọi thánh chiến mà nhà báo Bùi Tín cáo buộc tôi mắc bệnh tâm thần, là một thằng điên.
Bạn hỏi tôi rằng nhân dân ta đã bị Cộng Sản tước hết khí giới thì lấy gì để đấu tranh bạo lực một mất một còn ư? Xin thưa: Hãy lấy nhục thân để làm vũ khí.
Người có tín ngưỡng mãnh liệt vào tôn giáo của mình thì đâu còn tiếc tấm thân? Người Phật tử nếu chết thì được về cõi trung ấm, về niết bàn. Con chiên Thiên Chúa nếu chết thì được về thiên đàng để hưởng nhan thánh Chúa. Ngay cả người theo đạo thờ ông bà nếu chết thì được về với tổ tiên còn hơn sống lây lất với quỷ? Đó là cái chết vinh hơn sống nhục! Hãy tùy tâm mà chọn lựa!
Không lẽ 87 triệu con người cam chịu để cho 3 triệu con quỷ biến mình thành thú vật? Hiện đang có 90 ngàn công nhân xuống đường rồi đó. Tất cả các trang mạng, những đài phát thanh dân chủ còn chờ gì nữa mà không thổi bùng ngọn lửa căm hờn “tự do hay là chết” để thúc đẩy toàn dân đứng lên?
Hỡi những nhà trí thức! Hỡi những “cách mạng lão thành!” Hỡi những chiến sĩ anh hùng!
Chỉ có nhóm thương nữ mới “bất tri vong quốc hận” mà cứ mải mê với khúc “Hậu Đình Hoa.” Còn nòi giống Lạc Hồng của Bách Việt đang dần dần bị xóa sổ (tệ hơn cả mất nước), quý vị có biết hay chăng? Xin hãy biến nỗi thù hận này thành hành động để tiêu diệt loài quỷ đỏ trước khi quá muộn! Xin quý vị hãy cùng nhau viết ra lời hiệu triệu quốc dân phải liều mình bước vào cửa tử để sinh tồn.
Ngày 30 Tháng Tư là Ngày Rửa Hận để xóa sổ chế độ bạo tàn.
Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của người yêu dân tộc!
Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của người yêu tổ quốc!
Bằng Phong Đặng Văn Âu Một người bạn trẻ hỏi tôi, “Gần bốn mươi năm đã trôi qua, chúng ta nên giữ hay nên bỏ Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư?”
Tôi trả lời lập tức, không một chút do dự: “Phải giữ Ngày Quốc Hận để cứu nước. Phải hận mới có đấu tranh.” Dưới đây là giải thích của tôi với người bạn trẻ.
Chữ hận có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất, hận là thù hận, là căm hận, là oán hận; nghĩa thứ hai là ân hận, là hối hận. Trong cả hai nghĩa ấy, chúng ta phải xem ngày 30 Tháng Tư là Ngày Quốc Hận. Bởi vì ngày ấy là ngày đại tang cho cả dân tộc Việt Nam, dù ở phe thắng hay ở phe bại.”
Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt nói, “Ngày 30 Tháng Tư có một triệu người vui, đồng thời cũng có một triệu người buồn.” Ý ông Kiệt là kẻ thắng trận thì vui, kẻ bại trận thì buồn.”
Tôi nói chính xác hơn, “Ngày 30 Tháng Tư là ngày bọn bán nước, buôn dân thì vui; người yêu nước, thương dân - dù thắng hay thua - đều buồn.”
Sau ngày 30 Tháng Tư, người Cộng Sản gọi là ngày chiến thắng hay ngày thống nhất đất nước. Nhưng ngày đó lại là dịp để một người yêu nước ở phía thắng trận như bà Dương Thu Hương có cơ hội nhìn thấy một chế độ man rợ nhờ xảo quyệt, dối trá, lừa đảo, tàn bạo mà chiến thắng một nền văn minh. Bà Dương Thu Hương đã ngồi xuống vệ đường và ôm mặt khóc. Trong dòng nước mắt ấy chan hòa nỗi oán hận bọn lãnh đạo đánh lừa mình và ân hận vì đã xem đồng bào miền Nam là ngụy, là kẻ thù cần tiêu diệt. Nếu những tướng lãnh Cộng Sản trong cuộc xâm lăng miền Nam có lòng yêu nước, có nhận thức sớm sủa như nhà văn Dương Thu Hương thì đã quay trở lại miền Bắc để tiêu diệt bọn đầu nậu bán nước buôn dân ở Bắc Bộ Phủ rồi.
Chúng ta đang được đọc những bài viết của những chiến binh Cộng Sản từ cấp tướng có lương tri và lòng yêu nước trở xuống, từng hy sinh xương máu để mong độc lập, tự do, hạnh phúc, càng ngày càng công khai bày tỏ nỗi oán hận bọn lãnh đạo dùng chiêu bài chống ngoại xâm, nhưng thực chất là dâng hiến đất nước cho Trung Cộng. Những bài văn, bài thơ “Tạ tội với miền Nam” từ những người trót đi theo con đường Cộng Sản cũng đủ chứng tỏ họ ân hận. Nhà thơ Bùi Minh Quốc đã dành cả cuộc đời của mình cho “lý tưởng Cộng Sản,” vượt Trường Sơn để “chống Mỹ cứu nước,” rồi cuối cùng uất hận than, “Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa/Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.” Ông Bùi Minh Quốc không còn ôm niềm hãnh diện xưa khi nói đến hai chữ “đảng ta,” nên bây giờ ông gọi là “đảng nó.” Nếu tất cả những ai đã rủi chiến đấu dưới lá cờ Cộng Sản mà biết ăn năn, hối hận, oán hờn như ông Bùi Minh Quốc thì chắc chắn cái Đảng Cộng Sản phải tiêu vong.
Còn người ở phía thua trận mà có lương tri và có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước (Việt Nam Cộng Hòa) thì phải ân hận, sám hối. Dù ở địa vị lớn hay bé, dù nhiều dù ít, chính mình đã không hết lòng hết sức chống lại cái chủ nghĩa man rợ để nước bị rơi vào tay bọn vô đạo. Nếu là người lãnh đạo chính trị thì phải hối hận vì đã không đoàn kết với nhau để chiến thắng quân xâm lược. Nếu là người lãnh đạo tôn giáo từng đấu tranh (!) để gây nên bất ổn ở hậu phương nhằm lật đổ nền Cộng Hòa ở miền Nam càng phải ân hận hơn ai hết. Ân hận để sám hối, để chấm dứt trò buôn thần bán thánh làm nhơ nhớp tôn giáo. Nếu là người trí thức mơ hồ về chủ nghĩa Cộng Sản bất nhân thì phải hối hận về sự ngu dốt của mình đã một thời nằm vùng tiếp tay cho Cộng Sản. Sau Tháng Tư, 1975, nếu kẻ nào đã trót dùng danh nghĩa kháng chiến phục quốc mà “treo đầu heo, bán thịt chó” (chữ của nhà văn Dương Thu Hương) làm ô danh chính nghĩa chống Cộng thì cũng nên biết ân hận để công khai thú tội trước đồng bào. Chỉ có ân hận, sám hối mới mong xóa được tội lỗi.
Hồ Chí Minh lưu manh, dùng chiêu bài “Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc” để đánh lừa người yêu nước. Khi tất cả vào tròng rồi, ông dựng lên bộ máy cai trị “chuyên chính vô sản” để đưa người vô học lên ngôi. Bác Sĩ Nguyễn Khắc Viện cả một đời phục vụ Cộng Sản, cuối cùng đã than, “Vô sản không đáng sợ bằng vô học.” Đúng thế! Người vô học chắc chắn không có tầm nhìn xa, lại tự hào được ngồi trên đầu thiên hạ, nên coi dân như thú vật: “Cho nói mới được nói; cho ăn mới được ăn; cho sống mới được sống; bắt chết thì phải chết.” Hậu quả: Hèn với giặc, ác với dân. Đất nước tiêu vong!
Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) không phải là đảng chính trị dùng sự độc tài như Lý Quang Diệu ở Tân Gia Ba, như Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, như Phác Chính Hy ở Nam Hàn, để dần dần đưa đất nước đến dân chủ. Đảng CSVN là một đảng cướp tệ hại hơn cả thực dân ở bất cứ thời đại nào. Không những ngang nhiên cướp công lao giành độc lập của toàn dân, cướp tài sản của đồng bào, bóc lột công nông tận xương tủy, dâng đất đai của tổ tiên cho kẻ thù truyền khiếp, họ còn biến nền đạo đức truyền thống của dân tộc trở nên suy đồi trong chủ trương con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, anh chị em đấu tố lẫn nhau. Tất cả những góp ý, kiến nghị với lời lẽ chân tình, tha thiết của tầng lớp trí thức, của lão thành cách mạng “dâng lên” đảng, bị họ xem như giấy lộn, đều bí ném vào sọt rác.
Một nhóm cầm quyền cương quyết nhắm mắt nhắm mũi đưa đất nước tiến lên “xã hội chủ nghĩa,” mặc dù nhân loại đã đào thải, mặc dù họ chẳng biết hình thù “xã hội chủ nghĩa” là cái quái gì. Họ trắng trợn làm tay sai cho bành trướng phương Bắc để giữ địa vị độc tôn. Hễ ai đòi độc lập, đòi tự do là họ ra lệnh côn đồ đánh đập, bỏ tù. Nòi giống Việt đang bị “Hán hóa” là điều quá rõ ràng.
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là, “Liệu người Việt Nam có chấp nhận nòi giống mình bị tận diệt hay quyết tâm bảo tồn nòi giống?”
Nếu ai chấp nhận nòi giống mình bị tận diệt thì cứ việc “chăn gối” với nhà cầm quyền Cộng Sản.
Nếu ai muốn bảo tồn nòi giống thì hãy xem nhóm cầm quyền Cộng Sản hiện nay là kẻ thù số một. Cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh triệt để, quyết liệt một mất một còn; chứ không thể tương nhượng. Bởi vì nhóm cầm quyền này không phải là người Việt Nam. Nhóm này này còn độc ác, tàn bạo, dã man hơn cả nhóm Hồi Giáo quá khích ISIS . Cuộc chiến đấu chống lại nhóm “quỷ đỏ vô thần Cộng Sản” là cuộc chiến đấu thần thánh. Cho nên trước đây tôi đã kêu gọi thánh chiến mà nhà báo Bùi Tín cáo buộc tôi mắc bệnh tâm thần, là một thằng điên.
Bạn hỏi tôi rằng nhân dân ta đã bị Cộng Sản tước hết khí giới thì lấy gì để đấu tranh bạo lực một mất một còn ư? Xin thưa: Hãy lấy nhục thân để làm vũ khí.
Người có tín ngưỡng mãnh liệt vào tôn giáo của mình thì đâu còn tiếc tấm thân? Người Phật tử nếu chết thì được về cõi trung ấm, về niết bàn. Con chiên Thiên Chúa nếu chết thì được về thiên đàng để hưởng nhan thánh Chúa. Ngay cả người theo đạo thờ ông bà nếu chết thì được về với tổ tiên còn hơn sống lây lất với quỷ? Đó là cái chết vinh hơn sống nhục! Hãy tùy tâm mà chọn lựa!
Không lẽ 87 triệu con người cam chịu để cho 3 triệu con quỷ biến mình thành thú vật? Hiện đang có 90 ngàn công nhân xuống đường rồi đó. Tất cả các trang mạng, những đài phát thanh dân chủ còn chờ gì nữa mà không thổi bùng ngọn lửa căm hờn “tự do hay là chết” để thúc đẩy toàn dân đứng lên?
Hỡi những nhà trí thức! Hỡi những “cách mạng lão thành!” Hỡi những chiến sĩ anh hùng!
Chỉ có nhóm thương nữ mới “bất tri vong quốc hận” mà cứ mải mê với khúc “Hậu Đình Hoa.” Còn nòi giống Lạc Hồng của Bách Việt đang dần dần bị xóa sổ (tệ hơn cả mất nước), quý vị có biết hay chăng? Xin hãy biến nỗi thù hận này thành hành động để tiêu diệt loài quỷ đỏ trước khi quá muộn! Xin quý vị hãy cùng nhau viết ra lời hiệu triệu quốc dân phải liều mình bước vào cửa tử để sinh tồn.
Ngày 30 Tháng Tư là Ngày Rửa Hận để xóa sổ chế độ bạo tàn.
Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của người yêu dân tộc!
Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của người yêu tổ quốc!
Tại sao cần phải nêu đích danh kẻ thù?
Nguyễn Hưng Quốc Cuối bài “Ai là kẻ thù của Việt Nam?”, tôi có viết: Hầu như ai cũng biết cách trả lời cho câu hỏi ấy trừ…chính quyền Việt Nam.
Viết thế, thú thực, tôi cũng thấy có cái gì như nghịch lý. Ông Tổng Bí thư có thể lú lẩn nhưng chả lẽ cả 15 người còn lại trong Bộ Chính trị cũng đều bị mù mắt? Rồi còn gần 200 người trong Ban Chấp hành Trung ương nữa, chả lẽ không có ai nhìn ra sự thật? Nhưng nếu đã thấy sự thật, tại sao người ta vẫn tiếp tục hô những khẩu hiệu lãng nhách như “4 tốt” và “16 chữ vàng” từ năm này sang năm khác? Tại sao người ta vẫn xem Trung Quốc như một đối tác khả tín? Tại sao người ta vẫn buông thả để người Trung Quốc đến, ở và làm việc ở những địa điểm được xem là trọng yếu của quốc gia? Tại sao người ta vẫn im lặng trước những hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như trên Biển Đông nói chung?
Quan sát hành động cũng như nghe các lời phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, người ta không thể không nghĩ là họ không hề nhận ra dã tâm của Trung Quốc. Điều đó quả rất đáng ngạc nhiên. Tôi không thể nghĩ ra một lời giải thích nào thật thoả đáng. Họ mê muội đến vậy sao? Hay họ bị mua chuộc? Hay, một cách lạc quan và tích cực hơn, có thể nêu giả thuyết: Họ biết rõ nhưng phải giả vờ không biết vì một toan tính chiến lược nào đó, ví dụ, với hy vọng Trung Quốc sẽ “thức tỉnh” hay các biện pháp thương thảo qua con đường ngoại giao sẽ có kết quả tốt đẹp để Việt Nam vẫn giữ được chủ quyền trên Biển Đông mà không phải đối đầu về quân sự? Tuy nhiên, hy vọng này chỉ là một ảo tưởng: Trung Quốc vẫn khẳng định đi khẳng định lại việc làm bá chủ trên Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” mà họ sẽ không bao giờ nhân nhượng.
Vậy nguyên nhân thực sự là sao? Việt Nam chỉ muốn kết hợp “hợp tác và đấu tranh” như lời Nguyễn Tấn Dũng nói? Nhưng “đấu tranh” trong cái thế vẫn duy trì hợp tác là đấu tranh như thế nào? Đâu là giới hạn của việc hợp tác? Cho đến nay, không có ai trong giới lãnh đạo trả lời câu hỏi ấy cả. Về phương diện tuyên truyền, người ta vẫn cố tô hồng viễn ảnh hợp tác qua các châm ngôn “4 tốt” và “16 chữ vàng” và làm ngơ trước các hành động xâm lấn của Trung Quốc. Người ta cố làm ra vẻ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tốt đẹp và sẽ tốt đẹp mãi.
Nhưng đó chỉ là một sự lừa dối hoặc tự lừa dối. Cần phải nói rõ: Trong tình hình hiện nay, Trung Quốc là một kẻ thù, hoặc nhẹ nhàng hơn, một đối thủ.
Việc công bố ấy có thể làm cho quan hệ giữa hai nước trở thành căng thẳng hơn. Nhưng để né tránh sự căng thẳng ấy bằng cách im lặng hoặc tự lừa dối, các nguy hiểm sẽ lớn hơn.
Nguy hiểm đầu tiên là nó làm dân chúng và cán bộ các cấp mất cảnh giác trước các thủ đoạn xâm lấn của Trung Quốc. Điều này đã từng xảy ra nhiều lần rồi. Một số vụ từng làm ồn ào dư luận như việc để mặc cho Trung Quốc tha hồ tuyên truyền trên trang mạng của Bộ Thương mại Việt Nam, việc để cho nhiều người Trung Quốc vào làm ăn ở những khu vực được xem là bí mật quốc phòng quanh cảng Cam Ranh hay việc cho Trung Quốc thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn, ở những vị trí có ý nghĩa chiến lược cao. Đó là những sự kiện được báo chí phanh phui. Không ai có thể biết hết những gì Trung Quốc đã và đang làm ở Việt Nam.
Một nguy hiểm khác là, qua việc im lặng ấy, Việt Nam gửi một tín hiệu sai đến các quốc gia khác trên thế giới. Điều hầu như ai cũng đã rõ: Việt Nam không thể tự mình đối đầu với Trung Quốc. Thế Việt Nam quá yếu. Mọi toan tính tự vệ của Việt Nam chỉ trở thành khả thi chỉ với một điều kiện: sự giúp đỡ từ bên ngoài. Nhưng không ai có thể giúp đỡ Việt Nam khi họ không biết Việt Nam nghĩ gì và muốn làm gì. Không có sự hiểu biết ấy không thể có sự liên minh mật thiết được.
Nhưng nguy hiểm nhất là điều này: sự im lặng ấy làm cho chính quyền trở thành mục tiêu phê phán và chống đối của dân chúng. Lâu nay, dưới mắt nhiều người, giới lãnh đạo bị xem là những kẻ hoặc quá nhu nhược hoặc bị Trung Quốc mua chuộc để nhường nhịn hết yêu sách này đến yêu sách khác của Trung Quốc. Rất nhiều người thậm chí còn cho giới lãnh đạo là những kẻ bán nước, hoặc ít nhất, bán Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Biển Đông nói chung cho Trung Quốc. Không mấy ai còn tin vào quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của chính quyền. Mất đi sự tin tưởng ấy cũng đồng nghĩa với việc mấy đi sức mạnh chính đáng của sự lãnh đạo.
Tiếp tục im lặng và bất chấp ba nguy cơ trên, chính quyền Việt Nam đang tự cô lập mình, tự cách ly mình với dân chúng và với cộng đồng quốc tế. Đó là một quyết định dại dột.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguyễn Hưng Quốc Cuối bài “Ai là kẻ thù của Việt Nam?”, tôi có viết: Hầu như ai cũng biết cách trả lời cho câu hỏi ấy trừ…chính quyền Việt Nam.
Viết thế, thú thực, tôi cũng thấy có cái gì như nghịch lý. Ông Tổng Bí thư có thể lú lẩn nhưng chả lẽ cả 15 người còn lại trong Bộ Chính trị cũng đều bị mù mắt? Rồi còn gần 200 người trong Ban Chấp hành Trung ương nữa, chả lẽ không có ai nhìn ra sự thật? Nhưng nếu đã thấy sự thật, tại sao người ta vẫn tiếp tục hô những khẩu hiệu lãng nhách như “4 tốt” và “16 chữ vàng” từ năm này sang năm khác? Tại sao người ta vẫn xem Trung Quốc như một đối tác khả tín? Tại sao người ta vẫn buông thả để người Trung Quốc đến, ở và làm việc ở những địa điểm được xem là trọng yếu của quốc gia? Tại sao người ta vẫn im lặng trước những hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như trên Biển Đông nói chung?
Quan sát hành động cũng như nghe các lời phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, người ta không thể không nghĩ là họ không hề nhận ra dã tâm của Trung Quốc. Điều đó quả rất đáng ngạc nhiên. Tôi không thể nghĩ ra một lời giải thích nào thật thoả đáng. Họ mê muội đến vậy sao? Hay họ bị mua chuộc? Hay, một cách lạc quan và tích cực hơn, có thể nêu giả thuyết: Họ biết rõ nhưng phải giả vờ không biết vì một toan tính chiến lược nào đó, ví dụ, với hy vọng Trung Quốc sẽ “thức tỉnh” hay các biện pháp thương thảo qua con đường ngoại giao sẽ có kết quả tốt đẹp để Việt Nam vẫn giữ được chủ quyền trên Biển Đông mà không phải đối đầu về quân sự? Tuy nhiên, hy vọng này chỉ là một ảo tưởng: Trung Quốc vẫn khẳng định đi khẳng định lại việc làm bá chủ trên Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” mà họ sẽ không bao giờ nhân nhượng.
Vậy nguyên nhân thực sự là sao? Việt Nam chỉ muốn kết hợp “hợp tác và đấu tranh” như lời Nguyễn Tấn Dũng nói? Nhưng “đấu tranh” trong cái thế vẫn duy trì hợp tác là đấu tranh như thế nào? Đâu là giới hạn của việc hợp tác? Cho đến nay, không có ai trong giới lãnh đạo trả lời câu hỏi ấy cả. Về phương diện tuyên truyền, người ta vẫn cố tô hồng viễn ảnh hợp tác qua các châm ngôn “4 tốt” và “16 chữ vàng” và làm ngơ trước các hành động xâm lấn của Trung Quốc. Người ta cố làm ra vẻ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tốt đẹp và sẽ tốt đẹp mãi.
Nhưng đó chỉ là một sự lừa dối hoặc tự lừa dối. Cần phải nói rõ: Trong tình hình hiện nay, Trung Quốc là một kẻ thù, hoặc nhẹ nhàng hơn, một đối thủ.
Việc công bố ấy có thể làm cho quan hệ giữa hai nước trở thành căng thẳng hơn. Nhưng để né tránh sự căng thẳng ấy bằng cách im lặng hoặc tự lừa dối, các nguy hiểm sẽ lớn hơn.
Nguy hiểm đầu tiên là nó làm dân chúng và cán bộ các cấp mất cảnh giác trước các thủ đoạn xâm lấn của Trung Quốc. Điều này đã từng xảy ra nhiều lần rồi. Một số vụ từng làm ồn ào dư luận như việc để mặc cho Trung Quốc tha hồ tuyên truyền trên trang mạng của Bộ Thương mại Việt Nam, việc để cho nhiều người Trung Quốc vào làm ăn ở những khu vực được xem là bí mật quốc phòng quanh cảng Cam Ranh hay việc cho Trung Quốc thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn, ở những vị trí có ý nghĩa chiến lược cao. Đó là những sự kiện được báo chí phanh phui. Không ai có thể biết hết những gì Trung Quốc đã và đang làm ở Việt Nam.
Một nguy hiểm khác là, qua việc im lặng ấy, Việt Nam gửi một tín hiệu sai đến các quốc gia khác trên thế giới. Điều hầu như ai cũng đã rõ: Việt Nam không thể tự mình đối đầu với Trung Quốc. Thế Việt Nam quá yếu. Mọi toan tính tự vệ của Việt Nam chỉ trở thành khả thi chỉ với một điều kiện: sự giúp đỡ từ bên ngoài. Nhưng không ai có thể giúp đỡ Việt Nam khi họ không biết Việt Nam nghĩ gì và muốn làm gì. Không có sự hiểu biết ấy không thể có sự liên minh mật thiết được.
Nhưng nguy hiểm nhất là điều này: sự im lặng ấy làm cho chính quyền trở thành mục tiêu phê phán và chống đối của dân chúng. Lâu nay, dưới mắt nhiều người, giới lãnh đạo bị xem là những kẻ hoặc quá nhu nhược hoặc bị Trung Quốc mua chuộc để nhường nhịn hết yêu sách này đến yêu sách khác của Trung Quốc. Rất nhiều người thậm chí còn cho giới lãnh đạo là những kẻ bán nước, hoặc ít nhất, bán Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Biển Đông nói chung cho Trung Quốc. Không mấy ai còn tin vào quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của chính quyền. Mất đi sự tin tưởng ấy cũng đồng nghĩa với việc mấy đi sức mạnh chính đáng của sự lãnh đạo.
Tiếp tục im lặng và bất chấp ba nguy cơ trên, chính quyền Việt Nam đang tự cô lập mình, tự cách ly mình với dân chúng và với cộng đồng quốc tế. Đó là một quyết định dại dột.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tháng Tư mãi là nỗi buồn!
Cao Huy Huân
(Nguồn: VOA)
Bước sang Tháng Tư, không khí của những ngày định mệnh lịch sử bắt đầu rộ khắp các tuyến đường, con phố, bờ sông. Năm nay đặc biệt hơn
vì đây là cột mốc lần thứ 40. Bởi lẽ, những cột mốc ý nghĩa luôn nhắc người ta nhìn lại quãng đường chúng ta đã đi suốt mấy chục năm ròng.

Ði trên đường phố Sài Gòn luôn phải đối mặt với khói bụi và nạn kẹt xe. (Hình: Getty Images)
Sài Gòn những năm 1975, vốn mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Ðông,” từng là giấc mơ của Lý Quang Diệu những ngày đầu thành lập Singapore. Bốn mươi năm sau, các khẩu hiệu treo đầy đường phố nêu cao thông điệp về một Sài Gòn đầy thành tích. Kẻ đứng trên những con số tăng trưởng kinh tế “đầy tranh cãi” sau 40 năm cười “ngặt nghẽo.” Tôi chưa bao giờ phủ nhận một Sài Gòn mở rộng sau 40 năm - nay trở thành trung tâm kinh tế của cả nước, thu hút đầu tư mạnh từ trong và ngoài nước với chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hay các dự án viện trợ chính thức (ODA) khiến nhiều nước khác phải ganh tỵ. Tốc độ phát triển chóng mặt của những con số phát triển GDP Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung luôn khiến giới quan sát, ngay như các vị lãnh đạo cấp bộ trưởng, cũng phải giật mình. Nhưng xin thưa! nếu “gói ghém” thành tích của Sài Gòn, có lẽ cũng chỉ dừng ở chữ “tiềm năng.” Trong khi hàng tá vấn đề cho đến nay, Sài Gòn vẫn loay hoay, bế tắc, và sẽ còn tiếp tục loay hoay, bế tắc, nếu chính quyền vẫn cứ hoạt động một cách luộm thuộm như nhiều năm qua họ vẫn làm.
Trước hết hãy bàn về kết cấu hạ tầng, đô thị - điều khiến mấy chục triệu dân cứ mãi phàn nàn, rồi lại phàn nàn một cách vô vọng. Bốn mươi năm các vị mở rộng Sài Gòn cả về chiều rộng địa lý lẫn về chiều sâu kinh tế-xã hội. Các áp lực dân số, chênh lệch giàu nghèo, môi trường, tệ nạn xã hội, sức ép hạ tầng cơ sở, văn hóa đô thị... là không thể tránh khỏi. Ðể rồi người dân Sài Gòn - vốn đã “già trước khi giàu” - nay phải quẩn quanh bên một “thành phố ao làng” với hàng loạt các hệ lụy nhức nhối: ngập nước ngày càng nặng; ô nhiễm (khói, bụi, tiếng ồn, nguồn nước) ngày càng trầm trọng hơn; văn hóa tiểu nông, lúa nước lũ lượt kéo nhau vào Sài Gòn, trong khi cái mà các vị lãnh đạo gọi là “văn minh thành phố” lại chính là việc bê-tông hóa các tuyến đường vốn được cây xanh bao phủ, là hầm vượt sông tốn kém nghìn tỷ đồng vốn có thể được thay thế bằng nhiều cây cầu khang trang hơn, là các đề xuất dự án “ăn trước-chặn sau” theo kiểu nhóm lợi ích, ví như học sinh tiểu học phải trang bị máy tính bảng khi đến trường. Ðể rồi bọn trẻ, dù nhiều gia đình khó khăn cũng phải vét tiền của lo cho con “sang nước ngoài tỵ nạn giáo dục.” Nhà ổ chuột cho dân ở, trong khi nhà cao ốc thì chỉ biết để chuột “định cư” do hệ quả bong bóng bất động sản vỡ...
Mỗi thế hệ lãnh đạo Mỹ, EU, Nhật Bản hay Singapore đều để lại dấu ấn bằng những công trình tầm cỡ phục vụ lợi ích của dân. Tổng Thống Mỹ Barack Obama với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân (dù bị phe nhà giàu tranh cãi), Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe với cải cách kinh tế Abenomics vực dậy Nhật Bản, đặc biệt sau thảm họa kép 2011. Hay như Lý Quang Diệu với gần 50 năm xây dựng một đảo quốc Singapore bị Malaysia “bỏ rơi” trở thành con rồng Châu Á. Trong khi Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung, các vị nhận không biết bao nhiêu vốn ODA đổ vào đầu tư hạ tầng, ưu tiên phát triển cơ sở vật chất phục vụ đời sống hiện đại hóa, để rồi số công trình hạ tầng phục vụ lợi ích cho dân đạt chuẩn quốc tế chỉ nằm trên đầu ngón tay bởi sự đục khoét bằng đủ các kiểu tham nhũng: lót tay, hối lộ, bôi trơn, lại quả. Các nhóm lợi ích thì xem vốn ODA vẫn là thứ tiền phải “giải ngân cho kịp” để “ăn,” trong khi dân phải mang tiếng “xin,” chấp nhận những “cảnh cáo” từ phía đối tác mà mới nhất là Nhật Bản, rằng “còn tham nhũng sẽ cắt tiền ODA.”
Thứ hai, không khỏi xót xa khi nhìn vào các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành công nghiệp ưu tiên. Trong tầm nhìn chiến lược phát triển công nghiệp từ nay đến năm 2020, Sài Gòn đã xác định ba ngành mũi nhọn của công nghiệp bao gồm: i) Cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tàu, thiết bị toàn bộ, máy công nghiệp, cơ điện tử); ii) Thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; iii) Sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số).
Phải khẳng định đây đúng là “ba mũi nhọn” quan trọng, không chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia khác như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản cũng từng trải qua. Nhưng sau 40 năm giải phóng thì nay là lúc ai cũng hốt hoảng khi chúng ta chỉ còn 5 năm để đạt ba mục tiêu mũi nhọn trên. Nhưng xin thưa, 5 năm là một con số “viển vông và không tưởng” khi hiện tại Sài Gòn đang đứng sau vạch số 0. Nghĩ làm gì đến công nghệ cao siêu khi ngay cả con ốc vít, hay các phụ kiện nhỏ nhất phục vụ ngành công nghiệp lắp ráp, cho đến nay gần như Việt Nam đều phải nhập khẩu. Khái niệm “công nghiệp phụ trợ” - ngành công nghiệp cơ bản của mọi ngành công nghiệp đã được đưa ra thảo luận và đầu tư - ra đời từ hơn chục năm trước ở Việt Nam, nhưng các vị lãnh đạo vẫn để nó giậm chân tại chỗ, mệt mỏi, thoi thóp và rồi chết đứng, nhường chỗ cho hàng hóa tiểu ngạch, chính ngạch của Bắc Kinh.
Xin phép được hỏi các vị “bao nhiêu doanh nghiệp phụ trợ mới có thể làm ra một chiếc xe hơi?” Xin thưa! Trên dưới 200 doanh nghiệp con “trợ sức” từng chi tiết máy mới có một chiếc ô tô mà các vị lãnh đạo ngồi mỗi ngày đến công sở. Cho nên có vị nào dám cam đoan sau 5 năm nữa, khi rào cản thuế quan phải hạ xuống dưới bước chân của gã khổng lồ WTO hay các thể chế mậu dịch tự do tương tự, một chiếc ô tô “lắp ráp in Vietnam” có thể sống trước ô tô ngoại nhập? Báo chí mấy hôm nay đưa tin “ô tô Việt Nam vẫn loay hoay lắp ráp để... chờ chết,” chứ Sài Gòn đừng bàn đến công nghiệp công nghệ cao - chỉ tổ khiến dân chờ, đợi, mỏi mòn và thất vọng.
Trong khi đó, bảy ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển của Sài Gòn là: dệt may, da giày, nhựa, chế biến nông lâm thủy sản, khai thác chế biến nhôm, thép, hóa chất cũng đã và đang hấp hối. Xưa nay, không ít các vị lãnh đạo vẫn cứ sống trong mớ bong bóng “rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu,” cho rằng Sài Gòn có nhân công giá rẻ, gần các khu tài nguyên. Ðể rồi khi công nghệ cao ngoại nhập khỏa lấp đi sức lực của đôi bàn tay không chỏng chơ, chai sượng của những người dân nghèo khốn khổ, thì các doanh nghiệp nội địa bắt đầu xếp hàng phá sản, đá bể toàn bộ chén cơm của hàng trăm nghìn người thất nghiệp. Hãy nhìn các doanh nghiệp nội địa ngành dệt may, mía đường, sữa,... liên tục “than trời trách đất” trong những năm qua trước áp lực của các doanh nghiệp ngoại đến từ Lào, Campuchia sẽ thấy chúng ta đang yếu đến cỡ nào.
Cuối cùng, xin hãy thẳng thắn nói về môi trường đầu tư. Chỉ chưa đầy một tháng, Việt Nam nhận liên tiếp ba sự kiện “choáng váng.” Một là, Nhật Bản tuyên bố “cắt viện trợ ODA nếu có thêm bất kỳ một dự án tham nhũng nào tại Việt Nam. Hai là, tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) bị điều tra tham nhũng, hối lộ nhà thầu Việt Nam trong các dự án cao tốc giai đoạn 2009-2012. Ba là, Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) tuyên bố cấm hoạt động trong vòng một năm đối với Tập đoàn Louis Berger Group (LBG, Mỹ) vì dính líu đến các hành vi hối lộ trong hai dự án do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ tại Việt Nam. Công ty mẹ của LBG cũng bị hạn chế quyền đấu thầu đối với các dự án của Ngân Hàng Thế Giới vì không quản lý được các hoạt động “chung chi, hối lộ quan chức” mà LBG đã thực hiện trong hai dự án: Giao Thông Nông Thôn 3, và Ðầu Tư Ưu Tiên Cơ Sở Hạ Tầng Ðà Nẵng do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ. Tất nhiên, không ai điểm mặt chỉ tên Sài Gòn, nhưng những vấn nạn tương tự: thủ tục kinh doanh, đầu tư rườm rà, phức tạp mở đường cho các nghi thức “lót tay,” hay “lại quả.” Ðó là chưa kể đến các vụ bê bối về tham nhũng, lừa đảo trong hệ thống ngân hàng; hối lộ trong hệ thống cảnh sát giao thông... Tất cả làm giảm đáng kể tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Sài Gòn.
Một Sài Gòn mà hàng triệu dân mơ ước bất kể phải nếm mật nằm gai trong suốt 40 năm qua phải theo đuổi tám mục tiêu: i) Hệ thống cung cấp nước và vệ sinh môi trường (Water supply and sanitation); ii) Giao thông vận tải (Traffic and transport); iii) Năng lượng (Energy); iv) Chức năng đô thị (Urban functions); v) Kiến trúc (Architecture); vi) Quản lý chất thải (Waste Management); vii) Quy hoạch cảnh quan (Landscape Planning); viii) Hợp tác giữa khối nhà nước và khối tư nhân (Public and private stakeholders).
Nhưng rồi trước mắt họ, con đường từ nhà đến nơi làm việc đang đối diện quá nhiều rủi ro từ hệ lụy tích tụ suốt 40 năm: Ðó là một con đường đầy khói bụi, lô cốt dựng khắp nơi, dây điện chằng chịt, nước ngập úng với lượng rác thải khổng lồ. Thỉnh thoảng lại gặp vài ba anh cảnh sát giao thông “nghiêm khắc” rất thích bắt lỗi đèn xi-nhan, lấn tuyến dù con đường nhỏ hẹp và biển báo đánh đố người dân - những kẻ ngoài việc đóng thuế nuôi quan chức phải tự nguyện trả thêm ít tiền “lót tay” nếu không muốn bị “vạch ví” giữa đường. Và cũng trên con đường ấy, những chiếc xe hơi sang trọng, vẫn âm thầm và lạnh lùng lướt qua những mảnh đời cơ cực phải lam lũ đội nắng trên đầu, lội mưa tới bụng và trong hai hốc mắt sâu hoắm vẫn mong chờ bữa ăn chiều có đủ cháo, rau.
Vậy đấy, chẳng biết sau những ngày tiệc tùng mừng 40 năm chiến thắng, có vị quan chức nào giật mình thốt lên “đã 40 năm rồi cơ đấy” khi thấy tại quảng trường độc lập vẫn còn không ít kẻ lang thang nhặt lấy từng chiếc lọ, cái lon để bán kiếm tiền mà quên mất “ngày độc lập phải vui lên.”
Cao Huy Huân
(Nguồn: VOA)
Bước sang Tháng Tư, không khí của những ngày định mệnh lịch sử bắt đầu rộ khắp các tuyến đường, con phố, bờ sông. Năm nay đặc biệt hơn
vì đây là cột mốc lần thứ 40. Bởi lẽ, những cột mốc ý nghĩa luôn nhắc người ta nhìn lại quãng đường chúng ta đã đi suốt mấy chục năm ròng.

Ði trên đường phố Sài Gòn luôn phải đối mặt với khói bụi và nạn kẹt xe. (Hình: Getty Images)
Sài Gòn những năm 1975, vốn mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Ðông,” từng là giấc mơ của Lý Quang Diệu những ngày đầu thành lập Singapore. Bốn mươi năm sau, các khẩu hiệu treo đầy đường phố nêu cao thông điệp về một Sài Gòn đầy thành tích. Kẻ đứng trên những con số tăng trưởng kinh tế “đầy tranh cãi” sau 40 năm cười “ngặt nghẽo.” Tôi chưa bao giờ phủ nhận một Sài Gòn mở rộng sau 40 năm - nay trở thành trung tâm kinh tế của cả nước, thu hút đầu tư mạnh từ trong và ngoài nước với chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hay các dự án viện trợ chính thức (ODA) khiến nhiều nước khác phải ganh tỵ. Tốc độ phát triển chóng mặt của những con số phát triển GDP Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung luôn khiến giới quan sát, ngay như các vị lãnh đạo cấp bộ trưởng, cũng phải giật mình. Nhưng xin thưa! nếu “gói ghém” thành tích của Sài Gòn, có lẽ cũng chỉ dừng ở chữ “tiềm năng.” Trong khi hàng tá vấn đề cho đến nay, Sài Gòn vẫn loay hoay, bế tắc, và sẽ còn tiếp tục loay hoay, bế tắc, nếu chính quyền vẫn cứ hoạt động một cách luộm thuộm như nhiều năm qua họ vẫn làm.
Trước hết hãy bàn về kết cấu hạ tầng, đô thị - điều khiến mấy chục triệu dân cứ mãi phàn nàn, rồi lại phàn nàn một cách vô vọng. Bốn mươi năm các vị mở rộng Sài Gòn cả về chiều rộng địa lý lẫn về chiều sâu kinh tế-xã hội. Các áp lực dân số, chênh lệch giàu nghèo, môi trường, tệ nạn xã hội, sức ép hạ tầng cơ sở, văn hóa đô thị... là không thể tránh khỏi. Ðể rồi người dân Sài Gòn - vốn đã “già trước khi giàu” - nay phải quẩn quanh bên một “thành phố ao làng” với hàng loạt các hệ lụy nhức nhối: ngập nước ngày càng nặng; ô nhiễm (khói, bụi, tiếng ồn, nguồn nước) ngày càng trầm trọng hơn; văn hóa tiểu nông, lúa nước lũ lượt kéo nhau vào Sài Gòn, trong khi cái mà các vị lãnh đạo gọi là “văn minh thành phố” lại chính là việc bê-tông hóa các tuyến đường vốn được cây xanh bao phủ, là hầm vượt sông tốn kém nghìn tỷ đồng vốn có thể được thay thế bằng nhiều cây cầu khang trang hơn, là các đề xuất dự án “ăn trước-chặn sau” theo kiểu nhóm lợi ích, ví như học sinh tiểu học phải trang bị máy tính bảng khi đến trường. Ðể rồi bọn trẻ, dù nhiều gia đình khó khăn cũng phải vét tiền của lo cho con “sang nước ngoài tỵ nạn giáo dục.” Nhà ổ chuột cho dân ở, trong khi nhà cao ốc thì chỉ biết để chuột “định cư” do hệ quả bong bóng bất động sản vỡ...
Mỗi thế hệ lãnh đạo Mỹ, EU, Nhật Bản hay Singapore đều để lại dấu ấn bằng những công trình tầm cỡ phục vụ lợi ích của dân. Tổng Thống Mỹ Barack Obama với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân (dù bị phe nhà giàu tranh cãi), Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe với cải cách kinh tế Abenomics vực dậy Nhật Bản, đặc biệt sau thảm họa kép 2011. Hay như Lý Quang Diệu với gần 50 năm xây dựng một đảo quốc Singapore bị Malaysia “bỏ rơi” trở thành con rồng Châu Á. Trong khi Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung, các vị nhận không biết bao nhiêu vốn ODA đổ vào đầu tư hạ tầng, ưu tiên phát triển cơ sở vật chất phục vụ đời sống hiện đại hóa, để rồi số công trình hạ tầng phục vụ lợi ích cho dân đạt chuẩn quốc tế chỉ nằm trên đầu ngón tay bởi sự đục khoét bằng đủ các kiểu tham nhũng: lót tay, hối lộ, bôi trơn, lại quả. Các nhóm lợi ích thì xem vốn ODA vẫn là thứ tiền phải “giải ngân cho kịp” để “ăn,” trong khi dân phải mang tiếng “xin,” chấp nhận những “cảnh cáo” từ phía đối tác mà mới nhất là Nhật Bản, rằng “còn tham nhũng sẽ cắt tiền ODA.”
Thứ hai, không khỏi xót xa khi nhìn vào các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành công nghiệp ưu tiên. Trong tầm nhìn chiến lược phát triển công nghiệp từ nay đến năm 2020, Sài Gòn đã xác định ba ngành mũi nhọn của công nghiệp bao gồm: i) Cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tàu, thiết bị toàn bộ, máy công nghiệp, cơ điện tử); ii) Thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; iii) Sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số).
Phải khẳng định đây đúng là “ba mũi nhọn” quan trọng, không chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia khác như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản cũng từng trải qua. Nhưng sau 40 năm giải phóng thì nay là lúc ai cũng hốt hoảng khi chúng ta chỉ còn 5 năm để đạt ba mục tiêu mũi nhọn trên. Nhưng xin thưa, 5 năm là một con số “viển vông và không tưởng” khi hiện tại Sài Gòn đang đứng sau vạch số 0. Nghĩ làm gì đến công nghệ cao siêu khi ngay cả con ốc vít, hay các phụ kiện nhỏ nhất phục vụ ngành công nghiệp lắp ráp, cho đến nay gần như Việt Nam đều phải nhập khẩu. Khái niệm “công nghiệp phụ trợ” - ngành công nghiệp cơ bản của mọi ngành công nghiệp đã được đưa ra thảo luận và đầu tư - ra đời từ hơn chục năm trước ở Việt Nam, nhưng các vị lãnh đạo vẫn để nó giậm chân tại chỗ, mệt mỏi, thoi thóp và rồi chết đứng, nhường chỗ cho hàng hóa tiểu ngạch, chính ngạch của Bắc Kinh.
Xin phép được hỏi các vị “bao nhiêu doanh nghiệp phụ trợ mới có thể làm ra một chiếc xe hơi?” Xin thưa! Trên dưới 200 doanh nghiệp con “trợ sức” từng chi tiết máy mới có một chiếc ô tô mà các vị lãnh đạo ngồi mỗi ngày đến công sở. Cho nên có vị nào dám cam đoan sau 5 năm nữa, khi rào cản thuế quan phải hạ xuống dưới bước chân của gã khổng lồ WTO hay các thể chế mậu dịch tự do tương tự, một chiếc ô tô “lắp ráp in Vietnam” có thể sống trước ô tô ngoại nhập? Báo chí mấy hôm nay đưa tin “ô tô Việt Nam vẫn loay hoay lắp ráp để... chờ chết,” chứ Sài Gòn đừng bàn đến công nghiệp công nghệ cao - chỉ tổ khiến dân chờ, đợi, mỏi mòn và thất vọng.
Trong khi đó, bảy ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển của Sài Gòn là: dệt may, da giày, nhựa, chế biến nông lâm thủy sản, khai thác chế biến nhôm, thép, hóa chất cũng đã và đang hấp hối. Xưa nay, không ít các vị lãnh đạo vẫn cứ sống trong mớ bong bóng “rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu,” cho rằng Sài Gòn có nhân công giá rẻ, gần các khu tài nguyên. Ðể rồi khi công nghệ cao ngoại nhập khỏa lấp đi sức lực của đôi bàn tay không chỏng chơ, chai sượng của những người dân nghèo khốn khổ, thì các doanh nghiệp nội địa bắt đầu xếp hàng phá sản, đá bể toàn bộ chén cơm của hàng trăm nghìn người thất nghiệp. Hãy nhìn các doanh nghiệp nội địa ngành dệt may, mía đường, sữa,... liên tục “than trời trách đất” trong những năm qua trước áp lực của các doanh nghiệp ngoại đến từ Lào, Campuchia sẽ thấy chúng ta đang yếu đến cỡ nào.
Cuối cùng, xin hãy thẳng thắn nói về môi trường đầu tư. Chỉ chưa đầy một tháng, Việt Nam nhận liên tiếp ba sự kiện “choáng váng.” Một là, Nhật Bản tuyên bố “cắt viện trợ ODA nếu có thêm bất kỳ một dự án tham nhũng nào tại Việt Nam. Hai là, tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) bị điều tra tham nhũng, hối lộ nhà thầu Việt Nam trong các dự án cao tốc giai đoạn 2009-2012. Ba là, Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) tuyên bố cấm hoạt động trong vòng một năm đối với Tập đoàn Louis Berger Group (LBG, Mỹ) vì dính líu đến các hành vi hối lộ trong hai dự án do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ tại Việt Nam. Công ty mẹ của LBG cũng bị hạn chế quyền đấu thầu đối với các dự án của Ngân Hàng Thế Giới vì không quản lý được các hoạt động “chung chi, hối lộ quan chức” mà LBG đã thực hiện trong hai dự án: Giao Thông Nông Thôn 3, và Ðầu Tư Ưu Tiên Cơ Sở Hạ Tầng Ðà Nẵng do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ. Tất nhiên, không ai điểm mặt chỉ tên Sài Gòn, nhưng những vấn nạn tương tự: thủ tục kinh doanh, đầu tư rườm rà, phức tạp mở đường cho các nghi thức “lót tay,” hay “lại quả.” Ðó là chưa kể đến các vụ bê bối về tham nhũng, lừa đảo trong hệ thống ngân hàng; hối lộ trong hệ thống cảnh sát giao thông... Tất cả làm giảm đáng kể tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Sài Gòn.
Một Sài Gòn mà hàng triệu dân mơ ước bất kể phải nếm mật nằm gai trong suốt 40 năm qua phải theo đuổi tám mục tiêu: i) Hệ thống cung cấp nước và vệ sinh môi trường (Water supply and sanitation); ii) Giao thông vận tải (Traffic and transport); iii) Năng lượng (Energy); iv) Chức năng đô thị (Urban functions); v) Kiến trúc (Architecture); vi) Quản lý chất thải (Waste Management); vii) Quy hoạch cảnh quan (Landscape Planning); viii) Hợp tác giữa khối nhà nước và khối tư nhân (Public and private stakeholders).
Nhưng rồi trước mắt họ, con đường từ nhà đến nơi làm việc đang đối diện quá nhiều rủi ro từ hệ lụy tích tụ suốt 40 năm: Ðó là một con đường đầy khói bụi, lô cốt dựng khắp nơi, dây điện chằng chịt, nước ngập úng với lượng rác thải khổng lồ. Thỉnh thoảng lại gặp vài ba anh cảnh sát giao thông “nghiêm khắc” rất thích bắt lỗi đèn xi-nhan, lấn tuyến dù con đường nhỏ hẹp và biển báo đánh đố người dân - những kẻ ngoài việc đóng thuế nuôi quan chức phải tự nguyện trả thêm ít tiền “lót tay” nếu không muốn bị “vạch ví” giữa đường. Và cũng trên con đường ấy, những chiếc xe hơi sang trọng, vẫn âm thầm và lạnh lùng lướt qua những mảnh đời cơ cực phải lam lũ đội nắng trên đầu, lội mưa tới bụng và trong hai hốc mắt sâu hoắm vẫn mong chờ bữa ăn chiều có đủ cháo, rau.
Vậy đấy, chẳng biết sau những ngày tiệc tùng mừng 40 năm chiến thắng, có vị quan chức nào giật mình thốt lên “đã 40 năm rồi cơ đấy” khi thấy tại quảng trường độc lập vẫn còn không ít kẻ lang thang nhặt lấy từng chiếc lọ, cái lon để bán kiếm tiền mà quên mất “ngày độc lập phải vui lên.”
Bên thắng cuộc
Nguyễn Ngọc Ngạn
Trong đợt lưu diễn văn nghệ đầu năm nay ở vài thành phố bên Mỹ, trùng hợp có một tờ tạp chí và một đài phát thanh hỏi tôi cùng một câu: Nhìn lại 4 thập niên vừa qua, 1975-2015, sự kiện gì đối với chú là quan trọng nhất?
Câu này dễ trả lời! Thế giới biến đổi từng ngày, biết bao nhiêu chuyện xảy ra. Nhưng riêng đối với tôi thì biến cố lớn nhất trong 40 năm qua là sự tan rã của Liên Xô và hệ thống cộng sản toàn cầu. Nó mở ra một kỷ nguyên hòa bình mới, kết thúc chiến tranh lạnh, giảm thiểu tối đa các vũ khí chiến lược, tiết kiệm bao nhiêu tiền của và xương máu mà nhân loại đã đổ ra từ ngày có phong trào cộng sản. Cần hình dung lại hàng triệu người đã chết thảm ở Siberia thời Stalin, trong cải cách ruộng đất và cách mạng văn hóa thời Mao Trạch Đông, rồi cải cách ruộng đất và sửa sai thời Hồ Chí Minh trên đất Bắc, cũng như đánh tư sản và tù cải tạo tại miền Nam sau 1975. Chưa kể chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Kiểm điểm lại những đau thương ngút trời gần một thế kỷ vừa qua, người ta mới thấy hết được niềm hạnh phúc khi đế quốc cộng sản sụp đổ, mà sự sụp đổ ấy không do tác động trực tiếp của thế giới tự do, mà do chính nội bộ của đảng viên và của quần chúng các nước xã hội chủ nghĩa dấy lên. Theo tôi, đó là sự kiện vĩ đại nhất của nhân loại trong 4 thập niên vừa qua!
Hà Nội 1973
Từ ngày ra hải ngoại, tôi vẫn mang trong đầu một điều tiếc nuối: Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia cuối cùng trên thế giới bị lọt vào tay Cộng Sản. Giả như đồng minh Hoa Kỳ không bỏ cuộc giữa đường, Miền Nam Việt Nam chỉ cần cầm cự thêm vài năm nữa, chắc chắn tình hình đã đổi khác.
Đến khi cộng sản toàn cầu sụp đổ, tôi lại cho rằng, sự sụp đổ ấy bắt nguồn sâu xa từ chiến tranh Việt Nam. Tôi tin như thế, nhưng dè dặt không dám viết ra vì sợ có người sẽ bảo là tôi chủ quan. Mãi đến khoảng năm 2005, tôi tình cờ đọc được cuốn sách của một tác giả người Mỹ, tôi mới cảm thấy an lòng và hết sức vui mừng vì có người đồng ý với suy nghĩ của tôi.
Tiếc là giờ này tôi không có cuốn sách ấy trong tay, vì hôm đó trong khi chờ chuyến bay ở phi trường, tôi tạt vào tiệm bách hóa Hudson News tính mua đại một tờ tạp chí nào đó để lên máy bay xem cho qua thì giờ, thì thấy có cuốn sách viết về Vietnam War nên vội lấy xuống. Tôi mới chỉ đọc được 2 trang của phần mở đầu thì chuyến bay thông báo boarding mà người xếp hạng ở quầy tính tiền đông quá, tôi đành bỏ lại cuốn sách trên kệ.
Ngồi trên phi cơ, tôi nhớ lại lập luận của tác giả cho rằng: Chiến tranh Việt Nam là cuộc chạy đua võ trang, hay đúng hơn là cuộc chạy đua tiêu tiền, giữa hai khối tư bản và cộng sản. Cuộc chạy đua ấy tuy kết thúc dở dang vì Hoa Kỳ bỏ cuộc, nhưng cũng đủ để làm khối cộng sản kiệt quệ về tài chánh, không vực dậy nổi, dẫn đến sự sụp đổ 15 năm sau!
Điều này tôi tin là đúng. Hồi mới sang Canada, năm 1979, tôi đọc một bài viết trong tờ Financial, nói rằng: Chiến tranh Việt Nam đã làm đồng dollar Mỹ mất giá và gây nên tình trạng lạm phát nặng nề. Lúc ấy tôi nghĩ: Mỹ giàu như thế mà còn điêu đứng vì chiến tranh Việt Nam, thì huống chi các nước cộng sản vốn quanh năm èo uột về kinh tế!
Quả thực đúng như vậy! Trong chiến tranh, người dân các nước Cộng Sản tạm quên cái đói khổ. Nhưng hết chiến tranh rồi, cái sai của chế độ và cái yếu của lãnh đạo tất nhiên phải lộ ra, không thể nào che đậy được. Lấy lý do gì để giải thích với nhân dân, sau bao nhiêu năm nhịn ăn cung ứng cho chiến trường, rồi bây giờ lại càng đói khổ hơn khi hòa bình trở lại!
Từ những “bức xúc” thực tế ấy, lãnh đạo Cộng Sản bất đắc dĩ phải đưa ra khẩu hiệu “đổi mới”, khởi đầu ngay tại Liên Xô từ năm 1985. Nói “bất đắc dĩ” là bởi vì trong thế giới Cộng Sản, bất cứ ai đề xuất một ý tưởng khác với những giáo điều cứng rắn của Đảng thì lập tức bị gán cho cái tội “xét lại” hoặc “phản Đảng” và thường đưa đến hậu quả thân tàn ma dại. Điều này chắc chắn ai cũng đã biết qua kinh nghiệm mấy chục năm cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đọc Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, Đèn Cù của Trần Đĩnh, Bên Thắng Cuộc của Huy Đức v.v… chúng ta đã thấy được phần nào những thanh trừng nội bộ rất cay đắng của Đảng Cộng Sản qua những vụ án mà họ gọi là “xét lại”, chẳng hạn như vụ Hoàng Minh Chính. Hoàng Minh Chính là một đảng viên kỳ cựu, hoạt động cùng thời với anh em Lê Đức Thọ. Năm 1945 ở Hà Nội, nhạc sĩ Văn Cao tham gia Việt Minh, công tác trong đội ám sát. Chính Hoàng Minh Chính đã đưa súng cho Văn Cao đi giết những đảng viên Quốc Dân Đảng bị Việt Minh vu cho tội thân Nhật. Hơn 30 năm sau, Hoàng Minh Chính mới tỉnh ngộ, nhìn thấy nhu cầu phải cải tổ để cứu đất nước. Nhưng ý kiến của ông đụng vào những bức tường bảo thủ kiên cố nên ông bị truy bức, kéo theo bao nhiêu người khác mà phe bảo thủ muốn nhân dịp này tiêu diệt.
Kim Ngọc, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, thấy nông dân làm hợp tác xã không có hiệu quả vì cha chung không ai khóc, cơm nhà chúa múa tối ngày, cứ rềnh rang vác cuốc ra đồng đủ 8 tiếng rồi về, thu hoạch không năm nào đủ chỉ tiêu. Ông mới nghĩ ra sáng kiến là cho nông dân làm khoán. Làm nhiều ngày hay ít, chăm hay lười, không cần biết, miễn là nộp đủ số thóc quy định! Sáng kiến này tuy thực tế và có lợi cho Nhà Nước nhưng bị coi là đi lạc đường nên bí thư tỉnh ủy bị kỷ luật và cách chức! Bí thư tỉnh ủy tất nhiên phải là một ủy viên trung ương Đảng, thế mà còn bị trừng phạt vì một sáng kiến cá nhân, huống chi người dân thường, ai dám phát biểu ý kiến!
Vậy mà sau 10 năm kết thúc chiến tranh, giữa lúc phe bảo thủ còn đang thống trị toàn Đảng, thì Trường Chinh đã phải công khai hô hào đổi mới. Ai cũng biết Trường Chinh là lãnh tụ cộng sản kỳ cựu bên cạnh Hồ Chí Minh, một lý thuyết gia tiền phong của Đảng và là người chỉ đạo cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu tại Miền Bắc, giết hại biết bao nhiêu nông dân cũng như đảng viên. Nói cách khác, Trường Chinh vẫn được coi là một thành trì kiên cố nhất của Đảng. Thế mà chính Trường Chinh phải thay đổi lập trường thì đủ biết hoàn cảnh Việt Nam sau chiến tranh thê lương như thế nào! Trần Bạch Đằng viết trong bài “Dám Rẽ Ngoặt Trong Tư Duy” như sau:
“Mùa Thu năm 1985, thành quả của bao nhiêu năm chắt chiu của nước ta bỗng chốc sụp đổ qua sai lầm trong điều chỉnh giá cả và đổi tiền. Thế là toàn Đảng toàn dân “khởi đầu bằng sự khởi đầu”! Bác Trường Chinh tìm lối thoát trong cảnh cực kỳ rối ren… Bác kiên trì sự nghiệp đổi mới, đổi mới triệt để và toàn diện… Bác dũng cảm điều chỉnh lại tư tưởng của mình…”!
Nói “dũng cảm” bởi vì khi đề xuất ý kiến đổi mới tức là đụng chạm mạnh đến những vùng đất cấm kinh niên của Đảng, những nhân sự suốt đời cố chấp mà chỉ có người tầm cỡ như Trường Chinh, lúc ấy ngoài 70, mới dám lên tiếng!
Sau khi Trường Chinh mất, Trần Bạch Đằng viết:
“Thưa anh Năm Trường Chinh! Tiễn anh, chúng tôi ân hận vô cùng: Không đổi mới nhanh như anh ao ước!… Tôi tin, nếu quả còn cuộc sống ở thế giới khác sau khi người ta chết, thì những nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất, cũng sẽ mở rộng vòng tay đón Bác Năm Trường Chinh…”.
Ý nói: Cuối đời Trường Chinh đã thấy cái sai của mình, xin các oan hồn bị đấu tố trước đây, nếu gặp lại Trường Chinh ở thế giới bên kia, hãy tha cho Trường Chinh, đừng xúm lại hỏi tội!
(Ghi chú: Trần Bạch Đằng nguyên là Bí thư Khu Ủy Sài Gòn – Gia Định. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Trần Bạch Đằng và Võ Văn Kiệt là tư lệnh tiền phương, chỉ huy lực lượng Việt cộng đánh vào nội thành Sài Gòn).
“Đổi mới” thật ra là một bản tuyên ngôn đầu hàng tư bản! Bởi vì: Cốt lõi của Cộng Sản là kinh tế chỉ huy, là mậu dịch quốc doanh, là kiểm tra hộ khẩu, là hợp tác xã, là mỗi tháng xếp hàng lĩnh 16 ký gạo! Một khi đã chuyển sang cơ chế thị trường tức là đã chào thua thế giới tự do rồi!
Kiệt quệ về kinh tế đã đành, người Cộng Sản còn mất hết niềm tin vào những lý tưởng mà họ được dạy dỗ trước đây.
Lùi lại hồi đầu thế kỷ thứ 20, phong trào Cộng Sản là một cái gì mới mẻ, hấp dẫn rất nhiều người trí thức ở thành thị. Nó hấp dẫn bởi về mặt lý thuyết, nó đề cao lý tưởng công bằng xã hội, xóa bỏ bất công bằng đấu tranh giai cấp. Lúc ấy, quả thực tư bản còn quá nhiều khuyết điểm, chủ nhân bóc lột công nhân, công đoàn chưa thành hình, chế độ lao động hà khắc, không được luật lao động bảo vệ. Ở nông thôn thì phong kiến áp bức đến tận cùng. Do thực tế ấy, người ta dễ dàng bị lôi cuốn theo Cộng Sản dù chưa hiểu CS là gì. Đã thế, cộng sản lại ra đời đúng lúc phong trào giải phóng các dân tộc bị trị lên cao trên toàn cầu, nhất là sau Đệ nhị Thế chiến. Cộng Sản khôn khéo đem chiêu bài chống ngoại xâm để lôi kéo quần chúng, điển hình là biết bao nhiêu người đã theo Hồ Chí Minh, đâu phải vì thích Cộng Sản mà vì muốn đứng vào hàng ngũ đánh Pháp. Đến khi Cộng Sản thắng rồi thì đã quá muộn, họ không rút chân được nữa!
Thế giới tư bản thì càng ngày tự điều chỉnh để trở nên hoàn thiện, trong khi cộng sản dừng chân tại chỗ, hết chiến tranh là lộ ra hết khuyết điểm. Khi Liên Xô và Trung Cộng công khai thù nghịch nhau, khi Việt Cộng xâm lăng Miên Cộng (Khờ-Me Đỏ), khi Trung Cộng dạy cho Việt Cộng một bài học vào đầu năm 1979 – nghĩa là gà cùng một mẹ mà chém giết nhau không nương tay – thì cái lý tưởng “thế giới đại đồng” và “chung sống hòa bình” giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em còn ý nghĩa gì nữa! Cứ nhìn Trung Cộng, người ta thấy ngay cái tình hữu nghị môi hở răng lạnh của hai nước Cộng Sản nó cay đắng như thế nào! Lời dạy của Đảng trở thành trò hề, làm thất vọng tất cả những ai từng tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin. Ý nghĩ giã từ chủ nghĩa xã hội vì vậy càng ngày càng lan rộng trong đầu nhiều đảng viên, chỉ chờ cơ hội là bùng phát!
Từ khi các nước Đông Âu và nhất là Liên Xô sụp đổ, thế giới không còn ai nhắc đến Cộng Sản nữa. (Chắc chỉ còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ nhau mà thôi!). Hai chữ “Cộng Sản” chỉ còn là một tì vết của lịch sử, đã lùi hẳn vào trong dĩ vãng, không còn là mối bận tâm cho nhân loại. Nó đã trở thành chuyện cổ tích, người bỏ Đảng mỗi ngày một đông. Trước mắt thế giới, kẻ thù mới bây giờ là Terrorist, là ISIS, là những nhóm quá khích không nhân tính, chứ kẻ thù cũ là Cộng Sản giờ này là hết hẳn đất đứng.
Dĩ nhiên cũng còn vài nước vẫn bám lấy danh hiệu Cộng Sản nhưng thật ra họ không còn mang chất cộng sản như xưa. Họ bám chỉ vì quyền lợi của đảng phái, của phe nhóm mà họ phải bảo vệ mà thôi. Bắc Hàn và Cuba thì đói khát quanh năm, không đáng bàn đến. Trung Cộng thì tư bản hóa trước cả Việt Cộng. Cụ thể, ngày nay nếu phải đối phó với Trung Quốc thì hoàn toàn không phải là đối phó với một nước cộng sản mà là một đế quốc có chủ trương bá quyền.
Việt Nam cũng thế! Giờ này người ta chống Việt Nam không phải là chống một nước cộng sản mà là chống một chính quyền độc tài, độc đảng, chà đạp nhân quyền giống như nhiều nước độc tài khác trên thế giới.
Trong chế độ Cộng Sản đích thực, chỉ cần có vài mẫu ruộng đã ra pháp trường đấu tố, chỉ cần làm chủ một cửa tiệm hạng trung đã bị đánh tư sản, hoặc vào tù hoặc đi vùng kinh tế mới, chứ làm gì có những cán bộ đảng viên sở hữu những dinh thự nguy nga và ôm hàng tỉ hàng triệu dollars như hiện nay ở Việt Nam! Các cấp lãnh đạo Trung Quốc cũng thế! Có những quan chức phải dành riêng ra hẳn một căn nhà mới đủ chỗ chứa vàng và tiền mặt thì cộng sản ở điểm nào!
Nói tóm lại, trên thế giới ngày nay không còn nước nào áp dụng lý thuyết Cộng Sản đúng nghĩa. Tất cả đều đã đầu hàng tư bản, chạy theo tư bản, nhưng gắng gượng nên câu khẩu hiệu: “Áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa!” Họ ngượng ngùng nói thế khi chính họ cũng biết rõ rằng chủ nghĩa xã hội không bao giờ có cơ chế thị trường! Tư bản thúc đẩy sản xuất và cải thiện sản phẩm bằng tự do cạnh tranh! Cộng Sản thúc đẩy sản xuất bằng tuyên truyền, bằng chỉ thị và bằng giấy biểu dương! Khác nhau như nước với lửa, không thể kết hợp được. Cho nên, như tôi đã nói ở trên, người cộng sản một khi đã áp dụng cơ chế thị trường tức là đã bỏ cuộc, là giã từ hẳn chủ nghĩa của mình rồi! Chỉ cần để ý một chút, chúng ta thấy ngay ngày nay họ không còn tự hào khoe khoang về lý tưởng của họ như thuở trước. Những câu khẩu hiệu một thời họ hãnh diện nêu cao như “Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân”, hoặc “Chủ nghĩa xã hội là đỉnh cao trí tuệ loài người” giờ này chính họ đã lặng lẽ xóa đi. Hai chữ “vô sản” là đặc trưng của chế độ, ngày nay cũng đã biến mất! Đấu tranh giai cấp để tiến đến công bằng xã hội thì không thể áp dụng được nữa bởi giai cấp giàu nhất bây giờ gồm toàn đảng viên! Chả nhẽ họ tự đấu tố chính mình! Chẳng những thế, trong nước đang có dư luận một ngày gần đây Đảng Cộng Sản sẽ đổi tên, bỏ hẳn hai chữ “Cộng Sản” đã lỗi thời vì quá nhiều khuyết điểm! Nhưng dù có đổi tên mà vẫn duy trì lề lối cũ, vẫn độc tài và thường xuyên vi phạm Hiến Chương Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc thì thế giới vẫn tiếp tục lên án và người dân vẫn tiếp tục đấu tranh. Bởi mục tiêu tối hậu không phải chỉ là xóa đi hai chữ Cộng Sản, mà là kiến tạo một quốc gia tự do, dân chủ và phú cường, để Việt Nam có thể hãnh diện đứng ngang tầm với các nước văn minh trên thế giới.
Tổng kết lại, nhìn lại 4 thập niên vừa qua, nếu chỉ chú ý đến cái mốc kết thúc chiến tranh năm 1975 ở Việt Nam, thì người ta gọi Miền Bắc là “bên thắng cuộc”. Nhưng nếu mở tầm mắt rộng hơn, nhìn sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản toàn cầu do chiến tranh Việt Nam gián tiếp gây nên, thì thế giới tự do mới đích thực là “bên thắng cuộc”!
Nguyễn Ngọc Ngạn
Tháng 4/2015
Nguyễn Ngọc Ngạn
Trong đợt lưu diễn văn nghệ đầu năm nay ở vài thành phố bên Mỹ, trùng hợp có một tờ tạp chí và một đài phát thanh hỏi tôi cùng một câu: Nhìn lại 4 thập niên vừa qua, 1975-2015, sự kiện gì đối với chú là quan trọng nhất?
Câu này dễ trả lời! Thế giới biến đổi từng ngày, biết bao nhiêu chuyện xảy ra. Nhưng riêng đối với tôi thì biến cố lớn nhất trong 40 năm qua là sự tan rã của Liên Xô và hệ thống cộng sản toàn cầu. Nó mở ra một kỷ nguyên hòa bình mới, kết thúc chiến tranh lạnh, giảm thiểu tối đa các vũ khí chiến lược, tiết kiệm bao nhiêu tiền của và xương máu mà nhân loại đã đổ ra từ ngày có phong trào cộng sản. Cần hình dung lại hàng triệu người đã chết thảm ở Siberia thời Stalin, trong cải cách ruộng đất và cách mạng văn hóa thời Mao Trạch Đông, rồi cải cách ruộng đất và sửa sai thời Hồ Chí Minh trên đất Bắc, cũng như đánh tư sản và tù cải tạo tại miền Nam sau 1975. Chưa kể chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Kiểm điểm lại những đau thương ngút trời gần một thế kỷ vừa qua, người ta mới thấy hết được niềm hạnh phúc khi đế quốc cộng sản sụp đổ, mà sự sụp đổ ấy không do tác động trực tiếp của thế giới tự do, mà do chính nội bộ của đảng viên và của quần chúng các nước xã hội chủ nghĩa dấy lên. Theo tôi, đó là sự kiện vĩ đại nhất của nhân loại trong 4 thập niên vừa qua!
Hà Nội 1973
Từ ngày ra hải ngoại, tôi vẫn mang trong đầu một điều tiếc nuối: Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia cuối cùng trên thế giới bị lọt vào tay Cộng Sản. Giả như đồng minh Hoa Kỳ không bỏ cuộc giữa đường, Miền Nam Việt Nam chỉ cần cầm cự thêm vài năm nữa, chắc chắn tình hình đã đổi khác.
Đến khi cộng sản toàn cầu sụp đổ, tôi lại cho rằng, sự sụp đổ ấy bắt nguồn sâu xa từ chiến tranh Việt Nam. Tôi tin như thế, nhưng dè dặt không dám viết ra vì sợ có người sẽ bảo là tôi chủ quan. Mãi đến khoảng năm 2005, tôi tình cờ đọc được cuốn sách của một tác giả người Mỹ, tôi mới cảm thấy an lòng và hết sức vui mừng vì có người đồng ý với suy nghĩ của tôi.
Tiếc là giờ này tôi không có cuốn sách ấy trong tay, vì hôm đó trong khi chờ chuyến bay ở phi trường, tôi tạt vào tiệm bách hóa Hudson News tính mua đại một tờ tạp chí nào đó để lên máy bay xem cho qua thì giờ, thì thấy có cuốn sách viết về Vietnam War nên vội lấy xuống. Tôi mới chỉ đọc được 2 trang của phần mở đầu thì chuyến bay thông báo boarding mà người xếp hạng ở quầy tính tiền đông quá, tôi đành bỏ lại cuốn sách trên kệ.
Ngồi trên phi cơ, tôi nhớ lại lập luận của tác giả cho rằng: Chiến tranh Việt Nam là cuộc chạy đua võ trang, hay đúng hơn là cuộc chạy đua tiêu tiền, giữa hai khối tư bản và cộng sản. Cuộc chạy đua ấy tuy kết thúc dở dang vì Hoa Kỳ bỏ cuộc, nhưng cũng đủ để làm khối cộng sản kiệt quệ về tài chánh, không vực dậy nổi, dẫn đến sự sụp đổ 15 năm sau!
Điều này tôi tin là đúng. Hồi mới sang Canada, năm 1979, tôi đọc một bài viết trong tờ Financial, nói rằng: Chiến tranh Việt Nam đã làm đồng dollar Mỹ mất giá và gây nên tình trạng lạm phát nặng nề. Lúc ấy tôi nghĩ: Mỹ giàu như thế mà còn điêu đứng vì chiến tranh Việt Nam, thì huống chi các nước cộng sản vốn quanh năm èo uột về kinh tế!
Quả thực đúng như vậy! Trong chiến tranh, người dân các nước Cộng Sản tạm quên cái đói khổ. Nhưng hết chiến tranh rồi, cái sai của chế độ và cái yếu của lãnh đạo tất nhiên phải lộ ra, không thể nào che đậy được. Lấy lý do gì để giải thích với nhân dân, sau bao nhiêu năm nhịn ăn cung ứng cho chiến trường, rồi bây giờ lại càng đói khổ hơn khi hòa bình trở lại!
Từ những “bức xúc” thực tế ấy, lãnh đạo Cộng Sản bất đắc dĩ phải đưa ra khẩu hiệu “đổi mới”, khởi đầu ngay tại Liên Xô từ năm 1985. Nói “bất đắc dĩ” là bởi vì trong thế giới Cộng Sản, bất cứ ai đề xuất một ý tưởng khác với những giáo điều cứng rắn của Đảng thì lập tức bị gán cho cái tội “xét lại” hoặc “phản Đảng” và thường đưa đến hậu quả thân tàn ma dại. Điều này chắc chắn ai cũng đã biết qua kinh nghiệm mấy chục năm cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đọc Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, Đèn Cù của Trần Đĩnh, Bên Thắng Cuộc của Huy Đức v.v… chúng ta đã thấy được phần nào những thanh trừng nội bộ rất cay đắng của Đảng Cộng Sản qua những vụ án mà họ gọi là “xét lại”, chẳng hạn như vụ Hoàng Minh Chính. Hoàng Minh Chính là một đảng viên kỳ cựu, hoạt động cùng thời với anh em Lê Đức Thọ. Năm 1945 ở Hà Nội, nhạc sĩ Văn Cao tham gia Việt Minh, công tác trong đội ám sát. Chính Hoàng Minh Chính đã đưa súng cho Văn Cao đi giết những đảng viên Quốc Dân Đảng bị Việt Minh vu cho tội thân Nhật. Hơn 30 năm sau, Hoàng Minh Chính mới tỉnh ngộ, nhìn thấy nhu cầu phải cải tổ để cứu đất nước. Nhưng ý kiến của ông đụng vào những bức tường bảo thủ kiên cố nên ông bị truy bức, kéo theo bao nhiêu người khác mà phe bảo thủ muốn nhân dịp này tiêu diệt.
Kim Ngọc, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, thấy nông dân làm hợp tác xã không có hiệu quả vì cha chung không ai khóc, cơm nhà chúa múa tối ngày, cứ rềnh rang vác cuốc ra đồng đủ 8 tiếng rồi về, thu hoạch không năm nào đủ chỉ tiêu. Ông mới nghĩ ra sáng kiến là cho nông dân làm khoán. Làm nhiều ngày hay ít, chăm hay lười, không cần biết, miễn là nộp đủ số thóc quy định! Sáng kiến này tuy thực tế và có lợi cho Nhà Nước nhưng bị coi là đi lạc đường nên bí thư tỉnh ủy bị kỷ luật và cách chức! Bí thư tỉnh ủy tất nhiên phải là một ủy viên trung ương Đảng, thế mà còn bị trừng phạt vì một sáng kiến cá nhân, huống chi người dân thường, ai dám phát biểu ý kiến!
Vậy mà sau 10 năm kết thúc chiến tranh, giữa lúc phe bảo thủ còn đang thống trị toàn Đảng, thì Trường Chinh đã phải công khai hô hào đổi mới. Ai cũng biết Trường Chinh là lãnh tụ cộng sản kỳ cựu bên cạnh Hồ Chí Minh, một lý thuyết gia tiền phong của Đảng và là người chỉ đạo cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu tại Miền Bắc, giết hại biết bao nhiêu nông dân cũng như đảng viên. Nói cách khác, Trường Chinh vẫn được coi là một thành trì kiên cố nhất của Đảng. Thế mà chính Trường Chinh phải thay đổi lập trường thì đủ biết hoàn cảnh Việt Nam sau chiến tranh thê lương như thế nào! Trần Bạch Đằng viết trong bài “Dám Rẽ Ngoặt Trong Tư Duy” như sau:
“Mùa Thu năm 1985, thành quả của bao nhiêu năm chắt chiu của nước ta bỗng chốc sụp đổ qua sai lầm trong điều chỉnh giá cả và đổi tiền. Thế là toàn Đảng toàn dân “khởi đầu bằng sự khởi đầu”! Bác Trường Chinh tìm lối thoát trong cảnh cực kỳ rối ren… Bác kiên trì sự nghiệp đổi mới, đổi mới triệt để và toàn diện… Bác dũng cảm điều chỉnh lại tư tưởng của mình…”!
Nói “dũng cảm” bởi vì khi đề xuất ý kiến đổi mới tức là đụng chạm mạnh đến những vùng đất cấm kinh niên của Đảng, những nhân sự suốt đời cố chấp mà chỉ có người tầm cỡ như Trường Chinh, lúc ấy ngoài 70, mới dám lên tiếng!
Sau khi Trường Chinh mất, Trần Bạch Đằng viết:
“Thưa anh Năm Trường Chinh! Tiễn anh, chúng tôi ân hận vô cùng: Không đổi mới nhanh như anh ao ước!… Tôi tin, nếu quả còn cuộc sống ở thế giới khác sau khi người ta chết, thì những nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất, cũng sẽ mở rộng vòng tay đón Bác Năm Trường Chinh…”.
Ý nói: Cuối đời Trường Chinh đã thấy cái sai của mình, xin các oan hồn bị đấu tố trước đây, nếu gặp lại Trường Chinh ở thế giới bên kia, hãy tha cho Trường Chinh, đừng xúm lại hỏi tội!
(Ghi chú: Trần Bạch Đằng nguyên là Bí thư Khu Ủy Sài Gòn – Gia Định. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Trần Bạch Đằng và Võ Văn Kiệt là tư lệnh tiền phương, chỉ huy lực lượng Việt cộng đánh vào nội thành Sài Gòn).
“Đổi mới” thật ra là một bản tuyên ngôn đầu hàng tư bản! Bởi vì: Cốt lõi của Cộng Sản là kinh tế chỉ huy, là mậu dịch quốc doanh, là kiểm tra hộ khẩu, là hợp tác xã, là mỗi tháng xếp hàng lĩnh 16 ký gạo! Một khi đã chuyển sang cơ chế thị trường tức là đã chào thua thế giới tự do rồi!
Kiệt quệ về kinh tế đã đành, người Cộng Sản còn mất hết niềm tin vào những lý tưởng mà họ được dạy dỗ trước đây.
Lùi lại hồi đầu thế kỷ thứ 20, phong trào Cộng Sản là một cái gì mới mẻ, hấp dẫn rất nhiều người trí thức ở thành thị. Nó hấp dẫn bởi về mặt lý thuyết, nó đề cao lý tưởng công bằng xã hội, xóa bỏ bất công bằng đấu tranh giai cấp. Lúc ấy, quả thực tư bản còn quá nhiều khuyết điểm, chủ nhân bóc lột công nhân, công đoàn chưa thành hình, chế độ lao động hà khắc, không được luật lao động bảo vệ. Ở nông thôn thì phong kiến áp bức đến tận cùng. Do thực tế ấy, người ta dễ dàng bị lôi cuốn theo Cộng Sản dù chưa hiểu CS là gì. Đã thế, cộng sản lại ra đời đúng lúc phong trào giải phóng các dân tộc bị trị lên cao trên toàn cầu, nhất là sau Đệ nhị Thế chiến. Cộng Sản khôn khéo đem chiêu bài chống ngoại xâm để lôi kéo quần chúng, điển hình là biết bao nhiêu người đã theo Hồ Chí Minh, đâu phải vì thích Cộng Sản mà vì muốn đứng vào hàng ngũ đánh Pháp. Đến khi Cộng Sản thắng rồi thì đã quá muộn, họ không rút chân được nữa!
Thế giới tư bản thì càng ngày tự điều chỉnh để trở nên hoàn thiện, trong khi cộng sản dừng chân tại chỗ, hết chiến tranh là lộ ra hết khuyết điểm. Khi Liên Xô và Trung Cộng công khai thù nghịch nhau, khi Việt Cộng xâm lăng Miên Cộng (Khờ-Me Đỏ), khi Trung Cộng dạy cho Việt Cộng một bài học vào đầu năm 1979 – nghĩa là gà cùng một mẹ mà chém giết nhau không nương tay – thì cái lý tưởng “thế giới đại đồng” và “chung sống hòa bình” giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em còn ý nghĩa gì nữa! Cứ nhìn Trung Cộng, người ta thấy ngay cái tình hữu nghị môi hở răng lạnh của hai nước Cộng Sản nó cay đắng như thế nào! Lời dạy của Đảng trở thành trò hề, làm thất vọng tất cả những ai từng tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin. Ý nghĩ giã từ chủ nghĩa xã hội vì vậy càng ngày càng lan rộng trong đầu nhiều đảng viên, chỉ chờ cơ hội là bùng phát!
Từ khi các nước Đông Âu và nhất là Liên Xô sụp đổ, thế giới không còn ai nhắc đến Cộng Sản nữa. (Chắc chỉ còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ nhau mà thôi!). Hai chữ “Cộng Sản” chỉ còn là một tì vết của lịch sử, đã lùi hẳn vào trong dĩ vãng, không còn là mối bận tâm cho nhân loại. Nó đã trở thành chuyện cổ tích, người bỏ Đảng mỗi ngày một đông. Trước mắt thế giới, kẻ thù mới bây giờ là Terrorist, là ISIS, là những nhóm quá khích không nhân tính, chứ kẻ thù cũ là Cộng Sản giờ này là hết hẳn đất đứng.
Dĩ nhiên cũng còn vài nước vẫn bám lấy danh hiệu Cộng Sản nhưng thật ra họ không còn mang chất cộng sản như xưa. Họ bám chỉ vì quyền lợi của đảng phái, của phe nhóm mà họ phải bảo vệ mà thôi. Bắc Hàn và Cuba thì đói khát quanh năm, không đáng bàn đến. Trung Cộng thì tư bản hóa trước cả Việt Cộng. Cụ thể, ngày nay nếu phải đối phó với Trung Quốc thì hoàn toàn không phải là đối phó với một nước cộng sản mà là một đế quốc có chủ trương bá quyền.
Việt Nam cũng thế! Giờ này người ta chống Việt Nam không phải là chống một nước cộng sản mà là chống một chính quyền độc tài, độc đảng, chà đạp nhân quyền giống như nhiều nước độc tài khác trên thế giới.
Trong chế độ Cộng Sản đích thực, chỉ cần có vài mẫu ruộng đã ra pháp trường đấu tố, chỉ cần làm chủ một cửa tiệm hạng trung đã bị đánh tư sản, hoặc vào tù hoặc đi vùng kinh tế mới, chứ làm gì có những cán bộ đảng viên sở hữu những dinh thự nguy nga và ôm hàng tỉ hàng triệu dollars như hiện nay ở Việt Nam! Các cấp lãnh đạo Trung Quốc cũng thế! Có những quan chức phải dành riêng ra hẳn một căn nhà mới đủ chỗ chứa vàng và tiền mặt thì cộng sản ở điểm nào!
Nói tóm lại, trên thế giới ngày nay không còn nước nào áp dụng lý thuyết Cộng Sản đúng nghĩa. Tất cả đều đã đầu hàng tư bản, chạy theo tư bản, nhưng gắng gượng nên câu khẩu hiệu: “Áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa!” Họ ngượng ngùng nói thế khi chính họ cũng biết rõ rằng chủ nghĩa xã hội không bao giờ có cơ chế thị trường! Tư bản thúc đẩy sản xuất và cải thiện sản phẩm bằng tự do cạnh tranh! Cộng Sản thúc đẩy sản xuất bằng tuyên truyền, bằng chỉ thị và bằng giấy biểu dương! Khác nhau như nước với lửa, không thể kết hợp được. Cho nên, như tôi đã nói ở trên, người cộng sản một khi đã áp dụng cơ chế thị trường tức là đã bỏ cuộc, là giã từ hẳn chủ nghĩa của mình rồi! Chỉ cần để ý một chút, chúng ta thấy ngay ngày nay họ không còn tự hào khoe khoang về lý tưởng của họ như thuở trước. Những câu khẩu hiệu một thời họ hãnh diện nêu cao như “Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân”, hoặc “Chủ nghĩa xã hội là đỉnh cao trí tuệ loài người” giờ này chính họ đã lặng lẽ xóa đi. Hai chữ “vô sản” là đặc trưng của chế độ, ngày nay cũng đã biến mất! Đấu tranh giai cấp để tiến đến công bằng xã hội thì không thể áp dụng được nữa bởi giai cấp giàu nhất bây giờ gồm toàn đảng viên! Chả nhẽ họ tự đấu tố chính mình! Chẳng những thế, trong nước đang có dư luận một ngày gần đây Đảng Cộng Sản sẽ đổi tên, bỏ hẳn hai chữ “Cộng Sản” đã lỗi thời vì quá nhiều khuyết điểm! Nhưng dù có đổi tên mà vẫn duy trì lề lối cũ, vẫn độc tài và thường xuyên vi phạm Hiến Chương Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc thì thế giới vẫn tiếp tục lên án và người dân vẫn tiếp tục đấu tranh. Bởi mục tiêu tối hậu không phải chỉ là xóa đi hai chữ Cộng Sản, mà là kiến tạo một quốc gia tự do, dân chủ và phú cường, để Việt Nam có thể hãnh diện đứng ngang tầm với các nước văn minh trên thế giới.
Tổng kết lại, nhìn lại 4 thập niên vừa qua, nếu chỉ chú ý đến cái mốc kết thúc chiến tranh năm 1975 ở Việt Nam, thì người ta gọi Miền Bắc là “bên thắng cuộc”. Nhưng nếu mở tầm mắt rộng hơn, nhìn sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản toàn cầu do chiến tranh Việt Nam gián tiếp gây nên, thì thế giới tự do mới đích thực là “bên thắng cuộc”!
Nguyễn Ngọc Ngạn
Tháng 4/2015
Nguyễn Tấn Dũng không thể học Machiavelli
Ngô Nhân Dụng Các lãnh tụ Cộng Sản rất giỏi trong nghề nói dối, và họ đã thành công trong việc đánh lừa dân nhiều lần. Chẳng hạn, năm 1945 Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương; mục đích là đánh lừa các tướng Tàu, đánh lừa các đảng phái quốc gia, và đánh lừa dân chúng cả nước Việt Nam. Bề ngoài, Đảng Cộng Sản không còn nữa, đến năm 1950 mới tái sinh dưới tên mới là Đảng Lao Động.
Nhưng từ 1945 tới 1950 Đảng Cộng Sản Đông Dương vẫn hoạt động, vẫn kết nạp đảng viên và thủ tiêu những người bất đồng ý kiến. Năm 1947 và 48, Hồ Chí Minh vẫn nhân danh đảng gửi thư cho Mao Trạch Đông. Một cuộc triển lãm năm 2007 tại Hà Nội còn trưng bày những điện văn Hồ gửi cho Mao mà Trung Cộng còn lưu giữ. Trong các thư này Hồ nhân danh “Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Đông Dương gửi Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Trung Quốc” (nguyên văn bản dịch chính thức). Bức thư ngày 18 tháng 4 năm 1947 viết, “Từ nay về sau tôi sẽ thường xuyên thông báo những tin tức và tình hình kháng chiến chống Pháp của Việt Nam và chính sách của đảng và chính phủ trong kháng chiến. Hy vọng các đồng chí có thể thường xuyên đề xuất ý kiến và góp ý.” Bức thư ngày 20 tháng 2 năm 1948 gửi lời mời, “Chúng tôi quyết định triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc của đảng vào tháng 8, 1948. Hy vọng quý đảng chuẩn bị cử đại biểu đến dự đại hội để cung cấp cho chúng tôi kinh nghiệm cách mạng của các đồng chí, đồng thời hy vọng thông báo giúp bốn đảng anh em Liên Xô, Nhật Bản, Miến Điện, Ấn Độ cử đại biểu tham gia. Đường đến có hai tuyến, hoặc là từ Hương Cảng đến Châu Nam rồi tới Việt Nam, hoặc đến Xiêm La.”
Sau năm 1954, văn kiện Đảng Cộng Sản công khai thú nhận rằng việc tuyên bố giải tán đảng chỉ là một thủ đoạn đánh lừa. Nhưng lúc đó dân Việt đã chui vào rọ của đảng rồi, không ai dám hỏi tội lừa bịp cả.
Đảng Cộng Sản chuyên dối trá. Và đã thành công! Cho nên, nửa thế kỷ sau đám con cháu vẫn tiếp tục thói man trá. Khi lên làm thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ tấn công tham nhũng, còn to miệng thề thốt rằng nếu không diệt được tham nhũng sẽ từ chức. Để bắt đầu, Nguyễn Tấn Dũng thu tất cả các xí nghiệp quốc doanh vào trong tay mình. Rồi thành lập các doanh nghiệp nhà nước lớn, bổ nhiệm tay chân cầm đầu, như Vinashin, Vinalines. Được mấy năm, những vụ tham nhũng hàng tỷ Mỹ kim tại các doanh nghiệp này bị đổ bể. Khi bị hạch, Nguyễn Tấn Dũng trâng tráo chối biến trách nhiệm của mình: Tôi làm thủ tướng là do Đảng (Cộng Sản) bảo tôi làm, Đảng trao phó nhiệm vụ tôi phải nhận. Tức là mất mấy tỷ đô la nhưng không thằng nào con nào có tội hết!
Đảng viên Cộng Sản chuyên môn nói dối không phải vì cha mẹ họ dạy con như vậy, nhưng vì họ đã được đảng dạy. Họ vào đảng để “tranh đấu.” Đảng Cộng Sản ra đời để “đấu tranh giai cấp.” Mà trong các cuộc đấu tranh thì nói dối là việc bình thường: “Binh bất yếm trá.” Cho nên trước khi có chiến tranh Cộng Sản đã gài gián điệp khắp nơi rồi, gián điệp là đỉnh cao của nghề lừa bịp, được tuyên dương về tài lừa thầy phản bạn cũng không tự thấy thẹn thùng. Họ gọi nghề dối trá bằng cái tên “thủ đoạn chính trị.”
Các nhà chính trị phương Tây, dù Cộng Sản hay tư bản, đều biện minh cho thủ đoạn dối trá trong chính trị bằng những lý luận của Machiavelli. Nguyễn Tấn Dũng nghĩ rằng trong mười năm mọi người sẽ quên hết, không ai còn nhớ những lời cam kết chống tham nhũng nữa. Năm thế kỷ trước đây, Niccolo Machiavelli (1469-1527) viết cuốn Quân Vương (Il Principe) đã dạy rằng dân chúng như trẻ con, chúng rất mau quên. Hơn nữa, trong chương 18, Machiavelli nhắc lại điển tích đời xưa Achilles và các nhà lãnh tụ khác đều được các con Centaur Chiron nuôi dưỡng, con vật thần thoại này đầu người mình ngựa. Ông nói thẳng rằng các quân vương phải biết hành động theo lối “nửa người nửa thú,” cả hai không bỏ cái nào được.
Nhưng làm học trò của Niccolo Machiavelli không dễ. Nguyễn Tấn Dũng không thể cứ tiếp tục đóng vai “nửa người nửa thú.” Vì Il Principe không chỉ khuyên các nhà chính trị nói dối. Một quy tắc của Machiavelli là: Muốn gian dối phải làm cho mọi người tưởng rằng mình là người đáng tin! Thủ đoạn dối trá chỉ có thể thành công trong một số điều kiện, trong đó có phần chủ quan nơi người gian thi hành thủ đoạn. Nhà chính trị trước hết phải làm sao cho người ta tin rằng mình là người thành thật, đáng tin, không bao giờ dối trá.
Cho nên Machiavelli khuyên các lãnh tụ chính trị phải làm sao mọi người thấy mình là một người hiền từ, chung thủy, nhân đạo, chính trực, và có tín ngưỡng. Ông nhấn mạnh, “Điều cần thiết nhất là phải tạo hình ảnh mình là người có đức tính thứ năm,” tức là tín ngưỡng. Vào thế kỷ 16, điều này có nghĩa là các quân vương phải có bề ngoài của một người “ngoan đạo.” Chỉ khi nào nhà chính trị làm cho dân tin rằng mọi hành động của mình đều do một đức tin nhiệt thành chỉ đạo thì lúc đó mới có khả năng làm những việc dối trá. Như câu tục ngữ Ý từ thời đó đã nói, “Alexander nói những điều không làm, Cesare làm những điều không nói,” bởi vì vị giáo hoàng và ông đại đế đã làm cho dân tin tường rằng họ có đủ năm đức tính, trong đó tín ngưỡng quan trọng nhất.
Các lãnh tụ Cộng Sản thời Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh đều áp dụng bài học Machiavelli dạy, và đều thành công trong cuộc đời đóng kịch của họ. Nhưng đến thời nay, đám con cháu của họ không thể dùng các thủ đoạn dối trá nữa. Dù có thể đóng kịch giỏi tạo hình ảnh đã đạt được bốn trong năm năm điều kiện mà Machiavelli khuyên bảo, nhưng điều kiện khó đóng kịch dối nhất là chứng tỏ một niềm tin.
Stalin, Mao, Hồ hay Pol Pot ít nhất cũng trình bày họ với hình ảnh những người nhiệt thành tin tưởng vào một chủ nghĩa. Bây giờ, Chủ Nghĩa Cộng Sản đã chết, không ai có thể chối cãi được. Kẻ nào còn tuyên dương giáo điều Cộng Sản, như Nguyễn Phú Trọng bắt buộc vẫn phải làm, thì chỉ khiến mọi người nhìn mình như một anh không “lú” cũng “khùng.”
Một người chính trị không thể dùng thủ đoạn dối trá nếu không chứng tỏ mình còn tin vào một lý tưởng hay khát vọng nào đó, một niềm tin được nhiều người chia sẻ.
Vladimir Putin vẫn dối gạt dân chúng và đang thành công, vì ông ta không còn dính dáng gì đến chủ nghĩa Cộng Sản nữa. Putin đã “cải đạo,” bây giờ dân Nga nhìn ông như một lãnh tụ cố gắng tái lập địa vị huy hoàng của nước Nga như thời các hoàng đế cũ. Các lãnh tụ Cộng Sản ở Bắc Kinh cũng không còn nói đến chủ nghĩa Mác-Lê Nin cũng như Mao Trạch Đông nữa. Họ thay thế cái áo khoác đó bằng niềm hy vọng vào một đế quốc Đại Hán mới. Còn những lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam thì chưa dám xé bỏ ngọn cờ Mác Xít! Cho nên những thủ đoạn dối trá sẽ không hiệu nghiệm!
Mất cái áo khoác của một chủ nghĩa, các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang chỉ còn lo tranh giành quyền lực với nhau, lộ nguyên hình là những tay hoạt đầu chính trị. Những thủ đoạn chính trị kiểu Machiavelli không thể dùng được nữa. Bọn họ cũng không thể bắt chước Putin hay Tập Cận Bình, tự khoác cho mình những cái áo khoác mới. Vì người dân Việt đã thấy cả tập đoàn lãnh đạo đảng “hèn với giặc, ác với dân” như thế nào.
Ngô Nhân Dụng Các lãnh tụ Cộng Sản rất giỏi trong nghề nói dối, và họ đã thành công trong việc đánh lừa dân nhiều lần. Chẳng hạn, năm 1945 Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương; mục đích là đánh lừa các tướng Tàu, đánh lừa các đảng phái quốc gia, và đánh lừa dân chúng cả nước Việt Nam. Bề ngoài, Đảng Cộng Sản không còn nữa, đến năm 1950 mới tái sinh dưới tên mới là Đảng Lao Động.
Nhưng từ 1945 tới 1950 Đảng Cộng Sản Đông Dương vẫn hoạt động, vẫn kết nạp đảng viên và thủ tiêu những người bất đồng ý kiến. Năm 1947 và 48, Hồ Chí Minh vẫn nhân danh đảng gửi thư cho Mao Trạch Đông. Một cuộc triển lãm năm 2007 tại Hà Nội còn trưng bày những điện văn Hồ gửi cho Mao mà Trung Cộng còn lưu giữ. Trong các thư này Hồ nhân danh “Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Đông Dương gửi Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Trung Quốc” (nguyên văn bản dịch chính thức). Bức thư ngày 18 tháng 4 năm 1947 viết, “Từ nay về sau tôi sẽ thường xuyên thông báo những tin tức và tình hình kháng chiến chống Pháp của Việt Nam và chính sách của đảng và chính phủ trong kháng chiến. Hy vọng các đồng chí có thể thường xuyên đề xuất ý kiến và góp ý.” Bức thư ngày 20 tháng 2 năm 1948 gửi lời mời, “Chúng tôi quyết định triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc của đảng vào tháng 8, 1948. Hy vọng quý đảng chuẩn bị cử đại biểu đến dự đại hội để cung cấp cho chúng tôi kinh nghiệm cách mạng của các đồng chí, đồng thời hy vọng thông báo giúp bốn đảng anh em Liên Xô, Nhật Bản, Miến Điện, Ấn Độ cử đại biểu tham gia. Đường đến có hai tuyến, hoặc là từ Hương Cảng đến Châu Nam rồi tới Việt Nam, hoặc đến Xiêm La.”
Sau năm 1954, văn kiện Đảng Cộng Sản công khai thú nhận rằng việc tuyên bố giải tán đảng chỉ là một thủ đoạn đánh lừa. Nhưng lúc đó dân Việt đã chui vào rọ của đảng rồi, không ai dám hỏi tội lừa bịp cả.
Đảng Cộng Sản chuyên dối trá. Và đã thành công! Cho nên, nửa thế kỷ sau đám con cháu vẫn tiếp tục thói man trá. Khi lên làm thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ tấn công tham nhũng, còn to miệng thề thốt rằng nếu không diệt được tham nhũng sẽ từ chức. Để bắt đầu, Nguyễn Tấn Dũng thu tất cả các xí nghiệp quốc doanh vào trong tay mình. Rồi thành lập các doanh nghiệp nhà nước lớn, bổ nhiệm tay chân cầm đầu, như Vinashin, Vinalines. Được mấy năm, những vụ tham nhũng hàng tỷ Mỹ kim tại các doanh nghiệp này bị đổ bể. Khi bị hạch, Nguyễn Tấn Dũng trâng tráo chối biến trách nhiệm của mình: Tôi làm thủ tướng là do Đảng (Cộng Sản) bảo tôi làm, Đảng trao phó nhiệm vụ tôi phải nhận. Tức là mất mấy tỷ đô la nhưng không thằng nào con nào có tội hết!
Đảng viên Cộng Sản chuyên môn nói dối không phải vì cha mẹ họ dạy con như vậy, nhưng vì họ đã được đảng dạy. Họ vào đảng để “tranh đấu.” Đảng Cộng Sản ra đời để “đấu tranh giai cấp.” Mà trong các cuộc đấu tranh thì nói dối là việc bình thường: “Binh bất yếm trá.” Cho nên trước khi có chiến tranh Cộng Sản đã gài gián điệp khắp nơi rồi, gián điệp là đỉnh cao của nghề lừa bịp, được tuyên dương về tài lừa thầy phản bạn cũng không tự thấy thẹn thùng. Họ gọi nghề dối trá bằng cái tên “thủ đoạn chính trị.”
Các nhà chính trị phương Tây, dù Cộng Sản hay tư bản, đều biện minh cho thủ đoạn dối trá trong chính trị bằng những lý luận của Machiavelli. Nguyễn Tấn Dũng nghĩ rằng trong mười năm mọi người sẽ quên hết, không ai còn nhớ những lời cam kết chống tham nhũng nữa. Năm thế kỷ trước đây, Niccolo Machiavelli (1469-1527) viết cuốn Quân Vương (Il Principe) đã dạy rằng dân chúng như trẻ con, chúng rất mau quên. Hơn nữa, trong chương 18, Machiavelli nhắc lại điển tích đời xưa Achilles và các nhà lãnh tụ khác đều được các con Centaur Chiron nuôi dưỡng, con vật thần thoại này đầu người mình ngựa. Ông nói thẳng rằng các quân vương phải biết hành động theo lối “nửa người nửa thú,” cả hai không bỏ cái nào được.
Nhưng làm học trò của Niccolo Machiavelli không dễ. Nguyễn Tấn Dũng không thể cứ tiếp tục đóng vai “nửa người nửa thú.” Vì Il Principe không chỉ khuyên các nhà chính trị nói dối. Một quy tắc của Machiavelli là: Muốn gian dối phải làm cho mọi người tưởng rằng mình là người đáng tin! Thủ đoạn dối trá chỉ có thể thành công trong một số điều kiện, trong đó có phần chủ quan nơi người gian thi hành thủ đoạn. Nhà chính trị trước hết phải làm sao cho người ta tin rằng mình là người thành thật, đáng tin, không bao giờ dối trá.
Cho nên Machiavelli khuyên các lãnh tụ chính trị phải làm sao mọi người thấy mình là một người hiền từ, chung thủy, nhân đạo, chính trực, và có tín ngưỡng. Ông nhấn mạnh, “Điều cần thiết nhất là phải tạo hình ảnh mình là người có đức tính thứ năm,” tức là tín ngưỡng. Vào thế kỷ 16, điều này có nghĩa là các quân vương phải có bề ngoài của một người “ngoan đạo.” Chỉ khi nào nhà chính trị làm cho dân tin rằng mọi hành động của mình đều do một đức tin nhiệt thành chỉ đạo thì lúc đó mới có khả năng làm những việc dối trá. Như câu tục ngữ Ý từ thời đó đã nói, “Alexander nói những điều không làm, Cesare làm những điều không nói,” bởi vì vị giáo hoàng và ông đại đế đã làm cho dân tin tường rằng họ có đủ năm đức tính, trong đó tín ngưỡng quan trọng nhất.
Các lãnh tụ Cộng Sản thời Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh đều áp dụng bài học Machiavelli dạy, và đều thành công trong cuộc đời đóng kịch của họ. Nhưng đến thời nay, đám con cháu của họ không thể dùng các thủ đoạn dối trá nữa. Dù có thể đóng kịch giỏi tạo hình ảnh đã đạt được bốn trong năm năm điều kiện mà Machiavelli khuyên bảo, nhưng điều kiện khó đóng kịch dối nhất là chứng tỏ một niềm tin.
Stalin, Mao, Hồ hay Pol Pot ít nhất cũng trình bày họ với hình ảnh những người nhiệt thành tin tưởng vào một chủ nghĩa. Bây giờ, Chủ Nghĩa Cộng Sản đã chết, không ai có thể chối cãi được. Kẻ nào còn tuyên dương giáo điều Cộng Sản, như Nguyễn Phú Trọng bắt buộc vẫn phải làm, thì chỉ khiến mọi người nhìn mình như một anh không “lú” cũng “khùng.”
Một người chính trị không thể dùng thủ đoạn dối trá nếu không chứng tỏ mình còn tin vào một lý tưởng hay khát vọng nào đó, một niềm tin được nhiều người chia sẻ.
Vladimir Putin vẫn dối gạt dân chúng và đang thành công, vì ông ta không còn dính dáng gì đến chủ nghĩa Cộng Sản nữa. Putin đã “cải đạo,” bây giờ dân Nga nhìn ông như một lãnh tụ cố gắng tái lập địa vị huy hoàng của nước Nga như thời các hoàng đế cũ. Các lãnh tụ Cộng Sản ở Bắc Kinh cũng không còn nói đến chủ nghĩa Mác-Lê Nin cũng như Mao Trạch Đông nữa. Họ thay thế cái áo khoác đó bằng niềm hy vọng vào một đế quốc Đại Hán mới. Còn những lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam thì chưa dám xé bỏ ngọn cờ Mác Xít! Cho nên những thủ đoạn dối trá sẽ không hiệu nghiệm!
Mất cái áo khoác của một chủ nghĩa, các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang chỉ còn lo tranh giành quyền lực với nhau, lộ nguyên hình là những tay hoạt đầu chính trị. Những thủ đoạn chính trị kiểu Machiavelli không thể dùng được nữa. Bọn họ cũng không thể bắt chước Putin hay Tập Cận Bình, tự khoác cho mình những cái áo khoác mới. Vì người dân Việt đã thấy cả tập đoàn lãnh đạo đảng “hèn với giặc, ác với dân” như thế nào.