Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Obama, Bình, Trọng: Chấm Dũng
Image
Ba dấu chỉ cho thấy Tổng Thống Obama của Mỹ, Chủ Tịch Tập cận Bình của Trung Cộng và Tổng bí Thư CSVN Nguyễn phú Trọng bây giờ đều chấm Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng như là người có nhiều triển vọng lên làm Tổng bí thư ảng CSVN sau đại hội 12 của Đảng CSVN vào đầu năm 2016.

Một, Thủ Tướng Dũng mời TT Mỹ Obama thăm VN là TT Obama OK và hứa liền, dự trù trong tháng 5/2016 theo báo chí của CSVN. Trong khi Chủ Tịch Nước Sang rồi Tổng bí Thư Trọng mời hai lần, TT Obama mới hứa hẹn nhưng không đi. Đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ, ngày 23.11.2015 cũng loan tin tương tự. VOA cho biết Báo chí Việt Nam hôm Chủ nhật loan tin Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nhận lời của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mời ông sang thăm Việt Nam khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 ở Malaysia.” Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, chiều ngày 21/11/2015 cho biết tại cuộc gặp gỡ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác định Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện, có hiệu quả với Hoa Kỳ. Thủ tướng cảm ơn Tổng thống Barack Obama đã nỗ lực phối hợp với lãnh đạo các nước thành viên kết thúc thành công đàm phán Hiệp định TPP. Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ đóng góp tích cực hơn nữa vào việc bảo đảm hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực, kể cả ở Biển Đông. Tổng thống Barack Obama cho rằng Hoa Kỳ và Việt Nam cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ để phê chuẩn và thực hiện có hiệu quả Hiệp định TPP.

Về vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ ủng hộ lập trường của Việt Nam và cho rằng Việt Nam và các nước ASEAN cần có tiếng nói chung và tăng cường phối hợp giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và các thoả thuận khu vực.

Báo Tuổi Trẻ, tờ báo ruột của số CS gốc Miền Nam nói thời điểm chuyến thăm được dự trù là tháng 5/2016, khi ông Obama dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản.

Bản tin VOA đi tiếp, Vẫn theo báo chí Việt Nam, trong cuộc gặp ở thủ đô của Malaysia hôm thứ Bảy 21/11, Tổng thống Obama nói Mỹ ủng hộ lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Theo báo Tuổi Trẻ, trong cuộc gặp này, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Hà nội muốn tăng cường quan hệ đối tác toàn diện, có hiệu quả với Hoa Kỳ. Nhà lãnh đạo Việt Nam yêu cầu Mỹ đóng góp hơn nữa để bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng khu vực, kể cả vấn đề Biển Đông.

Tờ báo Hoàn Cầu của TC trước đây không bao lâu cũng cho rằng Hoa Kỳ đang âm mưu sử dụng chiến thuật cách mạng màu cổ lỗ tại Việt Nam nhằm biến Hà Nội “thành một con tốt giống như Philippines để kiềm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

Hai là Chủ Tịch TC Tập cận Bình viếng thăm VNCS hồi đầu tháng 11, chỉ mời TT Dũng thăm TQ. Trong thời gian Chủ Tịch Bình công du VN, Ông gặp gỡ cả tứ trụ triều đình CSVN: Tổng bí thư Nguyễn phú Trọng, Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng và Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn sinh Hùng. Trang web Bộ Ngoại giao CSVN ngày 20/10 xác nhận chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình là đáp lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Nhưng Chủ Tịch Bình chỉ mời Thủ Tướng Dũng công du TQ.

Chủ Tịch Bình thăm VNCS hai ngày từ 5 đến 6 tháng 11, đó là thời gian Đảng CSVN đã xong đại hội trù bị chuẩn bị nhân sự lãnh đạo Đảng Nhà Nước CSVN và kế họach cho 5 năm tới. Nói một cách khác là danh sách dự trù ai giữ chức gì trong Đảng Nhà Nước đã được đại hội trù bị thông qua, theo thông lệ ít khi thay đổi trong đại hội chánh thức. Tình báo chánh trị, quân sự của TC tại VNCS cũng như trung ương uỷ viên của CSVN tay sai cho TC như gia nô Phùng quang Thanh cũng không ít, nhứt định đã mật trình cho tình báo TC rồi. Chủ Tịch Bình thừa biết ai là người sẽ nắm chức tổng bí thư Đảng CSVN.

Ngoài hình thái đặc biệt chỉ mời TT Dũng công du, tính đặc cách mời còn biểu lộ qua người mời và nơi mời. Theo nghi thức ngoại giao, nhứt là đối với CS và TC rất chú ý đến vấn đề vai vế. Ngõ lời mời chánh thức là do người đồng cấp, thủ tướng mời thủ tướng hay ngoại trưởng chuyến lời mời. Đằng này mời Thủ Tướng Dũng lại do Chủ Tịch Bình đích thân đến Phủ Thủ Tướng, gặp TT Dũng để mời, là quá đặc biệt, đặc cách. Chủ tịch Bình muốn cho TT Dũng thấy sự nâng cấp, sự chuẩn nhận của Ông đối với TT Dũng.

Trên phương diện chánh trị là một sự chuẩn nhận và là một đầu cơ cho mối bang giao tốt giữa Bắc Kinh và Hà nội trong 5 năm của nhiệm kỳ tổng bí thư của Đảng CSVN và 7 năm nắm quyền TC của Chủ Tịch Bình.

Ba là Bộ Chánh trị Đảng CSVN TT Dũng người chủ trương xích lại gần Mỹ gặp và mời TT Obama của Mỹ. Cơ quan quyền lực nhứt Đảng Nhà Nước phân công TT Dũng đi hội nghị thượng đĩnh ASEAN ở Mã Lai, không có mặt Chủ Tịch TC để tiện cho TT Dũng gặp mời TT Obama. Và phân công Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang sẵn dịp đi dự hội nghị APEC, đại diện cho VNCS trong việc ký hiệp ước phát triển đối tác chiến lượt với Phi. Bộ Chánh trị phân công cho TT Dũng đi dự hội nghị thượng đĩnh ASEAN, phía TC chỉ có Thủ Tướng Lý khắc Cường tham dự, để TT Dũng lập lại lời mời TT Obama công du VN, thì lời mời rất thuận tiện, trơn tru.

Điểm tế nhị này cho thấy cuộc đấu đá nội bộ giữa hai phe hướng về Mỹ của TT Dũng và hướng về TC của Tổng Trọng đã được hoá giải. Hai bên đã nhất trí đồng tình (nói theo CS Bắc Việt), và “đồng ý, đồng tâm vô nước cho gà nhà” nói theo dân Miền Nam, là TT Dũng lên làm tổng bí thư Đảng CSVN, tức đi với Mỹ không sợ mất đất, bớt lệ thuộc kinh tế của TC.

Bốn và sau cùng, việc Đảng CSVN chọn TT Dũng làm tổng bí thư là hợp với định luật kinh tế chánh trị phổ thông. Vùng nào phồn thịnh, dân nào làm ra tiền, thì nắm quyền chánh trị. Kinh tế Miền Nam, công nhân, nông dân Miền Nam sản xuất nhiếu hơn Miền Bắc.

Trong đấu tranh, cạnh tranh triệt hạ không được thì thoả hiệp. Ba lần tàn dư CS Bắc Việt triệt TT Dũng không nổi. Chỉ một chuyến công du Mỹ, Tổng Trọng hoà hưỡn với TT Dũng, kể ra ảnh hưởng của Mỹ cũng mạnh. Mạnh như thời Chiến Tranh VN, Ô. Võ văn Kiệt, Ô. Dũng đánh Mỹ cứ đánh, đồ Mỹ tốt cứ dùng, và hiểu biết sự vượt trội của hệ kinh tế theo kiểu Mỹ. Nên Ô Kiệt trở thành người chủ trương đổi mới kinh tế, xích lại gần với Mỹ. Ô Sang, Dũng là người theo đường lối Kiệt. Nên trước đà TC xâm thực biển đảo của VN, chính Nhà Nước do TT Dũng cầm đầu cũng biết Mỹ không có tham vọng đất đai đã âm thầm vận động phát triển đối tác chiến lược với Mỹ để hoá giải đà bành trướng của TC. Sách lược này được đại đa số dân chúng và trí thức VN và đa số đảng viên CSVN ủng hộ. Nếu đây tới đầu năm 2016 không có biến động gì lớn, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đảng CSVN, có một tổng bí thư Đảng là người Miền Nam. Một hậu duệ của lớp người Nam Tiến đợt ba, rời Thăng Long đi mở nước. Một văn hoá, một lối sống mới, thực dụng, bình dân và linh động như câu ca dao Nam Tiến: Ra đi gặp vịt cũng lùa, Gặp giặc cũng đánh, gặp chùa cũng tu.”

Vi Anh

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

'Ðả đảo công an - Ðả đảo đảng cộng sản'

Ngô Nhân Dụng
Nhà báo Trần Quang Thành mới đưa lên mạng Danlambao những hình ảnh người Việt Nam kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, ở Canada, ở Ðức. Nhưng đặc biệt nhất là quang cảnh những cuộc biểu tình tuần hành tại Hà Nội trong ba ngày, ngày 3, 4 và 10 tháng 12 năm 2015.

Cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra tại công viên dựng tượng đài Lý Thái Tổ nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm đã bị công an đàn áp. Sáng hôm sau ngày 4 tháng 12, đồng bào quay trở lại tụ tập trước cửa “trụ sở tiếp dân” của đảng Cộng Sản ở ngôi nhà số 1 phố Ngô Thì Nhậm, quận Hà Ðông, Hà Nội. Tới ngày 10 tháng 12, đúng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, hàng trăm đồng bào lại mở một cuộc biểu tình bắt đầu từ trụ sở trên để biến thành một cuộc tuần hành qua các đường phố Quang Trung, Nguyễn Trãi dài hàng cây số.

Nhà báo tự do tị nạn Cộng Sản Trần Quang Thành đang sống tại nước Slovakia đã khéo trình bày các bức hình do chính các người đi biểu tình chụp cho thấy cả rừng biểu ngữ chen lẫn với những khuôn mặt các cụ già với cả các thiếu niên, phần lớn là các ông bà lớp tuổi trung niên.

Trong những đoàn hàng trăm người biểu tình, hầu như ai cũng cầm biểu ngữ, hoặc mỗi người một biểu ngữ nhỏ hoặc hai ba người mang một biểu ngữ lớn. Các biểu ngữ nhỏ dùng giấy bìa màu trắng chữ đỏ, biểu ngữ lớn dùng vải màu vàng chữ đỏ hoặc ngược lại vải đỏ chữ vàng, nét chữ viết rõ ràng có thể đọc được trong các bức hình, cho thấy các cuộc biểu tình này đã được chuẩn bị trước “rất kỹ.” Không những thế, mặc dù công an đã cướp mất nhiều biểu ngữ trong ngày 3 tháng 12 tại Bờ Hồ nhưng ngay hôm sau một số biểu ngữ cũ vẫn xuất hiện trở lại trên phố Ngô Thì Nhiệm. Ðiều này chứng tỏ những người tổ chức các cuộc biểu dương này phải được một phe cánh trong đảng cộng sản ngầm hỗ trợ. Nhưng không phải vì thế mà các cuộc tập họp quần chúng này không diễn tả đúng ý chí của người dân Việt Nam hiện nay.

Cả ba cuộc biểu tình được giới thiệu là quy tụ “Dân Oan Ba Miền” đấu tranh đòi nhà cầm quyền Cộng Sản phải trả lại quyền tư hữu đất đai tài sản của người dân. Nhưng đọc trên những biểu ngữ người ta thấy mục tiêu tranh đấu rộng hơn nhiều.

Những người biểu tình đã nhân danh các “Dân Oan” đòi nhà, ruộng, đất đai bị cướp là việc làm chính đáng để được mọi người hiểu và ủng hộ. Cho nên có những biểu ngữ nêu đích danh như “Tố cáo Lê Văn Nghĩa P chủ tịch Tiền Giang...” Một biểu ngữ khác viết “tố cáo chủ tịch Tây Ninh...” Trên nhiều biểu ngữ còn thấy nêu tên các tỉnh khác như trên một biểu ngữ là “Dân Oan Ðồng Nai,” hoặc Long An, Hải Dương, Thanh Hóa. Trên một bức hình thấy được một phần, có nêu tên “...Nguyễn Văn Ðẹn, Nguyễn Tấn Phước,... năm 2008... tỉnh Tiền Giang...”

Biểu ngữ đầy đủ nhất viết trên một tấm vải rộng: “Dân oan ba miền đấu tranh đòi nhà cầm quyền cộng sản phải trả lại quyền tư hữu đất đai tài sản của người dân.” Một tấm vải viết ngắn gọn hơn: “Trả quyền tư hữu đất đai cho dân!” Và một lời kêu cứu khác còn kêu gọi “Ðảng ơi! Cứu chúng tôi dân bị phá nhà cướp tài sản!” (Các dấu than do người tường thuật viết thêm). Với những lời lẽ đó chúng ta có thể nghĩ các người biểu tình vẫn không muốn đụng tới đảng Cộng Sản. Nhưng lại xuất hiện nhiều biểu ngữ khiến người ngoài thấy dân chúng đã dám tấn công thẳng vào đảng Cộng Sản!

Một tấm biểu ngữ viết: “Phản đối cộng sản cường quyền dùng bạo lực đàn áp khủng bố người dân.” Có người diễn tả một cách giản dị hơn: “Tôi không thích ÐCSVN!” Một tấm khác cho thấy đối với dân chúng chế độ Cộng Sản và chế độ công an là một, viết rõ ràng: “Còn đảng Cộng Sản, còn công an trị, dân ta còn mất quyền làm người.” Ðây là một trên các biểu ngữ trong các bức hình nhắc đến quyền làm người, khi các cuộc biểu tình nhằm đúng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Tiếp theo là những khẩu hiệu đòi, “Trả lại quyền Tự do ngôn luận, Tự do báo chí, Tự do lập hội, Tự do tín ngưỡng cho người dân.”

Biểu ngữ viết “Còn đảng cộng sản, còn công an trị,...” là một câu trả lời cho khẩu hiệu của công an cộng sản viết rằng: “Ðảng còn thì mình còn!” Dân Việt Nam đã vạch rõ cái này còn và cái kia còn đều là tai họa cho người dân! Phần lớn các khẩu hiệu nêu ra đều nhắm thẳng vào chế độ đàn áp, phi nhân của công an mà những người biểu tình chính là các nạn nhân. Nhiều người biểu tình mang biểu ngữ: “Ðả đảo công an tra tấn, đánh đập, bức cung người dân vô tội;” hay “Bắt người vô tội để cướp đất là một tội ác.” Ông Trần Văn Sang, từ xã Dương Nội đã bị công an đánh gẫy chân trong nhà tù, ông bị bắt sau khi biểu tình dân oan đòi đất. Lần này ông ngồi trên xe lăn, với chiếc nạng chống bên cạnh, tham gia đoàn tuần hành mang tấm biểu ngữ viết: “Ðả đảo công an đánh Trần Văn Sang tàn phế.” Trong ngày 10 tháng 12, có người còn hiên ngang hô to khẩu hiệu “Ðả đảo đảng cộng sản.”

Ngoài anh Trần Văn Sang, rất nhiều người đã tham dự biểu tình để lên tiếng về những tai họa cho chính họ và gia đình họ do chế độ Cộng Sản gây ra. Trong cuộc tuần hành hình ảnh một em bé gái nổi bật với tấm áo đỏ viết hàng chữ tự giới thiệu: “Cháu Ðoàn Trương Anh Thư” với câu “Tuổi thơ của con bị bọn tham nhũng cướp mất!” Ðông đảo và bền chí nhất chắc là gia đình bà người bị tuyên án tử hình sau những phiên tòa xử không đúng luật. Họ mang các biểu ngữ đòi “Trả tự do cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh, Hồ Duy Hải.” Những vụ “án oan” này đã sôi nổi trong dư luận suốt nhiều năm nhưng chế độ tư pháp của đảng Cộng Sản vẫn chưa nhận tội! Các hình ảnh được đưa ra nhiều lần cho thấy những nét đăm chiêu nhưng cương quyết của gia đình các nạn nhân. Trước các khuôn mặt buồn rầu của những người mẹ già, những bà vợ và các đứa con là các tấm bảng viết “Trả tự do con tôi!” “Trả tự do bố tôi!” “Trả tự do em tôi! Vân vân.

Những hình ảnh cuộc biểu tình và diễn hành do các nhà nhiếp ảnh Trịnh Bá Phương, Nguyễn Huy Tuấn và cô Trương Thanh Quang ở Tiền Giang đưa lên mạng, được nhà báo Trần Quang Thành biên tập thành những bản tin, kèm theo điệu hát bài “Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi.”

Trong cùng thời gian qua, trên mạng còn xuất hiện một đoạn video cho thấy cuộc biểu tình của giới tiểu thương Huế ở chợ Ðầu Mối Bãi Dâu vào ngày 1 tháng 12 năm 2015. Ðó là ngày hết hạn ghi danh để đổi sang khu chợ mới nhưng hàng trăm tiểu thương vẫn phản đối quyết liệt và không chịu dời chợ cũ.

Truyền thông trên mạng là một phương tiện phổ biến nhanh chóng và đầy đủ, có thể khích động các cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ của người dân các nước bị độc tài đàn áp. Ba cuộc biểu tình nhắm những mục tiêu khác nhau diễn ra liên tiếp tại Hà Nội khiến người ta nghi ngờ đằng sau có những cuộc tranh chấp phe phái của giới cầm quyền Cộng Sản, trước khi họ họp đại hội đảng vào năm tới. Trong số các biểu ngữ có nhắc đến một tên tuổi duy nhất, trong lời kêu gọi gửi cho Nguyễn Tấn Dũng. Chúng ta cũng không thể biết Nguyễn Tấn Dũng chủ mưu gây ra những cuộc biểu tình này, hay những phe chống Nguyễn Tấn Dũng mới đứng đằng sau xúi giục để làm hại Dũng!

Dù ai đứng đằng sau thì khi được dịp đi biểu tình phản kháng chế độ Cộng Sản đàn áp cướp tài sản dân lành, đánh, giết người vô tội, là các đồng bào của chúng ta đều sẵn sàng tham gia! Cần phải khuyến khích nhiều cuộc biểu tình như vậy, ở khắp nơi, dù do bất cứ ai trong đảng Cộng Sản muốn dùng thủ đoạn đó trong cuộc tranh giành quyền lợi lẫn nhau! Nếu các cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện dám thi hành thủ đoạn này thì những người “dân oan” cũng sẵn sàng tham dự để dùng gậy ông đập lưng ông! Những biểu ngữ “Ðả đảo công an - Ðả đảo đảng cộng sản” càng được trưng lên ở nhiều nơi, càng nhiều lần, thì ngày dân ta được hưởng dân chủ tự do càng đến gần hơn!

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Image

Trung Quốc: Ván bài lật ngửa

Nguyễn Hưng Quốc

13.12.2015
Ở Việt Nam, nhiều người, trong đó có thể có cả một số người trong giới lãnh đạo, dường như còn mơ hồ trước các âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông. Thực tình, tôi hoàn toàn không hiểu về cái gọi là “mơ hồ” ấy. Bởi sự thực đã rõ rành rành: Trung Quốc không hề giấu giếm các âm mưu của họ. Có thể nói, họ đang chơi một ván bài lật ngửa.

Chính quyền Trung Quốc luôn luôn khẳng định một số “lợi ích cốt lõi” (core interests) mà họ cương quyết không nhân nhượng bất cứ ai hết: Đó là Tây Tạng, Đài Loan và Biển Đông đều thuộc về họ. Sự khẳng định chủ quyền đối với Tây Tạng và Đài Loan đã có từ lâu nên không làm ai ngạc nhiên. Sự khẳng định thứ ba, mới hơn, từ hơn một thập niên vừa qua, liên quan trực tiếp đến chủ quyền và quyền lợi của nhiều quốc gia, trong đó, có Việt Nam. Sự khẳng địnhg này bao gồm hai nội dung chính: Một, Trung Quốc cho tất cả những hòn đảo, rạn san hô và bãi đá thuộc Trường Sa mà Việt Nam và Philippines đang trấn giữ vốn thuộc về họ: Chúng bị Việt Nam và Philippines cưỡng đoạt một cách “phi pháp”. Hai, căn cứ trên quan niệm cho cả Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về họ, Trung Quốc đã vẽ nên tấm bản đồ chủ quyền gồm chín đoạn (còn được gọi là đường chữ U hoặc lưỡi bò) bao trùm lên phần lớn diện tích Biển Đông. Với hai nội dung này, Việt Nam có hai điều có thể mất: Một, 29 thực thể, từ đảo đến bãi đá và rạn san hô ở Trường Sa; và hai, toàn bộ vùng biển bao quanh Hoàng Sa và Trường Sa.

Có thể nói việc Trung Quốc chiếm lĩnh toàn bộ Trường Sa và Biển Đông chỉ là vấn đề khi nào và bằng cách nào chứ không phải là chuyện có hay không. Trung Quốc đã khẳng định dứt khoát điều đó. Chả có gì để hoài nghi cả.

Để chiếm lĩnh Trường Sa và Biển Đông, Trung Quốc sử dụng ba sách lược chính.

Thứ nhất là sách lược tằm ăn dâu (salami slicing), tức chiếm từ từ, dần dần, mỗi lúc một ít. Trước, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa: Việt Nam không phản đối. Sau, Trung Quốc công bố con đường lưỡi bò vắt ngang qua vùng biển vốn thuộc về Việt Nam: Việt Nam không phản đối. Gần đây, Trung Quốc cho giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam để thăm dò dầu khí: Việt Nam chỉ phản đối lấy lệ. Rồi Trung Quốc cải tạo các bãi đá ở Trường Sa thành đảo nhân tạo: Việt Nam im lặng. Hầu như tất cả các nhà quan sát quốc tế đều tiên đoán, một lúc nào đó, Trung Quốc sẽ công bố vùng nhận dạng hàng không tương ứng với con đường lưỡi bò trên biển.

Xin lưu ý là để chống lại sách lược tằm ăn dâu này, Mỹ đã điều chiến hạm đến gần các hòn đảo mới cải tạo ở Trường Sa của Trung Quốc: Trung Quốc chỉ phản đối lấy lệ. Nhưng ở đây có hai vấn đề: Một, Mỹ không thể cứ đưa chiến hạm đến Trường Sa mãi được; hai là Việt Nam không mạnh và cũng không tự tin như Mỹ nên sẽ không dám đưa tàu thuyền đến gần các hòn đảo ấy. Cái “không dám” ấy sẽ được xem như một hành động mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Sau này, khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng hàng không tương ứng với con đường lưỡi bò trên biển cũng vậy. Mỹ cũng sẽ bất chấp những lời tuyên bố ấy và họ sẽ cho máy bay lượn qua lượn lại trong vùng nhận dạng ấy để chứng tỏ là nó phi pháp và vô giá trị. Nhưng Việt Nam thì khác. Sợ, mỗi lần có tàu bè đi ngang qua Biển Đông hoặc có máy bay đi ngang qua vùng nhận dạng hàng không, Việt Nam sẽ xin phép Trung Quốc: Đến lúc ấy, Trung Quốc bất chiến tự nhiên thành.

Sách lược thứ hai của Trung Quốc là ngăn chận mọi nỗ lực quốc tế hoá hoặc đa phương hoá các tranh chấp trên Biển Đông. Sách lược này bao gồm hai nội dung chính: Một là yêu cầu Mỹ không can thiệp vào các cuộc tranh chấp ấy; hai là phá vỡ tất cả các nỗ lực thống nhất quan điểm về Biển Đông của khối ASEAN. Trung Quốc chủ trương mọi tranh chấp cần được giải quyết song phương, giữa Trung Quốc và các nước liên hệ. Bằng cách này, Trung Quốc làm suy yếu mọi đối thủ. Bởi mọi quốc gia tranh chấp đều nhó, yếu và, với nhiều mức độ khác nhau, đều lệ thuộc vào Trung Quốc. Ở phương diện này, chúng ta thấy ngay là Việt Nam đã sập bẫy Trung Quốc khi chấp nhận biện pháp song phương trong các cuộc tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc.

Sách lược thứ ba của Trung Quốc là mua chuộc. Cho đến nay, Trung Quốc hoàn toàn thành công trong việc mua chuộc Thái Lan và, đặc biệt, Campuchia. Hầu hết các cuộc hội nghị của khối ASEAN những năm gần đây đều thất bại trong việc có một thông báo chung nhằm lên án âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Có năm thông báo chung không ra đời. Có năm thông báo chung chỉ nhắc đến tình hình phức tạp trên Biển Đông nhưng lại hoàn toàn không nhắc đến tên Trung Quốc. Nguyên nhân gây nên những thất bại ấy đều xuất phát từ một nước: Campuchia, quốc gia vốn được xem là thân cận nhất của Việt Nam.

Không loại trừ khả năng Trung Quốc cũng đã mua chuộc được khá nhiều người trong giới lãnh đạo Việt Nam. Lâu nay, nói đến giới lãnh đạo Việt Nam, hầu như ai cũng biết là họ chia thành hai phe: phe thân Trung Quốc và phe thân Tây phương. Chúng ta hoàn toàn không biết chính xác người nào thuộc phe nào. Tuy nhiên, quan sát các động thái của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các vấn đề liên quan đến Biển Đông, chúng ta cũng có thể thấy phe thân Trung Quốc khá nhiều và khá mạnh. Chính cái phe ấy làm cho mọi nỗ lực thoát Trung đều yếu ớt và không có hiệu quả. Cũng chính cái phe ấy làm cho mọi con đường ngả sang Tây phương, chủ yếu là Mỹ, cứ quanh co, khúc khuỷu, không có một định hướng nào rõ ràng.

Quan sát các phản ứng của chính quyền Việt Nam đối với ba sách lược kể trên, tôi cho việc mất Trường Sa và Biển Đông vào tay Trung Quốc chỉ còn là vấn đề thời gian. Sớm hay muộn, vậy thôi.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Chuyện bên lề cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ 2016

Nguyên tác: Harlan Ullman
Trần Bình Nam (lược dịch)

LTS - Nội dung bài viết sau đây do ông Harlan Ullman, chủ tịch tập hợp Killowen, một tập hợp chuyên cố vấn cho các lãnh tụ quốc gia và chủ tịch các đại công ty, đồng thời là cố vấn chính cho Hội Đồng Chủ Tịch các đại công ty liên quan đến An Ninh Quốc Gia (Business Executives for National Security - BENS) vùng Đại Tây Dương đặt trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, viết. Ông Harman Ullman thường đưa ra những vấn đề ít ai để ý nhưng quan trọng, rất cần cho người lãnh đạo quan tâm. Vấn đề hôm nay là “Cần điều kiện gì để lãnh đạo quốc gia?” (Qualified to run the country?”). Ông viết ngày 30 tháng 11, 2015.

Điều kiện để ứng cử tổng thống (và phó tổng thống) Hoa Kỳ được quy định bởi Hiến Pháp, nhưng đối với ông Ullman, nó có những ngõ khuất và nếu không giải quyết đúng lúc có thể trở thành một vấn đề có hệ lụy trước hết cho sự ổn định của Hoa Kỳ nói riêng, và thế giới nói chung, nhất là khi thế giới đang phải đối đầu với hai đại nạn thời tiết tàn phá toàn cầu và nạn Hồi Giáo (ISIS). Vai trò của một Hoa Kỳ ổn định không thể thiếu trong công cuộc chung này.

Theo ông Ullman, hiện có 4 ứng cử viên có cơ được đảng Cộng Hòa chọn làm ứng cử viên tổng thống. Đó là các ông Donald Trump, Ben Carson, Marco Rubio và Ted Cruz. Nói về kinh nghiệm không ai trong 4 người có đủ điều kiện tối thiểu để lãnh đạo quốc gia theo tiêu chuẩn cổ điển. Hai người (Trump & Carsen) chưa có kinh nghiệm cầm quyền, một điều nhiều công dân Hoa Kỳ xem là cần thiết. Hai người còn lại (Rubio & Cruz) đều là thượng nghị sĩ nhiệm kỳ đầu tiên đều thiếu kinh nghiệm chính quyền.

Vấn đề chọn ai tùy dân chúng Hoa Kỳ, nhưng nếu bàn về điều kiện theo Hiến Pháp thì có thể ứng cử viên Ted Cruz không đủ điều kiện. Hiến Pháp đòi hỏi ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ phải có: (1) tối thiểu 35 tuổi, (2) ở trong nước ít nhất 14 năm (3) chiếm được đa số của 539 cử tri đoàn toàn quốc - tức 270 phiếu trở lên. Và sau cùng (4) một “công dân tự nhiên” (a natural born citizen) của Hoa Kỳ.

Danh từ “natural born” được hiểu là sinh ra tại một tiểu bang của Hoa Kỳ. Không có một tiền lệ, hay một văn bản gốc nào của những người khai sinh ra nước Mỹ định nghĩa rõ ràng theo luật định thế nào là “natural born.” Thí dụ một người sinh ra tại một vùng đất chưa thuộc Hoa Kỳ, nhưng sau đó thuộc Hoa Kỳ thì người đó có phải là một “natural born citizen” không?

Trong quá khứ có nhiều trường hợp lờ mờ rồi cũng cho qua. Charles Curtis, phó tổng thống của Tổng Thống Hoover sinh tại bang Kansas năm 1860, một năm trước khi Kansas trở thành tiểu bang Hoa Kỳ. Ông Barry Goldwater sinh tại Arizona năm 1909, ba năm trước khi Arizona được sát nhập vào Hoa Kỳ như một tiểu bang. Không ai đặt thành vấn đề “natural born” của các vị đó.

Trường hợp gần nhất là đối với ông John McCain năm 2008. Ông McCain sinh tại căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ Coco Solo trong vùng nhượng địa Panama (Panama Canal Zone) của Hoa Kỳ năm 1936. Thân sinh ông McCain là một sĩ quan Hải Quân đang phục vụ tại căn cứ.

Năm 1937 Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua luật số 8USC1403 ban quyền quốc tịch Hoa Kỳ cho người sinh ra tại vùng Canal có bố mẹ là quân nhân đang phục vụ tại đó. Nhưng luật đó cũng không xác định rõ những người như ông John McCain có phải là một “natural born citizen” không.

Năm 2008 khi ông John McCain ra ứng cử tổng thống Hoa Kỳ, Fred Hollander kiện tư cách “natural born” của ông John McCain, nhưng tòa án bác. Và trường hợp của ông John McCain được giải quyết là trước ngày bầu cử tổng thống, thượng viện Hoa Kỳ đồng thanh thông qua một quyết nghị công nhận ông John McCain là một “natural born citizen.”

Ted Cruz sinh tại Calgary, Canada, mẹ là một công dân Hoa Kỳ, nhưng bố là người Cuba. Ông là một công dân Hoa Kỳ (do bên mẹ) nhưng không có một tiền lệ nào chứng tỏ ông là một “natural born citizen” để có thể làm tổng thống. Không biết nếu Ted Cruz được chọn làm ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa thì vấn đề hợp hiến sẽ giải quyết ra sao?

Điều đáng để ý là cái lưỡi rất nhọn của ông Donald Trump không hề đề cập đến tư cách ứng cử của đối thủ, mặc dù trước đây ông là người năng động nhất quả quyết ông Barack Obama không phải là “natural born” vì sinh tại Kennya! (TBN: ông Obama sinh tại bang Hawaii). Có lẽ ông Trump theo chính sách thêm bạn bớt thù vì Ted Cruz chưa hề tấn công ông ta (TBN: Chưa thôi. Vì không khí tranh cử càng lúc càng nóng, hai ba ứng cử viên hàng đầu thế nào cũng phải đụng nhau).

Có thể các ứng cử viên Cộng Hòa nghĩ ông Ted Cruz khó được chọn làm ứng cử viên của đảng, bày chuyện “đủ hay không đủ điều kiện” của ông Ted Cruz phỏng có ích gì. Còn các ứng cử viên Dân Chủ nghĩ chẳng lợi gì nêu ra một vấn đề trước sau cũng được nêu ra nếu Ted Cruz được chọn.

Cuối cùng dân chúng Hoa Kỳ sẽ đi đến một quyết định, và nếu quyết định đúng có tính lâu dài, không bị hoảng loạn vì những lo lắng bất an trước mắt thì 4 ứng cử viên Cộng Hòa Trump, Carsen, Rubio và Cruz đều không thể trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Đảng Dân Chủ đã nắm chắc 240 phiếu cử tri đoàn chỉ còn cần 30 phiếu nữa. Đảng Dân Chủ rất dễ ve vãn nhóm cử tri thuộc các sắc dân thiểu số và phụ nữ vốn bị đảng Cộng Hòa ít lưu tâm để có 30 phiếu này. Từ bức tranh chính trị hôm nay cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ tháng 11 năm 2016 xem như đã vào lịch sử.

Tuy nhiên trước khi đến điểm hẹn của lịch sử, không ai có thể biết cơn sóng gió nội bộ đảng Cộng Hòa sẽ đưa đẩy hai ứng cử viên hàng đầu hiện nay, Trump và Carsen đi về đâu. Nếu hai ông ấy biến mất, Ted Cruz có chỗ để ngoi lên không? Về phía Dân Chủ, bà Hillary Clinton đang vững vàng đi đến điểm hẹn ngoại trừ vụ E-mail của bà khi làm bộ trưởng ngoại giao bất ngờ biến thành một cơn bão.

Nhưng chuyện “natural born” của Ted Cruz cũng nên được giải quyết sớm hơn là để nước đến chân. Nếu nó trở thành một vụ án hiến pháp và tòa án phán quyết Ted Cruz không phải là một “natural born citizen” thì Ted Cruz cũng không có hy vọng gì được thượng viện đồng thanh ra quyết nghị ông là công dân “natural born” như thượng viện đã làm với TNS John McCain. Lại thêm một khủng hoảng Hiến Pháp!

nguyennam619
Posts: 238
Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am

Post by nguyennam619 »

Trung Quốc muốn biến Việt Nam thành ‘chư hầu kiểu mới’

VOA Tieng Viẹt

Nhiều nhân sỹ, trí thức có tiếng mới đây đã nhận định như vậy, và cho rằng Trung Quốc đang dùng “những lời hoa mỹ về hòa bình, và hữu nghị” để bành trướng biển Đông.

Trong bức thư ngỏ gửi cho Bộ Chính trị cũng như toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn 100 người kêu gọi giới lãnh đạo trong nước phải có “đối sách đúng đắn bảo vệ độc lập, chủ quyền chống mưu đồ và hành vi bành trướng của Trung Quốc”.

Bức thư có đoạn: “Thời gian gần đây, trong khi vẫn dùng những lời hoa mỹ về hòa bình, hữu nghị, nhà cầm quyền Trung Quốc đã có những bước leo thang thực hiện mưu đồ bành trướng trên Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế, không chỉ trắng trợn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn gây bất ổn cho hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới”.

Ông Trần Bang, cựu chiến binh cuộc chiến biên giới Việt – Trung, cho VOA Việt Ngữ biết lý do ông ký vào bức thư ngỏ:

“Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lùi, lùi liên tục. Để mà giữ được quyền lãnh đạo thì họ cứ chấp nhận lùi từng bước, lùi từng bước. Họ cứ nói là giữ nguyên hiện trạng, và sử dụng chiêu bài ‘4 tốt, 16 chữ vàng’ mà Trung Quốc mớm cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Đấy là âm mưu rất là thâm độc, biến Việt Nam trở thành lệ thuộc. Sự lệ thuộc này không những chỉ là lệ thuộc về tư tưởng mà còn về cả kinh tế và rất nhiều thứ nữa. Trung Quốc nó cứ lấn dần. Họ vẫn cứ dùng chiêu bài cộng sản, hai đảng anh em, hai nước anh em để mà xâm lăng. Họ tôn tạo các đảo, xây hải đăng, xây thành phố trên các hòn đảo mà họ chiếm của Việt Nam thì rõ ràng họ đang xâm lược Việt Nam. Phải khẳng định họ là kẻ thù, chứ không thể là bạn được”.

Bức thư ngỏ được công bố vào lúc Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội đảng lần thứ 12, và theo dự kiến, cuộc họp quan trọng này sẽ chọn ra các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo nội dung bức thư ngỏ, các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương chuẩn bị trình Đại hội lần thứ 12 “mặc dù viết rất dài nhưng nặng về nhận định và chủ trương sáo mòn, chưa nhìn đúng sự thật, chưa nêu rõ thực trạng hiểm nguy mà đất nước và nhân dân ta đang đối mặt, đặc biệt là chưa phân tích thẳng thắn nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó”.


Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lùi, lùi liên tục...Trung Quốc nó cứ lấn dần. Họ [Bắc Kinh] vẫn cứ dùng chiêu bài cộng sản, hai đảng anh em, hai nước anh em để mà xâm lăng. Họ tôn tạo các đảo, xây hải đăng, xây thành phố trên các hòn đảo mà họ chiếm của Việt Nam thì rõ ràng họ đang xâm lược Việt Nam. Phải khẳng định họ là kẻ thù, chứ không thể là bạn được”.

Ông Trần Bang, cựu chiến binh cuộc chiến biên giới Việt-Trung, nói.

Ngoài ra, thư ngỏ cũng cho rằng sự phát triển của đất nước “bị kìm hãm chủ yếu là do Đảng Cộng sản Việt Nam từ nhiều năm nay dẫn dắt cả dân tộc đi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô-viết dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin”.

Bức thư có đoạn viết: “Đường lối sai lầm theo ý thức hệ cùng với bộ máy cầm quyền nhiều khuyết tật cũng không dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc để có đối sách đúng đắn bảo vệ độc lập, chủ quyền chống mưu đồ và hành vi bành trướng của Trung Quốc”.

Về khả năng hồi đáp của chính quyền đối với thư ngỏ, cựu chiến binh Trần Bang nói:

“Tôi cho rằng họ cũng có tham khảo một chút nào đó. Tuy nhiên là họ vẫn cứ theo lý thuyết cộng sản của họ là dùng sức mạnh. Họ còn nắm được chính quyền, họ còn nắm được quân đội, công an, còn nắm được bạo lực thì chính quyền của họ sẽ theo con đường học thuyết Mác – Lê nin, tức là con đường giành chính quyền bằng bạo lực, và giữ chính quyền bằng bạo lực. Hiện nay họ đang ở thế mạnh so với những người như chúng tôi, những người chỉ có tri thức trong đầu, không có sức mạnh cơ bắp, sức mạnh quân sự. Tôi cho rằng họ chưa chắc đã nghe theo thư ngỏ này, nhưng mà chúng tôi vẫn coi họ là người Việt Nam nên chúng tôi hành xử theo hướng là đấu tranh hòa bình”.

Năm ngoái, khi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ vì giàn khoan dầu gây tranh cãi của Bắc Kinh, hàng chục đảng viên lão thành và các nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam.

Giáo sư Tương Lai, khi ấy, nói với VOA Việt Ngữ rằng đã đến lúc “thức tỉnh” các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam “còn mơ hồ về cái gọi là ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, về những 4 tốt, về những 16 chữ vàng” trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngoài việc đưa Trung Quốc ra tòa, các đảng viên lão thành còn gợi ý rằng Việt Nam cần chủ động liên kết với các nước khác.

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Có thể theo gương Myanmar

Ngô Nhân Dụng

Trong ba năm qua, mọi người hồi hộp chờ đợi xem dân tộc Myanmar (Miến Ðiện) có thực hiện được tiến trình dân chủ hóa hay không; nhiều người vẫn nghi ngờ, lo ngại. Cuộc bỏ phiếu ngày 8 tháng 11, 2015 khiến cả thế giới nức lòng: Bỏ phiếu thực sự tự do và trong sạch. Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ (NLD) thắng lớn mà phe quân phiệt chấp nhận thua, sau khi đã thống trị nước Myanmar hơn nửa thế kỷ.

Giới quân phiệt Myanmar và Ðảng Ðoàn Kết Phát Triển (USDP) chứng tỏ họ thực sự yêu nước và đủ thông minh, hiểu biết. Không những chịu rút lui, họ còn giúp đảng đối lập sắp nắm quyền được dễ dàng hơn. Hai đảng USDP và NLD đang cử ra mỗi bên một tiểu ban phụ trách về chuyển giao quyền hành. Tiểu ban của đảng USDP sẽ ra lệnh các viên chức trong chính phủ phải gặp các thành viên trong tiểu ban của NLD để giải thích họ “đang làm những việc gì và làm thế nào” cho những người suốt đời phải đóng vai đối lập.

Cả thế giới muốn giúp công cuộc thay đổi thể chế ở Myanmar tiến hành tốt đẹp. Thượng Viện Hoa Kỳ làm một nghị quyết “Ca ngợi dân tộc Myanmar đã chọn chế độ tự do dân chủ và đang lo phát triển một xã hội dân chủ.” Bản nghị quyết (S.Res.320) yêu cầu chính phủ Mỹ “tiến những bước mới bình thường hóa bang giao với Myanmar.” Một bước mới là chính quyền Obama đã xóa bỏ một số lệnh cấm vận cụ thể. Biện pháp được thử “trong sáu tháng” để coi tình hình trước khi xóa bỏ hẳn. Một hậu quả là từ nay các công ty thương mại Mỹ có thể mua bán hàng qua hải cảng Yangoon, cửa ngõ của Myanmar. Trước khi có lệnh mới này, giao thương còn bế tắc vì công ty làm chủ và quản trị hải cảng này vẫn nằm trong danh sách bị Mỹ cấm vận từ thời chế độ độc tài ngự trị!

Những nhà trí thức ký bức thư ngày 9 tháng 12 gửi cho Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam có thể đã chịu ảnh hưởng của cuộc bầu cử dân chủ hóa xứ Myanmar tháng trước. Họ nhắc tới tấm gương Myanmar trong phần chót, viết, “bài học chuyển đổi thể chế độc tài sang dân chủ một cách hòa bình ở nhiều nước, đặc biệt là ở Myanmar mới đây,...”

Nhận xét đầu tiên, là quý vị đảng viên ký vào bức thư này coi như đã “đương nhiên” từ bỏ đảng. Họ chỉ cần minh xác điều này một cách chính thức, ngay sau đại hội đảng kỳ thứ 12 vào năm tới.

Các đảng viên trên đã “đương nhiên” từ bỏ đảng khi ký tên, vì trong thư họ công khai bác bỏ và chống lại đảng trên cả lý thuyết lẫn hành động. Trên mặt lý thuyết, các tác giả bức thư vạch rõ: “Sự phát triển của đất nước bị kìm hãm chủ yếu là do Ðảng Cộng Sản Việt Nam từ nhiều năm nay dẫn dắt cả dân tộc đi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô-Viết dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin.”

Những lời này phủ nhận những điều mà lãnh tụ đảng vẫn hãnh diện khoe “đã giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin” hay, “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội.”

Trong thực hành, bức thư lên án “thể chế độc tài toàn trị” của Ðảng Cộng Sản Việt Nam bám... với bộ máy cầm quyền... dùng bạo lực và dối trá, vi phạm nhiều quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của nhân dân,... ức hiếp dân.” Hậu quả của nền cai trị độc tài này là “so với nhiều nước, nhất là các nước trong khu vực,...Việt Nam đã tụt hậu xa hơn cả về kinh tế, khoa học công nghệ và giáo dục,... văn hóa xuống cấp; đạo đức xã hội bị băng hoại...”

Người có lương tâm và biết tự trọng khi biết đảng của mình đã làm hại đất nước đến như vậy thì phải rút ra khỏi đảng. Ít nhất, để bảo vệ danh dự, phẩm tiết của mình. Các vị đang là đảng viên ký bức thư trên chưa tuyên bố rút ra khỏi đảng chắc vì họ hy vọng có thể khuyên đảng công nhận các sai lầm mà thay đổi.

Nếu sau kỳ đại hội tới mà không có gì thay đổi, người có khí tiết chắc chắn phải trả lại thẻ đảng. Không những thế họ còn phải cùng dân Việt Nam tranh đấu xóa bỏ chế độ tội lỗi chính họ từng góp sức dựng lên. Chúng tôi tin tất các người ký tên đều yêu nước và tự trọng sẽ chọn con đường đó. Họ không có lựa chọn nào khác.

Những người ký tên bức thư gửi Bộ Chính Trị đã nhắc tới tình cảnh nước Việt Nam đã chịu tụt hậu thua Nam Hàn, Ðài Loan, thua cả các nước Ðông Nam Á khác “trong đó có những nước cách đây không lâu còn ở trình độ phát triển ngang hoặc kém nước ta).” Ai cũng biết là các nước Nam Hàn và Ðài Loan trong thập niên 1960 cũng chỉ tiến ngang với miền Nam nước ta. Từ thập niên 70, 80, họ đã thực hiện hai cuộc cách mạng song song: Dân chủ hóa và phát triển kinh tế. Ai cũng thấy Myanmar đang vượt xa mình về tiến bộ chính trị, mà cơ chế chính trị mới sẽ tạo động lực phát triển kinh tế nhanh hơn. Trước cảnh đó, người yêu nước phải lên tiếng đòi thay đổi, để nay mai hy vọng theo kịp Myanmar!

Nhưng giới cầm quyền ở Myanmar khác những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam. Các tướng lãnh chủ trương độc tài vì họ thực tình không tin vào chế độ dân chủ. Tuy nhiên họ vẫn giữ được nền nếp văn hóa cổ truyền của dân tộc, trong đó mỗi người phải tự thoát khỏi ba chất độc “tham, sân, si.” Họ vẫn đề cao tình thương và coi việc cứu giúp đồng bào là một bổn phận, không ai xúi giục hận thù và đề cao những kẻ giết người để cướp đoạt của cải, theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhờ vậy, khi biết mình chọn sai đường, giới quân phiệt thay đổi dễ và nhanh chóng.

Những người cầm đầu đảng Cộng Sản ở nước ta được đào tạo theo lối hoàn toàn khác. Cho nên họ không thể nào chấp nhận theo lời khuyên của những nhà trí thức bên ngoài đảng mà thay đổi.

Bức thư đề nghị những hành động cụ thể như “đổi tên đảng (không gọi là Ðảng Cộng Sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp... sửa đổi Hiến Pháp; xây dựng... (những đạo) luật bảo đảm thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân...” Bức thư cũng đòi tách rời ba quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp ra khỏi quyền kiểm soát của đảng Cộng Sản và “Quốc Hội được bầu cử thật sự dân chủ, có thực quyền...”

Làm cách nào đạt được những mơ ước trên? Bức thư chính thức yêu cầu “Các đại biểu đại hội (thứ 12 của đảng, sang năm),... bãi bỏ những quy định của Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XI” trong việc bổ nhiệm hàng lãnh đạo mới. Lại yêu cầu “đại hội được bầu trực tiếp tổng bí thư,” (với nhiều người tự ứng cử).

Chúng ta có thể đoán trước phe bảo thủ trong đảng Cộng Sản sẽ phản ứng, sẽ đoàn kết với nhau cùng cứng rắn hơn. Họ sẽ hỏi: Những người ngoài này có quyền gì mà “xía vô” công việc nội bộ của đảng họ? Các đảng viên ký tên trong bức thư thì phải theo các thủ tục trong đảng, theo đúng hệ thống cấp bậc; tại sao lại viết thư trực tiếp cho cả nước được đọc?

Gửi thư xin đảng Cộng Sản thay đổi toàn diện là một hành động quá lạc quan. Ðã hàng trăm lần nhiều người từng làm như thế rồi, trong đó có những người đang trong Bộ Chính Trị; tất cả đã thất bại. Vì vậy bức thư tâm huyết do 127 người ký tên sẽ không thể giúp đảng Cộng Sản thay đổi.

Trước thực tế đó, quý vị đảng viên ký tên phải tính trước những bước sẽ làm sau kỳ đại hội 12 sắp tới.

Vì danh dự, họ phải công bố rút ra khỏi đảng Cộng Sản, từ bỏ các chức tước, địa vị và quyền lợi mà đảng Cộng Sản đã cho. Hàng trăm đảng viên Cộng Sản có tiếng công khai trả thẻ đảng, lôi kéo hàng chục ngàn đảng viên khác làm theo. Họ có thể mời những nhà tranh đấu dân chủ, những người còn ở trong tù hoặc đã ra khỏi nhà tù, cùng hợp tác trong một liên minh chính trị. Liên minh này không nhất thiết phải là một tổ chức chặt chẽ. Những người đồng ý chỉ cần ký tên cùng chấp nhận một số mục tiêu chung: Ðòi thay đổi thể chế chính trị, xây dựng dân chủ với các quy tắc tôn trọng quyền làm người và các quyền công dân, những điều mà ai cũng đồng ý.

Sau đó, những người đã ký tên trong bức thư trên cùng các nhà tranh đấu dân chủ đồng loạt ghi danh ra ứng cử trong cuộc bàu quốc hội sắp tới. Họ cùng nêu ra những mục tiêu kể trên trong chương trình tranh cử. Họ có thể thỏa hiệp chọn một khẩu hiệu chung, một huy hiệu chung, mặc dù vẫn không được coi là cùng một đảng chính trị, vì đảng Cộng Sản ngăn cấm. Chúng ta sẽ thấy một thực thể chính trị mới ra đời; lần đầu tiên dưới chế độ Cộng Sản.

Tất nhiên, đảng Cộng Sản sẽ không chấp nhận cho người ngoài tự ứng cử Quốc Hội. Nhưng toàn dân Việt Nam sẽ chứng kiến một hiện tượng: Hàng trăm, hàng ngàn người yêu nước và có ý kiến xây dựng đất nước đã bị nhà cầm quyền cấm đoán và đàn áp.

Sau đó toàn thể dân Việt sẽ biết có những người đang sẵn sàng nhận trách nhiệm lãnh đạo quốc gia thay thế đảng Cộng Sản. Cuộc tranh đấu lúc đó thực sự bắt đầu, trong một thực tế chính trị mới. Có như vậy, mới hy vọng học tấm gương tiến trình dân chủ hóa lối Myanmar.

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Thông điệp gì từ vụ bắt giam luật sư Nguyễn Văn Đài?

nguyenvubinh
Sáng ngày 16/12/2015, luật sư Nguyễn Văn Đài bị cơ quan an ninh điều tra bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố , bắt tạm giam 4 tháng theo điều 88 của Bộ luật Hình sự. Điều lạ là thông tin về vụ bắt giam luật sư Nguyễn Văn Đài lại được báo chí chính thống đưa tin, cùng lúc với sự việc bắt giữ đang diễn ra, tức là sáng ngày 16/12. Có thể nói, tất cả đều sững sờ và hết sức bất ngờ trước sự kiện này. Đã có nhiều suy đoán về nguyên nhân vụ bắt giữ, cũng như những thông điệp nào được gửi gắm vào quyết định gây sốc, rất bất thường như vậy.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu và phân tích về luật sư Nguyễn Văn Đài, xu hướng mà luật sư Đài đại diện, tầm ảnh hưởng và những vấn đề liên quan. Luật sư Nguyễn Văn Đài là người đấu tranh dân chủ lâu năm, đã từng bị án 4 năm tù với tội danh tuyên truyền chống nhà nước Xã hội Chủ nghĩa (điều 88 ), có uy tín lớn trong phong trào dân chủ. Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng là người có mối quan hệ quốc tế sâu rộng bậc nhất trong phong trào dân chủ hiện nay. Nhưng Nguyễn Văn Đài, trong nhiều bài viết và hoạt động, cũng như trao đổi, lại là người mong muốn có sự chuyển hóa bên trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời Anh cũng là người có quan điểm ôn hòa trong đấu tranh, ví dụ gần đây nhất là việc ủng hộ Việt Nam được vào TPP. Như vậy, có thể nói rằng, luật sư Nguyễn Văn Đài là người đấu tranh có uy tín lớn, mong muốn chuyển đổi thể chế từ bên trong nội bộ, có quan hệ quốc tế sâu rộng.

Bối cảnh hiện nay của Việt Nam có gì đặc biệt, và điều gì làm đảng cộng sản Việt Nam lo ngại nhất? Sự kiện mà ai cũng biết, đó là đại hội toàn quốc đảng cộng sản Việt Nam sắp diễn ra. Nhưng bối cảnh hiện nay của Việt Nam vô cùng đặc biệt. Thứ nhất, nền kinh tế suy sụp tới mức nguy ngập, biểu hiện rõ nhất là việc các ngân hàng thương mại được mua với giá 0 đồng (một hình thức né tránh tuyên bố phá sản), và sự kiện hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu cạn kiệt ngân sách...Thứ hai, sự mở rộng và sức lan tỏa của hệ thống Internet và mạng xã hội đã đi vào từng ngõ ngách cuộc sống, đã thức tỉnh rất nhiều người, và lan tỏa tới những cấp lãnh đạo cao nhất. Sức mạnh của cộng đồng mạng xã hội còn hình thành trào lưu dư luận tiến bộ, phản biện xuất sắc các quan điểm, đường lối, hành động, phát ngôn sai trái và cổ vũ, tưởng thưởng cho những tư tưởng cởi mở, dân chủ cả trong và ngoài guồng máy đảng và nhà nước. Thứ ba, sức ép quốc tế ngày càng gia tăng theo cùng các điều kiện về hợp tác phát triển, ví dụ các điều kiện để tham gia TPP...

Tổng hợp những yếu tố trên, điều mà đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam lo ngại nhất, đó chính là sự phất cờ trong nội bộ đảng nhân dịp đại hội đảng toàn quốc sắp diễn ra. Với những bối cảnh về kinh tế, xã hội và dư luận như vậy, việc phất cờ trong nội bộ đảng cộng sản là nguy cơ hiển hiện. Chỉ cần một nhóm nhỏ, biết cách vận dụng sức mạnh truyền thông, sức mạnh dư luận và quốc tế sẽ thành công mỹ mãn. Đây là vấn đề sinh tử của đảng cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, việc ra tay ngăn cản xu hướng này là một nhiệm vụ cấp bách, chiến lược của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.

Việc nhắm vào luật sư Nguyễn Văn Đài, một biểu tượng dân chủ, ôn hòa và mong muốn chuyển đổi thể chế từ bên trong nội bộ là thông điệp gửi tới tất cả những ai đang manh nha có ý tưởng, hoặc kế hoạch phất cờ trong nội bộ. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau của Việt Nam. Nhưng ngăn chặn sự ly khai, phất cờ trong nội bộ và bảo đảm đại hội đảng toàn quốc diễn ra suôn sẻ theo quan điểm giữ vững độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là ưu tiên hàng đầu của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.

Như vậy, đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đã kiên quyết vứt bỏ cơ hội cuối cùng để chuyển đổi thể chế một cách êm đẹp. Đó có lẽ cũng là minh chứng hùng hồn cho luận điểm: cộng sản không thể thay đổi mà chỉ có thể xóa bỏ./.

Hà Nội, ngày 17/12/2015

N.V.B

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Hải Quân Mỹ vẫn là 'bá chủ' trên đại dương


WASHINGTON DC - Phát triển nhanh lực lượng hải quân là một mục tiêu ưu tiên của Trung Quốc,
nhưng tham vọng làm chủ Thái Bình Dương sẽ không dễ, vì Hải Quân Hoa Kỳ sẽ không để cho điều này xảy ra.

Ðó là nhận định của bài viết có tựa đề “The U.S. Navy Wants to Show China Who's Boss” -
(tạm dịch: Hải Quân Mỹ muốn Trung Quốc hiểu ai vẫn là 'bá chủ' trên đại dương) trên tờ Foreign Policy, hôm 14 Tháng Mười Hai, 2015.

Image
Hàng không mẫu hạm USS Ranger (CVA-61) của Hải Quân Hoa Kỳ. (Hình: Getty Images)


Theo bài báo, từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay, Hải Quân Mỹ đứng đầu thế giới, vượt xa tất cả mọi nước về số chiến hạm các loại cũng như kỹ thuật và kinh nghiệm hoạt động trên tất cả các đại dương. Gần đây, bằng thái độ dứt khoát, Hoa Kỳ đã cảnh báo cho Trung Quốc hiểu là họ không thể tìm cách kiểm soát và hạn chế tự do lưu thông hàng hải trong vùng Biển Ðông,

Cho dù Trung Quốc có thể phát triển nhanh về số chiến hạm và vũ khí nhưng sẽ còn rất lâu mới có thể đạt tới trình độ đương đầu ngang ngửa với Hoa Kỳ.

Một tài liệu chiến lược chính thức do Trung Quốc phổ biến hồi Tháng Năm nói rằng: “Phải từ bỏ quan niệm truyền thống là đất có giá trị hơn biển. Cần đặt nặng việc quản lý mặt biển, bảo vệ quyền hàng hải và lợi ích hải dương. Do đó Trung Quốc cần phải trở nên một cường quốc hải quân.”

Mặc dầu viễn tượng xảy ra xung đột với Trung Quốc hãy còn rất xa vời, nhưng Ngũ Giác Ðài và các phân tích gia tin rằng chỉ nhận thức là Hoa Kỳ đã mất đi lợi thế quân sự cũng có tác dụng tổn hại đến tâm lý các nước đồng minh cùng đối tác. Bất kỳ một dấu hiệu yếu đuối hay khoan nhượng nào của Mỹ đều sẽ khuyến khích quân lực Trung Quốc trong thời điểm Bắc Kinh đang theo đuổi chính sách bành trướng, tranh chấp biển đảo ở Ðông Nam Á và những vùng biển khác.

Ðể đương đầu với những ý đồ của Trung Quốc, Hoa Kỳ cần phát triển thêm những hệ thống vũ khí mới, đồng thời thay đổi chiến lược, chiến thuật thích ứng với tình thế tương lai.

Hải Quân Hoa Kỳ cần trang bị cho các chiến hạm nổi và tàu ngầm những loại hỏa tiễn với tầm hoạt động xa và có khả chống kỹ thuật phòng thủ của tàu địch. Loại hỏa tiễn bình phi Tomahawk có từ thập niên 1950 và được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh vùng Vịnh, đến nay cần phải được cải tiến. Trước kia chỉ nhắm tấn công những mục tiêu cố định trên mặt đất, hỏa tiễn Tomahawk cải tiến được thử nghiệm hồi Tháng Giêng năm nay có tầm bắn xa hơn và đánh trúng những chiến hạm di chuyển trên mặt biển.

Trung Úy Robert Myers, một phát ngôn viên Hải Quân Mỹ, nói rằng trong ít năm tới, loại hỏa tiễn mới này sẽ được trang bị cho các hạm đội. Hỏa tiễn tầm xa chống chiến hạm và hỏa tiễn phòng không như kiểu SM-6 do Na Uy phát triển, phóng đi từ máy bay cũng đang được sản xuất. Nhu cầu tăng cường hỏa lực cho tất cả các chiến hạm nổi, thay vì chỉ tập trung vào hàng không mẫu hạm và tàu ngầm để tấn công, là chiến thuật mà nhiều sĩ quan cao cấp tán thưởng. Chủ trương của họ là “cái gì nổi đều có thể tấn công.”

Cùng với việc gia tăng những vũ khí mới cho chiến hạm, phải tính tới việc Trung Quốc phát triển nhiều loại hỏa tiễn chiến thuật có tầm bắn xa từ 100 đến 900 hải lý. Ðặc biệt hỏa tiễn đạn đạo “Ðông Phong” DF-21D gọi là “diệt mẫu hạm,” được Trung Quốc trình diện trong cuộc diễn binh hồi Tháng Chín, là một vũ khí đáng phải quan tâm đề phòng.
Image
Hỏa tiễn địa-hải (chống chiến hạm) Ðông Phong DF-21D của Trung Quốc đặt trên xe di động. (Hình: Andy Wong - Pool /Getty Images)



Loại hỏa tiễn bình phi YJ-18 phóng đi từ tàu ngầm cũng là một mối đe dọa khác. Những vũ khí như thế khiến các hải đội hàng không mẫu hạm của Hải Quân Hoa Kỳ không thể tập trung đến một điểm quá gần bờ biển để cho máy bay tấn công cất cánh.

Do đó chiến thuật chiếm lãnh quyền bá chủ không phận mà Hải Quân Hoa Kỳ đã áp dụng trong những cuộc xung đột cục bộ từ sau Thế Chiến II đến nay cần phải được thay đổi.

David Ochmanek, phân tích gia của cơ quan nghiên cứu chiến lược END Corporation nói rằng nếu dùng tới thời gian nhiều ngày triệt hạ khả năng phòng không để chiếm được quyền làm chủ không phận, thì có thể sẽ là quá trễ vì Trung Quốc có thể đạt mục tiêu của họ trước đó. Vì vậy nhu cầu căn bản của quân lực Hoa Kỳ là phải di động nhanh chóng, không cho đối phương có khả năng tấn công như ý định.

Hải Quân và Không Quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương cũng sẽ không chỉ tập trung ở những căn cứ lớn để có thể bị nhiều tổn thất do một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, mà sẽ được phân tán ra các hải đảo nhỏ trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Bộ quốc phòng đang xem xét việc xây dựng căn cứ quân sự ở nhiều hải đảo xa xôi hẻo lánh trên Thái Bình Dương, tương tự như thời kỳ Thế Chiến II.

Hiện nay Hoa Kỳ có 272 chiến hạm nổi và tàu ngầm cùng với hơn 150 chiến hạm được đặt trong tình trạng dự bị sẵn sàng sử dụng khi cần. Lực lượng 9 hàng không mẫu hạm nguyên tử đang hoạt động là sức mạnh không hải quân nào khác có thể so sánh.

Trung Quốc đã chế tạo rất nhanh nhiều chiến hạm mới, hiện có khoảng 300 chiến hạm, nhưng hải quân nước này hãy còn kém xa về nhiều mặt từ khí tài đến khả năng hoạt động. Trong thập niên vừa qua, trung bình mỗi năm ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng 9.5%. Chừng 1/3 ngân sách quốc phòng $165 tỷ một năm dành cho hải quân.

Một quốc gia khác có hải lực lớn là Nga với khoảng 280 chiến hạm nhưng một phần lớn đã lỗi thời. Với tình trạng kinh tế khó khăn bây giờ, các phân tích gia quân sự không hề dự đoán Hải Quân Nga có thể phát triển đến đâu. Gần đây Hải Quân Nga đã biểu diễn sức mạnh qua các cuộc phóng hỏa tiễn bình phi từ chiến hạm nổi trên biển Caspian và tàu ngầm ở Ðịa Trung Hải. Tuy nhiên những thể hiện này mới chỉ mang tính tượng trưng, kể cả việc duy trì một hải đội đặc nhiệm tác chiến ở Ðịa Trung Hải cũng không phải là dễ dàng.

Còn Hải Quân Hoa Kỳ, để làm đòn bẩy trong việc vận động ngân sách, vẫn trình bày tình hình phát triển hải quân của Trung Quốc như là mối đe dọa. Một số ý kiến hoài nghi cho rằng có thể Hoa Kỳ đã phóng đại nguy cơ Trung Quốc dù rằng nguy cơ này là có thật.

Trong cuộc tranh cử năm 2012, vấn đề hải quân cũng được nêu ra. Ứng cử viên Cộng Hòa Mitt Romney phê phán Tổng Thống Obama đã coi nhẹ tình trạng của hạm đội Mỹ, số chiến hạm ngày nay còn kém cả năm 1916 khi Mỹ sắp tham gia Thế Chiến I và Hải Quân Mỹ đang tiến lên vị trí đứng đầu thế giới. Ông Obama đáp lại bằng cách diễu: “Ông nói về hải quân chúng ta không có nhiếu chiến hạm như hồi đầu thế kỷ trước. Phải thêm là hiện nay chúng ta không có nhiều ngựa và lưỡi lê nữa.”

Nhưng phát triển vũ khí mới là cần thiết và trong cuộc tranh cử tổng thống sắp tới, đề tài này sẽ còn được nói đến nhiều. Bà Carly Fiorina trong cuộc tranh luận hồi Tháng Chín đã tỏ ra có nhiều quan tâm về lực lượng quân sự Mỹ, bà đề nghị tăng số chiến hạm hiện dịch lên 350 và phát biểu này thu hút sự chú ý, với kết quả sau đó theo thăm dò dư luận, tỷ lệ ủng hộ tăng lên hàng thứ ba.

Một điều chắc chắn là nếu Hải Quân Trung Quốc, hiện đứng hàng thứ nhì trên thế giới, muốn lên ngang với Hoa Kỳ, thì ít lắm cũng phải 25 năm nữa mới có thể đặt vấn đề này. (HC)

nguyennam619
Posts: 238
Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am

Post by nguyennam619 »

Dân Mỹ khó đồng ý về tổng thống tương lai

Hà Tường Cát/Người Việt


Gần hai tháng nữa các cuộc bầu cử sơ bộ sẽ khởi sự và 7 tháng nữa mới biết những ứng cử viên chính thức được đảng tấn phong vào cuộc tranh cử
Tổng Thống Hoa Kỳ tháng 11 năm 2016. Ngay bây giờ hãy còn quá sớm và chưa đủ yều tố để dự đoán.
Tờ USA Today có một bài viết, căn cứ theo thăm dò dư luận, cho biết quan niệm của dân chúng về vị Tổng Thống tương lai,
và dưới đây là tóm lược bài viết ấy.

Image
Tổng Thống Hoa Kỳ là người luôn bận rộn ở bất cứ giờ phút nào. Trong hình, buổi họp báo cuối năm của Tổng Thống Obama
tại Brady Briefing Room trong Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Sáu 18/12 trước khi đi nghỉ lễ. (Hình: Mark Wilson/Getty Images)



Cử tri Mỹ bày tỏ viễn kiến trái ngược nhau về những thách thức căn bản mà đất nước phải đương đầu, và sự mong đợi của họ đối với vị Tổng Thống sẽ được bầu tháng 11 năm 2016.

Cử tri ủng hộ đảng Dân Chủ thiên về nhận định tin rằng nước Mỹ đang đi đúng hướng. Ngược lại cử tri ủng hộ đảng Cộng Hòa cho là nước Mỹ đi trật đường. Người Dân Chủ muốn một Tổng Thống có kinh nghiệm. Người Cộng Hòa thích một người bên ngoài giới chính trị. Và họ cũng không có chung niềm hy vọng là bât cứ vị Tổng Thống nào có thể giải quyết được những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia.

Thất bại trong sinh hoạt của hệ thống chính trị là một yếu tố đưa đến sự chia rẽ ý kiến như thế. Dù sự thắng cử quyết định của ai ở phía bên nào, thì cũng không bảo đảm rằng sẽ chấm dứt được các mâu thuẫn đó.

Ông Michael Grimm, 68 tuổi, tài xế xe tractor-trailer đã nghỉ hưu, ở một thị trấn vùng thung lũng Shennadoah, Virginia, quả quyết rằng sẽ bỏ phiếu cho nhà tỷ phú Donald Trump hoặc Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz tiểu bang Texas, nếu người nào được tấn phong làm ứng cử viên chính thức của đảng Cộng Hòa. Theo lời ông: “Trump nói lên những điều mà ông đã nghĩ đến từ nhiều năm và tôi tin là ông ta nói đúng”.

Ở cách đó ít dặm, Derek Tucker, 44 tuổi, chuyên viên nghiên cứu nhãn khoa trong một bệnh viện, cho là đất nước “đang tiến triển theo chiều hướng tốt” căn cứ vào nền kinh tế đã cải thiện hơn và những kết quả “đáng sửng sốt” về quyền của người đồng tính. Tucker cho biết chắc chắn ông sẽ ủng hộ cựu ngoại trưởng Hillary Clinton.

Các ý kiến này phù hợp với thăm dò trên toàn quốc do nhật báo USA Today và trường đại học Suffolk vừa thực hiện. Theo thăm dò, 41% người Dân Chủ tin là đất nước đi đúng hướng, 36% chưa tin như thế. Ngược lại tới 86% người Cộng Hòa nói là nước Mỹ theo một hướng sai lầm, chỉ có 7% cho rằng đi đúng đường.

Tuy nhiên dân Mỹ, dù ở đảng nào, đều đồng ý với nhau về một số số điểm, trước hết là tình trạng khủng bố. Tiếp sau vụ nổ súng tàn sát 14 người ở San Bernardino, cử tri Cộng Hòa, Dân Chủ và Độc Lập đồng thuận trong việc coi nạn khủng bố và sự an ninh của quốc gia là vấn đề quan trọng hơn hết mà vị Tổng Thống tương lai phải đối phó. Gần 14 năm sau vụ khủng bố 9/11 ở Hoa Kỳ, những vụ khủng bố tấn công ở Paris và California vừa xảy ra, cùng với tình hình hoạt động của nhóm tự xưng là Nhà Nước Hồi Giáo (IslamicState) ở Trung Đông đã làm gia tăng mối quan ngại của dân chúng, rằng không có an toàn và an ninh thì quốc gia không có gì hết.

Cử tri ở mọi đảng do đó chỉ coi việc làm và kinh tế là tầm quan trọng thứ nhì. Những ưu tiên khác thể hiện sự chia rẽ quan điểm nặng nề giữa hai chính đảng, nhưng đứng ở một khoảng cách rất xa so với hai đề mục đầu.

Người Cộng Hòa coi chuyện di dân là quan tâm đứng hàng thứ ba, giảm nợ quốc gia và thiếu hụt ngân sách đứng hàng thứ tư. Trong khi đó người Dân Chủ chú trọng đến sự thay đổi khí hậu và bảo hiểm y tế.

Larry Sams, 70 tuổi, làm việc 31 năm liên tục ở công ty Dow Chemical và mức sống dễ chịu thoải mái, nói: “Theo tôi nhiều vấn đề có thể giải quyết được nếu kinh tế tốt đẹp”. Nhưng ông không tin tưởng các con sẽ có cuộc sống dễ dàng như vậy : “Tôi hiểu rằng năm đứa con chúng tôi sẽ không bao giờ được như tôi”.

Ông Sams muốn Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio tiểu bang Texas, hay bà Carly Fiorina cựu Tổng Giám Đốc Hewlett- Packard, hoặc cả hai người, được đảng Cộng Hòa tấn phong vào liên danh tranh cử với đảng Dân Chủ. Theo ông: “Họ là một cặp rất tuyệt vời. Tôi mong họ sẽ đứng cùng nhau tranh cử”. Nhưng ông không lạc quan rằng có ai sẽ sửa chữa được những cái sai, mà chỉ cho là: “Đất nước cần chấn chỉnh. Nhưng tôi không biết họ sẽ làm ra sao”.

Về khả năng tác động của chính quyền đến tình hình kinh tế, đối với lực vận hành của thị trường và những chuyển biến chu kỳ của nền kinh tế, những cử tri Cộng Hòa hoàn toàn không có cùng quan điểm. Nhưng cử tri Dân Chủ, trong 5 người thì 4 nói rằng chính quyền có thể làm thêm rất chuyện để tạo ra việc làm và giảm bớt chênh lệch kinh tế trong xã hội.

Đa số cử tri Cộng Hòa cho rằng chính quyền đóng vai trò trọng yếu để có thể làm tình thế đổi khác, ngăn ngừa những cuộc tấn công khủng bố như vụ Paris. Còn hơn 1/3 cử tri Dân Chủ coi những hành động khủng bố chỉ là “thực trạng không tránh khỏi của thế giới ngày nay”.

Ai có thể đối phó hiệu quả nhất với tổ chức khủng bố IS? Có đến 80% người Dân Chủ nói là bà Hillary Clinton, trong khi 80% người Cộng Hòa cho là ông Donald Trump.

Tâm lý chán nản về những tranh chấp chính trị rắc rối vô ích khiến nhiều cử tri nghĩ là Hoa Kỳ nên có một vị Tổng Thống mới hoàn toàn không ở trong giới chính tri gia chuyên nghiệp. 36% cử tri nói chung mong muốn một tổng thống như vậy, tỷ lệ này là hơn phân nửa, 54%, trong thành phần cử tri cộng hòa còn phía Dân Chủ chỉ có 15%.

Tổng Thống có cần phải là một người có kinh nghiêm hay không? 74% cử tri Dân Chủ cho rằng cần, phía Cộng Hòa chỉ có 33%, tỷ lệ này là 52% trong số cử tri nói chung thuộc bất cứ khuynh hướng nào.

65% dân Mỹ mong đợi một vị Tổng Thống sẵn sàng thỏa hiệp để giải quyết những vấn đề gây nhiều mâu thuẫn. 75% người Dân Chủ nhưng chỉ có và 40% người Cộng Hòa đồng thuận ý kiến ấy. Nhưng 48% thành phần cử tri cực kỳ bảo thủ – một lực lượng có ảnh hưởng lớn trong giai đoạn bầu cử sơ bộ ở đảng Cộng Hòa – cho rằng cần phải giữ vững nguyên tắc hơn là nên thỏa hiệp. Trong quá khứ, bằng lập trường ấy, Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz và những người khác ngả theo phía Tea Party, đã đưa đến bế tắc ở Quốc Hội và chính quyền phải đóng cửa.

Jeff Keller, 29 tuổi, giáo viên môn lịch sử trường John Handley High School ở Winchester nói: “Khôi phục chính quyền là một trong những ưu tiên hàng đầu của vị Tổng Thống tương lai”.

Bà Linda Whitehead, 55 tuổi, hoạt động xã hội với dân homeless ở Knoxville, Tennessee, cho biết bà chưa có quyết định gì dứt khoát về việc bầu phiếu năm 2016. Bà nói: “Cho tới bây giờ các ứng cử vên lo tấn công lẫn nhau hơn là đề cập đến những vấn đề thiết yếu”.

Cùng nhận định ấy, cô Courtney Keller, 29 tuổi, y tá, cho rằng: “Không ứng cử viên nào nói lên được điều gì có tầm quan trọng. Nước Mỹ và dân chúng Mỹ có nhiều vấn đề và chưa người nào tỏ ra biết cách giải quyết ra sao”.(HC)

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image
Xung quanh Hội nghị 13: Những ai tung ra ‘tài liệu chính trị nội bộ’?

Phạm Chi Dũng
25.12.2015
Hội nghị Trung ương 13 đảng Cộng sản Việt Nam kéo dài quá khổ đã để lại một chút gợn buồn. Cuộc tranh đấu còn lâu mới khoan hòa giữa các lực lượng chính trị trong đảng vẫn bế tắc đến mức giờ đây phương án tái nhiệm tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng lại có vẻ một chiều hơn cả.

Tuổi tác “không thành vấn đề”.

Dĩ nhiên phái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn lâu mới hài lòng.

‘Tài liệu chính trị nội bộ’

Càng khó hài lòng hơn khi ba ngày trước khi Hội nghị Trung ương 13 kết thúc, trên mạng xã hội bất thần hiện ra “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị”.

“Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí à” - lời “hiệu triệu” trước đây về facebook của Thủ tướng Dũng rất có thể bị phản tác dụng vào lần này. Không gì khác hơn là facebook chính là phương tiện truyền dẫn “bức thư của Thủ tướng Dũng’’ với tốc độ kinh hoàng.

Cùng hoàn cảnh trên, trước và trong Hội nghị 13, một tổ chức chưa từng nghe tên tuổi là “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” đã nhờ một trang mạng xã hội, chứ không thể là báo chí nhà nước, đăng tải loạt bài viết tấn công dữ dội nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế. Song hai bài gần nhất trong loạt bài này lại tràn ngập ẩn ý về một trong những ứng cử viên cho chức tổng bí thư tại Đại hội 12: Trương Tấn Sang.

Có lẽ chỉ rất ít tổ chức và nhân vật nắm được “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị” là thật hay giả. Bức thư dài đến 9 trang đánh máy này được đóng dấu treo “Thủ tướng chính phủ”, và hơn nữa là dấu đỏ - một chỉ dấu cố ý làm cho người đọc hiểu đó là bản gốc, lấy thẳng từ nguồn trong nội bộ chứ không phải là tài liệu photo chuyền tay tam sao thất bản.

Tuy chưa biết độ tin cậy của bức thư trên đến mức nào, nhưng khá nhiều nội dung trong bức thư này lại không quá lạ lẫm với dư luận trong nội bộ và cả ngoài xã hội. Có chăng là chi tiết gia đình ông Dũng thông gia với ‘đại tá tình báo Mỹ Nguyễn Bá Bang” - được xem là “tài liệu nội bộ về lịch sử chính trị” - có thể gây tò mò đáng kể nơi những người hám chuyện.

“Chính trị nội bộ” lại là một đòn được một số quan chức Việt ưa dùng để thanh loại nhau. Cứ mỗi lần gần đến đại hội đảng, cơ quan Ban bảo vệ chính trị nội bộ của một số tỉnh thành lại có cơ hội để phô trương quyền lực ngầm. Những “đồng chí có vấn đề” như có thân nhân ở những nước “thù địch” như Mỹ, hoặc có “quá trình khai báo trong nhà tù Mỹ ngụy”, đều có thể bị đưa lên bàn mổ.

Tuy nhiên, đó là chuyện quá khứ, vào thời chưa có Internet. Vào thời đó, những đơn thư tố cáo về hoạt động khai báo chỉ được lan truyền dưới dạng giấy tờ thủ công trong phạm vi nội bộ các cơ quan nhà nước, cùng lắm thì đến những cán bộ về hưu.

Còn bây giờ thì quá nhiều chuyện được tung lên mạng. Nguyễn Công Khế là nạn nhân mới nhất khi bị “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” công bố một tài liệu thuộc độ “tuyệt mật”, vốn chỉ được lưu giữ trong hệ thống đảng và chính quyền, về nội dung khai báo của ông Khế trong “nhà tù Mỹ ngụy”.

Khỏi phải diễn tả là tài liệu của hiếm trên đã thu hút mối quan tâm lẫn tò mò của công luận đến thế nào. Nếu từ lâu dư luận đã thắc mắc về những chuyện cung đình của 70 năm lịch sử đảng Cộng sản vẫn chưa được bạch hóa, thì nay “tài liệu chính trị nội bộ” tự nhiên mọc cánh bay ra ngoài.

‘Tình đồng chí’

Sau 40 năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, vấn đề “lịch sử chính trị” vẫn tỏ ra phần nào hữu hiệu trong cuộc chiến quyền lực giữa các đồng chí không đồng lòng. Một trong những loại tài liệu “có giá” được sử dụng để moi móc tấn công nhau có nguồn gốc từ “Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo ngụy” - theo cách gọi của giới chính quyền và công an Việt Nam. Các bản khai báo cá nhân từ đây mà ra.

Hẳn nhiên cuộc đấu đá giữa các phe nhóm trong nội bộ đảng cũng đang dâng trào như thể “thế nước đang lên” - một luận điểm mà giới chuyên gia phản biện trung thành đang ra sức cổ vũ - trong không gian ngập ngụa nợ công, nợ xấu và mới nhất là nạn cạn kiệt ngân sách. Cùng với thủ đoạn moi móc “sân sau” của nhau ở những tổ hợp ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, vấn đề “lịch sử chính trị” hoặc cả “chính trị hiện nay” được khai thác tối đa để hạ uy tín đối thủ, khiến đối thủ không thể được giới thiệu vào “cấp ủy” và do đó có thể bị “loại từ vòng gửi xe”.

Khi chứng kiến cung cách tung tài liệu chính trị nội bộ lên mạng như thế, một cán bộ nhà nước phải nhận xét: “Gọi là đồng chí mà chơi nhau đến vậy là quá tàn mạt, không còn gì để nói!”.

Câu hỏi còn lại nhằm mục đích gì và từ ai đã khiến lộ ra những tài liệu đó trên mạng Internet?

Về nguyên tắc, “tài liệu chính trị nội bộ” nằm trong danh mục bảo vệ bí mật nhà nước, được lưu giữ bởi cơ quan công an một số cấp, cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ, cơ quan nội chính và một số quan chức có trách nhiệm liên quan. Nhưng nếu hiện thời mở một cuộc điều tra để tìm xem ai đã tiết lộ những tài liệu chính trị nội bộ lên mạng Internet, e rằng quá khó do phạm vi điều tra là quá rộng so với nguyên tắc. Ngay cả có thành lập một ban chuyên án an ninh cấp quốc gia để dò tìm nguồn gốc của “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị” cũng là một nhiệm vụ quá nan giải.

Chỉ biết rằng khi thủ đoạn đã trở nên công khai đến mức sẵn lòng dùng tài liệu chính trị nội bộ để đấu tố nhau, những người đang được coi là “đồng chí” đã thực sự biến thành kẻ thù của nhau, đẩy chế độ lao nhanh đến cuối đường tận diệt.

Cuộc bỏ phiếu sinh tử

“Tình đồng chí” biểu cảm đến thế và câu hỏi từ đâu xuất hiện những tài liệu thuộc độ “tuyệt mật” trên mạng xã hội là hoàn toàn xứng đáng được áp vào trường hợp “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị”. Nếu quả bức thư này là thật, xác suất tài liệu này được “vô tình” lộ ra từ nội bộ là rất nhỏ.

Trừ phi ai đó cố ý làm điều đó.

Tuy nhiên, nếu tạm gác lại nhiều nội dung giải trình của bức thư trên mà một số dư luận đã ít nhiều nghe đến, có lẽ chi tiết làm người ta ngạc nhiên và phải luận bàn nhiều nhất là một đoạn trong bức thư “Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ”.

Chưa cần biết nội dung trên là thật hay giả, nhưng một cựu quan chức nhà nước có nhiều kinh nghiệm về công tác tổ chức cán bộ đã khẳng định rằng nếu biết trước về ứng viên chủ động xin “rút”, ông sẽ không viết phiếu giới thiệu/bỏ phiếu thuận hoặc sẽ lưỡng lự khi viết phiếu/bỏ phiếu cho ứng viên đó.

Hội nghị Trung ương 13 vừa chìm xuống và Hội nghị Trung ương 14 đang ập đến lại là những cuộc chiến mang tính sinh tử về bỏ phiếu cho thành phần Bộ Chính trị, trong đó có các vai trò của “tứ trụ” và đặc biệt là cái ghế tổng bí thư. Hệ quả nào đã và sẽ xảy ra nếu một số ủy viên Trung ương đảng đinh ninh rằng Thủ tướng Dũng đã chính thức có thư xin “nghỉ”?

Không cần hồ nghi rằng khi chỉ còn chưa đầy một tháng nữa sẽ diễn ra Đại hội 12 của đảng cầm quyền, những cú ra đòn độc đáo lẫn độc địa nhất sẽ không còn cần mai phục chờ thời nữa.

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Post Reply