Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
MatVit
Posts: 854
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Image

HÀ NỘI NÊN TRỒNG CHUỐI

Phạm Lưu Vũ

Tôi rất hoan nghênh sáng kiến của một số bạn khuyên Thủ đô ta nên trồng chuối bởi những lý do rất thuyết phục như sau:

1- Thủ đô là nơi đầu não của cả nước. Mà củ chuối là loại củ duy nhất (cùng với bã đậu) thường có mặt trong hộp sọ các quan chức và các vị truyền giáo thời mạt vận, giúp cho lịch sử và các nhà tư tưởng đời sau có thể căn cứ vào đó mà giải thích mọi hiện tượng chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay...

2- Chuối là loại cây trồng duy nhất mà tự nó đã bao gồm cả 3 loại là rau, củ, quả. Gọi là 3 trong 1. Cụ thể: thân chuối non thái mỏng là 1 loại rau ghém rất tốt cho tiêu hóa; củ chuối thì người giàu có thể nấu với ba ba hoặc rùa là 1 món ăn đặc sản, người nghèo có thể ăn thay cơm... Còn quả chuối thì không những người sống thích ăn, mà cả cõi âm cũng không thể thiếu. Có bàn thờ nào lại thiếu nải chuối hay không?

3- Chuối rất có ích cho quốc phòng. Bởi bẹ chuối, vỏ chuối là một thứ vũ khí lợi hại để bảo vệ Thủ đô trong trường hợp quân Tàu (trước mắt cũng như lâu dài, chỉ có thể là bọn Tàu mà thôi) tấn công. Ta cứ việc quẳng đầy bẹ chuối, vỏ chuối ra đường, tất quân giặc sẽ trượt chân ngã... oành oạch.

3- Chuối sẽ giúp cho nền văn thơ của ta ngày càng phát triển bởi sự lãng mạn của những tàu lá chuối khi khép vào, khi mở ra. Trai gái rải lá chuối làm giường, yêu nhau dưới bóng tàu lá chuối thì không gì thơ mộng bằng. Mấy ai học văn mà không nhớ đoạn Nam Cao tả chuối trong mối tình Chí Phèo, Thị Nở: "những tàu lá chuối đầm đìa ánh trăng, thỉnh thoảng lại giãy lên đành đạch như là hứng tình...".

4- Về mặt thổ nhưỡng, chuối rất phù hợp với một nơi luôn ngập nước bất kỳ như Thủ đô ta, lại ít sâu bệnh, dễ nuôi, dễ trồng.

5- Chuối là biểu tượng của một nền "dân chủ" nhiệm kì mà không phải nhiệm kì. Bởi tuổi thọ tính theo cá thể cây tuy không cao, nhưng tính bằng bụi thì sống rất dai, cây mẹ đẻ cây con, cha truyền con nối, cố thủ địa vị... rất tương tự với xu thế chính trị của ta hiện nay.

Tóm lại, chuối là loại cây trồng tối ưu nhất nên trồng khắp các tuyến phố của Thủ đô thay thế cho mọi loại cây đã lỗi thời khác.

Phạm Lưu Vũ

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image


Người Việt tiếp tục trốn chạy khỏi đất nước bằng mọi giá
Sau 40 năm kể từ ngày CSVN cai trị tòan cõi Việt Nam người dân tiếp tục bỏ xứ ra đi bằng mọi cách vẫn tiếp tục diễn ra


Sau những đợt di tản năm 1975, đến lượt người dân Việt Nam liều mình vượt biên bắt đầu từ cuối thập niên 70. Sau đó là các đợt định cư theo diện H.O. Rồi đến những đợt người đi theo diện bảo lãnh, đòan tụ.

Gần đây hơn là dạng các em du học sinh đi học ở nước ngoài, rồi tìm mọi cách để được ở lại hợp pháp.

Tình trạng những người dân miền Bắc tìm cách trốn ở lại Anh sau khi đi du lịch châu Âu đang diễn ra một cách thầm lặng nhưng đều đặn. Sau đây là một câu chuyện được một thiếu nữ miền Bắc, mới đến được Anh trong tháng 02/2015, kể lại:

- Làm sao em tìm được đường dây qua đây ?

* Bây giờ bên Việt Nam nhiều lắm, rồi bạn bè qua trước thì mình hỏi và họ sẽ chỉ.

- Đi tốn kém bao nhiêu ?

* Có hai giá. Một giá gọi là VIP và một giá gọi là "Cỏ"

- VIP nghĩa là gì ? còn "Cỏ" là gì ?

* VIP thì đắt hơn, sẽ được giàn xếp, chỗ ngủ đàng hoàng. Còn "Cỏ" rẻ hơn nhưng chỗ ngủ không tốt và không được giàn xếp.

- Giá cả thế nào?

* VIP thì USD 34,000 còn "Cỏ" thì USD 20,000

- Chừng nào phải trả tiền ?

* Đi tới nơi là trả ngay.

- Em đi giá VIP và đi ra sao?

* Vâng em đi giá VIP, em đi du lịch, ngồi máy bay tới một nước châu Âu, trước khi sang Pháp, rồi mới trốn qua Anh.

- Vậy em đi du lịch ?

* Dạ vâng !

- Em đi vậy có sợ không? Và không biết tiếng Anh thì sao?

* Em nói được vài câu và trước khi đi người ta hướng dẫn. Em cũng sợ lắm, lúc ngồi máy bay lo sợ vì không biết tới châu Âu làm gì?

- Vậy em vào Châu Âu có bị hỏi gì không? Rồi em tính cuộc hành trình như thế nào?

* Thì người ta đưa em giấy hộ chiếu, rồi dặn em lên máy bay, khi tới châu Âu cứ làm người du lịch. Họ có viết trong tờ giấy dặn em phải làm gì khi ra khỏi sân bay châu Âu.

- Rồi em có bị an ninh và hải quan hỏi gì không? Mà em không biết tiếng thì sao?

* Em nói được vài chữ trước khi đi, rồi tới đó em bập bẹ rồi ra được.

- Sau đó thì sao?

* Em ra khỏi sân bay, trong tờ giấy họ dặn em đón taxi ra ga xe lửa để đi Paris ...

- Em không biết gì hết thì sao?

* Em text về cho người hướng dẫn, họ text vào điện thoại rồi em đưa cho tài xế taxi, họ xem rồi đưa em ra ga.

- Tất cả chi phí taxi và ăn uống em phải trả ?

* Vâng em phải trả hết.

- Tới Paris thì sao?

* Em lại mua vé đi về phía bờ biển, đi phà qua Anh, rồi em đợi và có người đón.

- Tới bờ biển có người đón em sao nữa ?

* Dạ người đón em, vì em trả giá VIP nên có nhà ngủ, nhưng cũng kinh lắm chứ không phải khách sạn. Nhưng ai đi vé "Cỏ" là nằm ngoài biển.

- Rồi sao nữa?

* Khi trả vé VIP thì họ sẽ xếp cho mình lên xe hàng. Họ xếp em vào loại xe y như là xe đưa bưu phẩm, trong đó chia làm hai ngăn. Còn đi vé "Cỏ" thì họ sẽ phá những thùng container mình lén vô trong. Loại này dễ bị bắt hơn.

- Trong thùng xe của em bao nhiêu người ?

* Tới 15 hay 16 người chật lắm anh.

- Trong đó có người Việt không?

* Vài người thôi anh, còn lại là Trung Quốc, Ấn độ và Trung Đông.

- Rồi làm sao họ lái xe lên trên phà được mà em không bị bắt?

* Họ có kinh nghiệm anh, họ đợi cái giờ đổi ca thì lúc đó khám xét không chặt chẽ, có sơ hở thì xe chạy vào giờ đó thì nhóm kiểm tra không dò máy kỹ, nhờ đó xe lên được phà.

- Vậy là em qua tới đây ?

* Dạ có 5 ngày là em tới đây rồi. Nhiều người nói em may lắm, vì không phải ngủ bờ ngủ bụi nhất là không bị cưỡng hiếp. Nếu em được lựa chọn thì em sẽ không đi nước ngoài đâu. Giờ không biết cuộc đời như thế nào? Và đi như thế này khiếp quá.

Đúng là làm người Việt Nam y như những kẻ khốn cùng, từ năm 1975 phải đi, và đến giờ 2015 vẫn còn người phải ra đi… Cô gái vừa trải qua một hành trình gian khổ chỉ im lặng, không nói gì. nhưng ánh mắt cô hiện lên một nỗi buồn khó tả.

Đoàn Hưng

SBTN

http://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/nguo ... i-gia.html

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

PHỤC THÙ
Tác giả: Ái Khanh

Chiếc xe với bảng số Victoria ngưng lại trước văn phòng điạ ốc của Tuấn. Không cần nhìn kỹ, Tuấn cũng hiểu rõ chủ nhân là người lạ tại cái thành phố nhỏ bé này.
Khi người lạ mặt vừa bước xuống xe, Tuấn nói với cô thư ký đang ngồi đọc sách một cách say mê:
- Cô Hoa, có lẽ mình có khách.
Hoa suýt giật mình, bỏ vội quyển sách vào ngăn kéo, lấy một tờ giấy đặt vào máy chữ giả vờ đánh lách cách.
Người lạ, với tờ báo cặp dưới nách, tiến tới trước cửa kiếng đứng nhìn những tấm hình quảng cáo.
Đó là một người đàn ông mập mạp trong bộ đồ lớn lợt màu, mồ hôi lấm tấm trên trán. Ông ta vào khoảng trên dưới năm mươi tuy nhiên tóc vẫn còn dầy và đen nhánh. Khuôn mặt ông ta hồng hào - có lẽ vì nóng - với đôi mắt ti hí lạnh lùng. Rồi ông ta xô cửa bước vào, liếc nhìn cô thư ký đang bận rộn đánh máy trước khi gật đầu chào Tuấn:
- Ông Tuấn?
Tuấn cười thật tươi:
- Dạ! Mời ông ngồi.
Người đàn ông ngồi xuống, giơ tờ báo lên:
- Tôi thấy có mấy căn nhà trong báo coi cũng tàm tạm.
- Dạ, chúng tôi thường đăng những căn nhà tốt với giá rẻ trên báo này với kết quả rất tốt. Dạ thưa quí danh ông là...
- Tôi là Chiến.
Rồi Chiến móc túi lấy khăn tay ra lau mặt:
- Hôm nay trời nóng quá!
Tuấn lắc đầu chắc lưỡi:
- Dạ, hôm nay trời nóng một cách bất thường. Ở đây trời ít khi nóng lắm. Nhiệt độ trung bình chỉ vào khoảng trên dưới 20 độ... Dạ, mời ông hút thuốc.
- Cám ơn ông, tôi không hút. Tôi muốn coi căn nhà ông quảng cáo trong báo.
- Dạ, thưa ông ông muốn coi căn nào?
- Tôi cũng chưa quyết định... Nhưng có một căn nhà cũ ở gần ngoại ô, có lẽ khá yên tĩnh.
- Dạ thưa chắc là căn nhà màu trắng giá $420,000?
- Dạ đúng.
Tuấn lắc đầu:
- Thành thực mà nói với ông, đây là một căn nhà rất đặc biệt. Đáng lẽ chúng tôi không nhận bán nhưng chủ nhân nhất định năn nỉ và còn tự trả tiền quảng cáo nữa, thành ra....
Chiến ngắt lời:
- Căn nhà đó có gì mà ông gọi là đặc biệt.
Tuấn cười gượng:
- Dạ có lẽ tôi dùng chữ đặc biệt không được chính xác lắm. Đúng ra phải nói là căn nhà đó... mắc quá! Có lẽ ông sẽ không chấp nhận cái giá quá cao như vậy đâu!
- Tại sao?
Tuấn lục tìm trong tập hồ sơ, rút một tấm giấy ra đưa cho Chiến:
- Xin ông coi đây thì rõ.
Chiến cầm tờ giấy ghi một vài chi tiết của căn nhà “Nhà fibro 3 phòng ngủ. Phòng khách, phòng ăn, nhà bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh riêng. Đất 12mx32m. Cách ga 5 cây số. Cách trường 8 cây. $420,000”. Bên dưới là ghi chú bằng mực đỏ “Nhà cũ, cần sửa chữa nhiều. Chỉ đáng $250,000”.
Chiến gật gù:
- À thì ra thế! Nhưng tại sao chủ nhân lại đòi cao quá như vậy?
Tuấn nhún vai:
- Có lẽ bà ta tưởng đất của bà là vàng chắc.
Chiến có vẻ ngạc nhiên:
- Chủ nhân là đàn bà? Bà ta ở với ai?
- Từ khi con bà ta chết cách đây khoảng trên ba năm, bà ta ở một mình. Chắc ông không muốn mất thì giờ đâu nhỉ? Ông muốn mua khoảng bao nhiêu, chúng tôi còn nhiều căn rất tốt và rất rẻ.
Chiến có vẻ ngần ngừ:
- Thực ta thì tôi rất thích vị trí của căn nhà này. Có lẽ mình có thể trả giá với bà chủ.
Tuấn lắc đầu:
- Bà ta đòi đúng giá, không bớt một xu.
Chiến lấy khăn lau mồ hôi:
- Hay ta cứ thử tới coi xem sao.
Rồi Chiến đứng dậy:
- Tôi đi bây giờ.
Tuấn có vẻ ngạc nhiên:
- Ông quyết định mua căn nhà đó hay sao?
- Dạ thì cứ tới thử xem sao, có mất mát gì đâu.
Tuấn thở dài, hỏi lại:
- Ông có tới đó ngay bây giờ không? Ông biết địa chỉ không?
- Dạ biết. Tấm bảng của ông cắm ngay sân trước ai mà chả thấy.
- Để tôi điện thoại cho bà chủ. Bà ta tên là Đào.
Mười lăm phút sau Chiến ngừng xe trước căn nhà cũ kỹ. Sân trước cỏ dại mọc đầy, tường nhà tróc sơn loang lổ. Rõ rệt là căn nhà không được chăm sóc từ nhiều năm qua.
Chiến xuống xe, leo lên mấy bực thềm, gõ mạnh vào cánh cửa cũ kỹ. Người đàn bà ra mở cửa ốm yếu và thấp bé với mái tóc bạc phơ. Đôi mắt của bà như sáng lên khi hỏi Chiến:
- Ông là ông Chiến?
- Dạ.
- Chắc ông muốn coi nhà? Ông Tuấn vừa điện thoại cho tôi.
- Dạ.
Bà chủ nhà bước lui vài bước:
- Mời ông vào.
Vừa bước qua ngưỡng cửa, Chiến vừa lấy khăn tay lau mồ hôi:
- Nóng quá!
Bà chủ thản nhiên:
- Tôi có pha sẵn một ít nước chanh để trong tủ lạnh. Chỉ có điều là ông không nên hi vọng là tôi sẽ bớt một xu cho ông.
Trong nhà tối tăm ẩm thấp với những cánh cửa sổ cũ kỹ đóng kín. Đồ đạc trong nhà có lẽ cũng cùng tuổi với chủ nhân. Bà chủ lặng lẽ bước tới ngồi lên cái ghế bành cũ, nét mặt hoàn toàn không cảm xúc.
Chiến nhìn quanh trước khi lên tiếng:
- Tôi vừa nói chuyện với ông Tuấn...
Bà chủ ngắt lời:
- Tôi biết! Chắc ông ta lại nói là căn nhà này không đáng giá $420,000 phải không? Nếu ông không đồng ý, xin ông cứ tự nhiên ra khỏi nhà. Tôi không bớt một xu.
Chiến hắng giọng:
- Dạ, tôi không biết là tôi có nên trả giá hay không. Tuy nhiên mình có thể thảo luận một chút.
Chủ nhân ngửa mình vào lưng ghế:
- Ông muốn thảo luận điều gì xin cứ tự nhiên, nhưng đừng trả giá.
Chiến lại lau mồ hôi ướt đẫm trên mặt:
- Dạ... Tôi là dân buôn bán, còn độc thân. Tôi dành dụm được chút đỉnh và rất thích thành phố này sau khi có dịp đi ngang hồi mấy năm về trước nên tôi có ý định sẽ hồi hưu ở đây. Hôm nay nhân chạy ngang đây, tôi ghé vào văn phòng ông Tuấn hỏi xem ông có căn nhà nào vừa túi tiền hay không và ông ta gởi tôi tới đây. Không hiểu tại sao tôi cảm thấy thích căn nhà này ngay khi vừa bước vào cửa. Bởi thế tôi đề nghị bà nên bán với giá phải chăng.
- Giá phải chăng! Hừ, tôi đã nói ngay từ đầu là không có vấn đề trả giá rồi mà! Nếu ông không trả nổi giá tôi đòi, ông có thể tìm mua nơi khác.
Rồi chủ nhân đứng dậy lạnh lùng:
- Chào ông.
Chiến lúng túng:
- Thưa bà...
Chủ nhân vẫn lạnh lùng:
- Tôi xin nhắc lại là không có vấn đề trả giá. Tôi đã dặn đi dặn lại ông Tuấn hàng trăm lần rồi.
Chiến có vẻ bối rối:
- Thực ra thì... tôi không biết phải nói sao, nhưng... tôi đồng ý trả giá bà muốn.
Chủ nhân nhìn sững Chiến:
- Ông có chắc không?
- Chắc chắn! Tôi có đủ tiền. Nếu bà nhất định muốn bán với giá đó, tôi trả giá đó.
Khuôn mặt chủ nhân như dịu lại, nhưng đôi mắt bà như sáng lên:
- Có lẽ nước chanh đã đủ lạnh rồi. Để tôi lấy mời ông uống một chút cho đỡ khát.
Chiến đang lau mồ hôi khi chủ nhân trở lại với ly nước chanh mát lạnh. Chiến đỡ lấy uống một hơi gần nửa ly.
Chủ nhân lại ngồi xuống cái ghế bành. Lần này bà nói với vẻ trầm ngâm:
- Căn nhà này của gia đình tôi từ hơn một trăm năm nay. Tất cả những người trong nhà, ngoại trừ Long con trai tôi, đều ra đời trong căn phòng nhỏ kế bên nhà bếp. Chỉ có tôi là nhất định sanh Long tại nhà bảo sanh.
Bà chớp chớp đôi mắt, lúc này không còn trong sáng nữa:
- Tôi biết căn nhà này rất cũ. Ông Tuấn nói rằng căn nhà này còn bị mọt ăn nữa. Nhưng tôi vẫn thương căn nhà này. Chắc ông cũng hiểu?
- Dạ!
- Ba của Long mất khi nó mới lên chín. Long bỏ thành phố này lên ở Sydney trái ý muốn của tôi! Nhưng nó cũng giống như các thanh niên thời nay, đầy tham vọng nhưng không biết hướng đi.
Tôi không biết nó làm gì ở Sydney. Nhưng có lẽ nó thành công vì nó gởi tiền cho tôi đều đặn.
Bà đưa tay lên lau mắt:
- Tôi không gặp con tôi trong chín năm trời. Tôi buồn khổ lắm! Nhưng khi nó trở về, tôi còn buồn hơn... Nó về nhà vào lúc nửa đêm, mặt mày hốc hác, già hơn đến năm mười tuổi! Nó về nhà với một cái valise nhỏ màu đen. Khi tôi tính đỡ cho nó, nó hất mạnh khiến tôi suýt té. Tôi đưa nó vào giường như khi nó còn nhỏ, và tôi nghe nó rên rỉ suốt đêm. Sáng hôm sau nó nói rằng nó phải ra khỏi nhà trong vài tiếng đồng hồ để làm một cái gì rất quan trọng. Nó không cắt nghĩa gì thêm, chỉ xách chiếc valise đi. Chiều hôm đó nó trở về tay không, không có cái valise đen.
Đôi mắt Chiến như mở rộng:
- Thế nghĩa là gì?
- Tôi không biết. Nhưng tôi được người ta cho biết... Đêm hôm đó có người vào nhà tôi. Tôi không biết làm sao ông ta vào được. Tôi chỉ biết khi nghe tiếng ồn ào trong phòng con tôi. Tôi lắng nghe xem con tôi bị lôi thôi vì việc gì, nhưng chỉ nghe tiếng la hét và đe doạ... Rồi...
Bà già ngưng lại, đôi vai bà như xệ xuống:
... súng nổ. Khi tôi chạy sang, cửa sổ phòng con tôi mở toang, người lạ đã biến mất, và con tôi... thằng Long của tôi nằm dưới đất... Chết rồi!
Bà lắc đầu:
- Chuyện đó cách đây hơn ba năm rồi. Cảnh sát cho tôi hay rằng con tôi và người lạ mặt dính líu tới một vụ cướp... lên tới bạc triệu. Thằng Long ôm trọn số tiền toan chiếm lấy một mình. Nó giấu trong căn nhà này, mà cho tới bây giờ tôi vẫn không biết ở đâu. Người lạ mặt tới tìm nó đòi phần chia. Khi nó từ chối, ông ta bắn chết nó... thằng Long, con tôi...
Rồi chủ nhà ngước lên, nói thật chậm rãi:
- Đó là lý do tại sao tôi đăng bảng bán nhà đắt gần gấp đôi thực giá, vì tôi biết một ngày nào đó kẻ giết con tôi sẽ trở lại. Một ngày nào đó ông ta sẽ mua căn nhà mục nát này với bất cứ giá nào.
Bà ngưng lại một chút rồi nói bằng một giọng vô cùng thanh thản:
- Tôi chỉ cần kiên nhẫn đợi chờ với một ly nước chanh có pha thuốc độc...
Rồi bà tựa ngửa vào ghế nhìn Chiến với ánh mắt chợt như bừng sáng. Chiến run rẩy đặt cái ly không còn một giọt xuống bàn. Hắn không nghe rõ những lời nói cuối cùng của chủ nhân vì đôi mắt hắn đã trợn trừng, đầu hắn bật ngửa, tuy hắn vẫn cố lẩm bẩm:
Nước... chanh... của bà... đắng quá!

Ái Khanh

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Thèm

Tiểu Tử
Tụi bây biết không ? Bây giờ tao đi làm bằng xe đạp. Tụi bây đừng cười. Tao không giỡn đâu. Hồi xưa, hồi trước 1975, trong bọn mấy đứa tụi mình, tao là thằng tếu nhứt. Tao hay kể chuyện tiếu lâm, hay bịa chuyện này chuyện nọ để chọc cười, để phá phách cho vui với nhau. Nên tụi bây thường nói: “Coi chừng ! Nó nói cái gì mình phải xin keo coi có đúng không, rồi hãy tin”. Hồi đó, khác. Bây giờ, khác. Tụi bây đi hết rồi, chỉ còn mình tao kẹt lại. Nói thiệt hay nói dóc đều không còn ý nghĩa gì nữa, cũng không còn giá trị gì nữa đối với tao. Bởi vì không còn ai để giỡn, không còn lòng dạ đâu để giỡn, và cái cười của tao đã vượt biên đâu mất từ lâu…

Điều ngộ nghĩnh là, bây giờ, bất cứ chuyện gì tao kể ra chắc chắn tụi bây đều không tin ráo ! Bởi vì tụi bây đã di tản trước ngày 30 tháng tư 1975, không thấy không biết những gì đã xảy ra ở trong nước, làm sao mà tin ? Vả lại “những gì đã xảy ra” đã không xảy ra theo quy luật thông thường. Tất cả đều bị xáo trộn, đảo lộn một cách nghịch lý đến nỗi tao là người sống trong đó mà lắm khi tao phải tự hỏi: “Làm sao có thể như vậy được ?”. Vậy mà nó đã “như vậy được” tụi bây à ! Khó tin nhưng có thật ! Cho nên, những gì tao viết ở đây cho tụi bây hoàn toàn là những chuyện có thật mà… khó tin đó.

Ngoài ra, trong cuộc sống hằng ngày, tao cứ phải nghe ra rả nói láo nói dóc, cứ phải luôn luôn nói láo nói dóc… Nào là “Đã vượt chỉ tiêu 150%” (Chỉ tiêu là con số đã được ấn định trước cho mức sản xuất, không biết là bao nhiêu, nhưng thấy tháng nào cũng vượt, năm nào cũng vượt, ngành nào cũng vượt – tao phải… dịch những chữ mới rõ ràng ra như vậy cho tụi bây hiểu, bởi vì bây giờ mình không còn nói giống như hồi trước nữa). Nào là “Đã hồ hởi phấn khởi đi làm nghĩa vụ” nghĩa là đi làm cái nghĩa vụ gì đó một cách… khoái trá sôi động bởi vì biết chắc rằng không đi cũng không được. Nào là “Hoàn toàn nhất trí” ( Bây giờ không nói nhứt nữa, mà nói nhất. Nghe… cách mạng hơn ), nghĩa là “đồng ý hoàn toàn”, cho nó rồi, kẻo không thì… kẹt lắm. Mọi người đều “nhất trí” hết mà mình không “nhất trí” thì nó… lòi ra coi không giống ai. Thành ra “nhất trí” cũng có nghĩa là “phải làm như mọi người”. Tụi bây hiểu chưa ? Nào là “Làm việc rất là năng nổ”. Tao nghĩ chắc khỏi cần dịch. Tụi bây cứ nghe “nó… lốp bốp” là đoán ra cái nghĩa của nó rồi. Đại khái là làm việc giống như có cờ phất trống khua, có loa trên loa dưới ồn ào, còn lè phè suốt buổi hút thuốc uống trà là chuyện khác… vân vân và vân vân… Kể không hết !

Sau bao năm dài sống trong môi trường như kể trên, “cái thèm” rất lớn của tao là được sống thật, nói thật. Cho nên, viết cho tụi bây giống như tao được… giải phóng. Vậy những gì tao kể ra đây, tụi bây khỏi phải xin keo !

Bây giờ, tao đi làm bằng xe đạp. Vẫn làm ở sở cũ. (Còn được làm việc ở sở cũ là may đó nghen. Nhiều người bị đổi đi nơi khác xa hơn và thường thì ở một ngành nghề không dính dấp gì với phần chuyên môn của mình hết. Cách mạng mà !). Cái xe hơi con cóc , tao đã cho nó lên nằm trên bốn gộc cây để bán lần bán hồi bốn bánh xe, cái bình điện, cái đề-ma-rơ… Hầu như tháng nào tao cũng phải bán một món gì trong nhà, bởi vì lương của tao cộng với những gì vợ tao và hai con gái lớn kiếm được hằng tháng… không đủ sống. Tình trạng đó bắt đầu từ sau hai “trận” Nhà Nước đổi tiền.

Đạp xe riết rồi cũng quen. Khoảng cách trên mười cây số từ nhà đến sở, tao coi như “pha”. Chỉ bực mình là xe đạp của tao hay sút sên khi nó “nhảy” ổ gà. Mà đường sá bây giờ, ổ gà ở đâu nó… lòi ra nhiều quá. (Người ta nói Mỹ rút đi, để lại toàn là đồ giả không – tao nghe sao chép vậy !). Cho nên, ở nhiều đoạn đường, tao lái xe tránh ổ gà giống như người say rượu ! Vậy mà có hôm vẫn cứ sút sên vì “nhảy” ổ gà, cho nên, vào tới sở hai tay tao thường lấm lem dầu, đất, mà áo quần thì ướt đẫm mồ hôi.

Bây giờ, tao làm việc “thông tầm”, nghĩa là làm suốt tới chiều rồi về sớm không có về nhà ăn cơm nghỉ trưa như hồi trước. Vì vậy, mỗi sáng tao mang theo một lon ghi-gô cơm với vài miếng cá mặn để ăn tại bàn viết buổi trưa. Chiều về sớm, tao có bổn phận nấu cơm làm đồ ăn – những món tầm thường như hột vịt luộc hột vịt chiên…vv – bởi vì giờ đó vợ con tao còn kẹt ở tổ may thêu tuốt trong Gò Vấp. Ờ…bây giờ tụi nó cũng đạp xe đi làm xa như tao và cũng đi hằng ngày như tao. Đổi đời mà….

Mỗi sáng đi làm, lúc nào tao cũng đem theo cái giỏ đi chợ treo tòn ten ở ghi-đông, giống như đi chợ chớ không giống đi làm ! Bởi vì trong sở thường hay… bất thần bán cho nhân viên (gọi là “phân phối” chớ không gọi là “bán”, nghe có vẻ như được… cho, nhưng mình phải trả tiền !) cá, rau cải… vv. Tuy không nhiều và không được lựa chọn vì phải… bắt thăm trúng lô nào lấy lô đó, nhưng rẻ hơn ngoài chợ thành ra cũng đỡ. Cho nên, đi làm việc mà ngày nào cũng nhóng nhóng hỏi thăm “coi bữa nay có phân phối gì không ?” và chiều về đến nhà, thằng con tao – thằng út đó, tụi bây nhớ không ? bây giờ nó lớn đại rồi – chạy ra mở cổng lúc nào cũng hỏi: “Bữa nay có mua được gì không ba ?”. Và hôm nào thấy trong giỏ có đồ gì để ăn là mắt nó sáng rỡ. Tội nghiệp, sống trong sự thiếu thốn triền miên, có đứa nhỏ nào, có người lớn nào mà không nghĩ đến miếng ăn ?

Bây giờ, tao hút thuốc lá vấn tay. Tao tự vấn lấy. Không phải tao muốn lập dị mà vì tao không đủ tiền mua loại thuốc điếu kỹ nghệ thông thường (Ờ ! Nghèo đến nước đó. Tụi bây có tin không ? ) Mới đầu, tao vấn thuốc rê Gò Vấp. Nó nặng muốn… tét phổi ! Về sau, tao bắt chước thiên hạ mua thuốc lá Lạng Sơn đã xắt sẵn – nghe nói là giống thuốc Virginia, mấy ông ngoài Bắc bảo thế ! – đem trộn với thuốc Gò Vấp, hút thấy được. Vậy là mỗi khi muốn hút, tao cứ tà tà xé một miếng giấy quyến, tà tà rứt một miếng thuốc kéo cho dài dài ra khi để lên lòng giấy, rồi đặt hết tâm tư vào mấy ngón tay (của cả hai bàn tay đang chụm đầu lại nâng nhẹ giấy và thuốc !) để ém, lận, cuốn, xe… cho điếu thuốc được tròn đều trước khi đưa lên lưỡi liếm. Xem thật “ung dung nhàn hạ”. Giống như một nghi thức. Và tao có quyền tà tà vấn thuốc như vậy bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào: trong khi làm việc, trong các buổi hội họp học tập, và cả ngay trước mặt ông xếp của tao nữa (Bây giờ gọi là “thủ trưởng”, nôm na là “cái đầu đứng đầu”. Còn cái đầu có cái gì trong đó hay không lại là chuyện khác). Cho nên, hút thuốc vấn – đối với tao – giống như là một cách thoát tục, cái “tục” quá… tục mà tao đang sống bây giờ. Tuy nhiên, sao tao vẫn nghe thèm điếu thuốc ba số năm là loại thuốc mà mấy chục năm tao đã hút ! Làm như mùi vị của nó còn nằm ở đâu trong máu trong xương. Nhiều đêm trở giấc, tao nghe thèm ray rứt, thèm chảy nước mắt !

Chiều hôm qua, trên đường về nhà, đạp xe tới chợ Tân Định thì trời bỗng đổ mưa. Tao tấp vô đụt mưa dưới mái hiên tiệm nước nằm ở góc đường dọc hông chợ (tao quên tên) và đường Hai Bà Trưng. Lúc đó, cỡ gần năm giờ (đồng hồ tay, tao đã bán từ lâu, nên từ lâu, tao chỉ… đoán giờ thôi !). Trong tiệm thấy lai rai có người ăn uống.

Tao đã đứng sát vào vách vậy mà gió cũng tạt mưa vào ướt hết phía dưới chân. Một lát, tao nghe lạnh chân. Rồi tao nghe đói. Cái đói đến một cách đột ngột, giống như nó chui từ dưới chân chui lên. Hồi nãy đạp xe trên đường, tao có thấy đói đâu, mặc dù buổi trưa tao chỉ ăn có một lon ghi-gô cơm với ít mắm ruốc – dĩ nhiên là tao có uống thật nhiều trà, thứ này, loại thường thôi, trong sở ( bây giờ gọi là “cơ quan”) có chị nhân viên tối ngày cứ châm đầy bình cho mình uống “líp” – Vậy mà bây giờ tao lại thấy đói. Có lẽ tại vì lỗ mũi tao nghe mùi hủ tiếu, mùi mì. Ờ… tụi bây không biết chớ từ lâu rồi – tao không nhớ là bao nhiêu lâu, nhưng chắc là lâu lắm – tao chưa được ăn mì. Bây giờ đứng đây, bên đường ngang hông chợ Tân Định, phía trên gió, vậy mà vẫn “đánh hơi” rõ mồn một mùi nước lèo của xe mì nằm bên đường Hai Bà Trưng, phía dưới gió, rõ như hơi của nước lèo đang bốc lên ngay trước mũi ! Tao nuốt nước miếng.

Thèm quá ! Tao thèm ăn ngay một tô mì ! Thọc tay vào túi quần, tao đụng hai tờ giấy bạc. Móc ra xem thì ra là hai đồng. Tao chỉ có ngần đó thôi ! Nhưng hai đồng, đủ để ăn một tô mì rồi ! Thì ăn… đại một tô cho nó đã ! Tao dợm bước vào tiệm nước bỗng nhớ lại vợ tao hồi sáng khi trao cho tao hai đồng đó, có dặn: “Chiều, anh ghé chợ Cây Quéo mua 6 cái hột vịt và nửa giỏ rau. Về, anh bắc nồi cơm bỏ vô luộc trước. Chừng mẹ con em về, em làm nước mắm rồi dầm cho nhà ăn.” Hình ảnh cả nhà tao 7 đứa quây quần bên “nửa giỏ rau và 6 cái hột vịt” và hình ảnh tao một mình ngồi ăn tô mì… làm tao khựng lại. Tô mì mà tao muốn ăn, thèm ăn, là cả một bữa ăn của gia đình ! Tao không thể đổi được. Thà là tao nhịn thèm. Thà là tao chịu đói để về ăn chung với vợ con. Ăn thứ gì cũng được, ít nhiều gì cũng được, dở ngon gì cũng được. Miễn là ăn chung với tụi nó. Để thấy rằng cuộc đời tao bây giờ chỉ còn lại có tụi nó là quí thôi ! Tao nghe thương vợ thương con vô cùng. Và tao cũng nghe thương thân tao vô cùng…

Tao đứng yên nhìn ra mưa bỗng nghe hai má của mình ướt ướt. Tao đưa tay lên vuốt mặt mà nghĩ rằng mình vuốt nước mưa trên má…

(Trên đây là lá thư viết lỡ dở, của ai viết cho ai tôi không biết. Thư viết trên giấy tập học trò, chữ nhỏ li ti, nhưng đẹp và rõ nét. Tình cờ, tôi nhìn thấy nó trong xấp giấy gói hàng của bà bán xôi đầu ngõ Ngô Tùng Châu, vì tò mò nên tôi xin.Về nhà, đọc thư mà lòng nghe rưng rức. Rồi thắc mắc tại sao người viết không gởi đi, để nó phải ra nằm chung với giấy vụn gói hàng ? Một phần vì vậy mà tôi đã mang nó theo khi tôi vượt biên, để bây giờ tôi chép lại gởi đăng đây đó với hy vọng có người đọc và nhận ra thằng bạn còn kẹt lại mà viết cho ông ta ít hàng, đại khái : «X. ơi ! Tao nè ! Tao đã đọc được thư mầy… » Chỉ bao nhiêu đó thôi, tôi cũng thấy mãn nguyện).

tieutu

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

CHUYỆN THUỞ GIAO THỜI

Tiểu Tử

Tháng 3, rồi tháng 4 năm 1975, thiên hạ chạy di tản rần rần từ miền trung vào trong nam, rồi từ đất liền « chạy » ra biển, nhốn nháo hỗn loạn chẳng biết « trời trăng » gì hết, chỉ có một ý nghĩ rõ rệt ở trong đầu là « Ở lại với tụi nó là chết ! ». Vậy rồi giai đoạn di tản đó chấm dứt vào ngày 30 tháng 4…


…Giữa tháng 4, một thằng bạn gọi điện thoại cho tôi, nói : « Mầy đừng đi di tản. Ở lại đi ! Không có sao hết ! Tao bảo đảm ». Thằng nầy làm lớn trong « Tổng Nha », nó nói « chắc như bắp » ! Lại một thằng bạn khác - thằng này người Pháp, làm việc ở sứ quán Pháp - nói trong điện thoại, giọng rất bình thản : « Mầy đừng đi đâu hết ! Mọi việc đều đã thoả thuận trước rồi ! Yên tâm ! ». Riêng tôi, tôi nghĩ : « Mình làm việc cho hãng dầu ngoại quốc trực thuộc hãng quốc tế SIPC ( Shell International Petroleum Company – Anh Quốc ) chắc không sao ! ». Vậy là tôi quyết định ở lại…

…Ngày 30 tháng tư năm 1975 ! Việt cộng vào « đớp » hết, công tư gì cũng đớp hết, thượng vàng hạ cám gì cũng đớp hết. Họ gọi hành động đó bằng một danh từ nghe cũng…văn chương :« Tiếp Quản ». Không biết hai thằng bạn tôi kể ở trên có…tức hộc máu hay không khi thấy mình bị gạt dễ dàng như con nít ? Riêng tôi, tôi thấy như tôi từ trên trời rơi xuống, thấy những gì xưa nay mình học, mình hỏi, mình hiểu biết, mình suy luận v.v…đều sai bét đối với « cái gọi là cách mạng » !

Hãng dầu tôi làm việc bị tiếp thu bởi…«ê-kíp » có bí số K7. Những người nầy mặc đồ đen đội mũ tai bèo đen. Mấy tay có vẻ « xếp » mang túi dết ngang hông và bao súng lục nằm…sau đít ! Họ chiếm kho dầu Nhà Bè và văn phòng trung ương ở đường Thống Nhứt. Hai hôm sau, có tin bộ đội vào kho Nhà Bè « vít » K7 ra ngoài, vì kho dầu không thuộc quyền quản lý của mấy cha K7. Vậy là trong cái tổ chức rất là…« cách mạng » nầy, cái « đầu não » của công ty không còn dính với cái thân mình là kho dầu nữa ! Phải nói thiệt : tôi làm việc cho hãng dầu hơn 19 năm, đã đi thăm viếng nhiều hãng dầu ở các quốc gia khác, nhưng chưa thấy một tổ chức hãng dầu nào…khùng như vậy !

Qua sáng ngày thứ ba, tôi được chở xuống kho Nhà Bè để hướng dẫn một ông tướng VC đi viếng kho ( Có lẽ mấy tên « nằm vùng » đã cho bọn « cách mạng » biết rằng tôi…rành kho dầu này lắm ! ) Đến kho, tôi được « ông » bộ đội xếp kho cho biết ông tướng là « xếp » cục hậu cần. Tôi tưởng tượng sẽ gặp lão ta với bộ quân phục thẳng nếp và một ngực mề đai như thường thấy ở mấy tướng các nước cộng sản !


…Xe ông tướng đến. Bước xuống là một người cao lớn mặc bộ đồ « xá xẩu » tàu bằng lụa màu ngà, đội nón Panama trắng, miệng ngậm ống đót có điếu thuốc đang cháy dở. Được giới thiệu, ông ta không bắt tay tôi, chỉ gật nhẹ đầu, nói :« Ta đi thôi ! ». Tôi lưu ý ông ta đừng hút thuốc trước khi vào kho. Ổng gạt bỏ mẫu thuốc nhưng vẫn ngậm ống đót trên môi…

Kho Nhà Bè lớn lắm. Ngoài bốn cầu tàu chiếm hết mặt sông, trên bờ có khu bồn chứa và các khu nhà máy trộn nhớt, nhà máy trộn hoá chất, xưởng sản xuất thùng thiếc 20 lít đựng dầu hôi, kho châm dầu vào thùng 200 lít, nhà máy nhựa đường.v.v…

« Phái đoàn » đi viếng gồm có ông tướng, hai người hộ vệ và xếp kho. Vì kho dầu không làm việc, nên tôi chỉ đưa họ đi…phớt phớt vòng ngoài các khu nhà máy. Tôi có ý đợi họ đặt câu hỏi, nhưng không nghe cha nào nói một tiếng. Sau nầy, tôi mới biết rằng ngoài bắc không có những gì chúng tôi có ở trong nam, cho nên họ không biết…khỉ gì để mà hỏi !

Đến khu bồn chứa, bỗng ông tướng chỉ một cái bồn, hỏi : « Cái bể nầy bao nhiêu khối ? ». Tôi trả lời : « Mười lăm ngàn m3 ». Hỏi : « Mỹ nó làm cho các anh đấy à ? ». Trả lời : « Không có thằng Mỹ nào vô đây hết ! Toàn là dân Việt Nam thực hiện ».

Nghe vậy, lão ta cười khẫy : « Làm gì có ! Ở ngoài ta, trên 2000 khối là phải ông Liên Xô hay ông Trung Quốc thực hiện cơ ! ». Cái cách thằng chả nghi ngờ lời tôi nói đã chạm mạnh tự ái của tôi, đồng thời cũng cho tôi thấy rằng miền bắc của mấy chả nó dở ẹc hà ! Tôi nhấn mạnh : « Tất cả ba mươi mấy cái bồn nầy, lớn nhỏ gì cũng do nhà thầu thực hiện với thầy thợ hoàn toàn người Việt ». Tôi đưa mấy người đến xem cái bồn mới làm xong cách đây mươi hôm. Đó là cái bồn lớn nhứt kho Nhà Bè, 30000 m3, do nhà thầu Việt Nam EVS thực hiện, nó lớn bằng nửa cái sân banh ! . Từ đó, mấy chả làm thinh luôn cho đến về văn phòng để họp với mấy anh em cấp chỉ huy cũ theo ý muốn của ông tướng !

Sau khi nghe mấy anh em lần lượt trình bày lý lịch, cấp bậc, phần việc và lương bổng của mình, ông tướng nói : « Các anh yên tâm : Đảng và Nhà Nước sẽ trả lương các anh y như cũ. Cứ yên chí phục vụ ! ». Nghe giọng ông ta rất tin tưởng vào những gì ổng nói, mình cũng thấy tin tưởng theo…

…Thời gian sau, hãng dầu đường Thống Nhứt được mang tên « Công Ty Xăng Dầu Khu Vực Hai ». Hỏi « Khu Vực Một » ở đâu thì được trả lời « Chưa có, nhưng đã có Tổng Công Ty ở Hà Nội » ! Cách mạng có khác !

Rồi là « xếp thang lương », nghĩa là mỗi ngành mỗi nghề đều được xếp cấp bậc trên từng thang lương, từ đó lãnh lương mổi tháng 2 kỳ, mổi kỳ nửa lương. Tôi được xếp « kỹ sư bậc 2 trên 6 », nghe…khoẻ re. Thang lương có 6 bậc mà mình nằm gần trên đĩnh rồi, họ cũng biết…chấm điểm đó chớ ! Ai dè khi lãnh lương mới…té ngửa : mấy chả xếp thang lương ngược, hạng nhứt là bậc 6 nằm trên hết, rồi tuột lần xuống dưới chót là hạng một. Tôi bậc 2 trên 6, là hạng…áp chót ! Mẹ !...

Tôi lãnh 80 đồng tiền mới (Vậy là thằng cha tướng Tổng Cục Hậu Cần đã nói láo ! ). Bực mình, chạy đi gặp thủ trưởng, ảnh nói : « Trời đất ! Bác Hồ chủ tịch nước mà chỉ lãnh có 200 đồng. Còn anh, anh lãnh tới 80 đồng còn muốn gì nữa ? ». Thấy thằng chả đem « Bác Hồ » ra…làm chứng, tôi biết có cãi cũng vô ích. Rồi tôi nhớ ra là anh tài xế cũ của tôi bây giờ lãnh 90 đồng, tôi…đánh đòn chót : « Vậy thôi anh cho tôi làm tài xế, đi ! ». Thằng chả cười, thấy như tôi sao quá khùng, nên vừa lắc đầu vừa trả lời : « Đâu được ! Anh là Kỹ Sư đâu làm tài xế được ! ». Tôi làm thinh, bước ra khỏi văn phòng thủ trưởng mà thấy như mình từ trên trời rơi xuống !

…Tôi « chịu trận » với cái gọi là « cách mạng » hết ba năm. Vượt biên thất bại hết ba lần, qua lần thứ tư đi thoát, để bây giờ - ba mươi mấy năm sau - ngồi viết mấy dòng nầy nhân ngày 30 tháng tư thứ 37…mà thấy không phải tôi đã từ trên trời rơi xuống, chính mấy thằng cha « cách mạng » mới là từ trên trời rơi xuống !


Tiểu Tử

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


NGÀY NẦY, NĂM 1975. Mỹ thật.. đểu…


Tiểu Tử
Năm nay tôi 80 tuổi. Vợ tôi thường nói với mấy con: ” Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá ! Bây coi: ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua ! Chi vậy hổng biết ? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ ! Trời đất ! Định cư ở Pháp từ hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu mà đi gạch lịch từng ngày ! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam …”
Câu nói của tôi là sự thật nhưng vì vợ tôi không hiểu nên cho là tôi già sanh tật ! Làm sao giải thích được mỗi lần tôi gạch tréo một ngày như vậy tôi có cảm tưởng như là tôi vừa nhích lại gần quê hương một chút – một chút thôi – đủ để nuôi hy vọng thấy một ngày nào đó mình vẫn còn sống mà trở về…

Sáng nay, cũng giống như mọi ngày, tôi cầm bút gạch tréo ô vuông ngày hôm qua. Ô vuông ngày hôm nay đập vào mắt tôi làm tôi giật mình: ngày nầy, năm 1975 ! Tôi bỗng nhớ ra, nhớ rõ, những gì đã xảy ra ngày đó, nhớ như in. Rồi sợ “cái ngày đó” nó vuột khỏi ký ức vốn đã quá hao mòn của tuổi già, tôi vội vã lấy giấy bút ghi lại…

* * *

…Hồi thời trước 75, tôi làm việc cho một hãng dầu ở Việt Nam, phụ trách nhập cảng xăng dầu từ Singapore vào kho dầu Nhà Bè để cung ứng cho thị trường dân sự và quân sự miền nam Việt Nam. Vì trong xứ có giặc nên thị trường quân sự chiếm 60%, trong đó xăng máy bay dẫn đầu. Các bạn tôi trong quân đội giải thích cho tôi biết rằng ở chiến trường miền nam sự yểm trợ của không lực là quan trọng nhứt. Do đó, tôi luôn luôn theo dõi sát tình hình dự trữ xăng máy bay ở các kho dầu miền nam, từ kho Nại Hiên Đà Nẵng dẫn xuống kho Cần Thơ thông qua kho lớn ở Nhà Bè…

Vào cuối tháng 3 năm 1975, sau lịnh triệt thoái cao nguyên, tình hình quân sự trở nên ồ ạt. Sợ trở tay không kịp, tôi còm-măng Singapore một tàu xăng máy bay. Hay tin nầy, hãng bảo hiểm có hợp đồng với hãng dầu tôi làm việc đánh điện phản đối, không cho tàu dầu qua Việt Nam viện cớ tình hình bất ổn. Đánh điện qua, đánh điện lại, cù cưa cả tuần họ mới bằng lòng cho tàu dầu qua, với điều kiện phải có hộ tống của Navy Mỹ họ mới cho tàu vào sông Sàigòn để cập kho Nhà Bè !

Tôi báo cáo với ban giám đốc vì lúc đó ở kho lớn Nhà Bè trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ có bày ngày tác chiến của không quân. Ban giám đốc chấp thuận điều kiện của hãng bảo hiểm. Tôi vội vã gọi điện thoại lại cơ quan yểm trợ Mỹ để xin họp khẩn. Ông trưởng sở trả lời: “Tôi sẽ đến ngay văn phòng ông. Cho tôi mười phút !” . Tôi quen ông nầy – tên W, thường được gọi là “ Xếp ” – nhờ hay đi họp chung. Ông ta dễ thương nhã nhặn, biết chút đỉnh tiếng Pháp nên lần nào gặp tôi cũng nói :” Bonjour ! çà va ?” ( Chào ông ! Mạnh hả ?)

Xếp W đến văn phòng tôi với hai người phụ tá. Tôi đã làm sẵn hồ sơ nên sau khi mời ngồi, tôi trao ngay cho họ để họ dễ theo dõi những gì tôi sẽ trình bày. Mười phút sau, tôi kết luận xin can thiệp gấp để tàu dầu xăng máy bay của hãng tôi được hộ tống, không quên nhắc lại điểm chánh yếu là trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ để chiến đấu trong vòng có bảy bữa !

Nghe xong, Xếp W xin phép bước ra ngoài gọi radio về trung ương. Một lúc sau, ông trở vào, nét mặt và giọng nói vẫn tự nhiên như chẳng có gì quan trọng hết: “Rất tiếc ! Chúng tôi không giúp được ! Thôi ! Chúng tôi về !” . Tôi đang nghe nghẹn ngang ở cổ thì ông W vỗ vai tôi nói nhỏ bằng tiếng Pháp: “Allez vous en ! ” ( Ông hãy đi, đi ! ) Ra đến cửa phòng, ổng ngừng lại nhìn tôi, gật nhẹ đầu một cái như để chào nhưng tôi nghĩ là ổng muốn nhắc lại câu nói cuối cùng “Allez vous en ! ” (Ông hãy đi, đi ! ) …

Tôi ngồi bất động, nghe tức tràn lên cổ vì thấy mình bất lực quá và cũng nghe thương vô cùng cái quê hương nhỏ bé của mình, nhược tiểu đến mức độ mà khi cần nắm tay để kéo đi theo thì “ họ ” dán… đầy đường cái nhãn “ hai bàn tay nắm lấy nhau” để chứng tỏ sự thật tình “khắn khít” , rồi khi không còn cần nữa thì cứ tự nhiên buông bỏ không ngượng tay giấu mặt, vì biết mười mươi rằng “ thằng nhược tiểu đó không làm gì được mình ” !
Tôi ráng kềm xúc động, bước qua phòng họp của ban giám đốc, chỉ nói được có mấy tiếng: “ Chánh quyền Mỹ từ chối !” . Sau đó, tôi đánh điện qua Singapore , cũng chỉ bằng một câu: “ Không có hộ tống” . Họ trả lời ngay: “ OK ! Good Luck ! ” ( Nhận được ! Chúc may mắn ! ) Hai chữ cuối cùng, trong hoàn cảnh nầy và vào thời điểm nầy, nghe sao thật đầy chua xót !

Thấy mới có ba giờ chiều, nhưng không còn lòng dạ đâu để ngồi lại làm việc nên tôi lái xe về nhà. Tôi lái như cái máy, cứ theo lộ trình quen thuộc mà đi. Về đến trước nhà, tôi bỏ xe ngoài ngỏ, đi bộ vô. Vợ tôi chạy ra, ngạc nhiên: “ Sao về vậy anh ?” . Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc: “Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi !”

Ngày đó, tháng tư năm 1975…Đúng là ngày nầy !

User avatar
MatVit
Posts: 854
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Ở Mỹ chẳng có gì vui

Trịnh quân

Ở Mỹ chẳng có gì vui;
Có nhiều điều vui lắm chứ:
Có nhà ông Obama không lớn bằng nhà ông Nông Ðức Mạnh,
Chẳng có trống đồng, ngà voi như ở nhà ông Lê Khả Phiêu.
Có tham nhũng (?) nhưng không có cả “một bầy sâu,”
Có triệu phú nhưng chắc gì giàu bằng “tư bản đỏ.”
Trật tự xã hội được chính quyền nắm giữ;
Có công an nhưng khi dân vào đồn ra về,
Không phải bò lê,
Một cọng lông chân cũng không hề mất.
Có đường phố rất nhiều xe mà không bao giờ bị ách tắc,
Trật tự lưu thông ưu tiên hàng đầu.
Chẳng ai “cắt đầu,” chẳng người “đánh võng” đâu.
Lái xe thong dong mà không sợ cảnh sát giao thông bắn tốc độ.
Có học sinh đến trường mà không hề sợ bị đòn hội chợ;
Sách giáo khoa không có chuyện nực cười,
Thánh Gióng đánh giặc Ân xong chẳng chịu về trời,
Quất một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm.
Có bịnh viện dành cho mọi tầng lớp dân chúng,
Nhưng không phải cần “phong bì” để được ưu tiên.
Và cũng không phải nằm xếp lớp ra cả ngoài hiên,
Không là chỗ cho con bà Bộ Trưởng Nguyễn thị Kim Tiến.
Có những công viên cho dân đến,
Ðể tự do đả kích chính quyền,
Mà không lo bị nằm ấp.
Tối về nhà được ngủ ngon giấc,
Mà không hề sợ nhà bị vất mắm tôm.
Có văn hóa “xếp hàng,” “xin lỗi,” “cảm ơn.”
Mà không bị chê là “hâm,” là “vớ vẩn.”
Có Davis, Harvard, MIT, Berkely, danh tiếng
Mà không có tỷ lệ 99.9% sinh viên tốt nghiệp.
Không có ra ngõ là gặp giáo sư, tiến sĩ,
Mà một con ốc vít không làm nổi, vì sao?
Hay chỉ là một lũ chăn trâu,
Mua bằng cấp để khoe khoang thành tích.
Chênh lệch giàu, nghèo một trời xa cách.
Người ăn không hết, kẻ thì nghèo xơ.
Tiền thuế của dân xây tượng đài cho to,
Mà học trò đến trường phải đu dây qua suối.
Ở Mỹ có nhà hàng, tiệm ăn fast food.
Có nhân viên phục vụ tận tình,
Mà không có “cháo chửi,” “bún mắng,” “phở xếp hàng.”
Cùng thực phẩm ướp hóa chất độc hại tràn lan,
Của Trung Quốc đang giết dần dân Việt.

Ai biết,
Ở Mỹ không vui vì thiếu bạn bè?
Mà đã có anh, chị, có em, có bà con hàng xóm.
Có đại gia đình dang tay chào đón,
Bạn bè thì có thể thêm,
Còn anh, chị, em chỉ có nhiêu đó.
Anh, chị, em có “đi” mình làm sao tìm thấy!
Như nước chảy, hoa trôi,
Rồi thôi!
Chừng mấy thứ đó;
Sao ở Mỹ lại không có gì vui?

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Người Việt ít tình cảm?

Nguyễn Hưng Quốc
Người Việt thường nói, thậm chí, thường tự hào, là dân tộc ta có nhiều tình cảm, thường xem tình cảm như một yếu tố nổi bật, nếu không muốn nói là nổi bật nhất và cũng đẹp nhất của văn hóa Việt Nam.

Người ta so sánh: Trong khi văn hóa Tây phương chủ yếu có tính duy lý, văn hóa Việt Nam chủ yếu có tính duy tình; trong khi người Tây phương thường sống với những tính toán, cân nhắc, so đo về các lợi hại vật chất có khi một cách khá ích kỷ theo tinh thần cá nhân chủ nghĩa, người Việt, ngược lại, lúc nào cũng xem quan hệ giữa người với người, đặc biệt trong phạm vi gia đình và bạn bè, là tối thượng, có thể vì nó mà người ta sẵn sàng hy sinh và chấp nhận mọi thiệt thòi.

Tôi rất muốn tin như thế. Và vì muốn tin như thế nên có lần, trong giờ thảo luận về đề tài gia đình trong một lớp học về văn hóa Việt Nam do tôi phụ trách, tôi sững sờ khi nghe một nữ sinh viên người Úc nhận xét: Người Việt Nam, ngay trong đời sống gia đình, có vẻ như rất ít tình cảm.

Xin nói ngay là cô sinh viên Úc tuyệt đối không phải là người kỳ thị chủng tộc. Cô còn trẻ, mới ngoài 20, có bạn trai là người Việt Nam. Họ học chung một lớp ở trung học; đến năm lớp 12 thì yêu nhau, và tình yêu của họ kéo dài đến tận bây giờ, lúc cả hai đã sắp hoàn tất chương trình Cử nhân. Khác với các mối tình học trò ở Úc mà tôi thường chứng kiến, phần lớn chỉ thoáng qua, coi như những cuộc phiêu lưu thú vị nhưng ngắn ngủi, rồi sau đó, “anh đi đường anh tôi đường tôi,” tình yêu giữa hai người này có vẻ rất nghiêm túc. Cả hai đều nghĩ đến chuyện lâu dài. Cô sinh viên Úc, khi vào đại học, ghi danh ngay môn Tiếng Việt, và học rất giỏi. Không những học tiếng Việt, cô còn ghi danh vào tất cả các môn liên quan đến Việt Nam, từ văn hóa đến xã hội và chiến tranh. Cô học một cách cần cù, say mê và đầy quyết tâm. Mỗi lần chuyện trò, nhắc đến bạn trai và gia đình bạn trai, bao giờ cô cũng nói với một giọng âu yếm và đầy tha thiết. Cô vừa đi học vừa đi làm. Cuối năm, với số tiền dành dụm được, cô và bạn trai lại lặn lội về Việt Nam, đi thăm từ Nam chí Bắc, quan sát nếp sống và văn hóa Việt Nam cũng như cố gắng thực tập tiếng Việt. Dạy học đã khá lâu, thú thực, tôi chưa từng gặp một sinh viên Úc, nhất là sinh viên nữ nào, lại yêu một cách say đắm đến như vậy. Yêu một người rồi yêu một gia đình và cuối cùng, yêu một đất nước nghèo nàn và xa lạ.

Xin mở một dấu ngoặc: Ở trên, tôi nhấn mạnh “nhất là sinh viên nữ.” Lý do là, trong gần 20 năm dạy tiếng Việt tại trường đại học Úc, tôi thường thấy các sinh viên Úc học tiếng Việt vì một trong ba lý do chính: vì nghề nghiệp (chủ yếu là một số nghề có liên quan ít nhiều đến cộng đồng Việt Nam: nhân viên xã hội, cảnh sát, giáo viên, v.v...); vì văn hóa (để biết thêm một cái gì khác và mới); và vì lý do tình cảm: có chồng/bạn trai hoặc vợ/bạn gái là người Việt. Thuộc loại cuối, theo ghi nhận của tôi, bao giờ nam cũng nhiều hơn nữ. Nói cách khác, một người đàn ông Úc có vợ hoặc bạn gái người Việt dễ có khuynh hướng học tiếng Việt hoặc thậm chí, ăn uống theo lối Việt Nam hơn là một phụ nữ Úc có chồng hoặc bạn trai người Việt. Tại sao có hiện tượng đó? Để trả lời một cách thuyết phục, chúng ta cần có những công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc, những điều nằm ngoài phạm vi của bài viết này. Xin đóng ngoặc.

Trở lại với cô sinh viên Úc nêu trên. Nghe cô nhận xét là người Việt Nam, ngay trong phạm vi gia đình, có vẻ ít tình cảm với nhau, tôi rất ngạc nhiên và yêu cầu cô giải thích thêm.

Hơi có chút lúng túng, cô nhấn mạnh là những nhận xét của cô đều có tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa, xuất phát từ những gì cô nhìn thấy từ gia đình và đại gia đình của người bạn trai. Chúng có thể không đúng. Nhưng tôi khuyến khích cô nói, cuối cùng, cô cũng cho biết: Lần đầu tiên cô đến nhà bạn trai của cô là nhân dịp sinh nhật của anh. Cũng có quà cáp. Cũng có bánh sinh nhật. Và cũng có đèn cầy. Như mọi gia đình Úc khác. Nhưng sau khi người bạn trai thổi đèn cầy và sau bài hát mừng sinh nhật, cô hình dung là mọi người trong gia đình sẽ ôm bạn trai của cô. Cô đứng lùi ra sau, dựa vào vách để nhường mọi người. Nhưng cô ngạc nhiên thấy chẳng ai ôm hay bày tỏ tình cảm gì với bạn trai của mình cả. Hát xong, thổi tắt đèn cầy xong, các phụ nữ trong gia đình, từ mẹ đến bà ngoại người bạn trai của cô, đều chạy ùa vào nhà bếp để chuẩn bị thức ăn; còn cánh đàn ông thì loay hoay chạy đi tìm bia rồi í ới cụng ly nhau: “Dzô! Dzô!” Hết.

Từ đó, cô tiếp tục quan sát. Suốt mấy năm liền, đến nhà bạn trai vài lần một tuần; cũng như cùng bạn trai về thăm họ hàng ở Việt Nam mỗi năm một hai lần, cô hoàn toàn không bắt gặp một biểu lộ tình cảm nào giữa những người thân trong gia đình cả. Xa nhau cả mấy tháng hay cả năm, gặp nhau, mọi người nhìn nhau, cười. Rồi thôi. Không một cái ôm. Không một sự âu yếm nào, dù thật nhỏ.

Một sinh viên Việt Nam trong lớp cũng nêu một nhận xét tương tự. Cô là du học sinh; bố mẹ còn ở Việt Nam. Sau mấy năm xa cách, bố mẹ cô quyết định sang Úc thăm cô. Cô ra phi trường đón. Đã ít nhiều quen với lối sống ở Úc, cô tưởng tượng gặp nhau, mọi người sẽ ôm chầm lấy nhau. Nhưng không. Gặp cô, bố mẹ cô chỉ cười nhẹ rồi nhìn quanh, ngắm cái này ngắm cái khác. Cô tiu nghỉu. Và buồn. Thấy có cái gì như hững hờ trong tình cảm của bố mẹ đối với cô.

Cô sinh viên người Úc nói thêm: Cô nghi ngờ cái gọi là sự đùm bọc của người Việt Nam. Cô cho biết mẹ và dì của bạn trai cô sống với nhau. Cả hai đều góa chồng. Đối với người Tây phương, hai chị em, dù trong hoàn cảnh như thế, cũng hiếm khi sống chung với nhau, nhất là khi họ còn khá trẻ. Nhưng người Việt thì khác. Sống chung sẽ đỡ được nhiều gánh nặng về kinh tế. Nhưng cô không tin là có lợi về tình cảm. Cô nhận thấy, dù sống chung với nhau, hai người, nếu không cãi cọ thì cũng thường xuyên hậm hực với nhau. Gặp chị thì nghe nói xấu em. Gặp em thì nghe nói xấu chị.

Một sinh viên Việt Nam khác, sành về văn chương Việt Nam, nhắc đến các cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, để chứng minh quan hệ trong gia đình và đại gia đình Việt Nam, ngay từ xưa đã không hoàn toàn thuận thảo. Thì mọi người thuộc nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà. Có vẻ ấm áp. Nhưng quan hệ giữa họ với nhau thì có thật lắm vấn đề. Giữa bố mẹ chồng và con dâu. Giữa anh em với nhau. Giữa đám con rể và đám con dâu. Lúc nào dường như cũng có các cuộc chiến tranh âm ỉ.

Qua những phát biểu của các sinh viên ở trên, tôi chưa muốn vội đi đến kết luận là người Việt ít tình cảm. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh điều này: sự phân biệt Đông và Tây bằng cách cho bên này là duy tình và bên kia là duy lý, theo tôi, chỉ là một sự phân biệt hời hợt. Sống ở Tây phương khá lâu, tôi đã từng cảm động trước tình cảm của một số bạn bè người Úc đối với gia đình của họ cũng như bạn bè của họ. Cũng như, cách đây bốn năm năm, tôi rất cảm động khi xem tivi, thấy tường thuật việc mấy người cựu chiến binh Úc đã lặn lội về Việt Nam tìm xác đồng đội của mình trong cuộc chiến tranh Việt Nam hơn bốn mươi năm về trước. Vì tình bạn, họ đi Việt Nam, tìm về những chiến trường cũ, thuê người đào bới khắp nơi để tìm xác đồng đội. Công việc nặng nề, cực nhọc, có lúc gần như tuyệt vọng. Cuối cùng họ cũng tìm ra được một số mẩu xương. Họ gửi về Úc để thử nghiệm. Khi biết chắc chắn đó là hài cốt của đồng đội, họ mới báo tin cho chính phủ Úc và thân nhân của những người ấy. Trước những việc làm như thế, chẳng lẽ chúng ta lại cứ khăng khăng cho là người Tây phương nặng về lý trí hơn tình cảm ư?

Tôi chỉ muốn lưu ý là chắc chắn người Việt không thiếu tình cảm, nhất là tình gia đình. Vấn đề chỉ là cách biểu hiện tình cảm của họ khác với người Tây phương. Vậy thôi.

Nhưng cái khác ấy có nên hay không?

Sau khi mẹ tôi qua đời vào năm 2000, một trong những điều khiến tôi ân hận nhất là, nhớ lại, thấy dường như, từ lúc trưởng thành, chưa bao giờ tôi ôm bà, vỗ về bà và nói thương bà. Như điều tôi thường làm với bạn bè người Úc.

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Người Việt Thích Nổ

Nguyễn Hưng Quốc
14.04.2015

Năm 2011, nhân các thảm họa xảy ra tại Nhật, giới cầm bút hay nói đến văn hóa ứng xử của người Nhật, từ đó, ít nhiều liên hệ đến người Việt.

So sánh người Việt và người Nhật, chắc chắn chúng ta thua nhiều thứ. Nhưng có một điều chúng ta nhất định không thua: tật nổ.

Tôi không nói đến từng cá nhân. Từ góc độ cá nhân, ở đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp những kẻ khoác lác. Người Việt Nam chưa chắc đã hơn. Thậm chí còn thua nữa là khác. Ở đây, tôi muốn nói đến người Việt với tư cách một tập thể.

Sống ở Úc khá lâu, tôi chỉ nghe người Úc, từ giới chính trị gia đến giới trí thức hay giới bình dân, hay nói Úc là một quốc gia may mắn (lucky country), nhưng thường thì người ta nhấn mạnh thêm: May mắn, chưa đủ; Úc cần phải trở thành một quốc gia giàu kỹ năng (clever country), hoặc, hơn nữa, một quốc gia giàu sáng kiến (smart country). Đất rộng và nhiều tài nguyên thiên nhiên, chưa đủ; người Úc cần có chiến lược thật sáng suốt để khai thác và tận dụng những của cải Trời cho ấy.

Ở Việt Nam thì ngược lại. Ở đâu chúng ta cũng nghe những tiếng nổ um trời. Trên báo chí. Trên tivi. Trên các đài phát thanh. Về địa thế thì Việt Nam nằm ở điểm giao lưu của hai nền văn hóa cổ kính và lớn nhất châu Á: Trung Hoa và Ấn Độ. Về thiên nhiên thì “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”. Về lịch sử thì đánh thắng hết đế quốc này đến đế quốc khác. Về đảng và lãnh tụ thì là “đỉnh cao trí tuệ của nhân loại”. Còn về con người thì toàn là anh hùng, ra ngõ là gặp ngay anh hùng, khiến cả thế giới đều ngưỡng mộ; ngưỡng mộ đến độ nhiều người ngoại quốc cứ mơ ước có một phép lạ nào đó biến mình thành... người Việt Nam.

Nhiều người đã phê bình cái tính thích nổ ấy. Sớm, thẳng thắn và cay đắng nhất là Nguyễn Duy trong bài thơ “Nhìn từ xa... Tổ quốc” sáng tác năm 1988, trong đó có mấy câu:

xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày?
[...]
Xứ sở thông minh
sao thật lắm trẻ con thất học

lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
[...]
Xứ sở thật thà
sao thật lắm thứ điếm
điếm biệt thự - điếm chợ - điếm vườn...

Tuy nhiên, ở đây, tôi sẽ không bàn đến khoảng cách giữa những điều người ta tuyên truyền và thực tế. Tôi chỉ muốn tập trung vào một sự nghịch lý khác: trong sự khoác lác của người Việt, đặc biệt của bộ máy tuyên truyền, có cái gì như thiếu tự tin, nếu không muốn nói thẳng ra là tự ti. Mà thật ra, về phương diện tâm lý, sự khoác lác thường xuất phát từ sự tự ti hơn là tự hào thực sự. Và vì tự ti cho nên khi khoác lác, người ta hay cầu cạnh đến một số thế lực khác, chủ yếu là từ người ngoại quốc.

Chuyện báo chí Việt Nam đánh bóng tên tuổi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cách đây mấy năm là một ví dụ điển hình (1). Người Việt khen nhau, người ta thấy chưa đủ. Người ta cần một người ngoại quốc. Nếu không có người ngoại quốc có thẩm quyền thì người ta bắt đại một ông chuyên về rác và các loại chất phế thải. Nếu không có thật thì người ta bịa. Tiêu biểu nhất là vụ Vũ Hạnh bịa ra cái tên A. Pazzi, một người Ý, khi in cuốn Người Việt cao quý ở Sài Gòn vào năm 1972. Sau này, Vũ Hạnh tiết lộ là động cơ chính thúc đẩy ông viết cuốn sách ấy là để kích động lòng tự hào dân tộc, từ đó, gián tiếp tiếp sức cho phong trào phản chiến và chống Mỹ do cộng sản chủ trương lúc ấy. Nhưng để kích động lòng tự hào dân tộc mà lại phải mượn một cái tên ngoại quốc, kể cũng mỉa mai quá, phải không?

Những chuyện mượn danh và uy tín của người ngoại quốc để tự khen mình hoặc để chứng minh điều gì đó là đúng nhan nhản trên sách báo và ở các hội trường tại Việt Nam. Trong viết lách, nhiều người cho việc trích dẫn một tác giả Việt Nam khác là xoàng. Trích dẫn, phải trích dẫn một tác giả ngoại quốc mới là sang. Không đọc được ngoại ngữ thì trích dẫn qua trung gian của một tác giả Việt Nam khác nhưng lại giấu nhẹm tên tuổi tác giả Việt Nam ấy đi!

Chán.

***

Chú thích:
1.Xem bài ““Báo chí nước ngoài” ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Thật ra chỉ là một trò lừa bịp!” của Nguyễn Tôn Hiệt trên http://tienve.org/home/activities/viewT ... rkId=11922 và bài “Thông Tấn Xã Việt Nam biến rác thành vàng để lừa bịp nhân dân” cũng của Nguyễn Tôn Hiệt trên http://tienve.org/home/activities/viewT ... rkId=11928.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

'Ngày Ðại Họa'

Lê Tuấn

(Bài viết cho mục Hồi Ức 30 Tháng Tư và Ðời Tị Nạn)

Trước năm 1975, tôi là sĩ quan bộ binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ ngày ra trường đến ngày mất nước, 30 Tháng Tư 1975,
biên cương là nhà và ít khi tôi có dịp về thăm cha mẹ. Mỗi lần tôi được vài ngày phép về, mẹ tôi mừng mừng tủi tủi và nói:
“Con lớn rồi sao không lập gia đình, ưng cô nào cha mẹ cưới cho, có cháu nội cha mẹ vui.”
Image
Trong tù cải tạo. Cảnh trong phim Vượt Sóng của đạo diễn Hàm Trần. (Hình: Internet)



Tôi chỉ cười hề hề và nói: “Từ từ mẹ ạ,” và tôi giải thích cho mẹ tôi hiểu: “Con bây giờ ở nơi tiền tuyến, từng giây, từng phút đối diện với quân thù không biết việc gì xảy ra cho con, độc thân thì quá dễ chẳng liên lụy với ai cả, nếu có vợ có con thì thật là phiền phức, cảnh vợ góa, con côi tội lắm, hơn nữa con và vợ con chỉ gần nhau vài ngày một năm thì đâu có hạnh phúc, chỉ gây thêm cảnh kẻ nhớ người mong, mẹ ạ.” Nghe tôi giải thích, mẹ tôi lặng thinh.

Thế rồi ngày 30 Tháng Tư năm 1975 ập đến đem tang tóc cho cả miền Nam Việt Nam. Ðơn vị tôi lúc đó chạy về Thủ Ðức, sau khi nghe lệnh đầu hàng, tôi rất bàng hoàng và buồn bã trước cái cảnh chia tay giữa đồng đội đã từng sống chết bên nhau, chia nhau từng mẩu thuốc, bây giờ mỗi người tự lo liệu lấy. Khi mọi người đi hết còn lại một mình tôi đứng ngoài hàng hiên một ngôi nhà ngói cũ xưa.

Tôi rút khẩu colt 45 định kết liễu đời mình cho xong thì nghe tiếng gọi: “Anh Tuấn vào đây thay quần áo kẻo nguy hiểm lắm.” Tôi quay lại thấy một thiếu nữ đứng bên cửa, không hiểu sao cô lại biết tên tôi, thì ra tôi còn mặc bộ quân phục, cấp bậc và bảng tên còn nguyên vẹn. Cô đưa cho tôi bộ thường phục và đôi dép. Tôi thay quân phục và cô đem khẩu colt 45 ném xuống giếng bên cạnh nhà. Tôi cảm ơn cô và vội vàng hòa với dòng người di tản về Saigon, về đến nhà mới hay mình mặc áo đàn ông nhưng quần đàn bà.

Nghe tin phải trình diện cải tạo vào sáng mai, chiều hôm đó tôi gấp bộ đồ và đôi dép, đạp xe lên Thủ Ðức để trả lại và cám ơn cô vào khoảng 4 giờ chiều. Cô mời tôi vào nhà và nói: “Cha mẹ em đi Biên Hòa thăm người bà con mới chết, có một mình em ở nhà thôi.”

Tôi và cô nói chuyện đến 6 giờ chiều vẫn chưa thấy cha mẹ cô về, chúng tôi hỏi thăm nhau gia cảnh và đủ thứ chuyện, cô rất lo lắng cho số phận của các sĩ quan đi trình diện cải tạo ngày mai, cô cho tôi địa chỉ và tên họ “Tô Mỹ Phương” cái tên sao mà đẹp quá, tôi nói đùa: “Bộ em là cháu nội của Tô Ðông Pha hay là Tô Ðịnh?” Cô trả lời, “em hổng biết.” Sau cùng trời chuyển mưa, tôi tạm biệt ra về, trong lúc chia tay mắt cô ứa lệ và không hiểu tại sao mà chúng tôi ôm nhau rồi hôn nhau, trong lúc đó tay tôi đụng hẹ vào ngực cô (bên ngoài áo và chỉ vô tình thôi nhé). Cô nói với tôi: “Nụ hôn đầu tiên.”

Thời gian cải tạo lúc ở Long Khánh, Phú Quốc, Hoàng Liên Sơn, khi quân Tàu đánh Lạng Sơn thì di chuyển về Vĩnh Phú. Cô thăm nuôi tôi cả thảy 10 lần, 6 lần ở trong Nam và 4 lần ở ngoài Bắc, lần cuối cùng cô thăm tôi là lúc tôi đang bệnh rất nặng, tôi phải nhờ bạn bè dìu ra và đem đồ thăm nuôi vào trại. Tối hôm đó, tôi hôn mê không còn biết cô đã tiếp tế những thứ gì. Theo bạn bè kể lại, tôi đã chết lúc gần sáng, sáng hôm sau cán bộ cho hai người đào huyệt và sau đó cho hai người khiêng tôi đem chôn, nhưng khi đến nơi huyệt còn nông quá phải cho đào sâu thêm. Họ đặt tôi nằm bên cạnh và cả bốn người cùng đào. Khi xong thì tôi hồi tỉnh lại, thở và chân tay cử động nhẹ. Cán bộ ra lệnh chôn nhưng bốn người bạn năn nỉ xin đem tôi về trại. Cán bộ quyết định chôn và nói: “Trước sau gì nó cũng chết, chôn để khỏi mất thì giờ.” Cả bốn người bạn năn nỉ mãi và cuối cùng tôi được khiêng về trại. Anh em lấy đồ tiếp tế của tôi gồm một ít sữa bột, vài ký gạo, thuốc tây, anh em cho tôi uống sữa và uống thuốc nhưng mất cả 3 tháng trời tôi mới tạm bình phục.

Khoảng 3, 4 năm sau tôi không thấy cô đến thăm, tôi buồn và đặt nhiều nghi vấn, tôi tự hỏi, có thể cô đã sang sông hay việc gì chẳng lành đã xảy ra... “Chết hay cô đã đi lấy chồng?”

10 năm sau tôi được tha về, việc đầu tiên là đi thăm mộ cha mẹ tôi đã qua đời khi tôi còn ở trong tù, hôm sau đạp xe lên Thủ Ðức thăm cô và gia đình cùng cám ơn cô đã thăm nuôi tôi. Vừa bước vào nhà, tôi thấy hình cô trên bàn thờ, lòng tôi quặn đau, nước mắt cứ tuôn trào, tôi khóc và khóc rất nhiều không nói nên lời. Mười phút sau tôi mới thưa chuyện được với cha mẹ cô và được ông bà cho biết, cô chết sau khi ra Bắc thăm nuôi tôi trở về đến Quảng Bình xe bị tai nạn, vì đường sá xa xôi khó khăn, khi gia đình biết tin ra đến Quảng Bình thì cô đã được chôn cất ở nghĩa trang. Ba năm sau, gia đình ra Quảng Bình để đem hài cốt về thì nghĩa trang đã bị giải tỏa để xây nhà cho cán bộ, không biết hài cốt để đâu?

Nghe kể đến đó, tôi lại khóc và thưa: “Thưa hai bác, vì con mà Phương chết, xin hai bác tha thứ cho con.” Ông bà cũng sẵn lòng thông cảm vì chuyện đã rồi.

Thời gian được tha về, thỉnh thoảng tôi đến thăm ông bà, sau mấy lần vượt biên thất bại, sau cùng tôi đi đường bộ sang Campuchia và Thái Lan. Năm 1987, tôi đến Hoa Kỳ, cố gắng học hành và có việc làm ổn định. Tôi đã lấy tên bài hát “10 năm yêu em và cũng là mãi mãi” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng để làm kim chỉ nam cho cuộc sống và thường giúp đỡ cha mẹ Phương hàng năm.

Tháng 5, 2010, tôi về hưu, trong lúc nhàn rỗi, tôi làm một chuyến du lịch Hồng Kông-Trung Quốc-Thái Lan-Việt Nam, lần này cũng như ngày ra tù, việc đầu tiên là đi thăm mộ cha mẹ tôi, hôm sau đi Thủ Ðức thăm cha mẹ Phương.

Nhiều năm xa cách, ông bà không nhận ra tôi, sau khi tôi giới thiệu mới nhận ra nhau, thế là trong nhà như có đám tang, chúng tôi ôm nhau khóc đến nỗi hàng xóm chạy qua xem có chuyện gì xảy ra.

Trong lúc ăn cơm, ông bà hỏi tôi gia cảnh, đời sống bên Mỹ và đủ thứ chuyện, sau cùng ông bà muốn đề nghị “tình chị duyên em” nghĩa là tôi cưới em của Phương là Tô Mỹ Phượng là dược sĩ. Tôi trả lời: “thưa hai bác, cho con suy nghĩ.”

Về đến Mỹ tôi suy nghĩ nhiều, Phương đã chung tình và hy sinh cả mạng sống để cho tôi được sống, vậy bây giờ tôi phụ tình sao? Hơn nữa 60 năm cuộc đời, bây giờ tôi đã lố 6 năm, vậy còn gì là đời nữa. Kính mong quý vị cho vài lời khuyên sao cho “tốt đạo đẹp đời,” đẹp lòng người chết và vui lòng người sống.

Post Reply