Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Thanh Hóa: Dân bị ‘tra tấn’ vì mùi cá chết

July 20, 2016

Image
Xác cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt hồ Thùng Mục gây hôi thối kinh hoàng.
THANH HÓA (NV) – Những ngày qua, cá nuôi tại hồ Thùng Mục, phường Ðông Vệ, thành phố Thanh Hóa, chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối xộc vào nhà dân xung quanh và gây ô nhiễm môi trường.

Báo Thanh Niên ngày 20 tháng 7, loan tin, người dân sống quanh hồ Thùng Mục, rộng gần 2,000 mét vuông nhiều ngày qua phải khốn khổ chịu đựng mùi hôi thối nồng nặc từ nước hồ và xác cá đang trong quá trình phân hủy. Nhiều nhà dân phải đóng cửa suốt ngày đêm, đeo khẩu trang cả lúc đi ngủ vì mùi hôi thối.

Theo người dân cho biết,cá nuôi tại hồ bắt đầu chết từ ngày 14 tháng 7, nhiều nhất vào ngày 17 và sáng 18 tháng 7, với hàng trăm ký cá nổi trắng trên mặt hồ. Hồ này nằm giữa khu dân cư, được ủy ban phường Ðông Vệ cho công ty bia Thanh Hóa thuê lại từ nhiều năm nay để làm hồ điều hòa chứa nước thải. Nước thải sau khi tích tại hồ sẽ được xả vào hệ thống dẫn nước thải của thành phố Thanh Hóa ra môi trường. Tuy nhiên, công ty này lại cho một hộ dân ngụ tại phố Mật Sơn 2, thuê nuôi cá.

Bà Nguyễn Thị Toàn, tổ trưởng tổ dân phố Mật Sơn 2, cho biết, công ty bia Thanh Hóa xả nước thải ra hồ Thùng Mục liên tục 24/24 giờ/ngày, với lượng rất lớn. Nước thải thường rất đục, có màu vàng, đen hoặc đỏ, bốc mùi rất khó chịu.

“Bình thường nước hồ đã rất hôi thối, giờ thêm mùi cá chết, trong khi trời nắng nóng như đổ lửa thế này, chúng tôi không thể nào chịu nổi. Người lớn đi làm cả ngày thì còn đỡ, chứ người già, trẻ nhỏ ở nhà chỉ biết đóng cửa, bịt khẩu trang suốt ngày,” bà Toàn bất bình nói.

Bà Toàn cũng cho hay, việc cá nuôi bị chết đã từng xảy ra vào các năm 2008, 2010 và 2013. Người dân đã nhiều lần báo chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, nhưng không có ai đứng ra xử lý.

Thế nhưng, nói với phóng viên báo Thanh Niên, ông Lê Trọng Thụ, phó chủ tịch thành phố Thanh Hóa cho rằng, Phòng Tài Nguyên Môi Trường thành phố Thanh Hóa đã lấy mẫu nước hồ Thùng Mục gửi đi phân tích, tìm nguyên nhân. “Ðể làm rõ nguyên nhân của tình trạng nước trong hồ bị ô nhiễm, chúng tôi cần có thời gian để kiểm tra quy trình xử lý nước thải và xả nước thải ra hồ của công ty này,” ông Thụ nói.

Trong khi đó, trưa 18 ngày 7, công ty bia Thanh Hóa đã bịt đường ống xả nước thải xuống hồ. Những ngày qua, công ty này cũng đã huy động nhân viên vớt xác cá nổi trên mặt hồ để hạn chế tình trạng ô nhiễm. (Tr.N)

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Mỹ khuyên Trung Quốc tránh leo thang căng thẳng Biển Đông
July 22, 2016

Image
Trung Quốc tập trận hải quân trên Biển Đông. (Hình: Nhân Dân Nhật Báo)

WASHINGTON (NV) – Bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, sẽ thúc giục Bắc Kinh tránh leo thang căng thẳng trên Biển Đông khi bà đến thủ đô Trung Quốc vào đầu tuần tới.

Theo tin hãng thông tấn Reuters và một số nguồn thông tin khác, bà Susan Rice lên đường ngày Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016, để bắt đầu thăm viếng Trung Quốc 4 ngày. Bà là viên chức chính phủ Obama cao cấp nhất đến nước này với nhiệm vụ thảo luận để giữ cho tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông đừng đi quá tầm kiểm soát.

Dù vậy, trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Reuters, bà vẫn cả quyết rằng các lực lượng của Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục, bay qua, chạy tàu qua hay nói chung là vẫn sẽ hoạt động ở tất cả các vùng biển, vùng trời nào của Biển Đông mà luật lệ quốc tế cho phép cho dù Trung Quốc bắn tiếng đe dọa những hành động tuần tiễu ấy có thể sẽ dẫn đến “thảm họa.”

Theo Reuters, nhiệm kỳ của Tổng Thống Barack Obama chỉ còn không tới nửa năm, nhưng ông cử cố vấn an ninh sang Bắc Kinh là để cố gắng giữ cho êm xuôi mối quan hệ nhiều mặt giữa hai đại cường kinh tế của thế giới, mà theo bà Rice thì là “mối quan hệ có nhiều hệ quả nhất,” sau khi có phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế phủ nhận tuyên bố đường chủ quyền “Lưỡi Bò” của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngày Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016, Tòa Trọng Tài Quốc Tế tại The Hague phán quyết rằng Trung Quốc không có “chủ quyền lịch sử” trên Biển Đông mà họ ngang ngược vẽ 9 vạch trên bản đồ kéo lại giống hình lưỡi bò rồi tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi.”

Một số lãnh tụ, tướng lãnh Trung Quốc còn tuyên bố rằng họ có chủ quyền Biển Đông “từ thời cổ xưa” nhưng theo định nghĩa của Công Ước Quốc Tế về Luật Biển thì chỉ có thể được xác định chủ quyền lãnh thổ ở những vùng biên giới, đất nào có người sinh sống. Các đảo nhỏ hoặc các bãi đá ngầm trên Biển Đông rất nhỏ, chỉ có cỏ dại, cây dại, không có nước và vốn chỉ là những vùng hoang dại, không ai có thể sống.

“Tôi có nói chuyện với các người đồng cấp của Trung Quốc một hai tuần lễ gần đây. Chúng tôi hiểu quan điểm của nhau rất rõ.” Bà Rice nói với Reuters trong cuộc phỏng vấn về thông điệp gì bà mang tới Bắc Kinh. “Chúng tôi thúc giục tất cả các bên tranh chấp cần phải kiềm chế.”

Chuyến đi Trung Quốc của bà Rice, gồm cả thăm viếng Bắc Kinh và Thượng Hải, trùng hợp với chuyến đi của ngoại trưởng John Kerry đến Lào Quốc và Philippines, các nơi ông sẽ bảo đảm với các đối tác Á Châu về những cam kết của Hoa Kỳ.

Vào dịp có phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, Hoa Kỳ đã âm thầm thuyết phục các nước tranh chấp Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Indonesia đừng hành động vội vã lợi dụng phán quyết.

Theo Reuters, cách thức Hoa Thịnh Đốn hành động thế nào sau khi có phán quyết sẽ là dịp để người ta trắc nghiệm xem Mỹ có phải là đối tác hay đồng minh đáng tin cậy hay không ở khu vực suốt bao năm qua sau Thế Chiến Thứ Hai có vấn đề nghiêm trọng về an ninh. Hiện các nước nhỏ ở khu vực đang đối phó khó khăn với chính sách bá quyền bành trướng của Bắc Kinh.

Ngay sau khi phán quyết được công bố, Bắc Kinh phản ứng dữ dội, lập lại những lời tuyên bố cũ, không công nhận phiên tòa cũng như coi phán quyết là “vô giá trị” và không có khả năng thi hành. Mấy ngày trước phán quyết, Bắc Kinh đưa ba hạm đội đến tập trận gần quần đảo Hoàng Sa để đe dọa Việt Nam và trong tuần này thì đưa máy bay tuần tiễu trên Biển Đông, gồm cả máy bay ném bom, chiến đấu cơ, cho máy bay quân sự đáp xuống hai đảo nhân tạo mà họ bồi đắp ở Trường Sa.

Mới đây, báo chí Trung Quốc cho hay họ sẽ gia tăng số lượng các chuyến du lịch đến các đảo và bãi đá ngầm đang chiếm giữ, từng cướp của Việt Nam trước đây. Bắc Kinh là kẻ cướp nhưng luôn luôn la lối rằng Mỹ là nước gây rối, tạo căng thẳng trên Biển Đông.

Theo hãng tin Reuters, khi đến Bắc Kinh, bà Susan Rice sẽ gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thảo luận nhiều vấn đề từ Biển Đông đến Bắc Hàn, kinh tế và cả nhân quyền. Bà cũng sẽ lập một khung sườn cho cuộc thảo luận của Tổng Thống Obama với Tập Cận Bình khi hai người cùng tham dự Thượng Đỉnh G20 vào tháng 9 tới đây.

Tuy nhiên vấn đề Biển Đông nổi cộm trong chuyến đi Bắc Kinh của bà Rice mà bà cho rằng hai bên phải “cẩn thận thảo luận để kiểm soát các bất đồng.” (TN)

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Giáo dân Nghệ An tiếp tục biểu tình đòi đóng cửa Formosa

July 23, 2016

Image
Người dân với khẩu hiệu “đảng cần tiền nhưng nhân dân cần biển sạch.” (Hình: Facebook Sơn Văn Lê)
NGHỆ AN (NV) – Hàng trăm ngư dân là giáo dân giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, xuống đường tuần hành đến cùng giáo xứ Song Ngọc dâng thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình, cũng như yêu cầu nhà cầm quyền minh bạch thông tin và yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa vào sáng Chủ Nhật, 24 Tháng Bảy, 2016.

Tin từ Facebooker Lê Văn Sơn ở Nghệ An cho hay, có khoảng 600-700 giáo dân tham gia cuộc tuần hành ngay từ sáng sớm. Những giáo dân này mặc áo trắng, tinh thần bất khuất đánh đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam, họ không muôn mình chết giống như cá chết.

Tin cho hay, người tuần hành mang theo các khẩu hiệu phản đối nhà cầm quyền như “Bán danh dự, phản bội tổ tiên vì Formosa” và “đảng thích tiền nhưng người dân cần biển sạch.”

Hôm Chủ Nhật tuần trước, khoảng 1,000 giáo dân giáo xứ Phú Yên cũng đã biểu tình chống Trung Quốc và công ty Formosa, cùng một ngày với các cuộc biểu tình tại Sài Gòn, Hà Nội, mà nhiều người đã bị bắt giữ. Các giáo dân tuần hành ôn hòa với khẩu hiệu: “VTV phải công khai xin lỗi Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và các nhân sĩ yêu nước,” “Đừng bán danh dự phản bội tổ tiên vì Formosa,” “500 triệu đô không đủ mua quan tài cho dân Việt…”
Image
Đoàn biểu tình di chuyển bằng xe gắn máy. (Hình: Facebook Sơn Văn Lê)
Từ mấy tuần nay, các họ đạo trong Giáo Phận Vinh liên tiếp luân phiên nhau biểu tình tuần hành chống công ty gang thép Formosa đầu độc chết biển miền Trung Việt Nam. Hồi tuần qua, tin tức cho hay công ty này đã đổ tội cho chính quyền Việt Nam hủy hoại môi trường, xả chất thải đầu độc chết một vùng biển dài suốt bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế.

Cùng một ngày với cuộc biểu tình của giáo dân Nghệ An, người dân tại Hà Nội và Sài Gòn đã biểu tình chống Trung Quốc và ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế The Hague. Khoảng ba chục người bị công an bắt giữ tại Hà Nội.

Trước một hôm, ngày 16 Tháng Bảy, tại Nha Trang, những nhà hoạt động đã “nói không với đường lưỡi bò” trước mắt du khách Trung Quốc tại khu vực Hòn Chồng và Tháp Bà Ponagar.

Trong khi đó, đài truyền hình tỉnh Bình Thuận thông báo ngưng chiếu bộ phim của Trung Quốc – Tân Bến Thượng Hải – vì diễn viên trong bộ phim này “ủng hộ quan điểm ‘đường Lưỡi Bò’ và phản đối phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.” (KN)

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Chủ quyền quốc gia: Việt Nam chỉ muốn… cứng vừa vừa
July 25, 2016

Image
Ngư dân Trung Quốc trên một trong sáu tàu đánh cá vừa bị biên phòng Quảng Bình tạm giữ, lập biên bản rồi đuổi đi.
Bởi chính quyền Việt Nam chỉ cứng vừa vừa nên ngư dân Trung Quốc rất “hiên ngang” khi xâm nhập,
đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển của Việt Nam. (Hình: Đức Trí)

VIỆT NAM – Cuối cùng, biên phòng của tỉnh Quảng Bình cũng chỉ lập biên bản rồi đuổi sáu tàu đánh cá của Trung Quốc xâm nhập, đánh bắt hải sản trái phép ra khỏi hải phận Việt Nam.

Theo báo chí Việt Nam thì ngày 18 tháng 7 vừa qua, biên phòng của tỉnh Quảng Bình đã rượt đuổi, chặn bắt sáu tàu đánh cá của Trung Quốc xâm nhập sâu vào hải phận Việt Nam để đánh bắt hải sản trái phép.

Vụ rượt đuổi, chặn bắt vừa kể diễn ra sau khi các tàu công vụ của Trung Quốc cướp hải sản, phá hủy ngư cụ, đâm hư hoặc đâm chìm, tạm giam, ít nhất là sáu tàu đánh cá của Việt Nam (QNg 90479, QB 93694, QB 93480, QNg 95821, QNg 90657, QNg 95193) đang hoạt động trong các vùng biển vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam (vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa). Thậm chí Trung Quốc đã tịch thu một trong sáu tàu này (QB 93694) với lý do vi phạm… “lệnh cấm đánh cá tại Biển Đông,” do Trung Quốc đơn phương ban hành hàng năm.

Tuy sáu tàu đánh cá của Trung Quốc đổ đến đánh bắt hải sản trái phép tại vùng biển cách đảo Cồn Cỏ chỉ chừng 20 hải lý nhưng giống như biên phòng tại các tỉnh ven biển Việt Nam, biên phòng của tỉnh Quảng Bình chỉ lập biên bản, cảnh cáo rồi đuổi sáu tàu đánh cá của Trung Quốc ra khỏi hải phận Việt Nam.

So với Indonesia, Malaysia, Philippines (tịch thu – phá hủy các tàu đánh cá ngoại quốc xâm nhập, đánh bắt hải sản trái phép, đưa tất cả ngư dân ngoại quốc xâm nhập, đánh bắt hải sản trái phép ra tòa, phạt tù) thì rõ ràng là Việt Nam “hết sức kiềm chế, không có bất kỳ hành động nào khiến tình hình thêm phức tạp!”

Cũng có thể vì Việt Nam chỉ cứng… vừa vừa nên trong ba năm gần đây, chuyện tàu đánh cá của Trung Quốc xâm nhập sâu vào hải phận Việt Nam để đánh bắt hải sản trái phép đã trở thành bình thường. Việc rượt đuổi – chặn bắt – lập biên bản – đuổi đi là… hãn hữu và thường thì Việt Nam luôn tránh làm ầm ĩ.

Vụ rượt đuổi – chặn bắt – lập biên bản – đuổi sáu tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc ra khỏi hải phận Việt Nam hôm 18 tháng 7, xảy ra là do “ngư dân Việt Nam báo cáo,” không phải do cảnh sát biển hoặc biên phòng Việt Nam “phát hiện, xử lý.”

Hồi đầu tháng 4 vừa qua, Wall Street Journal của Hoa Kỳ và Nikkei Asian Review của Nhật, đồng loạt xem sự kiện biên phòng thành phố Hải Phòng bắt giữ con tàu mang số hiệu 13056 của Trung Quốc rồi áp giải vào bờ là đặc biệt đáng chú ý vì thuộc loại “xưa nay hiếm.” Con tàu mang số hiệu 13056 của Trung Quốc không phải là tàu đánh cá. Nó chở hàng trăm ngàn lít dầu để cung cấp cho những tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trong vùng biển của Việt Nam để chúng có thể tiếp tục đánh bắt hải sản trái phép dài ngày, khỏi phải mất công quay về Trung Quốc lấy dầu! Lúc đó, biên phòng thành phố Hải Phòng chỉ công bố việc bắt giữ tàu mang số hiệu 13056. Nay đã gần bốn tháng nhưng Việt Nam chưa cung cấp thêm thông tin nào về việc xử lý con tàu này!

Trong thực tế, chuyện lực lượng thi hành công vụ của Việt Nam rượt đuổi – chặn bắt – lập biên bản – đuổi tàu đánh cá của Trung Quốc ra khỏi hải phận Việt Nam thường chỉ được thực hiện sau khi dân chúng Việt Nam đang sôi lên vì sự càn rỡ, ngang ngược của lực lượng thi hành công vụ của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam tại Biển Đông.

Sau hàng loạt vụ tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị các tàu công vụ của Trung Quốc săn đuổi, đập phá, đâm chìm trong tháng 4 và đầu tháng 5, hồi hạ tuần tháng 5, biên phòng của tỉnh Quảng Bình loan báo đã bắt – lập biên bản – đuổi bốn tàu đánh cá và 50 ngư dân Trung Quốc ra khỏi hải phận Việt Nam.

Tượng tự, sau khi bị công chúng chỉ trích vì không bảo vệ tàu đánh cá và ngư dân Việt, trong một cuộc trò chuyện với VOA hồi thượng tuần tháng 3, viên đại tá tham mưu trưởng biên phòng thành phố Đà Nẵng, phân bua, riêng năm ngoái, họ đã… “xua đuổi” tới “300 lượt tàu đánh cá nước ngoài” xâm phạm vùng biển cách bờ biển Đà Nẵng chỉ từ 40 hải lý đến 50 hải lý. Trong số những tàu đánh cá bị “xua đuổi” có cả tàu đánh cá mà ngư dân Đà Nẵng khẳng định đã đâm chìm tàu đánh cá mang số hiệu DNA 90152 của họ Đà Nẵng hồi tháng 5 năm ngoái. (G.Đ)

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »



Cán bộ huyện bị kỷ luật vì sàm sỡ ngực… tượng đá

July 25, 2016

Image
Bức ảnh về cán bộ huyện Vũ Quang sàm sỡ tượng nàng Biang khiến dư luận tức giận.

HÀ TĨNH (NV) – Hình một cán bộ huyện ở tỉnh Hà Tĩnh sàm sỡ ngực… tượng đá “nàng Biang” được đưa lên Facebook khiến nhiều người cho đây là hành động “thiếu văn hóa” không thể tưởng của cán bộ huyện Vũ Quang.

Báo Tuổi Trẻ dẫn tin, sáng 25 tháng 7, ông Trịnh Văn Ngọc, chủ tịch huyện Vũ Quang đã yêu cầu những cán bộ đi du lịch ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, trình báo lại việc chụp, đăng hình ảnh lên Facebook về việc ông Phan Tuấn Anh, cán bộ Phòng Quỹ Đất huyện Vũ Quang “sàm sỡ” ngực tượng đá “nàng Biang.”

Nói với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Phạm Quốc Thanh, phó chủ tịch huyện Vũ Quang cho biết, ủy ban huyện giao cho Phòng Văn Hóa, Phòng Nội Vụ Tham Mưu về việc ông Tuấn Anh sàm sỡ tượng nàng Biang và ông Trần Lê, chánh văn phòng huyện, đưa bức hình lên Facebook, đồng thời yêu cầu những cá nhân liên quan phải viết bản kiểm điểm để huyện chỉ đạo chi bộ họp bàn, xem xét và có văn bản nộp cho đảng ủy.

“Tuy ông Tuấn Anh có hành động sàm sỡ tượng nàng Biang là không nên, làm ảnh hưởng đến xã hội và uy tín của cán bộ của huyện, nhưng những cán bộ vi phạm đã nhận thức ra việc làm của mình là sai, họ hứa khắc phục,” ông Thanh thòng thêm câu nói có hàm ý bao che.

Trước đó, truyền thông Việt Nam loan tin, chiều 21 tháng 7, đoàn cán bộ huyện Vũ Quang đến khu vui chơi, giải trí và thăm khu vực tượng tình yêu Lang Biang và chụp một số hình kỷ niệm.

Nói với truyền thông Việt Nam, ông Tuấn Anh phân bua: “Do giao lưu với bạn bè có uống rượu hơi quá chén nên mới có hành động leo lên tượng nàng Biang và hôn vào ngực tượng.”

Trong khi đó, ông Lê cho rằng, ông mới mua điện thoại và có chụp một số hình ảnh. Do chưa thành thạo sử dụng điện thoại nên vô tình đăng hình ông Tuấn Anh đang hôn ngực tượng nàng Biang lên Facebook. “Sau khi đăng lên mọi người nói tôi mới biết để gỡ. Tôi rất tiếc về sự việc, lấy làm xấu hổ,” ông Lê biện minh. (Tr.N)

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »


Bắt nữ tiếp viên hàng không mang lậu vàng sang Nam Hàn

July 27, 2016

Image
Hai hành khách (ngồi), đang bị cơ quan chức năng bắt giữ.

HÀ NỘI (NV) – Một nữ tiếp viên hàng không cùng với một người đàn ông ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, mang 3kg vàng miếng từ Việt Nam sang Nam Hàn thì bị bắt giữ ở phi trường Nội Bài.

Báo Tuổi Trẻ dẫn tin từ Tổng Cục Hải Quan cho biết, ngày 27 tháng 7, hải quan phi trường Nội Bài và công an Hà Nội bắt giữ bà Hoàng Thị Ngọc Anh (34 tuổi), tiếp viên hàng không và ông Nguyễn Ngọc Sang, (30 tuổi), thợ máy công ty Kỹ Thuật Máy Bay (VAECO), cùng ngụ tại phường Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai, vì vận chuyển lậu 3kg vàng miếng từ Hà Nội sang Incheon, Nam Hàn để bán kiếm lời.

Tin cho biết, ông Sang và bà Ngọc Anh đã hoàn tất thủ tục hải quan, an ninh hành lý xách tay và lên chuyến bay VN 416 từ Hà Nội đi Nam Hàn và sẽ khởi hành lúc 23 giờ 40 ngày 26 tháng 7.

Tuy nhiên, khi lên máy bay, qua kiểm tra, các giới chức phát hiện hai hành khách này đã cất giấu một gói hàng kim loại, được ngụy trang trong một bọc ni lông, bên ngoài quấn kín chặt bằng băng dính đen có gắn nam châm. Số vàng trên được xác định là do thợ máy VAECO tiếp tay đem lên máy bay, giấu dưới hàng ghế số 12 của 2 hành khách.

“Ông Sang và bà Ngọc Anh đã thừa nhận gói hàng trên là vàng nguyên liệu có trọng lượng khoảng 3kg, tương đương 80 lượng. Họ vận chuyển số hàng này sang Nam Hàn để bán kiếm lời mà không khai báo với cơ quan hải quan Việt Nam. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra,” Chi Cục Hải Quan cửa khẩu phi trường Nội Bài thông cáo. (Tr.N)

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Kinh tế Việt Nam chuyển từ ảm đạm sang u ám
July 30, 2016

HÀ NỘI (NV) – Đó là cảm nhận chung về báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội trong sáu tháng đầu của năm nay của chính phủ Việt Nam và báo cáo thẩm tra của Quốc Hội Việt Nam.

Trao đổi với báo giới trước khi Quốc Hội Việt Nam có cuộc thảo luận về cả hai báo cáo vừa kể, ông Nguyễn Đức Hải, chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội Việt Nam, công khai bày tỏ rằng ông không hài lòng cả về hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước lẫn việc báo cáo của chính phủ Việt Nam phớt lờ chuyện này. Image
Nơi đã từng là xưởng của một doanh nghiệp đã phá sản. Doanh giới càng ngày càng lụn bại, kinh tế Việt Nam càng ngày càng suy sup.
(Hình: Báo Đầu Tư)
Theo ông Hải, đóng góp cho công quỹ của khối doanh nghiệp nhà nước tiếp tục sụt giảm trong khi khối này đang nắm giữ, sử dụng phần lớn nguồn lực quốc gia (tài sản, vốn liếng) là một điều phi lý, không thể chấp nhận được.

Kết quả thẩm tra của quốc hội cho thấy, trong nửa đầu năm nay, đóng góp cho công quỹ của khối doanh nghiệp nhà nước chỉ có 94.5% so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đóng góp cho công quỹ của khối doanh nghiệp hoạt động bằng vốn đầu tư của ngoại quốc (FDI) và khối doanh nghiệp tư nhân cùng tăng.

Trong sáu tháng tháng vừa qua, đóng góp cho công quỹ của khối doanh nghiệp FDI tăng tăng 12.8% so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp cho công quỹ của khối doanh nghiệp tư nhân tăng 22.9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý là đóng góp cho công quỹ của các doanh nghiệp nhà nước từng ngốn hàng chục ngàn tỷ đồng vốn đầu tư lấy từ công quỹ và từ các khoản vay của chính phủ Việt Nam giảm từ hàng chục ngàn tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng. Chẳng hạn đóng góp cho công quỹ của nhà máy lọc dầu Dung Quất giảm 60% (khoảng 9,300 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, đóng góp cho công quỹ của Tổng Công Ty Khí Giảm 75% (khoảng 1,400 tỷ đồng),…

Ông Hải nhấn mạnh, ngoài những khó khăn khách quan (thời tiết bất thường, thị trường trong nước biến động do tác động của thị trường thế giới), còn có những nguyên nhân mang tính chủ quan mà lẽ ra chính phủ Việt Nam phải phân tích nhưng lại không hề đưa vào báo cáo của mình.

Ông Hải nói thêm rằng, Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội Việt Nam sẽ chính thức yêu cầu chính phủ Việt Nam phải kiểm tra và báo cáo việc nhiều doanh nghiệp đem vốn ra ngoại quốc đầu tư và nhiều dự án đầu tư loại này không có hiệu quả, thậm chí rất khó thu hồi vốn đầu tư.

Bên cạnh những băn khoăn, bất bình về hiệu quả hoạt động của khối danh nghiệp nhà nước, kinh tế Việt Nam còn có khá nhiều những yếu tố đáng ngại khác.

Chẳng hạn báo cáo của chính phủ Việt Nam tiếp tục xác nhận, nguồn thu cho ngân sách vẫn tiếp tục theo xu hướng năm sau thất thu trầm trọng hơn năm trước. Trong sáu tháng vừa qua, các nguồn thu cho ngân sách chỉ đạt được 42% mức dự trù. Ông Nguyễn Chí Dũng, bộ trưởng Kế Hoạch-Đầu Tư, thú nhận, thực trạng đó sẽ khiến việc cân đối ngân sách trở nên khó khăn hơn.

Báo cáo của chính phủ Việt Nam thú nhận thêm là có nhiều yếu tố không đạt mục tiêu đã được dự trù: Tăng trưởng GDP, xuất cảng, nhập cảng thiết bị… và những yếu tố này sẽ tác động mạnh mẽ đến đầu tư – phát triển và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Chưa kể lạm phát có thể trở thành phi mã và ổn định kinh tế vĩ mô trở thành nan giải.

Thời tiết diễn biến bất thường, ô nhiễm môi trường cũng đã được xác định là những yếu tố khiến kinh tế sup sụp và khả năng hồi phục trở nên xa với hơn. (G.Đ)

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »



Tin tặc Trung Quốc ‘chuẩn bị kỹ lưỡng’ khi tấn công các phi trường Việt Nam

August 2, 2016

Image
Hệ thống màn hình tại sân bay Tân Sơn Nhất bị tấn công phải tắt toàn bộ.

HÀ NỘI (NV) – Cuộc tấn công của tin tặc Trung Quốc vào các phi trường lớn Nội Bài, Tân Sơn Nhất hôm 29 tháng 7 là cuộc tấn công có chuẩn bị công phu, đồng loạt và có liên quan tới các sự kiện kinh tế, chính trị.

Ðó là nội dung thông cáo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), phát đi chiều tối 1 tháng 8, được báo Tuổi Trẻ loan tin.

Trong thông cáo, VNISA đánh giá: “Ðây là cuộc tấn công mạng có chuẩn bị công phu, xâm nhập cả chiều sâu và chiều rộng, đồng thời phát động tấn công đồng loạt và có liên quan tới các sự kiện kinh tế, chính trị tại Việt Nam.”

Cụ thể, tin tặc đã sử dụng mã độc không bị nhận diện bởi các phần mềm chống virus để xâm nhập kiểm soát cả một số máy chủ quan trọng như cổng thông tin, cơ sở dữ liệu khách hàng của nhiều máy tính ở các bộ phận chức năng khác nhau, vùng miền khác nhau tại các phi trường.

VNISA nhận định: “Ðến thời điểm này, có thể khẳng định cuộc tấn công vào hệ thống Vietnam Airlines là dạng tấn công APT (cách thức tấn công mạng sử dụng kỹ thuật cao), có chủ đích rõ ràng, được chuẩn bị kỹ lưỡng, diễn tiến kéo dài trước khi bùng phát vào ngày 29 tháng 7.”

Ðặc biệt, VNISA cho rằng: “Có dấu hiệu cho thấy có thể hệ thống bị tin tặc xâm nhập từ giữa năm 2014, tuy nhiên mã độc sử dụng trong đợt tấn công hoàn toàn mới, được thiết kế riêng cho cuộc tấn công ngày 29 tháng 7 và vượt qua được các công cụ giám sát an ninh thông thường (như các phần mềm chống virus).”

Tuy nhiên, để né tránh thực tế và sự công phẫn của dư luận, VNISA biện minh: “Những dấu vết để lại hiện trường chưa đủ cơ sở để kết luận chính xác ai là chủ mưu. Song có thể khẳng định, kẻ tấn công am hiểu hệ thống công nghệ thông tin của các cụm cảng hàng không tại Việt Nam cả ở mức cấu trúc thông tin lẫn cơ chế vận hành thiết bị và có ý định khống chế vô hiệu hóa hoàn toàn dữ liệu hệ thống.”

VNISA cho biết thêm: “Cùng với các cơ quan chức năng, tổ chức ở Việt Nam, VNISA đã bước đầu xác định được mã độc phá hoại hệ thống, xác định cửa hậu backdoor đã bị khai thác từ lâu trước thời điểm phát động tấn công và đã khôi phục hoạt động hệ thống và từng bước đánh giá đề xuất các giải pháp ngăn chặn các vụ tấn công tương tự có thể xảy ra trong tương lai.” (Tr.N)

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Quảng Ninh: Bùn đất ngập tràn nhà dân mỗi khi trời mưa vì sân golf

August 3, 2016

Image
Người dân khốn khổ vì luôn phải dọn bùn đất trôi xuống từ dự án của FLC.


QUẢNG NINH (NV) – Chưa đầy một tháng nhưng hàng chục gia đình sinh sống quanh dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng của FLC, đã phải 4 lần chịu cảnh sống ngập trong bùn đất.

Theo tin báo Tuổi Trẻ, sau trận mưa lớn rạng sáng 3 tháng 8, hơn 50 căn nhà tại phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, đã bị ngập trong lớp bùn đỏ nhão nhoét do trôi xuống từ dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng FLC, thuộc tập đoàn FLC đang xây trên đồi.

Ông Võ Quý Tiến (56 tuổi), ở khu 3, tức giận nói: “Gia đình tôi ở đây từ năm 1972, nhưng từ ngày có dự án này mới xảy ra tình trạng ngập lụt, bùn trôi. Nửa đêm qua, tôi phải cõng con chạy vì nước ập vào tứ phía, toàn bộ đồ dùng trong nhà tivi, tủ lạnh, xe máy… không giữ được thứ gì. Chúng tôi không thể sống như thế này mãi được.”

Bà Bùi Thị Phương(60 tuổi), tổ trưởng tổ 29, khu 3, buồn rầu nói: “Cả bùn lẫn nước tràn vào nhà tôi làm ngập hơn 0.5 mét, thậm chí dưới bếp ngập sâu cả 1 mét nước. Từ ngày 5 tháng 7 đến nay, chưa đầy một tháng mà đã có 4 lần như vậy, thử hỏi sống sao đây?”

Ngay cả trụ sở toà án của thành phố Hạ Long, cũng phải buộc nghỉ làm việc buổi sáng để 50 cán bộ, nhân viên dọn lượng lớn bùn đất dày khoảng 30cm tràn vào trụ sở.

Ông Nguyễn Bình Vân, phó chánh án tòa án Hạ Long, cho biết, do khu vực trụ sở tòa án ở vị trí thấp nên nước từ trên đồi kéo theo bùn đất tràn vào đầy, có thời điểm nước ngập cao gần 1 mét. Tình trạng này đã diễn ra từ lâu. Ðơn vị đã kiến nghị nhiều lần lên thành phố nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »


Quan chức Việt Nam giành vé của huấn luyện viên và bác sĩ đi dự Olympic

August 8, 2016

Image
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (ảnh nhỏ bên trái) và Văn Ngọc Tú (áo trắng ảnh lớn) đến Olympic Rio 2016 “mình ên.” (Hình: VSI)
HÀ NỘI (NV) – Chỉ có 50 thành viên trong đoàn thể thao của Việt Nam đến Brazil tham dự Olympic Rio 2016 nhưng có tới 11/50 là quan chức đi theo để… “quản lý.” Cũng vì vậy, nhiều vận động viên chỉ có… “mình ên.”

Nhiều người dân Việt Nam đang rất vui mừng khi Việt Nam vừa giành được huy chương vàng đầu tiên tại Olympic.

Olympic mùa Hè lần thứ 31 đang diễn ra ở Rio de Janeiro, Brazil và thường được gọi tắt là Olympic Rio 2016.

Hôm 6 tháng 8, 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh thuộc đoàn thể thao Việt Nam giành được huy chương vàng đầu tiên của Olympic Rio 2016. Đây cũng là huy chương vàng đầu tiên của thể thao Việt Nam trong lịch sử các kỳ Olympic.

Trong môn bắn súng ngắn ở cự li 10 mét, xạ thủ Vinh đạt 202.5 điểm, lập kỷ lục mới cho môn bắn súng ngắn ở cự li 10 mét nên được trao huy chương vàng. Xạ thủ Felipe Wu của Brazil được trao huy chương bạc. Xạ thủ Pang Wei của Trung Quốc xếp thứ ba, nhận huy chương đồng.

Sự hoan hỉ vừa kể mới bùng lên đã chuyển thành phẫn nộ khi báo chí Việt Nam tiết lộ, “bổn cũ vẫn được soạn lại,” các quan chức Việt Nam vẫn thản nhiên giành vé của các huấn luyện viên và bác sĩ.

Trong 27 người đi theo, 23 vận động viên đến Olympic Rio 2016, có tới 11 quan chức tháp tùng để “quản lý” đoàn thể thao Việt Nam. Vì khả năng của công quỹ có hạn mà số quan chức tháp tùng để “quản lý” quá nhiều nên đoàn thể thao Việt Nam không có bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho các vận động viên. Thậm chí nhiều vận động viên đến Olympic Rio 2016 một mình, không có huấn luyện viên để hỗ trợ tranh tài.

Theo tờ Tiền Phong, hai vận động viên Nguyễn Tiến Minh và Vũ Thị Trang đến Olympic Rio 2016 tranh tài trong môn cầu lông được giao cho một ông vụ trưởng của Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du lịch “quản lý” vì ông này giành mất suất của huấn luyện viên đội tuyển cầu lông quốc gia.

Tuy nhiên Nguyễn Tiến Minh và Vũ Thị Trang vẫn chưa thảm bằng Văn Ngọc Tú. Tú là nữ vận động viên được báo giới Việt Nam, ví von là “cô gái vàng của Judo Việt Nam.” Cô đến Olympic Rio 2016 một mình, không có huấn luyện viên, không có săn sóc viên bởi chỗ của những nhân vật quan trọng trong môn thể thao có tính đối kháng cao và rất dễ chấn thương này đã bị các viên chức giành mất…

Tờ Tiền Phong vừa có một bài viết tố cáo Nguyễn Mạnh Hùng, giám đốc Trung Tâm Huấn Luyện Thể Thao Quốc Gia Hà Nội, vì ông Hùng “góp mặt không sót cuộc thi nào của thể thao Việt Nam, từ khu vực Đông Nam Á, Châu Á, đến thế giới.”

Tờ báo này đã điểm sơ sơ những cuộc thi thể thao mà đoàn thể thao Việt Nam tham gia và có ông Hùng góp mặt: SEA Games 2013 (Myanmar), SEA Games 2015 (Singapore), ASIAD 2010 (Trung Quốc), ASIAD 2014 (Nam Hàn), Olympic London 2012 (Anh) và nay là Olympic Rio 2016 (Brazil).

Tờ Tiền Phong vừa nêu thắc mắc, chẳng lẽ ông Hùng quan trọng như vậy, vừa lập lại những thắc mắc chưa bao giờ được làm rõ, đó là tại Trung Tâm Huấn Luyện Thể Thao Quốc Gia Hà Nội, nơi ông Hùng từng làm phó giám đốc, các huyện luyện viên, chuyên viên than thở thường xuyên về chuyện khẩu phần của vận động viên quốc gia bị ăn chặn…

Tờ Tiền Phong cũng lưu ý rằng ông Hùng đã khai thác tận tình vai trò “phó chủ tịch thường trực Liên Đoàn Judo Việt Nam” để khoác mác “quản lý” các vận động viên Judo đại diện Judo quốc gia tranh tài với thiên hạ dù ông Hùng chỉ chuyên “quản lý” Trung Tâm Huấn Luyện Thể Thao Quốc Gia Hà Nội.

Đoàn thể thao Việt Nam đến Brazil, tranh tài tại Olympic Rio 2016 dưới sự “chỉ đạo” của ông Trần Đức Phấn, tổng cục phó tổng cục Thể Dục Thể Thao, thuộc Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch Việt Nam. Ông Phấn vừa chính thức xác nhận đoàn thể thao Việt Nam đến Brazil không có bác sĩ, săn sóc viên vì công quỹ chỉ lo được cho 50 người. (G.Đ)

Post Reply