Đời Sống Quanh Ta

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »

Image

Mùa Tạ Ơn
Đây chính phải là mùa thật sự đem lại thoải mái an bì`nh, đi trước một tháng mở đường cho Mùa Giáng Sinh tuyệt vời (mùa mà ai cũng mừng vui với lời hứa từ trời cao “Bình an dưới thế cho người thiện tâm”). Tâm tình biết ơn sau khi thọ ơn, kể ra thì chả có chi cao đẹp ý nghĩa hơn trong cuộc sống con người.
Được ơn sinh ra làm người là điều trước tiên phải ghi lòng tạc dạ muôn năm. Từ đó biết quý cuộc sống trên trần. Được làm con Chúa và chịu bao nhiêu hồng ân siêu nhiên ngày này qua tháng khác. Liên tục sau đó là trăm ngàn thứ ơn ta nhận từ tay bao nhiêu người khác ngoài xã hội. Ơn đất Mẹ Việt Nam cưu mang ta từ ngày ra đời. Từ trong nhà ơn chồng, ơn vợ, ơn cả với đàn con lũ cháu, móc nối qua bao nhiêu ân tình đầy vơi khôn tả. Ơn cả những người đã về bên kia thế giới mà ta chưa có dịp đền đáp.
Mùa này, người Mỹ nhắc ta về tâm tình nhớ ơn và đền ơn. Dân tỵ nạn Việt Nam đã mang một món nợ cao dày với dân tộc Hoa Kỳ. Cho nên, mỗi mùa Tạ Ơn đòi chúng ta mở rộng tâm hồn ra để ôn lại bài học TRI ÂN sâu rộng vô bờ bến.
Chỉ có những dân tộc man rợ bán khai mới sống với con tim vô ơn bạc nghĩa.

Nguồn gốc ngày lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ

Câu chuyện xoay quanh dịp nhóm tín đồ ‘Thanh giáo’ gồm 102 người từ Anh quốc, muốn rời xứ qua Mỹ tìm đất tự do thực hành đạo riêng (bị Anh giáo kỳ thị) vào năm 1620. Họ tự gọi mình là nhóm Pilgrims (hành hương) và can đảm ra đi trên chiếc tàu buồm mang tên Mayflower, đổ bộ vào vùng Plymouth của khu thuộc địa New England (tuy vẫn thuộc Anh nhưng không kỳ thị tôn giáo).
Vì đói và lạnh với mùa đông khắc nghiệt đầu tiên, gần một nửa trong số họ đã chết. Nhưng qua sự nhẫn nại cần cù, và nhờ được số thổ dân ‘da đỏ’ giúp đỡ, họ đã thành công trong việc trồng trọt hoa mầu, để rồi vào mùa thu hoạch năm sau (tháng 11) họ đã sung sướng mời những người thổ dân tốt bụng mở đại tiệc ăn mừng và tạ ơn trời đất.
Lễ Tạ ơn với người tỵ nạn Việt Nam.
Sau tháng tư đen năm 1975, già trẻ lớn bé xanh mặt chạy trốn giặc Cộng từ Bắc vào chiếm miền Nam. Dù công an biên phòng hung dữ, dù hải tặc đe dọa tứ bề, dù bão táp phong ba trên biển cả, ta cứ liều mình ra đi tìm tự do (bà con cùng bảo nhau “cột đèn đường nếu có chân đi được cũng tìm cách ra đi”). Và nhờ ơn trời đất, ta đã không phải vùi thây dưới lòng nước sâu, hay chết đói chết khát giữa đại dương vô tình, nhưng cuối cùng may mắn tới được những miền đất ‘lành’ cho chim đậu. Bây giờ thì nghĩ gì đây ?
Không muốn nghĩ cũng phải nghĩ. Tuy cũng tổ chức ăn mừng như mọi người, nhưng cái tinh thần Lễ Tạ Ơn mới cần ghi nhớ. Phải tự vấn lương tâm coi mình đã đền đáp như thế nào. Đôi khi ta còn phải tìm dịp nói lên lời Tạ Lỗi vì mình đã quá vô tình.
Trước hết phải cám ơn các nước ‘tạm dung’ cho chúng ta trú chân : Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương, Phi luật Tân…Dù đôi lúc họ có làm khó dễ ít nhiều, âu cũng chỉ vì lo cho chuyện ‘an ninh’ quốc gia của họ : biết đâu nhiều cán bộ CS len lỏi vào phá hoại, cùng với những băng đảng trộm cướp lợi dụng thời cơ ?
Cám ơn bao cơ quan thiện nguyện Liên hiệp quốc, cũng như các tổ chức từ thiện cứu trợ lớn nhỏ, các chương trình vớt nạn nhân vượt biển, cùng các nhà tranh đấu nhân quyền gần xa, hỗ trợ giúp chúng ta mau tới được miền đất hứa an toàn.
Dĩ nhiên lời Tạ ơn to lớn vẫn là gửi tới các quốc gia đầy lòng nhân ái : Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Anh, Đức, Hòa Lan, Ý đã không ngừng nghỉ mở rộng đôi tay đón tiếp, tìm chỗ ở, kiếm công ăn việc làm để chúng ta có hoàn cảnh và cơ hội được ‘an cư lạc nghiệp’ như hôm nay. Nói tới nói hoài cũng không sao diễn tả cho vừa cho đủ…
Với Trời cao cũng như với nhân quần xã hội, giờ đây ta phải học cách đền ơn. Rồi phải biết thương xót đỡ nâng bao kẻ còn khốn khổ hơn mình. Một số tổ chức thiện nguyện người Việt có thói lành : hàng năm tới mùa Tạ Ơn, rủ nhau chuẩn bị đãi các kẻ vô gia cư một vài bữa ăn khá ngon lành. Hoặc quyên góp những món quà như đồ dùng và áo quần cho các gia đình nghèo. Vài tổ chức tôn giáo cũng dành thời giờ đi thăm viếng an ủi những kẻ ‘đơn độc không thân nhân’ trong các viện dưỡng lão…
Cũng nên bảo nhau phải biết bằng lòng với những cái ta hiện đang có, thay vì lúc nào cũng mơ mộng được làm…tỷ phú như ông Bill Gates. Cũng thỉnh thoảng nên cúi đầu mà tạ ơn Trời đã giúp ngăn ngừa ta sống đời phóng đãng bê tha, hay trộm cướp lọc lừa thiên hạ. Truyện cũ kể về một vị nhân đức lên tiếng với Chúa thế này : ”Con xin đội ơn Chúa, dù con mới bị trộm ghé nhà, nhưng vì con nghèo nên chả mất thứ gì đáng giá, rồi cũng vì con vắng mặt nên không bị đánh đập hành hung, nhất là cám tạ Chúa vì con chỉ bị ăn trộm, chứ mình đã không đi ăn trộm nhà ai…”
Tạ ơn vì ta còn gia đình thân nhân. Còn công ăn việc làm. Còn chân tay lành lặn. Còn có sức khỏe để sinh hoạt phục vụ nhau. Nhìn xa hơn, hãy tạ ơn những chiến sĩ Việt Nam xưa hy sinh xương máu bảo vệ xóm làng chúng ta được an ninh. Các vị tổ tiên ông bà đã làm gương sống lành thánh, và xây đắp nền tảng đức tin cho mình. Cám ơn các thày cô và ân nhân các cấp giúp ta trưởng thành khôn lớn. Các bác sĩ y tá đã tận tâm giúp mình khi bệnh hoạn yếu đau. Bao bằng hữu khích lệ động viên tinh thần trong nhiều hoàn cảnh. Rồi nếu từng thuộc cộng đoàn dân Chúa, cũng hãy nghĩ tới các vị lãnh đạo tinh thần, các Linh mục Tu sĩ bao năm tận tình dẫn dắt phần thiêng liêng linh hồn…
Cuối cùng hãy cầu nguyện và chúc nhau một mùa Tạ Ơn thật ý nghĩa.

Linh mục Giu se Nguyễn văn Thư

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

TRI KỶ
Ngày xưa có một phú ông rất thích trà, phàm là người đến nhà dùng trà, dù là người nghèo hay giàu thì ông đều sẽ sai gia nhân chiêu đãi.

Một hôm, có một tên ăn mày rách rưới đứng trước cửa, không xin cơm, chỉ xin bát trà. Gia nhân cho hắn vào nhà, đun trà cho hắn. Tên ăn mày nhìn nhìn rồi nói: “Trà không ngon”. Gia nhân nhìn hắn lấy làm lạ, rồi cũng đổi một bát trà khác ngon hơn.

Tên ăn mày ngửi ngửi, nói: “Trà này ngon, nhưng nước vẫn chưa được, phải dùng nước suối trong.” Gia nhân ngạc nhiên nhìn hắn, liền vội đi lấy nước suối cất trữ từ sáng sớm ra để pha trà.

Tên ăn mày nhấp thử một ngụm, nói: “Nước rất tốt, nhưng củi sao trà không được, củi phải dùng củi sau danh sơn. Bởi vì củi phía đón nắng của núi chất củi xốp, còn sau danh sơn kia chất củi chắc cứng.”

Gia nhân thấy người này không hề tầm thường, rất tinh thông trà đạo, liền dùng loại củi tốt đun nước pha lại trà, rồi mời lão gia ra tiếp.
Sau khi trà được mang lên, phú ông và tên ăn mày đối ẩm một bát. Tên ăn mày nói: “Ừm, bát trà lần này, nước, củi, lửa đều tốt, chỉ có ấm pha trà không ổn”. Phú ông nói: “Đây là chiếc ấm tốt nhất của ta”.

Tên ăn mày lắc đầu, cẩn thận lấy từ trong tay áo ra một ấm trà bằng đất tử sa đen bóng cao trà, đưa gia nhân pha lại trà. Phú ông vừa nhấp thử, kinh ngạc trước mùi vị ngào ngạt, mê hoặc của trà, lập tức chắp tay thi lễ: “Kính nể, ta xin mua lại chiếc ấm này. Lão cho giá đi, bao nhiêu cũng được”.

Gã ăn mày nhất định không bán, dứt khoát trả lời: “Không được, chiếc ấm này là cuộc sống của ta, ta không thể bán” rồi vội vàng rót trà ra, cất lại chiếc ấm, vội vàng bước đi

Phú ông ngăn lại, nói: “Ta đổi một nửa gia sản để lấy chiếc ấm của ngươi” Tên ăn mày vẫn bước tiếp. Phú ông nôn nóng: “Ta xin đổi toàn bộ tài sản để lấy chiếc ấm của ngươi.” Tên ăn mày nghe vậy, mỉm cười nói: “Nếu không phải tôi tiếc chiếc ấm này thì cũng không lâm vào bước đường như hôm nay.” Nói xong quay mặt bỏ đi.

Phú ông sốt ruột: “Như vầy đi, ấm là của ngươi, ngươi hãy ở lại nhà ta , ta ăn gì ngươi ăn đó, nhưng có một điều kiện, chính là ngày nào cũng phải cho ta nhìn chiếc ấm, thế nào?”. Giật mình trước lời đề nghị, lão nhíu mày: cũng vì miếng ăn qua ngày mà túng quẫn, chuyện tốt như vậy sao lại không nhỉ?

Vậy là hắn ở lại. Ngày qua ngày tên ăn mày ăn cùng ở cùng phú ông, ngày ngày cùng nâng niu chiếc ấm trà, chia sẻ với nhau tâm tư, thưởng trà ẩm rượu vô cùng ăn ý. Cứ thế hơn mười năm qua đi, hai người trở thành hai lão già tri kỷ thấu hiểu nhau.

Thời gian trôi mau, phú ông và tên ăn mày cũng ngày càng già đi. Một hôm phú ông nói: “Ông già hơn tôi, không có con cháu nối dõi, không có ai thừa kế chiếc ấm trà, chi bằng một mai, khi ông khuất núi, để tôi giúp ông bảo quản, ông thấy thế nào?” Lão ăn mày rưng rưng đồng ý.

Không lâu sau, lão ăn mày thanh thản ra đi, phú ông thỏa ao ước có được chiếc ấm tử sa. Lúc đầu, ông chìm trong cảm giác vui sướng, cho đến một ngày, lúc phú ông đang ngắm nghía trên dưới trước sau chiếc ấm, đột nhiên cảm thấy bản thân như thiếu thứ gì đó, cảm thấy lẻ loi. Lúc này trước mắt ông hiện lên hình ảnh ngày trước cùng lão ăn mày vui vẻ thưởng trà. Chợt hiểu, lão lạnh lùng ném mạnh chiếc ấm xuống đất...

Theo dòng thời gian, có rất nhiều thứ đổi thay, tình nghĩa giữa lão và tên ăn mày đã vượt qua cái giá trị ban đầu của ấm trà, thứ dù có tốt đến đâu nếu không có ai cùng thưởng thức thì cũng mất đi ý nghĩa của nó, thứ đáng giá đến đâu cũng không đáng giá bằng tri kỷ.

Trong cuộc sống có được một người bạn tri kỷ là quá đủ! Đây là điều mà bao người từng trải đúc kết được! Tình tri kỷ, như một thứ ấm áp không lời, một sự đồng hành vô hình.

Tri kỷ thật sự, là hiểu, là thân thiết, là đồng điệu. Giống như một chén trà xanh, chan chát mà thấm vào tận trong tim. Có những khi chỉ cần một cái ôm, một ánh mắt, là hiểu tất cả mà không cần dùng đến lời nói; có những khi chỉ cần một đoạn tin nhắn là có thể cảm động mãi sau này.

Tri kỷ, không cần che đậy, cũng không cần giải thích, tự nó đã hiểu, tự nó cảm nhận. Không cần dốc hết sức, cũng không cần chuẩn bị, tự nó sẽ đem đến niềm vui, tự nó sẽ như ý thơ. Không tác động vào thế giới mỗi người, chỉ đồng hành trong tâm hồn; không trở ngại cuộc sống mỗi người, chỉ mang cùng tiếng nói tâm hồn.

KaLua st

User avatar
MatVit
Posts: 854
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Image

Những mẩu chuyện nhỏ ý nghĩa, giúp bạn thay đổi kiếp nhân sinh

Cuộc sống luôn công bằng, muốn được thì phải mất, mất rồi thì ắt được, điều quan trọng là bạn chọn mất gì, được gì.
Ví như cùng một lúc bạn đuổi theo hai con thỏ chạy về hai hướng, cuối cùng tay trắng phí công.

Thế nên, phú quý có đạo lý của phú phú, người có triết lý của người. Sinh mệnh cũng như một tấm gương phản chiếu, bạn nhìn vào gương cười thì gương cười, bạn khóc thì gương cũng khóc.

Đời người chớp mắt qua đi như giấc mộng, tuy nhiên mộng trong mộng lại có kẻ tỉnh người say, người hiểu đạo lý thì mộng lành nhẹ bước, kẻ u mê cất bước khó thành.

1. Rùa thi chạy với thỏ trên mặt đất thì chẳng thể nhanh bằng, nhưng rùa bơi dưới nước thỏ chẳng thể đuổi theo:

Đừng đặt bản thân sai vị trí.

2. Quạ đen bắt chước đại bàng đi bắt dê, kết quả bị lông dê quấn chặt, cuối cùng bị người chăn dê giết chết:

Không phải cứ là chim đều là đại bàng, nhận rõ bản thân mình là ai mới sống được dễ dàng.

3. Một hôm, kiến ngẫu hứng thách thức voi thi sức mạnh. Kiến nói kiến có thể nâng được vật nặng gấp trăm lần trọng lượng cơ thể. Voi nghe xong rũ mình một cái, bùn trên người voi rơi xuống khiến kiến bị chết luôn tại chỗ:

Vĩnh viễn đừng tìm nhầm đối tượng, nếu không chết chẳng kịp hối.


4. Ngựa gặp lạc đà trên sa mạc, thấy lạc đà có cái bướu trên lưng thật khó coi nên nói: “Ôi anh bạn, cái bướu trên lưng của anh thật xấu quá đi thôi”. Lạc đà nghe xong chẳng thèm đoái hoài gì đến ngựa. Cuối cùng, lạc đà vượt qua sa mạc còn ngựa thì không:

Đừng cười bề ngoài của người khác, nếu không rất có thể ngày nào đó bạn sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ.

5. Có chú thỏ rất lười, ngày nào cũng ăn cỏ ở miệng hang mình ở, cuối cùng bị thợ săn phát hiện bắt thịt:

Làm gì cũng cần nghĩ tới hậu quả, nếu không gánh được hậu quả thì đừng làm liều.

6. Một hôm trong khu rừng già, các loài vật tổ chức thi xem ai đẹp nhất. Khổng tước thấy vậy ghi danh trước nhất, chắc mẩm ngôi vị quán quân nhất định thuộc về mình, ai ngờ khổng tước bị loại ngay từ vòng đầu tiên. Khổng tước ấm ức quá đi gặp sơn dương, sơn dương nói: “Khi cô xòe đuôi múa, tuy rất đẹp nhưng lại ‘hớ’ hết cả cái ‘hênh’ của mình”. Khổng tước nghe xong không nói được gì, lẳng lặng bỏ đi:

Khi soi gương đừng chỉ biết soi mỗi cái mặt, cần phải chú ý soi cả phía sau.


7. Mùa hè thời tiết oi bức, ngựa vằn ra bờ sông uống nước thấy hà mã đang vui đùa dưới làn nước trong xanh mát mẻ. Ngựa vằn nghĩ: Hà mã chơi được sao mình lại không? Nghĩ vậy nên ngựa vằn xuống nước chơi, chẳng bao lâu sau ngựa vằn bị cá sấu cắn chết:

Không có thực lực thì đừng có đùa giỡn, nguyên nhân bởi thua rồi bạn đền không nổi.

8. Hổ rủ sói vào sơn cốc săn thú, bắt được con mồi sẽ chia đôi. Sói nghĩ một hồi rồi đồng ý cùng đi, vào tới nơi hổ chặn đường rút lui duy nhất rồi bắt sói ăn thịt:

Hợp tác với đối thủ mạnh cần chuẩn bị sẵn cho mình đường lui.

9. Vịt thấy chim nhạn bay cao trên bầu trời tự do tự tại, cảm thấy bản thân mình cũng chẳng thua kém điều gì, chân tay lông cánh đủ cả sao lại không thể bay? Thế là vịt đi lên vách đá gieo mình xuống, bay được vài mét rồi rơi xuống vách đá, nửa người bầm dập, chân què cánh gãy:

Trước lúc chuẩn bị đầy đủ thì đừng đi thử sức mình với một lĩnh vực hoàn toàn mới lạ.

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Image

Bức thư tuyệt mệnh của người mẹ 80 tuổi ‘hối hận vì đẻ 4 con trai’

Bức thư cuối đời của người mẹ 80 tuổi ở Trung Quốc viết gửi con trai được đăng tải trên People’s Daily làm nhiều người bật khóc.


“Con trai,

Hôm nay, ngày 6 tháng 6, tôi đã qua tuổi 80, có nghĩa là, tôi đã sống được 80 năm.

Trong một thời gian dài như vậy, tôi đã sinh ra 4 đứa con, và nuôi thêm 8 đứa cháu. Thế nên, tôi đã đủ già để hiểu nhiều thứ.

Vài năm trước, sau khi cha các anh qua đời, tôi rõ ràng cảm thấy rằng các anh thiếu kiên nhẫn với tôi. Tôi thực sự hy vọng rằng con trai tôi có thể đưa tôi về nhà, tôi muốn sống với các con, và tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn.

Qua 2 tháng, trái tim tôi như đóng băng, tôi biết, sẽ không ai sẽ đưa tôi về. Nhưng nếu thực sự quan tâm tới tôi, mỗi người có thể đến nấu cơm cho tôi mỗi tối, thì tôi đã bớt cô đơn đến nhường nào. Thật sự, sống gần hết đời người, điều gì là sợ nhất? Đó chỉ có thể là nỗi cô đơn..

Các anh đã dành đúng một năm chín tháng chăm sóc cho mẹ, khoảng 630 ngày. Là một người mẹ, tôi biết ơn các anh vì nghĩa cử cao đẹp đó.

Sau đó, khuôn mặt của các anh ngày càng trở nên ᙭ấᑌ ᙭í. Các anh đến không có một lời chào, và đi cũng không có một câu nào. Có vẻ như các anh đang bước vào một khách sạn, lướt qua bà già không có một chút thân quen nào trong mắt.

Tôi không muốn xúc phạm bất kỳ ai trong số các anh, mặc dù tôi không ăn của các anh một bữa ăn nào, không mặc quần áo của các anh, thậm chí không tiêu tốn một xu của các anh. Nhưng các anh làm tôi cảm thấy việc các anh đến thăm tôi là một món nợ lớn của tôi với các anh.

Ngay cả khi tôi trở nên lú lẫn, các anh vẫn lặng lẽ bỏ về mỗi tối, không ai trở lại, và đã cho tôi một sự cô đơn đáng sợ.

Ổn thôi, sau tất cả, sau khi cha của các anh qμα đờί, các anh đi cùng tôi trong một năm và chín tháng. Tôi biết ơn vì điều này. Ở phần còn lại của cuộc đời, tôi sẽ đi một mình.

Tôi đã phải vật lộn trong cô đơn hơn hai năm qua. Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của mình, tôi được các anh đến chúc “Sống lâu trăm tuổi!”, tôi cười và nghĩ sống lâu trăm tuổi thật √ô ɖụɲɠ.

Gần đây, trong lòng tôi ngày càng khó chịu hơn. Tôi không nói điều đó, và tôi không biết phải nói gì. Tôi hy vọng rằng вệnн тậт sẽ đưa tôi đi sớm. Một vài ngày trước, tôi đã mơ về cha của các anh. Ông ấy mỉm cười và nhìn tôi và nói, “đi với tôi nhé, bà sẽ không bao giờ cô đơn nữa”.

Tôi rất biết ơn tình yêu của ông ấy trong cuộc đời này, và tôi biết ơn sự đồng hành trong 630 ngày của các anh.

Tôi bị đau tim. Tôi hiểu rằng ngày ấy đang đến, vì vậy tôi đã viết lá thư này.

Tóc tôi bạc hết rồi, tôi thề với mái tóc trắng của tôi rằng, tôi thực sự đánh giá cao những gì các anh làm. Nhưng ngoài câu này, tôi còn có một điều nữa để nói: Tôi rất hối hận khi đẻ ra các anh, nếu có kiếp sau, tôi không muốn nhìn thấy các anh nữa.

Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng cả 4 người sẽ hạnh phúc trong những năm tháng sau này, sẽ không bị bỏ rơi bởi 8 đứa con của mình.

Sau lá thư này, tôi muốn dừng lại tất cả…”

Sau một vài ngày, người phụ nữ nhắm mắt xuôi tay một cách bình yên trên giường, cầm trong tay bức ảnh duy nhất của bà và chồng.

The 80-year-old's suicide note 'regretted giving birth to four sons'

Trọng Nghĩa
03/11/2018 03:11

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Image

Tại sao đạo đức tan hoang?


Sự tuột dốc đạo đức không có điểm dừng. Không chỉ những giá trị căn bản nhất của đạo đức đang thoái hóa mà thậm chí tình người cũng cạn kiệt. Sự khủng hoảng đạo đức đang trở nên điên loạn. Chừng nào nguyên nhân sâu xa cuộc khủng hoảng làm tê liệt và tàn phá xã hội này còn chưa dám thừa nhận thì vấn đề “chấn chỉnh” đạo đức không bao giờ có thể khôi phục.

Đạo đức rơi từng mảng như một bức tường mục nát. Đạo đức đang lao xuống vực như chiếc xe không phanh. Chưa bao giờ xã hội Việt Nam tan nát đến nhường này. Mọi cái xấu và cái ác tuôn ra ào ạt với mức độ vô phương kiểm soát. Cái xấu này kéo theo cái ác khác. Cái ác đang rất thèm khát thể hiện hung tính của nó. Cái ác trở thành đặc tính nổi trội trong một xã hội hỗn loạn không kỷ cương.

Chỉ vì “nhìn đểu”, nạn nhân có thể bị chém chết tức thì. Con giết cha, trò đánh thầy, cô giáo “tra tấn” học sinh, bệnh nhân nện bác sĩ, “quan làng” hà hiếp người dân…, tất cả xảy ra như cơm bữa. Một xã hội ngày nào cũng được cung cấp một “thực đơn” như vậy thì con người sẽ biến thành gì?

Con người sẽ chỉ trở nên ác hơn. Cứ sau một sự việc kinh thiên động địa, chẳng hạn cô giáo cho học trò uống nước giẻ lau bảng hoặc cô giáo phạt “bạt tay hội đồng”, phản ứng xã hội luôn kinh khủng. “Giết chết cả họ nhà con mụ ấy đi! Con này mà rơi vào tay tao thì tao băm từng mảnh!…” – đó là “ý kiến” của đa số dư luận. Tại sao hiện tượng “ác mồm, ác miệng” mỗi lúc mỗi phổ biến? Tại sao con người lại trở nên hung dữ hơn?

Lý do trong mọi lý do là công lý đã bị chính quyền chà đạp đến mức chẳng ai còn tin vào sự phán xét và trừng trị của pháp luật. Trong một xã hội “vô pháp, vô thiên”, người dân sẽ có khuynh hướng cho mình quyền phán xét và quyền trừng phạt. Trong một xã hội mà công lý thường xuyên đóng vai một tên hề trơ trẽn thì quyền phán xét không còn thuộc về những kẻ ngồi xổm lên đầu nhân dân và đùa bỡn với công lý.

Trong một đất nước mà ngày càng có nhiều trường hợp chết trong đồn công an mà không bao giờ được điều tra và xử tội trong khi công an chẳng khác gì một tổ chức côn đồ khoác áo chính quyền thì tâm lý giận dữ và thù hằn càng thêm dồn nén. Trong một đất nước mà kẻ trộm con vịt bị xử 7 năm tù trong khi vô số kẻ cắp hàng tỷ lại được “phê bình kiểm điểm” thì sự phẫn nộ người dân trút lên đầu bất cứ ai gây ra bất kỳ hành động tàn ác nào là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Đó là sự xả tràn của vô số ức chế thường trực và luôn trong trạng thái chực chờ nổ tung.

Dầu dường như chưa bao giờ thiếu để châm vào lửa trên đất nước này. Xã hội và những gì xảy ra hàng ngày luôn “cung cấp” thừa ngòi nổ, từ những tiêu cực trong giáo dục đến những tai ương môi trường, từ những phát biểu nhảm nhí đến thái độ im lặng trong những trường hợp mà người dân cần chính quyền lên tiếng. Còn nữa, trong một đất nước mà chính quyền thường xuyên thể hiện bộ mặt đạo đức giả của nó thì làm sao có thể kỳ vọng xã hội tử tế và đạo đức?

Sự tan nát đạo đức xã hội thật ra không thể loại trừ yếu tố chính trị. Nếu không dám đề cập đến chính sách giáo dục trong đường lối cai trị – đề cao “con người mới XHCN” hơn là văn hóa và đạo đức, đề cao việc trung thành với Đảng hơn là gắn bó với những giá trị đạo đức truyền thống – thì những “mổ xẻ” về việc đạo đức xuống cấp chỉ là hành động tương tự vớt lớp váng trên bề mặt của một cái ao tù nước đọng gây ô nhiễm xã hội từ những cặn bã hôi thối nằm sâu dưới đáy.

Đừng tránh né mà phải thừa nhận rằng chính đường lối cai trị cộng sản đã đập nát các giá trị đạo đức truyền thống, ngay từ những ngày đầu của lịch sử cộng sản. Những trận mưa dầm rỉ rả tuyên truyền cùng chính sách xây dựng “xã hội mới XHCN”, trong khi phủ nhận và triệt tiêu nhiều giá trị đạo đức căn bản, đã làm trốc gốc và gãy đổ những giá trị đạo đức vốn ngạo nghễ cả ngàn năm.

Khi mọi thứ được “Đảng trị” và “Đảng hóa”, kể cả tôn giáo, thì vị trí của những giá trị khác, trong đó có giá trị đạo đức, phải lùi lại và thậm chí bị vất đi. Cộng sản và cái gọi là “XHCN” của họ chẳng khác gì đám sâu đục khoét và tàn phá những cây cổ thụ đạo đức. Chẳng phải tự nhiên mà sự xuống cấp đạo đức của xã hội Việt Nam hiển hiện y hệt xã hội của “nước anh em” Trung Quốc.

Chính quyền làm gì để chấn chỉnh đạo đức? Trong phiên chất vấn Quốc hội ngày 30-10-2018, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu: “Bộ Văn hóa đã tham mưu Trung ương Đảng ban hành nghị quyết 33 về xây dựng phát triển văn hóa con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Bộ cũng trình Chính phủ ban hành nghị định 110 về quản lý tổ chức lễ hội; nghị định 122 quy định xét tặng danh hiệu gia đình, thôn, bản, ấp văn hóa… Bộ Văn hóa cũng đề ra nhiều giải pháp để phát huy sứ mệnh của văn học nghệ thuật, vai trò của văn nghệ sĩ; tăng cường phối hợp liên ngành trong giáo dục đạo đức lối sống…”. Đó chẳng phải là giải pháp. Những điều đó chưa bao giờ là giải pháp. Mô hình “làng văn hóa”, “phường văn hóa”… chưa bao giờ đóng góp cho việc xây dựng đạo đức xã hội. Sự xuống cấp của đạo đức xảy ra cùng thời với sự bùng nổ những mô hình và cách thức “xây dựng văn hóa” này, từ Bắc xuống Nam…

Sau năm 1975, băngrôn quen thuộc của các trường học miền Nam “Tiên học lễ, học hậu văn” đã được thay bằng “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Người ta đã trồng ra những gì? Với đà tuột dốc thê thảm này, mất bao lâu nữa mới có thể khôi phục lại đạo đức, trong khi “trăm năm trồng người”, chỉ trong vài thập niên, đã mang đến những kết quả kinh khủng, tạo ra vô số cỏ dại và cỏ độc gây ung nhọt lở loét khắp cơ thể xã hội, trong khi một trong những thủ phạm chính gây ra việc hư hỏng đạo đức lại đang được trông chờ và “tham mưu” để cứu vãn đạo đức. Trong cái tổ chức gọi là “Trung ương Đảng” mà Bộ Văn hóa đang cần “tham mưu”, có bao nhiêu người đủ phẩm chất đạo đức và tư cách đạo đức để điều chỉnh lại sự sụp đổ đạo đức? Nóc còn hỏng làm sao có thể chữa nhà dột!

Điều mà Bộ Văn hóa cần “tham mưu Trung ương Đảng” là phải thay đổi chính sách giáo dục, phải lột bộ da chính trị ra khỏi cơ thể giáo dục, phải đập nát bộ máy giáo dục để xây lại hệ thống giáo dục từ đầu, lấy triết lý nhân bản làm trung tâm chứ không phải “con người XHCN”.

Bộ Văn hóa cũng cần “tham mưu Trung ương Đảng” việc cần giảm liều lượng sợ hãi trước cái gọi là “suy thoái tư tưởng và đạo đức cách mạng” trong cuộc chấn chỉnh Đảng, vì chẳng đảng cai trị nào có thể đứng vững và chẳng đất nước nào có thể đứng lên nếu nền giáo dục của nó bất thành trong việc tạo ra những cái phanh chặn lại sự tuột dốc của đạo đức.


Mạnh Kim.

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

Image

Cho dù bạn chọn ghế hạng nhất hay hạng phổ thông thì khi máy bay hạ cánh, bạn cũng phải bước xuống

Trên mạng xã hội nhiều ngày nay, rất nhiều người lan truyền bức thư của Steve Jobs trước khi mất. Cha đẻ của Apple đã qua đời vào năm 2011 vì căn bệnh ung thư tuyến tụy khi ông 56 tuổi. Bức thư này tuy chưa được xác nhận có phải do Jobs viết hay không nhưng nó đã truyền cảm hứng sống tới cho rất nhiều người, đặc biệt là cách làm sao để sống hạnh phúc.

“Tôi đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong thế giới kinh doanh. Trong mắt của người khác, cuộc sống của tôi là một mẫu mực của sự thành công.
Tuy nhiên, ngoài công việc, tôi có rất ít niềm vui. Cuối cùng, sự giàu có chỉ là một thực tế của cuộc sống mà tôi phải làm quen với nó.
Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhớ lại toàn bộ cuộc sống của tôi, tôi nhận ra rằng tất cả các công nhận và sự giàu có mà tôi mất rất nhiều nhiều năm tháng tuổi trẻ để có niềm tự hào đó, đã dần và trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra.
Bạn có thể thuê ai đó làm người lái xe cho bạn, kiếm tiền cho bạn, nhưng bạn không thể có một người nào đó phải chịu bệnh tật cho bạn.
Vật chất bị mất có thể được tìm thấy. Nhưng có một điều mà không bao giờ có thể được tìm thấy khi nó bị mất – “CUỘC ĐỜI BẠN”.
Khi một người đi vào phòng mổ, anh sẽ nhận ra rằng có một cuốn sách mà anh ta vẫn chưa hoàn thành việc đọc – “CUỐN SÁCH SỨC KHỎE CỦA CUỘC SỐNG ĐÃ BAN”.
Cho dù giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đang ở có huy hoàng tới mức nào, với sự tàn phá của thời gian, chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngày đi xuống trầm trọng.
Hãy trân trọng tình yêu cho gia đình bạn, tình yêu dành cho người bạn đời của bạn, tình yêu cho bạn bè…

Khi chúng ta già đi, cũng là lúc chúng ta trở nên khôn ngoan hơn với cuộc đời, từ đó mà dễ dàng nhận ra:
Một chiếc đồng hồ mệnh giá 300 USD hay 30 USD thì suy cho cùng, kim giờ kim phút cũng chỉ cùng một thời gian.
Một chiếc túi xách mệnh giá 300 USD hay 30 USD thì suy cho cùng, số tiền bên trong đều có cùng giá trị như nhau.
Một chiếc xe ô tô mệnh giá 150.000 USD hay 30.000 USD thì suy cho cùng, con đường, khoảng cách và địa điểm cuối cùng chúng ta đi đều giống nhau.
Một chai rượu vang mệnh giá 300 USD hay 10 USD thì suy cho cùng, say rượu vẫn chỉ là đau đầu và nôn mửa.
Một ngôi nhà rộng 300 hay 300 mét vuông thì suy cho cùng, nỗi cô đơn có thế nào vẫn cứ tồn tại.
Một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra hạnh phúc thực sự không đến từ vật chất.
Cho dù bạn chọn ghế hạng nhất hay hạng phổ thông thì khi máy bay hạ cánh, bạn cũng phải bước xuống.
Vì vậy, tôi hi vọng bạn nhận ra khi nào bạn còn có bạn bè, người thân bên cạnh để cùng trò chuyện, nói cười, vui vẻ đàn hát với nhau, tám đủ thứ trên trời dưới biển… thì lúc ấy là lúc hạnh phúc thực sự.

Năm sự thật bắt buộc phải chấp nhận trong cuộc sống:

1. Đừng giáo dục con trẻ phải trở nên giàu có trong tương lai. Hãy dạy chúng cách để luôn hạnh phúc. Như vậy, khi lớn lên, chúng sẽ biết được giá trị thật của từng thứ không phải dựa trên mệnh giá đồng tiền.
2. Đừng nhịn ăn. Hãy ăn như thể đó là thứ thuốc quý giá nhất dành cho cơ thể bạn. Nếu không, bạn sẽ thật sự phải “ăn” thuốc như ăn thức ăn vậy.
3. Người thực sự yêu thương bạn sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn dù ở bất kì hoàn cảnh nào hay dù bạn có nói 100 lý do để họ từ bỏ bạn đến thế nào đi chăng nữa.
4. Khác biệt giữa con người và làm người là rất lớn. Nhưng không phải ai cũng hiểu được.
5. Khi bạn sinh ra, chắc chắn bạn nhận được tình yêu thương. Khi bạn chết đi, có thể bạn sẽ nhận được tình yêu thương. Giữa khoảng thời gian đó, bạn phải biết cách xoay sở làm sao để biết cách sống.
Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nhưng nếu muốn đi xa, hãy đi cùng nhau.
Sáu bác sĩ tốt nhất trên thế giới:

1. Ánh nắng
2. Nghỉ ngơi
3. Tập thể dục
4. Chế độ ăn
5. Tự tin
6. Bạn bè


Hãy ghi nhớ những điều này thật kĩ để có một cuộc sống tốt hơn.
Cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với bạn.”

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT HẾT CÔNG DỤNG CỦA MUỐI.


Xem mẹo nhỏ dưới đây, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên. Muối có nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống.

RÃ ĐÔNG NHANH CHÓNG
Lấy thịt từ trong ngăn đá tủ lạnh ra, chỉ cần một chiêu này, rã đông nhanh hơn 10 lần so với bình thường.

Cho thịt đông vào ngâm trong nước, thêm vào ít muối, chỉ vậy là được!

Cá đông, thịt đông khi ngâm trong nước muối, không chỉ rã đông nhanh chóng, còn rất an toàn. Ngoài ra bạn có thể cho thêm một ít gừng để thức ăn tươi ngon trở lại.

Mẹo 1: TRÁNH DẦU BẮN TUNG TOÉ KHI NẤU NƯỚNG
Khi chiên thức ăn, cho vào ít muối, không chỉ tránh được việc dầu bắn lên tung tóe, còn khiến cho thức ăn thêm mùi thơm phức.

Mẹo 2: RỬA SẠCH THUỐC TRỪ SÂU CÒN LẠI TRÊN TRÁI CÂY
Khi rửa trái cây thêm vào ít muối xát khắp vỏ, có tác dụng loại bỏ thuốc trừ sâu còn sót lại trên vỏ trái cây.

Mẹo 3: NUÔI CÁ SỐNG LÂU HƠN
Trong hồ cá, cho vào một ít muối không chứa i-ốt, có thể giúp tăng tuổi thọ cho cá.

Mẹo 4: CHẢI RĂNG DIỆT KHUẨN
Thêm ít muối vào kem đánh răng khi chải răng, có tác dụng diệt vi khuẩn trong vòm miệng.

Mẹo 5: GIẶT ÁO KHÔNG RA MÀU
Quần jean mới mua đem ngâm trong nước muối, giúp giảm việc bị ra màu khi giặt.

Mẹo 6: TẨY VẾT Ố CỦA TRÀ
Ly bị bám vết ố của trà? Dùng muối xát nhẹ, đảm bảo ly sạch như mới.

Mẹo 7: LÀM SẠCH BÀN ỦI
Cho lượng lớn muối lên trên mặt giấy sáp, sau đó đặt bàn ủi nóng lên giấy sáp ủi đi ủi lại vài lần, những vết bẩn bám trên đế bàn ủi sẽ rơi ra hết.

Mẹo 8: LÀM THỨC UỐNG LẠNH NHANH
Thức uống quá nóng? Để vào tủ lạnh thì rất lâu mới lạnh? Đừng lo lắng, chỉ cần cho một ít muối vào thùng nước đá, sau đó cho thức uống vào ướp trong thùng là rất nhanh, bạn sẽ có một lon nước mát lạnh.

Mẹo 9: DỌN SẠCH TRỨNG VỤN
Trứng gà rơi xuống đất vỡ ra, trên đất nhờn nhợt lòng đỏ lòng trắng, không cẩn thận là làm vết nhờn nhợt này sẽ dính đầy mặt đất, làm sao đây? Chỉ cần rắc muối lên đống bầy hầy đó, đợi trong 10 phút, sẽ dễ dàng dọn sạch.

Mẹo 10: RỬA SẠCH VẾT DẦU MỠ TRÊN CHẢO
Rắc muối lên vết dầu mỡ, thêm nước vào ngâm trong 10 phút, vết dầu mỡ sẽ dễ dàng được rửa sạch.

Mẹo 11: KHỬ VẾT ẨM MỐC CỦA KHĂN
Thời tiết ẩm thấp, khăn và quần áo để lâu không dùng đến sẽ có vết ẩm mốc, thậm chí có mùi nữa. Pha nước cốt chanh và muối thành một dung dịch đặc, nhỏ lên vết ẩm mốc, chà xát nhiều lần, đem phơi khô dưới nắng. Nếu muốn kết quả tốt hơn, nên giặt lại một lần.

Mẹo 12: TỰ LÀM CHẤT THÔNG CỐNG
Ống nước trong nhà bị nghẽn? Ta hãy cũng nhau tự tạo chất thông cống nào, pha ¼ ly Baking Soda và ¼ ly muối trộn đều, đổ vào trong ống nước, đổ tiếp ½ ly giấm trắng, đợi 15 phút, đổ vào một bình nước đun sôi để nguội, xong! (Nhớ đeo găng tay khi làm).

Mẹo 13: TẨY VẾT RƯỢU VANG
Rắc muối lên ngay tại vị trí mới vừa bị rượu vang làm bẩn, đợi 5 phút hơn, đổ nước lạnh vào xát nhẹ đến khi vết rượu biến mất.

Mẹo 14: TẨY SẠCH MIẾNG CHÙI NỒI BỊ DƠ
Vừa mới rửa xong nồi, phát hiện các vết bẩn đều bám lên miếng chùi nồi hết rồi, không sao, pha một hỗn hợp muối và nước theo tỷ lệ 2 ly nước và ¼ ly muối trộn đều, ngâm miếng chùi nồi một đêm, sang ngày hôm sau là sạch bong.

Mẹo 15: LÀM SẠCH NHỚT
Không thể cho thớt vào trong máy rửa chén để rửa, nhưng bạn có thể dùng nước nóng, muối và nước cốt chanh để tẩy rửa, hiệu quả tuyệt vời đấy.

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Người Việt Hải Ngoại Ăn 2 Tết
Vi Anh

Địa lý, nhân văn thay đổi thì phong hoá cũng đổi thay phần nào. Người Việt Hải ngoại chúng ta ở hải ngoại ăn hai cái Tết. Tết Tây theo Dương Lịch và Tết Ta theo Âm Lịch. Tết Tây vào 1 tháng 1 năm 2019, và Tết Ta là Tết Nguyên Đán Năm Kỷ Hợi ngày Mùng 1 Âm Lịch nhằm ngày 5 tháng 2 năm 2019 Dương lịch. Hai cái Tết Tây và Tết Ta này nữa là Tết thứ 43 của người Việt Nam Hải Ngoại. Và cũng là cái Tết Ta 43 năm người Việt di tản ra hải ngoại để tìm tự do sau khi nước nhà VN bị CS cưỡng chiếm.

Như mọi năm, gia đình người Việt Hải ngoại, các cơ quan đoàn thể chánh trị, văn hóa, xã hội, và truyền thông đại chúng của Việt Nam Hải Ngoại ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu cùng ăn Tết Tây và sắp ăn Tết Tây và Tết Ta năm nay là Tết thứ 43 là Tết của niềm tin vững mạnh, hy vọng vươn lên cao từ cuộc hành trình đầy gian khổ nhưng nhiều vinh quang, sau cuộc di tản tỵ nạn CS, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nước nhà VN. Niềm tin ấy, niềm tin của người Việt Nam Cộng Hoà di tản ra hải ngoại tìm tự do, dân chủ đã thành hiện thực do cảm nghĩ thuộc về nhau (sense of belongings) và niềm tin và hy vọng khi ra đi.

Một Việt Nam Hải ngoại đã thành hình như Pháp Quốc Hải Ngoại mà người Pháp đã thành lập bằng tinh thần và vật chất là quyền lực mềm và nơi qui tụ người Pháp yêu nước làm thế lực chống Đức Quốc xã độc tài quân phiệt đã tạm thời chiếm cứ đất mẹ La France, Pháp quốc.

Hơn 43 năm gần 4 triệu người Việt đã gạt nước mắt rời bỏ quê nhà đi tỵ nạn CS trên 80 quốc gia, trải rộng khắp năm châu, bốn biển. Tất cả không sống được với CS ở VN, nên đem hồn thiêng sông núi VN theo sống với cộng đồng, sống trong tâm tư người Việt ở hải ngoại. Nên tất cả cùng ăn Giáng Sinh vừa lễ đạo, vừa lễ đời và Tết Tây với người sở tại. Và người Việt cũng đồng loạt, đồng lòng tổ chức ngày Tết cổ truyền, theo Âm Lịch của quốc gia dân tộc Việt. Có chợ Tết, có báo Xuân, có pháo, có lân, có hoa mai, hoa đào, bánh chưng, bánh tét, bao lì xì, thiệp chúc Tết.

43 năm theo qui ước xã hội học là hơn một thế hệ 30 năm. Nhưng đối với người Việt tỵ nạn CS, đó là cả ba thế hệ - thế thứ nhứt, một rưỡi, thứ hai và thứ ba chụm lại, cùng biến đau thương xa quê cha đất tổ thành niềm tin và hy vọng, thành hành động vươn lên nơi quê hương thứ hai và vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, ở quốc gia định cư và ở nước nhà VN.

Đau thương gian khổ qua 8 giai đoạn của cuộc hành trình: Di tản, Vượt biên, ODP, đi bán chánh thức, HO, Con cái HO, Hồi Hương. Đó là máu, nước mắt, mồ hôi, vui buồn, vinh nhục, sướng khổ, thành bại, chết sống của ba thế hệ, là sự nghiệp chung và lớn của quần chúng, là giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc Việt. Ông Trời cũng không thể đổi được sự kiện lịch sử này. CS không thể và không bao giờ che dấu được cuộc di tản này. Nên từ chỗ CSVN ban đầu buộc người “vượt biên” là “tội phản quốc, phản động, phản cách mạng” và chỉ một hai thập niên sau phải tâng bốc là “khúc ruột ngàn dặm của quê hương, Việt Kiều yêu nước, bộ phận dân tộc không thể tách rời được.”

Máu xương, nước mắt, mồ hôi, gian nguy, khốn khổ, số người nhiều, và dặm đường xa, hoàn cảnh khó hơn cuộc di tản của dân Do Thái ra khỏi Cổ Ai Cập, trước Chúa Ky tô giáng sinh. Cuộc di tản của người Việt đã làm lương tâm Nhân Loại chấn động, cộng đồng thế giới bàng hoàng. Liên Hiệp Quốc xem công tác giúp người Việt vượt biên, ra đi trong vòng trật tự là một công tác lớn nhứt thế kỷ của mình. Hầu hết các siêu cường trên thế giới, đặc biệt thuộc văn minh Tây Phương đều có nhận cho người Việt tỵ nạn CS đến định cư. Nước Mỹ là nước dang tay ra đón người Việt tỵ nạn CS nhiều nhứt. Trong thế giới sử, chưa có một nước đồng minh nào như Mỹ, sau mấy chục năm chiến tranh chấm dứt mà còn cứu khổn phò nguy, cho định cư những đồng đội, đồng minh và gia đình sa cơ thất thế.

Nhưng 43 năm cuộc hành trình ấy cũng đầy vinh quang, làm vẻ vang dân Việt, tạo nên niềm vui dân Việt. Một dân tộc VN yêu tự do, dân chủ, xây dựng nhân quyền đã rõ rệt trưởng thành trong lòng văn minh Tây Phương, trải dài từ Tây Âu, sang Bắc Mỹ, từ Nhựt xuống Úc Châu. Một VN Hải Ngoại (Việt Nam d'Outre Mer) đã thành hình, như một nước Pháp Hải Ngoại (France d' Outre- Mer) trong thời Đức Quốc Xã tạm chiếm nước Pháp, đã đấu tranh, chiến đấu đem lại tự do, dân chủ cho nước nhà và đồng bào bị Đức Quốc xã thống trị.

Về chánh trị, thế quốc tế của VN Hải Ngoại mạnh hơn của chế độ CS Hà nội vì Quốc Hội Liên Âu, Mỹ, Úc, trái tim của nhân dân và chánh quyền tiến bộ các nước tự do, dân chủ trên thế giới đứng về phía chánh nghĩa đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN của người Việt Hải Ngoại, trong thời đại kinh tế toàn cầu và dân chủ hóa hoàn vũ được văn minh Tin Học yểm trợ. Quốc kỳ VN Cộng Hòa đã được nhiều chánh quyền địa phương, tiểu bang, quận hạt, thành thị Mỹ công nhận như biểu tượng tự do, dân chủ của người Mỹ gốc Việt. Người Việt tại nhiều nước trên thế giới đã đi vào dòng chánh chánh trị, chánh quyền, khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, nghệ thuật thứ bảy, truyền thông của Tây Phương.

Về kinh tế, 43 năm ở hải ngoại, người Việt đã vượt qua thời kỳ chân ướt chân ráo nơi quê mới, một cách thần kỳ.Tự do, dân chủ rõ rệt là điều kiện tiên quyết của phát triển kinh tế, chánh trị. Người Việt hải ngoại luôn nghĩ đến đồng bào còn nằm trong gọng kềm CS. Mỗi năm người Việt Hải Ngoại chỉ gởi cho không, để giúp bà con cô bác, bạn bè – chơi chơi thôi – cả chục tỷ Đô la. Theo Ngân Hàng Thế giới trung bình một người Việt trong nước tiền lương chưa đến 450 Đô/năm.

Về văn hóa, xã hội, tại Mỹ cũng như tại Tây Âu, Úc Châu, tuy chưa có số thống kê khoa học, con số ước lượng người Việt Hải Ngoại tốt nghiệp đại học 4 năm trên 25% dân số hải ngoại. Hầu hết gia đình người Việt hải ngoại đều có người tốt nghiệp đại học 4 năm hay cao hơn. Chất xám của người Việt Hải Ngoại là cái mà CS Hà nội thèm muốn nhứt, nhưng dù khan cổ gọi mời, trí thức VN Hải Ngoại đi VN thăm quê hương, thăm người thân thì có, ở lại với CS thì không.

Tiếng Việt hải ngoại đã tiến triển theo dòng tiến hóa của ngôn ngữ, tiếp nối dòng ngôn ngữ Việt của bao thời kỳ độc lập VN, Ngô, Đinh, Lê, Lý,Trần, Lê, Nguyễn, Đệ nhứt, Đệ Nhị Cộng Hòa, và vẫn trường tồn và phát triển sau 3 lần Bắc Thuộc, 1 lần Pháp Thuộc, và CS đọa đày. Tiếng Việt Hải ngoại biến “từ của CS” như “hồ hỡi, phấn khởi, sô vanh, ưu việt, đồng tình”, thành tử ngữ. Đồng thời phát huy thêm những chữ nghĩa liên quan đến chánh trị tự do, dân chủ và khoa học kỹ thuật là những chữ VN còn thiếu vì hoàn cảnh lịch sử và chiến tranh của nước nhà trước năm 1975.

Ăn Tết năm thứ 43 này, người Việt Hải Ngoại tự xét một cách nghiêm khắc, khách quan nhưng đầy tin tưởng lạc quan. Niềm vui và hy vọng vươn lên với niềm tin sẽ hoàn thành lời hứa đem lại tự do, dân chủ cho đồng bào còn bị kẹt ở lại, lúc gạt nước mắt rời đất nước ra đi. Công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN ngày càng tiến vững, mạnh thêm./.(VA)

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Image

Tuổi già

Lời giới thiệu:

Tự dưng tôi nghĩ ngợi về tuổi già khi thấy bà mẹ vợ tôi ở tuổi 88 chỉ trong vòng vài tháng nay quên (do Bệnh Lú Lẫn - Dementia!?)
không còn nhớ hay nhận ra con ruột của mình là ai? Tên gì?
Và tệ hơn nữa là Bà Cụ không biết chính mình là ai?
Không thể nhớ tên mình là gì để ký tên trên “check books” trả bills; và không biết phải uống thuốc (medications) là gì để chữa đủ các bệnh già?

Bài viết này cố gắng trình bày 2 chuyện:

Các vấn đề chung quanh tuổi già.
Sự quan trọng của tuổi già.

Trần Văn Giang
----------------------------------------------------------------------------------

Tôi nhớ lại lúc còn học lớp 12 (đệ nhất) trung học ở Sài gòn trước năm 1975, lớp triết học đầu tiên có dạy về sách suy luận gọi là “Tam Đoạn Luận.” Trong đó ông Thầy dạy Triết đã cho một thí dụ rất “oái oăm” qua 3 câu ngắn liên quan đến cách suy diễn về sự chết của con người và dùng ngay tên cúng cơm của đại triết gia Hy lạp cổ Socrates:

“Mọi người đều phải chết
Socrates là người
Socrates phải chết…”

Đúng như ý nghĩa của “Tam Đoạn Luận” này! Tuổi già (và sự chết) là chuyện tự nhiên không ai tránh khỏi. Khi còn trẻ thì mọi người chúng ta sinh con; nuôi nấng cho lớn khôn, giúp đỡ con cái về vật chất cũng như tinh thần từ lúc con sinh ra cho đến khi… mãn kiếp. Nhưng con cái phần lớn không để ý (hay quên?! Mắc “Dementia” từ bé?) tới những cố gắng này của bố mẹ; kể cả khi con cái là những người rất thành công trên đường đời. Người già đến khi kiệt sức là lúc cần sự giúp đỡ của con cái thì được con cái trả lời là: “Tui quá bận rộn với cuộc sống, không có thời giờ đâu mà v..v..”

Mở đầu bài viết, để câu chuyện tuổi già và người già bớt nhàm chán vì có nhiều định luật về tuổi già mà quý vị cao niên đã biết quá rõ rồi, tôi xin kể hai câu chuyện để riêng các bạn trẻ, sồn sồn (chưa già) có dịp đọc và suy gẫm như sau.

Câu chuyện thứ nhất:

Sau khi bố qua đời, người con trai quyết định đưa bà mẹ già vào Viện dưỡng lão với ý định sẽ thỉnh thoảng đến thăm bà cụ ở đây thôi chứ sự bận bịu của cuộc sống không còn cho phép anh ta sống và trông nom bà cụ.

Ngày kia, Viện dưỡng lão gọi điện thoại người con trai báo tin cho biết là sức khỏe bà cụ yếu lắm rồi, sợ khó qua khỏi, xin anh con trai đến gặp gấp. Người con trai đến bên giường bệnh thấy mẹ già nằm im bất động, có lẽ đang thở những hơi cuối cùng của cuộc sống.

Người con trai ghé sát tai bà mẹ và nói:

-“Xin Mẹ cho con biết là con có thể làm gì trong lúc này không?”

Bà mẹ cố gắng thều thào:

-“Nhờ con yêu cầu Viện dưỡng lão gắn thêm vài cái quạt trần nữa; thay cái tủ lạnh đễ giữ thức ăn tốt hơn; cung cấp đầy đủ nước uống trong mùa hè và cho thêm thức ăn vào tủ lạnh. Nhiều đêm đi ngủ mà bụng Mẹ còn đói…”

Thay vì trả lời bà mẹ già, anh con trai lấy làm lạ là mẹ mình chỉ còn sống vài giờ nữa mà sao lại có những yêu cầu thuộc loại “vớ vẩn” như vậy? Anh ta mới hỏi tới:

-“Tai sao Mẹ lại yêu cầu những chuyện như vậy trong khi mẹ sẽ không còn cần nó nữa?”

Bà mẹ già lại thều thào nói:

-“Con yêu. Lời mẹ đang yêu cầu này là cho chính con trong tương lai. Mẹ có thể chịu nóng, chịu đói… nhưng mẹ đã nuôi con và mẹ biết là con không thể chịu đựng được những điều khó chịu như vậy ngay từ lúc con còn bé. Đến hôm nay, con vẫn chưa gặp phải tình trạng bất mãn này trong đời sống; nhưng một ngày mai, khi con già như mẹ thì chưa biết được...”

Đứa con trai trưởng thành nghe mẹ già nói đã phải khóc òa lên:

-“Tại sao con có thể mẹ già, người từng chăm sóc, thương yêu con hơn tất cả những gì trên đời phải sống như vậy??”

Kết luận: Xin bạn bỏ bớt thời giờ bận rộn để chăm sóc bố mẹ già.


Câu chuyện thứ hai:

Một cụ già 80 tuổi ngồi trong phòng khách cùng với đứa con trai 45 tuổi rất đạo mạo. Bỗng nhiên có một con quạ bay đến đậu bên cửa sổ.

Ông bố già hỏi:

-“Con gì vậy con?”

Người con trai trả lời:

-“Thưa bố. Đó là con Quạ.”

Sau một vài phút, người bố già hỏi lần thứ hai:

-“Con gì vậy con?”

-“Con vừa mới trả lời bố là con Quạ mà.”

Sau đó một chút, người bố lại hỏi con trai lần thứ ba:

-“Con gì vậy con?”

Lần này người con trai có vẻ không bằng lòng, trả lời gằn giọng là:

-“Con Quạ. Con Quạ.”

Sau một lát nữa người bố già hỏi lần thứ tư:

-“Con gì vậy con?”

Lần này người con trai không thể dằn sự tức giận được nữa, quát to lên:

-“Tại sao bố cứ hỏi tới hỏi lui hoài vậy? Con đã trả lời rồi: ‘ĐÓ LÀ CON QUẠ.’ Bố có hiểu tiếng Việt không?”

Một lúc sau, ông bố già đi vào phòng lấy một cuốn nhật ký đã phai màu mà ông còn giữ lại từ lúc người con trai mới sinh. Mở vài trang đầu xong, tới một trang kế, ông nhờ người con trai đọc dùm như sau:

“Hôm nay, con trai của tôi đầy 3 tuổi. Hai cha con ngồi trong phòng khách nhìn ra cửa sổ thì thấy có một con quạ đang đậu trên song cửa. Con trai tôi hỏi tôi 23 lần ‘CON GÌ VẬY?’ Tôi trả lời con trai tôi đủ 23 lần ‘ĐÓ LÀ CON QUẠ.’ Tôi ôm con vào lòng mỗi lần nó hỏi tôi ‘CON GÌ VẬY?’ Tôi không hể cảm thấy phiền lòng về sự ngây thơ của con…”

Kết luận: Đừng xem bố mẹ mình như là gánh nặng hay những sự bực bội… Hãy nói chuyện với bố mẹ mình một cách khiêm nhường, hòa nhã và tử tế. Bố mẹ đã sống và kiên nhẫn với con cái từ lúc còn bé. Bố mẹ luôn luôn muốn con cái sống hạnh phúc.


Cuộc đời là một cuộc hành trình trải qua bốn gia đoạn: Sơ sinh, thời thơ ấu, trưởng thành và tuổi già. Tuổi già có thể được đánh dấu từ lúc bắt đầu về hưu (ở tuổi 65 hay 66?) tức là lúc đủ điều kiện lãnh tiền già hay tiền hưu trí; và cũng đủ điều kiện hưởng quy chế “Tiết kiệm dành cho người cao tuổi” (Senior Citizen Discount!)

Thực ra tuổi (con số) không có ý nghĩa gì bởi vì già hay trẻ còn tùy vào sự suy nghĩ của mỗi người. Trong cuộc hành trình cuộc đời, lúc trẻ là lúc chúng ta sử dụng những tài nguyên mà trời ban cho từ sức khỏe, tiền bạc, kiến thức, sự sáng tạo… Đến khi về già là lúc phải chấp nhận và an hưởng. Cố gắng giữ niềm tin và ước vọng đối với tháng ngày sống còn lại; tránh các hoàn cảnh dẫn tới sự cô lập hay cô đơn. Hai thứ độc địa này sẽ cắt ngắn cái tuổi già sớm hơn.

Một ngày kia, tôi đến thăm một người bạn già sống “trơ thân cụ” mặc dù có 8 người con đều trưởng thành, thành tài, sống rải rác ở trên khắp nước Mỹ. Ông bạn than phiền:

-“Anh còn nhớ căn nhà này trước đầy tiếng cười nói của đàn con của tôi 8 đứa. Bây giờ tôi phải sống lui hui chỉ có một mình! Kể cũng tủi thật!”

Tôi an ủi:

-“Anh đừng có nản! Anh không bao giờ sống một mình trong cô đơn cả. Có Đức Tối Cao luôn luôn ở bên cạnh anh đấy!”

Không phải tuổi già luôn luôn là chuyện buồn, chuyện thất lợi. Tuổi già cho chúng ta các cơ hội để ôn lại những cái sai, cái thật bại của quá khứ; giúp tìm cách hàn gắn lại những liên hệ tình cảm đã bị sứt mẻ, đổ vỡ với người thân trong gia đình cũng như bạn bè – Nhớ lại những lúc mình làm người khác buồn và lúc người khác làm mình buồn.

Nên biết, người già thường có 3 cái lo sợ:

Chết.
Bị bỏ quên.
Trở thành gánh nặng cho người khác.


Tôi xin đề nghị cách để người già có thể tránh được các nỗi sợ này như sau:

Thứ nhất, người có đức tin tôn giáo không sợ chết. Chết chỉ là một “sự thay đổi” chứ không phải là “hết/ hay chấm dứt.” Con người có phấn xác và phần hồn. Chỉ có phần xác chết; còn phần hồn sẽ trở về Nước Chúa Vĩnh Cửu hay Vãng Sanh Tịnh độ… Thánh Therese of Lisieux có nói: “Sự chết là con đường thật đẹp dẫn đến thiên đàng.” (Death is the magnificent gateway to Paradise).

Thứ hai, Không làm gì phải sợ bị bỏ quên; ngoại trừ người già tự ý nhất định muốn bị bỏ quên thì tôi đành chịu! Bởi vì người già có nhiều thời giờ, thành ra có rất nhiều người, nhiều tổ chức cần sự đóng góp công sức của họ. Ở ngoài xã hội thì có các hội thiện nguyện, “Soup Kitchens,” các mục vụ của nhà thờ; các việc công quả ở chùa, đền thờ v..v.. Ở trong phạm vi gia đình (ở nhà) thì các con các cháu luôn luôn cần sự giúp đỡ của ông bà để giữ nhà, chăm sóc đưa đón con trẻ còn nhỏ, trong lúc phải con cháu phải đi làm kiếm sống trong hoàn cảnh chật vật mà không đủ phương tiện tài chính để thuê người chăm sóc hay đem gởi con nhỏ ở các nhà trẻ tốn kém.

Thứ ba, lúc còn trẻ phải sống cần kiệm không hoang phí để khi về già có thể tự sống với “tiền để dành” (saving) cũng như trợ cấp hưu trí giới hạn của chính mình. Có thể dùng tiền tiết kiệm của mình để sống trong cơ sở khang trang, không cần phải tráng lệ, dành riêng cho người cao niên có khả năng tài chánh tối thiểu. Con cháu nếu có muốn giúp thêm thì rất quý; nhưng nếu đã có dự tính từ trước là cố sống “độc lập, tự lo hạnh phúc” thì dầu sao cũng khó có thể trở thành gánh nặng của người khác, kể cả con cháu.

Vài lời thô thiển.

Trần Văn Giang
Orange, ngày 4 tháng 1 năm 2019.

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Trên thế gian này, người cô độc nhất là cha,
được ca tụng ít nhất cũng là cha
Tục ngữ nói: “Công cha như núi Thái Sơn”, núi kia cao ngút lại âm thầm, sừng sững mà ẩn mình trong khói sương.
Núi kia chất phác giản đơn lại ẩn chứa bao bí ẩn diệu kỳ. Núi chỉ có cỏ cây đất đá thô kệch nhưng chôn giữ trong lòng bao kho báu.
Cha là người nghiêm khắc nhất, cũng là người cô độc nhất trên đời. Nhưng tình cha sâu nặng, bạn có cảm nhận được không?

Trên thế giới này, người khó hiểu được nhất chính là cha. Một mặt cha dạy bảo con tiết kiệm, mặt khác lại lẳng lặng cho con tiền tiêu vặt. Cha trách mắng con mắc lỗi lầm, trong thâm tâm lại không nỡ thấy con bị trách mắng. Cha chưa từng khen con tài giỏi thế nào, trong thâm tâm lại vô cùng tự hào. Cha không muốn con yêu sớm, trong thâm tâm lại hy vọng tương lai con sẽ có một gia đình hạnh phúc.
Image
Trên thế giới này, người yêu con nhất mà không biểu lộ ra chính là cha.
Trên thế giới này, người yêu con nhất mà không biểu lộ ra chính là cha. Cha vui lòng làm ngựa cho con cưỡi. Cha dám vì con che chắn phong ba.

Trên thế giới này, người gánh vác gánh nặng nhất cho con chính là cha.

Trên thế giới này, người cô độc nhất cũng là cha.

Trải qua nhiều phong ba nhất là cha.

Được ca tụng ít nhất cũng là cha.

Cha ơi!

Sau này, con cũng muốn sẽ nắm bàn tay thô ráp của cha, như cha khi xưa nắm bàn tay nhỏ nhắn của con, để cùng đi bên cha hết quãng đường.
Image Cám ơn cha!

Có nhà thơ khuyết danh viết rằng:

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ,

Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha”.

Trong đường đời muôn lối tất bật ngược xuôi, cuộc sống với bao lo toan bề bộn cuốn trôi, khi ngoảnh đầu lại thì mẹ cha đã như lá úa trên cây, chỉ cơn gió thoảng là rụng rơi về nguồn cội.

Nếu có bao tình cảm yêu thương, săn sóc chưa kịp bày tỏ với mẹ cha, thì hãy tranh thủ thời gian khi lá vẫn còn xanh, chớ để lá vàng rụng rơi rồi mới chìm sâu trong hối tiếc.

Theo Apollo

Post Reply