TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Tổng Thống Vladimir Putin là 'vua' trễ hẹn
Sunday, June 14, 2015 3:23:36 PM

LONDON, Anh (NV) - Kiên nhẫn là đức tính tốt nhưng ít có ai bắt một vị giáo hoàng phải chờ mình, ngoại trừ Tổng Thống Nga Vladimir Putin,
theo báo Guardian, hôm Thứ Tư vừa qua, khi ông vào Vatican diện kiến Đức Giáo Hoàng Francis trễ mất một tiếng đồng hồ.

Image
Hồng Y Georg Ganswein (phải) hướng dẫn Tổng Thống Vladimir Putin vào gặp
Đức Giáo Hoàng Francis sau khi nhà lãnh đạo Nga đến trễ một tiếng đồnghồ. (Hình: Franco Origlia/Getty Images)
Chuyện ông Putin đi trễ đã trở thành huyền thoại.

Các phóng viên dự họp báo ở Điện Kremlin cho biết họ phải ngồi chờ ông Putin hàng giờ là chuyện bình thường.

Chuyện đến trễ ông Putin khác biệt tùy theo mỗi vị lãnh đạo ông tiếp xúc.

Đối với ông Putin, nể nang lắm ông mới cho chờ chỉ một tiếng.

Hồi năm 2013, khi gặp Đức Giáo Hoàng Francis lần đầu tiên, ông đến trễ 50 phút.

Ông Viktor Yanukovych, tổng thống Ukraine bị dân truất phế, có lần phải chờ ông Putin mất bốn tiếng, trong khi các lãnh đạo Âu Châu cho hay họ thường phải đợi từ một giờ trở lên.

Năm 2003, ông Putin diện kiến Nữ Hoàng Elizabeth của Anh trễ mất 14 phút, và trước đó một năm, phụ huynh các em nhỏ bị thiệt mạng tai nạn máy bay phải chờ ông tại nghĩa địa mất hai giờ.

Hồi năm 2012, ông Putin lỗi hẹn với ông John Kerry tại Moscow đến ba tiếng đồng hồ, khiến ông ngoại trưởng Mỹ phải cắn móng tay đi bách bộ ngoài Quảng Trường Đó, chờ “bật đèn xanh” mới vào bên trong Điện Kremlin.

Nhiều người nghĩ rằng việc ông Putin đi trễ xuất phát từ một chủ trương tâm lý có tính toán.

Nói gì thì nói, đi trễ là “nghề của chàng” từ thuở hàn vi của ông Putin.

Bà Lyudmila Putina, vợ cũ của ông Putin, có lần kể lại kỷ niệm đầy nước mắt hai người hẹn hò nhau lúc mới quen.

Bà nói, “Tôi không bao giờ trễ hẹn nhưng anh Vladimir thì cứ luôn như thế. Anh đến trễ một tiếng rưỡi là chuyện bình thường. Tôi nhớ mình đứng chờ ở trạm tàu điện. Trễ 15 phút cũng được đi, nửa giờ cũng được nốt. Nhưng khi một giờ đã trôi qua mà anh ấy cũng chưa thấy tăm hơi, tôi chỉ biết khóc.” (TP)

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Tây Phương bắt đầu phong tỏa tài sản Nga trong vụ Yukos
Friday, June 19, 2015 7:18:39 PM

BỈ (NV) - Hôm Thứ Sáu, đại sứ Bỉ ở Moscow được triệu đến Bộ Ngoại Giao Nga để nhận lời phản đối chính thức sau khi tòa án Bỉ
ra lệnh tịch thu tài sản của nhà nước Nga trong biện pháp liên quan đến vụ án về công ty dầu khí Yukos hiện nay không còn hoạt động. Chính quyền Nga nói rằng vụ tịch biên tài sản “là hành động thù địch” và “vi phạm thô bạo luật quốc tế.”

Image
Xưởng lọc dầu Novokuibyshev ở vùng Samara, Nga, một trong nhiều cơ sở trước kia của Yukos, nay thuộc về Rosneft.
(Hình: Sasha Mordovets/Getty Images)


Trước đó Pháp cũng đã có hành động tương tự. Hai nước Tây Âu này thi hành phán quyết Tháng Bảy năm ngoái của tòa án trọng tài quốc tế The Hague, rằng Nga phải bồi thường cho các cổ đông của công ty dầu khí Yukos, và các cổ đông ấy bây giờ đòi hỏi họ phải được nhận khoản tiền $50 tỷ.

Năm ngoái Bộ Tài Chính Nga tuyên bố phán quyết của tòa The Hague chỉ “một phía” và “thiên vị chính trị,” Nga sẽ kháng cáo và “trông đợi có kết quả công bằng.” Tuy nhiên cho tới nay mọi chuyện vẫn ở nguyên trạng, chưa có hướng phân xử nào khác. Giới luật sư bình luận rằng nếu Nga không chấp nhận phán quyết, có thể xảy ra việc tịch thu tài sản của Nga ở nước ngoài, và việc ấy bây giờ đang xảy ra.

Truyền thông Nga cho biết 47 doanh nghiệp Bỉ và Nga đăng ký hoạt động tại khu Brussels đã được thông báo hôm Thứ Tư rằng họ phải nộp một danh sách những tài sản của Nga mà họ sở hữu, trong vòng 15 ngày.

Theo hãng tin Nga Interfax, khoản địa ốc trị giá $1.9 tỷ của Nga trên lãnh thổ Bỉ sắp bị tịch biên. Còn theo AFP, Pháp cũng đã tịch thu tài khoản của nhà nước Nga trong 40 ngân hàng cùng với các bất động sản, cả thảy từ 8 đến 9 tòa nhà, Chủ tịch một chi nhánh ngân hàng Nga, VTB, ông Mikhail Zadornov, nói với đài Rossiya-24 rằng toàn bộ tài khoản của các công ty Nga “đã bị đóng băng” hôm thứ Tư và chỉ có tài khoản ngoại giao thoạt đầu cũng bị phong tỏa nhưng rồi được mở lại

Tỷ phú Mikhail Khodorkovsky, chủ tịch Yukos, công ty dầu khí lớn nhất ở Nga, năm 2003 bị bắt và bị truy tố các tội danh lừa đảo, trốn thuế, cùng nhiều vi phạm khác. Năm 2006 Yukos khai phá sản và năm 2007 bị giải tán. Một tập đoàn công ty quốc doanh Nga thâu tóm Yukos, sáp nhập vào Rosneft, một công ty của giới thân cận với Tổng Thống Vladimir Putin. Tòa trọng tài quốc tế ở Hòa Lan cho rằng các quan chức Nga đã dùng thủ đoạn pháp lý đẩy Yukos vào tình trạng đó nhằm chiếm đoạt tài sản.

Một bản thông cáo đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Nga yêu cầu Bỉ “đảo ngược quá trình tịch biên tài sản,” nếu không, chính quyền Nga sẽ có biện pháp “nhắm vào chính sứ quán Bỉ hoặc các quan chức của họ ở Nga,” Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng “Nga cùng những cơ quan đại diện Nga trong tiến trình này sẽ dùng mọi khả năng luật pháp để biện hộ.”

Sau 10 năm trong nhà tù Nga, ông Khodorkovsky, được Tổng Thống Putin ân xá tháng 12 năm 2013 và hiện sống tại Thụy Sĩ, tuyên bố hoan nghênh các quyết định của tòa án Bỉ và Pháp. Theo lời ông, “thật là tuyệt” khi các cổ đông “có cơ hội tìm lại tài sản” và ông mong sẽ nhìn thấy số tiền từ các tài sản đó đi vào những “dự án có ích cho xã hội Nga.”

Công ty GML, từng là cổ đông lớn nhất của Yulkos, đứng đơn kiện xin thi hành án lệnh của tòa trọng tài quốc tế. Luật sư bên nguyên nói ngoài việc làm cho Yukos phá sản, Nga còn bán tài sản của Yukos cho các doanh nghiệp nhà nước vì mục đích chính trị. Ông Tim Osborne, giám đốc của GML, một công ty cổ phần do năm cổ đông lớn của Yukos thành lập, hôm Thứ Năm cho biết tiến trình thu giữ tài sản Nga cũng được tiến hành ở Anh, Mỹ và sẽ tới nhiều quốc gia khác. Ông nói rằng việc làm này dễ dàng với luật lệ tại Pháp và Bỉ trong khi chờ đợi kết quả tranh chấp về bồi thường của Yukos. Biện pháp ở Bỉ khởi sự hôm Thứ Năm trong khi ở Pháp đã thi hành từ khoảng hai tuần lễ trước.

Theo lời ông: “Nga không trả lại tiền cho chúng tôi, do đó chúng tôi chỉ còn cách nhờ tới pháp luật.” Ông giải thích thêm rằng đây mới chỉ là biện pháp phong tỏa tài sản: “Chúng tôi chưa lấy của họ cái gì. Chúng tôi chỉ ngăn chặn họ sử dụng.”

Luật gia Florian Otto của công ty tư vấn Maplecroft, không tin rằng Nga sẽ đồng ý trả tiền “vì điều này có thể được xem như thừa nhận việc thu giữ tài sản của Yukos là phi pháp - một quan điểm mà Ðiện Kremlin không bao giờ chấp nhận.”

Bộ Ngoại Giao Nga yêu cầu Bỉ “có biện pháp tức thời khôi phục quyền sở hữu của Liên Bang Nga,” bảo đảm hoạt động bình thường của các tổ chức Nga và những thực thể hợp pháp của Nga tại Bỉ. Ông cảnh cáo Brussels có thể phải đối mặt với “những biện pháp trả đũa thích đáng” đối với tài sản của Bỉ ở Nga, bao gồm tài sản thuộc về Ðại Sứ Quán Bỉ ở Moscow.

Bộ trưởng Phát Triển Kinh Tế Nga, Alexei Ulyukayev, cho biết số tiền của Nga bị phong tỏa tại Pháp và Bỉ “không đáng kể,” nhưng chính phủ của ông coi những vụ tịch thu này là bất hợp pháp và sẽ thách thức.

Thứ trưởng ngoại giao Nga, Vasily Nebenzya, nói với hãng tin Interfax: “Nga đang xem xét vụ này. Thời gian sẽ cho biết câu trả lời của chúng ta,” và nhấn mạnh thêm: “Nên hiểu rằng những hành động như thế sẽ gặp phản ứng đáp trả.”

Bộ Ngoại Giao Bỉ giải thích rằng việc thu giữ những tài sản là do thừa phát lại tòa án, không có sự can dự của chính quyền, tuy nhiên Moscow bác bỏ lập luận này.

Vụ tranh tụng pháp lý Yukos là thêm một căng thẳng trong sự đối đầu giữa Nga với Tây Phương về cuộc khủng hoảng Ukraine với nhiều biện pháp trùng phạt và cấm vận còn đang tiếp diễn. Ngoại Trưởng Sergei Lavrov nói rằng ông không là người tin chuyện gì cũng có âm mưu, nhưng việc Tây Phương phong tỏa tài sản xảy ra đúng vào lúc Nga đang tổ chức hội nghị Diễn Ðàn Kinh Tế Quốc Tế tại Saint Petersburg, bắt buộc phải hoài nghi về ý đồ gây rắc rối trở ngại.

Tuy nhiên phát biểu trước Diễn Ðàn hôm Thứ Sáu, Tổng Thống Vladimir Putin không đề cập tới chuyện ấy và bày tỏ những lời lẽ hòa hoãn. Ông nói: “Nga luôn luôn mở cửa với thế giới và sự hợp tác của chúng tôi với những trung tâm phát triển kinh tế toàn cầu mới không có nghĩa rằng chúng tôi kém quan tâm đến sự đối thoại và cộng tác cùng các đối tác Tây Phương truyền thống.” (HC)

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Quốc Hội Miến Ðiện ngăn bà Suu Kyi tranh cử tổng thống
Thursday, June 25, 2015 6:08:58 PM


YANGON, Miến Ðiện (AP) - Quốc Hội Miến Ðiện hôm Thứ Năm bỏ phiếu bác bỏ một số dự thảo tu chính Hiến Pháp, nhằm bảo đảm là quyền phủ quyết
của quân đội được giữ nguyên và nhà lãnh đạo phía đối lập Aung San Suu Kyi sẽ không thể trở thành tổng thống trong cuộc bầu cử năm nay.

Image
Bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa Bình, phát biểu trong một buổi họp báo tại tòa nhà Quốc Hội Miến Ðiện hôm Thứ Năm,
25 Tháng Sáu, 2015. Quốc Hội Miến Ðiện vừa bỏ phiếu ngăn bà được tranh cử tống thống năm nay. (Hình: AP Photo/Aung Shine Oo)

Quốc Hội Miến Ðiện chấm dứt cuộc tranh luận kéo dài 3 ngày về các đề nghị tu chính bản Hiến Pháp năm 2008, theo đó cấm bà Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa Bình, được tranh cử tổng thống và cho quân đội quyền phủ quyết mọi nỗ lực thay đổi Hiến Pháp.

Cuộc tranh luận này là nỗ lực sau cùng nhằm tháo bỏ chướng ngại ngăn trở việc bà Suu Kyi có cơ hội trở thành tổng thống trong tương lai gần. Ðảng Liên Ðoàn Quốc Gia Dân Chủ của bà Suu Kyi dự trù sẽ thắng lớn trong cuộc bầu cử tới, có thể diễn ra vào Tháng Mười Một.

“Tôi không ngạc nhiên về kết quả này,” bà Suu Kyi tuyên bố với báo chí. “Ðiều này cho thấy rõ ràng là Hiến Pháp sẽ không bao giờ được thay đổi nếu có sự chống đối của quân đội.”

Thành phần sĩ quan được bổ nhiệm vào Quốc Hội Miến Ðiện nói rằng việc duy trì bản Hiến Pháp hiện nay là điều cần thiết để gìn giữ an ninh trật tự trong quốc gia mà nền dân chủ vẫn còn non yếu. (V.Giang)

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Ba vụ khủng bố đồng thời ở Pháp–Tunisia–Kuwait; ít nhất 65 chết
Friday, June 26, 2015 6:08:11 PM

SOUSSE, Tunisia (AP) — Một tay súng hạ sát ít nhất 37 người tại khu nghỉ mát Sousse ở Tunisia,
là vụ tấn công thứ ba của khủng bố hôm Thứ Sáu ở Trung Đông, Âu Châu và Phi Châu.

Image
Lực lượng an ninh Tunisia canh giữ trước khách sạn RIU Imperial Marhaba ở Sousse, 90 dặm phía Nam thủ đô Tunis, Tunisia.
(Hình: Amine Landoulsi/Anadolu Agency/Getty Images)



Trong vụ tấn công vào xưởng hóa chất của một công ty Mỹ ở Pháp, chỉ có một số người bị thương sau khi một nạn nhân chưa rõ lai lịch bị chặt đầu.

Tại Kuwait, ít nhất 27 người thiệt mạng khi bom nổ trong một giáo đường Hồi Giáo Shiite vào giờ cầu nguyện.

Ít nhất 65 người chết trong ba vụ khủng bố này. Ngoài ra cuộc tấn công của Al-Shabaab, nhóm loạn quân Hồi Giáo có liên hệ với Al-Qaeda, vào một tiền đồn của lực lượng đa quốc Amisom (African Union Mission in Somalia) làm ít nhất 30 binh sĩ Phi Châu chết.

Cho đến bây giờ chưa rõ ba vụ khủng bố, xảy ra gần như cùng lúc, có liên quan với nhau như thế nào. Tuy nhiên trước đó nhóm quá khích Nhà Nước Hồi Giáo (IS) đã đưa ra lời kêu gọi các thành viên của họ “hãy làm tháng lễ Ramadan trở thành một tháng tai họa cho những kẻ ngoại giáo.”

IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ nổ bom ở Kuwait, nhưng chưa biết động lực của vụ bạo hành ở Pháp và Tunisia.

Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên bộ quốc phòng Hoa Kỳ, lên án các vụ khủng bố và xác định là Hoa Kỳ đoàn kết với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống IS cùng những tổ chức quá khích khác. Theo ông, mặc đầu một nhóm IS nhận trách nhiệm, nhưng còn cần tìm hiểu xem những hành động này được hoạch định chung hay chỉ là một sự trùng hợp tình cờ về thời gian.

Tại Tunisia, một thanh niên rút khẩu AK-47 giấu trong chiếc dù ra bắn vào những du khách đang tắm nắng trên bãi biển trước khách sạn RIU Imperial Marhaba Hotel. Sau đó hung thủ đến khu hồ tắm của khách sạn rồi đi vào trong nhà tiếp tục nổ súng hạ sát thêm nhiều người trước khi bị cảnh sát bắn chết.

Rafik Chelli thuộc bộ nội vụ Tunisia, nói với hãng tin AP rằng hung thủ là một sinh viên trẻ tuổi trước đây chưa từng bị cơ quan an ninh lưu ý tới nhưng theo ông chắc chắn có liên hệ với những phần tử quá khích.

Hồi Tháng Ba, vụ tấn công vào một bảo tàng viện nổi tiếng ở thủ đô Tunis của Tunisia làm chết 22 người hầu hết là du khách. Cuộc tấn công hôm Thứ Sáu có vẻ cũng nhằm mục đích gây thiệt hại cho kỹ nghệ du lịch tại Tunisia, và khiến cho người ta phải đặt vấn đề về khả năng bảo vệ an ninh của chính phủ nước Hồi Giáo Bắc Phi này.

Các nạn nhân hầu hết là du khách Anh, Đức, Bỉ và Tunisia. Một phụ nữ Ireland đến Tunisia nghỉ mát cùng với chồng cũng bị bắn chết nhưng ông chồng thoát nạn vì không ra ngoài bãi biển lúc đó.

Ngôi đền Hồi Giáo Imam Sadiq ở thủ đô Kuwait là một trong những giáo đường cổ nhất của người Hồi Giáo Shiite tại quốc gia có 2/3 là Hồi Giáo Sunni. Nhóm Naij Province, một chi bộ của IS, nói rằng một chiến binh tự sát của họ đã thực hiện vụ đánh bom và đây là cuộc tấn công thứ ba của họ trong vòng năm tuần lễ. Bộ nội vụ Kuwait cho biết có 227 người bị thương tất cả đều là nam giới trong đó có một số trẻ nhỏ.

Từ nhiều thập niên, ngoại trừ cuộc xâm lăng của Iraq thời Saddam Hussein, Kuwait là một trong những quốc gia ổn định và an ninh nhất tại Trung Đông. Năm 1983 có các vụ tấn công của các phần tử Hồi Giáo Shiite do Iran hỗ trợ nhắm vào các sứ quán Tây Phương. Nhưng bình thường Kuwait không phải là mục tiêu của khủng bố.

Một số người Kuwait chỉ trích chính quyền không có đủ những biện pháp đề phòng để bảo vệ dân Hồi Giáo Shiite. Abdullah al-Neybari, một cựu nghị sĩ thế tục, cho rằng vụ khủng bố vừa qua là lời cảnh tỉnh cho chính quyền cần phải có hành động mạnh hơn. (HC)

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Thành lập ngân hàng ở Á Châu do Trung Quốc lãnh đạo
Monday, June 29, 2015 5:36:29 PM

BẮC KINH, Trung Quốc (AP) - Đại diện các chính quyền muốn tham dự vào một ngân hàng Á Châu do Trung Quốc lãnh đạo đã ký kết thỏa thuận
hôm Thứ Hai theo đó cho Bắc Kinh nắm số phiếu lớn nhất nhưng không có quyền phủ quyết.

Image
Buổi lễ thành lập AIIB tại Bắc Kinh. (Hình: Getty Images)

Mỗi quốc gia thành viên Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (Asian Infrastructure Investment Bank AIIB) sẽ có được số phiếu tương ứng với số tiền đóng góp vào vốn huy động, dự trù lên tới $100 tỷ. Là quốc gia có mức đóng góp cao nhất, Trung Quốc sẽ có 26% số phiếu, Ấn Độ đứng hàng thứ nhì với 7.5% và Nga đứng hàng thứ ba với 5.9%.

Đề nghị thành lập AIIB của Trung Quốc bất ngờ có được sự hậu thuẫn nồng nhiệt của các đồng minh Hoa Kỳ, gồm cả Anh, Tân Tây Lan, Pháp, Úc, và Nam Hàn, dù rằng Washington không đồng ý. Cả Hoa Kỳ lẫn Nhật đều không xin làm thành viên ngân hàng này.

Việc thành lập AIIB là một phần của nỗ lực nhằm có tiếng nói lớn hơn trong lãnh vực tài chánh thế giới của Trung Quốc, vốn cho tới nay vẫn do Mỹ và Âu Châu thống lãnh.

Ngân hàng này dự trù sẽ đầu tư vào ngành hỏa xa, cảng hàng hóa và các dịch vụ chuyển vận thương mại khác. Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng AIIB sẽ lấn vào lãnh vực hoạt động của các cơ chế khác như Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và có thể hạ thấp tiêu chuẩn cho vay.

Có khoảng 57 quốc gia bày tỏ ý định gia nhập AIIB nhưng có một số đã không ký thỏa thuận hôm Thứ Hai. Philippines và sáu quốc gia khác, kể cả Thái Lan và Nam Phi sẽ không ký ngay lúc này mà đợi đến Tháng Mười Hai để có thêm chi tiết.

“Ngân hàng này là để đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở của Á Châu,” theo lời Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp tại Đại Sảnh Nhân Dân ở Bắc Kinh.

Ngân hàng sẽ do một tổng giám đốc lãnh đạo với nhiệm kỳ năm năm. Ngôn ngữ chính thức sẽ là tiếng Anh. (V.Giang)

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Ðan Mạch tái sử dụng nước tiểu để sản xuất bia
Friday, July 3, 2015 4:58:52 PM

COPENHAGEN, Ðan Mạch (NV) - Các nhà tổ chức lễ hội âm nhạc tại Ðan Mạch có sáng kiến giúp dân chúng đến tham dự
cùng góp tay bảo vệ môi sinh, theo Time Magazine, không gì khác hơn là yêu cầu họ đi tiểu vào nơi nhất định.

Roskilde, lễ hội âm nhạc lớn nhất Bắc Âu được tổ chức hằng năm tại Zealand, Ðan Mạch.

Image
Hình minh họa. (Hình: Getty Images/Mark Thompson)

Ban tổ chức dự trù năm nay có chừng 100,000 người tham dự và những người yêu nhạc không chỉ đến để lắc lư theo các ban nhạc như Florence and the Machine và Pharrell, mà còn kêu gọi họ góp tay vào chiến dịch mang tên “From Piss to Pilsner,” tạm dịch là “Từ Nước Tiểu đến Nước Bia.”

Ông Lief Nielsen thuộc Hội Ðồng Thực Phẩm và Nông Nghiệp Ðan Mạch (DAFC), nói: “Số lượng nước tiểu khổng lồ từ cả trăm ngàn người đến nghe nhạc có một tác dụng xấu đối với môi trường và hệ thống cống rãnh.”

Nay, các nhà tổ chức muốn để dành lượng nước tiểu ấy để tưới lúa mạch, là thành tố dùng để làm bia.

Dân đi nghe nhạc được yêu cầu đi tiểu vào những máng kim loại, nơi có tấm biển ghi hàng chữ: “Ðừng phí nước tiểu của bạn. Nông dân có thể biến chúng thành bia trở lại.”

Nước tiểu từ máng dẫn đến những bồn chứa đặc biệt và sau cùng sẽ đem tưới thay phân bón lên lúa mạch dùng sản xuất thành bia.

Cơ quan DAFC hy vọng thu được chừng 25,000 lít nước tiểu trong dịp lễ hội sắp tới.

Ðến năm 2017, dân đi nghe nhạc sẽ có dịp thưởng thức bia làm từ phân bón do họ sản xuất năm nay. (TP)

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Trung Quốc e ngại phong trào bài Hoa ở Thổ Nhĩ Kỳ
Monday, July 6, 2015 3:54:49 PM

BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Trung Quốc đưa ra thông cáo nhắc nhở kiều dân du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ,
hãy coi chừng trước phong trào chống Trung Quốc ở đây, theo tường thuật của Aljazeera.

Image
Người Uy Ngô Nhĩ sống ở Thổ Nhĩ Kỳ và dân bản xứ biểu tình phản đối Trung Quốc

đàn áp người Uy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. (Hình: AP/Lefteris Pitarakis)


Bản thông cáo đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm Chủ Nhật, thêm rằng đã có một số du khách Trung Quốc bị “tấn công và quấy nhiễu.”

Thông cáo nói, hiện xảy ra “nhiều” cuộc biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ chống nhà nước Trung Quốc.

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây trước việc người Uy Ngô Nhĩ bị ngược đãi ở Tân Cương, nơi thuộc miền Tây Trung Quốc.

Nhiều nguồn tin quốc tế cho biết, người Uy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị cấm cử hành lễ và ăn chay trong thời gian Ramadan của người Hồi Giáo.

Việc Trung Quốc đối xử với người Uy Ngô Nhĩ là vấn đề hệ trọng đối với nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ vì họ cho là có chung một nền văn hóa và tôn giáo với người Uy Ngô Nhĩ.

Hôm Thứ Sáu, Thổ Nhĩ Kỳ loan báo tiếp tục mở cửa đón nhận người tị nạn Uy Ngô Nhĩ.

Bản thông cáo của chính phủ Trung Quốc có đoạn viết: “Tuyệt nhiên chớ nên đến gần hoặc quay phim, chụp hình các cuộc biểu tình, đồng thời hạn chế tối đa các cuộc sinh hoạt ở bên ngoài.”

Nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Hurriyet tường thuật vụ một đám nhỏ người bản xứ hồi tuần qua tấn công một nhà hàng Tàu ở khu sầm uất Tophane tại thủ đô Istanbul, đập phá các cửa sổ.

Hôm Chủ Nhật, nhiều trăm người biểu tình tuần hành đến tòa lãnh sự Trung Quốc ở Istanbul, hô hào khẩu hiệu chống Trung Quốc.

Trước đó, một số người đem cờ Trung Quốc ra đốt.

Một người biểu tình nói: “Họ (người Uy Ngô Nhĩ) là anh em chúng tôi, hiện đang bị ngược đãi chỉ vì niềm tin tôn giáo.”

Người này tiếp: “Họ có làm gì sai đâu, họ bị kết tội chỉ vì họ là người Hồi Giáo. Thổ Nhĩ Kỳ hãy mở rộng vòng tay đón nhận người anh em, cứu họ khỏi vòng tay tàn bạo của cộng sản Trung Quốc.” (TP)

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Kết thúc thương thuyết nguyên tử Iran, thỏa thuận gần kề
Sunday, July 12, 2015 4:01:00 PM

VIENNA, Áo (NV) – Các nhà ngoại giao Iran và sáu cường quốc thế giới hôm Chủ Nhật vừa hoàn tất phiên thảo luận có thể được xem là cuối cùng,
sau hai năm thương thuyết về chương trình nguyên tử của Iran, theo tường thuật của Tribune Washington Bureau.

Image
Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry rời khách sạn ở Vienna, nước Áo, khi trên đường đến dự thánh lễ tại nhà thờ St Stephen's Catheral,
hôm Chủ Nhật 12 tháng Bảy, 2015. (Hình: AP/Carlos Barria)


Có nhiều chỉ dấu cho thấy một thỏa thuận toàn diện sẽ được loan báo nội trong ngày Thứ Hai.

Sau 16 ngày mặc cả, ngoại trưởng các nước gặp gỡ nhau tối Chủ Nhật, mà các giới chức cho biết sẽ không có thêm cuộc họp nào khác trước ngày Thứ Hai.

Vào đầu ngày, các nhà ngoại giao nói, nếu các nhà thương thuyết hoàn tất cuộc thương thảo, văn bản chung cuộc dài dòng này sẽ được gửi đến Washington, DC và Tehran để chờ duyệt lại lần cuối, với kỳ vọng rằng kết quả sẽ được tiết lộ công khai vào Thứ Hai, ngoại trừ cuộc nói chuyện gặp trở ngại nào đó vào phút chót.

Ngoại Trưởng John Kerry của Mỹ và Ngoại Trưởng Laurent Fabius của Pháp đều nhấn mạnh trước buổi họp hôm Chủ Nhật rằng vẫn còn những quyết định khó khăn.

Ông Fabius mô tả những cuộc gặp gỡ trong ngày Chủ Nhật như là “giai đoạn cuối” của các cuộc nói chuyện.

Các nhà thương thuyết đã từng thất bại, khi không đạt đến hai hạn kỳ trong vòng đàm phán lần này, và đang đối diện với hạn kỳ thứ ba vào đêm Thứ Hai.

Nếu một thỏa thuận không đạt được, ông Kerry sẽ gặp phải áp lực chính trị mạnh mẽ, mà ít nhất là phải tuyên bố tạm thời ngưng cuộc thương thuyết.

Tại Iran, các cơ quan thông tấn trích dẫn lời các viên chức nói rằng một thỏa thuận đã đạt được.

Iran, Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nga và Trung Quốc đã bỏ ra hai năm tìm cách đạt đến một thỏa thuận nhằm bãi bỏ cấm vận đối với Iran, nếu nước này đống ý hạn chế sản xuất vũ khí nguyên tử trong vòng 15 năm.

Thỏa thuận như vậy có thể giải quyết được, ít nhất trong thập niên tới hay lâu hơn nữa, một trong những mối lo về an ninh của cả thế giới, và cũng có thể mang lại những đổi thay khó đạt được ở vùng Trung Đông. (TP)

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Máy bay ném bom Nga rơi xuống sa mạc


Một oanh tạc cơ chiến lược Tu-95 hôm nay gặp sự cố trong lúc bay huấn luyện rồi rơi xuống miền đông Nga, toàn bộ tổ bay kịp nhảy dù thoát thân.


Image
Máy bay ném bom Tu-95 của Nga. Ảnh: RIA Novosti.


"Chuyến bay không mang theo đạn dược. Phi cơ rơi xuống khu vực sa mạc, không có thiệt hại trên mặt đất", RT dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Tổ bay đã kịp nhảy dù thoát thân.

Tai nạn xảy ra ở khu vực cách thành phố Khabarovsk, miền viễn đông Nga, khoảng 60 km. "Dữ liệu ban đầu cho thấy một van nhiên liệu bị hỏng và toàn bộ 4 động cơ ngừng hoạt động", Itar-Tass dẫn lời nguồn tin riêng nói. Oanh tạc cơ Tu-95 phát nổ và bị phá hủy hoàn toàn.

Một phi cơ vận tải An-12 và trực thăng vận tải Mi-8 đã được điều động để tìm kiếm thành viên tổ bay. Lực lượng cứu hộ hiện tìm thấy 5 người và còn hai người đang mất tích.

Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa cỡ lớn, 4 động cơ, của Nga. Nó được sử dụng quân đội từ năm 1956 và dự kiến hoạt động trong không quân Nga ít nhất là đến năm 2040.

Quân đội Nga gần đây gặp nhiều tai nạn liên quan đến máy bay, làm dấy lên lo ngại về độ an toàn của loại phương tiện chiến đấu này. Hồi đầu tháng, một chiến đấu cơ Sukhoi Su-24 cũng gặp nạn trong lúc bay huấn luyện ở miền viễn đông làm hai phi công thiệt mạng. Trong tháng 6, một chiếc Tu-95 lao khỏi đường băng ngay sau khi cất cánh làm các thành viên tổ bay bị thương. Bộ Quốc phòng Nga sau đó tạm thời không sử dụng Tu-95. Image
Vị trí thành phố Khabarovsk (chấm đỏ). Đồ họa: math.ucdavis.edu.


Như Tâm

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Tàu chiến Ai Cập bị dân quân Hồi Giáo bắn cháy
Friday, July 17, 2015 2:55:25 PM

CAIRO, Ai Cập (AP) – Dân quân Hồi Giáo Ai Cập kết hợp với tổ chức ISIS, khoe vừa bắn cháy một chiến hạm hải quân Ai Cập bằng hỏa tiễn,
khi chiếc tàu này đang bỏ neo gần duyên hải bán đảo Sinai, thuộc vùng biển Địa Trung Hải.

Image
Hình do dân quân Hồi Giáo Ai Cập kết hợp với tổ chức khủng bố ISIS, đăng trên trương mục Twitter của họ,
cho thấy một chiến hạm của hải quân Ai Cập bị bắn cháy. (Hình: AP
)


Phát ngôn viên quân đội Ai Cập, Chuẩn Tướng Mohammed Samir, nói, chiếc tàu phát cháy trong lúc bắn nhau với quân “khủng bố” ở trên bờ, và rằng bên phía bạn không có tổn thất nhân mạng nào.

Ông Samir cũng không nói rõ chiếc chiến hạm thuộc loại gì, bị hư hại như thế nào, và có bao nhiêu thủy thủ trên đó.

Tuy nhiên nhiều giới chức thẩm quyền cho biết một số thủy thủ bị thương vì phỏng, kể cả nhiều người phải nhảy xuống biển để thoát hiểm.

Tổ chức ISIS Ai Cập nhận trách nhiệm cuộc tấn công qua một văn bản đăng trên một trương mục Twitter của họ.

Tính xác thực của bản văn chưa được kiểm chứng nhưng có kèm thêm một số hình ảnh cho thấy có vẻ như một trái hỏa tiễn bay về hướng chiếc tàu chiến. Một vụ nổ lớn rồi khói đen che phủ cả chiếc tàu.

Tấn công tàu chiến là hình thức mới nhất của dân quân ISIS ở Ai Cập, cho thấy sức mạnh quân sự mới của tổ chức này, vốn trước đây chỉ giới hạn trong phạm vi ở phần phía Bắc của Sinai giáp ranh với Gaza và Israel. (TP)

Post Reply