TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Phim ảnh, âm nhạc đưa người ta vào thế giới ảo mộng quên đi bao nỗi muộn phiền của đời thường... Nơi đây chỉ ghi lại một phần nào đó của cái thế giới muôn mầu sắc và âm thanh đó mà thôi.

Moderator: Nguyễn_Sydney

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by saohom »

Những ngày dài lê thê buồn bã cho Bruce Willis
Ngày 30 Tháng Ba 2022, gia đình nghệ sĩ tài danh Bruce Willis cho biết ông phải chia tay với nghề diễn đã có thâm niên 40 năm.
P. Nguyễn Dũng

Image
Bruce Willis dự chương trình ra mắt ‘Die Hard 4.0’; Berlin, Đức, Tháng Sáu 2007 (ảnh: Sean Gallup/Getty Images)

Tin không vui này do chính vợ Emma Heming Willis, vợ cũ Demi Moore và năm người con gái của họ (Rumer, Scout, Tallulah, Mabel và Evelyn) thông báo và ký tên. Tin buồn lan nhanh khắp thế giới, rằng Bruce Willis bị aphasia, một rối loạn não bộ dẫn đến mất khả năng hiểu biết và ảnh hưởng cả đến khả năng nói.

Vậy là Bruce Willis, 67 tuổi, thần tượng một thời của hàng triệu người yêu thích điện ảnh khắp thế giới sẽ mãi vắng mặt trên màn ảnh lớn. “Chúng tôi trải qua thực tế này như một gia đình gắn kết và thương yêu nhau. Chúng tôi muốn báo tin này cho những bạn hâm mộ Bruce vì chúng tôi biết rằng Bruce có ý nghĩa lớn đối với các bạn cũng như các bạn có ý nghĩa lớn đối với Bruce. Như Bruce luôn nói, Hãy sống vui qua chuyện này, chúng tôi cũng sẽ cố làm y như vậy”.
Image
Bruce Willis và vợ (người mẫu Emma Heming) (ảnh: VCG/VCG via Getty Images)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến aphasia. Nó có thể xảy ra sau khi đầu bị chấn thương nặng, hoặc sau cơn đột quỵ và nó cũng có thể phát triển chậm do khối u phát triển từ từ trong não… Những người thân của Bruce Willis không nói về nguyên nhân nào khiến chồng, cha của họ bị bệnh nặng đến độ phải từ giã nghề diễn viên.


Khán giả vẫn còn nhớ rằng Bruce Willis là một tài tử được yêu mến và nể trọng, nổi lên từ thập niên 1980 như một trong những diễn viên “vàng” của thể loại phim hình sự hành động. Trong vô số phim đã đóng trong bốn thập niên, Bruce Willis đã giúp cho các hãng phim có doanh thu tổng cộng hơn $5 tỷ. Mà đó mới chỉ là số thu từ tiền bán vé xem phim chiếu rạp chứ chưa tính khoản thu từ băng đĩa và sau này là streaming.

TỪ HÀI QUA HÀNH ĐỘNG

Buổi ban đầu, Bruce không phải tỏa sáng với vai cảnh sát lì lợm được biết đến như sau này mà là trong series phim tình cảm hài Moonlighting đóng với Cybill Shepherd, trình chiếu năm 1985. Rồi lại là phim tình cảm hài Blind date đóng với cô đào nóng bỏng Kim Basinger.
Image
Bruce Willis trong bộ phim làm nên sự nghiệp ‘Die Hard’ 1988 (ảnh: 20th Century-Fox/Getty Images)
Từ bước đầu thành công ấy, năm 1988 ông bật lên thành người hùng – thanh tra cảnh sát New York John McClaine một thân một mình, một súng, chống lại cả một băng đảng khủng bố trấn áp một tòa cao ốc văn phòng ở Los Angeles vào đúng đêm Giáng sinh – trong Die Hard. Đã có thêm ba phần Die Hard tiếp theo, phần nào cũng thật hay, cuốn hút từ giây đầu tiên đến phút cuối cùng. Có thể tóm tắt rằng từ 1988 đến đầu những năm 2000, Bruce Willis rất thành công với vai người hùng bặm trợn, bắn súng nhiều hơn nói, khi nói thì đùa cợt tếu táo. Và những vai ấy đều ít nhiều sao chép vai sĩ quan cảnh sát John McClane của Die Hard.

Sau đó, Bruce Willis thủ vai một “người đã chết” mà tưởng mình vẫn còn sống khỏe, sống vui, vẫn làm việc và yêu vợ, cho đến khi phát hiện sự thật ngỡ ngàng. Đó nhân vật trong phim The Sixth Sense của đạo diễn M. Night Shyamalan, trình chiếu năm 2000. Tiếp đó, ông tiếp tục làm cho khán giả mãn nhãn với phim hình sự khoa học giả tưởng Looper (đạo diễn Rian Johnson) năm 2012; phim hành động Expendables 2 (cùng với Sylvester Stallone)… Năm 2019 ông cũng được khen khi thủ vai ông chủ một công ty thám tử tư trong Motherless Brooklyn (đạo diễn là tài tử Edward Norton).
Image
Bruce Willis và Samuel L Jackson trong ‘Die Hard: With a Vengeance’, 1995 (ảnh: 20th Century-Fox/Getty Images)
Không to con vạm vỡ như hai bạn đồng nghiệp Sylvester Stallone và Arnold Schwarzenegger, nhưng Bruce Willis lì và tếu nên xem ra có chất “người thường” hơn – kiểu như vừa Douglas Fairbanks và vừa Marlon Brando vậy.

Sau khi gia đình Bruce Willis báo tin chẳng lành thì các nhà sản xuất, đạo diễn và diễn viên từng làm việc với ông trong những phim vài năm gần đây mới hé lộ ít nhiều về thực trạng sức khỏe của tài tử gạo cội này. Rằng ông đã suy yếu nhiều, không nhớ lời thoại, không nghe rõ nên phải đeo thiết bị trợ thính để được nhắc lời thoại…; thậm chí có lần cầm súng bóp cò không đúng lúc, may mà chỉ là đạn mã tử. Các fan thì nhanh nhẩu giải thích vì sao trong bốn năm qua, thần tượng của họ phải diễn đến 22 phim mà hầu hết đều là phim thất bại: Vì ông cần nhiều tiền trang trải thuốc men và lo tương lai con cái (hai trong năm con gái của ông mới 9 và 7 tuổi).

Kể cũng đáng nể một tài tử dù đã qua thời huy hoàng nhưng vẫn nỗ lực làm vừa lòng các nhà sản xuất. Chưa hết ba tháng đầu năm 2022, những ai từng yêu thích Bruce Willis đã thấy ông liên tiếp lên màn ảnh trong ba phim hình sự, thể loại phim đã giúp ông tỏa sáng từ những năm cuối thập niên 1980. Các phim căng thẳng này đều nhanh chóng chuyển sang thị trường VOD (video on demand) vì doanh thu rạp kém, theo thứ tự thời gian thì trước nhất là American Siege trình chiếu tháng Một 2022 rồi A Day to Die và Gasoline Alley vào đầu Tháng Ba qua. Hầu hết là phim thuộc loại “hàng chợ”, trong đó có Out of Death lọt vào danh sách tám vai diễn… dở nhất của Bruce Willis năm 2021!
Image
Willem Dafoe, Bruce Willis và đạo diễn/diễn viên Edward Norton trong buổi chiếu ra mắt ‘Motherless Brooklyn’ tại LHP New York lần thứ 57, ngày 11 Tháng Mười 2019 (ảnh: Jim Spellman/WireImage)

Tài tử thượng thặng năm nào nay diễn kém đến độ các nhà tổ chức giải Golden Raspberries (Quả mâm xôi vàng) phải lập ra hạng mục đặc biệt có một không hai này! Trong Out of Death, thời gian Bruce Willis diễn xuất cực ngắn vì thực tế ông dành có một ngày duy nhất để thu hình các trường đoạn cần đến mình trong vai một nhân viên bảo vệ rừng (tạm dịch từ Forest Ranger) ra tay cứu giúp một phụ nữ là nhân chứng một vụ án mà thủ phạm là đám cảnh sát viên thoái hóa. Bảy phim kia là American Siege; Apex; Cosmic Sin; Deadlock; Midnight in the Switchgrass; Survive the Game và Fortress.

Nhưng kỳ lạ, khán giả xem ra vẫn thích Bruce Willis. Phim nào có tên ông tham gia diễn xuất, dù chỉ vai phụ với thời gian hiện trên màn ảnh rất ngắn, vẫn được người hâm mộ chiếu cố. Chẳng hạn như cách nay vào tuần, Trauma Center lọt vào Top 10 phim được nhiều người xem nhất trên Netflix ở 20 nước trên thế giới, trong đó chiếm vị trí hạng nhất ở năm nước! Như đã nói, vì cần tiền, ông vẫn phải làm việc. Tính đến hết Tháng Ba 2022, ông đã thu hình xong tám phim (phiên bản VOD) trong các tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023: Die Like Lovers; Fortress: Sniper’ Eyes; Paradise City; White Elephant; Wire Troom, Extreme Measures; Vendetta và The Wrong Place.

Dù thế nào, Bruce Willis vẫn là một tên tuổi lớn của lịch sử Hollywood. Người hâm mộ sẽ còn nhớ mãi ông. “Bruce Willis, hãy… Die hard”!

(BOX)

10 PHIM HAY NHẤT CỦA BRUCE WILLIS

*Moonlighting (1985-1989, đạo diễn Glenn Gordon Caron), vai thám tử tư David Addison. Năm mùa phim hài, Bruce Willis đoạt một giải Emmy và một giải Quả Cầu Vàng

*Die Hard (1988, đạo diễn John McTiernan), vai sĩ quan cảnh sát John McClane

*The Last Boy Scout (1991, đạo diễn Tony Scott)

*Pulp Fiction (1994, đạo diễn Quentin Tarantino), vai võ sĩ nổi loạn Butch Coolidge, giúp phim này đoạt Cành Cọ Vàng LHP Cannes

*12 Monkeys (1995, đạo diễn Terry Gilliam), vai phạm nhân cục súc James Cole

*The Fifth Element (1997, đạo diễn Pháp Luc Besson), vai tài xế taxi Korben Dallas

*Armageddon (1998, đạo diễn Michael Bay), vai sếp chỉ huy dàn khoan Harry Stamper được NASA giao nhiệm vụ đánh phá thiên thạch đe dọa Trái đất

*Sixth Sense (1999, đạo diễn M. Night Shyamalan), vai nhà phân tâm học thiếu nhi Malcolm Crowe

*Unbreakable (2001, đạo diễn M. Night Shyamalan), vai David Dunn, một nhân viên an ninh sân vận động

*Red (2010, đạo diễn Warren Ellis và Cully Hamner), vai Frank Moses, một cựu nhân viên CIA

hoangphong
Posts: 413
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by hoangphong »

Image

Bố già và bản dịch để đời của Ngọc Thứ Lang
Hoàng Hải Thủy

Tôi xa Hà Nội năm tôi mười tám khi vừa biết yêu. Năm ấy tôi mang theo cây đàn lên phi cơ nhưng số tôi không khá về mặt đàn địch – “không khá” không đúng, phải nói là “Dzêrô Ghi-ta” – ba lần tôi học đàn nhưng rồi tôi cũng bỏ cuộc, không chơi nổi được lấy một bài tủ cho ra hồn, như bài La Vie en Rose tôi rất thích. Năm 1950 tôi học đàn thầy Tạ Tấn ở Hà Nội, năm 1951 tôi học đàn thầy Vĩnh Lợi ở Sài Gòn, năm 1959 tôi học đàn thầy Lâm Tuyền ở Sài Gòn. Ba lần học, thầy dậy đàng hoàng, tôi vẫn không đàn được. Quá tam ba bận. Không được là không được.

Năm 1952 tôi làm phóng viên nhật báo Ánh Sáng, tòa soạn ở đường Bonard, gần tiệm ăn Kim Hoa cạnh rạp xi-nê-ma Casino de Saigon. Những năm 1970 nhà này là Tiệm Kem Kim Ðiệp. Thời ấy – một nửa thế kỷ trôi qua – Sài Gòn an tĩnh, đời sống ở Sài Gòn tương đối thanh bình, chiến tranh Việt Pháp diễn ra dữ dội ở miền Bắc, miền Trung, những tờ nhật báo Sài Gòn không có nhiều tin giật gân, kể cả những tin không giật gân, tin xe cán chó, để đăng. Một hôm có chiếc xe buýt chạy đường Phú Nhuận-Sài Gòn lạc tay lái đâm vào cổng Dinh Gia Long, vài người bị thương nhẹ. Năm ấy Cao Ủy Pháp ở trong tòa nhà về sau ta gọi là Dinh Ðộc Lập, chính phủ ta, Thủ tướng Trần Văn Hữu, ở Dinh Gia Long. Tôi đến nơi xẩy ra tai nạn lấy tin. Ðang đứng láng cháng hỏi và ghi chép tôi nghe tiếng người hỏi:

-Báo nào thế?

Người hỏi là Nguyễn Ngọc Tú, tức Ngọc Thứ Lang, người những năm 1965, 1970 là dịch giả tiểu thuyết Bố Già dịch từ The Godfather của Mario Puzo. Lúc tôi đến đấy, tình cờ Tú cũng đến đấy. Ðấy là lần đầu tiên tôi gặp Tú. Tú trạc tuổi tôi, công tử Bắc kỳ — những năm đầu thập niên 1950 chúng tôi mới hai mươi tuổi. Tôi vào Sài Gòn đã sớm, Tú còn vào Sài Gòn sớm hơn tôi. Chắc vì là con thứ nên Tú lấy bút hiệu là Ngọc Thứ Lang. Gặp nhau chúng tôi thân nhau ngay. Tú nói anh từng là nhân viên tòa báo của ông Hiền Sĩ. Dường như là tờ Phục Hưng. Ðây là tờ nhật báo Việt đầu tiên ra đời ở Sài Gòn sau khi người Pháp trở lại Ðông Dương năm 1945.


Nghe nói Phục Hưng là tờ nhật báo do Sở Thông Tin Pháp tài trợ để tuyên truyền cho Pháp. Do đó Phục Hưng bị coi là “báo Việt gian.” Báo có mặt ở Sài Gòn chừng hai, ba năm thì Sở Thông Tin Pháp cho đình bản. Trong tòa soạn báo Phục Hưng có anh Trường Sơn Nguyễn Huy Thái, một ký giả có tài của làng báo Sài Gòn trước năm 1954. Một bút hiệu khác của anh Thái là Huy Thanh. Anh qua đời khoảng năm 1990 ở Sài Gòn. Năm 1952 khi tôi gặp Tú và thân với Tú tờ báo của ông Hiền Sĩ đã đóng cửa từ lâu, ông Hiền Sĩ đã về Chợ Gạo, Mỹ Tho làm Cai Tổng. Có lần tôi thấy ông đến tòa soạn báo Sàigònmới thăm ông bà Bút Trà. Lên Sài Gòn ông Hiền Sĩ vẫn ăn bận đúng kiểu Cai Tổng Nam kỳ lục tỉnh: Đội mũ nỉ, miệng ngậm ông vố, tay cầm ba-toong, mặc bộ đồ sá xẩu, chân đi dép, răng vàng, nói cười rổn rảng.

Về chuyện Tú là nhân viên tờ báo của ông Hiền Sĩ tôi phải viết thêm: Đấy là chuyện Tú kể với tôi. Mới đây khi nhắc đến Tú, một ông bạn nói Tú du học ở Paris đến năm 1954 mới về nước. Tôi hỏi ai nói, ông bạn nói Tú nói. Tôi biết Tú không có đi Tây, đi Tầu chi hết, kể cả Tây Ninh, Tú cũng chưa bao giờ đi. Thành ra chuyện Tú nói với tôi anh từng là nhân viên nhật báo Phục Hưng của ông Hiền Sĩ tôi sợ cũng chỉ là chuyện Tú nói.

Tú bằng tuổi tôi, học hành lem nhem như tôi, chúng tôi cùng bỏ học sớm, cùng biết tí đỉnh Pháp văn, Anh văn. Tú thông minh hơn tôi, Tú sắc sảo nước đời hơn tôi, ít tuổi nhưng hay chơi trội: Mới hai mươi tuổi đã vào Nhà Cercle Sòng Bạc Kim Chung đánh roulette, hút thuốc phiện. Năm 1955 Tú kiếm được nhiều tiền. Anh in và bán quyển “Tại sao tôi di cư?” cho Bộ Thông Tin Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa – thời Bộ trưởng Cao Ðài Phạm Xuân Thái. Nghe nói ông Bàng Bá Lân là tác giả quyển sách nhỏ ấy. Sách ra đúng thời điểm, đúng nhu cầu.

Ông Bàng Bá Lân viết sách, Tú mang sách vào bán cho Bộ Thông Tin. Không bán bản quyền mà tác giả in sách, sách tuyên truyền, chừng 100 trang, Bộ Thông Tin mua cả chục ngàn quyển. Nhờ việc chia tiền lời với ông Bàng Bá Lân, Tú có cả trăm ngàn đồng, số tiền thật lớn thời đó. Anh ăn diện: Sơ-mi Valisère hàng nylon mới từ Paris sang bán ở tiệm đồ đàn ông mode nhất, đắt nhất thời đó trên đường Tự Do, dùng đồng hồ vuông mặt đen, mũ Mossant, cặp da nâu bệ vệ như cặp của Bộ trưởng Phạm Xuân Thái, máy chữ portatif, quạt máy Marelli, hút thuốc lá Mỹ Phillip Morris vàng Kingsize, bật lửa Dupont, ăn cơm Tây, rượu chát v.v.

Và Tú gặp tình yêu. Nàng là cô giáo người Bắc, nhà ở gần ngay nhà Tú – đường Genibrel, từ sau 1956 là đường Huyền Quang, Tân Ðịnh – cô giáo có chồng. Chồng nàng ra bưng kháng chiến. Nàng ở Sài Gòn dậy học, sống với đứa con nhỏ và bà mẹ, chờ đợi chồng trở về. Cô giáo trung thành với chồng. Chiến tranh chấm dứt, đất nước chia đôi, tháng 12 năm 1954 chồng nàng từ Ðồng Tháp Mười tập kết lên tầu Ba Lan ra Bắc. Thấy chồng không chịu trở về, cô giáo thất vọng.


Nàng trao trái tim nàng cho Tú. Cuộc tình của họ gặp trắc trở. Dường như bà mẹ của cô giáo không bằng lòng. Cô giáo tự tử chết, bỏ lại mẹ già, con thơ. Thật tội. Ðời Tú, từ cái chết bi thảm của cô giáo, bắt đầu xuống dốc không phanh. Anh nằm luôn trong một nhà bán thuốc phiện ở hẻm Monceaux, Tân Ðịnh, sau 1956 là đường Huỳnh Tịnh Của nối dài. Anh ăn, hút, ngủ trong nhà đó luôn, bán dần đồng hồ, máy chữ, cặp da trả tiền hút. Tú ra khỏi nhà đó hai tay không với bệnh nghiện hút nặng.

Từ sau năm 1954 đất nước chia đôi nguồn cung cấp á phiện cho miền Nam Việt Nam, nay là Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, không đến từ Bắc Việt nữa mà đến từ vùng Xiêng Khoảng nước bạn Ai Lao, hoặc vùng gọi là Tam Giác Vàng. Hàng – á phiện – từ Lào về Sài Gòn bằng đường hàng không. Năm 1960, 1961 Ai Lao có nạn binh biến, đảo chính xảy ra chí chạt: Ðại úy Nhẩy Dù Lèo Khong Le làm đảo chính, đuổi Thủ tướng, rồi hai ông Hoàng Lèo Phoumi, Phouma tranh quyền thủ tướng đánh nhau liên miên.

Trong một lần hai ông Hoàng Lèo tranh quyền, Vientiane bị giới nghiêm, phi trường Vientiane đóng cửa nhiều ngày. Phi cơ không bay, á phiện Lèo không về được Sài Gòn. Tình hình giới HítTôPhê Việt Nam Cộng Hòa thập phần nguy kịch. Ðệ tử của Cô Ba Phù Dung có thể nhịn ăn nhiều ngày nhưng không thể nhịn hút dù chỉ là nửa ngày. Ðệ tử Cô Ba Phù Dung có thể thiếu cơm – thực ra là mấy ổng Tiên Ông Phi Yến Thu Lâm săng phú cơm, săng phú luôn cả thịt cá, rau dưa – nhưng mấy ổng không thể nửa ngày không có thóc. Thời ấy trong giới Hít Tốp có câu nói:

-Phu Mi, Phu Ma đánh nhau, PhuMơ chết!

PhuMơ: fumeur, tiếng gọi khác là phum, dân phum, tức dân hút thuốc phiện.

Mà PhuMơ Mít chết thật. Hàng không về, thuốc tăng giá. Những nhà còn thuốc giữ lại không bán ra. Gần như có tiền và chịu giá đắt mấy cũng không mua được thuốc. Mà lính của Cô Ba thì tuyệt đại đa số là đọi, tức tiên khồng. Chít mất. Chít là cái chắc! Nô thóc! Không có thóc! Làm sao bi giờ? Trong cơn nguy cấp ấy không biết ông Con Trai Bà Cả Ðọi Hít Tô Phơ thông minh nào có óc khoa học vật lý hóa kiêm bào chế sư nẩy ra sáng kiến thần sầu cứu nguy cho thân mình và đồng bạn bằng cách: Lấy sái thuốc phiện nấu lên với nước, lọc đại khái cho nước thuốc không có cặn, rút vào ống chích, chích thẳng vào gân máu. Sáng kiến này dựa trên sự phân tích khoa học: Hút khói thuốc phiện vào phổi, phổi đưa chất thuốc vào máu.

Tiến trình này mất thì giờ và tốn thuốc, mười phần thuốc được dùng thì chất vào máu chỉ được hai, ba phần. Tại sao không nấu cho sái tan ra nước – thuốc phiện chưa hút cháy thành sái lại không dùng được trong trò chích choác này – lấy nước sái chích thẳng vào mạch máu? Chích như vậy là thuốc vào máu đủ chăm phần chăm, ép-phê liền tù tì tút suỵt, chưa rút mũi kim chích ra thuốc đã vào đến tim, lại không bị tiêu hao, phí phạm môt ly ông cụ nào.

Thế là từ đó thế giới ma túy Việt Nam Cộng Hòa có thêm trò chích choác. Rồi màn kịch vô duyên mấy trự Gà Lèo không bôi mặt cũng đá nhau sặc mắm ngóe rồi cũng phải ngừng, á phiện lại từ Lèo bay về Sài Gòn đều đều, nhưng dân nghiện Sài Gòn đã có thêm trò chích choác. Dân nghiện ma túy Âu Mỹ chích cocaine, heroine, gọi chung là bạch phiến, chất trắng, là tinh chất của á phiện.

Dân nghiền Việt chích bằng nước sái thuốc phiện, chất nước mầu nâu sẫm hay vàng nhạt, đậm hay đặc, tùy theo số sái và số nước nhiều hay ít. Người đã choác khó có thể bỏ choác để trở lại hít, tức hút. Vì choác quá nặng. Ðang hút 100 đồng người nghiện chỉ cần choác 10 đồng là phê khủng khiếp, choác phê hơn hít nhiều. Và choác tàn phá con người nặng, mạnh và nhanh hơn Hít rất nhiều. Cai thuốc phiện khó hơn lên trời, nhưng người nghiện hút may ra còn có thể cai được. Cai: Bỏ hút, còn Choác thì vô phương. Choác một năm cơ thể bị tàn phá bằng Hít mười năm.

Tú Lé – Tú bị lé một mắt nên chúng tôi gọi anh là Tú Lé – từ Hít sang Choác. Những năm 1965 Tú chuyên mặc sơ-mi dài tay. Những gân máu trên hai cánh tay anh bị chích nhiều quá thành chai cứng, đen sì, trũng xuống như lòng máng nước. Tú viết cho Tuần San Thứ Tư của Nguyễn Ðức Nhuận và lai rai cho nhiều báo khác, anh lấy bút hiệu Ngọc Thứ Lang. Nhuận đưa The Godfather cho Tú dịch. Tú chọn tên Bố Già và bản dịch Bố Già của Ngọc Thứ Lang là một bestseller của tiểu thuyết Sài Gòn những năm 1968, 1972.


Năm 1976 Tú và tôi đến dự cái gọi là Khoá Bồi Dưỡng Chính Trị cho văn nghệ sĩ Sài Gòn do Hội Văn Nghệ Giải Phóng Thành Phố Hồ chí Minh tổ chức. Cùng dự khóa này với chúng tôi có Phan Nghị, Nguyễn Đình Toàn, An Khê, Lê Minh Ngọc, Cao Nguyên Lang, Nguyễn Ước, Phan Kim Thịnh, Nguyễn Mộng Giác v.v. Hai mươi mốt ngày “học tập”, học viên được Thành Ủy cấp mỗi ngày một đồng tiền công tác phí.

Ngày học viên được mua nhu yếu phẩm, được phát đúng hơn, tiền mua số nhu yếu phẩm này lấy từ trong số 21 đồng tiền công tác phí: Hai hộp sữa, hai gói thuốc điếu Vàm Cỏ, một ký đường, hai gói mì, một cây kem đánh răng, nửa ký bột giặt, hai trăm gam bột ngọt v.v. Lãnh nhu yếu phẩm xong học viên Nguyễn Ngọc Tú, tức Ngọc Thứ Lang, tác giả Bố Già, biến mất liền trong hai ngày không đến lớp. Chúng tôi nói với nhau: “… Ngọc Thứ Lang mang nhu yếu phẩm đi hưởng bồi dưỡng rồi”. Anh đổi số nhu yếu phẩm ấy lấy thuốc chích.

Cuối năm 1976 ký giả Hồ Ông – hiện ở Sydney, Úc, làm báo – cho tôi hay: “Anh Tú bị bắt đi phục hồi nhân phẩm trên Bình Triệu. Anh ấy nhắn về bảo anh lên thăm.” Một sáng Hồ Ông và tôi trên hai xế đạp lên Bình Triệu thăm Tú. Trung tâm cai ma túy của thành phố được đặt trong tòa nhà Tu Viện Fatima. Tu viện vừa xây cất xong, chưa khai trương thì bị chiếm. Phòng ốc rộng rãi, mát mẻ, sạch sẽ, thênh thang, thừa tiện nghi, bể xi-măng chứa nước máy lớn ở vườn sau, tha hồ tắm. Mỗi phòng dự định dành cho một tu sĩ nay có ba, bốn anh nghiện ở, phòng không có đồ đạc, bàn ghế gì cả, chỉ có mấy cái chiếu trải trên sàn. Ða số là dân choác, bị công an hốt đi từ những động choác. Rất ít người được gia đình tiếp tế. Anh em vào đây chỉ với một bộ quần áo đang mặc trên người.

Khi tôi đến gặp Tú anh đã khoẻ, đi lại, ăn uống được. Những vết chích trên da thịt anh bị lở loét nhưng không sao, rồi sẽ lành. Nhiều người cai choác bị lở như vậy. Tú dẫn tôi đến xem tờ bích báo của Trung Tâm Phục Hồi Nhân Phẩm. Báo có 7 bài, một mình Tú viết 5 bài. Nghề của chàng. Tú kể chuyện có nữ ký giả ngoại quốc đến thăm Trung Tâm, Tú nói được tiếng Pháp, tiếng Anh nên ban quản đốc đưa anh ra nói chuyện với khách. Nữ ký giả ngạc nhiên khi nghe nói Tú là dịch giả The Godfather của Mario Puzo. Chắc cô nghĩ, theo những tiêu chuẩn kinh tế thị trường Âu Mỹ, đã là dịch giả The Godfather thì đâu có thể thân tàn, ma dại quá đến như Ngọc Thứ Lang. Cô nhà báo không tin. Tú được phép của trại về Sài Gòn lấy quyển Bố Già đem lên Trung Tâm cho nữ ký giả thấy là thật.

Tú nói sau thời gian cai nghiện ở Trung Tâm Bình Triệu đệ tử của Cô Ba sẽ phải đi nông trường cải tạo ít nhất là hai năm, nhưng vì Tú có khả năng ban quản đốc sẽ giữ Tú lại làm việc ở Trung Tâm. Tốt thôi. Ðấy là lần cuối cùng tôi gặp Tú. Từ lần chúng tôi gặp nhau đầu tiên năm 1952 đến lần gặp nhau lần cuối năm 1976, 24 mùa lá rụng đã qua cuộc đời chúng tôi.

Năm 1977 tôi bị bắt lần thứ nhất. Hai năm tôi sống trong Nhà Giam Số 4 Phan Ðăng Lưu. Năm 1979 trở về mái nhà xưa tôi được tin Tú đã chết ở Trại Cải Tạo Phú Khánh. Trại này nằm giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Tôi nhớ Tú nói anh sẽ được giữ lại Trung Tâm Bình Triệu, tại sao anh lại phải đi Trại Phú Khánh?

Tôi hỏi và được biết nguyên nhân như sau: Một hôm Trung Tâm cần in một số tài liệu. In ronéo. Vì Tú từng làm báo, biết về việc in và nhà in, nên ban quản đốc giao tiền cho Tú, và hai chú phục hồi đã khoẻ mạnh, mang tài liệu về Sài Gòn in. Ðến nhà in Tú đặt in, để hai chú bạn ngồi lại, đem tiền in đi luôn. Tú đi choác. Hai chú bạn ngồi va-ly đói dài, tiền ăn cơm trưa không có, tiền lấy đồ in cũng không luôn. Tú biến mất vài ngày rồi cũng trở lại Trung Tâm. Ban quản đốc thấy không thể giữ Tú lại nên cho Tú đi trại. Nghe nói một sáng trời lạnh ở Trại Tù Khổ Sai Phú Khánh, Tú rít điếu thuốc lào, đứng tim, ngã ra chết.

Tú có một bà chị. Năm 1955, khi đất nước ta bị cắt đứt ở khúc Bình Ðịnh-Quảng Ngãi, sau 9 năm chiến tranh mới liền một giải từ sông Bến Hải đến Mũi Cà Mau; thời ông Phạm Xuân Thái làm Bộ Trưởng Bộ Thông Tin, Tú và tôi đi một chuyến miền Trung. Tú đi với tư cách ủy viên Bộ Thông Tin, tôi là phóng viên nhật báo Sàigònmới. Tú đưa tôi đến thăm gia đình bà chị Tú ở Lăng Cô, trên đường Huế-Ðà Nẵng. Ông anh rể Tú năm ấy là Trung úy Bác sĩ Quân Y. Anh rất đàng hoàng – danh từ thời đó là réglo – bà chị của Tú hiền hậu. Sau đó, đến những năm 1960 tôi nghe nói ông anh rể của Tú làm giám đốc một quân y viện ở Ðà Lạt. Tú lên chơi, vào phòng thuốc của quân y viện, đòi chìa khóa, mở tủ thuốc cấm, lấy cocaine, morphine chích loạn cào cào. Nhân viên thấy Tú là em vợ của bác sĩ giám đốc nên không dám ngăn. Khi bác sĩ biết, ông cấm cửa không cho Tú đến nhà nữa.

Những năm về sau Tú sống trong nhà anh Thạch Thái Phúc, đường Bùi thị Xuân, Sài Gòn. Anh Phúc là ký giả pháp đình, tức tòa án. Anh có dáng người bệ vệ, kính trắng, ria mép, lúc nào cũng comlê, cavát, cặp da, ô đen. Không ai dám chứa một ông chích choác không phải là con cháu mình ở trong nhà, anh chị Phúc đã chứa Tú. Nghe nói bà mẹ của anh Phúc và bà mẹ của Tú là hai bà bạn thân. Bà mẹ của Tú ở lại Hà Nội. Năm 1954 khi gia đình anh Phúc di cư vào Nam, bà mẹ của Tú có lời nhờ bà mẹ anh Phúc trông nom, săn sóc Tú. Anh chị Phúc làm theo ý bà mẹ, cưu mang Tú mãi. Anh chị cho Tú ăn ở trong nhà, chỉ có tiền choác là không chi. Anh Phúc thông gia với Minh Vồ Con Ong. Minh đã qua đời năm 1993. Anh Phúc còn sống ở Sài Gòn.

Năm 1986 theo Liên Xô, theo Trung Cộng, Tổng Bí thư Ðảng Cộng Sản Nguyễn Văn Linh ban hành chính sách “đổi mới,” tuyên bố “cởi trói cho văn nghệ”. Cùng với hằng hà sa số những tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam Cộng Hòa từng bị lên án là đồi trụy, phản động, tuyên truyền cho thực dân Mỹ, bị tịch thu, bị hủy hoại, tiểu thuyết Bố Già của Ngọc Thứ Lang được in lại. Hai nhà xuất bản tranh nhau in Bố Già: Nhà Xuất Bản Trẻ Thành Hồ và Nhà Xuất Bản Văn Hóa Hà Nội.

Bố Già của Ngọc Thứ Lang được in lại ở Hoa Kỳ. Mario Puzo, tác giả The Godfather, tiểu thuyết bestseller từng bán đến 21 triệu cuốn, qua đời ở nhà riêng trong thành phố Bay Shore, bang New York, ngày Một Tháng Bảy năm 1999, thọ 78 tuổi, có năm con, chín cháu. Ngọc Thứ Lang, tác giả Bố Già, qua đời ở Trại Lao Cải Phú Khánh năm 1979, chưa đầy 50 tuổi, không vợ, không con.

________

Đây là một bài viết cũ của ông Hoàng Hải Thủy. Nhà văn Hoàng Hải Thủy (tên thật là Dương Trọng Hải) đã qua đời ngày 6 Tháng Mười Hai 2020. Hưởng thọ 88 tuổi. Ông là nhà báo, nhà văn nổi tiếng miền Nam trước 1975, với các bút hiệu: Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc, Triều Đông, Người Sài Gòn…

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by mexanh »

Nam tài tử Ray Liotta từ giã cõi đời
Xuân Huy
26 tháng 5, 2022

Image
Tài tử Ray Liotta (ảnh: Roy Rochlin/Getty Images)

Nam tài tử lừng danh một thời Ray Liotta, nổi tiếng với vai kẻ cướp Henry Hill trong phim Goodfellas và cầu thủ bóng chày Shoeless Joe Jackson trong phim Field of Dreams, vừa qua đời (*) ở tuổi 67 vào tối 25 Tháng Năm 2022.

Xuất thân từ Newark (New Jersey), Ray Liotta sinh năm 1954 và được chủ một cửa hàng phụ tùng xe hơi nhận nuôi khi mới 6 tháng tuổi từ một trại trẻ mồ côi. Liotta luôn cho rằng mình gốc gác Ý nhưng sau này, khi tìm kiếm cha mẹ đẻ, Ray Liotta mới biết ông thật ra là người Scotland. Thích chơi thể thao từ bé, đặc biệt bóng chày nhưng Ray Liotta lại bước vào lĩnh vực nghệ thuật. Lúc Ray Liotta học năm cuối trung học, giáo viên kịch hỏi cậu có muốn tham gia một vở kịch không; Ray Liotta đồng ý. Đó là bước khởi đầu cho Ray Liotta đi theo sự nghiệp diễn viên. Sau đó, tại Đại học Miami, Ray Liotta chọn môn kịch nghệ; đơn giản vì môn này không phải… học toán.
Image
Ray Liotta trong Goodfellas (IMDb)
Ông thường kể trong các cuộc phỏng vấn rằng mình chỉ bắt đầu thử vai vì một cô bạn gái xinh đẹp khuyên như vậy. Sau khi tốt nghiệp đại học, Liotta chuyển đến thành phố New York, nơi ông đóng quảng cáo rồi và được chọn vào vai Joey Perrini trong phim truyền hình nhiều tập Another World (từ năm 1978 đến năm 1981). Và phải mất vài năm nữa Ray Liotta mới có vai diễn điện ảnh lớn đầu tiên, trong Something Wild của đạo diễn Jonathan Demme (trong vai người chồng của bạn diễn Melanie Griffith). Lúc đó Ray Liotta đã 30 tuổi và vẫn chưa có công ăn việc làm nào ra hồn.
Image
Tài tử Ray Liotta và hôn thê Jacy Nittolo, 2021 (ảnh: Taylor Hill/FilmMagic)

Vai diễn trên mang về cho Ray Liotta một đề cử Quả cầu vàng. Vài năm sau, Ray Liotta xuất hiện trong vai hồn ma Shoeless Joe Jackson trong Field of Dreams. Phim lấy được nước mắt khán giả nhưng cạnh đó cũng bị nhiều nhà phê bình chê không tiếc lời. Vai đáng chú ý nhất, đóng dấu ấn sự nghiệp Ray Liotta, là vai tên cướp Henry Hill (nhân vật giang hồ có thật) trong Goodfellas của đạo diễn Martin Scorsese. Trước đó, hãng sản xuất không muốn Ray Liotta; và ông cùng đạo diễn Martin Scorsese phải đấu tranh để được đồng ý.
Image
Ray Liotta và con gái Karsen (ảnh: David Parry/PA Images via Getty Images)

Những bộ phim điện ảnh và truyền hình khác có mặt Ray Liotta phải kể đến John Q, Blow, Operation Dumbo Drop, Shades of Blue (đóng cùng Jennifer Lopez), và Unbreakable Kimmy Schmidt. Ray Liotta giành được giải Emmy vào năm 2005 cho vai một gã nghiện rượu trên bộ phim truyền hình ER của NBC. Những năm gần đây, Ray Liotta khá bận rộn với các vai diễn trên màn ảnh rộng trong Marriage Story (2019) của đạo diễn Noah Baumbach; No Sudden Move (2021) của Steven Soderbergh và The Many Saints of Newark (2021) của Alan Taylor. Theo IMDb, Ray Liotta còn có mặt trong loạt phim sắp phát hành El Tonto, Cocaine Bear, The Substance và April 29, 1992.

___________

(*) Các báo vẫn chưa cho biết rõ nguyên nhân Ray Liotta chết; chỉ viết rằng ông ra đi trong giấc ngủ, tại Cộng hòa Dominica, nơi ông đang quay phim Dangerous Waters

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by nhuvan »

Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá trong lặng lẽ
Tuấn Khanh
5 tháng 6, 2022

Image



Những người thân cận với gia đình của nhạc sĩ Cung Tiến đều biết ông đã qua đời ngày 10 Tháng Năm, nhưng đến ngày 4 Tháng Sáu 2022, sau khi hậu sự hoàn tất, gia đình mới đăng cáo phó. Những người thân biết ngày qua đời của nhạc sĩ cũng được dặn dò là xin hãy giữ yên lặng cho đến khi hoàn tất tang lễ.

Khi mất, nhạc sĩ Cung Tiến hưởng thọ 83 tuổi, và lễ hỏa táng thực hiện vào ngày 2 Tháng Sáu, ở Nam California. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm cao quý như bài học mở đường của tân nhạc Việt Nam, đồng thời đóng góp nhiều công sức của mình cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nơi ông giữ chức Tổng Giám đốc Kế hoạch và Dự án, hoạt động như kinh tế gia, giúp cho Bộ tài nguyên và Thiên Nhiên Minesota nhiều năm, sau khi tỵ nạn từ 1975.

Với giới chức cũ của Việt Nam Cộng Hòa, nhạc sĩ Cung Tiến được nhớ đến như là một trong ba Tổng Giám đốc trụ cột của Bộ Kế hoạch trước năm 1975. Còn với giới văn nghệ, ông được đánh giá không khác gì một thần đồng âm nhạc. Từ khi đi di tản sau 1975, nhạc sĩ Cung Tiến chưa có lần nào về Việt Nam, cũng như được biết ông từ chối mọi lời mời phỏng vấn từ Việt Nam hoặc về nước tham dự biểu diễn.

Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh ngày 27 Tháng Mười Một 1938 tại Hà Nội. Thời kỳ trung học, Cung Tiến học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng Chung Quân và Thẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 đến 1963, Cung Tiến du học ở Australia ngành kinh tế và ông có tham dự các khóa về dương cầm, hòa âm, đối điểm, và phối cụ tại nhạc viện Sydney. Từ năm 1970 đến 1973, với một học bổng cao học của Hội đồng Anh (British Council) để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại Đại học Cambridge, Anh, ông đã dự các lớp nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại tại đó.

Ngoài sáng tác, ông còn là nhà hòa âm, soạn khí nhạc, hợp xướng… và chơi được các nhạc cụ như sáo, mandolin, guitar và piano.

Tài năng âm nhạc của nhạc sĩ Cung Tiến bộc phát trong một gia đình không có ai theo nghệ thuật. “Cụ thân sinh tôi là một nhà thơ, một nhà cách mạng. Ông theo Việt Nam Quốc dân Đảng, không có ai dính vào âm nhạc nhất là âm nhạc mới, không có ai cả”, nhạc sĩ Cung Tiến lưu bút.

Trong lớp nhạc sĩ đầu thế kỷ, với những khúc tân nhạc hoàn chỉnh như Đặng Thế Phong, Văn Cao, Đoàn Chuẩn, nhạc sĩ Cung Tiến là người hiếm hoi viết hoàn chỉnh ca khúc ở năm 14 tuổi (1953). Bài Hoài Cảm – cũng là ca khúc đầu tay của ông, mà theo tâm tình lúc sinh thời là lúc đó, ông mới học đệ lục và là một học sinh chịu nhiều ảnh hưởng thơ mới lãng mạn của Huy Cận, Xuân Diệu …. “Riêng với tôi nó là đứa con đầu lòng vẫn còn được thính giả yêu thích tôi vẫn thích vì nó giản dị và là một thời học trò của mình”, lời của nhạc sĩ Cung Tiến.

Nhạc sĩ Cung Tiến cũng là người dùng từ ngữ mô tả mãnh liệt nhất, và đầu tiên: “lòng cuồng điên vì nhớ” cho một nỗi nhớ nhung của một thiếu niên về tình yêu đầu đời. Vào lúc bài hát ra đời cũng có nhiều người không quen và cảm thấy khó chịu với sự mô tả hết sức dữ dội này. Nhưng rồi dần người ta nhận thấy rằng đó là cách diễn đạt chân thành và không kém phần tinh tế khi hoán đổi “điên cuồng” thành “cuồng điên” – khiến khung cảnh bài hát cũng nhẹ nhàng, bay bổng hơn. Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi đó là cách sắp xếp đầy mỹ cảm về phương diện tu từ học (rhetoric).

Nhiều người khi biết về ông đều ngạc nhiên, vì sao có một kinh tế gia và một nhạc sĩ xen lẫn trong cuộc đời một con người. Thế nhưng khi tìm hiểu sâu thêm về bối cảnh xã hội và cuộc đời của nhạc sĩ Cung Tiến, người ta lại càng thán phục. Là một nhạc sĩ và có tinh thần hiếu học, ông chỉ muốn mình được học sâu và cao hơn về âm nhạc. Thế nhưng lúc đó các con đường du học và cấp học bổng chỉ có cho kinh tế. Vì vậy, nhạc sĩ Cung Tiến quyết định thi lấy học bổng kinh tế để đi nước ngoài du học rồi bên cạnh đó sẽ tìm hiểu và học thêm âm nhạc ở xứ người. Và từ đó chính quyền Việt Nam Cộng hòa có thêm một nhạc sĩ và một kinh tế gia tài giỏi.

Nhưng không phải ai cũng biết rằng nhạc sĩ Cung Tiến còn là một nhà văn và là một dịch giả. Ông có thời gian cộng tác chặt chẽ với nhóm Sáng Tạo, một nhóm tiền phong về văn hóa nghệ thuật của những người miền Bắc di cư vào Nam sau năm 1954. Nhiều người trong nhóm Sáng Tạo đã dựng nên một góc trời văn chương cho người Việt, trong đó có Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền… Bút danh của nhạc sĩ Cung Tiến lúc đó là Thạch Chương, ông tham gia cả mảng sáng tác, nhận định và phê bình văn học. Ông có dịch hai đại tác phẩm của hai văn hào Nga là Fyodor Mikhailovich Dostoevski và Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn ra Việt Ngữ. Đó là Hồi Ký Viết Dưới Hầm (bản dịch tác phẩm của M. Dostoievski, 1969) và Một Ngày Trong Đời Ivan Denissovitch (dịch từ A. Solzhenitsyn, 1969). Riêng về Một Ngày của Ivan Denissovitch kể về những gì xảy đến cho một người tù cải tạo tên Ivan Denissovitch trong một ngày dưới chế độ bạo ngược cộng sản Stalin.

Năm 1956, nhân 200 năm ngày sinh của thiên tài âm nhạc Mozart, Tổng thống Ngô Đình Diệm có tổ chức một buổi hòa nhạc với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi. Lúc đó nhạc sĩ Cung Tiến chỉ mới gần 18 tuổi, nhưng vì nghe danh tiếng của ông, đích thân Tổng thống Ngô Đình Diệm đã viết thư mời ông tham dự. Trong tâm tình với báo chí về sau, nhạc sĩ Cung Tiến nói lúc đó ông tràn ngập niềm vui sướng vì được tham dự chương trình hòa nhạc về một tài năng âm nhạc thế giới mà ông vô cùng hâm mộ. Và kế đó, là ngỡ ngàng là vì sao một cậu bé như mình lại được tổng thống mời đích danh.

Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông có viết cho một số báo với bút danh là Đăng Hoàng. Nhưng với âm nhạc, nhạc sĩ Cung Tiến vẫn nối dài các sinh hoạt của mình. Ngoài chức vụ Ủy viên Diễn đàn các nhà soạn nhạc Hoa Kỳ, ông vẫn sáng tác và sinh hoạt âm nhạc thính phòng để quảng bá tinh thần âm nhạc Việt Nam. Năm 1987, Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh Phụ Ngâm, soạn cho 21 nhạc khí Tây phương, được trình diễn lần đầu vào năm 1988 tại San Jose với dàn nhạc thính phòng San Jose, và đã được giải thưởng Văn Học nghệ thuật quốc khánh 1988.

Vào đầu thập kỷ 1980 Cung Tiến phổ nhạc từ 12 bài thơ trong tù cải tạo của Thanh Tâm Tuyền mang tên “Vang Vang Trời Vào Xuân”, tập nhạc này được viết cho giọng hát và Piano và được trình bày lần đầu tiên tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào năm 1985.

Năm 1992, Cung Tiến soạn tập Ta Về, thơ Tô Thùy Yên, cho giọng hát, nói, ngâm và một đội nhạc cụ thính phòng. Năm 2003, Ông đã thực hiện một tác phẩm nhạc đương đại Lơ thơ tơ liễu buông mành dựa trên một điệu dân ca chèo cổ. Ông cũng là hội viên của diễn đàn nhạc sĩ sáng tác Hoa Kỳ.

Hầu hết người yêu nhạc, biết đến một Cung Tiến, là đều tìm về kho tàng của 20 năm văn hóa vàng son của miền Nam. Trong một phát hiện mang tính sử nhạc của nhà thơ Du Tử Lê, một dấu ấn đặc biệt của riêng ông, là nhạc sĩ đầu tiên phổ nhạc từ dòng thơ tự do.

Từ giã nhạc sĩ Cung Tiến, là một lần nghiêng mình trước một con nguời tài hoa, trầm lặng; và cũng là nghiêng mình trước một thế hệ tiền nhân đã cống hiến cho văn hóa Việt có được những điều đẹp đẽ và quý báu như hôm nay.

Image

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by nhuvan »

Khi “nhà vua” tái xuất
P. Nguyễn Dũng

Image
Vua rock and roll Elvis Presley, 1968 (ảnh: Michael Ochs Archives/Getty Images)

Lần lượt các phim hấp dẫn đã tiếp nhau ra mắt giới sành điệu nghệ thuật thứ bảy tại Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 65 và cử tọa đã bày tỏ ngay sự khen chê. Phim Top Gun: Maverick được khán giả hoan hô suốt năm phút; phim bi Crimes of the Future của David Cronenberg với dàn diễn viên nổi tiếng Viggo Mortensen, Léa Seydoux và Kristen Stewart được hoan nghênh trong sáu phút rồi phim hài Triangle of Sadness của Ruben Ostlund với Woody Harrelson thủ vai chính được tám phút… Nhưng Elvis của Baz Luhrmann được đến 12 phút!
Image
Poster phim ‘Elvis’ 2022

Có nhiều lý do giải thích vì sao Elvis được tán thưởng nhiều đến vậy.

Thứ nhất, tuy đã có khá nhiều phim về The King of Rock and Roll Elvis Presley, cả phim tài liệu (chẳng hạn như This Is Elvis, năm 1981) lẫn phim tiểu sử nhân vật (chẳng hạn như Elvis and Nixon, năm 2016), nhưng Elvis của năm 2022 mới là phim ca vũ nhạc đầu tiên thuật lại cuộc đời của nghệ sĩ tài hoa này một cách đầy đủ nhất, gồm cả sự căng thẳng giữa Elvis và ông bầu người Hà Lan vừa bí mật lại rất khó tính là Colonel Tom Parker (diễn bởi Tom Hanks).

Thứ hai, phim hay là nhờ có đạo diễn giỏi, một tài năng vĩ đại thực thụ. Đó là Baz Luhrmann, nhà làm phim người Úc năm nay 59 tuổi, từng chứng minh tay nghề xuất chúng của mình với những tuyệt phẩm ăn khách như Romeo + Juliet (Leonardo DiCaprio và Claire Danes, năm 1996); Moulin Rouge (Nicole Kidman và Ewan McGregor, năm 2001); The Great Gatsby, Leonardo DiCaprio, năm 2013)… Ngay cả khi thực hiện phim quảng cáo nước hoa Chanel No.5 cho nhà Chanel với người mẫu là ngôi sao Úc Nicole Kidman hồi năm 2004, ông cũng làm đâu ra đó. Kết quả là khúc phim quảng cáo ấy nay vẫn giữ kỷ lục phim quảng cáo tốn kém nhất: $33 triệu.



Thứ ba, chàng diễn viên 30 tuổi Austin Butler được chọn vào vai The King Elvis đã diễn rất đạt. Anh từng tỏa sáng khi tham gia trong Once Upon a Time in Hollywood của đạo diễn kỳ tài Quentin Tarantino bên cạnh những Brad Pitt và Leonardo DiCaprio. Vượt lên trên nhiều ứng cử viên (trong đó có cả ca sĩ tài hoa Harry Styles), Austin đã nỗ lực trong suốt năm 2020 tập phát âm cho thật giống Elvis Presley lúc còn trẻ để khán giả không thể nào chê. “Tôi không thể quên rằng bà góa Priscilla Presley, con gái của ông, Lisa Marie Presley và hàng triệu triệu người ái mộ Elvis Presley sẽ theo dõi thật kỹ, tôi không thể phụ lòng ai cả, tôi có trách nhiệm lớn nên trong chín tháng thu hình ở Úc, tôi đã nghe rất nhiều đĩa của Elvis, xem rất nhiều phim về Elvis,” anh tâm sự.
Image
Buổi ra mắt ‘Elvis’ tại Cannes: Prescilla Presley, Olivia DeJonge, Austin Butler, Baz Luhrmann và Tom Hanks (Samir Hussein/WireImage)

Riley Keough, nữ diễn viên mới lần đầu thử tài làm đạo diễn (đồng thực hiện phim War Pony với Gimmy Gammel) và là cháu gọi Elvis là ông nội kể rằng, đạo diễn Luhrmann là người thực hiện phim rất tốt, biết quý giá trị của người đã khuất và làm việc đàng hoàng. Ông đã tìm đến trò chuyện nhiều giờ với vợ góa của Elvis là Priscilla Presley và mẹ của cô (tức con gái của Elvis).
Image
Đạo diễn Baz Luhrmann và tài tử Austin Butler (trong vai Elvis) tại Cannes, ngày 26 Tháng Năm 2022 (ảnh: Pascal Le Segretain/Getty Images)

“Chỉ sau buổi kết thân kéo dài mấy tiếng đồng hồ ấy, ông mới bắt đầu bấm máy thu hình,” Riley kể. “Bà và mẹ tôi đã tin ông ta ngay sau buổi ấy nên đồng ý cho ông được tự do ra vào Graceland mà nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn cho dự án phim. Nhưng dĩ nhiên bà và mẹ tôi không hề lên tiếng yêu cầu Baz Luhrmann nên làm phim thế nào, tránh nhắc đến những gì… Việc làm phim về ông của tôi là việc của Luhrmann”.
Image
Cô đào Úc Olivia DeJonge thủ vai Pricilla Presley trong ‘Elvis’ (ảnh: Mustafa Yalcin/Anadolu Agency via Getty Images)

Baz Luhrmann từng làm những phim đi sâu vào văn hóa Mỹ. Trước phim về Elvis, Baz Luhrmann từng làm The Great Gatsby dựa vào một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất văn học Mỹ. Trong Elvis, Baz Luhrmann mô tả lại xã hội, sắc tộc màu da, tình dục, nhạc rock và phim ảnh Mỹ trải dài qua ba thập niên 50, 60 và 70 – thể hiện “ba chàng Elvis”, gồm Elvis vua nhạc rock, Elvis ngôi sao điện ảnh Hollywood và Elvis nghiện ngập ma túy, ly dị vợ. Năm 1976, một năm trước khi qua đời ở tuổi 42, Elvis Presley mệt mỏi, bi quan phát biểu: “Tôi chán ngán cứ mãi phải thủ vai Elvis Presley!”.

Khi phim hoàn thành, Priscilla Presley, 76 tuổi; cùng con gái Lisa Marie Presly, 54 tuổi và cháu gái Riley Keough, 32 tuổi đã được Baz Luhrmann ưu ái cho xem trước. “Chúng tôi đã khóc, thật cảm động, tôi cảm thấy mình như sống lại những ngày tháng bên cạnh Elvis,” bà góa Presley cho biết. “Tôi đã gửi email cám ơn Baz vì từng hơi thở, từng ánh mắt của Elvis trong phim đều hoàn hảo. Và tôi cũng đã nhắn tin cho Butler rằng, nếu chồng tôi còn sống ngày nay và xem phim này chắc ông ấy sẽ nhìn thẳng vào mắt anh mà nói, “Trời đất ạ, anh là tôi!”.

Lên kế hoạch từ năm 2014 nhưng mãi đến năm 2019 mới bước vào giai đoạn casting chọn diễn viên và bắt đầu thu hình năm 2020, Elvis sẽ khởi chiếu tại Úc ngày 23 Tháng Sáu 2022 và ở Mỹ một ngày sau.

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by nhuvan »

Làm phim về Trịnh Công Sơn – yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau
Song Chi
19 tháng 6, 2022


Image
Cảnh trong phim “Em và Trịnh”

Làm phim về những nhân vật có thật bao giờ cũng khó, làm phim về những nghệ sĩ nổi tiếng – bất kể là nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, diễn viên điện ảnh, sân khấu… càng khó hơn. Thứ nhất là phải chịu sự phán xét của quần chúng nói chung và khối lượng fan đông đảo nói riêng, của người nghệ sĩ ấy. Ngay trên thế giới, hiếm có bộ phim nào làm về một nghệ sĩ nổi tiếng mà đạt được sự hài lòng, thỏa mãn của dư luận cả.

Thứ hai, nghệ sĩ thì cũng là những con người, và đã là con người thì khó mà hoàn hảo, cũng có những thói hư tật xấu, những điểm yếu điểm mạnh, góc sáng góc tối như mọi con người bình thường khác, lắm khi còn nhiều thói tật hơn, nhiều góc khuất hơn.

Chính vì vậy, có những người từng nói nếu yêu tác phẩm của một nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ nào đó thì cứ đứng xa mà thưởng thức tác phẩm của họ, đừng tìm hiểu sâu về cuộc đời của họ để khỏi thất vọng, càng không nên đi xem những bộ phim làm về họ làm gì, vì hình ảnh, hình tượng về người nghệ sĩ sau khi được diễn giải qua lăng kính của biên kịch, đạo diễn, lại được “sáng tạo” lần nữa bởi người diễn viên, liệu có còn bao nhiêu phần trăm là chân thực?



Mới đây, các nhà sản xuất phim ở Việt Nam đã cho ra rạp tới hai bộ phim về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, là “Em và Trịnh” và “Trịnh Công Sơn”, cùng một đạo diễn và có chung dàn diễn viên. Như thông tin từ báo chí, “Hai phim vốn là một trên kịch bản và trong quá trình quay, nhưng khác biệt ở khâu hậu kỳ. “Em và Trịnh” có thời lượng 135 phút, hay được gọi là bản dài. Trịnh Công Sơn với thời lượng 96 phút, thường được gọi là bản ngắn”.

Sau một tuần ra rạp, phim “Trịnh Công Sơn” dừng chiếu, còn phim “Em và Trịnh” tiếp tục phục vụ khán giả. Và cả hai phim đều nhận về những luồng dư luận trái chiều.

Người khen thì khen bốc tận mây xanh-thường là khán giả trẻ, thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn và một số người miền Bắc, thích “nhạc Trịnh”, thích “văn Trịnh” qua những lá thơ nhạc sĩ viết cho người yêu Dao Ánh, nhưng không hiểu về môi trường, bối cảnh, hoàn cảnh cũng như con người phức tạp của Trịnh Công Sơn. Người chê, thường là những người từng sống ở miền Nam trước năm 1975, ít nhiều biết về nhạc sĩ ngoài những bài hát, và cũng chê đến mức không còn gì để nói.
Image
Cảnh trong phim “Em và Trịnh”

Không có gì lạ. Ngoài thách thức chung của việc làm phim về người nghệ sĩ nổi tiếng như vừa nói ở trên, thì những người làm phim về Trịnh Công Sơn còn gặp thêm một thách thức khác. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy, thiền sư Thích Nhất Hạnh hay một số nhân vật khác của miền Nam, là những con người gây tranh cãi về quan điểm, thái độ chính trị. Nếu muốn làm phim về họ phải tìm hiểu kỹ, khách quan, đa chiều và phải dũng cảm đặt sự trung thực lên trên hết.

Với một môi trường làm phim như ở Việt Nam làm sao làm được điều này? Làm sao thể hiện khách quan về chế độ VNCH, về cuộc sống và những con người dưới chế độ ấy? Làm sao thể hiện được toàn bộ bối cảnh lịch sử phức tạp giai đoạn đó, sự tàn bạo của cuộc chiến không chỉ nằm ở một bên, sự kiện Mậu Thân 1968 với tội ác kinh hoàng của Việt Cộng là cơ sở để cho ra đời hàng loạt bài hát như “Hát trên những xác người”, “Bài ca dành cho những xác người”, “Ngày dài trên quê hương”…? Và sự phức tạp, nghiêng ngả, ngộ nhận về chính trị, những ảo tưởng, sai lầm trong giai đoạn này nhưng lại yếu đuối, “tiến thoái lưỡng nan”, tự quay lưng lại với hiện thực xã hội trong giai đoạn khác, ở người nghệ sĩ?

Có người cho rằng hãy chỉ làm phim về khía cạnh âm nhạc của nhạc sĩ, đừng bàn về khía cạnh khác. Nhưng nếu nói về Trịnh Công Sơn thì không thể chỉ nói về âm nhạc, và ngay cả âm nhạc thì Trịnh Công Sơn cũng không chỉ sáng tác tình ca mà còn nổi tiếng hơn ở dòng nhạc phản chiến. Trong những tháng năm mà mỗi ngày mở mắt ra là nhìn thấy bom rơi đạn nổ, thịt nát xương tan, chia ly tử biệt, trừ những “thợ” hát, “thợ” vẽ, “thợ” làm nhạc, có người nghệ sĩ đúng nghĩa nào lại không có những suy tư, trăn trở về thời cuộc, xã hội, thân phận con người, vận mệnh đất nước? Cho nên nếu chỉ đánh giá Trịnh Công Sơn ở góc độ âm nhạc thôi thì cũng phải nói đến quan điểm, tư tưởng của dòng nhạc phản chiến.

Không chỉ có thế, Trịnh Công Sơn là một nhân vật văn hóa, lịch sử, sinh ra trong một bối cảnh lịch sử-chính trị cụ thể của miền Nam Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung, nên không thể tách rời Trịnh Công Sơn khỏi cái bối cảnh đó, cũng như những lời Trịnh Công Sơn nói, những việc Trịnh Công Sơn làm ở góc độ nhân vật lịch sử. Và điều này là hoàn toàn bất khả trong một chế độ độc tài toàn trị như ở Việt Nam. Bao nhiêu nhân vật lịch sử cận hiện đại như các vua nhà Nguyễn, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh… đều bị bóp méo, và cả cuộc chiến Việt Nam là bị viết lại hoàn toàn dưới quan điểm của nhà nước cộng sản thì làm sao mà thể hiện Trịnh Công Sơn cho trung thực?
Image
Poster phim “Em và Trịnh”

Những người làm phim, do vậy, chỉ còn chọn lựa hoặc né tránh sự thật lịch sử hoặc thể hiện theo cái nhìn đã được “giáo dục” bao nhiêu năm, còn về con người nhạc sĩ, khi không thể xây dựng một cách trung thực, đa chiều thì đành chuyển qua khai thác khía cạnh tình cảm và ở đây, như nhiều người đã chỉ ra, những người làm phim cũng lại hạ thấp con người Trịnh Công Sơn trong tình yêu, khi thể hiện Trịnh Công Sơn cứ hết đuổi theo cô này lại si mê cô khác, sống chỉ để đuổi theo gái, kể cả những “chuyện tình” mà từ lâu người trong cuộc đã đính chính là tình người, tình tri kỷ, tình nghệ sĩ, tình anh em-thầy trò chứ không phải là tình yêu trai gái.

Nếu những người làm phim đáng trách một vì không đủ kiến thức, hiểu biết, không đủ dũng cảm mà vẫn lao vào làm phim về Trịnh Công Sơn; thì gia đình Trịnh Công Sơn còn đáng trách hơn nhiều lần vì đã đồng ý để người ta làm phim về người đã khuất như thế. Một bộ phim trung thực về Trịnh Công Sơn, nếu chưa làm được bây giờ thì đợi đến ngày có thể làm được, đâu có gì phải vội vã. Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau…

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by bichphuong »

Không có Francis Ford Coppola đã không thể có phim Bố già!
P. Nguyễn Dũng

Image
Francis Ford Coppola, 1970 (Getty Images)

Trong nền công nghiệp điện ảnh, quyền hành thuộc về những nhà sản xuất chóp bu có tài khoản ở nhiều ngân hàng. Họ có quyền đòi hỏi đạo diễn cắt bỏ trường đoạn này, thêm chi tiết nọ, thu lại cảnh khác và chỉ có rất ít đạo diễn tài ba và rất uy tín mới được giữ cho mình đặc ân gọi là “Director’s Cut”, tức bản phim theo đúng ý thực hiện của chính mình.

Francis Ford Coppola “chiến đấu” với Paramount như thế nào?

Riêng với dự án phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết bán chạy The Godfather của Mario Puzo, những nhân vật quyền lực ấy không thích tài tử trẻ Al Pacino, cũng không thích cô nàng Diane Keaton và cũng chẳng muốn thấy mặt “lão già phì nộn” Marlon Brando. Không những thế, họ còn không muốn thu ngoại cảnh tại New York, thậm chí không muốn Bố Già là phim có nội dung xảy ra trong những năm xa xưa. Nói tóm lại, các “producers” không bằng lòng chút nào với hầu hết những gì họ được trình duyệt. Đạo diễn Francis Ford Coppola đã phải đấu tranh chống lại những điều ấy…
Image “Nếu không có Coppola thì họ đã phá tan tành Bố Già,” nay đã 89 tuổi nhưng ông Dean Tavoularis, Giám đốc nghệ thuật của phim này vẫn tức giận khi kể lại chuyện năm xưa. Sau nhiều năm sống ở California, gần đây ông đã dọn đến Paris hưởng tuổi già trong một căn hộ cùng người bạn đời lâu năm là nữ diễn viên Pháp Aurore Clément. Trên bức tường của căn phòng rộng lớn, có ảnh chân dung hai nhân vật lịch sử mà ông rất nể phục là Thủ tướng Anh Winston Churchill và mục sư Martin Luther King. “Tôi rất ngưỡng mộ những con người dám trả lời thách đố của định mệnh” – ông chỉ vào hai bức ảnh ấy và nói – “Francis Ford Coppola cũng thuộc những người can đảm, liều lĩnh nhưng có ý thức và hiểu biết tường tận những việc mình làm”.



Ông Dean Tavoularis kể nhà làm phim Coppola đảm nhận gần như tất cả phần dựng cảnh của tất cả phim mà ông thực hiện những năm 70 và 80, gồm đủ ba phim Bố Già. Và ở vai trò ấy, ông không khác gì một khán giả ngồi ghế VIP hàng đầu chứng kiến tất cả những cuộc xung đột giữa các nhà sản xuất. “Tôi thấy Coppola rất nhiều lần tranh cãi với họ, bảo vệ ý tưởng, hình ảnh của mình. Tôi thấy Coppola khôn ngoan tránh được những mưu mô mua chuộc, tinh ranh mà họ bày ra chỉ nhằm khiến Coppola làm phim theo ý họ!”. Ông Dean Tavoularis kể tiếp, “Năm 1972, khi phim này công chiếu, tôi đã không khen nó là một tuyệt tác vì theo tôi Tucker mới là phim hay nhất của Coppola (phim nói về nhà sản xuất xe hơi Tucker). Nhưng mới gần đây, có dịp xem lại Bố Già, dù thuộc lòng từng đoạn, từng cảnh, từng chi tiết, từng lời thoại của từng nhân vật, nhưng tôi vẫn không bỏ dở mà ngồi xem cho đến giây cuối cùng. Đó chính là dấu chỉ của những phim vĩ đại!”.
Image

Al Pacino và Diane Keaton trong ‘The Godfather’ 1972 (ảnh: Paramount Pictures/courtesy of Getty Images)

Những cuộc tranh cãi quyết liệt

“Tôi tin vào nước Mỹ…”, ngay phần mở đầu phim, khuôn mặt trực diện với camera, ông chủ nhà đòn Bonasera nói như thế với Vito “Don” Corleone khi đến cầu cạnh Bố Già giúp đỡ. Lời thoại này như một bản tin mà nhiều nhân vật liên quan muốn gửi đi, từ tác giả Mario Puzo đến đạo diễn Francis Ford Coppola, các nhà sản xuất và các diễn viên. Nói thì dễ, làm mới khó. Dự án phim khởi đầu với kịch bản thứ nhất mà hãng Paramount đặt hàng với chính tác giả. Tuy cuốn Bố Già bán rất chạy hồi năm 1969 – tiêu thụ trên 9 triệu ấn bản trong vòng hai năm, 67 tuần hiện diện trên danh sách best-seller của tờ New York Times – nhưng hãng phim vẫn không dám liều lĩnh đầu tư, chỉ chấp nhận chi $6 triệu. Thất bại chua chát của phim Brotherhood (đạo diễn Martin Ritt, với tài tử thượng thặng thời đó là Kirk Douglas), cũng về băng đảng tội ác, vẫn còn dư vị khó chịu kéo dài.

Với kinh phí khiêm tốn, dự án Bố Già không có đạo diễn nào đủ liều mà nhận thực hiện, từ Arthur Penn, qua Peter Yates, Costa-Gavras đến Otto Preminger. Cuối cùng, họ đành tìm gặp Coppola vì nghĩ rằng, Coppola là người gốc Ý nên có thể hiểu, liên lạc và hòa nhập môi trường cộng đồng Mỹ gốc Ý từ cái thời mới di cư sang Mỹ. Ngoài ra, họ còn cho rằng sau thất bại thảm hại của phim Brotherhood, Coppola sẽ phải chấp nhận làm phim Bố Già với kinh phí thấp còn hơn là không có việc gì để làm.
Image

The Godfather 1972 – trái sang: James Caan, Marlon Brando, Al Pacino và John Cazale (ảnh: Paramount Pictures/Fotos International/Getty Images)
30 tuổi, có trong tay một tượng vàng Oscar tác giả kịch bản phim về viên tướng Patton hào hùng thời Thế chiến thứ hai, Francis Ford Coppola nhìn dự án phim Bố Già với ánh mắt khác hẳn. Nói thẳng ra là lúc đầu, Coppola xem khinh loại tiểu thuyết băng đảng và ông xem đề tài băng đảng là một dạng phim nửa nạc nửa mỡ gần như chẳng ăn nhập gì đến những vấn đề gai góc có thực trong xã hội. Thế nhưng ông đang cần tiền. Và ông thoáng thấy chiều kích lớn của phim mà ông có thể khai thác ngon lành không khác gì con gấu to vớ được tổ ong đầy mật ngọt: Một ông vua không ngai, ba hoàng tử, một giang sơn ngầm với nhiều cơ hội bành trướng.

Giao vai Michael, con trai út của Vito Corleone, cho ai đây? Các nhà sản xuất muốn Robert Redford hoặc Warren Beatty, thậm chí Alain Delon (cục cưng của Giám đốc sản xuất Robert Evans) nhưng Coppola lại chọn Al Pacino, một tài tử trẻ không cao to cho lắm, tướng tá lù khù, tóc tai bù xù, vừa vào vai diễn thử đã quên cả lời thoại. Không ai ưa anh ta, kể cả tác giả Mario Puzo, vậy mà Coppola vẫn dứt khoát chọn “hắn”, tạo cơ hội cho “hắn” có thêm một tháng tập nhập vai Michael.

Image
Ông trùm Don Corleone (Marlon Brando) bàn chuyện “gia đình” với consigliori Tom Hagen (Robert Duvall) – UPI/Getty Images

Khi còn bốn tuần trước ngày bấm máy, Bố Già vẫn chưa tìm ra người sẽ là Michael Corleone. Coppola đe dọa sẽ rút lui nếu như Al Pacino không được diễn. Nhà sản xuất quyền uy Evans đành buông thõng một câu, “OK, tôi sẽ thuê dụng thằng lùn ấy”. Mà nào đã hết, Coppola lại phải dùng nhiều phù phép khó tưởng tượng nổi để áp đặt bằng được vai Vito “Don” Corleone cho Marlon Brando, một đàn anh trong nghề nổi tiếng khó tính và đang ở cuối thời huy hoàng dù khi ấy mới 46 tuổi. Coppola thích Marlon Brando hơn hai tài tử nổi tiếng khác cũng được ướm cho vai Bố Già là George C. Scott và Laurence Olivier.

Tuy nhiên sau khi đã được như ý về casting và kịch bản thì Coppola vẫn tiếp tục “chiến đấu” với đủ đối thủ khác trong hãng phim ngay từ ngày bấm máy đầu tiên 29 Tháng Ba 1971 tại New York. Ba tuần sau, xem qua những thước phim mới thu, các nhà sản xuất bất mãn với Giám đốc hình ảnh Gordon Willis, cho rằng bầu không khí u ám quá và định sa thải luôn Coppola. Không khác gì một vụ ma nớp của mafia, họ kích động một nhóm kỹ thuật lên tiếng chỉ trích Coppola không đủ tầm, không ai muốn làm việc với một đạo diễn quá yếu kém.

Trên sàn quay, Coppola như sống trong hỏa ngục, rất dễ nổi cơn thịnh nộ, la mắng Gordon Willis vì làm gì cũng chậm chạp và càng nóng hơn khi nghe phong phanh tin đồn mình sắp bị đuổi. Giữa Tháng Tư 1970, sau một buổi nói thẳng rất căng thẳng với Charles Bluhorn, tay sếp lớn với tính tình nổi tiếng nóng nảy của tập đoàn Gulf & Western và chủ nhân chính của hãng Paramount, Coppola được giữ lại ở ghế đạo diễn.
Image
Poster ‘The Godfather’ 1972 (ảnh: Movie Poster Image Art/Getty Images)

Khi đoàn phim đụng đến thế giới mafia thực

Những rắc rối nội bộ vừa tạm giải quyết xong thì xuất hiện một mối đe dọa lớn hơn, đáng sợ hơn, như bóng ma đè nặng lên tinh thần của ê-kíp làm phim. Những mafiosi thứ thiệt ở Bờ Đông rất thích cuốn Bố Già và không muốn hình ảnh trong phim chuyển thể làm khán giả hiểu sai về họ, có rủi ro dẫn đến những thiệt hại về làm ăn. Nhân vật thay mặt bóng đen đe dọa này là Joseph Colombo Sr., tuy mang chức danh tổng thư ký Hội đoàn bảo vệ quyền dân sự của người Mỹ gốc Ý nhưng lại là một mafiosi đích thực. Một mặt lên tiếng chính thức đề nghị hãng phim không làm bất cứ việc gì có thể xem là bêu riếu cộng đồng người Mỹ gốc Ý, mặt khác hắn cho tay chân gửi thư, gọi điện đe dọa đến tính mạng các thành viên trong đoàn làm phim. Ai cũng thừa hiểu rằng các tay anh chị cũng muốn được phần chia chác từ phim Bố Già.

“Tôi không trực tiếp bị đe dọa,” ông Dean Tavoularis kể, “Nhưng việc phải sống nơm nớp lo sợ ấy mang lại cảm giác rất ghê, khiến tinh thần lúc nào cũng bất an. Có lúc trên phim trường, một ai đó chỉ tay vào mặt tôi như kiểu bóp cò súng; lúc khác có ai khác nữa cứ rà rà đi theo. Bực nhất là những chủ nhà hàng, cửa tiệm hôm trước đồng ý cho thu hình, hôm sau lại từ chối chẳng có lý do chính đáng nào, chẳng qua vì họ cũng đã bị đe dọa, cấm hợp tác”. Tất cả trò mèo vờn chuột này bỗng kết thúc ngay sau ngày nhà sản xuất Al Ruddy bàn xong chuyện hợp tác với mafiosi Joseph Colombo Sr. Hãng phim phải nhượng bộ nhiều điều, trong đó có việc rút hết từ “mafia” ra khỏi kịch bản, nhận những tay chân băng đảng vào đóng các vai diễn viên kém quan trọng (điển hình là Lenny Montana vào vai sát thủ lì lợm Luca Brasi)… và dĩ nhiên là có chút điều khoản tài chánh nào đó được giữ bí mật suốt đến nay.

“Nhờ có sự giải căng này mà sau đó tôi đã có dịp đến thăm nhà của một mafiosi cấp đàn anh ở New Jersey, với ý là xem để lấy cảm hứng làm trang trí cho nhà của Don Corleone” – Tavoularis kể. Quả thật đừng bao giờ đùa với mafia vì thực tế sớm chứng minh: Ngày 28 Tháng Sáu 1971, một sát thủ đã tiến đến Joseph Colombo Sr. và nã ba viên đạn vào người ông ta trước khi bị các vệ sĩ của Joseph Colombo Sr. bắn gục. Joseph Colombo Sr. không chết ngay, chỉ bị liệt người vì vết thương nặng và chỉ qua đời bảy năm sau đó vì bệnh tim.

Từ một tấm trải nhựa đến đầu một con ngựa

Trong suối thời gian thu hình, ông Tavoularis còn phải nhiều lần cãi cọ với đại diện bên sản xuất mỗi khi có việc liên quan đến chi tiêu. “Khi chuẩn bị thu hình cảnh Michael bắn hạ tên mafia hèn mạt Solozzo và gã cảnh sát đồi bại McCluskey trong một nhà hàng ở khu Bronx, tôi phát hiện dưới tấm thảm bằng nhựa là một cái sàn gạch mosaique rất đẹp, tôi muốn lột tấm thảm ra để có hình ảnh thật độc đáo nhưng họ không chịu thanh toán chi phí tấm thảm $8,000. Sau nhiều lần tranh luận, viện dẫn đủ lý do, tôi mới được thích thú xé toang tấm thảm, bấm máy thu hình ảnh sàn gạch tuyệt đẹp!”.
Image
Cảnh đầu ngựa trong The Godfather 1972 (ảnh: Silver Screen Collection/Getty Images)

Ở cương vị nhà thiết kế sản xuất, ông Dean Tavoularis phải cố gắng hết sức để thỏa mãn những yêu cầu của đạo diễn, đáng kể nhất là cái đầu con ngựa đua đắt tiền mà nửa đêm tay chân của Bố Già Corleone đã đặt lên giường ngủ của Jack Woltz (diễn bởi John Marley). “Coppola nhìn cái đầu ngựa giả mà nghệ sĩ hóa trang Dick Smith làm mà lắc đầu mãi,” Tavoularis nhớ lại, “Cuối cùng, chúng tôi cho người lái xe đến lò mổ gia súc bên New Jersey mua một cái đầu ngựa vừa mới hạ xong còn bê bết máu, bao bọc kỹ vào trong những tảng đá lạnh và chở gấp về sàn quay. Khi ấy Coppola mới cười”.
Image
‘Sonny’ Corleone (diễn viên James Caan) bị bắn nát thây (ảnh: Sunset Boulevard/Corbis via Getty Images)

Sau đó có một cuộc phỏng vấn với cánh báo chí và một nữ phóng viên nọ đã phẫn nộ hỏi tôi, “Sao các ông dám giết cả một con ngựa cho một cảnh quay ngắn thế?”. Tôi hỏi lại cô ta có nuôi chó không và cô ta nói có. “Không hề có con con ngựa nào bị hạ sát vì phim này thưa cô, cái đầu ngựa trong phim là chúng tôi mua từ lò mổ gia súc, lấy thịt ngựa làm thức ăn nuôi cho những con chó kiểng. Con ngựa kia chết vì con chó cô nuôi đấy!”.

Ngày 14 Tháng Ba 1972, sau nhiều cuộc tấn công và phản công giữa cánh sản xuất và cánh làm phim, bản phim được duyệt thông qua. Bố Già lần đầu tiên ra mắt khán giả New York. Hôm ấy có bão tuyết ập xuống Manhattan nhưng rạp Loew’s Theatre ở Broadway không còn một ghế trống. Hai tạp chí thời sự nổi tiếng Life và Newsweek đều đưa Marlon Brando lên trang bìa. Cả thành phố chỉ bàn về phim này. Ngoại trưởng Henry Kissinger cũng được mời đến xem.

Trong khi đó, Francis Ford Coppola vừa hồi hộp vừa rầu rĩ vì lo lắng Bố Già có thể lại là một thất bại lớn trong đời mình. Vài tháng trước đó ông đã xem French Connection của William Friedkin và ngẫm thấy phim của mình u sầu hơn, khó hút người xem. Phim dần kết thúc, khán phòng im phăng phắc, Robert Evans tưởng như giây cuối đời mình đã đến. Nhưng nhìn kỹ lại thì ông muốn bật khóc như khán giả đang khóc. Kissinger nghiêng người nói vào tai ông, “Bob này, khi một phim về cái chết của một tên gangster mà có thể khiến người xem phải khóc thì chắc chắn đó là tuyệt tác rồi!”.

Dài 2 tiếng 56 phút, Bố Già trở thành hỏa tiễn bắn Coppola lên hàng ngũ ngôi sao đạo diễn tài danh bậc nhất cùng với tất cả những ai đã góp sức tạo nên nó. Marlon Brando, vốn gần như hết thời chẳng ai mời diễn nữa, đang rất cần cơ hội tái tỏa sáng; Al Pacino cầu mong được biết đến, James Caan cũng vậy… Bố Già là một thành công vang vọng khắp thế giới và còn vang mãi đến ngày nay, một tuyệt phẩm không phai mờ với thời gian, đạt được ba tượng vàng Oscar dành cho phim, kịch bản và nam diễn viên chính xuất sắc nhất (cho Marlon Brando).

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by nangchieu »

Lê Uyên Phương: Dòng nhạc của hạnh phúc và chia lìa
BB Ngô
29 tháng 6, 2022

Image


Năm 1954, trên chuyến bay đầu tiên của dòng người di cư từ Bắc vào Nam, có một số người trong dòng họ Lâm gia rời khỏi ngôi nhà 81 phố Hàng Bồ, Hà Nội để vào Sài Gòn. Trong những người cùng dòng tộc đó, có một bé gái nhỏ tuổi nhất tên Lâm Phi Anh.

Vào Nam, gia đình ông bà Lâm Quế Hàn và bà Tô Khánh Vàng, bố mẹ của Phi Anh dựng lại cơ ngơi cũ. Ông bà mở hãng vận tải Vinh Du Phong ở Chợ Lớn, chở hàng từ Sài Gòn ra Quy Nhơn. Họ cho cô con gái ba tuổi học trường tiểu học “tây” Sans Famille. Ở trường nói tiếng Tây, về nhà nói tiếng Hoa, Lâm Phi Anh không rành tiếng Việt. Mãi cho đến năm 15 tuổi, gia đình đưa Lâm Phi Anh lên Đà Lạt học trường nội trú Tây.

Tại đây, cô yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên, sau câu “Chào cô!” của anh giáo nghèo Lê Minh Lập nhà bên cạnh. Từ đó, Đà Lạt và nền âm nhạc Việt Nam có một đôi tình nhân từng “Yêu nhau trong lo âu / Biết bao lần tha thiết nhớ mong.” Bởi vì, cuộc tình của họ bị gia đình Lâm Phi Anh ngăn cấm. Mẹ của cô, tiểu thư Tô Khánh Vàng, con gái út của gia đình quan sứ Tàu Tô Đình Càng, người Hải Nam, không thể chấp nhận con gái rượu của mình yêu một anh giáo nghèo, một nghệ sĩ đàn địch không thấy tương lai.

Image
Càng cấm, họ càng điên cuồng tìm đến nhau. Họ yêu nhau không màng sinh tử. Có khi Phi Anh đón chuyến xe lửa ra Đà Lạt để gặp Lê Minh Lập đã chờ sẵn ở ga, ngồi với nhau, cùng ăn ổ bánh mì, uống ly nước, rồi chia tay. Thêm một lý do để gia đình ngăn cản cuộc tình này, đó là Lâm Phi Anh còn chưa đủ 18 tuổi. Nhưng vốn mang tính cách nổi loạn, cô dùng chính sự sống của mình để đe doạ cha mẹ, để được sống bên cạnh người yêu.

Họ cưới nhau năm 1968.

Trong thời gian đó, tình yêu đã chấp cánh cho Lê Minh Lập. Ông sáng tác hàng loạt ca khúc tình ca, như: Chiều phi trường; Không nhìn nhau lần cuối; Lời gọi chân mây; Hãy ngồi xuống đây; Vũng lầy của chúng ta… Đó cũng chính là những ca khúc trong tập nhạc nổi tiếng “Khi loài thú xa nhau” – đánh dấu sự ra đời của đôi song ca “Lê Uyên và Phương.”



Trước khi biết và yêu Lâm Phi Anh, Lê Minh Lập không hề nghĩ một ngày mình sẽ trở thành nhạc sĩ, ca sĩ. Ông chỉ sáng tác nhạc như một bản năng, xem âm nhạc là nơi quán trọ cho ông ghé vào tìm bình yên. Khi viết nhạc, ông chỉ ký tên Lê Uyên Phương, là tên Phương của người mẹ, cùng với chữ Uyên là tên người bạn gái đầu tiên.

Nhân dịp đầu năm 1970, sau khi kết hôn được hai năm, hai người về Sài Gòn hát liên tiếp 19 đêm diễn. Khi được hỏi ý nghĩa của nghệ danh Lê Uyên Phương, ông nói, “nhân đây, nếu các anh chị đã hỏi thì tôi xin chia cái tên Lê Uyên Phương ra cho nhà tôi một nửa.” Từ đó có đôi song ca Lê Uyên và Phương. Và cũng từ đó, đôi song ca Lê Uyên và Phương chưa bao giờ rời nhau trên các sân khấu của trường đại học, trong phong trào du ca. Cho đến năm 1979, họ rời Việt Nam định cư ở California.

Hạnh phúc và chia lìa

Có lẽ khó tìm được một chữ nào khác thích hợp hơn từ “định mệnh” để nói về tất cả những gì diễn ra trong cuộc đời âm nhạc của Lê Uyên Phương. Từ bài hát đầu tiên “Buồn đến bao giờ” được sáng tác ở Pleiku năm 1960, nhạc của ông đã mang một nỗi buồn cô độc, một sự chờ đợi nhưng vẫn thoáng hiện đây đó tâm hồn phiêu bạt, bất cần. Khi buồn, ông “đếm tuổi cuộc đời trên hai bàn tay trơn” và tự hỏi “em ơi… em ơi… xuân nào tàn… thu nào vàng, môi nào ngỡ ngàng.”

Image
Cho đến một ngày, không còn phải “nằm nghe tiếng mưa nguồn, tưởng em bước chân buồn” nữa vì ông đã có “Tình khúc cho em.” Theo lời ca sĩ Lê Uyên, “anh Phương hơn tôi 10 tuổi nên đã nói xin cho yêu em nồng nàn, dù biết yêu em tình yêu muộn màng. Đó là ý của bài Tình khúc cho em được viết năm 1966.”

Nhạc của Lê Uyên Phương là những bản tình ca mang hơi thở lành lạnh của Đà Lạt, có vị cay cay của khói thuốc, có cả sự va chạm trần trụi mang đầy giới tính bản năng của loài người. Mỗi bài hát của ông đều bàng bạc sự giằng xé giữa hạnh phúc và chia lìa của cái chết. Đôi khi, ông thét lên trong âm nhạc của mình tiếng kêu hoang dại, quay quắt nỗi nhớ trong phút giây sinh tử chia lìa.

“Đưa người tuyệt vọng” là ca khúc Phương viết về chính cái chết của mình. Ngày ông ra đi, trong căn phòng nơi ông nằm, đã thật sự có một nụ hôn nửa muốn bất tận, nửa muốn buông lơi để ông bước đi nhẹ nhàng.

Nhạc của Phương không phải là những bản tình ca uỷ mị. Càng không mang những vẻ đẹp thiên tình sử trong đêm trăng của Romeo và Juilet. Cũng không có nỗi bi ai, chì chiết như những ca khúc Không Tên. Ca từ trong nhạc của ông khi trần trụi, khi mềm mại, khi nóng bỏng như tiếng gào từ đồng vọng khét mùi khói lửa chiến tranh. Lê Uyên Phương viết nhạc từ chính cuộc sống và tình yêu của mình.

Thời khắc khốc liệt nhất của giai đoạn đó đã làm cho lời nhạc của ông như lời trăn trối nhẹ nhàng, bình tĩnh, kêu gọi sống trọn vẹn ngày hôm nay vì không biết ngày mai sẽ ra sao. Ngay cả khi trong phút giây kinh hoàng nhất, gần với sự sinh tử nhất, thì Phương cũng bình thản chấp nhận và nghĩ về một màn đêm sâu thẳm, nơi có huyệt sâu chôn lấp cuộc tình thuỷ chung mà ông gọi là “Dạ khúc cho tình nhân” – ca khúc được Phương viết năm 1968 ở một khu phố bị pháo kích. Theo lời người ở lại, đây là ca khúc cuối cùng trên sân khấu của Lê Uyên và Phương.

2:00 giờ chiều ngày 29 Tháng Sáu, năm 1999, đôi mắt của Phương khép lại. Ông từ giã cuộc đời, từ giã nỗi buồn mà ông từng tự hỏi “Buồn đến bao giờ.”

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by nhuvan »

Jennifer Lopez diện váy cũ khi cưới Ben Affleck
Jennifer Lopez chọn bộ váy trắng từng mặc nhiều năm, Ben Affleck cũng diện đồ cũ khi làm đám cưới hôm 17/7.

Trên trang web cá nhân, ca sĩ cho biết chiếc đầm từng được cô mặc khi đóng trong một bộ phim. "Tôi cảm thấy tuyệt vời. Thật sự rất phấn khích. Tôi đã mặc chiếc váy này rất nhiều năm. Tôi đã tiết kiệm, để dành và bây giờ tôi đang mặc nó trong ngày cưới của mình", cô nói.
Image
Jennifer Lopez diện váy cũ (trái) và đầm Zuhair Murad trong hôn lễ ở nhà thờ. Ảnh: Jlo
Ben Affleck chọn tuxedo màu trắng với nơ đen có sẵn trong tủ đồ. Cả hai bay đến Las Vegas, đứng xếp hàng xin giấy phép kết hôn cùng bốn đôi khác. Họ đến nhà thờ Little White Wedding vào lúc nửa đêm. Cả hai chụp hình trên xe Cadillac mui trần màu hồng. Con gái của Jennifer Lopez, Emme Anthony, ngồi ở hàng ghế sau.

Khi làm lễ, Jennifer thay đầm ren trễ vai thuộc bộ sưu tập cưới Xuân Hè 2023 của Zuhair Murad. Thân trên thiết kế dáng corset siết chặt eo, phía dưới dáng đuôi cá xòe rộng dài quét sàn. Ca sĩ kết hợp váy đồng điệu khăn che voan dài, để tóc đơn giản với kiểu buộc nửa đầu. Cô dâu chọn trang điểm mắt khói, đường kẻ viền sắc sảo, thoa son màu hồng nude. Jennifer vốn thân thiết với Zuhair Murad. Trong phim Marry Me phát hành hồi tháng 2, cô cũng mặc đầm cưới của nhà thiết kế Lebanon.
Image
Đầm cưới Zuhair Murad dành cho Jennifer Lopez trong hôn lễ với Ben Affleck. Ảnh: Zuhair Murad

Jennifer viết: "Chúng tôi trao lời thề nguyện trong nhà thờ nhỏ với chiếc nhẫn mà chúng tôi sẽ đeo cả cuộc đời. Đó là một đám cưới tuyệt vời nhất chúng tôi có thể tưởng tượng. Tình yêu thật đẹp. Tình yêu là sự tử tế. Và hóa ra tình yêu là sự kiên nhẫn. 20 năm kiên nhẫn. Chúng tôi vô cùng biết ơn khi có một gia đình tuyệt vời mới với năm con. Hãy chờ đợi và có thể bạn sẽ tìm thấy khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong cuộc đời mình khi lái xe qua Las Vegas lúc 0h30 trong đường hầm tình yêu, với con của mình và người bạn đời sẽ gắn bó mãi mãi".

Cuối bài viết, diễn viên khoe tên mới: Jennifer Lynn Affleck. Trước lễ cưới, cặp sao ký giấy kết hôn ở hạt Clark thuộc bang Nevada tối 16/7.

Jennifer Lopez và Ben Affleck từng đính hôn năm 2002, được nhiều người đặt biệt danh "Bennifer". Mối tình được chú ý bậc nhất Hollywood trước khi họ chia tay tháng 1/2004, vài ngày trước lễ cưới. Năm 2017, Jennifer Lopez thổ lộ mất hai năm để quên đi nỗi đau tan vỡ sau khi hủy hôn với Affleck.

Cặp sao tái hợp giữa năm 2021, sau khi Lopez hủy hôn cựu danh thủ bóng chày Alex Rodriguez. Cả hai mua căn nhà trị giá 50 triệu USD tại Bel Air, bang California. Mẹ con Jennifer Lopez đã chuyển tới đây sống. Trước đó, họ định cư ở Miami. Ben Affleck phải sống ở bang California để nuôi con chung với vợ cũ Jennifer Garner. Sau khi tái hợp giữa năm 2021, hai người nhiều lần ngỏ ý gắn bó lâu dài. Ben Affleck cầu hôn hồi đầu tháng 4 và được Jennifer Lopez đồng ý.

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by bichphuong »

Hồng nhan tri kỷ của Leo DiCaprio
Hà Thanh Vân
1 tháng 9, 2022


Image
Chuyên gia “sát gái” Leonardo DiCaprio (ảnh: Kevin Winter/Getty Images for AFI)

Tài tử bảnh trai Leonardo DiCaprio lại chia tay cô bạn gái Camila Morrone và có hẳn một cái sơ đồ về chuyện anh ấy chỉ yêu các cô gái dưới 25 tuổi. Cô nàng Camila vì tròn 25 tuổi vào Tháng Sáu 2022 nên “vì thế” nàng phải bước ra khỏi cuộc đời anh Leo.

Hóa ra xem qua loạt danh sách những cái tên đình đám với các nàng xinh như mộng và “thơm như múi mít”, từ người mẫu đến diễn viên, chẳng cô nào anh Leo yêu quá vài ba năm. Vậy có lẽ nàng Kate Winslet là người đặc biệt hơn hẳn các cô người yêu của anh Leo. Từ khi quen biết nhau nhờ đóng bộ phim Titanic (1997) lấy nước mắt của bao nhiêu khán giả toàn cầu, nàng Kate mãi là hồng nhan tri kỷ của anh Leo.
Image
Camila Morrone, “nạn nhân” mới nhất của sát thủ Leo, khi chàng tuyên bố chia tay nàng vào ngày 30 Tháng Tám 2022 sau hơn bốn năm “chung tình” (ảnh: Samir Hussein/WireImage)

Mới đây khi hai người gặp lại nhau sau ba năm xa cách vì đại dịch Covid, Kate đã không thể ngừng khóc. Cô giải thích với tờ The Guardian: “Tôi không thể ngừng khóc. Giống như rất nhiều tình bạn khác trên toàn cầu, chúng tôi đã bỏ lỡ dịp gặp nhau vì Covid. Anh ấy là bạn của tôi, người bạn thực sự thân thiết của tôi. Chúng tôi gắn bó với nhau vì cuộc sống. Tôi đã biết anh ấy nửa đời người rồi”.


Họ đã dành cho nhau những lời có cánh như sau: Leonardo DiCaprio hy vọng nàng Kate luôn vui vẻ và an yên vì “Chỉ cần thấy ánh mắt rạng rỡ của Kate là tôi biết cô ấy sống tốt”, còn Kate Winslet thì ngọt ngào: “Tôi sẽ an tâm hơn khi Leo tìm được hạnh phúc của riêng mình”. Nhưng mà xem ra, cứ với đà thay người yêu như thay áo của anh Leo thì còn lâu nàng Kate mới yên tâm được. Thậm chí đôi khi tôi nghĩ hay là anh Leo cố tình làm thế để nàng Kate mãi mãi không yên lòng về anh ấy? Và nàng Kate lấy đến ba đời chồng, để Leo thấy rằng nàng vĩnh viễn không thể sống tốt hay có một tình yêu tốt, lâu bền.
Image
Leonardo DiCaprio và người mẫu Bar Refaeli (ảnh: Noel Vasquez/Getty Images)

Image
Leonardo DiCaprio và người mẫu Gisele Bundchen (ảnh: Frank Micelotta/Getty Images)

Có lẽ họ yêu nhau theo một cách nào đó, nhưng đủ thông minh để hiểu rằng nếu chính thức dấn thân vào mối quan hệ yêu đương này thì tình yêu ấy sẽ không còn bởi vì họ là hai diễn viên, hai thế giới và với rất nhiều phiền phức của hào quang ngôi sao. Nàng Kate từng trả lời khi tham gia chương trình truyền hình Good Morning America rằng: “Leo là một người ấm áp và luôn biết cách quan tâm đến gia đình, bạn bè. Anh ấy cũng là người hiểu tôi nhất. Chúng tôi cũng cho rằng, mối quan hệ này không nên vượt quá xa mà chỉ nên dừng ở mức tình bạn thân”.
Image
Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trong ‘Titanic’ (ảnh: 20th Century-Fox/Getty Images)

Image
Gặp nhau tại Saint-Tropez, Pháp (ảnh: Anthony Ghnassia/Getty Images for LDC Foundation)

Image
Tại Hollywood, California (ảnh: Jeff Kravitz/FilmMagic)

Công chúng cũng đã thấy những mối tình đẹp như mơ ở Hollywood rồi cũng tan vỡ, như cặp Tom Cruise với Katie Holmes, Brad Pitt với Angelina Jolie, Orlando Bloom với Miranda Kerr… Nói là nói vậy thôi chứ trong lễ trao giải Quả cầu vàng Golden Globe năm 2009, khi lên nhận giải nữ diễn viên xuất sắc nhất, nàng Kate đã thổ lộ lòng mình với anh Leo đang ngồi ở dưới dõi theo: “Leo, I’m so happy I can stand here and tell you how much I love you, and how much I’ve loved you for 13 years… I love you with all my heart, I really do.” Có người đàn ông nào mà không tan chảy trái tim khi nghe những lời nói đó không?

Một vài điều có thể ít ai biết, đó là các con của Kate rất yêu quý Leo và chúng gọi anh là “Uncle Leo”. Trong khi quay bộ phim Revolutionary Road năm 2008, anh Leo đã tặng nàng Kate một chiếc nhẫn vàng, giống như một chiếc nhẫn cưới, nhưng được giải thích là một biểu tượng cho mối quan hệ không thể phá vỡ của họ. Có lẽ đôi khi cứ mãi là hồng nhan tri kỷ như Leo và Kate thì còn có thể ở bên nhau cả đời chứ nếu là tình yêu thì… có khi lại mong manh quá, dễ tan biến giữa một thế giới đầy biến động và một Hollywood phù hoa thế này.

Post Reply