TIN HOA KỲ
Thăm dò:Mức ủng hộ TT Bush về chuyện Iraq sút giảm
Friday, August 05, 2005
WASHINGTON - Sự ủng hộ của người dân Mỹ về cách thức Tổng Thống Bush điều khiển sự việc Iraq đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, theo một cuộc thăm dò do AP-Ipsos thực hiện phổ biến hôm thứ Sáu 5-8.
Ða số vẫn cho rằng ông Bush là một nhà lãnh đạo cương quyết và dễ mến, mặc dầu sự tự tin của ông càng ngày càng bị nhiều người coi như sự kiêu ngạo.
Mức ủng hộ đối với ông Bush về chuyện Iraq từ trước tới nay vẫn lấp lửng trong khoảng 40%, nay đã xuống tới 38%. Người dân ở các tiểu bang Trung Tây, giới trẻ nam nữ có trình độ trung học hoặc thấp hơn chiếm phần lớn trong số người không còn ủng hộ ông Bush về chuyện Iraq trong 6 tháng qua.
Mức tổn thất nặng nề của quân đội Hoa Kỳ trong những ngày gần đây đã gây nhiều tác động lớn trong tâm lý dân chúng. Riêng ngày thứ Tư, 14 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ thiệt mạng ở thung lũng sông Euphrates trong một vụ gài bom bên đường gây sát thương nặng nề nhất kể từ khi cuộc chiến bùng nổ vào tháng Ba, 2003.
Ông William Anderson, một người cao niên về hưu hiện theo đảng Cộng Hòa ở Fort Worth, Texas, cho biết, ông Bush có “ý định đúng, nhưng ông thực hiện sai đường lối. Iraq là một vấn đề mà mọi người đều cảm thấy băn khoăn. Hiện giờ ở đây ai cũng nói về chuyện đó. Mọi người đồng ý và bất đồng ý với nhau. Liệu rồi có giống như một Việt Nam khác không?”
Những mối lo lắng về Iraq không phải chỉ làm tổn thương uy tín của ông Bush. Chúng có thể trở thành vấn đề lớn trong cuộc bầu cử Quốc Hội năm 2006, và nếu cuộc chiến vẫn kéo dài đến 2008, chúng có thể trở thành một yếu tố cân đo của cử tri khi bầu tổng thống.
Mức ủng hộ tổng quát đối với công việc của ông Bush là 42% so với 55% không ủng hộ. Số người nghĩ rằng ông Bush thành thực đã hơi giảm so với tháng Giêng. Lúc đó 53% cho rằng ông thành thật và 45% cho là không. Bây giờ dư luận dân chúng dường như phân đôi, 48% nghĩ ông thành thật và 50% nghĩ là không.
Có đến gần 2/3 cho rằng ông Bush là một người mạnh mẽ và dễ mến. Bà Cheryl Cheyney, lái xe bus chở học sinh tại Cumming, Ga, thuộc đảng Cộng Hòa cho biết, “Ông ấy rất thành thực trong những điều ông nói. Tôi đồng ý với niềm tin của ông. Ông tin vào Chúa và không sợ tỏ lộ ra như vậy. Ðó là điều quan trọng đối với tôi.”
Nhưng số người coi sự tự tín của ông là kiêu ngạo đã tăng từ 49% hồi tháng Giêng lên 56% hiện nay. Ông Charles Nuutinen, 62 tuổi, cư dân Greenville, Wis, phát biểu, “Quốc gia này là chế độ quân chủ mất rồi. Ông ta đã biến quốc gia thành Saudi Arabia. Ông ấy làm cái gì mà ông ta muốn. Ông không cần biết dân chúng muốn gì.”
Cuộc thăm dò thực hiện với 1,000 người lớn từ 1 đến 3 tháng Tám, với sai số cộng trừ 3%. (DP)
Friday, August 05, 2005
WASHINGTON - Sự ủng hộ của người dân Mỹ về cách thức Tổng Thống Bush điều khiển sự việc Iraq đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, theo một cuộc thăm dò do AP-Ipsos thực hiện phổ biến hôm thứ Sáu 5-8.
Ða số vẫn cho rằng ông Bush là một nhà lãnh đạo cương quyết và dễ mến, mặc dầu sự tự tin của ông càng ngày càng bị nhiều người coi như sự kiêu ngạo.
Mức ủng hộ đối với ông Bush về chuyện Iraq từ trước tới nay vẫn lấp lửng trong khoảng 40%, nay đã xuống tới 38%. Người dân ở các tiểu bang Trung Tây, giới trẻ nam nữ có trình độ trung học hoặc thấp hơn chiếm phần lớn trong số người không còn ủng hộ ông Bush về chuyện Iraq trong 6 tháng qua.
Mức tổn thất nặng nề của quân đội Hoa Kỳ trong những ngày gần đây đã gây nhiều tác động lớn trong tâm lý dân chúng. Riêng ngày thứ Tư, 14 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ thiệt mạng ở thung lũng sông Euphrates trong một vụ gài bom bên đường gây sát thương nặng nề nhất kể từ khi cuộc chiến bùng nổ vào tháng Ba, 2003.
Ông William Anderson, một người cao niên về hưu hiện theo đảng Cộng Hòa ở Fort Worth, Texas, cho biết, ông Bush có “ý định đúng, nhưng ông thực hiện sai đường lối. Iraq là một vấn đề mà mọi người đều cảm thấy băn khoăn. Hiện giờ ở đây ai cũng nói về chuyện đó. Mọi người đồng ý và bất đồng ý với nhau. Liệu rồi có giống như một Việt Nam khác không?”
Những mối lo lắng về Iraq không phải chỉ làm tổn thương uy tín của ông Bush. Chúng có thể trở thành vấn đề lớn trong cuộc bầu cử Quốc Hội năm 2006, và nếu cuộc chiến vẫn kéo dài đến 2008, chúng có thể trở thành một yếu tố cân đo của cử tri khi bầu tổng thống.
Mức ủng hộ tổng quát đối với công việc của ông Bush là 42% so với 55% không ủng hộ. Số người nghĩ rằng ông Bush thành thực đã hơi giảm so với tháng Giêng. Lúc đó 53% cho rằng ông thành thật và 45% cho là không. Bây giờ dư luận dân chúng dường như phân đôi, 48% nghĩ ông thành thật và 50% nghĩ là không.
Có đến gần 2/3 cho rằng ông Bush là một người mạnh mẽ và dễ mến. Bà Cheryl Cheyney, lái xe bus chở học sinh tại Cumming, Ga, thuộc đảng Cộng Hòa cho biết, “Ông ấy rất thành thực trong những điều ông nói. Tôi đồng ý với niềm tin của ông. Ông tin vào Chúa và không sợ tỏ lộ ra như vậy. Ðó là điều quan trọng đối với tôi.”
Nhưng số người coi sự tự tín của ông là kiêu ngạo đã tăng từ 49% hồi tháng Giêng lên 56% hiện nay. Ông Charles Nuutinen, 62 tuổi, cư dân Greenville, Wis, phát biểu, “Quốc gia này là chế độ quân chủ mất rồi. Ông ta đã biến quốc gia thành Saudi Arabia. Ông ấy làm cái gì mà ông ta muốn. Ông không cần biết dân chúng muốn gì.”
Cuộc thăm dò thực hiện với 1,000 người lớn từ 1 đến 3 tháng Tám, với sai số cộng trừ 3%. (DP)
TT Bush cảm thông với bà mẹ có con hy sinh nhưng không rút quân sớm khỏi Iraq
Thursday, August 11, 2005
CRAWFORD, Texas.- Tổng Thống Bush tuyên bố hôm 11 Tháng Tám là ông cảm thông với một bà mẹ có con trai hy sinh tại Iraq và đã cầm đầu một cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày chống lại cuộc chiến tranh Iraq, gần nông trại của Tổng Thống Bush, tuy nhiên ông cho biết sẽ không rút quân Hoa Kỳ ra khỏi Iraq sớm.
Tổng Thống Bush tuyên bố: “Tôi cảm thấy đau khổ trước mỗi cái chết”, trong khi bà Cindy Sheehan vẫn tiếp tục tổ chức cuộc cắm trại phản đối cuộc chiến tranh Iraq tại một nơi cách nông trại của Tổng Thống Bush chừng 5 miles (8 km).
Trong suốt 6 ngày qua, bà Sheehan đã đòi được gặp Tổng Thống Bush để nói về trường hợp người con trai của bà, Casey Austin Sheehan, 24 tuổi, một binh nhất lục quân đã hy sinh trong khi tác chiến tại Baghdad hồi Tháng Tư 2004, chỉ sau 5 ngày đặt chân đến Iraq.
Tổng Thống Bush nói với các phóng viên hiện diện như sau:
“Thật là nát tim tôi khi nghĩ đến một gia đình có người thân hy sinh. Tôi hiểu nỗi đau khổ về sự mất mát đó. Nhưng nếu rút quân về sớm, sẽ là một dấu hiệu không tốt cho quân địch.”
Bà Cindy Sheehan đã bắt đầu cắm trại phản đối dọc theo con đường dẫn đến nông trại của Tổng Thống Bush, từ hồi cuối tuần qua, đòi được gặp Tổng Thống Bush về trường hợp của con trai bà và sẵn sàng lưu lại nơi đây cho đến hết thời gian nghỉ hè tại Texas của Tổng Thống Bush, sẽ chỉ kết thúc vào cuối tháng này.
Tính đến ngày Thứ Năm 11 Tháng Tám này, đã có thêm 50 người nữa cùng đến cắm trại với bà Sheehan, cùng vì mục đích của bà này, nên trên các lều đều được gắn các biểu ngữ chống chiến tranh.
Người ta thấy có hơn hai chục người đã gởi hoa đến tặng các người biểu tình chống chiến tranh Iraq này. (L.T.)
Thursday, August 11, 2005
CRAWFORD, Texas.- Tổng Thống Bush tuyên bố hôm 11 Tháng Tám là ông cảm thông với một bà mẹ có con trai hy sinh tại Iraq và đã cầm đầu một cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày chống lại cuộc chiến tranh Iraq, gần nông trại của Tổng Thống Bush, tuy nhiên ông cho biết sẽ không rút quân Hoa Kỳ ra khỏi Iraq sớm.
Tổng Thống Bush tuyên bố: “Tôi cảm thấy đau khổ trước mỗi cái chết”, trong khi bà Cindy Sheehan vẫn tiếp tục tổ chức cuộc cắm trại phản đối cuộc chiến tranh Iraq tại một nơi cách nông trại của Tổng Thống Bush chừng 5 miles (8 km).
Trong suốt 6 ngày qua, bà Sheehan đã đòi được gặp Tổng Thống Bush để nói về trường hợp người con trai của bà, Casey Austin Sheehan, 24 tuổi, một binh nhất lục quân đã hy sinh trong khi tác chiến tại Baghdad hồi Tháng Tư 2004, chỉ sau 5 ngày đặt chân đến Iraq.
Tổng Thống Bush nói với các phóng viên hiện diện như sau:
“Thật là nát tim tôi khi nghĩ đến một gia đình có người thân hy sinh. Tôi hiểu nỗi đau khổ về sự mất mát đó. Nhưng nếu rút quân về sớm, sẽ là một dấu hiệu không tốt cho quân địch.”
Bà Cindy Sheehan đã bắt đầu cắm trại phản đối dọc theo con đường dẫn đến nông trại của Tổng Thống Bush, từ hồi cuối tuần qua, đòi được gặp Tổng Thống Bush về trường hợp của con trai bà và sẵn sàng lưu lại nơi đây cho đến hết thời gian nghỉ hè tại Texas của Tổng Thống Bush, sẽ chỉ kết thúc vào cuối tháng này.
Tính đến ngày Thứ Năm 11 Tháng Tám này, đã có thêm 50 người nữa cùng đến cắm trại với bà Sheehan, cùng vì mục đích của bà này, nên trên các lều đều được gắn các biểu ngữ chống chiến tranh.
Người ta thấy có hơn hai chục người đã gởi hoa đến tặng các người biểu tình chống chiến tranh Iraq này. (L.T.)
Bão Katrina Thổi Bay 3 Dàn Khoan Dầu
Là Cơn Bão Hư Hại Nhất Lịch Sử Mỹ: Tốn Kém Bảo Hiểm 26 Tỉ ĐôNEW ORLEANS -- Trận bão Katrina có thể làm thiệt hại cho sức tăng kinh tế Mỹ bằng cách ngăn bớt nguồn tài nguyên năng lượng, trong khi liên bang phải chi phí thêm cho quỹ cứu cấp và tái thiết.
Các kinh tế gia nói là trận bão đã đánh vào tiểu bang Louisiana làm tăng cao thêm giá xăng dầu, khí đốt.
Vaì kinh tế gia nói là sức tăng tổng sản lượng nội địa gần đây đã khá hơn, nay gặp bão này có thể sẽ bị trì trệ nếu bão Katrina thúc đẩy giá dầu tới 100$/thùng barrel trong 1 tháng, hay là đẩy giá xăng Mỹ lên 3.50$/gallon trong vaì tháng.
Một dàn khoan dầu đã bị bứng trôi đi ở Mobile bay, Alabama, và xô trúng vào một chiếc cầu.
Có ít nhất 2 dàn khoan dầu bị thổi trôi lơ lửng trong Vịnh Mexico.
Trận bão Katrina có thể trở thành trận bão gây tốn kém nhất lịch sử Mỹ, làm tốn các hãng bảo hiểm tới 26 tỉ đô la, theo các nhà phân tích.
Trung tâm bão Katrina đã đi qua New Orleans, đang tiến sang tiểu bang Mississippi, với sức mạnh đã giảm xuống cấp 3, sức mạnh gió 125 dặm/giờ.
Ở Gulf Port của tiểu bang Mississippi, nước ngập 10 feet. Thị trấn Bloxi cũng bị ngập nặng nề. Phóng viên cho biết vào trưa Thứ Hai sức mạnh của bão Katrina đã hạ xuống cấp 1, tốc độ gió khoảng 110 dặm/giờ.
Ông Mike Brown, giám đốc cơ quan khẩn cấp tại thành phố Baton Rouge tuyên bố cơ quan này sẽ tận lực tái lập điện cho công chúng xử dụng, nhưng cảnh giác cư dân chớ vội trở về nhà trước khi có lệnh.
Trung tâm báo bão Miami cho hay sức mạnh của bão Katrina có thể gây hư hại về cơ cấu - gió tại Baton Rouge được báo cáo là 120 dặm/giờ.
Ông Brown cho biết ngoài cac nỗ lực về y tế, cơ quan khẩn cấp (FEMA) sẽ nỗ lực tái lập điện để các cây xăng và tiệm tạp hóa có thể hoạt động khi dân chúng bắt đầu trở về nhà - nhưng, ông nói luc này ình hình vẫn còn nguy hiểm, mặc dù bão đã giảm sức mạnh.
Trận bão nhiệt đới đánh thẳng New Orleans tiến lệch về hướng đông cho phép hi vọng rằng sức gió yếu bớt - vào khoảng 5 giờ sáng, trung tâm bão đã đổ bộ đảo Grand, 60 dặm phía nam New Orleans, sức gió 145 dặm/giờ, và di chuyển với tốc độ 15 dặm.
Khoảng 1 triệu dân vùng duyên hải Vịnh Mexico đã di tản, trong khi sân vận động mái che Superdome chứa khoảng 10,000 người tạm trú gồm người nghèo, người vô gia cư, và người già yếu. Điện mất lúc 5 giờ 02' phút khiến đám đông rên rỉ - máy điện dự phòng chỉ đủ sức thắp đèn, không thể chạy máy điều hòa không khí. 370,000 khach hàng ở khu đông nam Louisiana mất điện. Tuy rằng bão còn cach xa, những đợt gió đi trước bắt đầu lật mái của nhà cửa ở phố Pháp, điện khi mất khi có trên cac con đường, xe cứu cấp đi tuần qua lại với đèn chớp.
Thị Trưởng Ray Nagin tin rằng 80% cư dân đã di tản. Trung Tâm báo bão báo trước rằng nhà cửa xây cất kiên cố cũng có thể bị hư hại nặng, và dĩ nhiêu điều đáng lo ngại hơn là nhân mạng.
Ông Terry Ebbert, giám đốc nội an New Orleans cho biết trên 4,000 vệ binh quốc gia từ Memphis sẽ giúp duy trì an ninh trật tự New Orleans.
Cuộc di tản cũng gây thiệt hại nhân mạng: 3 người của 1 nhà dưỡng lão chết sau khi được xe bus chở tới 1 nhà thờ Baton Rouge, nguyên nhân có lẽ là cơ thể mất nước. Lệnh báo động phòng bão có hiệu lực từ Morgan City của Louisiana cho tới ranh giới Alabama - Florida, trong khi lệnh báo động bão lốc phổ biến từ Louisiana, Mississippi, đến Alabama và Florida.
Các chuyên viên khí tượng đã báo động nhiều năm trường hợp bão đánh thẳngNew Orleans, 1 vòng chảo thấp hơn mặt biển 10 feet.
Thị Trưởng Nagin dự kiến hệ thống bơm sẽ tê liệt vào lúc cao điểm của bão - ông cho biết có công binh ứng trực để duy trì hệ thống bơm, nhưng các đê chắn sẽ vỡ.
Các xa lộ chính của New Orleans đã trống trải sau 24 giờ tắc nghẽn - vào lúc cao điểm di tản, cư dân rút khỏi Louisiana với tốc độ 18,000 người/giờ.
Ở các xa lộ trong nội địa, xe cộ còn dày đặc trong đêm khi những người di tản sau cùng tới nơi an toàn. Tại Orange (Texas), cư dân mô tả xa lộ như là 1 dòng sông đèn xe.
Theo tin mới nhận, sức mạnh của bão Katrina đã giảm xuống cấp 3, sức mạnh gió 125 dặm/giờ - nước đã ngập 6 feet ở khu đông thành phố New Orleans.
Ở Gulf Port của tiểu bang Mississipp, nước ngập 10 feet. Đài truyền hình địa phương cho biết cảnh sát New Orleans nhận dược ít nhất 100 cú điện thoại kêu cứu của cư dân mắc kẹt trên cac mái nhà - phóng viên báo tin nước ngập đã tràn qua cac đê chắn và cac giáo xứ St Bernard.
VÙNG VỊNH MEXICO MẤT 1 TRIỆU THÙNG DẦU/NGÀY
Bão Katrina làm ngưng cac hoạt động khai thac dầu ở Vịnh Mexico đã đẩy giá dầu thô lên quá 70 MK/thùng lần đầu tiên.
Vịnh Mexico cung cấp ước lượng 1/3 sản lượng dầu nội địa của Hoa Kỳ. Trong khu vực mỏ dầu giới biển diện tích gần 2 tỉ acres có trên 4,000 dàn khoan nổi và cố định.
Dù cho cac dàn khoan này được neovới đáy biển bằng 18 dặm dây cáp bằng thép, cũng là không thấm gì so với bão cấp 4, cấp 5.
Cuộc di tản đã làm ngưng sản xuất dầu thô tại Vịnh Mexico 1 triệu thùng/ngày. Aûnh hưởng của bão Katrina lại có thể kéo dài vài ngày nữa.
Các kinh tế gia nói là trận bão đã đánh vào tiểu bang Louisiana làm tăng cao thêm giá xăng dầu, khí đốt.
Vaì kinh tế gia nói là sức tăng tổng sản lượng nội địa gần đây đã khá hơn, nay gặp bão này có thể sẽ bị trì trệ nếu bão Katrina thúc đẩy giá dầu tới 100$/thùng barrel trong 1 tháng, hay là đẩy giá xăng Mỹ lên 3.50$/gallon trong vaì tháng.
Một dàn khoan dầu đã bị bứng trôi đi ở Mobile bay, Alabama, và xô trúng vào một chiếc cầu.
Có ít nhất 2 dàn khoan dầu bị thổi trôi lơ lửng trong Vịnh Mexico.
Trận bão Katrina có thể trở thành trận bão gây tốn kém nhất lịch sử Mỹ, làm tốn các hãng bảo hiểm tới 26 tỉ đô la, theo các nhà phân tích.
Trung tâm bão Katrina đã đi qua New Orleans, đang tiến sang tiểu bang Mississippi, với sức mạnh đã giảm xuống cấp 3, sức mạnh gió 125 dặm/giờ.
Ở Gulf Port của tiểu bang Mississippi, nước ngập 10 feet. Thị trấn Bloxi cũng bị ngập nặng nề. Phóng viên cho biết vào trưa Thứ Hai sức mạnh của bão Katrina đã hạ xuống cấp 1, tốc độ gió khoảng 110 dặm/giờ.
Ông Mike Brown, giám đốc cơ quan khẩn cấp tại thành phố Baton Rouge tuyên bố cơ quan này sẽ tận lực tái lập điện cho công chúng xử dụng, nhưng cảnh giác cư dân chớ vội trở về nhà trước khi có lệnh.
Trung tâm báo bão Miami cho hay sức mạnh của bão Katrina có thể gây hư hại về cơ cấu - gió tại Baton Rouge được báo cáo là 120 dặm/giờ.
Ông Brown cho biết ngoài cac nỗ lực về y tế, cơ quan khẩn cấp (FEMA) sẽ nỗ lực tái lập điện để các cây xăng và tiệm tạp hóa có thể hoạt động khi dân chúng bắt đầu trở về nhà - nhưng, ông nói luc này ình hình vẫn còn nguy hiểm, mặc dù bão đã giảm sức mạnh.
Trận bão nhiệt đới đánh thẳng New Orleans tiến lệch về hướng đông cho phép hi vọng rằng sức gió yếu bớt - vào khoảng 5 giờ sáng, trung tâm bão đã đổ bộ đảo Grand, 60 dặm phía nam New Orleans, sức gió 145 dặm/giờ, và di chuyển với tốc độ 15 dặm.
Khoảng 1 triệu dân vùng duyên hải Vịnh Mexico đã di tản, trong khi sân vận động mái che Superdome chứa khoảng 10,000 người tạm trú gồm người nghèo, người vô gia cư, và người già yếu. Điện mất lúc 5 giờ 02' phút khiến đám đông rên rỉ - máy điện dự phòng chỉ đủ sức thắp đèn, không thể chạy máy điều hòa không khí. 370,000 khach hàng ở khu đông nam Louisiana mất điện. Tuy rằng bão còn cach xa, những đợt gió đi trước bắt đầu lật mái của nhà cửa ở phố Pháp, điện khi mất khi có trên cac con đường, xe cứu cấp đi tuần qua lại với đèn chớp.
Thị Trưởng Ray Nagin tin rằng 80% cư dân đã di tản. Trung Tâm báo bão báo trước rằng nhà cửa xây cất kiên cố cũng có thể bị hư hại nặng, và dĩ nhiêu điều đáng lo ngại hơn là nhân mạng.
Ông Terry Ebbert, giám đốc nội an New Orleans cho biết trên 4,000 vệ binh quốc gia từ Memphis sẽ giúp duy trì an ninh trật tự New Orleans.
Cuộc di tản cũng gây thiệt hại nhân mạng: 3 người của 1 nhà dưỡng lão chết sau khi được xe bus chở tới 1 nhà thờ Baton Rouge, nguyên nhân có lẽ là cơ thể mất nước. Lệnh báo động phòng bão có hiệu lực từ Morgan City của Louisiana cho tới ranh giới Alabama - Florida, trong khi lệnh báo động bão lốc phổ biến từ Louisiana, Mississippi, đến Alabama và Florida.
Các chuyên viên khí tượng đã báo động nhiều năm trường hợp bão đánh thẳngNew Orleans, 1 vòng chảo thấp hơn mặt biển 10 feet.
Thị Trưởng Nagin dự kiến hệ thống bơm sẽ tê liệt vào lúc cao điểm của bão - ông cho biết có công binh ứng trực để duy trì hệ thống bơm, nhưng các đê chắn sẽ vỡ.
Các xa lộ chính của New Orleans đã trống trải sau 24 giờ tắc nghẽn - vào lúc cao điểm di tản, cư dân rút khỏi Louisiana với tốc độ 18,000 người/giờ.
Ở các xa lộ trong nội địa, xe cộ còn dày đặc trong đêm khi những người di tản sau cùng tới nơi an toàn. Tại Orange (Texas), cư dân mô tả xa lộ như là 1 dòng sông đèn xe.
Theo tin mới nhận, sức mạnh của bão Katrina đã giảm xuống cấp 3, sức mạnh gió 125 dặm/giờ - nước đã ngập 6 feet ở khu đông thành phố New Orleans.
Ở Gulf Port của tiểu bang Mississipp, nước ngập 10 feet. Đài truyền hình địa phương cho biết cảnh sát New Orleans nhận dược ít nhất 100 cú điện thoại kêu cứu của cư dân mắc kẹt trên cac mái nhà - phóng viên báo tin nước ngập đã tràn qua cac đê chắn và cac giáo xứ St Bernard.
VÙNG VỊNH MEXICO MẤT 1 TRIỆU THÙNG DẦU/NGÀY
Bão Katrina làm ngưng cac hoạt động khai thac dầu ở Vịnh Mexico đã đẩy giá dầu thô lên quá 70 MK/thùng lần đầu tiên.
Vịnh Mexico cung cấp ước lượng 1/3 sản lượng dầu nội địa của Hoa Kỳ. Trong khu vực mỏ dầu giới biển diện tích gần 2 tỉ acres có trên 4,000 dàn khoan nổi và cố định.
Dù cho cac dàn khoan này được neovới đáy biển bằng 18 dặm dây cáp bằng thép, cũng là không thấm gì so với bão cấp 4, cấp 5.
Cuộc di tản đã làm ngưng sản xuất dầu thô tại Vịnh Mexico 1 triệu thùng/ngày. Aûnh hưởng của bão Katrina lại có thể kéo dài vài ngày nữa.
Người Việt tránh bão Katrina tới Houston tỵ nạn:
đồng hương mở cửa đón đồng hương
Wednesday, August 31, 2005
Thiện Giao tường trình từ Houston
Thiện Giao & Vũ Quí Hạo Nhiên tổng hợp
HOUSTON, Texas (Người Việt) - Chỉ vài giờ sau khi đài phát thanh Saigon Houston lên tiếng kêu gọi giúp đỡ, người Việt Nam tại Houston đã mở rộng bàn tay, mở rộng cửa đón nhận hơn 500 đồng hương lánh nạn bão Katrina từ Louisiana chạy qua Houston lánh nạn. Tính đến chiều Thứ Tư 31 Tháng Tám, con số này đã lên đến gần 1,500 người. Cùng với con số người tỵ nạn lên cao, một số khó khăn bắt đầu xuất hiện.
Cơn bão Katrina tiến vào miền Ðông Nam Hoa Kỳ, làm vỡ đê gây ngập lụt tại Louisiana, khiến cư dân tiểu bang này buộc phải di tản. Hôm Chủ Nhật, thị trưởng Ray Nagin ra lệnh bắt buộc di tản toàn thể 485,000 cư dân New Orleans.
Vào chiều Thứ Hai, một số đồng bào Việt Nam tránh bão Katrina đã từ Louisiana xuất hiện tại Houston. Họ đều có xe, nhưng nhiều người không có chỗ ở. Ðậu trong sân thương xá Hong Kong 4, nhiều gia đình ngủ ngay trong xe.

Trong thương xá Hong Kong 4 tại Houston,
suốt ngày luôn luôn có hàng trăm người Việt Nam di tản từ Louisiana qua,
đến thương xá Hong Kong 4 tìm nơi nương náu qua cơn thiên tai. (Hình: Thiện Giao/NV)
Anh Mỹ Nguyễn, cư dân West Bank, Louisiana, ngư phủ chuyên nghề đánh lưới tôm, cho báo Người Việt biết khu anh ở không bị lụt nhưng bị cúp điện hoàn toàn và bị bắt buộc di tản. Cùng đi với Mỹ là người bạn Ấn Ðộ ở cùng phòng, tên Edison. Anh Mỹ cho biết, “Edison không biết lái xe, nếu không có nhóm Việt Nam cùng đi thì Edison đã kẹt cứng ở Louisiana rồi.”
Bà Vũ Thanh Thủy, giám đốc đài Saigon Houston, cho báo Người Việt biết, “Nhiều người Việt Nam mình chạy tới Houston, nhưng không biết tiếng Anh nên không biết đi đâu. Khi nghe tin có người mình phải ngủ trong bãi đậu xe ở chợ Hong Kong, chúng tôi thấy là phải làm ngay việc gì đó để giúp đỡ người ta.”
Chiều Thứ Hai, đài ngưng chương trình phát thanh thường lệ mà thay vào đó tường trình trực tiếp từ thương xá Hong Kong 4. Ông Dương Phục, giám đốc điều hành đài Saigon Houston, nói:
“Sau khi đài phát thanh từ thương xá Hong Kong 4 và kêu gọi giúp đỡ, chúng tôi không ngờ phản ứng của đồng bào nhanh chóng và hiệu quả như vậy.”

Trong thương xá Hong Kong tại Houston hôm 31 Tháng Tám,
ban tiếp tân giúp tiếp nối giữa người Việt Nam từ Louisiana qua tránh bão Katrina,
với những gia đình Việt Nam tại Houston. (Hình:Thiện Giao
Ngay trong ngày đầu tiên, nhiều người Việt Nam trong vùng đã sẵn sàng mở rộng cửa đón đồng hương cần nơi nương tựa. Từ đó, nảy ra nhu cầu có một hệ thống tiếp tân để tiếp nối giữa người muốn giúp và người cần được giúp.
Một lần nữa, cộng đồng tại Houston sẵn sàng giúp đỡ. Ngay ngày đầu tiên, đã có trên 10 thiện nguyện viên đến thương xá Hong Kong 4 để làm công việc tiếp tân này. Ðến Thứ Tư, con số này lên tới 40 người luân phiên nhau.
Chủ nhân chợ Hong Kong và thương xá Hong Kong 4 là bà Thu Hà cũng hưởng ứng lời kêu gọi. Thương xá Hong Kong đã đồng ý không đóng cửa, không tắt điện, không tắt máy lạnh, ngoài ra còn trợ cấp thêm tiền mặt, lương thực, cho người di tản.
Tại bàn tiếp tân ngay trước cửa chợ Hong Kong, cô Phạm Thị Minh đang giúp đồng hương tìm chỗ ở. Cô nói với Người Việt, “Chỉ nội một ngày hôm nay, chúng tôi đã giúp được khoảng 1,000 người có chỗ ở. Cách chúng tôi giúp là 'matching' giữa người địa phương và người đến từ Louisiana.” Cô ngậm ngùi, “Người mình rất là tốt, họ đón đồng bào về nhà, bao ăn, bao ở, rất tốt.”
Ngoài các gia đình tư nhân, các cơ sở tôn giáo cũng hưởng ứng lời kêu gọi. Chùa Việt Nam, chùa Phật Quang, chùa Pháp Luân, nhà thờ Lộ Ðức, La Vang, đầy dân Louisiana tỵ nạn. Dòng nữ tu Ða Minh nhận 200 người vào tu viện.
Trong khi đó, số người từ Louisiana qua ngày càng đông. Trên các đường xa lộ đi về Louisiana, cảnh sát chỉ cho xe đi ra, không cho ai đi xe vào.
Trong số người bị kẹt lại ở sau có người Việt Nam trong một giáo xứ Công Giáo, nước lụt đã lên đến bụng và không có cách nào đi ra. Lúc đó, lối thoát đến từ một chính trị gia, là dân biểu tiểu bang Hubert Võ. Từ Texas, văn phòng dân biểu Hubert Võ liên lạc được với vệ binh quốc gia National Guard. Chuyến di tản đó cứu được hơn 400 người trong giáo xứ.
Một số đồng bào tự đón đồng hương về nhà. Hai anh em Hải Nguyễn và Tuấn Nguyễn, cùng làm nghề chia bài trong sòng bài, di tản cùng gia đình 10 người qua Houston. Ðang đi đường, chưa biết sẽ ngủ ở đâu, một phụ nữ Việt Nam đi qua trông thấy cả gia đình, đoán ngay là tỵ nạn từ Louisiana. Hải và Tuấn kể lại, “Sau này tụi tôi biết chị tên Thảo, chị Thảo đi qua, hỏi tụi tôi 'Có cần nhà ở không?' và đón cả gia đình về nhà ở, tụi tôi ở nhà chị Thảo đã được 3 ngày rồi. Người mình thiệt tốt không ngờ được.”
Tuy nhiên, cùng với số người ở tạm mỗi lúc mỗi đông, một số khó khăn bắt đầu nảy ra. Ông Dương Phục cho biết, “Chúng tôi đã bắt đầu nghe có trường hợp phức tạp. Có người đến ở rồi vì lý do gì đó lại cãi nhau với chủ nhà rồi bỏ đi đâu mất tiêu. Chủ nhà lại bắt đầu lo lắng vì người kia có chìa khóa nhà.”
Ðể giải quyết khó khăn này, ông Dương Phục cho biết cộng đồng Việt Nam đang chuyển hướng qua quyên góp tiền mặt để giúp đồng bào ổn định tại Houston. Một chương trình quyên góp được tổ chức giữa đài Saigon Houston, văn phòng dân biểu Hubert Võ, và ban đại diện cộng đồng. Ðài đóng vai trò cổ động, văn phòng dân biểu Hubert Võ đứng ra nhận tiền, nhận check, và ban đại diện cộng đồng phụ trách mở trương mục.
Tuy nhiên, với tinh thần từ thiện vốn có, đồng bào Việt Nam sẵn sàng... tiện đâu giúp đó. Bà Vũ Thanh Thủy cho biết, “Nhiều người gặp tôi, đưa ngay tiền mặt rồi bỏ đi, không muốn để lại tên. Tôi cố chạy theo nói chúng tôi không trực tiếp nhận tiền, mà họ không chịu, mà số tiền đâu phải nhỏ, $100 có, $900 có, cả ngàn bạc.”
Cuộc cứu trợ tại thương xá Hong Kong 4 cũng được chính quyền để ý. Bộ Xã Hội cử người đến thương xá để cung cấp food stamp loại cấp cứu cho người di tản, không cần làm giấy tờ mà chỉ cần có căn cước hay bằng lái xe Louisiana là được nhận.
Khu học chánh và bộ giáo dục cũng cử nhân viên đến thương xá Hong Kong 4 để ghi danh trẻ em nhập học tại trường tiểu học và trung học Houston, để thiên tai không làm các em bị mất giờ học.
Việc khu học chánh quan tâm đến việc trẻ em đến trường là một dấu hiệu cho thấy tình trạng di tản còn kéo dài, và người di tản đang có nhu cầu ổn định lâu dài.
Tại New Orleans, cả thành phố vẫn còn ngập dưới nước. Các kỹ sư quân đội còn đang cố gắng lấp lại những mảnh đê bị vỡ. Còn cả hàng ngàn người lánh nạn trong sân vận động Superdome, sẽ phải chuyển qua sân Astrodome ở Houston.
Thị trưởng New Orleans, Ray Nagin ước lượng, “thành phố sẽ không hoạt động được bình thường cho tới hai hay ba tháng nữa.” Còn dân chúng, theo ông Nagin, sẽ không được phép về lại nhà cho tới một hay hai tháng nữa.
Trong khu thương xá Hong Kong 4, người ngư phủ Mỹ Nguyễn còn bàng hoàng trước tình trạng phải bỏ nhà, mất việc. Ðược hỏi về chuyện làm ăn, tương lai, công việc, anh Mỹ trả lời ngao ngán, “Thôi miễn bàn.” (H.N.V.)
Xin click vô đây để nghe bài tường trình từ Houston của Thiện Giao [ram]http://users.bigpond.net.au/nuoclanh/Ho ... gtrinh.mp3[/ram]
.
đồng hương mở cửa đón đồng hương
Wednesday, August 31, 2005
Thiện Giao tường trình từ Houston
Thiện Giao & Vũ Quí Hạo Nhiên tổng hợp
HOUSTON, Texas (Người Việt) - Chỉ vài giờ sau khi đài phát thanh Saigon Houston lên tiếng kêu gọi giúp đỡ, người Việt Nam tại Houston đã mở rộng bàn tay, mở rộng cửa đón nhận hơn 500 đồng hương lánh nạn bão Katrina từ Louisiana chạy qua Houston lánh nạn. Tính đến chiều Thứ Tư 31 Tháng Tám, con số này đã lên đến gần 1,500 người. Cùng với con số người tỵ nạn lên cao, một số khó khăn bắt đầu xuất hiện.
Cơn bão Katrina tiến vào miền Ðông Nam Hoa Kỳ, làm vỡ đê gây ngập lụt tại Louisiana, khiến cư dân tiểu bang này buộc phải di tản. Hôm Chủ Nhật, thị trưởng Ray Nagin ra lệnh bắt buộc di tản toàn thể 485,000 cư dân New Orleans.
Vào chiều Thứ Hai, một số đồng bào Việt Nam tránh bão Katrina đã từ Louisiana xuất hiện tại Houston. Họ đều có xe, nhưng nhiều người không có chỗ ở. Ðậu trong sân thương xá Hong Kong 4, nhiều gia đình ngủ ngay trong xe.
Trong thương xá Hong Kong 4 tại Houston,
suốt ngày luôn luôn có hàng trăm người Việt Nam di tản từ Louisiana qua,
đến thương xá Hong Kong 4 tìm nơi nương náu qua cơn thiên tai. (Hình: Thiện Giao/NV)
Anh Mỹ Nguyễn, cư dân West Bank, Louisiana, ngư phủ chuyên nghề đánh lưới tôm, cho báo Người Việt biết khu anh ở không bị lụt nhưng bị cúp điện hoàn toàn và bị bắt buộc di tản. Cùng đi với Mỹ là người bạn Ấn Ðộ ở cùng phòng, tên Edison. Anh Mỹ cho biết, “Edison không biết lái xe, nếu không có nhóm Việt Nam cùng đi thì Edison đã kẹt cứng ở Louisiana rồi.”
Bà Vũ Thanh Thủy, giám đốc đài Saigon Houston, cho báo Người Việt biết, “Nhiều người Việt Nam mình chạy tới Houston, nhưng không biết tiếng Anh nên không biết đi đâu. Khi nghe tin có người mình phải ngủ trong bãi đậu xe ở chợ Hong Kong, chúng tôi thấy là phải làm ngay việc gì đó để giúp đỡ người ta.”
Chiều Thứ Hai, đài ngưng chương trình phát thanh thường lệ mà thay vào đó tường trình trực tiếp từ thương xá Hong Kong 4. Ông Dương Phục, giám đốc điều hành đài Saigon Houston, nói:
“Sau khi đài phát thanh từ thương xá Hong Kong 4 và kêu gọi giúp đỡ, chúng tôi không ngờ phản ứng của đồng bào nhanh chóng và hiệu quả như vậy.”
Trong thương xá Hong Kong tại Houston hôm 31 Tháng Tám,
ban tiếp tân giúp tiếp nối giữa người Việt Nam từ Louisiana qua tránh bão Katrina,
với những gia đình Việt Nam tại Houston. (Hình:Thiện Giao
Ngay trong ngày đầu tiên, nhiều người Việt Nam trong vùng đã sẵn sàng mở rộng cửa đón đồng hương cần nơi nương tựa. Từ đó, nảy ra nhu cầu có một hệ thống tiếp tân để tiếp nối giữa người muốn giúp và người cần được giúp.
Một lần nữa, cộng đồng tại Houston sẵn sàng giúp đỡ. Ngay ngày đầu tiên, đã có trên 10 thiện nguyện viên đến thương xá Hong Kong 4 để làm công việc tiếp tân này. Ðến Thứ Tư, con số này lên tới 40 người luân phiên nhau.
Chủ nhân chợ Hong Kong và thương xá Hong Kong 4 là bà Thu Hà cũng hưởng ứng lời kêu gọi. Thương xá Hong Kong đã đồng ý không đóng cửa, không tắt điện, không tắt máy lạnh, ngoài ra còn trợ cấp thêm tiền mặt, lương thực, cho người di tản.
Tại bàn tiếp tân ngay trước cửa chợ Hong Kong, cô Phạm Thị Minh đang giúp đồng hương tìm chỗ ở. Cô nói với Người Việt, “Chỉ nội một ngày hôm nay, chúng tôi đã giúp được khoảng 1,000 người có chỗ ở. Cách chúng tôi giúp là 'matching' giữa người địa phương và người đến từ Louisiana.” Cô ngậm ngùi, “Người mình rất là tốt, họ đón đồng bào về nhà, bao ăn, bao ở, rất tốt.”
Ngoài các gia đình tư nhân, các cơ sở tôn giáo cũng hưởng ứng lời kêu gọi. Chùa Việt Nam, chùa Phật Quang, chùa Pháp Luân, nhà thờ Lộ Ðức, La Vang, đầy dân Louisiana tỵ nạn. Dòng nữ tu Ða Minh nhận 200 người vào tu viện.
Trong khi đó, số người từ Louisiana qua ngày càng đông. Trên các đường xa lộ đi về Louisiana, cảnh sát chỉ cho xe đi ra, không cho ai đi xe vào.
Trong số người bị kẹt lại ở sau có người Việt Nam trong một giáo xứ Công Giáo, nước lụt đã lên đến bụng và không có cách nào đi ra. Lúc đó, lối thoát đến từ một chính trị gia, là dân biểu tiểu bang Hubert Võ. Từ Texas, văn phòng dân biểu Hubert Võ liên lạc được với vệ binh quốc gia National Guard. Chuyến di tản đó cứu được hơn 400 người trong giáo xứ.
Một số đồng bào tự đón đồng hương về nhà. Hai anh em Hải Nguyễn và Tuấn Nguyễn, cùng làm nghề chia bài trong sòng bài, di tản cùng gia đình 10 người qua Houston. Ðang đi đường, chưa biết sẽ ngủ ở đâu, một phụ nữ Việt Nam đi qua trông thấy cả gia đình, đoán ngay là tỵ nạn từ Louisiana. Hải và Tuấn kể lại, “Sau này tụi tôi biết chị tên Thảo, chị Thảo đi qua, hỏi tụi tôi 'Có cần nhà ở không?' và đón cả gia đình về nhà ở, tụi tôi ở nhà chị Thảo đã được 3 ngày rồi. Người mình thiệt tốt không ngờ được.”
Tuy nhiên, cùng với số người ở tạm mỗi lúc mỗi đông, một số khó khăn bắt đầu nảy ra. Ông Dương Phục cho biết, “Chúng tôi đã bắt đầu nghe có trường hợp phức tạp. Có người đến ở rồi vì lý do gì đó lại cãi nhau với chủ nhà rồi bỏ đi đâu mất tiêu. Chủ nhà lại bắt đầu lo lắng vì người kia có chìa khóa nhà.”
Ðể giải quyết khó khăn này, ông Dương Phục cho biết cộng đồng Việt Nam đang chuyển hướng qua quyên góp tiền mặt để giúp đồng bào ổn định tại Houston. Một chương trình quyên góp được tổ chức giữa đài Saigon Houston, văn phòng dân biểu Hubert Võ, và ban đại diện cộng đồng. Ðài đóng vai trò cổ động, văn phòng dân biểu Hubert Võ đứng ra nhận tiền, nhận check, và ban đại diện cộng đồng phụ trách mở trương mục.
Tuy nhiên, với tinh thần từ thiện vốn có, đồng bào Việt Nam sẵn sàng... tiện đâu giúp đó. Bà Vũ Thanh Thủy cho biết, “Nhiều người gặp tôi, đưa ngay tiền mặt rồi bỏ đi, không muốn để lại tên. Tôi cố chạy theo nói chúng tôi không trực tiếp nhận tiền, mà họ không chịu, mà số tiền đâu phải nhỏ, $100 có, $900 có, cả ngàn bạc.”
Cuộc cứu trợ tại thương xá Hong Kong 4 cũng được chính quyền để ý. Bộ Xã Hội cử người đến thương xá để cung cấp food stamp loại cấp cứu cho người di tản, không cần làm giấy tờ mà chỉ cần có căn cước hay bằng lái xe Louisiana là được nhận.
Khu học chánh và bộ giáo dục cũng cử nhân viên đến thương xá Hong Kong 4 để ghi danh trẻ em nhập học tại trường tiểu học và trung học Houston, để thiên tai không làm các em bị mất giờ học.
Việc khu học chánh quan tâm đến việc trẻ em đến trường là một dấu hiệu cho thấy tình trạng di tản còn kéo dài, và người di tản đang có nhu cầu ổn định lâu dài.
Tại New Orleans, cả thành phố vẫn còn ngập dưới nước. Các kỹ sư quân đội còn đang cố gắng lấp lại những mảnh đê bị vỡ. Còn cả hàng ngàn người lánh nạn trong sân vận động Superdome, sẽ phải chuyển qua sân Astrodome ở Houston.
Thị trưởng New Orleans, Ray Nagin ước lượng, “thành phố sẽ không hoạt động được bình thường cho tới hai hay ba tháng nữa.” Còn dân chúng, theo ông Nagin, sẽ không được phép về lại nhà cho tới một hay hai tháng nữa.
Trong khu thương xá Hong Kong 4, người ngư phủ Mỹ Nguyễn còn bàng hoàng trước tình trạng phải bỏ nhà, mất việc. Ðược hỏi về chuyện làm ăn, tương lai, công việc, anh Mỹ trả lời ngao ngán, “Thôi miễn bàn.” (H.N.V.)
Xin click vô đây để nghe bài tường trình từ Houston của Thiện Giao [ram]http://users.bigpond.net.au/nuoclanh/Ho ... gtrinh.mp3[/ram]
.
Người Việt Nam từ Louisiana qua Houston tỵ nạn bão Katrina: Một ngày trốn bão tại dòng nữ tu Ða Minh
Thursday, September 01, 2005
HOUSTON, Texas (NV) - Chỉ trong một ngày, số người sống trong tu viện dòng nữ tu Ða Minh ở Houston, Texas, tăng lên gấp ba. Tu viện 50 sơ nay đã đón về 100 người tỵ nạn bão Katrina và đang chờ để sẽ đón thêm 100 người nữa.
“Cho đến Thứ Hai, khi biết tin về cơn bão Katrina, dòng nữ tu Ða Minh vẫn lúng túng chưa biết phải làm gì. Thế rồi nghe được lời thông báo của đài Saigon Houston, chúng tôi đến khu chợ Hồng Kông 4 để đón người chạy trốn bão.” Sơ Theresa Hằng Phạm, bề trên giám định của dòng nữ tu Ða Minh, cho biết về công việc cứu giúp người Việt Nam chạy trốn bão từ Louisiana.
“Những ngày đầu, người Việt Nam mới đến Houston chưa biết tá túc ở đâu. Có người ngủ trong xe, có người ngủ vỉa hè. Cùng với các tổ chức khác, chúng tôi ngỏ lời đón họ về tu viện.” Sơ Theresa Phạm cho biết, rồi cười đôn hậu: “Không phải đón về để đi tu đâu!”
Theo lời sơ Theresa, đến nay đã có hơn 200 người ghi danh cư trú tại dòng Nữ Tu Ða Minh. Trong số đó, hiện có khoảng gần 100 đang sống tại phòng sinh hoạt của tu viện. Còn số khác, “có lẽ đang ở cho hết thời hạn của motel rồi sẽ đến đây.”
Phóng viên Người Việt đến dòng Nữ Tu Ða Minh vào lúc 12 giờ trưa theo lời chỉ đường của Sơ Lucie Lương. Ðến nơi, sơ Lucie đã đưa “phái đoàn” 36 em nhỏ “gốc New Orleans” đến trường đi học. Các em, theo lời sơ bề trên Theresa, “nằm ở độ tuổi lớp hai đến lớp chín.”
Ðức Tổng Giám Mục Joseph A. Fiorenza giáo phận Houston đã lệnh cho tất cả các trường Công Giáo mở cửa để đón các học sinh trốn bão từ Louisiana và Mississippi. Sơ Theresa nhận xét: “Anh thấy đấy, không khí tĩnh lắm. Vì các cháu đã đến trường cả rồi.” Sơ cười: “Chứ không chúng nó quậy chết!”
Buổi ăn trưa tại nhà dòng Nữ Tu Ða Minh thật ngon miệng. Các món ăn do các sơ nấu, có cả các món BBQ do đồng hương mang đến. Sơ bề trên mời chúng tôi ăn trưa cùng mọi người. Có cả các món ăn truyền thống như cà pháo, canh rau đay và cá kho.
Nói chuyện cùng Sang Nguyễn tại hành lang tu viện, anh cho biết: “Nhà tôi ở Buras, khu vực bị bão nặng nhất.” Anh Sang, 31 tuổi, tị nạn cùng gia đình tám người và đến tu viện Ða Minh hồi bảy giờ tối Thứ Tư.
“Trắng tay!” Anh Sang than thở. Ở Louisiana, anh Sang làm nghề câu tôm, có tàu riêng, nhưng không có bảo hiểm. Căn trailer của anh cũng không có bảo hiểm. “Tương lai không biết ra sao. Nhưng sẽ phải về lại New Orleans xem tình hình rồi mới tính tiếp.” Ðối với anh Sang, và cả các thành viên của gia đình, “cuộc sống không còn như cũ.” Hiện tại, trong thời gian tá túc tại dòng nữ tu Ða Minh, anh giúp các sơ làm việc lặt vặt, kể cả cắt cỏ.
Nằm dài trên tấm nệm mỏng trải vội trên nền phòng sinh hoạt của dòng tu, anh Danny Nguyễn chăm chú đọc các tin tức trên Internet, liên quan đến tình hình New Orleans và công việc của hãng. Làm nhân viên cho một hãng bảo hiểm xe tại New Orleans, anh Danny cho báo Người Việt biết: “Boss vừa gọi điện thoại. Ông ấy cũng di tản rồi. Có lẽ chúng tôi sẽ về lại Baton Rouge trong một ngày gần đây để bắt đầu đi làm.” Anh cười: “Bảo hiểm xe mà. Sẽ có khối việc trong giai đoạn này.”
Anh Danny cho biết vài ngày nữa đây anh và vợ, chị Dung Nguyễn, một nhân viên của hãng hàng không American Airlines, sẽ kỷ niệm 13 năm ngày cưới với một chiếc bánh và ăn buffet. “Mà kỳ thật, 13 năm trước, đám cưới của hai vợ chồng vừa xong được một tuần thì cơn bão Andrew tràn đến. Nay bão Katrina đón mình kỷ niệm 13 năm.”
Anh Danny và chị Dung có năm người con, cháu nhỏ nhất mới ba tuần. Chị Dung so sánh: “Lịch sử lập lại hay sao ấy. Nếu lấy mốc là năm 1975, thì 30 năm trước bố mẹ chạy từ Bắc vào Nam. 30 năm sau, tới thế hệ con cháu chạy trốn bão. Cũng xếp hàng chờ đồ ăn, thức uống.”
“Như giấc chiêm bao, nhanh như trong phim vậy.” Anh Danny nói về cơn bão. “Tất cả nhanh như không có thật. Chỉ mỗi điều quan trọng là giấc chiêm bao này, hóa ra lại là có thật.”
Làn sóng người trốn bão làm thay đổi cuộc sống và sinh hoạt của các sơ thuộc dòng Ða Minh. Phòng sinh hoạt này dùng làm nhà nguyện cử hành Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật, nay được dùng cho người tị nạn. Sơ Thereas nói với Người Việt, “Ghế được xếp lại. Ðến Chúa Nhật lại sắp xếp để làm lễ. Xong rồi lại dọn đi để có chỗ ngủ.” Sơ cho biết vào buổi chiều, nhà dòng sẽ phải mua thêm các tấm nệm mỏng cho người cư trú. “Chứ nằm thế này, đau lắm!”
Ngay trên hành lang là một chiếc bàn để quần áo, thức ăn, mì gói, gạo được đồng hương Houston chở đến. “Ðây là quần áo cho các cháu nhỏ. Những nhu cầu như thế này, bây giờ cần lắm”.
Mặc dầu sinh hoạt của dòng tu bị đôi chút xáo trộn do tiếp nhận một số lượng lớn người cư trú, sơ Theresa cho biết “Ưu tiên hàng đầu dành cho người cư trú.” Sơ nói: “Giờ thinh lặng, đi lại của các sơ bị ảnh hưởng. Nhưng cần phải du di. Luật đặt ra cho con người chứ đâu phải con người sống vì luật đâu.”
Cơn bão Katrina khiến cuộc sống của nhiều chục ngàn, nếu không muốn nói hàng trăm ngàn người, thay đổi vĩnh viễn. Trước mắt, không ai có thể biết trước mình sẽ làm gì ngày mai. Câu trả lời chung của họ, đơn giản là: “Không biết.”
Một số khác đã tính đến việc rời hẳn New Orleans để lập nghiệp nơi khác. Anh Hoàng Tiến Học, một chuyên viên điện của hệ thống tàu, cho biết: “Tôi có đủ tất cả các loại bảo hiểm, nhưng có lẽ đã đến lúc nghĩ đến chuyện rời New Orleans.” Anh cho rằng Houston là nơi đáng chú ý. “Houston phát triển mạnh. Có lẽ tôi sẽ lập nghiệp tại thành phố này.”
Chị Dung Nguyễn, mẹ của năm cháu bé, tin rằng chị sẽ chọn Dallas để bắt đầu từ đầu. Vì chị đang làm cho hãng American Airlines, “Mà Headquarter của AA được đặt tại Dallas.”
Một bạn trẻ khác, đang làm nails, cho biết đã bắt đầu xin việc tại Houston. “Họ hứa sẽ giúp đỡ. Chắc em sẽ ở lại Houston tiếp tục làm nails.”
Trong khi trò chuyện cùng các sơ và những người “tị nạn bất đắc dĩ,” đồng hương Việt Nam tại Houston vẫn tiếp tục mang đồ trợ cấp đến dòng tu. Sơ Theresa cho biết: “Ðồng hương rất tử tế. Thực phẩm tiếp tế, như gạo, mì, nếu còn dư, bà con sẽ mang theo trên đường trở về nhà sau này.”
Trên thực tế, dòng nữ tu Ða Minh của hơn 50 nữ tu có phương tiện tài chánh không mấy dồi dào. Các sơ cho biết “Mình ăn gì thì bà con ăn nấy.” Cuộc sống yên tĩnh của các sơ chưa biết đến bao giờ mới trở lại bình thường. Chừng nào cơn lụt còn hoành hành, chừng nào bà con còn cần nơi lưu trú, nhà dòng sẽ vẫn còn mở rộng cửa. Sơ Theresa trả lời đơn giản: “Không giới hạn thời gian.”
Ðưa chúng tôi đi tham quan nhà dòng, sơ Theresa nói: “Ðừng cảm ơn chúng tôi. Chính chúng tôi phải cảm ơn mọi người. Chúng tôi chỉ là người nhận. Ðồng hương trong cơn hoạn nạn đã cho chúng tôi cơ hội được phụng sự.”
Năm giờ chiều, tiếng cầu nguyện vang khắp nhà dòng. Không khí như lắng lại. Các cháu bé bớt chơi đùa. Người lớn đi lại nhẹ nhàng hơn. Như lời các sơ nói ban sáng: “Hãy cầu nguyện cho hòa bình. Cho thế giới. Sao người vô tội cứ chết mãi.”
Thursday, September 01, 2005
HOUSTON, Texas (NV) - Chỉ trong một ngày, số người sống trong tu viện dòng nữ tu Ða Minh ở Houston, Texas, tăng lên gấp ba. Tu viện 50 sơ nay đã đón về 100 người tỵ nạn bão Katrina và đang chờ để sẽ đón thêm 100 người nữa.
“Cho đến Thứ Hai, khi biết tin về cơn bão Katrina, dòng nữ tu Ða Minh vẫn lúng túng chưa biết phải làm gì. Thế rồi nghe được lời thông báo của đài Saigon Houston, chúng tôi đến khu chợ Hồng Kông 4 để đón người chạy trốn bão.” Sơ Theresa Hằng Phạm, bề trên giám định của dòng nữ tu Ða Minh, cho biết về công việc cứu giúp người Việt Nam chạy trốn bão từ Louisiana.
“Những ngày đầu, người Việt Nam mới đến Houston chưa biết tá túc ở đâu. Có người ngủ trong xe, có người ngủ vỉa hè. Cùng với các tổ chức khác, chúng tôi ngỏ lời đón họ về tu viện.” Sơ Theresa Phạm cho biết, rồi cười đôn hậu: “Không phải đón về để đi tu đâu!”
Theo lời sơ Theresa, đến nay đã có hơn 200 người ghi danh cư trú tại dòng Nữ Tu Ða Minh. Trong số đó, hiện có khoảng gần 100 đang sống tại phòng sinh hoạt của tu viện. Còn số khác, “có lẽ đang ở cho hết thời hạn của motel rồi sẽ đến đây.”
Phóng viên Người Việt đến dòng Nữ Tu Ða Minh vào lúc 12 giờ trưa theo lời chỉ đường của Sơ Lucie Lương. Ðến nơi, sơ Lucie đã đưa “phái đoàn” 36 em nhỏ “gốc New Orleans” đến trường đi học. Các em, theo lời sơ bề trên Theresa, “nằm ở độ tuổi lớp hai đến lớp chín.”
Ðức Tổng Giám Mục Joseph A. Fiorenza giáo phận Houston đã lệnh cho tất cả các trường Công Giáo mở cửa để đón các học sinh trốn bão từ Louisiana và Mississippi. Sơ Theresa nhận xét: “Anh thấy đấy, không khí tĩnh lắm. Vì các cháu đã đến trường cả rồi.” Sơ cười: “Chứ không chúng nó quậy chết!”
Buổi ăn trưa tại nhà dòng Nữ Tu Ða Minh thật ngon miệng. Các món ăn do các sơ nấu, có cả các món BBQ do đồng hương mang đến. Sơ bề trên mời chúng tôi ăn trưa cùng mọi người. Có cả các món ăn truyền thống như cà pháo, canh rau đay và cá kho.
Nói chuyện cùng Sang Nguyễn tại hành lang tu viện, anh cho biết: “Nhà tôi ở Buras, khu vực bị bão nặng nhất.” Anh Sang, 31 tuổi, tị nạn cùng gia đình tám người và đến tu viện Ða Minh hồi bảy giờ tối Thứ Tư.
“Trắng tay!” Anh Sang than thở. Ở Louisiana, anh Sang làm nghề câu tôm, có tàu riêng, nhưng không có bảo hiểm. Căn trailer của anh cũng không có bảo hiểm. “Tương lai không biết ra sao. Nhưng sẽ phải về lại New Orleans xem tình hình rồi mới tính tiếp.” Ðối với anh Sang, và cả các thành viên của gia đình, “cuộc sống không còn như cũ.” Hiện tại, trong thời gian tá túc tại dòng nữ tu Ða Minh, anh giúp các sơ làm việc lặt vặt, kể cả cắt cỏ.
Nằm dài trên tấm nệm mỏng trải vội trên nền phòng sinh hoạt của dòng tu, anh Danny Nguyễn chăm chú đọc các tin tức trên Internet, liên quan đến tình hình New Orleans và công việc của hãng. Làm nhân viên cho một hãng bảo hiểm xe tại New Orleans, anh Danny cho báo Người Việt biết: “Boss vừa gọi điện thoại. Ông ấy cũng di tản rồi. Có lẽ chúng tôi sẽ về lại Baton Rouge trong một ngày gần đây để bắt đầu đi làm.” Anh cười: “Bảo hiểm xe mà. Sẽ có khối việc trong giai đoạn này.”
Anh Danny cho biết vài ngày nữa đây anh và vợ, chị Dung Nguyễn, một nhân viên của hãng hàng không American Airlines, sẽ kỷ niệm 13 năm ngày cưới với một chiếc bánh và ăn buffet. “Mà kỳ thật, 13 năm trước, đám cưới của hai vợ chồng vừa xong được một tuần thì cơn bão Andrew tràn đến. Nay bão Katrina đón mình kỷ niệm 13 năm.”
Anh Danny và chị Dung có năm người con, cháu nhỏ nhất mới ba tuần. Chị Dung so sánh: “Lịch sử lập lại hay sao ấy. Nếu lấy mốc là năm 1975, thì 30 năm trước bố mẹ chạy từ Bắc vào Nam. 30 năm sau, tới thế hệ con cháu chạy trốn bão. Cũng xếp hàng chờ đồ ăn, thức uống.”
“Như giấc chiêm bao, nhanh như trong phim vậy.” Anh Danny nói về cơn bão. “Tất cả nhanh như không có thật. Chỉ mỗi điều quan trọng là giấc chiêm bao này, hóa ra lại là có thật.”
Làn sóng người trốn bão làm thay đổi cuộc sống và sinh hoạt của các sơ thuộc dòng Ða Minh. Phòng sinh hoạt này dùng làm nhà nguyện cử hành Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật, nay được dùng cho người tị nạn. Sơ Thereas nói với Người Việt, “Ghế được xếp lại. Ðến Chúa Nhật lại sắp xếp để làm lễ. Xong rồi lại dọn đi để có chỗ ngủ.” Sơ cho biết vào buổi chiều, nhà dòng sẽ phải mua thêm các tấm nệm mỏng cho người cư trú. “Chứ nằm thế này, đau lắm!”
Ngay trên hành lang là một chiếc bàn để quần áo, thức ăn, mì gói, gạo được đồng hương Houston chở đến. “Ðây là quần áo cho các cháu nhỏ. Những nhu cầu như thế này, bây giờ cần lắm”.
Mặc dầu sinh hoạt của dòng tu bị đôi chút xáo trộn do tiếp nhận một số lượng lớn người cư trú, sơ Theresa cho biết “Ưu tiên hàng đầu dành cho người cư trú.” Sơ nói: “Giờ thinh lặng, đi lại của các sơ bị ảnh hưởng. Nhưng cần phải du di. Luật đặt ra cho con người chứ đâu phải con người sống vì luật đâu.”
Cơn bão Katrina khiến cuộc sống của nhiều chục ngàn, nếu không muốn nói hàng trăm ngàn người, thay đổi vĩnh viễn. Trước mắt, không ai có thể biết trước mình sẽ làm gì ngày mai. Câu trả lời chung của họ, đơn giản là: “Không biết.”
Một số khác đã tính đến việc rời hẳn New Orleans để lập nghiệp nơi khác. Anh Hoàng Tiến Học, một chuyên viên điện của hệ thống tàu, cho biết: “Tôi có đủ tất cả các loại bảo hiểm, nhưng có lẽ đã đến lúc nghĩ đến chuyện rời New Orleans.” Anh cho rằng Houston là nơi đáng chú ý. “Houston phát triển mạnh. Có lẽ tôi sẽ lập nghiệp tại thành phố này.”
Chị Dung Nguyễn, mẹ của năm cháu bé, tin rằng chị sẽ chọn Dallas để bắt đầu từ đầu. Vì chị đang làm cho hãng American Airlines, “Mà Headquarter của AA được đặt tại Dallas.”
Một bạn trẻ khác, đang làm nails, cho biết đã bắt đầu xin việc tại Houston. “Họ hứa sẽ giúp đỡ. Chắc em sẽ ở lại Houston tiếp tục làm nails.”
Trong khi trò chuyện cùng các sơ và những người “tị nạn bất đắc dĩ,” đồng hương Việt Nam tại Houston vẫn tiếp tục mang đồ trợ cấp đến dòng tu. Sơ Theresa cho biết: “Ðồng hương rất tử tế. Thực phẩm tiếp tế, như gạo, mì, nếu còn dư, bà con sẽ mang theo trên đường trở về nhà sau này.”
Trên thực tế, dòng nữ tu Ða Minh của hơn 50 nữ tu có phương tiện tài chánh không mấy dồi dào. Các sơ cho biết “Mình ăn gì thì bà con ăn nấy.” Cuộc sống yên tĩnh của các sơ chưa biết đến bao giờ mới trở lại bình thường. Chừng nào cơn lụt còn hoành hành, chừng nào bà con còn cần nơi lưu trú, nhà dòng sẽ vẫn còn mở rộng cửa. Sơ Theresa trả lời đơn giản: “Không giới hạn thời gian.”
Ðưa chúng tôi đi tham quan nhà dòng, sơ Theresa nói: “Ðừng cảm ơn chúng tôi. Chính chúng tôi phải cảm ơn mọi người. Chúng tôi chỉ là người nhận. Ðồng hương trong cơn hoạn nạn đã cho chúng tôi cơ hội được phụng sự.”
Năm giờ chiều, tiếng cầu nguyện vang khắp nhà dòng. Không khí như lắng lại. Các cháu bé bớt chơi đùa. Người lớn đi lại nhẹ nhàng hơn. Như lời các sơ nói ban sáng: “Hãy cầu nguyện cho hòa bình. Cho thế giới. Sao người vô tội cứ chết mãi.”
New Orlean: Thành Phố Chết: Tại 1 Nhà Tù Có 2,000 Xác
Ty Cảnh Sát New Orleans: 200 Cảnh Sát Từ Chức, 2 Tự Tử
NEW ORLEANS - Trong khi những người tị nạn mệt mỏi sau cùng di tản khỏi Orleansn thành phố này phải đối phó với số tử thi tính bằng con số ngàn.
Không ai biết bao nhiêu người thiệt mạng vì bão Katrina, và bao nhiêu người ngã gục trong lúc chờ tiếp cứu - nhưng xác chết xuất hiện ở khắp nơi, trên tầng thường sát mái nhà, trôi nổi trên đuờng ngập nước, hay co quắp trên xe lăn, bỏ rơi trên xa lộ ...
New Orleans dự kiến sẽ trở thành phố ma trong 9 tháng, may ra lúc đó mới có dấu hiệu hồi sinh.
Dan Craig, giám đốc về hồi phục tại Cơ Quan Quản Trị Cấp Cứu FEMA, noí với các nhà ngoaị giao rằng có thể cần tới 6 tháng để cho nước lụt rút ra khỏi New Orleans, và thêm 3 tháng nữa để cho thành phố khô hết. Ngay cả thế, ông nói, rác và vật liệu nguy hiểm cũng cần dọn trước khi bắt đầu tái thiết. Còn những người lánh nạn có thể phải được liên bang giúp chỗ ở trong 2 năm.
Sau trận bão, có ít nhất 200 cảnh sát của thị trấn New Orleans đã rời bỏ chức vụ và 2 cảnh sát khác đã tự tử.
Theo tin New York Times, một số cảnh sát nói với cấp chỉ huy rằng họ rời bỏ hàng ngũ; một số khác làm việc vài ngày rồi biến mất; một số khác mất dạng không rõ lý do.
Cảnh sát trưởng P. Edwin Compass III nói hầu hết cảnh sát vẫn làm nhiệm vụ, vừa trị an, vừa cứu trợ. Trong gần 1 tuần, nhiều người trong đơn vị 1,500 cảnh sát phải làm việc không nghỉ, đối phó với cả bọn hôi của và bắn tỉa. Hôm Thứ Bảy, có 1,200 cảnh sát làm việc.
Một trong 2 cảnh sát tự tử là một viên chức cao cấp, phụ tá của Compass, trứơc khi tự tử đã cho biết rằng ông mất ngôi nhà trong cơn bão, và sau đó không tìm thấy được dấu tích nào của gia đình ông.
Thống Đốc Kathleen Blanco nói bà dự kiến số tử vong là hàng ngàn.
Đề đốc Craig Vanderwagen tại Sở y tế công cộng cho biết chỉ riêng nhà xác của khám đường St Gabriel có từ 1000 đến 2000 xác.
Nghị sĩ Bill Frist thăm New Orleans hôm Thứ 7 ước lượng từ 8 đến 10 người chết mỗi ngày.
1 chuyên viên y tế cho biết 3 hài nhi chết vì hơi nóng ngột ngạt ở trung tâm nghị hội - nhưng, tiến bộ là hiển nhiên. Khoảng 300 người sau cùng đã rời Superdome hồi tối Thứ 7 trong tiếng reo hò của vệ binh quốc gia.
Họ lên xe bus với sự mệt mỏi, không vui mừng - 1 người nói "Bất cứ đâu cũng tốt hơn nơi đây".
Giữa chiều Thứ 7, chỉ còn những nhóm nhỏ quanh trung tâm nghị hội trong khi công nhân di chuyển cac tử thi.
Người sống sót vẫn tiếp tục được trực thăng thu nhặt từ cac mái nhà và trên xa lộ. Tướng MarkGraham nói "Có những người trong chúng cư hay khách sạn mà chúng ta không thấy hết.
Cư dân 51 tuổi Philip Holt nói vài ngày đầu là thiên tai, 4 ngày sau là "nhân tai". Hàng chục ngàn người di tản đã được đưa đi Texas, Tennessee và cac tiểu bang khac - Thống Đốc Texas Rick Perry báo động rằng Texas không còn chỗ sau khi 220,000 dân di tản kéo đến, và còn đến nữa.
Bộ Trưởng vận tải Norman Mineta loan báo trên 10,000 người đã được không vận từ New Orleans.
Tại phi trường quốc tế Luois Armstrong biến thành 1 đơn vị quân y, khoảng 5000 người đã được chữa trị đang chờ đi nơi khác. Giám đốc phi trường cho hay 30 người chết, gồm người già và người bệnh, xác được giữ trong các xe vận tải đông lạnh.
Bà cụ 105 tuổi Nita LaGarde sống sót sau 2 ngày trên gác tượng, 2 ngày trên 1 cù lao, và 4 ngày trên lề đường gần trung tâm nghị hội nghĩ rằng vệ binh quốc gia do thiên chuá gửi đến - y tá của cụ nói không thể thay quần áo lót cho cụ từ hơn 2 ngày.
Cư dân Derek Dabon 29 tuổi cho biết cô sẽ không trở laiï, mà phải bắt đầu 1 cuộc đời mới.
Bà Hillary Snowton 40 tuổi bịt nửa mặt bằng tấm vải trắng nhìn vào xác chết trên chiếc ghế bành nằm đó từ 4 ngày, nói mỗi sáng, mỗi bữa ăn đều nhìn thấy xac chết bốc mùi hôi thối ấy, nhưng không đi đâu mà tránh được mùi xác chết.
Giám đốc phục hồi Dan Craig của FEMA địa phương ước lượng 6 tháng để New Orleans cạn nước, và 3 tháng để khô hẳn.
Các nhà kho bị cháy ở đông ngạn sông Mississippi tiếp tục bốc khói - ở Phố Pháp, 1 số cư dân không chịu đi hay không biết cách tháo ra - có người cố thủ với súng.
Ty Cảnh Sát New Orleans: 200 Cảnh Sát Từ Chức, 2 Tự Tử
NEW ORLEANS - Trong khi những người tị nạn mệt mỏi sau cùng di tản khỏi Orleansn thành phố này phải đối phó với số tử thi tính bằng con số ngàn.
Không ai biết bao nhiêu người thiệt mạng vì bão Katrina, và bao nhiêu người ngã gục trong lúc chờ tiếp cứu - nhưng xác chết xuất hiện ở khắp nơi, trên tầng thường sát mái nhà, trôi nổi trên đuờng ngập nước, hay co quắp trên xe lăn, bỏ rơi trên xa lộ ...
New Orleans dự kiến sẽ trở thành phố ma trong 9 tháng, may ra lúc đó mới có dấu hiệu hồi sinh.
Dan Craig, giám đốc về hồi phục tại Cơ Quan Quản Trị Cấp Cứu FEMA, noí với các nhà ngoaị giao rằng có thể cần tới 6 tháng để cho nước lụt rút ra khỏi New Orleans, và thêm 3 tháng nữa để cho thành phố khô hết. Ngay cả thế, ông nói, rác và vật liệu nguy hiểm cũng cần dọn trước khi bắt đầu tái thiết. Còn những người lánh nạn có thể phải được liên bang giúp chỗ ở trong 2 năm.
Sau trận bão, có ít nhất 200 cảnh sát của thị trấn New Orleans đã rời bỏ chức vụ và 2 cảnh sát khác đã tự tử.
Theo tin New York Times, một số cảnh sát nói với cấp chỉ huy rằng họ rời bỏ hàng ngũ; một số khác làm việc vài ngày rồi biến mất; một số khác mất dạng không rõ lý do.
Cảnh sát trưởng P. Edwin Compass III nói hầu hết cảnh sát vẫn làm nhiệm vụ, vừa trị an, vừa cứu trợ. Trong gần 1 tuần, nhiều người trong đơn vị 1,500 cảnh sát phải làm việc không nghỉ, đối phó với cả bọn hôi của và bắn tỉa. Hôm Thứ Bảy, có 1,200 cảnh sát làm việc.
Một trong 2 cảnh sát tự tử là một viên chức cao cấp, phụ tá của Compass, trứơc khi tự tử đã cho biết rằng ông mất ngôi nhà trong cơn bão, và sau đó không tìm thấy được dấu tích nào của gia đình ông.
Thống Đốc Kathleen Blanco nói bà dự kiến số tử vong là hàng ngàn.
Đề đốc Craig Vanderwagen tại Sở y tế công cộng cho biết chỉ riêng nhà xác của khám đường St Gabriel có từ 1000 đến 2000 xác.
Nghị sĩ Bill Frist thăm New Orleans hôm Thứ 7 ước lượng từ 8 đến 10 người chết mỗi ngày.
1 chuyên viên y tế cho biết 3 hài nhi chết vì hơi nóng ngột ngạt ở trung tâm nghị hội - nhưng, tiến bộ là hiển nhiên. Khoảng 300 người sau cùng đã rời Superdome hồi tối Thứ 7 trong tiếng reo hò của vệ binh quốc gia.
Họ lên xe bus với sự mệt mỏi, không vui mừng - 1 người nói "Bất cứ đâu cũng tốt hơn nơi đây".
Giữa chiều Thứ 7, chỉ còn những nhóm nhỏ quanh trung tâm nghị hội trong khi công nhân di chuyển cac tử thi.
Người sống sót vẫn tiếp tục được trực thăng thu nhặt từ cac mái nhà và trên xa lộ. Tướng MarkGraham nói "Có những người trong chúng cư hay khách sạn mà chúng ta không thấy hết.
Cư dân 51 tuổi Philip Holt nói vài ngày đầu là thiên tai, 4 ngày sau là "nhân tai". Hàng chục ngàn người di tản đã được đưa đi Texas, Tennessee và cac tiểu bang khac - Thống Đốc Texas Rick Perry báo động rằng Texas không còn chỗ sau khi 220,000 dân di tản kéo đến, và còn đến nữa.
Bộ Trưởng vận tải Norman Mineta loan báo trên 10,000 người đã được không vận từ New Orleans.
Tại phi trường quốc tế Luois Armstrong biến thành 1 đơn vị quân y, khoảng 5000 người đã được chữa trị đang chờ đi nơi khác. Giám đốc phi trường cho hay 30 người chết, gồm người già và người bệnh, xác được giữ trong các xe vận tải đông lạnh.
Bà cụ 105 tuổi Nita LaGarde sống sót sau 2 ngày trên gác tượng, 2 ngày trên 1 cù lao, và 4 ngày trên lề đường gần trung tâm nghị hội nghĩ rằng vệ binh quốc gia do thiên chuá gửi đến - y tá của cụ nói không thể thay quần áo lót cho cụ từ hơn 2 ngày.
Cư dân Derek Dabon 29 tuổi cho biết cô sẽ không trở laiï, mà phải bắt đầu 1 cuộc đời mới.
Bà Hillary Snowton 40 tuổi bịt nửa mặt bằng tấm vải trắng nhìn vào xác chết trên chiếc ghế bành nằm đó từ 4 ngày, nói mỗi sáng, mỗi bữa ăn đều nhìn thấy xac chết bốc mùi hôi thối ấy, nhưng không đi đâu mà tránh được mùi xác chết.
Giám đốc phục hồi Dan Craig của FEMA địa phương ước lượng 6 tháng để New Orleans cạn nước, và 3 tháng để khô hẳn.
Các nhà kho bị cháy ở đông ngạn sông Mississippi tiếp tục bốc khói - ở Phố Pháp, 1 số cư dân không chịu đi hay không biết cách tháo ra - có người cố thủ với súng.
Thế giới cảm thông với nạn nhân bão lụt
nhưng lại kinh ngạc về sự ứng phó chậm chạp và thiếu hiệu quả của chính quyền TT Bush
Sep 02, 2005
Cali Today news – Theo nguồn tin tổng hợp của Reuters loan đi hôm thứ sáu, dư luận thế giới nói chung đều cảm thông sâu sắc với nạn nhân trận bão Katrina, nhưng lại rất kinh ngạc về cung cách ứng phó chậm chạp và thiếu hiệu quả của cường quốc số 1 thế giới, với một vị tổng thống luôn tự xưng là “tổng thống của chiến tranh” để cuối cùng cả một thành phố rơi vào hỗn loạn, vô chính phủ, và những nạn nhân không có nước u&# 7889;ng, thực phẩm và an ninh trong nhiều ngày.
Tờ Sun, một nhật báo bán chạy hàng đầu tại Anh, đã đi chạy hàng tít lớn trên trang nhất “Vô Chính Phủ Tại Mỹ” (Anarchy in the U.S.A), trong khi nhật báo Handelsblatt tại Đức chạy hàng tít “Tận Thế Đến Rồi” (Apocalypse Now)
Những tấm ảnh chụp thảm nạn tại thành phố New Orleans với xác người chết không được chôn, những đứa trẻ khát sữa, những khuôn mặt hốt hoảng vì thiếu lương thực và nước uống, những cảnh hôi trong thành phố đã được các tờ báo trên thế giới đưa lên trang bìa khiến mọi người trông tưởng chừng như vụ tsaunami hồi năm ngoái xảy ra tại các quốc gia nghèo đói nhất thế giới ở Nam Á chứ không phải ở Hoa Kỳ, nước giàu nhất thế giới.
Tuy nhiên điều được nhấn mạnh đến là sự ứng phó của chính phủ Bush đối với thiên tai. Tờ Liberation thiên tả tại Pháp viết rằng “Một thành phố hiện đại chỉm trong nước và hỗn loạn vô chính phủ - đó là một thực tế độc ác đối với người luôn vỗ ngực là quán quân an ninh như Bush” Tờ báo viết tiếp “(Thủ lãnh Al-Qaeda Osama) bin Laden, đang ẩn náu tại một nơi khô ráo và tiện nghi, hẳn sẽ phải tức cười đến chết được.”
Một phụ nữ làm việc cho một công ty đa quốc tại Nam Hàn đã phát biểu rằng không phải tự nhiên mà nước Mỹ bị nặng như vậy “Có thể là sự trừng phạt đối với những gì nước Mỹ đã gây ra tại Iraq, đó là thảm nạn do con người gây ra, chứ không phải là thiên tai.” Người phụ nữ Nam Hàn này không muốn tiết lộ danh tánh vì sếp của bà là một người Mỹ. Bà cho biết tiếp “Nhiều người ở đây đều có chung ý nghĩ như vậy.”
Điều gây chú ý cho dư luận thế giới đó là đa số nạn nhân là người Mỹ da đen. Họ quá nghèo nên không chạy thoát ra khỏi thành phố trước khi cơn bão ập đến như những người da trắng giàu có.
Tờ Guardian xuất bản tại Anh cho biết, New Orleans đứng hàng thứ 5 toàn quốc Hoa Kỳ về tỉ lệ cư dân Mỹ da đen với 67% trong tổng số cư dân thành phố. Tờ báo viết rằng “Là một trong những tiểu bang nghèo nhất Hoa Kỳ, nơi thu nhập của người da đen chỉ bằng một nửa so với người da trắng, điều này đang phản ánh chiều kích sắc tộc.”
Không chỉ có dư luận ngoại quốc chê trách, cách ứng phó chậm chạp của chính quyền TT Bush còn bị ngay chính giới Cộng Hoà chỉ trích. Cựu chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Newt Gingrich nói rằng “…nếu chúng ta không thể ứng phó tình hình một cách mau lẹ hơn đối với thảm nạn xảy ra tại Gulf Coast trong những ngày qua, thì làm sao chúng ta sẵn sàng đủ để đối phó với một cuộc tấn công nguyên tử hoặc sinh học được?” Aùm chỉ đến những lời biện hộ quanh co của Toà Bạch Ốc, ông Gingrich nói rằng “Không thể biện minh cho một việc như thế lại có thể để xảy ra ngay tại Hoa Kỳ.” Trong khi đó, thống đốc Cộng Hoà Mitt Romme y của tiểu bang Massachusetts, nói rằng “Không ai có thể hài lòng được với cách ứng phó mà chúng ta chứng kiến ở New Orleans.”
Trong một hành động được xem là bày tỏ sự không hài lòng, chủ tịch khối đa số (Cộng Hoà) Thượng Viện Bill Frist hôm thứ sáu đã thúc giục nghị sĩ Susan Collins, thuộc đảng Cộng Hoà Maine hiện là chủ tịch Uỷ ban Homeland Security and Government Affairs yêu cầu cơ quan FEMA phải điều trần trước uỷ ban liên quan đến các nỗ lực được xem là thất bại đối với nạn nhân bão lụt, đặc biệt tại New Orleans. Trước đó, trong lời tuyên bố hôm th ứ năm, để biện hộ cho mình, giám đốc FEMA Michael Brown tuyên bố rằng những nạn nhân bão lụt phải chịu một phần trách nhiệm trong thảm nạn xảy ra tại New Orleans vì đã không chịu di tản khỏi thành phố trước khi cơn bão ập đến. Tuy nhiên sau đó khi được phóng viên CNN hỏi vì sai ông lại đổ lỗi cho những nạn nhân vì nhiều người quá nghèo đã không có phương tiện di chuyển hoặc quá già yếu bệnh tật nên không tự di tản được, ông Brown đã chối là ông không hề đổ lỗi cho bất cứ ai cả.
Đăng Khoa –Source: Reuters
3G sưu tầm
nhưng lại kinh ngạc về sự ứng phó chậm chạp và thiếu hiệu quả của chính quyền TT Bush
Sep 02, 2005
Cali Today news – Theo nguồn tin tổng hợp của Reuters loan đi hôm thứ sáu, dư luận thế giới nói chung đều cảm thông sâu sắc với nạn nhân trận bão Katrina, nhưng lại rất kinh ngạc về cung cách ứng phó chậm chạp và thiếu hiệu quả của cường quốc số 1 thế giới, với một vị tổng thống luôn tự xưng là “tổng thống của chiến tranh” để cuối cùng cả một thành phố rơi vào hỗn loạn, vô chính phủ, và những nạn nhân không có nước u&# 7889;ng, thực phẩm và an ninh trong nhiều ngày.
Tờ Sun, một nhật báo bán chạy hàng đầu tại Anh, đã đi chạy hàng tít lớn trên trang nhất “Vô Chính Phủ Tại Mỹ” (Anarchy in the U.S.A), trong khi nhật báo Handelsblatt tại Đức chạy hàng tít “Tận Thế Đến Rồi” (Apocalypse Now)
Những tấm ảnh chụp thảm nạn tại thành phố New Orleans với xác người chết không được chôn, những đứa trẻ khát sữa, những khuôn mặt hốt hoảng vì thiếu lương thực và nước uống, những cảnh hôi trong thành phố đã được các tờ báo trên thế giới đưa lên trang bìa khiến mọi người trông tưởng chừng như vụ tsaunami hồi năm ngoái xảy ra tại các quốc gia nghèo đói nhất thế giới ở Nam Á chứ không phải ở Hoa Kỳ, nước giàu nhất thế giới.
Tuy nhiên điều được nhấn mạnh đến là sự ứng phó của chính phủ Bush đối với thiên tai. Tờ Liberation thiên tả tại Pháp viết rằng “Một thành phố hiện đại chỉm trong nước và hỗn loạn vô chính phủ - đó là một thực tế độc ác đối với người luôn vỗ ngực là quán quân an ninh như Bush” Tờ báo viết tiếp “(Thủ lãnh Al-Qaeda Osama) bin Laden, đang ẩn náu tại một nơi khô ráo và tiện nghi, hẳn sẽ phải tức cười đến chết được.”
Một phụ nữ làm việc cho một công ty đa quốc tại Nam Hàn đã phát biểu rằng không phải tự nhiên mà nước Mỹ bị nặng như vậy “Có thể là sự trừng phạt đối với những gì nước Mỹ đã gây ra tại Iraq, đó là thảm nạn do con người gây ra, chứ không phải là thiên tai.” Người phụ nữ Nam Hàn này không muốn tiết lộ danh tánh vì sếp của bà là một người Mỹ. Bà cho biết tiếp “Nhiều người ở đây đều có chung ý nghĩ như vậy.”
Điều gây chú ý cho dư luận thế giới đó là đa số nạn nhân là người Mỹ da đen. Họ quá nghèo nên không chạy thoát ra khỏi thành phố trước khi cơn bão ập đến như những người da trắng giàu có.
Tờ Guardian xuất bản tại Anh cho biết, New Orleans đứng hàng thứ 5 toàn quốc Hoa Kỳ về tỉ lệ cư dân Mỹ da đen với 67% trong tổng số cư dân thành phố. Tờ báo viết rằng “Là một trong những tiểu bang nghèo nhất Hoa Kỳ, nơi thu nhập của người da đen chỉ bằng một nửa so với người da trắng, điều này đang phản ánh chiều kích sắc tộc.”
Không chỉ có dư luận ngoại quốc chê trách, cách ứng phó chậm chạp của chính quyền TT Bush còn bị ngay chính giới Cộng Hoà chỉ trích. Cựu chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Newt Gingrich nói rằng “…nếu chúng ta không thể ứng phó tình hình một cách mau lẹ hơn đối với thảm nạn xảy ra tại Gulf Coast trong những ngày qua, thì làm sao chúng ta sẵn sàng đủ để đối phó với một cuộc tấn công nguyên tử hoặc sinh học được?” Aùm chỉ đến những lời biện hộ quanh co của Toà Bạch Ốc, ông Gingrich nói rằng “Không thể biện minh cho một việc như thế lại có thể để xảy ra ngay tại Hoa Kỳ.” Trong khi đó, thống đốc Cộng Hoà Mitt Romme y của tiểu bang Massachusetts, nói rằng “Không ai có thể hài lòng được với cách ứng phó mà chúng ta chứng kiến ở New Orleans.”
Trong một hành động được xem là bày tỏ sự không hài lòng, chủ tịch khối đa số (Cộng Hoà) Thượng Viện Bill Frist hôm thứ sáu đã thúc giục nghị sĩ Susan Collins, thuộc đảng Cộng Hoà Maine hiện là chủ tịch Uỷ ban Homeland Security and Government Affairs yêu cầu cơ quan FEMA phải điều trần trước uỷ ban liên quan đến các nỗ lực được xem là thất bại đối với nạn nhân bão lụt, đặc biệt tại New Orleans. Trước đó, trong lời tuyên bố hôm th ứ năm, để biện hộ cho mình, giám đốc FEMA Michael Brown tuyên bố rằng những nạn nhân bão lụt phải chịu một phần trách nhiệm trong thảm nạn xảy ra tại New Orleans vì đã không chịu di tản khỏi thành phố trước khi cơn bão ập đến. Tuy nhiên sau đó khi được phóng viên CNN hỏi vì sai ông lại đổ lỗi cho những nạn nhân vì nhiều người quá nghèo đã không có phương tiện di chuyển hoặc quá già yếu bệnh tật nên không tự di tản được, ông Brown đã chối là ông không hề đổ lỗi cho bất cứ ai cả.
Đăng Khoa –Source: Reuters
3G sưu tầm
New Orleans: Ðã bít được chỗ đê vỡ để bơm nước lụt ra khỏi thành phố
Tuesday, September 06 2005
NEW ORLEANS, Lousiana - Hôm Thứ Ba 6 Tháng Tám 2005, nước lụt đã rút khỏi New Orleans khi các kỹ sư bít được chỗ vỡ lớn ở con đê bảo vệ, bị bão Katrina phá thủng, đã làm cho phần lớn thành phố này bị ngập lụt, một tai họa mà thị trưởng cho biết có thể khiến 10,000 phải thiệt mạng.
Hơn một triệu người đã rời bỏ nhà cửa của họ - nhiều người có thể là vĩnh viễn - với hàng trăm ngàn người di tản phải ẩn náu tại các trung tâm tạm trú, khách sạn và những nhà riêng trên toàn quốc.
Chiều Thứ Hai, các giới chức thẩm quyền cho biết là những miếng kim loại và những bao cát 3,000 pound, được trực thăng ném xuống dọc theo con kinh dẫn đến hồ Ponchartrain, đã bít được lỗ hổng rộng 200 feet trên đê, và nước đã được bơm từ kênh trở về hồ. Ngay khi mực nước của kênh giảm xuống khoảng hai feet, trạm bơm 6 có thể bắt đầu bơm nước ra khỏi New Orleans với năng suất giới hạn, vì các kỹ sư muốn bảo đảm là nước được bơm ra ngoài không làm hư hại thêm hệ thống đê trên và tạo ra một lỗ thủng mới. Việc bơm cho hết nước có lẽ sẽ phải mất đến 80 ngày.
Một vài vùng của thành phố cho thấy nước lụt đang thoát đi. Trong khu Ninth Ward của New Orleans, nằm dưới mực nước biển, mực nước đã giảm xuống hơn một foot. Tại khu thương mại, một số đường chỉ còn ẩm ướt hơn là ngập lụt.
Các giới chức thẩm quyền nghĩ là số tử vong sẽ lên cao trong những ngày sắp tới, khi các tử thi được tìm thấy bên trong những căn nhà bị lụt. Tại Mississippi, hơn 100 cái chết vì bão Katrina đã được xác nhận, và nhiều người vẫn còn mất tích.
Thị trưởng New Orleans Ray Nagin cho biết số tử vong của thành phố này có thể lên đến 10,000 người và điều này không phải là vô lý.
Trong khi những nhân viên công lực và ngay cả các toán tư nhân - bao gồm nam diễn viên Sean Penn - đã phát động một cuộc tìm kiếm người sống sót bằng tàu, phi cơ và quân xa tại từng nhà một, họ đã gặp một trở ngại quen thuộc đó là: Dân chúng đã kẹt lại hơn một tuần lễ trong những ngôi nhà bị hư hại, vậy mà vẫn từ chối không chịu bỏ đi.
Phó cảnh sát trưởng W.J. Riley cho hay họ đã khuyên những người sống sót rời khỏi thành phố bị tàn phá, vì không có gì ở đây cho họ và không có lý do gì để họ ở lại, không đồ ăn, không nhà ở, không việc làm, không gì cả.
Nhiều cư dân ở New Orleans sống ở một vài khu vực cao, đã thoát khỏi nước lụt cho biết họ sẽ bất chấp lời yêu cầu phải rời bỏ nhà.
Nhà chức trách đã giành lại được việc kiểm soát New Orleans sau nhiều ngày bạo loạn và cướp phá, đã làm cho dân chúng ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới phải căm phẫn. Nhưng phó cảnh sát trưởng cho biết chỉ có khoảng 1,000 trong số 1,641 nhân viên của lực lượng này làm việc mà thôi, vì gần một phần ba đã bị mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ.
Tại giáo xứ Jefferson ở gần New Orleans, hôm Thứ Hai nhà chức trách đã cho phép các dân được nhìn xem lần đầu tiên sự thiệt hại của ngôi nhà họ. Họ đã phải đối diện với những cảnh tượng như cây cối và bảng chỉ đường ngã đổ. Những căn nhà rộng rãi của giai cấp trung lưu bị ngập dưới nhiều feet nước.
Một cựu nữ trung tá về hưu 59 tuổi không thể đến gần nhà bà ở Metarie, cho biết nhiều người ở đây, khi xây nhà đã liệu trước là sẽ có nước lụt, nhưng không ai có thể tưởng tượng được sự thể này. Bà sẽ mướn người để đưa bà trở về đó.
Trong khi một cư dân khác đã vui mừng khôn xiết khi thấy nước lụt rút khỏi bãi cỏ nhà bà, nhưng lại ngừng cách ngưỡng cửa chỉ một vài inches. Trong lúc đứng chờ một chiếc tàu chở bà vào đó, bà đã làm một danh sách những đồ vật mà bà hy vọng sẽ lấy lại được, trước khi bị buộc phải rời khỏi nơi đây một lần nữa vào ngày Thứ Tư.
Ít nhất 240,000 người từ Louisiana đã tạm trú ở Texas, nơi thống đốc Rick Perry cho biết tiểu bang không thể giải quyết được nữa dòng người đang tràn vào đây, và yêu cầu những người di tản mới phải được chở bằng phi cơ đến các tiểu bang khác.
Cơ Quan Quản Lý Về Tình Trạng Khẩn Cấp Liên Bang, bị chỉ trích vì sự đáp ứng chậm trễ, hôm Thứ Ba cho hay là họ sẽ chở những người di tản đang chờ tại phi trường New Orleans đến năm căn cứ không quân trên khắp Hoa Kỳ, đã có sẵn 4,000 cái giường vì các binh sĩ đã đi đến Iraq. Theo lời phát ngôn viên của cơ quan trên, sẽ có thêm nhiều căn cứ nữa vào ngày Thứ Ba.
Hai du thuyền được đưa đến Galveston, Texas, dự định sẽ đón tiếp hơn 4,000 người di tản đang ở lại Astrodom của Houston vào ngày Thứ Ba.
Tổng Thống Bush nhìn nhận kết quả của các nỗ lực cứu trợ ban đầu là không thể chấp nhận được, trong chuyến đi thứ nhì đến vùng bị bão tàn phá hôm Thứ Hai đã hứa: “Nếu điều đó không đúng, chúng ta sẽ sửa chữa và nếu đúng, thì chúng ta sẽ tiếp tục làm việc đó. Và đây chỉ là sự khởi đầu của một nỗ lực to tát.”
Hôm Thứ Ba, giá xăng dầu ở Hoa Kỳ đã giảm xuống, khi các quốc gia công nghiệp hóa chuẩn bị tháo khoán số dầu từ những kho dự trữ chiến lược, và một vài nhà máy lọc dầu của Hoa Kỳ đã bắt đầu hoạt động lại. (N.Y.)
Tuesday, September 06 2005
NEW ORLEANS, Lousiana - Hôm Thứ Ba 6 Tháng Tám 2005, nước lụt đã rút khỏi New Orleans khi các kỹ sư bít được chỗ vỡ lớn ở con đê bảo vệ, bị bão Katrina phá thủng, đã làm cho phần lớn thành phố này bị ngập lụt, một tai họa mà thị trưởng cho biết có thể khiến 10,000 phải thiệt mạng.
Hơn một triệu người đã rời bỏ nhà cửa của họ - nhiều người có thể là vĩnh viễn - với hàng trăm ngàn người di tản phải ẩn náu tại các trung tâm tạm trú, khách sạn và những nhà riêng trên toàn quốc.
Chiều Thứ Hai, các giới chức thẩm quyền cho biết là những miếng kim loại và những bao cát 3,000 pound, được trực thăng ném xuống dọc theo con kinh dẫn đến hồ Ponchartrain, đã bít được lỗ hổng rộng 200 feet trên đê, và nước đã được bơm từ kênh trở về hồ. Ngay khi mực nước của kênh giảm xuống khoảng hai feet, trạm bơm 6 có thể bắt đầu bơm nước ra khỏi New Orleans với năng suất giới hạn, vì các kỹ sư muốn bảo đảm là nước được bơm ra ngoài không làm hư hại thêm hệ thống đê trên và tạo ra một lỗ thủng mới. Việc bơm cho hết nước có lẽ sẽ phải mất đến 80 ngày.
Một vài vùng của thành phố cho thấy nước lụt đang thoát đi. Trong khu Ninth Ward của New Orleans, nằm dưới mực nước biển, mực nước đã giảm xuống hơn một foot. Tại khu thương mại, một số đường chỉ còn ẩm ướt hơn là ngập lụt.
Các giới chức thẩm quyền nghĩ là số tử vong sẽ lên cao trong những ngày sắp tới, khi các tử thi được tìm thấy bên trong những căn nhà bị lụt. Tại Mississippi, hơn 100 cái chết vì bão Katrina đã được xác nhận, và nhiều người vẫn còn mất tích.
Thị trưởng New Orleans Ray Nagin cho biết số tử vong của thành phố này có thể lên đến 10,000 người và điều này không phải là vô lý.
Trong khi những nhân viên công lực và ngay cả các toán tư nhân - bao gồm nam diễn viên Sean Penn - đã phát động một cuộc tìm kiếm người sống sót bằng tàu, phi cơ và quân xa tại từng nhà một, họ đã gặp một trở ngại quen thuộc đó là: Dân chúng đã kẹt lại hơn một tuần lễ trong những ngôi nhà bị hư hại, vậy mà vẫn từ chối không chịu bỏ đi.
Phó cảnh sát trưởng W.J. Riley cho hay họ đã khuyên những người sống sót rời khỏi thành phố bị tàn phá, vì không có gì ở đây cho họ và không có lý do gì để họ ở lại, không đồ ăn, không nhà ở, không việc làm, không gì cả.
Nhiều cư dân ở New Orleans sống ở một vài khu vực cao, đã thoát khỏi nước lụt cho biết họ sẽ bất chấp lời yêu cầu phải rời bỏ nhà.
Nhà chức trách đã giành lại được việc kiểm soát New Orleans sau nhiều ngày bạo loạn và cướp phá, đã làm cho dân chúng ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới phải căm phẫn. Nhưng phó cảnh sát trưởng cho biết chỉ có khoảng 1,000 trong số 1,641 nhân viên của lực lượng này làm việc mà thôi, vì gần một phần ba đã bị mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ.
Tại giáo xứ Jefferson ở gần New Orleans, hôm Thứ Hai nhà chức trách đã cho phép các dân được nhìn xem lần đầu tiên sự thiệt hại của ngôi nhà họ. Họ đã phải đối diện với những cảnh tượng như cây cối và bảng chỉ đường ngã đổ. Những căn nhà rộng rãi của giai cấp trung lưu bị ngập dưới nhiều feet nước.
Một cựu nữ trung tá về hưu 59 tuổi không thể đến gần nhà bà ở Metarie, cho biết nhiều người ở đây, khi xây nhà đã liệu trước là sẽ có nước lụt, nhưng không ai có thể tưởng tượng được sự thể này. Bà sẽ mướn người để đưa bà trở về đó.
Trong khi một cư dân khác đã vui mừng khôn xiết khi thấy nước lụt rút khỏi bãi cỏ nhà bà, nhưng lại ngừng cách ngưỡng cửa chỉ một vài inches. Trong lúc đứng chờ một chiếc tàu chở bà vào đó, bà đã làm một danh sách những đồ vật mà bà hy vọng sẽ lấy lại được, trước khi bị buộc phải rời khỏi nơi đây một lần nữa vào ngày Thứ Tư.
Ít nhất 240,000 người từ Louisiana đã tạm trú ở Texas, nơi thống đốc Rick Perry cho biết tiểu bang không thể giải quyết được nữa dòng người đang tràn vào đây, và yêu cầu những người di tản mới phải được chở bằng phi cơ đến các tiểu bang khác.
Cơ Quan Quản Lý Về Tình Trạng Khẩn Cấp Liên Bang, bị chỉ trích vì sự đáp ứng chậm trễ, hôm Thứ Ba cho hay là họ sẽ chở những người di tản đang chờ tại phi trường New Orleans đến năm căn cứ không quân trên khắp Hoa Kỳ, đã có sẵn 4,000 cái giường vì các binh sĩ đã đi đến Iraq. Theo lời phát ngôn viên của cơ quan trên, sẽ có thêm nhiều căn cứ nữa vào ngày Thứ Ba.
Hai du thuyền được đưa đến Galveston, Texas, dự định sẽ đón tiếp hơn 4,000 người di tản đang ở lại Astrodom của Houston vào ngày Thứ Ba.
Tổng Thống Bush nhìn nhận kết quả của các nỗ lực cứu trợ ban đầu là không thể chấp nhận được, trong chuyến đi thứ nhì đến vùng bị bão tàn phá hôm Thứ Hai đã hứa: “Nếu điều đó không đúng, chúng ta sẽ sửa chữa và nếu đúng, thì chúng ta sẽ tiếp tục làm việc đó. Và đây chỉ là sự khởi đầu của một nỗ lực to tát.”
Hôm Thứ Ba, giá xăng dầu ở Hoa Kỳ đã giảm xuống, khi các quốc gia công nghiệp hóa chuẩn bị tháo khoán số dầu từ những kho dự trữ chiến lược, và một vài nhà máy lọc dầu của Hoa Kỳ đã bắt đầu hoạt động lại. (N.Y.)
Bị nhiều chỉ trích, mức ủng hộ Tổng Thống Bush sút giảm xuống tới dưới 40%
Saturday, September 10, 2005
WASHINGTON - Theo kết quả một cuộc thăm dò mới nhất do AP-Ipsos thực hiện được phổ biến cuối tuần, thì mức ủng hộ mà dân chúng dành cho Tổng Thống Bush đã giảm xuống dưới 40%, đây là mức ủng hộ yếu nhất dành cho ông kể từ ngày lên cầm quyền. Kết quả này phản ảnh sự hoang mang nghi ngờ và thất vọng trong dân chúng về các chính sách năng lượng và xăng dầu của chính quyền Bush, cũng như phản ứng chậm chạp sau vụ thiên tai Katrina.
Gần 4 năm sau ngày ông Bush được tín nhiệm lên đến 80% sau vụ khủng bố 11/9/2001, mức ủng hộ của dân chúng hiện dành cho ông còn 39% trong một cuộc thăm dò thực hiện vào tuần qua.
Cái nhìn của dân chúng về hướng đi quốc gia cũng càng lúc càng bi quan, gần 2/3 cho rằng quốc gia hiện đang đi sai đường.
Ông Barry Allen, cử tri độc lập tại thành phố Reed City, Mich, phát biểu, “quốc gia chúng ta bị căng giãn quá nhiều. Tôi đồng ý với tổng thống một số điều, và không đồng ý một số điểm khác. Nhưng nhìn chung, tôi không đồng ý.”
Về kinh tế, ông Allen cho biết ông thích một số biện pháp kinh tế của nhiệm kỳ 1, nhưng bất mãn với những biện pháp trong nhiệm kỳ 2, chính sách Iraq và chính sách xăng dầu.
Ông cũng cho rằng Bão Katrina sẽ cuốn đi sức nóng của một nền kinh tế đang lên. Với giá xăng tăng trên $3 mỹ kim một gallon, thì 7 trong số 10 người dân cho biết họ bất mãn.
Và có tới trên một nửa - 52% - cho rằng họ bất mãn về cách thức ông tổng thống xử lý vụ thiên tai.
Ðối với Bill Kane, cư dân Kingsland, GA., sự chậm chạp của chính phủ đối với thiên tại làm cho ai nhìn thấy “cũng phải kinh sợ. Nó làm cho chúng ta phát điên lên được, bởi vì chúng ta phải tự hỏi tiền bạc của chúng ta đi đâu hết?”
Bằng chứng của sự bất mãn của dân chúng dường như đã được thể hiện, với việc Cơ Quan Cấp Cứu Liên Bang FEMA hôm thứ Sáu tuyên bố chấm dứt chương trình phát thẻ $2,000 cho các gia đình tỵ nạn, thay vào đó sẽ chuyển thẳng vào trương mục ngân hàng cho họ. Tiếp theo là sự kiện, ông Michael Brown, tiêu biểu cho sự trì trệ bất lực, đã bị thuyên chuyển về Washington, công việc tiếp cứu nạn nhân Katrina giao về cho người khác.
Thêm vào đó, người ta khám phá ra nhiều điều bất thường trong lý lịch của ông Brown: Ông chỉ là Ủy Viên Giám Khảo và Nài Ngựa trong Hiệp Hội Ðua Ngựa Quốc Tế (International Arabian Horse Association).
Bà Shirley Carignan, một cử tri độc lập đã về hưu ở Weymouth, Mass, phát biểu, “Ông Bush đặt người không đúng chỗ, giao việc cho những người không biết phải làm gì. Tôi nghĩ rằng ông chỉ đặt bè bạn vào chức vụ này. Bà bạn của tôi cũng nuôi được ngựa Arabians. Biết nuôi ngựa, vậy thì sao? Ngựa và người khác nhau chứ.”
Số người nghĩ rằng quốc gia đi sai đường đã tăng lên từ 59% vào tháng trước tới 65% vào tháng này. Niềm tin của dân chúng suy giảm trầm trọng, và trở nên bi quan đáng kể sau vụ bão Katrina. (DP)
Saturday, September 10, 2005
WASHINGTON - Theo kết quả một cuộc thăm dò mới nhất do AP-Ipsos thực hiện được phổ biến cuối tuần, thì mức ủng hộ mà dân chúng dành cho Tổng Thống Bush đã giảm xuống dưới 40%, đây là mức ủng hộ yếu nhất dành cho ông kể từ ngày lên cầm quyền. Kết quả này phản ảnh sự hoang mang nghi ngờ và thất vọng trong dân chúng về các chính sách năng lượng và xăng dầu của chính quyền Bush, cũng như phản ứng chậm chạp sau vụ thiên tai Katrina.
Gần 4 năm sau ngày ông Bush được tín nhiệm lên đến 80% sau vụ khủng bố 11/9/2001, mức ủng hộ của dân chúng hiện dành cho ông còn 39% trong một cuộc thăm dò thực hiện vào tuần qua.
Cái nhìn của dân chúng về hướng đi quốc gia cũng càng lúc càng bi quan, gần 2/3 cho rằng quốc gia hiện đang đi sai đường.
Ông Barry Allen, cử tri độc lập tại thành phố Reed City, Mich, phát biểu, “quốc gia chúng ta bị căng giãn quá nhiều. Tôi đồng ý với tổng thống một số điều, và không đồng ý một số điểm khác. Nhưng nhìn chung, tôi không đồng ý.”
Về kinh tế, ông Allen cho biết ông thích một số biện pháp kinh tế của nhiệm kỳ 1, nhưng bất mãn với những biện pháp trong nhiệm kỳ 2, chính sách Iraq và chính sách xăng dầu.
Ông cũng cho rằng Bão Katrina sẽ cuốn đi sức nóng của một nền kinh tế đang lên. Với giá xăng tăng trên $3 mỹ kim một gallon, thì 7 trong số 10 người dân cho biết họ bất mãn.
Và có tới trên một nửa - 52% - cho rằng họ bất mãn về cách thức ông tổng thống xử lý vụ thiên tai.
Ðối với Bill Kane, cư dân Kingsland, GA., sự chậm chạp của chính phủ đối với thiên tại làm cho ai nhìn thấy “cũng phải kinh sợ. Nó làm cho chúng ta phát điên lên được, bởi vì chúng ta phải tự hỏi tiền bạc của chúng ta đi đâu hết?”
Bằng chứng của sự bất mãn của dân chúng dường như đã được thể hiện, với việc Cơ Quan Cấp Cứu Liên Bang FEMA hôm thứ Sáu tuyên bố chấm dứt chương trình phát thẻ $2,000 cho các gia đình tỵ nạn, thay vào đó sẽ chuyển thẳng vào trương mục ngân hàng cho họ. Tiếp theo là sự kiện, ông Michael Brown, tiêu biểu cho sự trì trệ bất lực, đã bị thuyên chuyển về Washington, công việc tiếp cứu nạn nhân Katrina giao về cho người khác.
Thêm vào đó, người ta khám phá ra nhiều điều bất thường trong lý lịch của ông Brown: Ông chỉ là Ủy Viên Giám Khảo và Nài Ngựa trong Hiệp Hội Ðua Ngựa Quốc Tế (International Arabian Horse Association).
Bà Shirley Carignan, một cử tri độc lập đã về hưu ở Weymouth, Mass, phát biểu, “Ông Bush đặt người không đúng chỗ, giao việc cho những người không biết phải làm gì. Tôi nghĩ rằng ông chỉ đặt bè bạn vào chức vụ này. Bà bạn của tôi cũng nuôi được ngựa Arabians. Biết nuôi ngựa, vậy thì sao? Ngựa và người khác nhau chứ.”
Số người nghĩ rằng quốc gia đi sai đường đã tăng lên từ 59% vào tháng trước tới 65% vào tháng này. Niềm tin của dân chúng suy giảm trầm trọng, và trở nên bi quan đáng kể sau vụ bão Katrina. (DP)
Tổng thống Bush phủ nhận sự phân biệt chủng tộc trong công tác cứu trợ
Monday, September 12, 2005
WASHINGTON - Hôm Thứ Hai 12-9, tổng thống Bush lên tiếng phủ nhận nguồn tin cho rằng chính phủ có ý phân biệt chủng tộc đối với những người bị kẹt lại sau cơn bão Katrina. Nguồn tin này xuất phát từ một số người chỉ trích, họ cho rằng việc cứu trợ có thể sẽ nhanh chóng hơn nếu thành phần nạn nhân không phải là những người nghèo và da đen.
Tổng thống Bush nói “Gió bão không biết phân biệt màu da hay giàu nghèo, thì cứu trợ cũng không phân biệt. Những nỗ lực được trải đều ra. Sự hồi phục cũng đồng đều cho mọi người.”
Vào cuối chuyến đi thăm qua nhiều khu vực bị lụt tại New Orleans, ông Bush đã để lại nhiều hành động đáng ghi nhận. Có lúc, ông đã phải cúi khom người lách qua những cành cây gãy đổ và dây điện võng xuống đất.
Ðây là chuyến tiếp xúc đầu tiên của ông Bush với các người đứng đầu chương trình cứu trợ của chính phủ ngay tại nơi bị lụt. Phản ứng của liên bang đối với thiên tai lần này đang bị chỉ trích gắt gao vì chậm chạp và vô trách nhiệm.
Tổng thống Bush tuyên bố Quốc Hội sẽ xem xét để cho phép chính phủ liên bang được quyền can thiệp vào những khu vực thiên tai mà không cần phải qua chính quyền tiểu bang. Ông Bush nói “Mọi người chúng ta đều muốn rút ra những bài học”.
Ông Bush phản đối những ý kiến cho rằng quân đội của liên bang đã bị dàn trải ra quá mỏng trên mặt trận Iraq nên không còn đủ khả năng để thu xếp những tàn phá tại khu vực Bờ Biển Vùng Vịnh. Tổng thống nói “Chúng ta có đủ quân số để cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ. Thật là phi lý khi nói rằng vì bận tham dự vào Iraq nên giờ không đủ quân đội. Chúng ta đang tiến lên phía trước, và mọi chuyện đều được giải quyết đầy đủ”.
Ông Bush cũng phân trần về lời tuyên bố mới đây rằng không ai có thể đoán được con đê nào bị vỡ tại khu vực bị lụt. Tuyên bố này đang bị chỉ trích rất nhiều. Ông cho rằng lời này chỉ muốn tạo “một chút thư giãn cho bớt căng thẳng” giữa lúc nhiều người ban đầu tưởng cơn bão không thể gây hậu quả trầm trọng cho thành phố.
Nói về các nỗ lực đang tiến hành để cứu vớt và phục hồi những nạn nhân, ông Bush nói “Chúng ta đang bắt đầu hiểu được cách tái xây dựng thành phố và tiểu bang vô cùng quan trọng này”.
Tổng thống Bush, đang có chuyến thăm hai ngày tại những khu vực bị bão lụt, bắt đầu ngày làm việc bằng một buổi thăm viếng đội cứu trợ liên bang từ ngoài khơi trênchiến hạmUSS Iwo Jima dài 844 feet và có khả năng trở theo trực thăng cũng như chiến đấu cơ phản lực lên thẳng. Chiến hạm này cũng là nơi đặt bộ chỉ huy hành quân trong các chiến dịch quân sự. (DP)
Monday, September 12, 2005
WASHINGTON - Hôm Thứ Hai 12-9, tổng thống Bush lên tiếng phủ nhận nguồn tin cho rằng chính phủ có ý phân biệt chủng tộc đối với những người bị kẹt lại sau cơn bão Katrina. Nguồn tin này xuất phát từ một số người chỉ trích, họ cho rằng việc cứu trợ có thể sẽ nhanh chóng hơn nếu thành phần nạn nhân không phải là những người nghèo và da đen.
Tổng thống Bush nói “Gió bão không biết phân biệt màu da hay giàu nghèo, thì cứu trợ cũng không phân biệt. Những nỗ lực được trải đều ra. Sự hồi phục cũng đồng đều cho mọi người.”
Vào cuối chuyến đi thăm qua nhiều khu vực bị lụt tại New Orleans, ông Bush đã để lại nhiều hành động đáng ghi nhận. Có lúc, ông đã phải cúi khom người lách qua những cành cây gãy đổ và dây điện võng xuống đất.
Ðây là chuyến tiếp xúc đầu tiên của ông Bush với các người đứng đầu chương trình cứu trợ của chính phủ ngay tại nơi bị lụt. Phản ứng của liên bang đối với thiên tai lần này đang bị chỉ trích gắt gao vì chậm chạp và vô trách nhiệm.
Tổng thống Bush tuyên bố Quốc Hội sẽ xem xét để cho phép chính phủ liên bang được quyền can thiệp vào những khu vực thiên tai mà không cần phải qua chính quyền tiểu bang. Ông Bush nói “Mọi người chúng ta đều muốn rút ra những bài học”.
Ông Bush phản đối những ý kiến cho rằng quân đội của liên bang đã bị dàn trải ra quá mỏng trên mặt trận Iraq nên không còn đủ khả năng để thu xếp những tàn phá tại khu vực Bờ Biển Vùng Vịnh. Tổng thống nói “Chúng ta có đủ quân số để cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ. Thật là phi lý khi nói rằng vì bận tham dự vào Iraq nên giờ không đủ quân đội. Chúng ta đang tiến lên phía trước, và mọi chuyện đều được giải quyết đầy đủ”.
Ông Bush cũng phân trần về lời tuyên bố mới đây rằng không ai có thể đoán được con đê nào bị vỡ tại khu vực bị lụt. Tuyên bố này đang bị chỉ trích rất nhiều. Ông cho rằng lời này chỉ muốn tạo “một chút thư giãn cho bớt căng thẳng” giữa lúc nhiều người ban đầu tưởng cơn bão không thể gây hậu quả trầm trọng cho thành phố.
Nói về các nỗ lực đang tiến hành để cứu vớt và phục hồi những nạn nhân, ông Bush nói “Chúng ta đang bắt đầu hiểu được cách tái xây dựng thành phố và tiểu bang vô cùng quan trọng này”.
Tổng thống Bush, đang có chuyến thăm hai ngày tại những khu vực bị bão lụt, bắt đầu ngày làm việc bằng một buổi thăm viếng đội cứu trợ liên bang từ ngoài khơi trênchiến hạmUSS Iwo Jima dài 844 feet và có khả năng trở theo trực thăng cũng như chiến đấu cơ phản lực lên thẳng. Chiến hạm này cũng là nơi đặt bộ chỉ huy hành quân trong các chiến dịch quân sự. (DP)