TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC
Moderator: Nguyễn_Sydney
-
- Posts: 2581
- Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
- Been thanked: 1 time
25 Người Đẹp Gợi Cảm Nhất hành tinh .
Tạp chí FMH đã công bố danh sách 25 Người Đẹp Gợi Cảm Nhất hành Tinh. Sự lựa chọn này của báo FMH rất đáng tin cậy . Bao gồm các nữ tài tử Cine, Người Mẫu , Thể thao , Ca nhạc v...v.
Người đứng đầu là Angolina Jolie
kế tiếp theo thứ tự 2/ Jennifer Garnerd 3/ Paris Hilton , 4/ Charlie Theron , 5 / Halle Berry, 6/ Alyssia Molano 7/ Teri Hatcher , 8/ Pamela Anderson 9/ Scarlett Johansson 10/ Lindsay Lohan 11/ Keira Knghtley
12/ Salma Hayek 13/ Cameron Diaz 14/ lêaun Twêden 15/ maria Carey 16/ Jessica Simpson 17/ Beyonce Knowdes 18/ Carmen Elctra
19/ Maria Sharapova 20/ Jennifer Love Hewitt 21/ Jessica Boel , 22/ Jessica Alba 23/ Brơke Burke 24/ Jema jameson 25/ Heidu Klum[img]http://25%20nguoi%20dep[/img][img]http://%20Hayek[/img][img]http://%20heidu[/img]
Tạp chí FMH đã công bố danh sách 25 Người Đẹp Gợi Cảm Nhất hành Tinh. Sự lựa chọn này của báo FMH rất đáng tin cậy . Bao gồm các nữ tài tử Cine, Người Mẫu , Thể thao , Ca nhạc v...v.
Người đứng đầu là Angolina Jolie
kế tiếp theo thứ tự 2/ Jennifer Garnerd 3/ Paris Hilton , 4/ Charlie Theron , 5 / Halle Berry, 6/ Alyssia Molano 7/ Teri Hatcher , 8/ Pamela Anderson 9/ Scarlett Johansson 10/ Lindsay Lohan 11/ Keira Knghtley
12/ Salma Hayek 13/ Cameron Diaz 14/ lêaun Twêden 15/ maria Carey 16/ Jessica Simpson 17/ Beyonce Knowdes 18/ Carmen Elctra
19/ Maria Sharapova 20/ Jennifer Love Hewitt 21/ Jessica Boel , 22/ Jessica Alba 23/ Brơke Burke 24/ Jema jameson 25/ Heidu Klum[img]http://25%20nguoi%20dep[/img][img]http://%20Hayek[/img][img]http://%20heidu[/img]
- Attachments
-
- 25 nguoi dep.jpg (22.45 KiB) Viewed 240 times
-
- Hayek.jpg (17.26 KiB) Viewed 240 times
-
- Heidu.jpg (22.04 KiB) Viewed 240 times
Những bí mật của Cổ Thiên Lạc
Do có một thời niên thiếu sống trong khu phố phức tạp, toàn dân đâm thuê chém mướn và chính mình cũng từng bị bắt vào trại cải tạo nên ở Cổ Thiên Lạc đã hình thành một thói quen "bất di bất dịch": Luôn ngồi hướng mặt ra phía cửa ra vào.
Anh thú nhận: "Ngồi như vậy tôi mới có thể quan sát được xung quanh và cảm thấy yên tâm".
Tình có như không
Năm 1994, Cổ Thiên Lạc và nữ diễn viên Huỳnh Kỷ Doanh biết nhau khi đóng chung bộ phim Gia đình vui vẻ. Sau đó, nhờ thành công của Thần điêu đại hiệp mà tên tuổi của anh được chú ý, để rồi cuối năm, chuyện anh từng bị bắt vào trại cải tạo "bùng lên" như một sự kiện.
Chính trong những ngày buồn khổ đó, người duy nhất ở bên cạnh Cổ Thiên Lạc là Huỳnh Kỷ Doanh. Có lẽ vì cảm động, anh đã ngỏ lời yêu. Mang tiếng là yêu nhau, song chẳng bao giờ thấy hai người đi chung. Trong khi đó, cánh ký giả lại thấy anh hò hẹn với các nữ diễn viên đóng chung. Và 7 năm sau, khi anh công bố đã "kết thúc" với Huỳnh Kỷ Doanh, người ta vẫn không tìm đâu ra dấu tích của một mối tình đã qua. Mãi đến hôm nay, Kỷ Doanh vẫn không mở miệng bật mí bất cứ điều gì xung quanh mối tình "có như không" này.
Nhờ xem thày mà đổi đời
Lúc mới vào nghề, Cổ Thiên Lạc rất thư sinh với mái tóc bồng lãng tử và làn da trắng mịn như con gái. Mặc dù đã có vai Dương Qua trong phim Thần điêu đại hiệp nhưng sự nghiệp của anh vẫn "tranh sáng tranh tối". Nghe theo lời đồng nghiệp, Cổ Thiên Lạc đã đi... tìm thày vốn là một "cao nhân" được truyền tụng trong giới nghệ sĩ Hong Kong.
Nghe lời khuyên của "cao nhân", Cổ Thiên Lạc thay đổi hình tượng: cắt tóc húi cua, phơi nắng cho đen da. Quả là linh nghiệm, từ lúc xuất hiện với nhân dáng mới này, tên tuổi của anh lên như diều gặp gió.
Cổ Thiên Lạc là gay?
Thông tin này xuất hiện năm ngoái, khiến các fan nữ chới với. Vốn quen với những thị phi từ trên trời rơi xuống nên anh im lặng, không trả lời bất cứ điều gì. Trong khi đó, cha Cổ Thiên Lạc lại lo lắng cho cậu con cưng của mình. Và trong một lần đi dạo công viên buổi sáng, gặp một nhà báo, ông tiết lộ một chuyện "tày đình" hơn. Ông khoe rằng đêm nào Cổ Thiên Lạc cũng đưa bạn gái về nhà, mà mỗi đêm lại là một cô khác. Lần này, Cổ Thiên Lạc không thể ngồi im, anh lên tiếng đính chính: "Cha tôi già rồi nên lẩm cẩm, xin mọi người đừng tin những điều ông nói".
Vậy sự thật Cổ Thiên Lạc là người như thế nào về... giới tính? Câu hỏi vẫn chưa tìm thấy lời đáp. Mặc dù luôn có tin đồn này nọ với các nữ diễn viên đóng chung nhưng đã 35 tuổi rồi chưa thấy anh nói gì đến chuyện yêu đương.
Tan giấc mộng Ảnh đế
Đã hơn 10 năm hoạt động nghệ thuật, Cổ Thiên Lạc ao ước một giải thưởng để khẳng định sự cố gắng của mình. Chính vì vậy, anh đặt rất nhiều kỳ vọng vào vai diễn trong bộ phim điện ảnh mới hoàn thành mang tên Xã hội đen.
Thế nhưng, khi bản phim chính thức ra mắt tại LHP Cannes vừa rồi, đạo diễn Đỗ Kỳ Phong đã cắt hơn phân nửa vai diễn của Cổ Thiên Lạc. Từ vai chính, anh rớt xuống vai phụ. Bộ phim Xã hội đen được xem là tiêu điểm của LHP Hong Kong sắp tới, nếu vai bị cắt nhiều như vậy, chắc chắn giấc mơ Ảnh đế của Cổ Thiên Lạc sẽ tan theo mây khói.
(Theo Thế Giới Nghệ Sĩ)

Anh thú nhận: "Ngồi như vậy tôi mới có thể quan sát được xung quanh và cảm thấy yên tâm".
Tình có như không
Năm 1994, Cổ Thiên Lạc và nữ diễn viên Huỳnh Kỷ Doanh biết nhau khi đóng chung bộ phim Gia đình vui vẻ. Sau đó, nhờ thành công của Thần điêu đại hiệp mà tên tuổi của anh được chú ý, để rồi cuối năm, chuyện anh từng bị bắt vào trại cải tạo "bùng lên" như một sự kiện.
Chính trong những ngày buồn khổ đó, người duy nhất ở bên cạnh Cổ Thiên Lạc là Huỳnh Kỷ Doanh. Có lẽ vì cảm động, anh đã ngỏ lời yêu. Mang tiếng là yêu nhau, song chẳng bao giờ thấy hai người đi chung. Trong khi đó, cánh ký giả lại thấy anh hò hẹn với các nữ diễn viên đóng chung. Và 7 năm sau, khi anh công bố đã "kết thúc" với Huỳnh Kỷ Doanh, người ta vẫn không tìm đâu ra dấu tích của một mối tình đã qua. Mãi đến hôm nay, Kỷ Doanh vẫn không mở miệng bật mí bất cứ điều gì xung quanh mối tình "có như không" này.
Nhờ xem thày mà đổi đời
Lúc mới vào nghề, Cổ Thiên Lạc rất thư sinh với mái tóc bồng lãng tử và làn da trắng mịn như con gái. Mặc dù đã có vai Dương Qua trong phim Thần điêu đại hiệp nhưng sự nghiệp của anh vẫn "tranh sáng tranh tối". Nghe theo lời đồng nghiệp, Cổ Thiên Lạc đã đi... tìm thày vốn là một "cao nhân" được truyền tụng trong giới nghệ sĩ Hong Kong.
Nghe lời khuyên của "cao nhân", Cổ Thiên Lạc thay đổi hình tượng: cắt tóc húi cua, phơi nắng cho đen da. Quả là linh nghiệm, từ lúc xuất hiện với nhân dáng mới này, tên tuổi của anh lên như diều gặp gió.
Cổ Thiên Lạc là gay?
Thông tin này xuất hiện năm ngoái, khiến các fan nữ chới với. Vốn quen với những thị phi từ trên trời rơi xuống nên anh im lặng, không trả lời bất cứ điều gì. Trong khi đó, cha Cổ Thiên Lạc lại lo lắng cho cậu con cưng của mình. Và trong một lần đi dạo công viên buổi sáng, gặp một nhà báo, ông tiết lộ một chuyện "tày đình" hơn. Ông khoe rằng đêm nào Cổ Thiên Lạc cũng đưa bạn gái về nhà, mà mỗi đêm lại là một cô khác. Lần này, Cổ Thiên Lạc không thể ngồi im, anh lên tiếng đính chính: "Cha tôi già rồi nên lẩm cẩm, xin mọi người đừng tin những điều ông nói".
Vậy sự thật Cổ Thiên Lạc là người như thế nào về... giới tính? Câu hỏi vẫn chưa tìm thấy lời đáp. Mặc dù luôn có tin đồn này nọ với các nữ diễn viên đóng chung nhưng đã 35 tuổi rồi chưa thấy anh nói gì đến chuyện yêu đương.
Tan giấc mộng Ảnh đế
Đã hơn 10 năm hoạt động nghệ thuật, Cổ Thiên Lạc ao ước một giải thưởng để khẳng định sự cố gắng của mình. Chính vì vậy, anh đặt rất nhiều kỳ vọng vào vai diễn trong bộ phim điện ảnh mới hoàn thành mang tên Xã hội đen.
Thế nhưng, khi bản phim chính thức ra mắt tại LHP Cannes vừa rồi, đạo diễn Đỗ Kỳ Phong đã cắt hơn phân nửa vai diễn của Cổ Thiên Lạc. Từ vai chính, anh rớt xuống vai phụ. Bộ phim Xã hội đen được xem là tiêu điểm của LHP Hong Kong sắp tới, nếu vai bị cắt nhiều như vậy, chắc chắn giấc mơ Ảnh đế của Cổ Thiên Lạc sẽ tan theo mây khói.
(Theo Thế Giới Nghệ Sĩ)
-
- Posts: 2581
- Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
- Been thanked: 1 time
Luther Vandross - điệu vũ vào chốn vĩnh hằng
Không nổi như Lionel Richie khi hát lại Hello, Endless love (song ca với Mariah Carey), những bài hit của Luther Vandross như Never too much, Here and now, Give me the reason, The power of love/ Love power cũng không phải là những bản quen thuộc nằm lòng của người nghe Việt. Khi giọng hát ấm áp, mềm mại này qua đời vào ngày 1/7 vừa qua ở độ tuổi 54, không gây được nhiều xúc cảm đối với người nghe ở Việt Nam dù rằng gu nhạc Việt thường chuộng ballad ngọt ngào. Nhưng các phương tiện truyền thông Âu Mỹ đều dành đất để loan tin và điểm lại sự nghiệp của Luther.
Vai trò của anh đối với thập niên 80 giống như vai trò của Barry White đối với thập niên 70.
Không biết Luther có bị ảnh hưởng bài Bachelor boy của Cliff Richard không nhưng đến khi qua đời, Luther vẫn là gã độc thân, y hệt câu hát "You'll be a bachelor boy until your dying day". Có lẽ vì vậy, ngoài những bản tình ca quen thuộc bắt buộc phải có, gia tài ca khúc của Luther còn là một tình cảm gia đình thật sâu đậm. Thay vì lục lại những thành tích, giải thưởng, những đĩa vàng đĩa bạc, những con số vô hồn, hãy để album gần đây nhất của Luther vào máy, bấm track 7 trùng tên với tựa album và cùng nghe lại Dance with my father...
"Khi tôi còn bé, trước khi cuộc sống tước mất sự ngây thơ, bố thường ẵm tôi cùng khiêu vũ với mẹ, cứ xoay vòng cho đến khi tôi ngủ gục mất, bố lại bế tôi lên lầu. Khi đó, tôi biết chắc rằng tôi được yêu thương. Nếu tôi có được một cơ hội khác, một cuộc đi dạo nữa, một điệu nhảy nữa với bố, tôi sẽ chọn một bài hát chẳng bao giờ kết thúc". Một khi đã mất đi điều gì đó, người ta cảm thấy tiếc và mong muốn cảm xúc, nếu được lặp lại, sẽ kéo dài mãi mãi. Bài hát này nhắc nhớ rất nhiều đến Papa của Paul Anka (tên tuổi kỳ cựu này vừa tung ra đĩa Rock swing toàn những bản cover): "Mỗi đêm, bố lại bế tôi vào giường, hôn lên trán tôi sau khi cầu nguyện xong. Cũng có những tháng năm buồn bã và nước mắt phải rơi, nhưng bên cạnh nhau, chúng tôi thật mạnh mẽ. Dù thời gian có khắc nghiệt, nhưng bố luôn kiên cường bởi mẹ luôn đứng cạnh bố". Người bố ở Dance with my father khéo léo và tế nhị: "Một khi tôi và mẹ bất đồng, tôi lại kiếm đồng minh ở bố. Bố sẽ làm tôi cười để tôi thấy thoải mái và cuối cùng sẽ khiến tôi làm y những gì mà mẹ tôi nói. Tối đó, khi tôi thiếp ngủ, bố sẽ để tờ một đô la dưới nệm giường. Tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng bố sẽ rời xa tôi. Nếu tôi có thể đánh cắp (từ đấng tạo hóa, hình ảnh "Lord" này sẽ xuất hiện ở cuối bài hát) một ánh nhìn cuối, một bước chân cuối, một điệu vũ cuối với bố, tôi sẽ bật một khúc ca bất tận". Trái với Papa, ở Dance with my father, người bố đã ra đi trước và "thỉnh thoảng tôi lặng người trước cửa phòng mẹ, nghe mẹ khóc thật nhiều vì bố. Tôi cầu nguyện cho bà còn nhiều hơn cho tôi. Tôi biết rằng tôi đã khẩn cầu nhiều quá nhưng thượng đế, ngài có thể trả lại cho bà ấy người đàn ông mà bà yêu thương không? Tôi biết ngài chẳng thường làm điều này đâu nhưng bà ấy đang lụi tàn dần kìa. Được khiêu vũ với bố lần nữa là tất cả những gì mà tôi mơ đến mỗi khi chìm vào giấc ngủ". Dance with my father dừng lại ở đây nhưng ở Papa thấy được sự nối tiếp của thế hệ mai sau: "Tôi hôn con cái mình và cầu mong rằng một ngày nào đó, chúng nghĩ về tôi giống như tôi đã nghĩ về bố...".
Gặp lại người bố ở một nơi nào đó thật xa, hẳn Luther sẽ cùng ông xoay tròn theo một điệu vũ vào chốn vĩnh hằng...

Không nổi như Lionel Richie khi hát lại Hello, Endless love (song ca với Mariah Carey), những bài hit của Luther Vandross như Never too much, Here and now, Give me the reason, The power of love/ Love power cũng không phải là những bản quen thuộc nằm lòng của người nghe Việt. Khi giọng hát ấm áp, mềm mại này qua đời vào ngày 1/7 vừa qua ở độ tuổi 54, không gây được nhiều xúc cảm đối với người nghe ở Việt Nam dù rằng gu nhạc Việt thường chuộng ballad ngọt ngào. Nhưng các phương tiện truyền thông Âu Mỹ đều dành đất để loan tin và điểm lại sự nghiệp của Luther.
Vai trò của anh đối với thập niên 80 giống như vai trò của Barry White đối với thập niên 70.
Không biết Luther có bị ảnh hưởng bài Bachelor boy của Cliff Richard không nhưng đến khi qua đời, Luther vẫn là gã độc thân, y hệt câu hát "You'll be a bachelor boy until your dying day". Có lẽ vì vậy, ngoài những bản tình ca quen thuộc bắt buộc phải có, gia tài ca khúc của Luther còn là một tình cảm gia đình thật sâu đậm. Thay vì lục lại những thành tích, giải thưởng, những đĩa vàng đĩa bạc, những con số vô hồn, hãy để album gần đây nhất của Luther vào máy, bấm track 7 trùng tên với tựa album và cùng nghe lại Dance with my father...
"Khi tôi còn bé, trước khi cuộc sống tước mất sự ngây thơ, bố thường ẵm tôi cùng khiêu vũ với mẹ, cứ xoay vòng cho đến khi tôi ngủ gục mất, bố lại bế tôi lên lầu. Khi đó, tôi biết chắc rằng tôi được yêu thương. Nếu tôi có được một cơ hội khác, một cuộc đi dạo nữa, một điệu nhảy nữa với bố, tôi sẽ chọn một bài hát chẳng bao giờ kết thúc". Một khi đã mất đi điều gì đó, người ta cảm thấy tiếc và mong muốn cảm xúc, nếu được lặp lại, sẽ kéo dài mãi mãi. Bài hát này nhắc nhớ rất nhiều đến Papa của Paul Anka (tên tuổi kỳ cựu này vừa tung ra đĩa Rock swing toàn những bản cover): "Mỗi đêm, bố lại bế tôi vào giường, hôn lên trán tôi sau khi cầu nguyện xong. Cũng có những tháng năm buồn bã và nước mắt phải rơi, nhưng bên cạnh nhau, chúng tôi thật mạnh mẽ. Dù thời gian có khắc nghiệt, nhưng bố luôn kiên cường bởi mẹ luôn đứng cạnh bố". Người bố ở Dance with my father khéo léo và tế nhị: "Một khi tôi và mẹ bất đồng, tôi lại kiếm đồng minh ở bố. Bố sẽ làm tôi cười để tôi thấy thoải mái và cuối cùng sẽ khiến tôi làm y những gì mà mẹ tôi nói. Tối đó, khi tôi thiếp ngủ, bố sẽ để tờ một đô la dưới nệm giường. Tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng bố sẽ rời xa tôi. Nếu tôi có thể đánh cắp (từ đấng tạo hóa, hình ảnh "Lord" này sẽ xuất hiện ở cuối bài hát) một ánh nhìn cuối, một bước chân cuối, một điệu vũ cuối với bố, tôi sẽ bật một khúc ca bất tận". Trái với Papa, ở Dance with my father, người bố đã ra đi trước và "thỉnh thoảng tôi lặng người trước cửa phòng mẹ, nghe mẹ khóc thật nhiều vì bố. Tôi cầu nguyện cho bà còn nhiều hơn cho tôi. Tôi biết rằng tôi đã khẩn cầu nhiều quá nhưng thượng đế, ngài có thể trả lại cho bà ấy người đàn ông mà bà yêu thương không? Tôi biết ngài chẳng thường làm điều này đâu nhưng bà ấy đang lụi tàn dần kìa. Được khiêu vũ với bố lần nữa là tất cả những gì mà tôi mơ đến mỗi khi chìm vào giấc ngủ". Dance with my father dừng lại ở đây nhưng ở Papa thấy được sự nối tiếp của thế hệ mai sau: "Tôi hôn con cái mình và cầu mong rằng một ngày nào đó, chúng nghĩ về tôi giống như tôi đã nghĩ về bố...".
Gặp lại người bố ở một nơi nào đó thật xa, hẳn Luther sẽ cùng ông xoay tròn theo một điệu vũ vào chốn vĩnh hằng...
Ánh Tuyết gửi lời tri ân tới nhạc sĩ Văn Cao
Thứ hai, 11/7/2005, 09:36 GMT+7
Ca sĩ Mỹ Dung thể hiện ca khúc "Thu cô liêu" trong đêm nhạc Văn Cao tại ATB. Ảnh: T.P.
Qua ba đêm nhạc nhân 10 năm ngày mất Văn Cao tại phòng trà ATB, những người yêu mến âm nhạc của cố nhạc sĩ tài hoa đã phải ngầm cảm ơn ca sĩ Ánh Tuyết, vì chị đã tặng họ bữa tiệc ca từ, giai điệu thịnh soạn, ý nghĩa.
Đêm nhạc Văn Cao năm nay được ca sĩ Ánh Tuyết chuẩn bị khá chu đáo bằng ba đêm diễn(8-9-10/7). Sân khấu được dàn dựng đơn giản nhưng vẫn không kém phần trang trọng. Các tiết mục được chị chọn lọc kỹ hơn. Đặc biệt trước mỗi bài hát, khán giả như được trò chuyện, đối thoại với cố nhạc sĩ Văn Cao qua các video clip ghi hình khi ông còn sống. Điều này tạo cảm giác như ông đang hiện diện và trò chuyện thân mật với mọi người.
Cũng như chương trình mọi năm, điều khán giả mong đợi nhất trong đêm nhạc Văn Cao là phần trình diễn của ca sĩ Ánh Tuyết qua các ca khúc Suối mơ, Trương Chi, Thiên thai, Trường ca sông Lô, Buồn tàn thu... Đây là những ca khúc nổi bật trong sự nghiệp âm nhạc của cố nhạc sĩ và cũng làm nên tên tuổi Ánh Tuyết.
Người yêu nhạc Văn Cao có thể đã nhiều lần thưởng thức Suối mơ, Trương Chi, Thiên thai... qua giọng ca Ánh Tuyết. Thế nhưng, khi nghe chị hát trong ba đêm diễn bằng những tình cảm sâu tận đáy lòng mình như lời tri ân với người quá cố, mới thấy nhạc Văn Cao qua Ánh Tuyết có sức thu hút mãnh liệt. Người xem như đang được cùng chị đi đến đỉnh điểm của âm nhạc Văn Cao. Ca sĩ Ánh Tuyết tâm sự: "Đối với tôi, nhạc Văn Cao thật đặc biệt. Mỗi lần hát là tôi trút những tình cảm sâu sắc nhất của mình vào từng lời ca".
Khán giả bất ngờ trước sự xuất hiện của hai ca sĩ trẻ Đức Tuấn và Mỹ Dung trong hai ca khúc Bến xuân và Thu cô liêu. Đây là hai ca sĩ có chất giọng đẹp nhưng vẫn chưa thật sự ngấm hết được cái thần của bài hát. Việc mạnh dạn giao cho hai ca sĩ này thể hiện hai ca khúc trong đêm nhạc Văn Cao cho thấy Ánh Tuyết đang tìm những giọng ca trẻ kế thừa dòng nhạc kén người hát này.
Một tiết mục của ban nhạc ATB.
Ca sĩ Đức Tuấn, lần đầu hát trong đêm nhạc Văn Cao đã không giấu được xúc động. Anh nói: "Tôi yêu nhạc Văn Cao từ nhỏ, nên khi được hát ca khúc Bến xuân trong chương trình này, tôi cảm thấy rất vui và tha hồ thả hồn theo từng lời hát". Còn ca sĩ Mỹ Dung cho biết: "Tôi thật bất ngờ khi chị Ánh Tuyết cho tôi hát bài Thu cô liêu. Khi hát bài này, tôi cảm thấy hồi hộp vì đây là ca khúc của nhạc sĩ tài danh, nhất là lại trong một chương trình trang trọng như thế này".
Góp phần không nhỏ vào thành công của ba đêm diễn là ban nhạc ATB với phần phụ họa hát bè trong những ca khúc cách mạng hào hùng: Tiến về Hà Nội, Mùa xuân đầu tiên... Kết thúc mỗi đêm diễn là những tràng vỗ tay giòn giã của khán giả, chứng tỏ sự thành công của đêm nhạc Văn Cao. Tuy nhiên nếu phần âm thanh, kỹ thuật không gặp một số sự cố nho nhỏ thì đêm nhạc Văn Cao sẽ trọn vẹn hơn.
Một khán giả người Pháp sau khi thưởng thức đêm nhạc Văn Cao tại ATB về nhà đã viết mail tâm sự với bạn mình: "Thật hạnh phúc, khi nghe Ánh Tuyết hát nhạc Văn Cao, tôi đã khóc. Âm nhạc Văn Cao như đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật rồi. Thú thật, lâu lắm tôi mới có dịp bình tĩnh lắng nghe một chương trình được phối khí hòa âm, dàn dựng công phu như vậy".
Mặc dù hầu như năm nào cũng được tổ chức, nhưng chương trình vẫn thu hút khán giả cho thấy sức sống của âm nhạc Văn Cao cũng như sự quyết tâm của ca sĩ Ánh Tuyết trong việc lưu giữ một dòng nhạc quý giá này. "Tôi làm đêm nhạc Văn Cao như là một cái nghĩa, cái gì đó vô hình và nặng lòng đối với tôi. Nhạc Văn Cao đã cho tôi nhiều thứ. Và nếu tôi không làm chương trình thì các ca sĩ trẻ và khán giả có thể sẽ lãng quên dòng nhạc trong sáng này", Ánh Tuyết nói.
Ca sĩ Ánh Tuyết cũng cho biết, sau ba đêm diễn nhiều khán giả vẫn chưa thấy thỏa mãn và yêu cầu chị tổ chức thêm một số chương trình nữa. Do vậy, chị quyết định tổ chức thêm hai đêm vào tối thứ bảy và chủ nhật tới tại ATB để những ai yêu mến nhạc sĩ Văn Cao có cơ hội thưởng thức.

Ca sĩ Ánh Tuyết biểu diễn cùng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.
Thái An
http://vnexpress.net
Trương Chi--Ánh Tuyết trình bày
Thứ hai, 11/7/2005, 09:36 GMT+7

Ca sĩ Mỹ Dung thể hiện ca khúc "Thu cô liêu" trong đêm nhạc Văn Cao tại ATB. Ảnh: T.P.
Qua ba đêm nhạc nhân 10 năm ngày mất Văn Cao tại phòng trà ATB, những người yêu mến âm nhạc của cố nhạc sĩ tài hoa đã phải ngầm cảm ơn ca sĩ Ánh Tuyết, vì chị đã tặng họ bữa tiệc ca từ, giai điệu thịnh soạn, ý nghĩa.
Đêm nhạc Văn Cao năm nay được ca sĩ Ánh Tuyết chuẩn bị khá chu đáo bằng ba đêm diễn(8-9-10/7). Sân khấu được dàn dựng đơn giản nhưng vẫn không kém phần trang trọng. Các tiết mục được chị chọn lọc kỹ hơn. Đặc biệt trước mỗi bài hát, khán giả như được trò chuyện, đối thoại với cố nhạc sĩ Văn Cao qua các video clip ghi hình khi ông còn sống. Điều này tạo cảm giác như ông đang hiện diện và trò chuyện thân mật với mọi người.
Cũng như chương trình mọi năm, điều khán giả mong đợi nhất trong đêm nhạc Văn Cao là phần trình diễn của ca sĩ Ánh Tuyết qua các ca khúc Suối mơ, Trương Chi, Thiên thai, Trường ca sông Lô, Buồn tàn thu... Đây là những ca khúc nổi bật trong sự nghiệp âm nhạc của cố nhạc sĩ và cũng làm nên tên tuổi Ánh Tuyết.
Người yêu nhạc Văn Cao có thể đã nhiều lần thưởng thức Suối mơ, Trương Chi, Thiên thai... qua giọng ca Ánh Tuyết. Thế nhưng, khi nghe chị hát trong ba đêm diễn bằng những tình cảm sâu tận đáy lòng mình như lời tri ân với người quá cố, mới thấy nhạc Văn Cao qua Ánh Tuyết có sức thu hút mãnh liệt. Người xem như đang được cùng chị đi đến đỉnh điểm của âm nhạc Văn Cao. Ca sĩ Ánh Tuyết tâm sự: "Đối với tôi, nhạc Văn Cao thật đặc biệt. Mỗi lần hát là tôi trút những tình cảm sâu sắc nhất của mình vào từng lời ca".
Khán giả bất ngờ trước sự xuất hiện của hai ca sĩ trẻ Đức Tuấn và Mỹ Dung trong hai ca khúc Bến xuân và Thu cô liêu. Đây là hai ca sĩ có chất giọng đẹp nhưng vẫn chưa thật sự ngấm hết được cái thần của bài hát. Việc mạnh dạn giao cho hai ca sĩ này thể hiện hai ca khúc trong đêm nhạc Văn Cao cho thấy Ánh Tuyết đang tìm những giọng ca trẻ kế thừa dòng nhạc kén người hát này.

Một tiết mục của ban nhạc ATB.
Ca sĩ Đức Tuấn, lần đầu hát trong đêm nhạc Văn Cao đã không giấu được xúc động. Anh nói: "Tôi yêu nhạc Văn Cao từ nhỏ, nên khi được hát ca khúc Bến xuân trong chương trình này, tôi cảm thấy rất vui và tha hồ thả hồn theo từng lời hát". Còn ca sĩ Mỹ Dung cho biết: "Tôi thật bất ngờ khi chị Ánh Tuyết cho tôi hát bài Thu cô liêu. Khi hát bài này, tôi cảm thấy hồi hộp vì đây là ca khúc của nhạc sĩ tài danh, nhất là lại trong một chương trình trang trọng như thế này".
Góp phần không nhỏ vào thành công của ba đêm diễn là ban nhạc ATB với phần phụ họa hát bè trong những ca khúc cách mạng hào hùng: Tiến về Hà Nội, Mùa xuân đầu tiên... Kết thúc mỗi đêm diễn là những tràng vỗ tay giòn giã của khán giả, chứng tỏ sự thành công của đêm nhạc Văn Cao. Tuy nhiên nếu phần âm thanh, kỹ thuật không gặp một số sự cố nho nhỏ thì đêm nhạc Văn Cao sẽ trọn vẹn hơn.
Một khán giả người Pháp sau khi thưởng thức đêm nhạc Văn Cao tại ATB về nhà đã viết mail tâm sự với bạn mình: "Thật hạnh phúc, khi nghe Ánh Tuyết hát nhạc Văn Cao, tôi đã khóc. Âm nhạc Văn Cao như đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật rồi. Thú thật, lâu lắm tôi mới có dịp bình tĩnh lắng nghe một chương trình được phối khí hòa âm, dàn dựng công phu như vậy".
Mặc dù hầu như năm nào cũng được tổ chức, nhưng chương trình vẫn thu hút khán giả cho thấy sức sống của âm nhạc Văn Cao cũng như sự quyết tâm của ca sĩ Ánh Tuyết trong việc lưu giữ một dòng nhạc quý giá này. "Tôi làm đêm nhạc Văn Cao như là một cái nghĩa, cái gì đó vô hình và nặng lòng đối với tôi. Nhạc Văn Cao đã cho tôi nhiều thứ. Và nếu tôi không làm chương trình thì các ca sĩ trẻ và khán giả có thể sẽ lãng quên dòng nhạc trong sáng này", Ánh Tuyết nói.
Ca sĩ Ánh Tuyết cũng cho biết, sau ba đêm diễn nhiều khán giả vẫn chưa thấy thỏa mãn và yêu cầu chị tổ chức thêm một số chương trình nữa. Do vậy, chị quyết định tổ chức thêm hai đêm vào tối thứ bảy và chủ nhật tới tại ATB để những ai yêu mến nhạc sĩ Văn Cao có cơ hội thưởng thức.

Ca sĩ Ánh Tuyết biểu diễn cùng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.
Thái An
http://vnexpress.net
Trương Chi--Ánh Tuyết trình bày
Last edited by phu_de on Wed Jul 13, 2005 11:07 am, edited 1 time in total.
Triệu Vy khốn khổ vì Ảnh hậu
Khi tên tuổi của Triệu Vy được xướng lên trên sân khấu với danh hiệu Ảnh hậu (Giải nữ diễn viên xuất sắc nhất) của Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải lần thứ 8, cả hội trường ồ lên kinh ngạc. Rất nhiều tiếng la ó dữ dội bằng tiếng Anh "No, no" hoặc bất bình đập tay xuống ghế. Họ không hiểu tại sao một ngôi sao liên tiếp gây tai tiếng như Triệu Vy lại nhận được giải thưởng cao quí đến thế.
Các phóng viên còn đặt biệt hiệu cho cô là "Thuốc độc chốn ăn chơi" và thắc mắc với Chủ tịch BGK của Liên hoan phim lần này rằng: "Có phải vẻ bề ngoài của Triệu Vy khiến các giám khảo nước ngoài thấy ấn tượng sâu sắc?". Mặc cho vị Chủ tịch ra sức thanh minh "cách diễn và cách thể hiện lời thoại của Triệu Vy rất tinh tế, giàu sức biểu cảm. Cô thực sự đã thổi hồn vào nhân vật. Cô xứng đáng nhận giải thưởng này", cánh truyền thông đại chúng vẫn hết sức bất mãn. Đáp lại thái độ tiêu cực đó, Triệu Vy chỉ biết im lặng, thậm chí cô không nói lời cảm tạ trên sân khấu. Và sau khi nhận giải, cô đi xuống sân khấu trong tư thế cúi gầm mặt, không hề hân hoan, vui sướng như các ngôi sao khác. Người của Ban tổ chức phải nhắc cô ngẩng đầu lên để chụp hình. Thật xui cho Triệu Vy.
Ngày 19/6, Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải lần thứ 8 đã diễn ra long trọng tại nhà hát Thượng Hải. Bộ phim Đan Mạch An đồ sinh trẻ trung thắng đậm với giải Đạo diễn xuất sắc nhất, giải Tạo hình phục trang xuất sắc nhất. Nam diễn viên chính và nữ diễn viên chính xuất sắc nhất được trao cho tài tử Nhật Bản Bành Long và ngôi sao điện ảnh và truyền hình Trung Quốc Triệu Vy. Bộ phim truyền hình Nhật Bản Quán thôn quê đoạt liền hai giải Bộ phim xuất sắc nhất và Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Bộ phim Trung Quốc Xin anh, hãy biểu dương tôi đoạt giải thưởng lớn của Ban giám khảo và giải Biên kịch xuẩt sắc nhất. Đặc biệt, bộ phim Thời xa vắng (đạo diễn Việt kiều Hồ Quang Minh) đoạt giải Âm nhạc xuất sắc nhất.
Cũng giống như những lần trước, LHPQT Thượng Hải năm nay cũng rất xa hoa, sang trọng với 2.000 vạn tệ đầu tư và sự hiện diện của hàng loạt các ngôi sao Trung Quốc và quốc tế. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu và ngôi sao điện ảnh Thành Long cùng xuất hiện để nhận giải Cống hiến xuất sắc nhất cho nền điện ảnh các nước nói tiếng Hoa. Thành Long còn tham gia diễn thuyết tại cuộc hội thảo "Tác động của phim võ thuật Trung Quốc với điện ảnh thế giới". Tài ăn nói lưu loát cùng với các động tác hình thể sinh động của anh đã khiến cuộc hội thảo vốn khô khan trở nên vui nhộn hẳn.
Lâm Tâm Như gặp hạn tại LHP khi bộ đầm của cô bị cánh báo chí bình chọn là xấu nhất. Cô còn bị một khán giả vô ý va phải rất mạnh khiến bị đau, phải bật khóc nức nở. Người quản lý phải dìu cô vào trong hội trường để nghỉ ngơi.
Theo VTV

Các phóng viên còn đặt biệt hiệu cho cô là "Thuốc độc chốn ăn chơi" và thắc mắc với Chủ tịch BGK của Liên hoan phim lần này rằng: "Có phải vẻ bề ngoài của Triệu Vy khiến các giám khảo nước ngoài thấy ấn tượng sâu sắc?". Mặc cho vị Chủ tịch ra sức thanh minh "cách diễn và cách thể hiện lời thoại của Triệu Vy rất tinh tế, giàu sức biểu cảm. Cô thực sự đã thổi hồn vào nhân vật. Cô xứng đáng nhận giải thưởng này", cánh truyền thông đại chúng vẫn hết sức bất mãn. Đáp lại thái độ tiêu cực đó, Triệu Vy chỉ biết im lặng, thậm chí cô không nói lời cảm tạ trên sân khấu. Và sau khi nhận giải, cô đi xuống sân khấu trong tư thế cúi gầm mặt, không hề hân hoan, vui sướng như các ngôi sao khác. Người của Ban tổ chức phải nhắc cô ngẩng đầu lên để chụp hình. Thật xui cho Triệu Vy.
Ngày 19/6, Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải lần thứ 8 đã diễn ra long trọng tại nhà hát Thượng Hải. Bộ phim Đan Mạch An đồ sinh trẻ trung thắng đậm với giải Đạo diễn xuất sắc nhất, giải Tạo hình phục trang xuất sắc nhất. Nam diễn viên chính và nữ diễn viên chính xuất sắc nhất được trao cho tài tử Nhật Bản Bành Long và ngôi sao điện ảnh và truyền hình Trung Quốc Triệu Vy. Bộ phim truyền hình Nhật Bản Quán thôn quê đoạt liền hai giải Bộ phim xuất sắc nhất và Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Bộ phim Trung Quốc Xin anh, hãy biểu dương tôi đoạt giải thưởng lớn của Ban giám khảo và giải Biên kịch xuẩt sắc nhất. Đặc biệt, bộ phim Thời xa vắng (đạo diễn Việt kiều Hồ Quang Minh) đoạt giải Âm nhạc xuất sắc nhất.
Cũng giống như những lần trước, LHPQT Thượng Hải năm nay cũng rất xa hoa, sang trọng với 2.000 vạn tệ đầu tư và sự hiện diện của hàng loạt các ngôi sao Trung Quốc và quốc tế. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu và ngôi sao điện ảnh Thành Long cùng xuất hiện để nhận giải Cống hiến xuất sắc nhất cho nền điện ảnh các nước nói tiếng Hoa. Thành Long còn tham gia diễn thuyết tại cuộc hội thảo "Tác động của phim võ thuật Trung Quốc với điện ảnh thế giới". Tài ăn nói lưu loát cùng với các động tác hình thể sinh động của anh đã khiến cuộc hội thảo vốn khô khan trở nên vui nhộn hẳn.
Lâm Tâm Như gặp hạn tại LHP khi bộ đầm của cô bị cánh báo chí bình chọn là xấu nhất. Cô còn bị một khán giả vô ý va phải rất mạnh khiến bị đau, phải bật khóc nức nở. Người quản lý phải dìu cô vào trong hội trường để nghỉ ngơi.
Theo VTV
Khánh Ly & mối giao tình với Trịnh Công Sơn
HOA DẠI
"Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau"
Ở VN, nhưng tôi chưa một lần được gặp mặt nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Dù rằng những bài hát ông từ bé tôi đã thường “lẩm nhẩm” mà chẳng hề biết đến tên người sáng tác. Và lẽ dĩ nhiên tôi cũng chưa được gặp Khánh Ly bao giờ. Nhưng cái tên của chị và Trịnh cứ “ăn cặp” với nhau theo một mối giao tình. Gửi e-mail một cách… hú họa, thế mà chị lại “chịu” viết thư cho tôi, dù chỉ vài dòng ngắn ngủi. Lời lẽ hiền hòa, mềm mỏng như hơi thở... “có những tuần phải hát 3 show ở 3 nơi khác nhau – lên máy bay ráng ngủ để lấy sức hát. Ở bên này họ nói máy bay là nhà cửa cơ đấy”.
Lịch diễn của chị vẫn ken dày, khi Úc, khi Thụy Sĩ, lúc Paris… Chồng chị - nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan đôi khi vẫn thay chị e-mail cho tôi (thông báo rằng hiện giờ chị đang diễn ở xa lắm…) mỗi lần đọc mail thấy giọng thư tôi gấp gáp. Hôm kia cũng thế (30.03.2005), trước ngày giỗ Trịnh, e-mail chúc sức khỏe chị, kể chị nghe một tí tẹo về tình hình báo chí trong nước vào mỗi đầu tháng Tư vẫn rộ lên bài viết về Trịnh Công Sơn. Dù rằng người bạn đời của chị đã nhắn trước rằng chị “vừa đi hát ở Thụy Sĩ về, rất là mệt”, tôi cũng… lần khân với chị một câu hỏi nhỏ về chữ “duyên” Khánh Ly – Trịnh Công Sơn, cái hạnh phúc của Khánh Ly khi hát nhạc Trịnh... Vậy mà chị cũng hồi âm lại, như muốn gửi đến ông – người trân quý của chị một cái nhìn đong sầu trong nỗi cảm thông mênh mang…: “Mối giao tình giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly, ai cũng biết, dù mọi người biết và hiểu theo mỗi cách. Tôi là người Công giáo, nhưng rõ ràng giữa hai người là một chữ “duyên nợ”, do đó dường như cả hai đã theo nhau suốt một khoảng thời gian dài, không hề có sự ngăn cách mặc dầu… Tôi thực sự chỉ cảm thấy mình… sống thực khi cất tiếng hát nhạc của ông – có lẽ chính ông cũng cảm nhận được điều đó. Và có lẽ chính vì thế mà ông thương tôi, xem tôi như một điều, một người không thể thiếu trong cuộc sống của ông.
Khánh Ly: "Tôi… thán phục nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi ông là một người có một nhân cách vĩ đại"
Tôi… thán phục nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi ông là một người có một nhân cách vĩ đại – như tôi đã từng viết… Chỉ có những người vĩ đại mới làm được những điều vĩ đại và mãi mãi tôi là cái bóng của ông – Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là bóng mát cho cuộc đời tôi và chưa bao giờ tôi muốn bước ra khỏi cái bóng mát êm ái đầy yêu thương đó”.
Tôi đã từng thử tưởng tượng về Khánh Ly và về người nhạc sĩ cánh hạc huyền thoại trong những lời tự sự của chị. Và rồi nỗi buồn cứ bàng bạc đâu đấy trong những trang viết. Người ta nói nhạc Trịnh buồn, ông yếm thế. Nhưng cái đọng lại là gì? Vẫn là tình thương mà chính người bạn đời của Khánh Ly đã trìu mến hiểu mối giao cảm giữa chị và cố nhạc sĩ: “Khánh Ly là người rất hòa đồng với mọi người. Vì KL luôn sống với lời dặn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – sống tử tế với nhau và phải có một tấm lòng, dù chẳng để làm gì, dù để gió cuốn đi…”. Mà xem Khánh Ly viết về Trịnh: “Sơn với hai bàn tay gày guộc, những ngón tay dài tài hoa, chắp cho tôi đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hia bảy dặm. Từ Sơn, tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao? Thế là đủ hay sao? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu? Đời sống tầm thường thế thôi sao? Một đứa trẻ mồ côi, bị gia đình hắt hủi - luôn luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời nói ngọt ngào của mẹ, thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải là gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì... đúng là tôi sinh ra dưới một ngôi sao không mấy đẹp. Lúc sống lang thang như một người lãng tử, tôi thường tự hỏi mình nhu cầu gì cho đời sống. Sống trong đời sống mình phải có những gì? Tình, tiền, danh vọng? cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước, tôi vẫn luôn luôn âm thầm.
Trịnh Công Sơn khi còn trẻ
Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao? Một hôm tôi hỏi Sơn: Sống trong đời sống mình cần phải có gì? làm gì? Sơn cười ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn: Cần có một tấm lòng. Tôi nhìn Sơn: "Một tấm lòng?" ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu củi quế, giữa thời giá trị của một con người được đánh giá bởi áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn... Một tấm lòng để làm gì? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. "Sống trong đời, ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi”. Tôi nhìn sững Sơn không nhớ bao lâu, nhưng chắc là lâu lắm. Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gầy trên những sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu rọi vào cõi tôi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời, lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Đa Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi sân Cù Đà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn, ở một lúc nào đó tôi đã chết rồi. Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mộng, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm, bao dung, Sơn kéo tôi khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau”.
Ừ thì thôi đi những danh hiệu, quên đi cả những lời ngợi ca, những ý kiến trái chiều nhau… Khánh Ly – Trịnh Công Sơn vẫn được trọn vẹn sống trong nhau, như lời Khánh Ly: “Bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí nhớ của mọi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca. Hồn xa rồi, người ta còn có thể sống được không? Trái tim ngừng đập rời, người ta có thể nào không chết? Chúng tôi đã đến với nhau một lần. Chỉ một lần nhưng xin đủ cho một đời”.
H.D
HOA DẠI
"Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau"
Ở VN, nhưng tôi chưa một lần được gặp mặt nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Dù rằng những bài hát ông từ bé tôi đã thường “lẩm nhẩm” mà chẳng hề biết đến tên người sáng tác. Và lẽ dĩ nhiên tôi cũng chưa được gặp Khánh Ly bao giờ. Nhưng cái tên của chị và Trịnh cứ “ăn cặp” với nhau theo một mối giao tình. Gửi e-mail một cách… hú họa, thế mà chị lại “chịu” viết thư cho tôi, dù chỉ vài dòng ngắn ngủi. Lời lẽ hiền hòa, mềm mỏng như hơi thở... “có những tuần phải hát 3 show ở 3 nơi khác nhau – lên máy bay ráng ngủ để lấy sức hát. Ở bên này họ nói máy bay là nhà cửa cơ đấy”.
Lịch diễn của chị vẫn ken dày, khi Úc, khi Thụy Sĩ, lúc Paris… Chồng chị - nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan đôi khi vẫn thay chị e-mail cho tôi (thông báo rằng hiện giờ chị đang diễn ở xa lắm…) mỗi lần đọc mail thấy giọng thư tôi gấp gáp. Hôm kia cũng thế (30.03.2005), trước ngày giỗ Trịnh, e-mail chúc sức khỏe chị, kể chị nghe một tí tẹo về tình hình báo chí trong nước vào mỗi đầu tháng Tư vẫn rộ lên bài viết về Trịnh Công Sơn. Dù rằng người bạn đời của chị đã nhắn trước rằng chị “vừa đi hát ở Thụy Sĩ về, rất là mệt”, tôi cũng… lần khân với chị một câu hỏi nhỏ về chữ “duyên” Khánh Ly – Trịnh Công Sơn, cái hạnh phúc của Khánh Ly khi hát nhạc Trịnh... Vậy mà chị cũng hồi âm lại, như muốn gửi đến ông – người trân quý của chị một cái nhìn đong sầu trong nỗi cảm thông mênh mang…: “Mối giao tình giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly, ai cũng biết, dù mọi người biết và hiểu theo mỗi cách. Tôi là người Công giáo, nhưng rõ ràng giữa hai người là một chữ “duyên nợ”, do đó dường như cả hai đã theo nhau suốt một khoảng thời gian dài, không hề có sự ngăn cách mặc dầu… Tôi thực sự chỉ cảm thấy mình… sống thực khi cất tiếng hát nhạc của ông – có lẽ chính ông cũng cảm nhận được điều đó. Và có lẽ chính vì thế mà ông thương tôi, xem tôi như một điều, một người không thể thiếu trong cuộc sống của ông.
Khánh Ly: "Tôi… thán phục nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi ông là một người có một nhân cách vĩ đại"
Tôi… thán phục nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi ông là một người có một nhân cách vĩ đại – như tôi đã từng viết… Chỉ có những người vĩ đại mới làm được những điều vĩ đại và mãi mãi tôi là cái bóng của ông – Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là bóng mát cho cuộc đời tôi và chưa bao giờ tôi muốn bước ra khỏi cái bóng mát êm ái đầy yêu thương đó”.
Tôi đã từng thử tưởng tượng về Khánh Ly và về người nhạc sĩ cánh hạc huyền thoại trong những lời tự sự của chị. Và rồi nỗi buồn cứ bàng bạc đâu đấy trong những trang viết. Người ta nói nhạc Trịnh buồn, ông yếm thế. Nhưng cái đọng lại là gì? Vẫn là tình thương mà chính người bạn đời của Khánh Ly đã trìu mến hiểu mối giao cảm giữa chị và cố nhạc sĩ: “Khánh Ly là người rất hòa đồng với mọi người. Vì KL luôn sống với lời dặn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – sống tử tế với nhau và phải có một tấm lòng, dù chẳng để làm gì, dù để gió cuốn đi…”. Mà xem Khánh Ly viết về Trịnh: “Sơn với hai bàn tay gày guộc, những ngón tay dài tài hoa, chắp cho tôi đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hia bảy dặm. Từ Sơn, tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao? Thế là đủ hay sao? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu? Đời sống tầm thường thế thôi sao? Một đứa trẻ mồ côi, bị gia đình hắt hủi - luôn luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời nói ngọt ngào của mẹ, thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải là gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì... đúng là tôi sinh ra dưới một ngôi sao không mấy đẹp. Lúc sống lang thang như một người lãng tử, tôi thường tự hỏi mình nhu cầu gì cho đời sống. Sống trong đời sống mình phải có những gì? Tình, tiền, danh vọng? cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước, tôi vẫn luôn luôn âm thầm.
Trịnh Công Sơn khi còn trẻ
Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao? Một hôm tôi hỏi Sơn: Sống trong đời sống mình cần phải có gì? làm gì? Sơn cười ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn: Cần có một tấm lòng. Tôi nhìn Sơn: "Một tấm lòng?" ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu củi quế, giữa thời giá trị của một con người được đánh giá bởi áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn... Một tấm lòng để làm gì? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. "Sống trong đời, ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi”. Tôi nhìn sững Sơn không nhớ bao lâu, nhưng chắc là lâu lắm. Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gầy trên những sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu rọi vào cõi tôi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời, lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Đa Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi sân Cù Đà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn, ở một lúc nào đó tôi đã chết rồi. Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mộng, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm, bao dung, Sơn kéo tôi khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau”.
Ừ thì thôi đi những danh hiệu, quên đi cả những lời ngợi ca, những ý kiến trái chiều nhau… Khánh Ly – Trịnh Công Sơn vẫn được trọn vẹn sống trong nhau, như lời Khánh Ly: “Bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí nhớ của mọi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca. Hồn xa rồi, người ta còn có thể sống được không? Trái tim ngừng đập rời, người ta có thể nào không chết? Chúng tôi đã đến với nhau một lần. Chỉ một lần nhưng xin đủ cho một đời”.
H.D
Khánh Ly & mối giao tình với Trịnh Công Sơn
HOA DẠI
"Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau"
Ở VN, nhưng tôi chưa một lần được gặp mặt nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Dù rằng những bài hát ông từ bé tôi đã thường “lẩm nhẩm” mà chẳng hề biết đến tên người sáng tác. Và lẽ dĩ nhiên tôi cũng chưa được gặp Khánh Ly bao giờ. Nhưng cái tên của chị và Trịnh cứ “ăn cặp” với nhau theo một mối giao tình. Gửi e-mail một cách… hú họa, thế mà chị lại “chịu” viết thư cho tôi, dù chỉ vài dòng ngắn ngủi. Lời lẽ hiền hòa, mềm mỏng như hơi thở... “có những tuần phải hát 3 show ở 3 nơi khác nhau – lên máy bay ráng ngủ để lấy sức hát. Ở bên này họ nói máy bay là nhà cửa cơ đấy”.
Lịch diễn của chị vẫn ken dày, khi Úc, khi Thụy Sĩ, lúc Paris… Chồng chị - nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan đôi khi vẫn thay chị e-mail cho tôi (thông báo rằng hiện giờ chị đang diễn ở xa lắm…) mỗi lần đọc mail thấy giọng thư tôi gấp gáp. Hôm kia cũng thế (30.03.2005), trước ngày giỗ Trịnh, e-mail chúc sức khỏe chị, kể chị nghe một tí tẹo về tình hình báo chí trong nước vào mỗi đầu tháng Tư vẫn rộ lên bài viết về Trịnh Công Sơn. Dù rằng người bạn đời của chị đã nhắn trước rằng chị “vừa đi hát ở Thụy Sĩ về, rất là mệt”, tôi cũng… lần khân với chị một câu hỏi nhỏ về chữ “duyên” Khánh Ly – Trịnh Công Sơn, cái hạnh phúc của Khánh Ly khi hát nhạc Trịnh... Vậy mà chị cũng hồi âm lại, như muốn gửi đến ông – người trân quý của chị một cái nhìn đong sầu trong nỗi cảm thông mênh mang…: “Mối giao tình giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly, ai cũng biết, dù mọi người biết và hiểu theo mỗi cách. Tôi là người Công giáo, nhưng rõ ràng giữa hai người là một chữ “duyên nợ”, do đó dường như cả hai đã theo nhau suốt một khoảng thời gian dài, không hề có sự ngăn cách mặc dầu… Tôi thực sự chỉ cảm thấy mình… sống thực khi cất tiếng hát nhạc của ông – có lẽ chính ông cũng cảm nhận được điều đó. Và có lẽ chính vì thế mà ông thương tôi, xem tôi như một điều, một người không thể thiếu trong cuộc sống của ông.
Khánh Ly: "Tôi… thán phục nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi ông là một người có một nhân cách vĩ đại"
Tôi… thán phục nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi ông là một người có một nhân cách vĩ đại – như tôi đã từng viết… Chỉ có những người vĩ đại mới làm được những điều vĩ đại và mãi mãi tôi là cái bóng của ông – Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là bóng mát cho cuộc đời tôi và chưa bao giờ tôi muốn bước ra khỏi cái bóng mát êm ái đầy yêu thương đó”.
Tôi đã từng thử tưởng tượng về Khánh Ly và về người nhạc sĩ cánh hạc huyền thoại trong những lời tự sự của chị. Và rồi nỗi buồn cứ bàng bạc đâu đấy trong những trang viết. Người ta nói nhạc Trịnh buồn, ông yếm thế. Nhưng cái đọng lại là gì? Vẫn là tình thương mà chính người bạn đời của Khánh Ly đã trìu mến hiểu mối giao cảm giữa chị và cố nhạc sĩ: “Khánh Ly là người rất hòa đồng với mọi người. Vì KL luôn sống với lời dặn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – sống tử tế với nhau và phải có một tấm lòng, dù chẳng để làm gì, dù để gió cuốn đi…”. Mà xem Khánh Ly viết về Trịnh: “Sơn với hai bàn tay gày guộc, những ngón tay dài tài hoa, chắp cho tôi đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hia bảy dặm. Từ Sơn, tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao? Thế là đủ hay sao? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu? Đời sống tầm thường thế thôi sao? Một đứa trẻ mồ côi, bị gia đình hắt hủi - luôn luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời nói ngọt ngào của mẹ, thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải là gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì... đúng là tôi sinh ra dưới một ngôi sao không mấy đẹp. Lúc sống lang thang như một người lãng tử, tôi thường tự hỏi mình nhu cầu gì cho đời sống. Sống trong đời sống mình phải có những gì? Tình, tiền, danh vọng? cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước, tôi vẫn luôn luôn âm thầm.
Trịnh Công Sơn khi còn trẻ
Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao? Một hôm tôi hỏi Sơn: Sống trong đời sống mình cần phải có gì? làm gì? Sơn cười ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn: Cần có một tấm lòng. Tôi nhìn Sơn: "Một tấm lòng?" ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu củi quế, giữa thời giá trị của một con người được đánh giá bởi áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn... Một tấm lòng để làm gì? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. "Sống trong đời, ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi”. Tôi nhìn sững Sơn không nhớ bao lâu, nhưng chắc là lâu lắm. Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gầy trên những sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu rọi vào cõi tôi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời, lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Đa Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi sân Cù Đà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn, ở một lúc nào đó tôi đã chết rồi. Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mộng, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm, bao dung, Sơn kéo tôi khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau”.
Ừ thì thôi đi những danh hiệu, quên đi cả những lời ngợi ca, những ý kiến trái chiều nhau… Khánh Ly – Trịnh Công Sơn vẫn được trọn vẹn sống trong nhau, như lời Khánh Ly: “Bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí nhớ của mọi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca. Hồn xa rồi, người ta còn có thể sống được không? Trái tim ngừng đập rời, người ta có thể nào không chết? Chúng tôi đã đến với nhau một lần. Chỉ một lần nhưng xin đủ cho một đời”.
H.D
HOA DẠI
"Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau"
Ở VN, nhưng tôi chưa một lần được gặp mặt nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Dù rằng những bài hát ông từ bé tôi đã thường “lẩm nhẩm” mà chẳng hề biết đến tên người sáng tác. Và lẽ dĩ nhiên tôi cũng chưa được gặp Khánh Ly bao giờ. Nhưng cái tên của chị và Trịnh cứ “ăn cặp” với nhau theo một mối giao tình. Gửi e-mail một cách… hú họa, thế mà chị lại “chịu” viết thư cho tôi, dù chỉ vài dòng ngắn ngủi. Lời lẽ hiền hòa, mềm mỏng như hơi thở... “có những tuần phải hát 3 show ở 3 nơi khác nhau – lên máy bay ráng ngủ để lấy sức hát. Ở bên này họ nói máy bay là nhà cửa cơ đấy”.
Lịch diễn của chị vẫn ken dày, khi Úc, khi Thụy Sĩ, lúc Paris… Chồng chị - nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan đôi khi vẫn thay chị e-mail cho tôi (thông báo rằng hiện giờ chị đang diễn ở xa lắm…) mỗi lần đọc mail thấy giọng thư tôi gấp gáp. Hôm kia cũng thế (30.03.2005), trước ngày giỗ Trịnh, e-mail chúc sức khỏe chị, kể chị nghe một tí tẹo về tình hình báo chí trong nước vào mỗi đầu tháng Tư vẫn rộ lên bài viết về Trịnh Công Sơn. Dù rằng người bạn đời của chị đã nhắn trước rằng chị “vừa đi hát ở Thụy Sĩ về, rất là mệt”, tôi cũng… lần khân với chị một câu hỏi nhỏ về chữ “duyên” Khánh Ly – Trịnh Công Sơn, cái hạnh phúc của Khánh Ly khi hát nhạc Trịnh... Vậy mà chị cũng hồi âm lại, như muốn gửi đến ông – người trân quý của chị một cái nhìn đong sầu trong nỗi cảm thông mênh mang…: “Mối giao tình giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly, ai cũng biết, dù mọi người biết và hiểu theo mỗi cách. Tôi là người Công giáo, nhưng rõ ràng giữa hai người là một chữ “duyên nợ”, do đó dường như cả hai đã theo nhau suốt một khoảng thời gian dài, không hề có sự ngăn cách mặc dầu… Tôi thực sự chỉ cảm thấy mình… sống thực khi cất tiếng hát nhạc của ông – có lẽ chính ông cũng cảm nhận được điều đó. Và có lẽ chính vì thế mà ông thương tôi, xem tôi như một điều, một người không thể thiếu trong cuộc sống của ông.
Khánh Ly: "Tôi… thán phục nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi ông là một người có một nhân cách vĩ đại"
Tôi… thán phục nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi ông là một người có một nhân cách vĩ đại – như tôi đã từng viết… Chỉ có những người vĩ đại mới làm được những điều vĩ đại và mãi mãi tôi là cái bóng của ông – Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là bóng mát cho cuộc đời tôi và chưa bao giờ tôi muốn bước ra khỏi cái bóng mát êm ái đầy yêu thương đó”.
Tôi đã từng thử tưởng tượng về Khánh Ly và về người nhạc sĩ cánh hạc huyền thoại trong những lời tự sự của chị. Và rồi nỗi buồn cứ bàng bạc đâu đấy trong những trang viết. Người ta nói nhạc Trịnh buồn, ông yếm thế. Nhưng cái đọng lại là gì? Vẫn là tình thương mà chính người bạn đời của Khánh Ly đã trìu mến hiểu mối giao cảm giữa chị và cố nhạc sĩ: “Khánh Ly là người rất hòa đồng với mọi người. Vì KL luôn sống với lời dặn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – sống tử tế với nhau và phải có một tấm lòng, dù chẳng để làm gì, dù để gió cuốn đi…”. Mà xem Khánh Ly viết về Trịnh: “Sơn với hai bàn tay gày guộc, những ngón tay dài tài hoa, chắp cho tôi đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hia bảy dặm. Từ Sơn, tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao? Thế là đủ hay sao? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu? Đời sống tầm thường thế thôi sao? Một đứa trẻ mồ côi, bị gia đình hắt hủi - luôn luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời nói ngọt ngào của mẹ, thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải là gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì... đúng là tôi sinh ra dưới một ngôi sao không mấy đẹp. Lúc sống lang thang như một người lãng tử, tôi thường tự hỏi mình nhu cầu gì cho đời sống. Sống trong đời sống mình phải có những gì? Tình, tiền, danh vọng? cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước, tôi vẫn luôn luôn âm thầm.
Trịnh Công Sơn khi còn trẻ
Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao? Một hôm tôi hỏi Sơn: Sống trong đời sống mình cần phải có gì? làm gì? Sơn cười ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn: Cần có một tấm lòng. Tôi nhìn Sơn: "Một tấm lòng?" ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu củi quế, giữa thời giá trị của một con người được đánh giá bởi áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn... Một tấm lòng để làm gì? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. "Sống trong đời, ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi”. Tôi nhìn sững Sơn không nhớ bao lâu, nhưng chắc là lâu lắm. Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gầy trên những sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu rọi vào cõi tôi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời, lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Đa Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi sân Cù Đà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn, ở một lúc nào đó tôi đã chết rồi. Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mộng, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm, bao dung, Sơn kéo tôi khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau”.
Ừ thì thôi đi những danh hiệu, quên đi cả những lời ngợi ca, những ý kiến trái chiều nhau… Khánh Ly – Trịnh Công Sơn vẫn được trọn vẹn sống trong nhau, như lời Khánh Ly: “Bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí nhớ của mọi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca. Hồn xa rồi, người ta còn có thể sống được không? Trái tim ngừng đập rời, người ta có thể nào không chết? Chúng tôi đã đến với nhau một lần. Chỉ một lần nhưng xin đủ cho một đời”.
H.D
Khánh Ly & mối giao tình với Trịnh Công Sơn
HOA DẠI
"Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau"
Ở VN, nhưng tôi chưa một lần được gặp mặt nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Dù rằng những bài hát ông từ bé tôi đã thường “lẩm nhẩm” mà chẳng hề biết đến tên người sáng tác. Và lẽ dĩ nhiên tôi cũng chưa được gặp Khánh Ly bao giờ. Nhưng cái tên của chị và Trịnh cứ “ăn cặp” với nhau theo một mối giao tình. Gửi e-mail một cách… hú họa, thế mà chị lại “chịu” viết thư cho tôi, dù chỉ vài dòng ngắn ngủi. Lời lẽ hiền hòa, mềm mỏng như hơi thở... “có những tuần phải hát 3 show ở 3 nơi khác nhau – lên máy bay ráng ngủ để lấy sức hát. Ở bên này họ nói máy bay là nhà cửa cơ đấy”.
Lịch diễn của chị vẫn ken dày, khi Úc, khi Thụy Sĩ, lúc Paris… Chồng chị - nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan đôi khi vẫn thay chị e-mail cho tôi (thông báo rằng hiện giờ chị đang diễn ở xa lắm…) mỗi lần đọc mail thấy giọng thư tôi gấp gáp. Hôm kia cũng thế (30.03.2005), trước ngày giỗ Trịnh, e-mail chúc sức khỏe chị, kể chị nghe một tí tẹo về tình hình báo chí trong nước vào mỗi đầu tháng Tư vẫn rộ lên bài viết về Trịnh Công Sơn. Dù rằng người bạn đời của chị đã nhắn trước rằng chị “vừa đi hát ở Thụy Sĩ về, rất là mệt”, tôi cũng… lần khân với chị một câu hỏi nhỏ về chữ “duyên” Khánh Ly – Trịnh Công Sơn, cái hạnh phúc của Khánh Ly khi hát nhạc Trịnh... Vậy mà chị cũng hồi âm lại, như muốn gửi đến ông – người trân quý của chị một cái nhìn đong sầu trong nỗi cảm thông mênh mang…: “Mối giao tình giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly, ai cũng biết, dù mọi người biết và hiểu theo mỗi cách. Tôi là người Công giáo, nhưng rõ ràng giữa hai người là một chữ “duyên nợ”, do đó dường như cả hai đã theo nhau suốt một khoảng thời gian dài, không hề có sự ngăn cách mặc dầu… Tôi thực sự chỉ cảm thấy mình… sống thực khi cất tiếng hát nhạc của ông – có lẽ chính ông cũng cảm nhận được điều đó. Và có lẽ chính vì thế mà ông thương tôi, xem tôi như một điều, một người không thể thiếu trong cuộc sống của ông.
Khánh Ly: "Tôi… thán phục nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi ông là một người có một nhân cách vĩ đại"
Tôi… thán phục nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi ông là một người có một nhân cách vĩ đại – như tôi đã từng viết… Chỉ có những người vĩ đại mới làm được những điều vĩ đại và mãi mãi tôi là cái bóng của ông – Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là bóng mát cho cuộc đời tôi và chưa bao giờ tôi muốn bước ra khỏi cái bóng mát êm ái đầy yêu thương đó”.
Tôi đã từng thử tưởng tượng về Khánh Ly và về người nhạc sĩ cánh hạc huyền thoại trong những lời tự sự của chị. Và rồi nỗi buồn cứ bàng bạc đâu đấy trong những trang viết. Người ta nói nhạc Trịnh buồn, ông yếm thế. Nhưng cái đọng lại là gì? Vẫn là tình thương mà chính người bạn đời của Khánh Ly đã trìu mến hiểu mối giao cảm giữa chị và cố nhạc sĩ: “Khánh Ly là người rất hòa đồng với mọi người. Vì KL luôn sống với lời dặn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – sống tử tế với nhau và phải có một tấm lòng, dù chẳng để làm gì, dù để gió cuốn đi…”. Mà xem Khánh Ly viết về Trịnh: “Sơn với hai bàn tay gày guộc, những ngón tay dài tài hoa, chắp cho tôi đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hia bảy dặm. Từ Sơn, tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao? Thế là đủ hay sao? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu? Đời sống tầm thường thế thôi sao? Một đứa trẻ mồ côi, bị gia đình hắt hủi - luôn luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời nói ngọt ngào của mẹ, thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải là gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì... đúng là tôi sinh ra dưới một ngôi sao không mấy đẹp. Lúc sống lang thang như một người lãng tử, tôi thường tự hỏi mình nhu cầu gì cho đời sống. Sống trong đời sống mình phải có những gì? Tình, tiền, danh vọng? cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước, tôi vẫn luôn luôn âm thầm.
Trịnh Công Sơn khi còn trẻ
Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao? Một hôm tôi hỏi Sơn: Sống trong đời sống mình cần phải có gì? làm gì? Sơn cười ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn: Cần có một tấm lòng. Tôi nhìn Sơn: "Một tấm lòng?" ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu củi quế, giữa thời giá trị của một con người được đánh giá bởi áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn... Một tấm lòng để làm gì? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. "Sống trong đời, ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi”. Tôi nhìn sững Sơn không nhớ bao lâu, nhưng chắc là lâu lắm. Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gầy trên những sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu rọi vào cõi tôi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời, lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Đa Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi sân Cù Đà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn, ở một lúc nào đó tôi đã chết rồi. Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mộng, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm, bao dung, Sơn kéo tôi khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau”.
Ừ thì thôi đi những danh hiệu, quên đi cả những lời ngợi ca, những ý kiến trái chiều nhau… Khánh Ly – Trịnh Công Sơn vẫn được trọn vẹn sống trong nhau, như lời Khánh Ly: “Bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí nhớ của mọi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca. Hồn xa rồi, người ta còn có thể sống được không? Trái tim ngừng đập rời, người ta có thể nào không chết? Chúng tôi đã đến với nhau một lần. Chỉ một lần nhưng xin đủ cho một đời”.
H.D
HOA DẠI
"Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau"
Ở VN, nhưng tôi chưa một lần được gặp mặt nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Dù rằng những bài hát ông từ bé tôi đã thường “lẩm nhẩm” mà chẳng hề biết đến tên người sáng tác. Và lẽ dĩ nhiên tôi cũng chưa được gặp Khánh Ly bao giờ. Nhưng cái tên của chị và Trịnh cứ “ăn cặp” với nhau theo một mối giao tình. Gửi e-mail một cách… hú họa, thế mà chị lại “chịu” viết thư cho tôi, dù chỉ vài dòng ngắn ngủi. Lời lẽ hiền hòa, mềm mỏng như hơi thở... “có những tuần phải hát 3 show ở 3 nơi khác nhau – lên máy bay ráng ngủ để lấy sức hát. Ở bên này họ nói máy bay là nhà cửa cơ đấy”.
Lịch diễn của chị vẫn ken dày, khi Úc, khi Thụy Sĩ, lúc Paris… Chồng chị - nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan đôi khi vẫn thay chị e-mail cho tôi (thông báo rằng hiện giờ chị đang diễn ở xa lắm…) mỗi lần đọc mail thấy giọng thư tôi gấp gáp. Hôm kia cũng thế (30.03.2005), trước ngày giỗ Trịnh, e-mail chúc sức khỏe chị, kể chị nghe một tí tẹo về tình hình báo chí trong nước vào mỗi đầu tháng Tư vẫn rộ lên bài viết về Trịnh Công Sơn. Dù rằng người bạn đời của chị đã nhắn trước rằng chị “vừa đi hát ở Thụy Sĩ về, rất là mệt”, tôi cũng… lần khân với chị một câu hỏi nhỏ về chữ “duyên” Khánh Ly – Trịnh Công Sơn, cái hạnh phúc của Khánh Ly khi hát nhạc Trịnh... Vậy mà chị cũng hồi âm lại, như muốn gửi đến ông – người trân quý của chị một cái nhìn đong sầu trong nỗi cảm thông mênh mang…: “Mối giao tình giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly, ai cũng biết, dù mọi người biết và hiểu theo mỗi cách. Tôi là người Công giáo, nhưng rõ ràng giữa hai người là một chữ “duyên nợ”, do đó dường như cả hai đã theo nhau suốt một khoảng thời gian dài, không hề có sự ngăn cách mặc dầu… Tôi thực sự chỉ cảm thấy mình… sống thực khi cất tiếng hát nhạc của ông – có lẽ chính ông cũng cảm nhận được điều đó. Và có lẽ chính vì thế mà ông thương tôi, xem tôi như một điều, một người không thể thiếu trong cuộc sống của ông.
Khánh Ly: "Tôi… thán phục nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi ông là một người có một nhân cách vĩ đại"
Tôi… thán phục nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi ông là một người có một nhân cách vĩ đại – như tôi đã từng viết… Chỉ có những người vĩ đại mới làm được những điều vĩ đại và mãi mãi tôi là cái bóng của ông – Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là bóng mát cho cuộc đời tôi và chưa bao giờ tôi muốn bước ra khỏi cái bóng mát êm ái đầy yêu thương đó”.
Tôi đã từng thử tưởng tượng về Khánh Ly và về người nhạc sĩ cánh hạc huyền thoại trong những lời tự sự của chị. Và rồi nỗi buồn cứ bàng bạc đâu đấy trong những trang viết. Người ta nói nhạc Trịnh buồn, ông yếm thế. Nhưng cái đọng lại là gì? Vẫn là tình thương mà chính người bạn đời của Khánh Ly đã trìu mến hiểu mối giao cảm giữa chị và cố nhạc sĩ: “Khánh Ly là người rất hòa đồng với mọi người. Vì KL luôn sống với lời dặn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – sống tử tế với nhau và phải có một tấm lòng, dù chẳng để làm gì, dù để gió cuốn đi…”. Mà xem Khánh Ly viết về Trịnh: “Sơn với hai bàn tay gày guộc, những ngón tay dài tài hoa, chắp cho tôi đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hia bảy dặm. Từ Sơn, tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao? Thế là đủ hay sao? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu? Đời sống tầm thường thế thôi sao? Một đứa trẻ mồ côi, bị gia đình hắt hủi - luôn luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời nói ngọt ngào của mẹ, thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải là gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì... đúng là tôi sinh ra dưới một ngôi sao không mấy đẹp. Lúc sống lang thang như một người lãng tử, tôi thường tự hỏi mình nhu cầu gì cho đời sống. Sống trong đời sống mình phải có những gì? Tình, tiền, danh vọng? cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước, tôi vẫn luôn luôn âm thầm.
Trịnh Công Sơn khi còn trẻ
Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao? Một hôm tôi hỏi Sơn: Sống trong đời sống mình cần phải có gì? làm gì? Sơn cười ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn: Cần có một tấm lòng. Tôi nhìn Sơn: "Một tấm lòng?" ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu củi quế, giữa thời giá trị của một con người được đánh giá bởi áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn... Một tấm lòng để làm gì? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. "Sống trong đời, ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi”. Tôi nhìn sững Sơn không nhớ bao lâu, nhưng chắc là lâu lắm. Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gầy trên những sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu rọi vào cõi tôi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời, lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Đa Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi sân Cù Đà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn, ở một lúc nào đó tôi đã chết rồi. Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mộng, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm, bao dung, Sơn kéo tôi khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau”.
Ừ thì thôi đi những danh hiệu, quên đi cả những lời ngợi ca, những ý kiến trái chiều nhau… Khánh Ly – Trịnh Công Sơn vẫn được trọn vẹn sống trong nhau, như lời Khánh Ly: “Bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí nhớ của mọi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca. Hồn xa rồi, người ta còn có thể sống được không? Trái tim ngừng đập rời, người ta có thể nào không chết? Chúng tôi đã đến với nhau một lần. Chỉ một lần nhưng xin đủ cho một đời”.
H.D