Quán Vắng không Người ...3
Moderator: khieulong
Biển Đông: TC Vô Hiệu Hóa VC
Vi Anh 4Nhiều dấu chỉ cho thấy Chủ Tịch Tập cận Bình [CT Bình] của Trung Cộng [TC] đang tăng cường mua chuộc Miên và tìm cách chiêu dụ Phi luật tân để vô hiệu hoá vị trí của VN và vai trò chiến lược của VN trên Biển Đông, cụ thể là triệt tiêu cái thế của VN vốn là tiền đồn kiểm soát con đường hàng hải huyết mạch ra vào Á châu Thái Bình Dương.
Thực vậy. Trước tiên, CT Bình công du Miên để tây định, tức là củng cố và tăng cường tương quan tay đôi với Miên, trong chuyến đi Miên từ 13-14/10/2016. Tin Reuters cho biết CT Bình không tiếc lời ca ngợi «quan hệ chặt chẽ» giữa hai nước Miên và TQ và coi Thủ tướng Hun Sen của Miên là «lá chắn» bảo vệ lập trường của Trung Quốc chống lại mọi phê phán tranh giành biển đảo của các láng giềng. TQ “đã chấp thuận viện trợ quân sự và giúp Cam Bốt canh tân quân đội”, xóa cho Miên món 89 triệu đô la nợ và còn cung cấp thêm cho chính phủ Hun Sen 14 triệu đôla viện trợ quân sự. Hai bên còn ký 31 thỏa thuận, trong đó có khoản vay 237 triệu đôla với lãi suất thấp. Còn Miên sẽ mua chiến đấu cơ của Trung Quốc để tăng cường bảo vệ không phận. TC đã từng viện trợ và cho vay bán rẻ vũ khí cho Miên, số tiền lên hàng tỷ Mỹ kim. Tiêu biểu, năm 2013 TC cho Miên vay 195 triệu Đô và bán rẻ cho Miên 12 trực thăng Harbin Z-9 trong đó có 4 trực thăng chiến đấu.
Theo nhận định của Reuters, Miên đang có tranh chấp biên giới với Thái Lan và Việt Nam. Miên là thành viên của ASEAN, nhưng nhà cầm quyền Hun Sen công khai ủng hộ Trung Quốc trong các tranh chấp biển đảo của các nước ASEAN như VN và Phi.
Tiếp theo CT Bình đông bình, trong việc tiếp kiến long trọng, cả ba tam đầu chế Thiên Triều, Chủ Tịch Đảng, Nước, Thủ Tướng và Chủ Tịch Quốc Hội đều tiếp tân Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte. Duterte cầm đầu một phái đoàn công du TQ từ 18 đến 21 tháng 10 với cả trăm doanh gia trong đó có những đại tài phiệt ở Philippines, với lời TT Duterte tuyên bố muốn xa rời Mỹ và xích lại gần TQ, kể cả trong vấn đề Biển Đông mà Phi bị TC xâm lấn biển đảo phải kiện và thắng TC tại Tòa Trọng Tài Liên hiệp Quốc. Trước khi đến TQ, TT Duterte đã ve vãn TC, Ông thật thà khai báo, rằng ông ngoại của Duterte là người TQ. Và Ô. Duterte ca tụng Tập Cận Bình là «một chủ tịch vĩ đại», đồng thời khen Trung Quốc và Nga đã thể hiện sự tôn trọng Ông, khi tránh chỉ trích chiến dịch bài trừ ma túy. Ông còn tuyên bố Phi muốn mua vũ khí của TC và Nga. Còn TC thì chiêu dụ Duterte và tài phiệt Phi, rằng Trung Quốc đã bỏ cấm vận trên mặt hàng chuối cũng như hứa nhập cảng từ Philippines. Ô. Duterte mong muốn TQ giúp Philippines xây dựng xa lộ và đường xe lửa hầu phát triển cơ sở hạ tầng.
Và như thế CSVN coi như bị Phi chận đầu và Miên bọc hậu trong vai trò chiến lược của VNCS, với mục tiêu khai thác mâu thuẫn giữa Mỹ và TC để VN ở giữa hưởng lợi. TC đã vô hiệu hoá chiến thuật đi đu dây của CSVN lợi dụng tranh chấp Biển Đông để thủ lợi từ TC và Mỹ.
Vị trí chiến lược của VN không còn nữa như tiền đồn nằm ló ra cái voi của bán đảo Đông Dương để quan sát, canh gác con đường hàng hải huyết mạch của thế giới trong vùng biển Á châu Thái bình dương đông dân nhứt thế giới, kinh tế quan trọng trong thế kỷ 21 nữa. CSVN cựa quậy gì, bắt tay Mỹ, xích lại gần Mỹ thì Phi ở phía đông và Miên phía tây cả hai đã thân cận TC sẽ hợp đồng tác chiến cùng khuấy rối CSVN, CSVN phải tập trung sức lực thủ thành, hết mong nhúc nhích, cựa quậy ngoài Biển Đông và trong bán đảo Đông dương nữa. TC khỏi cần tốn kém nhiều cho CSVN như lâu nay.
Sau cùng kể ra TC bình định Miên quá dễ và rẻ. Nhờ TT Hun Sen bản chất là phản bội, từng phản bội Khmer Đỏ, không ngần ngại tỏ ra phản thầy CSVN. Ai cũng biết Hun Sen là một người Việt gốc Miên xuất thân từ tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh của Miền Tây Nam Việt. Y theo Khmer Đỏ Paul Pot, sau đó bỏ hàng ngũ Khmer Đỏ theo CSVN khi CSVN đưa quân qua đánh Khmer Đỏ. CSVN dựng y lên làm thủ tướng bù nhìn tay sai cho CSVN. Sau khi do áp lực của quốc tế CSVN phải rút quân về, CSVN để Hun Sen ở lại với hậu thuẫn ngầm của CSVN. Hun Sen tiếp tực làm thủ tướng ở Miên tính ra còn lâu hơn TT Phạm văn Đồng ở VNCS nữa. Nói theo dân Miền Nam, rồi Hun Sen bẻ chỉa khi thấy TC trổi dậy, lơ là với CSVN qua làm gia nô cho TC. Hun Sen tỏ ra là “đày tớ trung thành” cho TC qua hành động thổ dậy khi cho đại diện Miên chống ASEAN lần đầu tiên mấy chục năm họp thượng đĩnh mà không ra thông cáo chung được vì Miên chống không cho nói đụng tới việc TC tranh chấp biển đảo của VN và Phi.
So với công mà Hun Sen dâng lên quan thầy TC trong tổ chức ASEAN với số tiền TC viện trợ và miễn nợ cho Miên vay thì quá rẻ. TC mua chuộc Miên, biến Miên thành cây dao găm chĩa vào sau lưng CSVN. Một thất bại chánh trị quá lớn cho CS Hà nội. Nhứt định CS Hà nội đau như bị thiến. CS Hà Nội đã chết rất nhiều đảng viên, cán bộ và bộ đội khi kéo quân từ VN qua đánh đuổi Khmer Đỏ, đưa Hun Sen lên làm Thủ Tướng và sau đó phải rút về vì áp lực của Liên Hiệp Quốc. Bây giờ Hun Sen theo TC, phản bội CSVN, làm tay sai cho TC, hại CSVN, phá ASEAN không đặt được vấn đề Biển Đông bị TC xâm lấn.
Còn Phi, nếu TC thoả mãn 100% cầu cạnh của TT Duterte, thì cái giá mà TC mua Phi cũng quá rẻ và dễ. Nếu TT Duterte im lặng tức mặc thị đồng ý cho TC quân sự hoá bãi cạn Scarborough, từ đó TC liên kết với Hoàng sa và Trường sa mà TC đã chiếm cứ của VN thành một tam giác chiến lược để TC khống chế Biển Đông thì Biển Đông thành ao nhà của TC rồi. Và TC chỉ cần móc ngoặc với một tổng thống ăn nói bạt mạng, sáng nắng chiều mưa, lai TC bên ngoại như TT Duterte là TC phá huỷ được tương quan đồng minh của chánh quyền Mỹ với Phi đã trở thành truyền thống, và là TC coi như cỏ rác ý nguyện của đại đa số dân chúng Phi muốn thân thiện với Mỹ.
Nhưng thiết nghĩ thế nước lòng dân Phi không để TT Duterte giải quyết quốc gia đại sự một cách tuỳ cảm xúc riêng tư và quá bất thường như vậy. Cựu TT Ramos rất có uy tín ở Phi, người đỡ đầu chính trị của TT Duterte khi tranh cử ngày 10/10/2016 đã công khai lên tiếng chê trách chính phủ Duterte mới làm việc có 100 ngày mà «đang thua một cách thảm hại». Thẩm phán Tối Cao Justice Antonio Carpio của Tòa án Tối cao Philippines ngày 14/10/2016 công khai cảnh cáo TT Duterte, rằng không bảo vệ chủ quyền quốc gia là vi phạm Hiến pháp, và nếu tổng thống Dutert
e nhượng chủ quyền trên bãi cạn Scarborough cho Trung Quốc, ông có thể bị truất phế.
Đó là chưa nói Quân đội Phi lâu nay rất gần gũi, thân tình, làm việc sát cánh với quân nhân Mỹ được Mỹ gởi sang giúp quân đội Phi ở 5 căn cứ chiến lược của Phi và trong công tác chống Hồi Giáo cực đoan và phiến quân CS Maoist mà TT Duterte đang âm thầm giơ tay ra hoà giải hoà hợp với họ. Dù TT Duterte tuyên bố xa rời Mỹ, nhưng chưa thấy một dấu hiệu xa cách nào giữa quân đội hai bên Mỹ-Phi. Đó cũng chưa nói các gia thế chánh trị ở Phi có cả một bộ đội an ninh và nhiều tương quan với quân đội cũng không để cho Ô Duterte phá hoại truyền thống 65 năm thân thiện với Mỹ. Cũng cần phải nói thêm Ô. Duterte cũng có quá nhiều “nợ máu” đối với các băng đảng xã hội đen, các tổ chức tội phạm, sống ngoài vòng pháp luật ở Phi./.(Vi Anh)
Vi Anh 4Nhiều dấu chỉ cho thấy Chủ Tịch Tập cận Bình [CT Bình] của Trung Cộng [TC] đang tăng cường mua chuộc Miên và tìm cách chiêu dụ Phi luật tân để vô hiệu hoá vị trí của VN và vai trò chiến lược của VN trên Biển Đông, cụ thể là triệt tiêu cái thế của VN vốn là tiền đồn kiểm soát con đường hàng hải huyết mạch ra vào Á châu Thái Bình Dương.
Thực vậy. Trước tiên, CT Bình công du Miên để tây định, tức là củng cố và tăng cường tương quan tay đôi với Miên, trong chuyến đi Miên từ 13-14/10/2016. Tin Reuters cho biết CT Bình không tiếc lời ca ngợi «quan hệ chặt chẽ» giữa hai nước Miên và TQ và coi Thủ tướng Hun Sen của Miên là «lá chắn» bảo vệ lập trường của Trung Quốc chống lại mọi phê phán tranh giành biển đảo của các láng giềng. TQ “đã chấp thuận viện trợ quân sự và giúp Cam Bốt canh tân quân đội”, xóa cho Miên món 89 triệu đô la nợ và còn cung cấp thêm cho chính phủ Hun Sen 14 triệu đôla viện trợ quân sự. Hai bên còn ký 31 thỏa thuận, trong đó có khoản vay 237 triệu đôla với lãi suất thấp. Còn Miên sẽ mua chiến đấu cơ của Trung Quốc để tăng cường bảo vệ không phận. TC đã từng viện trợ và cho vay bán rẻ vũ khí cho Miên, số tiền lên hàng tỷ Mỹ kim. Tiêu biểu, năm 2013 TC cho Miên vay 195 triệu Đô và bán rẻ cho Miên 12 trực thăng Harbin Z-9 trong đó có 4 trực thăng chiến đấu.
Theo nhận định của Reuters, Miên đang có tranh chấp biên giới với Thái Lan và Việt Nam. Miên là thành viên của ASEAN, nhưng nhà cầm quyền Hun Sen công khai ủng hộ Trung Quốc trong các tranh chấp biển đảo của các nước ASEAN như VN và Phi.
Tiếp theo CT Bình đông bình, trong việc tiếp kiến long trọng, cả ba tam đầu chế Thiên Triều, Chủ Tịch Đảng, Nước, Thủ Tướng và Chủ Tịch Quốc Hội đều tiếp tân Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte. Duterte cầm đầu một phái đoàn công du TQ từ 18 đến 21 tháng 10 với cả trăm doanh gia trong đó có những đại tài phiệt ở Philippines, với lời TT Duterte tuyên bố muốn xa rời Mỹ và xích lại gần TQ, kể cả trong vấn đề Biển Đông mà Phi bị TC xâm lấn biển đảo phải kiện và thắng TC tại Tòa Trọng Tài Liên hiệp Quốc. Trước khi đến TQ, TT Duterte đã ve vãn TC, Ông thật thà khai báo, rằng ông ngoại của Duterte là người TQ. Và Ô. Duterte ca tụng Tập Cận Bình là «một chủ tịch vĩ đại», đồng thời khen Trung Quốc và Nga đã thể hiện sự tôn trọng Ông, khi tránh chỉ trích chiến dịch bài trừ ma túy. Ông còn tuyên bố Phi muốn mua vũ khí của TC và Nga. Còn TC thì chiêu dụ Duterte và tài phiệt Phi, rằng Trung Quốc đã bỏ cấm vận trên mặt hàng chuối cũng như hứa nhập cảng từ Philippines. Ô. Duterte mong muốn TQ giúp Philippines xây dựng xa lộ và đường xe lửa hầu phát triển cơ sở hạ tầng.
Và như thế CSVN coi như bị Phi chận đầu và Miên bọc hậu trong vai trò chiến lược của VNCS, với mục tiêu khai thác mâu thuẫn giữa Mỹ và TC để VN ở giữa hưởng lợi. TC đã vô hiệu hoá chiến thuật đi đu dây của CSVN lợi dụng tranh chấp Biển Đông để thủ lợi từ TC và Mỹ.
Vị trí chiến lược của VN không còn nữa như tiền đồn nằm ló ra cái voi của bán đảo Đông Dương để quan sát, canh gác con đường hàng hải huyết mạch của thế giới trong vùng biển Á châu Thái bình dương đông dân nhứt thế giới, kinh tế quan trọng trong thế kỷ 21 nữa. CSVN cựa quậy gì, bắt tay Mỹ, xích lại gần Mỹ thì Phi ở phía đông và Miên phía tây cả hai đã thân cận TC sẽ hợp đồng tác chiến cùng khuấy rối CSVN, CSVN phải tập trung sức lực thủ thành, hết mong nhúc nhích, cựa quậy ngoài Biển Đông và trong bán đảo Đông dương nữa. TC khỏi cần tốn kém nhiều cho CSVN như lâu nay.
Sau cùng kể ra TC bình định Miên quá dễ và rẻ. Nhờ TT Hun Sen bản chất là phản bội, từng phản bội Khmer Đỏ, không ngần ngại tỏ ra phản thầy CSVN. Ai cũng biết Hun Sen là một người Việt gốc Miên xuất thân từ tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh của Miền Tây Nam Việt. Y theo Khmer Đỏ Paul Pot, sau đó bỏ hàng ngũ Khmer Đỏ theo CSVN khi CSVN đưa quân qua đánh Khmer Đỏ. CSVN dựng y lên làm thủ tướng bù nhìn tay sai cho CSVN. Sau khi do áp lực của quốc tế CSVN phải rút quân về, CSVN để Hun Sen ở lại với hậu thuẫn ngầm của CSVN. Hun Sen tiếp tực làm thủ tướng ở Miên tính ra còn lâu hơn TT Phạm văn Đồng ở VNCS nữa. Nói theo dân Miền Nam, rồi Hun Sen bẻ chỉa khi thấy TC trổi dậy, lơ là với CSVN qua làm gia nô cho TC. Hun Sen tỏ ra là “đày tớ trung thành” cho TC qua hành động thổ dậy khi cho đại diện Miên chống ASEAN lần đầu tiên mấy chục năm họp thượng đĩnh mà không ra thông cáo chung được vì Miên chống không cho nói đụng tới việc TC tranh chấp biển đảo của VN và Phi.
So với công mà Hun Sen dâng lên quan thầy TC trong tổ chức ASEAN với số tiền TC viện trợ và miễn nợ cho Miên vay thì quá rẻ. TC mua chuộc Miên, biến Miên thành cây dao găm chĩa vào sau lưng CSVN. Một thất bại chánh trị quá lớn cho CS Hà nội. Nhứt định CS Hà nội đau như bị thiến. CS Hà Nội đã chết rất nhiều đảng viên, cán bộ và bộ đội khi kéo quân từ VN qua đánh đuổi Khmer Đỏ, đưa Hun Sen lên làm Thủ Tướng và sau đó phải rút về vì áp lực của Liên Hiệp Quốc. Bây giờ Hun Sen theo TC, phản bội CSVN, làm tay sai cho TC, hại CSVN, phá ASEAN không đặt được vấn đề Biển Đông bị TC xâm lấn.
Còn Phi, nếu TC thoả mãn 100% cầu cạnh của TT Duterte, thì cái giá mà TC mua Phi cũng quá rẻ và dễ. Nếu TT Duterte im lặng tức mặc thị đồng ý cho TC quân sự hoá bãi cạn Scarborough, từ đó TC liên kết với Hoàng sa và Trường sa mà TC đã chiếm cứ của VN thành một tam giác chiến lược để TC khống chế Biển Đông thì Biển Đông thành ao nhà của TC rồi. Và TC chỉ cần móc ngoặc với một tổng thống ăn nói bạt mạng, sáng nắng chiều mưa, lai TC bên ngoại như TT Duterte là TC phá huỷ được tương quan đồng minh của chánh quyền Mỹ với Phi đã trở thành truyền thống, và là TC coi như cỏ rác ý nguyện của đại đa số dân chúng Phi muốn thân thiện với Mỹ.
Nhưng thiết nghĩ thế nước lòng dân Phi không để TT Duterte giải quyết quốc gia đại sự một cách tuỳ cảm xúc riêng tư và quá bất thường như vậy. Cựu TT Ramos rất có uy tín ở Phi, người đỡ đầu chính trị của TT Duterte khi tranh cử ngày 10/10/2016 đã công khai lên tiếng chê trách chính phủ Duterte mới làm việc có 100 ngày mà «đang thua một cách thảm hại». Thẩm phán Tối Cao Justice Antonio Carpio của Tòa án Tối cao Philippines ngày 14/10/2016 công khai cảnh cáo TT Duterte, rằng không bảo vệ chủ quyền quốc gia là vi phạm Hiến pháp, và nếu tổng thống Dutert
e nhượng chủ quyền trên bãi cạn Scarborough cho Trung Quốc, ông có thể bị truất phế.
Đó là chưa nói Quân đội Phi lâu nay rất gần gũi, thân tình, làm việc sát cánh với quân nhân Mỹ được Mỹ gởi sang giúp quân đội Phi ở 5 căn cứ chiến lược của Phi và trong công tác chống Hồi Giáo cực đoan và phiến quân CS Maoist mà TT Duterte đang âm thầm giơ tay ra hoà giải hoà hợp với họ. Dù TT Duterte tuyên bố xa rời Mỹ, nhưng chưa thấy một dấu hiệu xa cách nào giữa quân đội hai bên Mỹ-Phi. Đó cũng chưa nói các gia thế chánh trị ở Phi có cả một bộ đội an ninh và nhiều tương quan với quân đội cũng không để cho Ô Duterte phá hoại truyền thống 65 năm thân thiện với Mỹ. Cũng cần phải nói thêm Ô. Duterte cũng có quá nhiều “nợ máu” đối với các băng đảng xã hội đen, các tổ chức tội phạm, sống ngoài vòng pháp luật ở Phi./.(Vi Anh)
Việt Nam Cộng Hòa vẫn trong tim người Việt.
ĐCSVN sẽ tự tuyên bố giải thể toàn bộ và một thể chế mới hoàn toàn không dính dáng gì đến chế độ cũ hầu phác họa cho một tương lai thuận lợi hơn cho đất nước và dân tộc là thoát nạn. Biết rằng sẽ có nhiều người cho rằng: Với cộng sản độc tài mà ước mơ như vậy thì chẳng khác nào một đứa trẻ con thì tôi xin được tâm sự rằng: Chuỗi khổ lụy muộn phiền khi nhìn quê hương và dân tộc bị xóa sổ, đôi khi tôi mơ ước được làm một đứa bé thơ để tâm tư không bị dằn vặt đớn đau nhiều. Triệu triệu người hãy khẩn khoản đứng lên nêu ý chí vững mạnh xóa tan đảng cùng nhà nước hiện hành để thiết lập nên một thể chế mới có đầy đủ Tam Quyền Phân Lập, một chế độ lấy Độc Lập, Tự Do, Nhân Bản, Dân Chủ và hưng thịnh làm kim chỉ nam trong mọi đường hướng vận hành quốc gia.
*
Chào cờ Việt Nam Cộng Hòa và hát Quốc ca là những sự việc bình thường ở hải ngoại đối với những người còn nghĩ đến Tổ Quốc thân yêu, một nền Nhân Bản, Tự Do và Dân Chủ của hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH. Nhưng điều đó sẽ không xem là bình thường đối với những người đang còn ở trong một đất nước mà độc tài toàn trị đang ngự trị. Việc làm này có thể được xem là "Âm mưu lật đổ chính quyền" mà đảng cộng sản thường rêu rao đe dọa theo điều 88 của Bộ luật Hình sự. Từ đó, hành vi này có thể bị tù giam tối đa là 20 năm.
"Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm." (1)
Bất chấp mọi nguy hiểm từ điều luật và hình phạt vô lý do ĐCSVN tự biên diễn, nó ngược lại với những quyền căn bản của con người, ngày 26 tháng Mười 2016, vào lúc 4:41' một sự kiện khá đặc biệt là Dũng Phi Hổ, tức Nguyễn Viết Dũng cùng các anh em thuộc Hội những người yêu QLVNCH (fb.com/QLVNCH.3) đã tổ chức kỷ niệm ngày có bản Hiến Pháp tự do đầu tiên ra đời, sau này được lấy làm ngày Quốc Khánh Đệ Nhất Cộng Hòa: 26/10/1956 - 26/10/2016 tại Yên Thành, Nghệ An Việt Nam.
Điều đặc biệt ấy mà tôi muốn đề cập hôm nay là Dũng Phi Hổ cùng các anh em thuộc Hội những người yêu QLVNCH đã bất chấp mọi hiểm nguy để đứng ra tổ chức một buổi lễ mà dưới góc nhìn của tôi là một buổi lễ vừa tưởng niệm, vừa nêu rõ ý chí cũng như lý tưởng của mình, trong khi các em không hề có bất cứ sự dính dáng gì đến Việt Nam Cộng Hòa và chính bản thân các em đã sinh ra, lớn lên, cũng như đã tham gia vào hệ thống giáo dục dưới các mái trường của CNXH. Câu hỏi được đặt ra trong tôi: Có phải các em đã nhận ra VNCH là một thể chế với đầy đủ Tự Do, Nhân Bản, Dân Chủ và phú cường?. Cũng như ước muốn rằng các em cùng toàn dân Việt Nam phải được sống và phục vụ một chế độ tốt đẹp như vậy?.
https://youtu.be/NtqMgBaPrk4
Xa hơn nữa, tuổi trẻ VN trong thời đại tin học hôm nay giúp họ có thể tiếp cận được những ưu điểm, những gì tốt đẹp của cơ chế tự do đầy trách nhiệm và tình thương đó thì thiết nghĩ rằng đa số trong họ sẽ muốn sống và làm việc trong một chế độ như đã nêu. Cho nên những hình ảnh của một xã hội nhân bản của miền Nam trước đây cùng cương lĩnh của thể chế tự do này nếu được lớp người đi trước truyền bá thêm cho kho dữ liệu trở nên phong phú rộng khắp hơn nữa để những hình ảnh đến được với lớp trẻ càng nhiều càng tốt.

Với hiện tình cực kỳ bi đát, cực kỳ thê thảm của VN hôm nay, kinh tế thì lụn bại cạn kiệt mà nguyên nhân chính là do tham nhũng và hoạch định cũng như quản lý quá yếu kém, nền độc lập chủ quyền thì bị đe dọa trầm trọng, Biển Đông có nguy cơ bị mất, các đảo thuộc chủ quyền của đất nước đã bị cướp trắng trợn, biên giới theo 6 tỉnh dọc biên thùy bị xâm thực, đất liền thì tràn ngập các căn cứ quân sự trá hình, các phố sá và người Tàu thì đầy dẫy như quân Nguyên. Đứng trước những tình huấn vô cùng nguy cập này, trước nhất thú thật, trong tôi có lóe lên một tia hy vọng rất mong manh, rất hảo huyền rằng:
1- ĐCSVN sẽ tự tuyên bố giải thể toàn bộ và một thể chế mới hoàn toàn không dính dáng gì đến chế độ cũ hầu phác họa cho một tương lai thuận lợi hơn cho đất nước và dân tộc là thoát nạn. Biết rằng sẽ có nhiều người cho rằng: Với cộng sản độc tài mà ước mơ như vậy thì chẳng khác nào một đứa trẻ con thì tôi xin được tâm sự rằng: Chuỗi khổ lụy muộn phiền khi nhìn quê hương và dân tộc bị xóa sổ, đôi khi tôi mơ ước được làm một đứa bé thơ để tâm tư không bị dằn vặt đớn đau nhiều.
2- Triệu triệu người hãy khẩn khoản đứng lên nêu ý chí vững mạnh xóa tan đảng cùng nhà nước hiện hành để thiết lập nên một thể chế mới có đầy đủ Tam Quyền Phân Lập, một chế độ lấy Độc Lập, Tự Do, Nhân Bản, Dân Chủ và hưng thịnh làm kim chỉ nam trong mọi đường hướng vận hành quốc gia.
Với bàn tay sắt của một đảng tôi tớ hung bạo, với sự bao vây trùm khắp của Tàu cộng, với sự thờ ơ vô trách nhiệm trong vũng lầy của sợ hãi... Cả hai tiêu đề nêu trên, có phải chăng là những hy vọng hảo huyền không tưởng?. Thế thì chúng ta phải làm sao?.
Tôi không là Luật gia, cũng không là một người quá phong phú về tiền bạc nhưng tôi nghĩ rằng quí vị Trí thức, Hội vận động, các Chính trị gia, Hội Luật sư có thể chuẩn bị những dữ liệu làm nền tảng cũng như chỗ dựa cho những tiến trình vô cùng cần thiết, làm hậu thuẫn cho những khả dĩ có thể xảy ra trong tương lai. Đừng để bị động khi nước đến chân mới nhảy.
Đảng CSVN nên biết rằng: Khi đảng và nhà nước không còn tồn tại thì mọi liên quan giữa đảng, nhà nước VN với Trung cộng hay Nga Sô sẽ không còn tồn tại.
Một chế độ mới hoàn toàn độc lập và không liên hệ gì với chế độ cũ thì mọi "ân nghĩa" "nợ nần" gần ngàn tỷ USD, cùng những ký kết với nhau trong âm thầm đều trở nên vô hiệu vì chế độ mới trên mặt pháp lý không vay cũng chẳng mượn.
Một chế độ mới sẽ dựa trên chứng cớ lịch sử mà sở hữu lại những gì thuộc chủ quyền quốc gia VN mà thế lực bành trướng Tàu cộng đã chiếm đóng bất hợp pháp qua phân xử của Tòa Án Quốc Tế.
Hôm nay, bài viết này nhằm ghi nhận tinh thần của Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) cùng các em trong "Hội những người yêu QLVNCH". Cảm ơn tuổi trẻ Việt Nam. Chúc vững tiến trên con dường tốt đẹp mà tuổi trẻ Việt Nam đang đi.
28.10.2016
Nguyên Thạch.

ĐCSVN sẽ tự tuyên bố giải thể toàn bộ và một thể chế mới hoàn toàn không dính dáng gì đến chế độ cũ hầu phác họa cho một tương lai thuận lợi hơn cho đất nước và dân tộc là thoát nạn. Biết rằng sẽ có nhiều người cho rằng: Với cộng sản độc tài mà ước mơ như vậy thì chẳng khác nào một đứa trẻ con thì tôi xin được tâm sự rằng: Chuỗi khổ lụy muộn phiền khi nhìn quê hương và dân tộc bị xóa sổ, đôi khi tôi mơ ước được làm một đứa bé thơ để tâm tư không bị dằn vặt đớn đau nhiều. Triệu triệu người hãy khẩn khoản đứng lên nêu ý chí vững mạnh xóa tan đảng cùng nhà nước hiện hành để thiết lập nên một thể chế mới có đầy đủ Tam Quyền Phân Lập, một chế độ lấy Độc Lập, Tự Do, Nhân Bản, Dân Chủ và hưng thịnh làm kim chỉ nam trong mọi đường hướng vận hành quốc gia.
*
Chào cờ Việt Nam Cộng Hòa và hát Quốc ca là những sự việc bình thường ở hải ngoại đối với những người còn nghĩ đến Tổ Quốc thân yêu, một nền Nhân Bản, Tự Do và Dân Chủ của hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH. Nhưng điều đó sẽ không xem là bình thường đối với những người đang còn ở trong một đất nước mà độc tài toàn trị đang ngự trị. Việc làm này có thể được xem là "Âm mưu lật đổ chính quyền" mà đảng cộng sản thường rêu rao đe dọa theo điều 88 của Bộ luật Hình sự. Từ đó, hành vi này có thể bị tù giam tối đa là 20 năm.
"Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm." (1)
Bất chấp mọi nguy hiểm từ điều luật và hình phạt vô lý do ĐCSVN tự biên diễn, nó ngược lại với những quyền căn bản của con người, ngày 26 tháng Mười 2016, vào lúc 4:41' một sự kiện khá đặc biệt là Dũng Phi Hổ, tức Nguyễn Viết Dũng cùng các anh em thuộc Hội những người yêu QLVNCH (fb.com/QLVNCH.3) đã tổ chức kỷ niệm ngày có bản Hiến Pháp tự do đầu tiên ra đời, sau này được lấy làm ngày Quốc Khánh Đệ Nhất Cộng Hòa: 26/10/1956 - 26/10/2016 tại Yên Thành, Nghệ An Việt Nam.
Điều đặc biệt ấy mà tôi muốn đề cập hôm nay là Dũng Phi Hổ cùng các anh em thuộc Hội những người yêu QLVNCH đã bất chấp mọi hiểm nguy để đứng ra tổ chức một buổi lễ mà dưới góc nhìn của tôi là một buổi lễ vừa tưởng niệm, vừa nêu rõ ý chí cũng như lý tưởng của mình, trong khi các em không hề có bất cứ sự dính dáng gì đến Việt Nam Cộng Hòa và chính bản thân các em đã sinh ra, lớn lên, cũng như đã tham gia vào hệ thống giáo dục dưới các mái trường của CNXH. Câu hỏi được đặt ra trong tôi: Có phải các em đã nhận ra VNCH là một thể chế với đầy đủ Tự Do, Nhân Bản, Dân Chủ và phú cường?. Cũng như ước muốn rằng các em cùng toàn dân Việt Nam phải được sống và phục vụ một chế độ tốt đẹp như vậy?.
https://youtu.be/NtqMgBaPrk4
Xa hơn nữa, tuổi trẻ VN trong thời đại tin học hôm nay giúp họ có thể tiếp cận được những ưu điểm, những gì tốt đẹp của cơ chế tự do đầy trách nhiệm và tình thương đó thì thiết nghĩ rằng đa số trong họ sẽ muốn sống và làm việc trong một chế độ như đã nêu. Cho nên những hình ảnh của một xã hội nhân bản của miền Nam trước đây cùng cương lĩnh của thể chế tự do này nếu được lớp người đi trước truyền bá thêm cho kho dữ liệu trở nên phong phú rộng khắp hơn nữa để những hình ảnh đến được với lớp trẻ càng nhiều càng tốt.


Với hiện tình cực kỳ bi đát, cực kỳ thê thảm của VN hôm nay, kinh tế thì lụn bại cạn kiệt mà nguyên nhân chính là do tham nhũng và hoạch định cũng như quản lý quá yếu kém, nền độc lập chủ quyền thì bị đe dọa trầm trọng, Biển Đông có nguy cơ bị mất, các đảo thuộc chủ quyền của đất nước đã bị cướp trắng trợn, biên giới theo 6 tỉnh dọc biên thùy bị xâm thực, đất liền thì tràn ngập các căn cứ quân sự trá hình, các phố sá và người Tàu thì đầy dẫy như quân Nguyên. Đứng trước những tình huấn vô cùng nguy cập này, trước nhất thú thật, trong tôi có lóe lên một tia hy vọng rất mong manh, rất hảo huyền rằng:
1- ĐCSVN sẽ tự tuyên bố giải thể toàn bộ và một thể chế mới hoàn toàn không dính dáng gì đến chế độ cũ hầu phác họa cho một tương lai thuận lợi hơn cho đất nước và dân tộc là thoát nạn. Biết rằng sẽ có nhiều người cho rằng: Với cộng sản độc tài mà ước mơ như vậy thì chẳng khác nào một đứa trẻ con thì tôi xin được tâm sự rằng: Chuỗi khổ lụy muộn phiền khi nhìn quê hương và dân tộc bị xóa sổ, đôi khi tôi mơ ước được làm một đứa bé thơ để tâm tư không bị dằn vặt đớn đau nhiều.
2- Triệu triệu người hãy khẩn khoản đứng lên nêu ý chí vững mạnh xóa tan đảng cùng nhà nước hiện hành để thiết lập nên một thể chế mới có đầy đủ Tam Quyền Phân Lập, một chế độ lấy Độc Lập, Tự Do, Nhân Bản, Dân Chủ và hưng thịnh làm kim chỉ nam trong mọi đường hướng vận hành quốc gia.
Với bàn tay sắt của một đảng tôi tớ hung bạo, với sự bao vây trùm khắp của Tàu cộng, với sự thờ ơ vô trách nhiệm trong vũng lầy của sợ hãi... Cả hai tiêu đề nêu trên, có phải chăng là những hy vọng hảo huyền không tưởng?. Thế thì chúng ta phải làm sao?.
Tôi không là Luật gia, cũng không là một người quá phong phú về tiền bạc nhưng tôi nghĩ rằng quí vị Trí thức, Hội vận động, các Chính trị gia, Hội Luật sư có thể chuẩn bị những dữ liệu làm nền tảng cũng như chỗ dựa cho những tiến trình vô cùng cần thiết, làm hậu thuẫn cho những khả dĩ có thể xảy ra trong tương lai. Đừng để bị động khi nước đến chân mới nhảy.
Đảng CSVN nên biết rằng: Khi đảng và nhà nước không còn tồn tại thì mọi liên quan giữa đảng, nhà nước VN với Trung cộng hay Nga Sô sẽ không còn tồn tại.
Một chế độ mới hoàn toàn độc lập và không liên hệ gì với chế độ cũ thì mọi "ân nghĩa" "nợ nần" gần ngàn tỷ USD, cùng những ký kết với nhau trong âm thầm đều trở nên vô hiệu vì chế độ mới trên mặt pháp lý không vay cũng chẳng mượn.
Một chế độ mới sẽ dựa trên chứng cớ lịch sử mà sở hữu lại những gì thuộc chủ quyền quốc gia VN mà thế lực bành trướng Tàu cộng đã chiếm đóng bất hợp pháp qua phân xử của Tòa Án Quốc Tế.
Hôm nay, bài viết này nhằm ghi nhận tinh thần của Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) cùng các em trong "Hội những người yêu QLVNCH". Cảm ơn tuổi trẻ Việt Nam. Chúc vững tiến trên con dường tốt đẹp mà tuổi trẻ Việt Nam đang đi.
28.10.2016
Nguyên Thạch.

Nghệ An: Trao tiền cứu trợ rồi lấy lại chia… đều? Dân Trí - Sau khi được nhận được tiền cứu trợ bão lũ các hộ dân nghèo chưa kịp vui mừng thì đã bị phường “lấy” lại hơn phân nửa và bảo để chia đều.
Tiền cứu trợ chưa đến tay đã lấy lại để chia đều
Năm 2013, trận lũ lụt lịch sử chưa từng xảy ra tại TX Hoàng Mai, Nghệ An. Theo đó, hầu hết các địa bàn của TX này đều chịu thiệt hại rất nặng nề. Có những gia đình lâm vào cảnh trắng tay khi không còn một hạt thóc trong nhà để ăn, tài sản thì đều bị ngập nước hư hỏng hoặc trôi theo dòng nước lũ.
Để kịp thời chia sẻ khó khăn với nhân dân thị xã Hoàng Mai, các tổ chức, cá nhân … trên cả nước đã cùng nhau quyên góp ủng hộ với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách giúp đỡ đồng bào trong lúc khốn cùng nhất.
Tuy nhiên, đến nay đã 3 năm rồi và câu chuyện về việc phát số tiền hỗ trợ vào thời điểm đó giờ mới bị phanh phui. Sự việc xảy ra tại phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai. Người dân địa phương cho biết, sau trận lũ lịch sử phường Quỳnh Xuân được nhận 55 triệu đồng do Hội chữ thập đỏ Trăng lưỡi liềm quốc tế ủng hộ.
Chị Trần Thị Lợi (SN 1977, vợ anh Nguyễn Đình Nghị) cho biết gia đình mình nhận được 1.400.000 đồng tiền hỗ trợ những phải nộp lại 900.000 đồng. Cụ thể có 5 khối trên địa bàn phường gồm: Khối 11,12,13,14 và16 với tổng số 24 hộ gia đình được nhận số tiền trên, nhằm giúp các hộ gia đình có thêm vốn để tái sản xuất ổn định cuộc sống. Sau đó, Hội chữ thập đỏ Trăng lưỡi liềm quốc tế phối hợp với Hội chữ thập đỏ Việt Nam và Hội chữ thập đỏ Nghệ An đã về trực tiếp từng hộ gia đình để khảo sát, đánh giá thiệt hại xem xét hỗ trợ.
Mức hỗ trợ được quy định rõ: Đối với hộ 1 khẩu thì số tiền hỗ trợ là 1 triệu đồng, từ 2 - 4 khẩu số tiền là 1,4 triệu đồng, trên 4 khẩu được nhận số tiền hỗ trợ là 2,1 triệu đồng.
24 hộ nói trên sau đó được chính quyền mời đến nhà văn hóa khối 11 của phường để nhận tiền hỗ trợ. Tại đây, cán bộ phường “phổ biến quy chế” đồng thời dặn dò số tiền hỗ trợ cho các hộ được hưởng toàn bộ và không phải san sẻ, hay nộp lại cho bất kỳ ai.
Tuy nhiên, khi những đồng tiền hỗ trợ cầm chưa về đến nhà, chưa kịp vui mừng thì bị cán bộ Hội chữ thập đỏ từng khối thu lại hơn phân nửa. Lý do mà những hộ gia đình này phải nộp lại tiền là: Thu lại để phường chia sẻ cho những hộ gia đình khác cũng chịu thiệt hại nhưng không nhận được hỗ trợ.
Với tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong khi hoạn nạn những hộ dân này đã nộp lại số tiền cứu trợ của mình theo yêu cầu của cán bộ.
Chị Nguyễn Thị Thìn (SN 1970, ở khối 12) nói: Lúc đó mới nhận tiền xong thấy họ bảo thu lại để san sẻ cho người khác nên tôi cũng nộp lại. Ông Lê Khắc Trung (SN 1949) - Bí thư chi bộ khối 12, phường Quỳnh Xuân cho biết: Họ đến từng gia đình thu lại người ít người nhiều cũng chỉ được hưởng 500.000 đồng/1 hộ. Lúc đó họ nói thu lại tiền để san sẻ cho những hộ gia đình khác bị thiệt hại nhưng không nhận được hỗ trợ, để bà con cùng giúp đỡ nhau vượt lên khó khăn.
“Lúc đó tôi trực tiếp đi thu lại tiền cũng rất khó xử thậm chí còn bị người ta nói nặng lời. Nhưng vì ý kiến của trên xuống nên tôi làm theo. Phải vận động bà con mới thu lại đủ số tiền trên”, ông Trung phân trần.
Ông Trung cũng cho biết trên địa bàn khối 12 có 8 hộ nhận được số tiền trợ cấp này với mức là 1.400.000 - 2.100.000/1 hộ. Sau khi các hộ dân nhận tiền, chính ông đã đi thu lại của từng người và chỉ để lại 500.000 đồng/hộ.
Đồng nghĩa với hộ 2,1 triệu đồng sẽ bị thu lại 1,6 triệu đồng; hộ nhận được 1,4 triệu bị thu lại 900 ngàn đồng. Đó là quy định từ trên phường xuống nên ông Trung phải làm theo.
Sau khi thu đủ số tiền này, ông Trung đã nộp lại cho ông Nguyễn Đình Thao - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ phường Quỳnh Xuân thời điểm bấy giờ.
Anh Nguyễn Đình Nghị (SN 1974, trú khối 12) một trong 8 gia đình may mắn nhận được “những đồng tiền vàng” nhớ lại: “Khi đó lụt to lắm, nhà tôi bị nước ngập hết, còn được ít lúa thì cũng bị nước lũ ngâm nảy mầm … khốn khổ vô cùng.
Sau khi họ về trực tiếp tại gia đình để xác minh và đến khi hỗ trợ tôi nhận được 1,4 triệu đồng. Nhưng khi nhận tiền ở nhà văn hóa khối 11 thì đã bị thu lại mất 900 ngàn đồng. Tôi thấy họ nói là thu lại để san sẻ cho những gia đình khác khó khăn không được hỗ trợ nên đã đồng ý và nộp lại”.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thìn (SN 1970, trú tại khối 12) cũng chung số phận. Chị Thìn cho biết: “Lúc đó ai cũng khốn khó cả, họ nói nộp lại để san sẻ cho những người khác thì ai nỡ lòng nào. Nhà tôi được 1,4 triệu đồng họ cũng thu lại mất 900.000 đồng”.
Chính quyền xã không biết số tiền đã thu lại đi về đâu?
Để làm rõ hơn vấn đề trên, chúng tôi đã tìm gặp ông Nguyễn Đình Thao - Người thời điểm đó làm Chủ tịch Hội chữ thập đỏ phường Quỳnh Xuân. Ông Thao là người trực tiếp “lệnh” cho các khối thu lại tiền cứu trợ, và cũng chính ông đã mang những đồng tiền này lên nạp lại cho phường.
Ông Thao cho biết, sau khi thu lại số tiền đó ông đã nộp lại cho ông Nguyễn Đình Thụ - Chủ tịch Mặt trận tổ quốc phường Quỳnh Xuân thời điểm đó. Hiện tại ông Thụ đang giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Phường Quỳnh Xuân.
Biên bản bàn giao và nhận số tiền 33.000.000 đồng thu lại từ người dân mà ông Thao cung cấp, ông Thao cho biết số tiền này đã được nạp cho ông Thụ.
Thời điểm đó ông Thao đã nạp cho ông Nguyễn Đình Thụ là 21 triệu đồng, còn một khối khác nạp lại 12 triệu. “Đây là để nhường cơm sẻ áo cho nhau trong lúc hoạn nạn. Còn số tiền đó đi đâu tôi cũng không biết”, ông Thao nói.
Còn ông Vũ Văn Từ - Chủ tịch UBND phường Quỳnh Xuân cho biết: “Thời điểm đó có 2 nguồn là thông qua UBND xã và Mặt trận tổ quốc xã. Nguồn từ UBND xã chúng tôi đã trao hết cho người dân rồi, rõ ràng lắm. Còn nguồn từ Mặt trận tổ quốc xã thì tôi không nắm được”.
Trao đổi với ông Nguyễn Đình Thụ, ông Thụ “quanh co”: “Cái đó Hội chữ thập đỏ họ làm tôi làm gì biết, làm gì có chuyện thu lại”. Ông Thụ cũng phủ nhận và cho rằng số tiền đó phường không thu lại.

Chị Lê Thị Thới cùng chung cảnh với những gia đình khác.
Trong khi ông Thao cho biết chính ông đã trực tiếp nộp lại số tiền này cho cá nhân ông Thụ và còn cho phóng viên xem bản ký nhận, giao số tiền này cho ông Thụ.
Việc người dân nộp tiền cứu trợ lại là hoàn toàn có thật. Vậy số tiền này đã đi đâu? Những đồng tiền mà người dân đã bị thu lại có được “san sẻ” cho những gia đình khác cũng chịu cảnh khốn khó đó không?.
Nhưng nếu những đồng tiền ấy không đến được tay người cần san sẻ như “lời hứa” của các vị lãnh đạo thì những đồng tiền đó “bay” đi đâu? Và nếu đó là sự thật thì việc “ăn” những đồng tiền nhân đạo ấy quả là việc làm vô cùng thất đức.
Như vậy, với tổng số tiền 55.000.000 đồng người dân được nhận từ Hội chữ thập đỏ Trăng lưỡi liềm quốc tế, phường đã “cấn” lại mất 33.000.000 đồng còn các hộ dân chỉ được hưởng 22.000.000 đồng.
Nhóm PVĐT
http://dantri.com.vn/ban-doc/nghe-an-tr ... 852732.htm
Từ đôi mắt bò
Tuấn Khanh

Mắt bò. Ảnh: internet Trong hầu hết các vụ quan chức địa phương đến từng nhà tịch thu tiền cứu trợ, với lý do để chia đều cho tất cả mọi người, có một tình tiết đáng chú ý: hầu hết những người bị thu tiền đều bất bình nhưng đành im lặng chấp nhận. Tình tiết này gợi lên nhiều suy nghĩ, đặc biệt rằng quan chức địa phương ở Việt Nam đã trở thành loại cường hào ác bá từ bao giờ, mà không ai dám phản đối công khai.
Hai tiếng nhân dân giờ âm vang xót xa và chịu đựng. Họ là tầng cuối cùng trên đất nước này, bị dẫm đạp, bị tước đoạt mà không hề dám cất lên một lời phản kháng. Số phận con người hèn mọn như ngọn cỏ trong đất nước mà nơi nào hai tiếng nhân dân cũng được đọc lớn, kẻ hoa. Tự nhiên, tôi nhớ đến con bò thoi thóp sống trong mùa bão lụt vừa qua ở miền Trung.
Trong trận lụt kinh hồn táng đởm trung tuần tháng 10/2016, Quảng Bình gánh chịu những đau thương không bút mực nào tả xiết. Những con số đếm giản đơn cho biết cả ngàn ngôi nhà ngập đến nóc, ruộng vườn hoa màu chìm trong biển nước. Gà vịt trâu bò chết lặng theo con nước dâng. Những con số đếm nhạt nhẽo nhưng căng phồng hàng ngàn câu chuyện về sống chết và phận người quẫy đạp để sinh tồn.
Trên các trang mạng xã hội. Người ta chuyền tay nhau bức ảnh vể một con bò, được chủ nuôi treo đầu cao khỏi mặt nước để không chết chìm, nhưng nước thì đã ngập đến mũi. Đây có thể là bức ảnh bao quát nhất, chỉ có cái đầu và đôi mắt tuyệt vọng, mệt mỏi của con vật, nhưng lại như nói hết, gào thét hết được trong thinh không về con người, về quê nhà, về nỗi đau và tương lai.
Không biết bức ảnh mờ nhạt, hay ánh mắt của con bò đã đục dần trong giờ phút hiu hắt của sự sống. Đôi mắt là người ta nhớ đến nhân vật phu kéo xe của Nguyễn Công Hoan. Người đàn ông mệt mỏi, kéo xe kiếm cơm qua ngày, thở dốc với từng ngày sống, mà nhà văn xứ Bắc Ninh mô tả rằng đôi mắt mờ đục, gượng sống như trái nhãn, không còn nhìn thấy tương lai.
Cũng cùng trong ngày tháng đó, thế giới chứng kiến một giải Nobel Văn Chương đến lạ, vì giải được trao cho một người chọn một đời hát rong ở Mỹ. Có không biết bao nhiêu là bất bình cũng như hân hoan trước sự kiện này. Thậm chí những người bảo vệ giá trị văn học, coi việc trao giải thưởng này như một sự sỉ nhục đối với giới cầm bút.
Vì sao Viện Hàn Lâm Thụy Điển lại có một quyết định bất thường như vậy? Tổng thư ký thường trực của Viện Hàn Lâm Thụy Điển là bà Sara Danius nói rằng Bob Dylan đã là người gợi nhớ lại thời kỳ thi ca Hy Lạp cổ, với những cách sáng tác và phổ biến thơ không khác gì các thi sĩ Homer và Sappho từ hơn 2500 năm trước”. Tạm gác lại các điều tranh cãi về đúng-sai. Điều mà Viện Hàn Lâm Thụy Điển quyết định, cho thấy những cái nhìn đột phá và ngẫu hứng. Nó xác định về các giá trị của nghệ thuật trí tuệ không có lằn ranh và định kiến. Sự sửng sốt của những người chứng kiến giải Nobel Văn Chương 2016, không chỉ là kết quả lạ lùng, mà có cả sự phát hiện về quan điểm của Ban tuyển chọn giải Nobel, mà tường chừng đã quá cũ mòn và bị câu nệ bởi các nguyên tắc, cũng như danh tiếng của chính mình.
Cùng một thế giới, cùng một thời gian. Con người ngoài kia mở ra những thách thức và tranh cãi về trí tuệ. Mở ra những lý luận mới về giá trị tinh thần và tương lai. Còn ở nơi đây, Quảng Bình quê chúng ta, người ta chỉ còn loay hoay và cuống cuồng nghĩ ra cách dùng một sợi dây để treo đầu, cứu sống một con bò.
Thật nghiệt ngã. Nước dâng cao ngập mái nhà. Ngập ruộng vườn và cuộc sống, lại khiến người Việt nghĩ nhiều hơn về số phận của mình.
Không phải thiên tai cố “cực đoan” mà mỗi ngày mưa lũ càng nhiều. Ngay trong các thành phố lớn, mưa chỉ cần kéo dài vài tiếng, nội thành đã không khác gì phố biển. Quảng Bình, Hà Tĩnh, Lào Cai, Cần Thơ, An Giang… khắp nơi đang đối diện với lũ lụt, sạt lở như chuỗi tin dữ của ngày phán xét.
Người dân Việt đang phải trả giá cho những gì mà họ không làm. Nỗi oan khiên này cay đắng biết dường nào. Từ năm 1993, người dân xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã kêu cứu khắp các nơi về chuyện Lâm trường Bố Trạch – do ai đó chống lưng, ban bệ nào bao che để cùng chia chác – đã tàn phá liên tục rừng đầu nguồn. Cả tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên 173,75km2, trong đó phần lớn rừng. Người dân đau xót kể lại rằng nơi đây ngày xưa chim muông khắp nơi, cổ thụ thì lớn đến mức 4-5 người chia nhau ôm mới hết vòng… nhưng Lâm trường Bố Trạch hủy diệt tất cả. Đến năm 2013 thì đợt lũ dầu tiên quét sạch mọi thứ do rừng không còn đã diễn ra. Thiên nhiên chết dần, mà con người đứng ra bảo vệ rừng cũng bị tấn công, bắt bớ. Tháng 12/ 2014, đã từng có những cuộc xung đột lớn giữa dân chúng và phía Lâm trường Bố Trạch, nhưng tiếng kêu của dân chúng không thấu được đến đâu cả.
Hôm nay lụt tràn về Hà Tĩnh, mà nguyên nhân chính là nhà máy thủy điện xả lũ vô trách nhiệm. Giải trình của chính Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh cho biết, bởi mưa lớn cộng với nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng từ 500 m3/s – 1.800 m3/s, hồ Bộc Nguyên xả 150-200m3/s… đã làm cho địa phương bị ngập lụt.
Chuyện nhà máy thủy điện xả lũ vô trách nhiệm, coi thường tài sản và mạng sống con người không còn là chuyện lạ. Ở Việt Nam, nơi đâu có nhà máy thủy điện là nơi đó có sự cố xả lũ. Lời trách yêu của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh với nhà máy thủy điện Hố Hô rằng “Xả lũ hết cỡ như thế dân không kịp trở tay”, cũng vô trách nhiệm không kém. Sống và chết của hàng ngàn con người ở Hà Tĩnh như vậy đó, chỉ được giải đáp bằng những lời vuốt ve nhau lấy lệ. Nỗi đau thì con người vốn đành cam chịu đã lâu. Có thể chôn kín trong lòng đến tận mộ sâu. May ra chỉ còn đôi mắt mờ đục và tuyệt vọng của con bò hôm nay, là để minh chứng cho cây độc đã đơm hoa kết trái, mà kẻ gieo xuống, không phải là dân lành.
Đôi mắt của con bò cố sống sót ở Quảng Bình hôm nay, sẽ đi vào lịch sử. Nó là bức tranh hiện thực đau nghiến, nhưng căng phồng những nỗi niềm mà người dân cũng đang loay hoay và cố sống sót như chính con bò của mình. Gần một thế kỷ sau, hình ảnh đôi mắt của một con người không tương lai của Nguyễn Công Hoan lại ám ảnh người xem, nhưng lần này còn thấp hơn nữa, qua số phận một con vật.
Con bò vô danh ấy thật may mắn. Vì nó có được người chủ tử tế và nghĩ đến nó. Còn hàng triệu con người Việt Nam khác đang đối diện với môi trường đang vào thảm họa, ai sẽ cứu họ trong một ngày mai đầy thảng thốt? Và tương tự những người dân sống sót qua thảm họa, lại bị tước đoạt cả phần cứu trợ của mình, sự chịu đựng của một dân tộc ngày càng sâu hoắm và khủng khiếp ấy, khi nào mới chạm đáy và người người tỉnh giấc?
Từ đôi mắt bò
Tuấn Khanh

Mắt bò. Ảnh: internet Trong hầu hết các vụ quan chức địa phương đến từng nhà tịch thu tiền cứu trợ, với lý do để chia đều cho tất cả mọi người, có một tình tiết đáng chú ý: hầu hết những người bị thu tiền đều bất bình nhưng đành im lặng chấp nhận. Tình tiết này gợi lên nhiều suy nghĩ, đặc biệt rằng quan chức địa phương ở Việt Nam đã trở thành loại cường hào ác bá từ bao giờ, mà không ai dám phản đối công khai.
Hai tiếng nhân dân giờ âm vang xót xa và chịu đựng. Họ là tầng cuối cùng trên đất nước này, bị dẫm đạp, bị tước đoạt mà không hề dám cất lên một lời phản kháng. Số phận con người hèn mọn như ngọn cỏ trong đất nước mà nơi nào hai tiếng nhân dân cũng được đọc lớn, kẻ hoa. Tự nhiên, tôi nhớ đến con bò thoi thóp sống trong mùa bão lụt vừa qua ở miền Trung.
Trong trận lụt kinh hồn táng đởm trung tuần tháng 10/2016, Quảng Bình gánh chịu những đau thương không bút mực nào tả xiết. Những con số đếm giản đơn cho biết cả ngàn ngôi nhà ngập đến nóc, ruộng vườn hoa màu chìm trong biển nước. Gà vịt trâu bò chết lặng theo con nước dâng. Những con số đếm nhạt nhẽo nhưng căng phồng hàng ngàn câu chuyện về sống chết và phận người quẫy đạp để sinh tồn.
Trên các trang mạng xã hội. Người ta chuyền tay nhau bức ảnh vể một con bò, được chủ nuôi treo đầu cao khỏi mặt nước để không chết chìm, nhưng nước thì đã ngập đến mũi. Đây có thể là bức ảnh bao quát nhất, chỉ có cái đầu và đôi mắt tuyệt vọng, mệt mỏi của con vật, nhưng lại như nói hết, gào thét hết được trong thinh không về con người, về quê nhà, về nỗi đau và tương lai.

Cũng cùng trong ngày tháng đó, thế giới chứng kiến một giải Nobel Văn Chương đến lạ, vì giải được trao cho một người chọn một đời hát rong ở Mỹ. Có không biết bao nhiêu là bất bình cũng như hân hoan trước sự kiện này. Thậm chí những người bảo vệ giá trị văn học, coi việc trao giải thưởng này như một sự sỉ nhục đối với giới cầm bút.
Vì sao Viện Hàn Lâm Thụy Điển lại có một quyết định bất thường như vậy? Tổng thư ký thường trực của Viện Hàn Lâm Thụy Điển là bà Sara Danius nói rằng Bob Dylan đã là người gợi nhớ lại thời kỳ thi ca Hy Lạp cổ, với những cách sáng tác và phổ biến thơ không khác gì các thi sĩ Homer và Sappho từ hơn 2500 năm trước”. Tạm gác lại các điều tranh cãi về đúng-sai. Điều mà Viện Hàn Lâm Thụy Điển quyết định, cho thấy những cái nhìn đột phá và ngẫu hứng. Nó xác định về các giá trị của nghệ thuật trí tuệ không có lằn ranh và định kiến. Sự sửng sốt của những người chứng kiến giải Nobel Văn Chương 2016, không chỉ là kết quả lạ lùng, mà có cả sự phát hiện về quan điểm của Ban tuyển chọn giải Nobel, mà tường chừng đã quá cũ mòn và bị câu nệ bởi các nguyên tắc, cũng như danh tiếng của chính mình.
Cùng một thế giới, cùng một thời gian. Con người ngoài kia mở ra những thách thức và tranh cãi về trí tuệ. Mở ra những lý luận mới về giá trị tinh thần và tương lai. Còn ở nơi đây, Quảng Bình quê chúng ta, người ta chỉ còn loay hoay và cuống cuồng nghĩ ra cách dùng một sợi dây để treo đầu, cứu sống một con bò.
Thật nghiệt ngã. Nước dâng cao ngập mái nhà. Ngập ruộng vườn và cuộc sống, lại khiến người Việt nghĩ nhiều hơn về số phận của mình.
Không phải thiên tai cố “cực đoan” mà mỗi ngày mưa lũ càng nhiều. Ngay trong các thành phố lớn, mưa chỉ cần kéo dài vài tiếng, nội thành đã không khác gì phố biển. Quảng Bình, Hà Tĩnh, Lào Cai, Cần Thơ, An Giang… khắp nơi đang đối diện với lũ lụt, sạt lở như chuỗi tin dữ của ngày phán xét.
Người dân Việt đang phải trả giá cho những gì mà họ không làm. Nỗi oan khiên này cay đắng biết dường nào. Từ năm 1993, người dân xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã kêu cứu khắp các nơi về chuyện Lâm trường Bố Trạch – do ai đó chống lưng, ban bệ nào bao che để cùng chia chác – đã tàn phá liên tục rừng đầu nguồn. Cả tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên 173,75km2, trong đó phần lớn rừng. Người dân đau xót kể lại rằng nơi đây ngày xưa chim muông khắp nơi, cổ thụ thì lớn đến mức 4-5 người chia nhau ôm mới hết vòng… nhưng Lâm trường Bố Trạch hủy diệt tất cả. Đến năm 2013 thì đợt lũ dầu tiên quét sạch mọi thứ do rừng không còn đã diễn ra. Thiên nhiên chết dần, mà con người đứng ra bảo vệ rừng cũng bị tấn công, bắt bớ. Tháng 12/ 2014, đã từng có những cuộc xung đột lớn giữa dân chúng và phía Lâm trường Bố Trạch, nhưng tiếng kêu của dân chúng không thấu được đến đâu cả.

Chuyện nhà máy thủy điện xả lũ vô trách nhiệm, coi thường tài sản và mạng sống con người không còn là chuyện lạ. Ở Việt Nam, nơi đâu có nhà máy thủy điện là nơi đó có sự cố xả lũ. Lời trách yêu của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh với nhà máy thủy điện Hố Hô rằng “Xả lũ hết cỡ như thế dân không kịp trở tay”, cũng vô trách nhiệm không kém. Sống và chết của hàng ngàn con người ở Hà Tĩnh như vậy đó, chỉ được giải đáp bằng những lời vuốt ve nhau lấy lệ. Nỗi đau thì con người vốn đành cam chịu đã lâu. Có thể chôn kín trong lòng đến tận mộ sâu. May ra chỉ còn đôi mắt mờ đục và tuyệt vọng của con bò hôm nay, là để minh chứng cho cây độc đã đơm hoa kết trái, mà kẻ gieo xuống, không phải là dân lành.
Đôi mắt của con bò cố sống sót ở Quảng Bình hôm nay, sẽ đi vào lịch sử. Nó là bức tranh hiện thực đau nghiến, nhưng căng phồng những nỗi niềm mà người dân cũng đang loay hoay và cố sống sót như chính con bò của mình. Gần một thế kỷ sau, hình ảnh đôi mắt của một con người không tương lai của Nguyễn Công Hoan lại ám ảnh người xem, nhưng lần này còn thấp hơn nữa, qua số phận một con vật.
Con bò vô danh ấy thật may mắn. Vì nó có được người chủ tử tế và nghĩ đến nó. Còn hàng triệu con người Việt Nam khác đang đối diện với môi trường đang vào thảm họa, ai sẽ cứu họ trong một ngày mai đầy thảng thốt? Và tương tự những người dân sống sót qua thảm họa, lại bị tước đoạt cả phần cứu trợ của mình, sự chịu đựng của một dân tộc ngày càng sâu hoắm và khủng khiếp ấy, khi nào mới chạm đáy và người người tỉnh giấc?

Không gì thiêng liêng hơn tổ quốc
Trần Trung Đạo (Danlambao) - Suốt sáu tháng qua, nhất là từ cuối tháng Bảy đến đầu tháng Mười, phong trào chống Formosa bùng nổ lớn bằng các cuộc biểu tình với sự tham gia của nhiều ngàn đồng bào các tỉnh bị ảnh hưởng.
So với các cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng biển đảo trước đây, các cuộc biểu tình tại Quảng Bình, Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh là những cuộc biểu tình đông đảo nhất trong suốt 41 năm qua. Sở dĩ phong trào phát triển nhanh và đông đảo như vậy là nhờ được sự ủng hộ tinh thần của các vị lãnh đạo Công Giáo thuộc các giáo phận tại miền Trung. Đồng thời, các mục tiêu tranh đấu cũng cụ thể và rõ ràng hơn.
Tại sao phải chống Formosa? Như Đức Cha Nguyễn Thái Hợp nhận định: “Nếu nhà nước là đại diện của dân, theo đúng nguyên tắc nhiều nơi làm thì trước khi đòi Formosa bồi thường bao nhiêu thì phải đi nghiên cứu lại và xem dân thiệt hại bao nhiêu. Trong khi đó nhà nước lại đi đêm với Formosa và nhận như vậy thì điều đó trong thế giới hôm nay người ta không thể công nhận việc đó được.”
Số tiền gọi là bồi thường của Formosa với thỏa thuận của nhà cầm quyền CSVN dù lên tới bao nhiêu tỉ đô la cũng chỉ là một loại tiền bố thí. Nhân dân Việt Nam không cần ai bố thí. Nước Việt là của người Việt. Việt Nam cần một môi trường sạch không chỉ cho hôm nay mà cả nhiều trăm năm, nhiều thế hệ về sau. Do đó, yêu cầu chung của người dân là Formosa phải đóng cửa.
Tinh thần của đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước chưa bao giờ lên cao hơn. Chế độ CS vẫn còn mạnh và còn đang cai trị nhưng chưa bao giờ ở trong tình thế bị bao vây, nao núng hơn.
Người viết và có thể nói hầu hết các nhà phân tích tình hình đất nước, đã tự đặt cho mình câu hỏi, liệu CSVN sẽ phải làm gì để thoát vòng vây? Trong hai bài viết liên quan đến sự kiện Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, người viết cho rằng CSVN sẽ cố gắng cô lập các cuộc biểu tình để không phát triển thành một làn sóng chống đối có tầm vóc quốc gia, chặt các chiếc cầu nối kết giữa phong trào chống Formosa sang các phong trào đòi tự do dân chủ và cuối cùng thỏa hiệp với từng thành phần có liên hệ.
Cho đến nay, dù đông đảo, các cuộc biểu tình vẫn còn giới hạn trong khuôn khổ tôn giáo. CS có đàn áp nhưng không dám nặng tay như trường hợp các chế độ độc tài Bắc Phi hay quân phiệt Miến Điện đã làm tại nước họ trước đây và kết quả đã dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng.
Để ngăn chận phong trào vượt qua khỏi giới hạn tôn giáo và phát triển thành một phong trào của quần chúng, CSVN phải bắt những thành phần có khả năng tạo sự nối kết giữa Công Giáo với các thành phần đấu tranh thuộc nhiều tầng lớp xã hội và thuộc nhiều tôn giáo ngoài ảnh hưởng của giáo hội Công Giáo. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ngoài uy tín, phương pháp đấu tranh ôn hòa còn là một tín đồ Công Giáo thuần thành, có khả năng làm chiếc cầu nối kết giữa các phong trào trong và ngoài Công Giáo. Ngoài ra, trong số các lãnh đạo phong trào xã hội tại Việt Nam hiện nay, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là khuôn mặt nổi bật nhất. Giới cầm quyền CS nghĩ rằng chưa cần phải bắt nhiều, chỉ một Như Quỳnh đủ để đe dọa các phong trào xã hội.
Ngoài việc giới hạn sự lan rộng của phong trào và bắt bớ, CSVN tiến hành thỏa hiệp.
Thỏa hiệp là một sách lược chính trị được áp dụng rộng rãi từ Đông sang Tây, tuy nhiên có thể nói, nguyên tắc thỏa hiệp với bên mạnh và tiêu diệt bên yếu trước là một trong những chủ trương có tính kinh điển của CS, không chỉ riêng CS Việt Nam mà cả phong trào CS quốc tế trước đây. Gọi là kinh điển bởi vì Lenin đã nhiều lần nhấn mạnh đến chiến lược này trong các tác phẩm của ông ta. Trong tuyển tập Lenin, chính y thừa nhận lịch sử của Bolshevism cả trước và sau “Cách mạng tháng Mười” là lịch sử của những thỏa hiệp, không những với các đảng phái không CS mà còn cả với các thành phần tư sản.
Hôm 26 tháng 10, CSVN tìm cách lấy lòng Tòa Thánh qua chuyến viếng thăm của phái đoàn do Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu và được Đức Giáo Hoàng tiếp. Trong dịp này, Bùi Thanh Sơn “khẳng định các cấp chính quyền Việt Nam luôn quan tâm đến các nhu cầu của Giáo hội Công giáo, tạo thuận lợi cho các hoạt động mục vụ của Công giáo, quan tâm cải thiện, nâng cao đời sống giáo dân, nhất là tại các địa phương khó khăn… Thứ trưởng đề nghị Tòa thánh và Đặc phái viên không thường trú của Toà thánh quan tâm, khuyến khích Giáo hội Công giáo Việt Nam sống tốt đời đẹp đạo, động viên chức sắc và giáo dân Công giáo tại các giáo phận đồng hành cùng đất nước, tham gia đóng góp một cách tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và ở từng địa phương.”
Không cần phải nói thẳng ra hay dịch cho rõ nghĩa những lời đường mật của Bùi Thanh Sơn, ai cũng biết, CSVN muốn Tòa Thánh giúp làm lắng dịu cuộc đấu tranh chống Formosa hiện nay.
Như đã phân tích, bài học cách mạng dân chủ tại Rumani, Ba Lan, Philippines, Haiti cho thấy một khi lời kêu gọi của các lãnh đạo tôn giáo được mọi thành phần quần chúng lắng nghe và hưởng ứng, đó cũng là ngày chế độ độc tài sắp sửa cáo chung. Những ngày tháng tới là thời gian đầy thách thức và chọn lựa không phải chỉ đối với ngư dân Quảng Bình, Vinh, Hà Tĩnh, Nghệ An, không phải chỉ của riêng các lãnh đạo tôn giáo mà của cả dân tộc.
Giáo hội luôn có sự cảm thông sâu xa đối với sự chịu đựng của dân tộc và có cảm tình đối với các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân nhưng cảm thông hay cảm tình chưa đủ mà chỉ có sự chọn lựa dứt khoát mới thay đổi được hoàn cảnh đất nước.
Người viết không dám lạm bàn hay võ đoán các quyết định của Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chỉ cầu mong quyết định của quý ngài phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, góp phần xoa dịu vết thương của dân tộc đã và đang chịu đựng quá nhiều, quá lâu dưới chế độ CS và mở ra cánh cửa mới bằng tin mừng, hy vọng và hòa bình thật sự cho dân tộc Việt Nam.
Một mai, nếu đất nước Việt Nam bị họa Đại Hán tàn phá thành tro bụi rồi thì không chỉ tôn giáo thôi mà tất cả đều trở thành vô nghĩa. Do đó, phục vụ tôn giáo là một trách vụ thiêng liêng nhưng phục vụ tổ quốc cũng thiêng liêng không kém.
1.11.2016
Trần Trung Đạo
Tổng BT Nguyễn Phú Trọng thất bại tại Hội nghị TW4
By on November 2, 2016

Tổng BT Nguyễn Phú Trọng
Sáng 14/10, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Hội nghị TW 4) đã kết thúc sau 6 ngày làm việc. Ngoài bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những lời lẽ xáo rỗng, vô hồn thì hầu như dư luận không hề biết kết quả của Hội nghị TW 4 ra sao? những tuyên bố đao to búa lớn của Tổng Bí thư Trọng được triển khai thế nào? Trong lúc qua các thông tin về Hội nghị TW lần này do truyền thông nhà nước đưa tin về kết quả thì tẻ nhạt như cơm nguội. Điều đó đã tạo ra cho dư luận một sự nghi ngờ không nhỏ.
Tuy vậy, mọi sự hoài nghi của dư luận đã được giải tỏa, sau khi vào sáng 18/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các ĐBQH đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà nội để thông báo về kết quả của Hội nghị TW 4 tới các cử tri lão thành cách mạng cũng như các cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu trên địa bàn này. Ngoài việc nói nhưng lời nói xáo rỗng, chung chung mang tính đe nẹt, dọa dẫm hòng khuếch trương quyền lực vốn đã được lặp đi lặp lại nhiều lần, ở nhiều nơi trong giai đoạn gần đây. Như kiểu: “Trọng tâm của trọng tâm là phải chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá. Người đứng đầu mà tự tung tự tác, quyết định tất, quyết dự án, quyết cán bộ, đề bạt, tranh thủ cuối nhiệm kỳ đưa con cháu mình lên. Cứ thế là hỏng chế độ, quan trọng nhất là mất lòng tin” v.v…
Đáng chú ý, cuối bài phát biểu, trước các ý kiến bức xúc của các cử tri Quận Tây hồ truy vấn một cách quyết liệt, trước việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói quá nhiều nhưng hầu như không làm được cụ thể một việc nào đạt kết quả cho ra hồn. Ông Nguyễn Phú Trọng đã buộc phải thú nhận: “chống tham nhũng bây giờ khó lắm, vì ta tự đánh ta”.
Nếu bỏ chúng ta bỏ qua việc ông Tổng Bí thư Trọng tự thừa nhận rằng bản thân ông cũng là kẻ đang (đứng trong đội ngũ) tham nhũng, hay như việc so sánh phát biểu đó của ông Trọng coi kẻ tham nhũng là quân ta, điều này ngược với quan điểm của ông Hồ Chí Minh về việc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng coi đó là thứ giặc nội xâm. Đây là điều nhỏ, không đáng quan tâm đối với một người lãnh đạo hàng đầu của đảng CSVN với biệt danh là “Lú” vốn không biết gì ngoài cái mớ lý luận vô hồn của cái thứ tư tưởng thuộc loại cực kỳ phản động đã bị toàn thế giới bài trừ và vứt vào sọt rác.
Thì sẽ thấy phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy sự thất bại ê chề của cái gọi là cuộc chiến có tên “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá”, một mục tiêu trọng tâm của của các vấn đề trọng tâm trong Hội nghị TW 4 – khóa 12 lần này. Nói rõ hơn, đây là một cuộc chiến thanh trừng nội bộ lãnh đạo đảng mang hình thức và màu sắc “Đả Hổ, Diệt Ruồi” của Trung Quốc, do lãnh đạo đảng CSVN phát động dưới sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền Bắc Kinh. Việc Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh vội vã bay sang Trung Quốc để báo cáo với ban lãnh đạo Bắc kinh từ ngày 19 đến ngày 21/10/2016 đã cho thấy phe ông Trọng thất bại toàn tập tại Hội nghị TW 4
Trước khi tiến tới Hội nghị TW 4, truyền thông nhà nước dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo đã dong trống, mở cờ cho chiến dịch chống tự diễn biến, tự chuyển hoá. Mà mục đích không ngoài việc loại bỏ các thành phần tay chân thân tín nhất của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là có tư tưởng thân Mỹ và bài Tầu.
Trọng tâm nhất của phe ông Trọng trong Hội nghị TW 4 lần này là bằng mọi giá đánh đổ được 2 con “Hổ nhỡ” mang tên Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM và Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương để triệt tiêu tận gốc các thành phần có tư tưởng thân Mỹ và bài Tầu. Đồng thời là để tạo đà và kiếm cớ ở lại hết nhiệm kỳ Đại hội khóa 12 (tới năm 2021). Tất nhiên, mưu đồ đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về mọi mặt của con “Cáo già” Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, kẻ đang có tham vọng kiêm 2 chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bất ngờ tham gia Đảng ủy Công An TW và bắt giam Vũ Đức Thuận cũng như một số quan chức của Tổng công ty PVC vốn là tay chân thân tín của Đinh La Thăng và Trần Đại Quang trước khi khai mạc Hội nghị TW 4 đã cho thấy điều đó.
Thực ra, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng bị tai bay vạ gió vì cũng có phần liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, đàn em của Đinh La Thăng là điểm đột phá của chiến dịch “chống tự diễn biến, tự chuyển hoá” của ông Trọng. Phải hiểu cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã về hưu rồi thì làm gì được ông ta và chuyện ông Hoàng có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm con trai ông Vũ Quang Hải cũng như Trịnh Xuân Thanh thì là chuyện thường ngày, lãnh đạo đảng ở mọi cấp bổ nhiệm con ông, cháu cha thì ông nào không như thế?
Trước tham vọng và mưu đồ của Tổng Trọng, từ sau Đại hội Đảng 12 ông Trần Đại Quang đã nhận thấy Nguyễn Phú Trọng là nhân vật và là nguy cơ có khả năng đe dọa chiếc ghế quyền lực của mình. Chính vì thế nên Quang đã chính thức tuyên bố rằng mình đã tâm phục, khẩu phục về đầu quân chính thức cho phe ông Dũng và thề rằng sẽ bỏ thói lá mặt, lá trái gió chiều nào che chiều ấy như trước đây. Dù rằng trước đó Trần Đại Quang đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vô hiệu hóa qua các bằng chứng cụ thể trong các vụ nhận tiền chạy án với số lượng cực lớn để bỏ lọt các đại án tham nhũng.
Việc Chủ tịch Quang chính thức về đầu quân cho Ba Dũng, được ví như Rồng được chắp cánh, Hổ có thêm nanh vuốt và đã tạo ra cho phe của Nguyễn Tấn Dũng sức mạnh vô địch, chính thức nắm trọn vẹn bộ máy Bộ Công An. Mà bằng chứng là Bộ Công An đã vô hiệu hóa toàn bộ ý đồ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi định xúc tiến vụ việc Trịnh Xuân Thanh hòng tạo ngòi nổ cho chiến dịch thanh trừng trên diện rộng dưới danh nghĩa chỉnh đốn đảng.
Khi bước vào Hội nghị TW 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hết sức tự tin vì nghĩ rằng việc bắt giam Vũ Đức Thuận cũng như một số quan chức của Tổng công ty PVC vốn là tay chân thân tín của Đinh La Thăng (trong đó có cháu của Trần Đại Quang) mấy ngày trước đó và tiếp theo sẽ sờ tiếp đến Đinh La Thăng sẽ khiến phe ông Dũng lo sợ. Qua khẩu khí của bài diễn văn khai mạc Hội nghị TW 4 của Tổng Bí thư sẽ thấy điều đó, một lần nữa ông Trọng lại nhầm to. Hơn nữa ông Tổng Bí thư Trọng không biết rằng Ban Chấp hành TW đã giăng một cái bẫy lớn mà có thể quật ngã ông Trọng và kể cả việc “bắt sống”.
Trong buổi chiều ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị TW 4, khi Tổng Bí thư Trọng đang trình bài về cái gọi là “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá”, coi đó là một mục tiêu trọng tâm của của các vấn đề trọng tâm trong Hội nghị TW 4 – khóa 12 lần này. Thì lập tức, một Ủy viên Trung ương thuộc tỉnh Kiên Giang đã đứng lên ngắt lời Tổng Bí thư và khẳng định, việc cấp bách nhất là thảm hoạn môi trường do Forrmosa gây ra là điều phải được Hội Nghị TW 4 đặt lên hàng đầu để giải quyết. Một số đông các UVTW vỗ tay đồng tình. Lập tức vấn đề Formosa được đưa ra bàn thảo theo biểu quyết của số đông, trong đó yêu cầu làm rõ trách nhiệm của ông Võ Kim Cự và truất quyền Ủy viên TW trong lúc ông Cự có mặt đang ngồi dự hội nghị.
Ông Trọng và vây cánh hoàn toàn bất ngờ vì chủ quan, chỉ nghĩ rằng mục đích của Hội nghị TW 4 để đánh tham nhũng, cụ thể là các vụ đại án. Mà ông Trong đã quên mất rằng, trước đó ngày 1/8/2016 khi tiếp xúc với cử tri TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã khẳng định rằng, sẽ xử lý nghiêm bất kể ai, tổ chức nào liên quan đến Formosa. Không chỉ thế, việc Công An tỉnh Khánh Hòa bắt blogger Mẹ Nấm ngày 10/10/2016 với các bằng chứng đưa trên truyền hình nhà nước, đó là những khẩu hiệu bảo vệ môi trường, chống Formosa mà bất cứ người yêu nước nào cũng cần phải làm. Điều đó đã gây phản ứng mạnh mẽ của giới ngoại giao phương Tây, cái đó ập vào Hội nghị TW 4 trong bối cảnh sức ép của Trung Quốc đối với Việt Nam hết sức nặng nề càng làm cho không khí tại hội nghị hết sức căng thẳng. Phía phe của ông Trọng có nhiều ý kiến thấy rằng, vấn đề chống tự diễn biến, tự chuyển hoá là nghị quyết đảng buộc phải thực hiện, còn vấn đề Formosa sẽ đưa ra bàn bạc tại một thời điểm thích hợp hơn. Lập tức có ý kiến yêu cầu làm rõ việc thẩm định chất lượng bức tượng màu vàng do ban lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh tặng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có phải là bằng vàng nguyên chất như dư luận đồn đoán hay không?
Một người tuổi tác đã cao, năng lực lãnh đạo hầu như không có gì như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, điều đó đã không cho phép ông có thể gánh vác được trọng trách cao cả như thế. Quan trọng hơn, giữa một đám quan chức tham nhũng, theo nhận xét của PCT Nước Nguyễn Thị Doan là “ăn không chừa thứ gì của dân” như thế, thì chắc chắn những đồng chí của ông Nguyễn Phú Trọng có chịu để cho ông có thể tồn tại hay không là điều còn khó. Huống chi là bây giờ có nhiều bằng chung đã cho thấy, ông Trong cũng chả thanh liêm như một số người đồn đoán
Thực ra trong lúc này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực chất không hề có quyền lực. Ông Trọng không nắm được quân đội, Quyền bính trong quân đội Việt Nam lúc này nằm trong tay Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng Giang là tướng lĩnh trận mạc và là một người trưởng thành từ trận chiến chống Trung Quốc năm 1979, cánh tay phải của Đại tướng Đỗ Bá Tỵ. Cũng như việc, người đang nắm chức vụ thống lĩnh tối cao các lực lượng vũ trang (bao gồm công an, quân đội, dân quân tự vệ bán vũ trang…) là Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, với vai trò là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam lại đang có liên minh chính trị với ông Nguyễn Tấn Dũng đồng thời là người đang chi phối lực lượng Công An hiện nay.
Tử huyệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lúc này là vấn đề thảm họa môi trường 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra nói chung và vấn đề bức tượng vàng ròng 50 kg, quà tặng từ Formosa mà Võ Kim Cự là kẻ môi giới nói riêng sẽ là chiếc dây thòng lọng sẽ xiết cổ Tổng Bí thư Trong trong một ngày không xa. Đứng trước những thách thức đó, Tổng Bí thu Trọng không còn tham vọng giữ chức TBT đủ 4 năm cho tới hết nhiệm kỳ đại hội 12, mà chỉ cần trụ được cho đủ nửa khóa như đã thỏa thuận. Cứ xem ông Đinh Thế Huynh nhân vật số 2 trong đảng, người thân tín của ông Nguyễn Phú Trọng từng được Bắc kinh ủng hộ để giữ chức Tổng Bí thư ĐH 12 và là người được cho là sẽ kế nhiệm ông Trọng còn bỏ Trung Quốc theo Mỹ thì cũng biết số phận ông Trọng sẽ ra sao?
By on November 2, 2016

Tổng BT Nguyễn Phú Trọng
Sáng 14/10, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Hội nghị TW 4) đã kết thúc sau 6 ngày làm việc. Ngoài bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những lời lẽ xáo rỗng, vô hồn thì hầu như dư luận không hề biết kết quả của Hội nghị TW 4 ra sao? những tuyên bố đao to búa lớn của Tổng Bí thư Trọng được triển khai thế nào? Trong lúc qua các thông tin về Hội nghị TW lần này do truyền thông nhà nước đưa tin về kết quả thì tẻ nhạt như cơm nguội. Điều đó đã tạo ra cho dư luận một sự nghi ngờ không nhỏ.
Tuy vậy, mọi sự hoài nghi của dư luận đã được giải tỏa, sau khi vào sáng 18/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các ĐBQH đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà nội để thông báo về kết quả của Hội nghị TW 4 tới các cử tri lão thành cách mạng cũng như các cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu trên địa bàn này. Ngoài việc nói nhưng lời nói xáo rỗng, chung chung mang tính đe nẹt, dọa dẫm hòng khuếch trương quyền lực vốn đã được lặp đi lặp lại nhiều lần, ở nhiều nơi trong giai đoạn gần đây. Như kiểu: “Trọng tâm của trọng tâm là phải chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá. Người đứng đầu mà tự tung tự tác, quyết định tất, quyết dự án, quyết cán bộ, đề bạt, tranh thủ cuối nhiệm kỳ đưa con cháu mình lên. Cứ thế là hỏng chế độ, quan trọng nhất là mất lòng tin” v.v…
Đáng chú ý, cuối bài phát biểu, trước các ý kiến bức xúc của các cử tri Quận Tây hồ truy vấn một cách quyết liệt, trước việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói quá nhiều nhưng hầu như không làm được cụ thể một việc nào đạt kết quả cho ra hồn. Ông Nguyễn Phú Trọng đã buộc phải thú nhận: “chống tham nhũng bây giờ khó lắm, vì ta tự đánh ta”.
Nếu bỏ chúng ta bỏ qua việc ông Tổng Bí thư Trọng tự thừa nhận rằng bản thân ông cũng là kẻ đang (đứng trong đội ngũ) tham nhũng, hay như việc so sánh phát biểu đó của ông Trọng coi kẻ tham nhũng là quân ta, điều này ngược với quan điểm của ông Hồ Chí Minh về việc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng coi đó là thứ giặc nội xâm. Đây là điều nhỏ, không đáng quan tâm đối với một người lãnh đạo hàng đầu của đảng CSVN với biệt danh là “Lú” vốn không biết gì ngoài cái mớ lý luận vô hồn của cái thứ tư tưởng thuộc loại cực kỳ phản động đã bị toàn thế giới bài trừ và vứt vào sọt rác.
Thì sẽ thấy phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy sự thất bại ê chề của cái gọi là cuộc chiến có tên “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá”, một mục tiêu trọng tâm của của các vấn đề trọng tâm trong Hội nghị TW 4 – khóa 12 lần này. Nói rõ hơn, đây là một cuộc chiến thanh trừng nội bộ lãnh đạo đảng mang hình thức và màu sắc “Đả Hổ, Diệt Ruồi” của Trung Quốc, do lãnh đạo đảng CSVN phát động dưới sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền Bắc Kinh. Việc Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh vội vã bay sang Trung Quốc để báo cáo với ban lãnh đạo Bắc kinh từ ngày 19 đến ngày 21/10/2016 đã cho thấy phe ông Trọng thất bại toàn tập tại Hội nghị TW 4
Trước khi tiến tới Hội nghị TW 4, truyền thông nhà nước dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo đã dong trống, mở cờ cho chiến dịch chống tự diễn biến, tự chuyển hoá. Mà mục đích không ngoài việc loại bỏ các thành phần tay chân thân tín nhất của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là có tư tưởng thân Mỹ và bài Tầu.
Trọng tâm nhất của phe ông Trọng trong Hội nghị TW 4 lần này là bằng mọi giá đánh đổ được 2 con “Hổ nhỡ” mang tên Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM và Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương để triệt tiêu tận gốc các thành phần có tư tưởng thân Mỹ và bài Tầu. Đồng thời là để tạo đà và kiếm cớ ở lại hết nhiệm kỳ Đại hội khóa 12 (tới năm 2021). Tất nhiên, mưu đồ đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về mọi mặt của con “Cáo già” Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, kẻ đang có tham vọng kiêm 2 chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bất ngờ tham gia Đảng ủy Công An TW và bắt giam Vũ Đức Thuận cũng như một số quan chức của Tổng công ty PVC vốn là tay chân thân tín của Đinh La Thăng và Trần Đại Quang trước khi khai mạc Hội nghị TW 4 đã cho thấy điều đó.
Thực ra, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng bị tai bay vạ gió vì cũng có phần liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, đàn em của Đinh La Thăng là điểm đột phá của chiến dịch “chống tự diễn biến, tự chuyển hoá” của ông Trọng. Phải hiểu cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã về hưu rồi thì làm gì được ông ta và chuyện ông Hoàng có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm con trai ông Vũ Quang Hải cũng như Trịnh Xuân Thanh thì là chuyện thường ngày, lãnh đạo đảng ở mọi cấp bổ nhiệm con ông, cháu cha thì ông nào không như thế?
Trước tham vọng và mưu đồ của Tổng Trọng, từ sau Đại hội Đảng 12 ông Trần Đại Quang đã nhận thấy Nguyễn Phú Trọng là nhân vật và là nguy cơ có khả năng đe dọa chiếc ghế quyền lực của mình. Chính vì thế nên Quang đã chính thức tuyên bố rằng mình đã tâm phục, khẩu phục về đầu quân chính thức cho phe ông Dũng và thề rằng sẽ bỏ thói lá mặt, lá trái gió chiều nào che chiều ấy như trước đây. Dù rằng trước đó Trần Đại Quang đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vô hiệu hóa qua các bằng chứng cụ thể trong các vụ nhận tiền chạy án với số lượng cực lớn để bỏ lọt các đại án tham nhũng.
Việc Chủ tịch Quang chính thức về đầu quân cho Ba Dũng, được ví như Rồng được chắp cánh, Hổ có thêm nanh vuốt và đã tạo ra cho phe của Nguyễn Tấn Dũng sức mạnh vô địch, chính thức nắm trọn vẹn bộ máy Bộ Công An. Mà bằng chứng là Bộ Công An đã vô hiệu hóa toàn bộ ý đồ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi định xúc tiến vụ việc Trịnh Xuân Thanh hòng tạo ngòi nổ cho chiến dịch thanh trừng trên diện rộng dưới danh nghĩa chỉnh đốn đảng.
Khi bước vào Hội nghị TW 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hết sức tự tin vì nghĩ rằng việc bắt giam Vũ Đức Thuận cũng như một số quan chức của Tổng công ty PVC vốn là tay chân thân tín của Đinh La Thăng (trong đó có cháu của Trần Đại Quang) mấy ngày trước đó và tiếp theo sẽ sờ tiếp đến Đinh La Thăng sẽ khiến phe ông Dũng lo sợ. Qua khẩu khí của bài diễn văn khai mạc Hội nghị TW 4 của Tổng Bí thư sẽ thấy điều đó, một lần nữa ông Trọng lại nhầm to. Hơn nữa ông Tổng Bí thư Trọng không biết rằng Ban Chấp hành TW đã giăng một cái bẫy lớn mà có thể quật ngã ông Trọng và kể cả việc “bắt sống”.
Trong buổi chiều ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị TW 4, khi Tổng Bí thư Trọng đang trình bài về cái gọi là “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá”, coi đó là một mục tiêu trọng tâm của của các vấn đề trọng tâm trong Hội nghị TW 4 – khóa 12 lần này. Thì lập tức, một Ủy viên Trung ương thuộc tỉnh Kiên Giang đã đứng lên ngắt lời Tổng Bí thư và khẳng định, việc cấp bách nhất là thảm hoạn môi trường do Forrmosa gây ra là điều phải được Hội Nghị TW 4 đặt lên hàng đầu để giải quyết. Một số đông các UVTW vỗ tay đồng tình. Lập tức vấn đề Formosa được đưa ra bàn thảo theo biểu quyết của số đông, trong đó yêu cầu làm rõ trách nhiệm của ông Võ Kim Cự và truất quyền Ủy viên TW trong lúc ông Cự có mặt đang ngồi dự hội nghị.
Ông Trọng và vây cánh hoàn toàn bất ngờ vì chủ quan, chỉ nghĩ rằng mục đích của Hội nghị TW 4 để đánh tham nhũng, cụ thể là các vụ đại án. Mà ông Trong đã quên mất rằng, trước đó ngày 1/8/2016 khi tiếp xúc với cử tri TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã khẳng định rằng, sẽ xử lý nghiêm bất kể ai, tổ chức nào liên quan đến Formosa. Không chỉ thế, việc Công An tỉnh Khánh Hòa bắt blogger Mẹ Nấm ngày 10/10/2016 với các bằng chứng đưa trên truyền hình nhà nước, đó là những khẩu hiệu bảo vệ môi trường, chống Formosa mà bất cứ người yêu nước nào cũng cần phải làm. Điều đó đã gây phản ứng mạnh mẽ của giới ngoại giao phương Tây, cái đó ập vào Hội nghị TW 4 trong bối cảnh sức ép của Trung Quốc đối với Việt Nam hết sức nặng nề càng làm cho không khí tại hội nghị hết sức căng thẳng. Phía phe của ông Trọng có nhiều ý kiến thấy rằng, vấn đề chống tự diễn biến, tự chuyển hoá là nghị quyết đảng buộc phải thực hiện, còn vấn đề Formosa sẽ đưa ra bàn bạc tại một thời điểm thích hợp hơn. Lập tức có ý kiến yêu cầu làm rõ việc thẩm định chất lượng bức tượng màu vàng do ban lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh tặng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có phải là bằng vàng nguyên chất như dư luận đồn đoán hay không?
Một người tuổi tác đã cao, năng lực lãnh đạo hầu như không có gì như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, điều đó đã không cho phép ông có thể gánh vác được trọng trách cao cả như thế. Quan trọng hơn, giữa một đám quan chức tham nhũng, theo nhận xét của PCT Nước Nguyễn Thị Doan là “ăn không chừa thứ gì của dân” như thế, thì chắc chắn những đồng chí của ông Nguyễn Phú Trọng có chịu để cho ông có thể tồn tại hay không là điều còn khó. Huống chi là bây giờ có nhiều bằng chung đã cho thấy, ông Trong cũng chả thanh liêm như một số người đồn đoán
Thực ra trong lúc này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực chất không hề có quyền lực. Ông Trọng không nắm được quân đội, Quyền bính trong quân đội Việt Nam lúc này nằm trong tay Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng Giang là tướng lĩnh trận mạc và là một người trưởng thành từ trận chiến chống Trung Quốc năm 1979, cánh tay phải của Đại tướng Đỗ Bá Tỵ. Cũng như việc, người đang nắm chức vụ thống lĩnh tối cao các lực lượng vũ trang (bao gồm công an, quân đội, dân quân tự vệ bán vũ trang…) là Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, với vai trò là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam lại đang có liên minh chính trị với ông Nguyễn Tấn Dũng đồng thời là người đang chi phối lực lượng Công An hiện nay.
Tử huyệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lúc này là vấn đề thảm họa môi trường 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra nói chung và vấn đề bức tượng vàng ròng 50 kg, quà tặng từ Formosa mà Võ Kim Cự là kẻ môi giới nói riêng sẽ là chiếc dây thòng lọng sẽ xiết cổ Tổng Bí thư Trong trong một ngày không xa. Đứng trước những thách thức đó, Tổng Bí thu Trọng không còn tham vọng giữ chức TBT đủ 4 năm cho tới hết nhiệm kỳ đại hội 12, mà chỉ cần trụ được cho đủ nửa khóa như đã thỏa thuận. Cứ xem ông Đinh Thế Huynh nhân vật số 2 trong đảng, người thân tín của ông Nguyễn Phú Trọng từng được Bắc kinh ủng hộ để giữ chức Tổng Bí thư ĐH 12 và là người được cho là sẽ kế nhiệm ông Trọng còn bỏ Trung Quốc theo Mỹ thì cũng biết số phận ông Trọng sẽ ra sao?

Những sự thật đau lòng mà người cộng sản gây ra cho dân tộc!
Nguyên Thạch (Danlambao) - Chế độ CSVN là một chế độ mụ mị và bưng bít, lấy gian xảo và lọc lừa để làm kim chỉ nam trong các sách lược vận hành đất nước, sai sửa triền miên, xem dân như con vật để làm thí nghiệm cho những tư duy quái đản, quê mùa và đần độn.
Đây là một chế độ mà cuộc sống của người dân còn thua xa con chó của xứ người, mạng sống rẻ rúng như bèo dạt mây trôi. Người cộng sản đã phá vỡ gần như toàn diện nền nhân bản đạo lý tốt đẹp được truyền giữ qua bao đời. Trộm cướp, giựt dọc, dối gian đã nối bước và phát triển theo một "gương" của một tên sát nhân, lừa bịp và ăn cắp, chối vợ bỏ con, hỗn láo, điêu ngoa Hồ Quang - Hồ Chí Minh gốc Hẹ.
Nhân đọc bản tin "Tổng thống Duterte mang về cho Philippines 24 tỉ USD sau chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày", (1) tôi chợt có những ý nghĩ ngay trong đầu rằng: Rodrigo Duterte mang về cho Philippines 24 tỉ USD sau chuyến thăm Tàu cộng 4 ngày, vậy thì Bộ chính trị CSVN có thể nhận 50 tỉ USD? Và đặt tiếp những nghi vấn: ĐCSVN đã làm gì với Tàu cộng ở sau hậu trường? Mỗi thành viên trong BCT nhận kín của Bắc Kinh bao nhiêu? Tại sao họ dám lấy quốc gia và dân tộc đem đổi chác? Hồ Chí Minh cùng đảng CSVN cướp miền Nam, qui về một mối để bán đứng cả nòi giống phải không?
Quả vậy, người Phillipines, mà nhất là phụ nữ Phi rất nổi tiếng về việc đi làm "ô-sin" (ở đợ) mà theo cách nói lịch sự là "Đi làm việc ở nước ngoài". Theo BBC thì khoảng 10 triệu phụ nữ (Khoảng 10% dân số Phi) này đã đem về cho Phillipines số ngoại tệ là khoảng 30 tỷ USD, (thống kê của World Bank) (2) và đây được xem là nguồn huyết mạch của nền kinh tế Phi Luật Tân.
Cũng theo WB, Việt Nam đứng thứ 11 thế giới và đứng thứ 3 ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, sau Tàu cộng và Philippines, về lượng kiều hối nhận được, mà như đã nêu, Phillipines xem đây là một trong những nguồn thu trọng yếu cho đất nước này. Thế thì chúng ta cũng nên biết rằng số ngoại tệ 12.25 tỉ USD tức khoảng 300.000.000.000.000 VNĐ của năm 2015 cũng là một trong những số tiền vô cùng quan trọng cho VN. Nếu không có số tiền thu nhập mỗi năm này thì Phi Luật Tân sẽ trở nên nghèo đói thê thảm. Tương tự, VN sẽ phải đối mặt với sự kiệt quệ trầm trọng mà có thể suy sụp cả guồng máy cầm quyền.
Nắm bắt rõ ràng như vậy để người Việt ở nước ngoài biết rõ vị thế của mình mà nên có thái độ cũng như những đòi hỏi tương xứng với nhà cầm quyền hiện nay. Số ngoại tệ được khối dân hơn 4.5 triệu người ở cắt ca cắt củm chắt chiu từng đồng gởi về nhung oái ăm thay, số tiền ấy lại bị các quan chức tham nhũng lén lút âm thầm chuyển ngược lại ra nước ngoài trong các ngân hàng ngoại quốc, hoặc chi phí mua sắm nhà cửa, đất đai, xe cộ đắt tiền, cơ sở kinh doanh cao giá mà chính ngay người bản xứ ở các quốc gia đó cũng chưa sở hữu được.
Các quan chức của đảng và nhà nước cộng sản đã ăn uống, đục khoét xương máu của người dân mà có cuộc sống vương giả trên khối tài sản khổng lồ là những điều vô cùng nghịch lý mà cho đến nay vẫn chưa có thể giải quyết ổn thỏa. Cho nên việc tiếp tay cắt giảm tối đa nguồn thu nhập bất chính vô nhân của những tên tham quan cũng là một trong những việc góp sức chống lại tà quyền vô lương, cho đến khi hệ thống cầm quyền của họ phải bị sụp đổ.
Bao nhiêu mẩu chuyện đau lòng mà người đi xuất khẩu lao động phải gánh chịu ở Nga, ở Jordan, ở Ả Rập, châu Phi... Bao nhiêu cái chết thảm thiết hoặc bị hành hung, đánh đập, hiếp dâm tập thể, ở Đài Loan, Hàn Quốc, Mã Lai... Bao nhiêu phụ nữ, trẻ em, "cô dâu" bị lường gạt đưa sang Trung cộng để phục vụ trong các nhà chứa và biết bao người đã không còn trở lại với gia đình vì đã bị cướp mổ mất nội tạng.
Lời cầu cứu của nô lệ xứ người!
Hãy nghe những mẩu chuyện thương tâm sau đây, hãy nhìn những hình ảnh khủng khiếp này để cụ thể rằng hình ảnh mà người VN phải gánh chịu sự đau đớn nhục nhã như thế nào:
- Từ nhiều năm nay tình trạng lao động bất hợp pháp Việt Nam tại Nga bị đối xử tàn tệ đã được truyền thông trong nước và quốc tế thường xuyên theo dõi. Mới đây, vụ 15 phụ nữ bị lừa sang Nga được hứa là để đi bán quán, để rồi sau đó bị buộc phải bán dâm, một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về số phận thê thảm của người lao động Việt tại Nga.
- Bên cạnh những người bị cưỡng bức nô lệ tình dục như trường hợp 15 phụ nữ mới được phát giác, còn rất nhiều người lao động khác phải làm việc, đặc biệt tại các xưởng may bất hợp pháp, còn gọi là "xưởng may đen" trong các điều kiện hết sức tồi tệ, với giờ làm việc kéo dài từ 12-14 giờ/ngày, thậm chí đến 18 giờ/ngày, kể cả ngày nghỉ, điều kiện làm việc, ăn uống, ở nghỉ tồi tệ, bị trả lương thấp hơn nhiều so với hợp đồng, thêm vào đó còn phải chịu các hình thức hành hạ ngược đãi khác. (3)
- Sau khi gửi hai tấm hình cho mẹ thể hiện chị bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng, chị Huyền nhắn tin: “Con biết, con gửi hình này cho mẹ, mẹ sẽ rất đau lòng. Nhưng biết đâu đây lại là hình ảnh cuối cùng của con... Nếu con có mệnh hệ gì thì con cầu xin bố mẹ ngàn lần tha lỗi cho đứa con này. Từng này tuổi chưa làm được điều gì cho bố mẹ vui lòng”. Sau khi biết tình hình thực tế của con gái tại Ả rập Xê út, lo sợ quyền lợi và tính mạng của chị Huyền bị xâm hại, đầu tháng 7-2016, (4)
- Bị chồng Hàn Quốc bóp cổ đến chết:
Ngày 14/1/2014, cảnh sát tỉnh Kangwon (Hàn Quốc) phát hiện thi thể một cô dâu Việt trong phòng riêng của hai vợ chồng. Cô dâu người Việt xấu số đó là chị Ngô Thị Nga, SN 1993, quê tại Hải Phòng, đang sống tại quận Hongchon thuộc tỉnh Kangwon, Hàn Quốc.
Cảnh sát đã tiến hành khám nghiệm tử thi và sơ bộ kết luận, trong lúc vợ chồng cãi vã, người chồng Hàn Quốc đã bóp cổ vợ mình đến chết, sau đó anh này ra nhà kho của gia đình và uống thuốc độc tự vẫn. Chị Ngô Thị Nga lấy chồng và chuyển đến Hàn Quốc sinh sống từ năm 2012. Năm đầu tiên sống chung, mọi thứ trong gia đình tương đối ổn. Người chồng Hàn Quốc làm công nhân trong một nhà máy ở gần nhà. Đến năm thứ hai, trong quá trình chung sống thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa hai vợ chồng, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu và dẫn đến cái chết bị thảm của hai vợ chồng chị Nga.
Hai vợ chồng chị Ngô Thị Nga chết để lại đứa con 5 tháng tuổi. Sau khi chị Nga bị chồng bóp cổ chết, gia đình chị ở Việt Nam không được gia đình chồng báo tin.
- Bị chồng Hàn Quốc sát hại rồi ném xác xuống núi:
Vào cuối tháng 7/2014, Đỗ Thị Mỹ Tiên (SN 1987, quê Tây Ninh) bị chồng là Lee Geun Sik (47 tuổi) sát hại rồi ném xác xuống núi. Cảnh sát địa phương sơ bộ kết luận chị Tiên đã bị sát hại khoảng 5 ngày trước, sau đó bị hung thủ đẩy xuống núi cùng với chiếc xe nhằm tạo hiện trường giả là một vụ tai nạn. (5)
- Ngày 29 tháng 3 năm 2001, một trường hợp khác của cô Trần Thị... lấy chồng Đài Loan (Ông Hung Kuo Chen) là một người bị mắc bệnh tâm thần. Trong một lúc lời qua tiếng lại, người chồng đã cầm lấy chiếc búa đập vào đầu cô dâu Việt Nam khiến cô bị mê man và được hàng xóm báo cảnh sát để được đưa vào nhà thương chữa trị. Rồi đây sau khi cô dâu này được chữa trị, nếu may mắn còn sống, chắc cũng sẽ cùng chung số phận mát mát điên điên như người chồng, vì não đã bị trọng thương (6).
- Bị trói, dán miệng, khiêng bán cho tú bà:
Ngày 23/6 mới đây, cảnh sát Đài Loan bắt được vụ một phụ nữ Việt Nam bị chồng lấy băng keo trói, dán miệng và đem khiêng bán cho một động mại dâm với giá 60.000 đài tệ, tương đương 30 triệu đồng Việt Nam. (7)
- 18 tuổi, cô gái xinh đẹp có đôi mắt to tròn và nụ cười lúng liếng hân hoan lấy chồng Đài Loan tên Liu Cheng-Chi (Lưu Chánh Kỳ), 39 tuổi. Trong ngày cưới, cô dâu cười rạng rỡ, gia đình Linh đều "nở mày nở mặt" với bà con xóm giềng vì chú rể không chỉ có tiền mà mặt mũi cũng bảnh bao, tử tế. Tháng 4/2002, Linh theo chồng sang Đài Loan và bắt đầu một cuộc đời tủi nhục. Thực tế, chồng Linh - ông Lưu Chánh Kỳ vẫn sống chung với vợ cũ là Lin Lee Zhu (Lâm Lệ Như), 34 tuổi. Dù đã có với nhau một đứa con gái, nhưng vì bà Lâm Lệ Như hay bị sẩy thai, không sinh được con trai nối dõi nên vợ chồng họ bàn nhau ly hôn giả, để Lưu Chánh Kỳ sang Việt Nam tìm vợ để sinh con trai và để có người giúp việc không công. Từ khi bảo lãnh Linh sang Đài Loan, Lưu Chánh Kỳ bắt đầu một cuộc sống trác táng, hằng đêm Lưu cùng lúc ngủ chung một giường với cả hai vợ, một vợ giả ly dị và một vợ vừa mới cưới. Ban ngày, Linh phải làm tất cả mọi việc trong nhà để phục vụ cả nhà như một ô-sin. Đêm, Linh thường xuyên bị cả vợ chồng Lưu cưỡng bức phải "chơi trò dâm loạn 3 người trên một giường". Thế vẫn chưa đủ. Ba tháng sau đó, vợ chồng Kỳ - Lưu mới bắt đầu giở trò hành hạ Linh dã man bằng nhục hình. (8)
Người dân miền Nam sống dưới thể chế mà người cộng sản bêu rêu là "một chế độ tư bản bóc lột, một chế độ khát máu lê máy chém khắp nơi, bị cai trị bởi đế quốc Mỹ và tay sai"... nhưng không ai vượt biển, vượt biên cả mà ngược lại cụ Diệm còn cưu mang hơn cả triệu người miền Bắc trốn chạy thể chế "ưu việt" cộng sản. Rồi sau khi "thống nhất" dưới một thể chế luôn tự hào là văn minh nhưng người dân cả 2 miền Nam-Bắc lại một lần nữa gần 2 triệu người phải bỏ chạy lần thứ hai.
Trong cái gọi là "chiến thắng" ấy, khiến một nữ nhà văn, một "chiến sĩ cụ Hồ" vượt Trường Sơn là Dương Thu Hương đã phải ngồi bệt xuống đường phố của Sài Gòn mà ôm mặt khóc rằng: "Bọn man rợ đã chiến thắng nền văn minh".
Từ dạo đó, đất nước và dân tộc đã triền miên ngụp lặn trong vũng lầy của đói kém, phải ngày ngày đối mặt với muôn vàn khó khăn, với lũ đần độn khỉ rừng. Một thời kỳ mà cây cột điện cũng mang những nỗi buồn vàng vọt, nếu có được đôi chân thì nó cũng ra đi.
Một chế độ mụ mị và bưng bít, lấy gian xảo và lọc lừa để làm kim chỉ nam trong các sách lược vận hành đất nước, sai sửa triền miên, xem dân như con vật để làm thí nghiệm cho những tư duy quái đản, quê mùa và đần độn.
Một chế độ mà cuộc sống của người dân còn thua xa con chó của xứ người, mạng sống rẻ rúng như bèo dạt mây trôi. Người cộng sản đã phá vỡ gần như toàn diện nền nhân bản đạo lý tốt đẹp được truyền giữ qua bao đời. Trộm cướp, giựt dọc, dối gian đã nối bước và phát triển theo một "gương" của một tên sát nhân, lừa bịp và ăn cắp, chối vợ bỏ con, hỗn láo, điêu ngoa Hồ Quang - Hồ Chí Minh gốc Hẹ.
Những hệ quả ấy, người Việt Nam hôm nay khi ra nước ngoài phải nhận lãnh những tia nhìn khinh bỉ nơi cửa khẩu của các phi trường, phải đọc những bảng cấm bằng tiếng Việt "Ăn cắp là tội phạm" "Đổ bỏ thức ăn buffet là hoang phí". Phải mang mặc cảm ưu tư khi cầm hộ chiếu của một nước có tên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Dưới một cơ chế toàn trị đầy sắc máu nên người dân ngày càng trở nên èo uột, bệnh hoạn về cả thể chất lẫn tinh thần. Nợ nần ngày càng chồng chất bởi công quỹ đã lọt vào túi riêng của đảng mà người dân phải oằn lưng gánh chịu, đất nước ngày càng tụt hậu, thẹn mặt với lân bang. Một cơ chế mà đảng phái chính trị hoàn toàn ngồi xổm trên pháp luật, hoàn toàn có quyền quì gối trước giặc ngoại bang Tàu cộng để cuối cùng là đẩy toàn dân vào kiếp đọa đày, số phận tôi tớ của đất nước vong nô.
05.01.2016
Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.com
Tư thế chính trị của TBT Trọng sụp đổ toàn diện
Giá như biết từ đầu thì ông Trọng đã không giương cao ngọn cờ chống tham nhũng, vì kết quả sau cùng ông Trọng đã đánh vào chính mình,
làm trò cười cho dư luận. Và giờ đây sau 9 tháng ngồi ghế tổng bí thư lần thứ nhì, chưa bao giờ tư thế chính trị của ông Trọng
lại xuống thấp đến như vậy, gần như sụp đổ toàn diện.
Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: kremlin.ru
Cuộc đời chính trị của ông Trọng đã hết
Tuy mang biệt danh “Trọng lú” nhưng giữa cơn sóng gió của Đại hội đảng lần thứ 12 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng đã thi thố nhiều ngón nghề gian manh để lần lượt đánh bại đối thủ, nắm cho được cái ghế đầu đảng. Dù tham quyền cố vị, Trọng cũng chỉ hy vọng ngồi đó trong vòng hai năm và sẽ hạ cánh an toàn với chức thái thượng hoàng.
Nhưng chỉ mới sau 9 tháng của nhiệm kỳ hai, biết bao biến cố đã diễn ra khiến ông Trọng như ngồi trên đống lửa. Từ những tiếng súng của đảng viên cao cấp ở Yên Bái thanh toán lẫn nhau vì mâu thuẫn quyền lợi, đến vấn nạn Formosa ngày càng bùng nổ lớn do cách giải quyết mờ ám của lãnh đạo, vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, thách thức cả bộ máy đảng. Và gần đây nhất sau cơn lũ Miền Trung, niềm tin trong dân tuột xuống con số 0.
Cuộc đời chính trị của ông Trọng càng không được xuôi chèo mát mái khi bàn cờ quốc tế thay đổi hàng ngày, Philippines thi hành sách lược thương thuyết đơn phương nghiêng về Bắc Kinh. Việt Nam như bị bỏ rơi bên lề trong khi ông Trọng cứ loay hoay với chiêu bài chống tham nhũng mà càng chống, tham nhũng càng vững. Những thế lực khác trong đảng chắc chắn sẽ không tha cho tổng bí thư tỏ ra quá bất lực trước tình hình sống còn của đảng.
Thế rồi trong ba ngày từ 19 đến 21 Tháng 10, Đinh Thế Huynh Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí Thư đã được phái đi Bắc Kinh. Chuyến đi được mô tả là để tái xác nhận mối “quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” giữa hai đảng. Trong con mắt của các nhà quan sát, đây chỉ là chuyến đi ra mắt của nhân vật quyền lực số 2 với các lãnh tụ thiên triều trước khi đảng Việt Nam có sự thay đổi nhân sự cao cấp.
Sau Bắc Kinh, Đinh Thế Huynh có mặt tại Hoa Kỳ từ ngày 24/10 theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry. Chuyến đi của Huynh không được báo trước nhưng nằm trong ước mơ thầm kín của đảng CSVN là TPP và chiến lược “xoay trục” của Mỹ, hai lợi ích sống còn của đảng. Nhưng không may là vào cuối nhiệm kỳ Obama, con đường xoay trục của Mỹ bị chận ngang vì Duterte “đổi trục”, công khai hướng về Trung Cộng. Việt Nam giờ đây ở trong tình thế đu dây đầy bất an. Lợi thế “tây có mày đông có tao” không còn, thế đứng của đảng trở nên chênh vênh bất định, Việt Nam không còn cách nào khác hơn là đi tìm sự tồn tại nơi người Mỹ.
Hai chuyến đi của Đinh Thế Huynh rõ ràng mở ra một bước ngoặt nhằm thay ngựa giữa giòng mà người thay thế Nguyễn Phú Trọng không ai khác hơn là Đinh Thế Huynh. Giờ đây vị thế của Đinh Thế Huynh đặc biệt được nâng lên trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Washington. Cả hai đều là đối tác chiến lược của Việt Nam nhằm cân bằng hai mâu thuẫn trong nội bộ đảng. Đó là hệ tư tưởng chính trị hướng về phương Bắc và tư duy nghiêng về phương Tây để mơ giấc mơ tiếp tục dùng đồng đô-la tái cơ cấu nền kinh tế. Thay thế Trọng là chuyện chẳng đặng đừng khi nhiều nhân vật chóp bu của đảng đã nhận ra sự yếu đuối của một tổng bí thư lẽ ra đã về hưu.
Nhìn vào cuộc đời của ông Trọng từ lúc lên làm tổng bí thư, người ta thấy triều đại của ông từ Đại hội XI năm 2011 đến đại hội XII hiện nay đã không đưa ra được một chính sách phát triển và bảo vệ tổ quốc nào có ý nghĩa. Ngoài trừ những lời ca tụng thành công 30 năm đổi mới và lời hứa hẹn vu vơ đưa đất nước thành “hiện đại hóa và công nghiệp hóa” vào năm 2020 nghe mãi hóa nhàm.
Ông Nguyễn Phú Trọng suốt bao nhiêu năm tháng chỉ ôm lấy một khẩu hiệu duy nhất là chống tham nhũng như một lá bùa hộ mệnh cho sự lãnh đạo cuối mùa của ông. Có lẽ đây cũng chính là chiêu bài mà ông Trọng dùng để củng cố lại phe giáo điều Mác-Lê bao gồm những lãnh đạo cộng sản đã bế tắc trong lý luận và mệt mỏi trước viễn ảnh u ám của chủ nghĩa xã hội.
Sự thắng thế và bành trướng của phe Nguyễn Tấn Dũng từ năm 2006 mà ông Trọng gọi là ’lợi ích nhóm’ đã mọc rễ chằng chịt trong các cơ chế nhà nước, khiến ông Trọng đã phải dùng đến chiêu bài chống tham nhũng để mong tiêu diệt tàn dư của ông Dũng.
Năm 2012, dưới chiêu bài chống tham nhũng, ông Trọng ra quân đầu tiên trong Hội nghị trung ương 6 khóa 11, bằng cách “đề nghị Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu kỷ luật Bộ chính trị và đồng chí X” để mong qua đó ông Trọng mượn tay tập thể loại ông Dũng.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng thất bại và nghẹn ngào rơi nước mắt trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị, đánh dấu sự bất lực đầu tiên của mình. Sự kiện không kỷ luật được Nguyễn Tấn Dũng để lại một kỷ niệm đau đớn khó phai mờ trong cương vị tổng bí thư của Trọng.
Năm năm sau, cũng dưới chiêu bài chống tham nhũng, ông Trọng đã trực tiếp chỉ đạo mang Trịnh Xuân Thanh ra làm con dê tế thần cho một chiến dịch mới vào tháng 6 năm 2016. Nhưng do sớm biết số phận mình sẽ giống Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh đã cao bay xa chạy sang Đức trước khi bị ông Trọng bắt giữ. Thêm một lần nữa, ông Trọng lại chuốc lấy sự thất bại trong khi có vẻ đã nắm chắc phần thắng trong tay.
Sau khi Thanh lọt lưới pháp luật một cách dễ dàng và đầy thách thức, Nguyễn Phú Trọng vội vàng tự đẩy mình vào vị trí đứng đầu Đảng ủy Bộ Công an để trực tiếp chỉ đạo và kiểm soát ngành này. Lần đầu tiên một tổng bí thư đảng mặc áo công an, trở thành công cụ bạo lực bao trùm khắp nước.
Đến Hội nghị Trung ương lần thứ 4 của khóa XII vào tháng 10 năm nay, ông Trọng lại tuyên bố “chống tham nhũng là ta đánh vào ta”, và “chống tham nhũng như việc đánh răng rửa mặt hàng ngày” khiến cho dư luận thấy là ông Trọng bắt đầu phát biểu linh tinh.
Linh tinh ở chỗ là đảng càng ra nghị quyết, hô hào chống tự diễn biến, chẳng khác nào đảng tự tát tai đảng hay chỉ là biện pháp giơ cao đánh khẻ để đảng viên bảo vệ lẫn nhau.
Giá như biết từ đầu thì ông Trọng đã không giương cao ngọn cờ chống tham nhũng, vì kết quả sau cùng ông Trọng đã đánh vào chính mình, làm trò cười cho dư luận. Và giờ đây sau 9 tháng ngồi ghế tổng bí thư lần thứ nhì, chưa bao giờ tư thế chính trị của ông Trọng lại xuống thấp đến như vậy, gần như sụp đổ toàn diện.
Chẳng còn mấy ai trong đảng coi ông Trọng là người có khả năng chống tham nhũng để xoay chuyển tình thế khi ông chỉ biết kêu gào chống “tự diễn biến” hay “chỉnh đốn đảng”, xây dựng đảng trong sạch vững mạnh. Làm sao ông chỉnh đốn đảng khi bàn tay nào của đảng viên các cấp từ trên xuống dưới đều “nhúng chàm” như chính ông từng thừa nhận.
Do đó, việc Đinh Thế Huynh vội vã đi Tàu, đi Mỹ chẳng vì lợi ích cho đất nước mà chỉ vì muốn cứu Trọng lúc này để Trọng hạ cánh bớt tủi hổ trước khi canh bạc chống tham nhũng của ông ta bị cháy rụi.
Phạm Nhật Bình
Giá như biết từ đầu thì ông Trọng đã không giương cao ngọn cờ chống tham nhũng, vì kết quả sau cùng ông Trọng đã đánh vào chính mình,
làm trò cười cho dư luận. Và giờ đây sau 9 tháng ngồi ghế tổng bí thư lần thứ nhì, chưa bao giờ tư thế chính trị của ông Trọng
lại xuống thấp đến như vậy, gần như sụp đổ toàn diện.

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: kremlin.ru
Cuộc đời chính trị của ông Trọng đã hết
Tuy mang biệt danh “Trọng lú” nhưng giữa cơn sóng gió của Đại hội đảng lần thứ 12 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng đã thi thố nhiều ngón nghề gian manh để lần lượt đánh bại đối thủ, nắm cho được cái ghế đầu đảng. Dù tham quyền cố vị, Trọng cũng chỉ hy vọng ngồi đó trong vòng hai năm và sẽ hạ cánh an toàn với chức thái thượng hoàng.
Nhưng chỉ mới sau 9 tháng của nhiệm kỳ hai, biết bao biến cố đã diễn ra khiến ông Trọng như ngồi trên đống lửa. Từ những tiếng súng của đảng viên cao cấp ở Yên Bái thanh toán lẫn nhau vì mâu thuẫn quyền lợi, đến vấn nạn Formosa ngày càng bùng nổ lớn do cách giải quyết mờ ám của lãnh đạo, vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, thách thức cả bộ máy đảng. Và gần đây nhất sau cơn lũ Miền Trung, niềm tin trong dân tuột xuống con số 0.
Cuộc đời chính trị của ông Trọng càng không được xuôi chèo mát mái khi bàn cờ quốc tế thay đổi hàng ngày, Philippines thi hành sách lược thương thuyết đơn phương nghiêng về Bắc Kinh. Việt Nam như bị bỏ rơi bên lề trong khi ông Trọng cứ loay hoay với chiêu bài chống tham nhũng mà càng chống, tham nhũng càng vững. Những thế lực khác trong đảng chắc chắn sẽ không tha cho tổng bí thư tỏ ra quá bất lực trước tình hình sống còn của đảng.
Thế rồi trong ba ngày từ 19 đến 21 Tháng 10, Đinh Thế Huynh Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí Thư đã được phái đi Bắc Kinh. Chuyến đi được mô tả là để tái xác nhận mối “quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” giữa hai đảng. Trong con mắt của các nhà quan sát, đây chỉ là chuyến đi ra mắt của nhân vật quyền lực số 2 với các lãnh tụ thiên triều trước khi đảng Việt Nam có sự thay đổi nhân sự cao cấp.
Sau Bắc Kinh, Đinh Thế Huynh có mặt tại Hoa Kỳ từ ngày 24/10 theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry. Chuyến đi của Huynh không được báo trước nhưng nằm trong ước mơ thầm kín của đảng CSVN là TPP và chiến lược “xoay trục” của Mỹ, hai lợi ích sống còn của đảng. Nhưng không may là vào cuối nhiệm kỳ Obama, con đường xoay trục của Mỹ bị chận ngang vì Duterte “đổi trục”, công khai hướng về Trung Cộng. Việt Nam giờ đây ở trong tình thế đu dây đầy bất an. Lợi thế “tây có mày đông có tao” không còn, thế đứng của đảng trở nên chênh vênh bất định, Việt Nam không còn cách nào khác hơn là đi tìm sự tồn tại nơi người Mỹ.
Hai chuyến đi của Đinh Thế Huynh rõ ràng mở ra một bước ngoặt nhằm thay ngựa giữa giòng mà người thay thế Nguyễn Phú Trọng không ai khác hơn là Đinh Thế Huynh. Giờ đây vị thế của Đinh Thế Huynh đặc biệt được nâng lên trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Washington. Cả hai đều là đối tác chiến lược của Việt Nam nhằm cân bằng hai mâu thuẫn trong nội bộ đảng. Đó là hệ tư tưởng chính trị hướng về phương Bắc và tư duy nghiêng về phương Tây để mơ giấc mơ tiếp tục dùng đồng đô-la tái cơ cấu nền kinh tế. Thay thế Trọng là chuyện chẳng đặng đừng khi nhiều nhân vật chóp bu của đảng đã nhận ra sự yếu đuối của một tổng bí thư lẽ ra đã về hưu.
Nhìn vào cuộc đời của ông Trọng từ lúc lên làm tổng bí thư, người ta thấy triều đại của ông từ Đại hội XI năm 2011 đến đại hội XII hiện nay đã không đưa ra được một chính sách phát triển và bảo vệ tổ quốc nào có ý nghĩa. Ngoài trừ những lời ca tụng thành công 30 năm đổi mới và lời hứa hẹn vu vơ đưa đất nước thành “hiện đại hóa và công nghiệp hóa” vào năm 2020 nghe mãi hóa nhàm.
Ông Nguyễn Phú Trọng suốt bao nhiêu năm tháng chỉ ôm lấy một khẩu hiệu duy nhất là chống tham nhũng như một lá bùa hộ mệnh cho sự lãnh đạo cuối mùa của ông. Có lẽ đây cũng chính là chiêu bài mà ông Trọng dùng để củng cố lại phe giáo điều Mác-Lê bao gồm những lãnh đạo cộng sản đã bế tắc trong lý luận và mệt mỏi trước viễn ảnh u ám của chủ nghĩa xã hội.
Sự thắng thế và bành trướng của phe Nguyễn Tấn Dũng từ năm 2006 mà ông Trọng gọi là ’lợi ích nhóm’ đã mọc rễ chằng chịt trong các cơ chế nhà nước, khiến ông Trọng đã phải dùng đến chiêu bài chống tham nhũng để mong tiêu diệt tàn dư của ông Dũng.
Năm 2012, dưới chiêu bài chống tham nhũng, ông Trọng ra quân đầu tiên trong Hội nghị trung ương 6 khóa 11, bằng cách “đề nghị Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu kỷ luật Bộ chính trị và đồng chí X” để mong qua đó ông Trọng mượn tay tập thể loại ông Dũng.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng thất bại và nghẹn ngào rơi nước mắt trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị, đánh dấu sự bất lực đầu tiên của mình. Sự kiện không kỷ luật được Nguyễn Tấn Dũng để lại một kỷ niệm đau đớn khó phai mờ trong cương vị tổng bí thư của Trọng.
Năm năm sau, cũng dưới chiêu bài chống tham nhũng, ông Trọng đã trực tiếp chỉ đạo mang Trịnh Xuân Thanh ra làm con dê tế thần cho một chiến dịch mới vào tháng 6 năm 2016. Nhưng do sớm biết số phận mình sẽ giống Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh đã cao bay xa chạy sang Đức trước khi bị ông Trọng bắt giữ. Thêm một lần nữa, ông Trọng lại chuốc lấy sự thất bại trong khi có vẻ đã nắm chắc phần thắng trong tay.
Sau khi Thanh lọt lưới pháp luật một cách dễ dàng và đầy thách thức, Nguyễn Phú Trọng vội vàng tự đẩy mình vào vị trí đứng đầu Đảng ủy Bộ Công an để trực tiếp chỉ đạo và kiểm soát ngành này. Lần đầu tiên một tổng bí thư đảng mặc áo công an, trở thành công cụ bạo lực bao trùm khắp nước.
Đến Hội nghị Trung ương lần thứ 4 của khóa XII vào tháng 10 năm nay, ông Trọng lại tuyên bố “chống tham nhũng là ta đánh vào ta”, và “chống tham nhũng như việc đánh răng rửa mặt hàng ngày” khiến cho dư luận thấy là ông Trọng bắt đầu phát biểu linh tinh.
Linh tinh ở chỗ là đảng càng ra nghị quyết, hô hào chống tự diễn biến, chẳng khác nào đảng tự tát tai đảng hay chỉ là biện pháp giơ cao đánh khẻ để đảng viên bảo vệ lẫn nhau.
Giá như biết từ đầu thì ông Trọng đã không giương cao ngọn cờ chống tham nhũng, vì kết quả sau cùng ông Trọng đã đánh vào chính mình, làm trò cười cho dư luận. Và giờ đây sau 9 tháng ngồi ghế tổng bí thư lần thứ nhì, chưa bao giờ tư thế chính trị của ông Trọng lại xuống thấp đến như vậy, gần như sụp đổ toàn diện.
Chẳng còn mấy ai trong đảng coi ông Trọng là người có khả năng chống tham nhũng để xoay chuyển tình thế khi ông chỉ biết kêu gào chống “tự diễn biến” hay “chỉnh đốn đảng”, xây dựng đảng trong sạch vững mạnh. Làm sao ông chỉnh đốn đảng khi bàn tay nào của đảng viên các cấp từ trên xuống dưới đều “nhúng chàm” như chính ông từng thừa nhận.
Do đó, việc Đinh Thế Huynh vội vã đi Tàu, đi Mỹ chẳng vì lợi ích cho đất nước mà chỉ vì muốn cứu Trọng lúc này để Trọng hạ cánh bớt tủi hổ trước khi canh bạc chống tham nhũng của ông ta bị cháy rụi.
Phạm Nhật Bình

Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ: Donald Trump
CTV Danlambao - Sau một cuộc tranh cử gay cấn, xấu xí với nhiều tấn công cá nhân giữa 2 ứng cử viên tổng thống được cho là tệ nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ, người dân Mỹ đã quyết định ứng cử viên tệ nhất là bà Hillary Clinton, và ông Donald Trump đã được bầu vào chức vụ Tổng thống của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
Đây là một kết quả có thể nói là bất ngờ, là một kinh ngạc lớn nhất trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ. Trước ngày bầu cử, hầu như các thăm dò ý kiến của các tổ chức tư nhân lẫn công cộng, ngay cả của đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa đều dự đoán phần thắng nghiêng về phía bà Clinton.
Lần bầu cử này cũng được xem là một cuộc cách mạng của thành phần lao động da trắng đã làm thay đổi cục diện "địa lý chính trị" của xã hội Hoa Kỳ. Một số tiểu bang được xem là "bức tường xanh" (blue wall) - tức là nằm trong tay đảng Dân Chủ qua 6 lần bầu cử tổng thống vừa qua đã bị người lao động da trắng bỏ phiếu cho Donald Trump. Đó là các tiểu bang Wisconsin, Michigan, Pennsyvania và 3 tiểu bang này đã làm nên sự khác biệt của kết quả bầu cử.
Như thường lệ, Clinton của đảng Dân chủ đã thắng phiếu tại các vùng đô thị, nhưng lần này Trump của đảng Cộng Hoà đã được người dân Mỹ da trắng lao động dồn phiếu và vượt xa Clinton tại các vùng nông thôn. Số lượng người Mỹ da đen bầu cho Clinton, được mong đợi là lực lượng lớn, giảm so với kỳ bầu cho Obama.
Vào thời điểm của bài viết này, ông Trump đã đạt được 278 số phiếu đại cử tri, vượt qua 270 phiếu để vào Toà Bạch Ốc. Bà Hillary chỉ được 218 phiếu đại cử tri. Tổng số người dân bầu cho Trump là 59.058.307 phiếu chiếm 47.6% tổng số phiếu bầu. 47.6% với 59.204.408 bầu cho Clinton. Tức là Clinton được hơn 146 ngàn phiếu bầu nhưng lại thua ở lá phiếu đại cử tri.

Chủ trương hứa hẹn của Donald Trump chống lại những hiệp ước thương mại quốc tế mà ông cho là bất lợi cho Hoa Kỳ, ngăn chận tình trạng di dân, nhập cư bất hợp pháp để lấy lại công ăn việc làm cho người Mỹ đã là động lực cho thành phần lao động da trắng, nhất là những người không tốt nghiệp đại học đã đi bầu rất đông để dồn phiếu cho Donald Trump.
Sự thắng cử của Donald Trump đã ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường chứng khoán thế giới. Ngay trước khi có kết quả chính thức sau cùng, với những báo cáo sơ khởi về số phiếu bầu nghiên phần thắng lợi về phía ông Trump, thị trường Á Châu đã bị giảm 2%, Dow Jones của Hoa Kỳ bị mất đến 800 điểm.
Trong diễn văn tuyên bố chiến thắng tân tổng thống của Hoa Kỳ đã hứa hẹn sẽ là "tổng thống cho tất cả người dân Mỹ" và sẽ mở rộng vòng tay đến những người không ủng hộ ông để đoàn kết đất nước.
Bên cạnh đoạt được chức vụ Tổng thống và Phó Tổng thống, đảng Cộng hòa cũng đã giành được đa số ghế và kiểm soát được Thượng viện lẫn Hạ Viện.
Bầu cử Hoa Kỳ 2016: đảng Cộng Hòa thắng lớn và thắng toàn diện.
CTV Danlambao
Donald J. Trump là biểu tượng của thay đổi
Bùi Văn Phú

Make America Great Again – Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại – là khẩu hiệu vận động tranh cử của Donald Trump. Ngày 8/11 cử tri Mỹ cũng đã đồng lòng như thế và chọn ông Trump, 70 tuổi, làm lãnh đạo Hoa Kỳ sau một cuộc vận động nhiều kịch tính, với Nga muốn phá hoại bầu cử Mỹ, với FBI điều tra ứng cử viên Hillary Clinton cận ngày bầu cử, với WikiLeaks rò rỉ thông tin liên quan đến ban vận động Đảng Dân chủ; đầy kinh ngạc qua những phát biểu của ứng cử viên Donald Trump và sau cùng là một cuộc bầu chọn mang tính lịch sử vì chưa từng có lần nào như thế.
Chiến thắng của Donald Trump làm ngạc nhiên mọi người, nhất là giới truyền thông, mà ứng cử viên Trump luôn nói với những người ủng hộ tại nơi ông đi vận động là đừng tin vào những kết quả đó vì ông cho là thiên vị, đã được sắp xếp để đưa ra những thăm dò nghiêng phần thắng về Hillary Clinton.
Ông Trump đã nói đúng. Và chiến thắng sau cùng đã thuộc về ông.
Trong suốt thời gian tranh cử, đa số truyền thông Hoa Kỳ đã mạnh mẽ chỉ trích, không phải chính sách bảo thủ ông Trump phác hoạ ra cho nước Mỹ tương lai, mà vì những lời nói miệt thị như tát vào mặt nhiều người, bất kể đó là một chính trị gia, một nhà báo hay cả người tật nguyền.
Nhưng cách đối đáp bỗ bã của ứng cử viên Trump đã không ảnh hưởng nhiều đến quyết định của cử tri.
Điều quan trọng nhất đa số dân Mỹ muốn là thay đổi cho nước Mỹ. Trong các thăm dò ngay sau khi bỏ phiếu, 83% cử tri cho biết họ muốn thế.
Đó là mong muốn của thành phần cử tri được coi là đa số thầm lặng. Họ là người da trắng không có bằng đại học, với 72% bầu chọn Donald Trump; là đa số công nhân ở những tiểu bang kỹ nghệ đã mất việc hay đang làm việc với mức lương không tốt như trước vì nhiều hãng xưởng đã dọn ra nước ngoài. Những người Mỹ thầm lặng là dân ở vùng nông thôn mà đại đa số cho rằng kinh tế Mỹ đang ở thời kỳ xấu và Hoa Kỳ đang không có hướng đi đúng.
Kỳ bầu chọn năm nay tự nó đã là dấu ấn lịch sử, với một chánh đảng là Đảng Dân chủ tiến cử một phụ nữ tranh chức tổng thống là cựu ngoại trưởng và cũng là cựu Thượng Nghị sĩ Hillary Clinton. Trong khi Đảng Cộng hòa tiến cử một người chưa bao giờ tham gia chính phủ, chưa từng giữ một chức vụ dân cử nào là doanh gia tỉ phú Donald Trump.
images
Từ khi Donald Trump tuyên bố ra tranh cử tổng thống vào tháng 6/2015 nhiều nhà phân tích chính trị không tin vào khả năng thắng cử của ông.
Làm nhiều người kinh ngạc hơn nữa là cách ăn nói bốc đồng, khinh miệt mọi giới, mọi sắc dân, sàm sỡ với phụ nữ, bỗ bã tấn công các đối thủ cùng đảng hay bất cứ ai có phát biểu quan điểm chống lại ông. Thế nhưng Donald Trump đã đánh bại 16 ứng viên Cộng hòa khác, nhiều người có bề dày kinh nghiệm chính trường, từ các Thượng Nghị sĩ Marco Rubio, Ted Cruz cho đến các Thống đốc Jeb Bush, Chris Christie, Rick Perry.
Sau khi được tiến cử, thành phần lãnh đạo Đảng Cộng hòa ban đầu ủng hộ ông Trump, kể cả Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan.
Tuy nhiên, sau đó sự ủng hộ giảm dần. Hàng trăm lãnh đạo cao cấp của đảng còn tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho Hillary Clinton, như cựu Ngoại trưởng Colin Powell, cựu Thống đốc Minnesota Arne Carlson, cựu Thống đốc New Jersey Christine Todd Whitman, cựu Bộ trưởng Nội an Michael Chertoff…; hay sẽ không bầu chọn Donald Trump như các Thượng Nghị sĩ Lindsey Graham, Mark Kirk, Susan Collins, Ben Sasse, các Thống đốc Larry Hogan, Charlie Baker và các Dân biểu Justin Amash, Reid Ribble, Carlos Curbelo, Bob Dold…
Hơn 360 nhà kinh tế, tài chánh danh tiếng của nước Mỹ, trong đó có nhiều Khôi nguyên Nobel, đã lên tiếng kêu gọi cử tri đừng bỏ phiếu cho Donald Trump.
Các thăm dò ý kiến cử tri trong vài ngày sau cùng trước bầu cử không nơi nào Trump được điểm ủng hộ cao hơn Clinton, trừ thăm dò của University of Southern California thực hiện chung với nhật báo Los Angeles Times cho thấy Trump được 46.8% và Clinton 43.6%.
Sự kiện Donald Trump nổi lên trong kỳ bầu cử năm nay và thắng cử vẻ vang cho thấy dân Mỹ đã rất chán ngán cách vận hành của chính phủ đương thời, của những nhà làm chính sách lâu năm ở Thủ đô Washington. Với tổng thống thuộc Đảng Dân chủ, hai viện Quốc hội do Đảng Cộng hòa chiếm đa số nên không có sự hợp tác và đã đưa đến trì trệ kinh tế, bế tắc chính sách từ bảo hiểm y tế đến chính sách di dân.
Dân Mỹ muốn phá bỏ những sinh hoạt chính trị theo lối mòn cũ để tiến tới một cuộc cải cách rộng lớn. Ứng viên Donald Trump đã là biểu tượng và hy vọng đáp ứng được những thay đổi cho nước Mỹ.
Trong suốt những tháng vận động của hai ứng cử viên, ý kiến của cử tri Mỹ nói chung đều đánh giá thấp cả Donald Trump và Hillary Clinton là những người không đáng tin cậy để trao trọng trách lãnh đạo quốc gia, tuy ông Trump được mức tin tưởng cao hơn bà Clinton chút ít.
Hai ứng cử viên ít bàn về khác biệt chính sách, nhưng ồn ào chỉ trích với những phát biểu mang tính sỉ nhục của Donald Trump hay tấn công Hillary Clinton vì dùng máy chủ riêng để gửi email thay vì qua máy của Bộ Ngoại giao nơi bà đứng đầu ngành và những nghi ngờ trong việc quyên góp tài chánh và điều hành quỹ Clinton Foundation.
Chủ trương của Hillary Clinton được coi là phiên bản của chính sách đương thời do Tổng thống Barack Obama đề xuất từ tám năm qua, ngoại trừ Hiệp định Thương mại TPP khó được Quốc hội phê chuẩn mà bà đã ủng hộ trước đây rồi đổi quan điểm thành chống.
Những gì Donald Trump sẽ làm để thay đổi nước Mỹ, từ kinh tế đến quan hệ quốc tế thì chưa có những dấu chỉ rõ ràng, vì ông chưa bao giờ tham gia vào việc hoạch định chính sách quốc gia. Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi căn bản như ông từng tuyên bố.
Ông sẽ xây bức tường dọc biên giới với Mexico để ngăn chặn di dân bất hợp pháp. Những người nhập cư lậu sẽ bị trả về. Hoa Kỷ sẽ không nhận người tị nạn Syria.
Chính sách bảo hiểm y tế Obamacare sẽ được thay thế. TPP sẽ không được phê chuẩn và các hiệp định thương mại quốc tế bất lợi cho công nhân Mỹ sẽ được xem xét lại.
Ông chủ trương đưa các hãng xưởng trở lại Hoa Kỳ, tạo ra công việc tốt, lương cao để giúp công nhân Mỹ. Những công ti đưa ra nước ngoài sẽ bị đánh thuế cao, công ti trong nước sẽ được giảm thuế từ 35% xuống còn 15% để khuyến khích chủ nhân đầu tư nhiều hơn, thuê mướn thêm công nhân.
Thuế thu nhập cá nhân cũng được thu gọn lại còn 4 mức thuế, cao nhất là 33% cho thu nhập trên 154 nghìn đôla một năm, thay vì 8 thang bậc như đề nghị của Hillary Clinton với thu nhập càng nhiều phải trả thuế theo mức càng cao, đến 43.6% cho mức thu nhập từ 5 triệu đôla một năm trở lên.
Khác biệt chính là ông Trump muốn giảm thuế cho người giầu, còn bà Clinton muốn tăng mức thuế người giầu.
Donald Trump coi chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama là những thất bại, từ sự kiện để Nga đưa quân vào chiếm Crimea cho đến việc không mạnh tay tiêu diệt ISIS, không hết lòng yểm trợ cho các nhóm chống chính phủ Assad ở Syria.
Qua cuộc bầu cử vừa qua, nước Mỹ đã làm nên lịch sử. Tương lai Hoa Kỳ sẽ có nhiều thay đổi vì ý nguyện của dân đã đặt niềm tin vào tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ: Donald J. Trump.
Bùi Văn Phú
Bùi Văn Phú

Make America Great Again – Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại – là khẩu hiệu vận động tranh cử của Donald Trump. Ngày 8/11 cử tri Mỹ cũng đã đồng lòng như thế và chọn ông Trump, 70 tuổi, làm lãnh đạo Hoa Kỳ sau một cuộc vận động nhiều kịch tính, với Nga muốn phá hoại bầu cử Mỹ, với FBI điều tra ứng cử viên Hillary Clinton cận ngày bầu cử, với WikiLeaks rò rỉ thông tin liên quan đến ban vận động Đảng Dân chủ; đầy kinh ngạc qua những phát biểu của ứng cử viên Donald Trump và sau cùng là một cuộc bầu chọn mang tính lịch sử vì chưa từng có lần nào như thế.
Chiến thắng của Donald Trump làm ngạc nhiên mọi người, nhất là giới truyền thông, mà ứng cử viên Trump luôn nói với những người ủng hộ tại nơi ông đi vận động là đừng tin vào những kết quả đó vì ông cho là thiên vị, đã được sắp xếp để đưa ra những thăm dò nghiêng phần thắng về Hillary Clinton.
Ông Trump đã nói đúng. Và chiến thắng sau cùng đã thuộc về ông.
Trong suốt thời gian tranh cử, đa số truyền thông Hoa Kỳ đã mạnh mẽ chỉ trích, không phải chính sách bảo thủ ông Trump phác hoạ ra cho nước Mỹ tương lai, mà vì những lời nói miệt thị như tát vào mặt nhiều người, bất kể đó là một chính trị gia, một nhà báo hay cả người tật nguyền.
Nhưng cách đối đáp bỗ bã của ứng cử viên Trump đã không ảnh hưởng nhiều đến quyết định của cử tri.
Điều quan trọng nhất đa số dân Mỹ muốn là thay đổi cho nước Mỹ. Trong các thăm dò ngay sau khi bỏ phiếu, 83% cử tri cho biết họ muốn thế.
Đó là mong muốn của thành phần cử tri được coi là đa số thầm lặng. Họ là người da trắng không có bằng đại học, với 72% bầu chọn Donald Trump; là đa số công nhân ở những tiểu bang kỹ nghệ đã mất việc hay đang làm việc với mức lương không tốt như trước vì nhiều hãng xưởng đã dọn ra nước ngoài. Những người Mỹ thầm lặng là dân ở vùng nông thôn mà đại đa số cho rằng kinh tế Mỹ đang ở thời kỳ xấu và Hoa Kỳ đang không có hướng đi đúng.
Kỳ bầu chọn năm nay tự nó đã là dấu ấn lịch sử, với một chánh đảng là Đảng Dân chủ tiến cử một phụ nữ tranh chức tổng thống là cựu ngoại trưởng và cũng là cựu Thượng Nghị sĩ Hillary Clinton. Trong khi Đảng Cộng hòa tiến cử một người chưa bao giờ tham gia chính phủ, chưa từng giữ một chức vụ dân cử nào là doanh gia tỉ phú Donald Trump.
images
Từ khi Donald Trump tuyên bố ra tranh cử tổng thống vào tháng 6/2015 nhiều nhà phân tích chính trị không tin vào khả năng thắng cử của ông.
Làm nhiều người kinh ngạc hơn nữa là cách ăn nói bốc đồng, khinh miệt mọi giới, mọi sắc dân, sàm sỡ với phụ nữ, bỗ bã tấn công các đối thủ cùng đảng hay bất cứ ai có phát biểu quan điểm chống lại ông. Thế nhưng Donald Trump đã đánh bại 16 ứng viên Cộng hòa khác, nhiều người có bề dày kinh nghiệm chính trường, từ các Thượng Nghị sĩ Marco Rubio, Ted Cruz cho đến các Thống đốc Jeb Bush, Chris Christie, Rick Perry.
Sau khi được tiến cử, thành phần lãnh đạo Đảng Cộng hòa ban đầu ủng hộ ông Trump, kể cả Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan.
Tuy nhiên, sau đó sự ủng hộ giảm dần. Hàng trăm lãnh đạo cao cấp của đảng còn tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho Hillary Clinton, như cựu Ngoại trưởng Colin Powell, cựu Thống đốc Minnesota Arne Carlson, cựu Thống đốc New Jersey Christine Todd Whitman, cựu Bộ trưởng Nội an Michael Chertoff…; hay sẽ không bầu chọn Donald Trump như các Thượng Nghị sĩ Lindsey Graham, Mark Kirk, Susan Collins, Ben Sasse, các Thống đốc Larry Hogan, Charlie Baker và các Dân biểu Justin Amash, Reid Ribble, Carlos Curbelo, Bob Dold…
Hơn 360 nhà kinh tế, tài chánh danh tiếng của nước Mỹ, trong đó có nhiều Khôi nguyên Nobel, đã lên tiếng kêu gọi cử tri đừng bỏ phiếu cho Donald Trump.
Các thăm dò ý kiến cử tri trong vài ngày sau cùng trước bầu cử không nơi nào Trump được điểm ủng hộ cao hơn Clinton, trừ thăm dò của University of Southern California thực hiện chung với nhật báo Los Angeles Times cho thấy Trump được 46.8% và Clinton 43.6%.
Sự kiện Donald Trump nổi lên trong kỳ bầu cử năm nay và thắng cử vẻ vang cho thấy dân Mỹ đã rất chán ngán cách vận hành của chính phủ đương thời, của những nhà làm chính sách lâu năm ở Thủ đô Washington. Với tổng thống thuộc Đảng Dân chủ, hai viện Quốc hội do Đảng Cộng hòa chiếm đa số nên không có sự hợp tác và đã đưa đến trì trệ kinh tế, bế tắc chính sách từ bảo hiểm y tế đến chính sách di dân.
Dân Mỹ muốn phá bỏ những sinh hoạt chính trị theo lối mòn cũ để tiến tới một cuộc cải cách rộng lớn. Ứng viên Donald Trump đã là biểu tượng và hy vọng đáp ứng được những thay đổi cho nước Mỹ.
Trong suốt những tháng vận động của hai ứng cử viên, ý kiến của cử tri Mỹ nói chung đều đánh giá thấp cả Donald Trump và Hillary Clinton là những người không đáng tin cậy để trao trọng trách lãnh đạo quốc gia, tuy ông Trump được mức tin tưởng cao hơn bà Clinton chút ít.
Hai ứng cử viên ít bàn về khác biệt chính sách, nhưng ồn ào chỉ trích với những phát biểu mang tính sỉ nhục của Donald Trump hay tấn công Hillary Clinton vì dùng máy chủ riêng để gửi email thay vì qua máy của Bộ Ngoại giao nơi bà đứng đầu ngành và những nghi ngờ trong việc quyên góp tài chánh và điều hành quỹ Clinton Foundation.
Chủ trương của Hillary Clinton được coi là phiên bản của chính sách đương thời do Tổng thống Barack Obama đề xuất từ tám năm qua, ngoại trừ Hiệp định Thương mại TPP khó được Quốc hội phê chuẩn mà bà đã ủng hộ trước đây rồi đổi quan điểm thành chống.
Những gì Donald Trump sẽ làm để thay đổi nước Mỹ, từ kinh tế đến quan hệ quốc tế thì chưa có những dấu chỉ rõ ràng, vì ông chưa bao giờ tham gia vào việc hoạch định chính sách quốc gia. Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi căn bản như ông từng tuyên bố.
Ông sẽ xây bức tường dọc biên giới với Mexico để ngăn chặn di dân bất hợp pháp. Những người nhập cư lậu sẽ bị trả về. Hoa Kỷ sẽ không nhận người tị nạn Syria.
Chính sách bảo hiểm y tế Obamacare sẽ được thay thế. TPP sẽ không được phê chuẩn và các hiệp định thương mại quốc tế bất lợi cho công nhân Mỹ sẽ được xem xét lại.
Ông chủ trương đưa các hãng xưởng trở lại Hoa Kỳ, tạo ra công việc tốt, lương cao để giúp công nhân Mỹ. Những công ti đưa ra nước ngoài sẽ bị đánh thuế cao, công ti trong nước sẽ được giảm thuế từ 35% xuống còn 15% để khuyến khích chủ nhân đầu tư nhiều hơn, thuê mướn thêm công nhân.
Thuế thu nhập cá nhân cũng được thu gọn lại còn 4 mức thuế, cao nhất là 33% cho thu nhập trên 154 nghìn đôla một năm, thay vì 8 thang bậc như đề nghị của Hillary Clinton với thu nhập càng nhiều phải trả thuế theo mức càng cao, đến 43.6% cho mức thu nhập từ 5 triệu đôla một năm trở lên.
Khác biệt chính là ông Trump muốn giảm thuế cho người giầu, còn bà Clinton muốn tăng mức thuế người giầu.
Donald Trump coi chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama là những thất bại, từ sự kiện để Nga đưa quân vào chiếm Crimea cho đến việc không mạnh tay tiêu diệt ISIS, không hết lòng yểm trợ cho các nhóm chống chính phủ Assad ở Syria.
Qua cuộc bầu cử vừa qua, nước Mỹ đã làm nên lịch sử. Tương lai Hoa Kỳ sẽ có nhiều thay đổi vì ý nguyện của dân đã đặt niềm tin vào tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ: Donald J. Trump.
Bùi Văn Phú