Đời Sống Quanh Ta

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by saohom »

Chi phí sạc một chiếc xe điện là bao nhiêu?
October 29, 2022

LOS ANGELES, California (NV) – Xe điện (EV) đang là một chủ đề được chú ý đến, khi các chính phủ trên toàn thế giới, bao gồm cả Mỹ, Na Uy và Trung Quốc, đã thực hiện các chính sách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ xe xăng sang EV, theo Yahoo! Finance.

Tuy nhiên, đối với hầu hết người tiêu dùng, quá trình chuyển đổi không chỉ là năng lượng sạch. Ý kiến chung cho rằng sạc một chiếc EV sẽ ít tốn kém hơn so với việc đổ đầy bình xăng.
Image
Giá xăng tại Los Angeles, California, ngày 5 Tháng Mười. (Hình: Frederic J. Brown/AFP via Getty Images)
CHI PHÍ SẠC EV

Không có câu trả lời chính xác về chi phí sạc một chiếc EV. Mặc dù giá cả thay đổi theo khu vực, loại sạc và thời gian sạc trong ngày, nhưng nhìn chung người dùng có thể tính toán chi phí bằng cách sử dụng mức trung bình của các biến này. Dưới đây là cách tính:

Giá điện

Một biến số quan trọng liên quan đến việc sạc EV là giá điện, khi một số vùng có giá điện cao hơn nhiều những vùng khác. Do đó, người dùng EV nên biết chi phí điện trong khu vực.

Để tính toán chi phí, hãy lấy hóa đơn tiền điện gần đây nhất và tìm giá điện cho mỗi kilowatt giờ (kWh). Chi phí này có thể dao động từ $0.09 đến $0.35, nhưng mức trung bình trên toàn quốc là $0.14.

Công thức tính phí sạc EV

Công thức tính giá sạc một chiếc EV là: Chi phí sạc = (CR / RPK) x CPK

-CR là phạm vi EV

-RPK là phạm vi trên mỗi kWh

-CPK là giá mỗi kWh

Theo công thức, hãy chia phạm vi của EV theo dặm (CR) cho phạm vi trên mỗi kWh (RPK), sau đó nhân kết quả với giá điện mỗi kWh để xác định chi phí sạc EV.

Tính toán chi phí để sạc EV

EV có phạm vi chạy khác nhau, và giá điện mỗi kWh cũng có thể rất khác nhau giữa các vùng. Tuy nhiên, đó không phải là những biến số duy nhất cần xem xét khi tính chi phí sạc một chiếc EV.

Một yếu tố quan trọng khác là người dùng EV sạc xe ở đâu và với bộ sạc nào. Giá điện khi sạc EV tại nhà khác với trạm sạc bên ngoài. Loại sạc cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, đồng nghĩa rằng chi phí sử dụng trạm sạc sẽ khác tùy theo từng loại sạc.

Sạc EV tại nhà

Việc tính toán chi phí sạc một chiếc EV tại nhà tương đối đơn giản:

-Xem lại hóa đơn tiền điện để xác định giá điện mỗi kWh.


-Tìm xem EV sạc trung bình bao nhiêu dặm cho mỗi kWh. EV thường nhận được khoảng 3 dặm mỗi kWh, nhưng con số này có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút tùy thuộc vào chính chiếc xe.

-Xác định phạm vi của chiếc EV theo dặm.

-Áp dụng tất cả các số này vào công thức bên dưới.

Ví dụ, nếu người lái xe EV trả $0.14/kWh, xe nhận được trung bình 3 dặm/kWh và có phạm vi chạy 360 dặm, công thức sẽ như sau: Chi phí sạc = (360/3) x 0.14

Như vậy, chủ xe tốn $16.80 để sạc EV tại nhà.

Sạc EV bằng trạm sạc

Rất khó để xác định chi phí sạc EV bằng trạm sạc vì giá thành sẽ thay đổi tùy thuộc vào công ty trạm sạc. Chi phí sạc cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc người dùng có ghi danh thành viên của trạm sạc mà họ đang sử dụng hay không.

Tuy nhiên, công thức trên vẫn có hiệu lực, miễn là người lái xe biết giá điện trên mỗi kWh tại trạm sạc cụ thể mà họ sử dụng. Sử dụng cùng một ví dụ ở trên, giả sử trạm sạc tính phí $0.2/kWh: Chi phí sạc = (360/3) x 0.21


Trong trường hợp này, chủ xe sẽ tốn $25.20 để sạc hoàn toàn EV.


ĐỔ ĐẦY BÌNH XĂNG HAY SẠC EV RẺ HƠN?

Tại thời điểm bài viết được đăng lên, giá xăng trung bình toàn quốc đang ở mức $3.39/gallon, và dung tích bình xăng trung bình trên một chiếc xe nhỏ là 12 gallon. Nhân hai con số này với nhau, một chiếc xe nhỏ trung bình tốn khoảng $40.73 để đổ đầy bình xăng. Nhưng những con số trên không nói lên quá nhiều điều.

Ví dụ về sạc xe tại nhà được đề cập trong suốt bài viết này chỉ sử dụng mức giá điện trung bình. Tuy nhiên, phạm vi chạy của chiếc EV trong ví dụ là 360 dặm, trong khi phạm vi xe xăng nhỏ trung bình là 403 dặm. Vì vậy, sự so sánh chi phí có phần sai lệch.

Do 360 dặm chỉ chiếm khoảng 89.33% của 403 dặm, nên chủ xe phải nhân chi phí đổ đầy bình xăng với tỷ lệ phần trăm trên. Sử dụng phép toán này, một chiếc EV trung bình có phạm vi 360 dặm sẽ tốn khoảng $36.38 để đổ đầy, vẫn cao hơn một chút so với giá sạc EV trung bình.


Chi phí sạc EV rẻ hơn so với việc đổ đầy một bình xăng. Do đó để tiết kiệm tiền, hãy cân nhắc chuyển sang sử dụng EV. (AXT) [qd]

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by nhuvan »

Nhiều doanh nghiệp lớn ngưng quảng cáo trên Twitter
Mai Khuê
4 tháng 11, 2022

Image
Tài khoản Elon Musk trên Twitter (Rafael Henrique/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Sau General Motors, mới đây Pfizer, Audi, General Mills, Mondelez International vừa ngừng quảng cáo trên Twitter vì “ông chủ mới” Elon Musk.

Các nguồn tin thân cận cho biết một số doanh nghiệp lo ngại Musk có thể giảm kiểm duyệt, khiến các nội dung tiêu cực xuất hiện nhiều hơn trên Twitter, theo WSJ. Số khác tạm ngừng quảng cáo do Twitter đang có biến động nhân sự cấp cao. Đại diện hãng thực phẩm General Mills và hãng xe Audi xác nhận thông tin dừng quảng cáo trên Twitter. Phát ngôn viên của General Mills cho biết họ sẽ tiếp tục đánh giá diễn biến mới và xem xét lại ngân sách marketing. Các thương hiệu của hãng này gồm Cheerios, Bisquick và Häagen-Dazs.


Sau vài lần thay đổi ý định, cuối cùng tỷ phú Elon Musk cũng đã thâu tóm được “con chim xanh” Twitter vào hôm nay thứ Năm 27 Tháng Mười 2022. (ảnh: Muhammed Selim Korkutata / Anadolu Agency via Getty Images)
Các doanh nghiệp này nói rằng Twitter không phải nền tảng quảng cáo bắt buộc với họ. Ngân sách dành cho Google hay Facebook hiện lớn hơn. Việc hàng loạt giám đốc của Twitter đột ngột rời công ty cũng khiến các doanh nghiệp suy nghĩ lại. Những người từng giúp các doanh nghiệp yên tâm về hiệu quả quảng cáo trên Twitter giờ không còn làm việc ở Twitter nữa, như Sarah Personette – Giám đốc Khách hàng, Leslie Berland – Giám đốc Marketing, Jean-Philippe Maheu – Phó giám đốc phụ trách giải pháp khách hàng toàn cầu.


Tuy việc quảng cáo trực tuyến là tự động nhưng hoạt động này vẫn dựa nhiều vào mối quan hệ giữa người phụ trách quảng cáo và doanh nghiệp.

Trong khi đó, Musk ra sức trấn an các khách hàng rằng Twitter vẫn sẽ là nơi an toàn cho các thương hiệu. Musk cho rằng Twitter bây giờ “không thể là nơi ai thích nói gì thì nói”, và cam kết bổ sung nhiều công cụ quản lý và giải quyết tình trạng tài khoản ảo và có công cụ giúp khách hàng bảo đảm quảng cáo của họ không xuất hiện cạnh nội dung tiêu cực, nhưng các doanh nghiệp nói rằng tính năng này của Twitter vẫn còn lạc hậu so với các đối thủ.

Tuần trước, khi biết Twitter có “ông chủ mới” là CEO Tesla Elon Musk, hãng xe General Motors quyết định ngưng quảng cáo. Đại diện hãng xe hơi cho biết họ ra quyết định này khi đánh giá “hướng đi mới của Twitter”. GM khẳng định vẫn sẽ dùng nền tảng này để tương tác với khách hàng, nhưng sẽ không trả tiền cho quảng cáo nữa.

Musk tiếp quản Twitter từ tối ngày 27 Tháng Mười, chấm dứt sáu tháng thay đổi quyết định liên tục về việc mua mạng xã hội này, đồng thời tránh được nguy cơ ra tòa vào tháng tới. Trước khi hoàn tất thương vụ, Musk khá lo lắng về mất doanh thu quảng cáo, tới mức viết thư gửi các doanh nghiệp để trấn an họ về điều này. “Về căn bản, Twitter muốn trở thành nền tảng quảng cáo được tôn trọng nhất thế giới, có thể giúp bạn củng cố thương hiệu và phát triển kinh doanh. Chúng ta hãy cùng nhau tạo ra điều phi thường đó,” Musk viết.

Dan Ives, nhà phân tích công nghệ tại Wedbush Securities cho biết, quảng cáo đóng góp 92% doanh thu Twitter trong Quý II. Nếu các doanh nghiệp ngưng quảng cáo vì mạng xã hội này đổi chủ, đây sẽ là thảm họa với Twitter.

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by mexanh »

Dịch vụ xác thực Blue biến mất trên Twitter
Elon Musk cảnh báo Twitter có thể bị phá sản

Bảo An
12 tháng 11, 2022

Image

Dịch vụ Blue mới chỉ được Twitter ra mắt đầu tuần vừa qua trên nền tảng iOS, cho phép người dùng mua ký hiệu màu xanh để đánh dấu vào tài khoản đó đã xác thực hoặc là chính thức.
Do tình trạng người dùng lợi dụng giả danh các thương hiệu lớn và người nổi tiếng, Twitter phải tạm dừng dịch vụ xác thực Blue.

Dịch vụ Blue mới chỉ được Twitter ra mắt đầu tuần vừa qua trên nền tảng iOS, cho phép người dùng mua ký hiệu màu xanh để đánh dấu vào tài khoản đó đã xác thực hoặc là chính thức. Người có phải đóng $7.99/tháng cho dịch vụ này.

Đến ngày 11 Tháng Mười Một, ứng dụng Twitter trên iPhone không còn hiện lựa chọn đăng ký dịch vụ này.


Việc nhanh chóng tạm dừng Blue Twitter cho thấy, ít nhất đến thời điểm hiện tại, kế hoạch tạo thêm nguồn doanh thu cho công ty của CEO Elon Musk không hoạt động như kỳ vọng.
Image
Elon Musk – ông chủ mới của Twitter, chỉ nắm giữ được vài ngày đã định phá sản.. (ảnh: Maja Hitij/Getty Images)

Dịch vụ trả phí tạo điều kiện cho người dùng lập tài khoản mạo danh người khác, khiến thông tin trên nền tảng này càng trở nên hỗn loạn. Một nhân viên kinh doanh của Twitter cho biết công ty quyết định rút lại dịch vụ xác minh Blue để đối phó với tình trạng mạo danh. Theo CNBC. Chỉ mất $7.99, những kẻ muốn mạo danh có thể trở thành bất kỳ ai, từ các thương hiệu lớn, chính trị gia và người nổi tiếng để đăng tải những thông điệp với nội dung bất lợi hoặc phá bĩnh.

Việc nền tảng đưa ra nhiều sự thay đổi tạo ra vấn đề lớn đối với các nhà quảng cáo và một số đã tạm dừng chi tiêu tiếp thị trên mạng xã hội Musk vừa thâu tóm. Thêm vào đó, một số người dùng trả tiền cho dịch vụ này cho biết dấu kiểm xanh lam biến mất khỏi tài khoản của họ.

Hành động rút lại dịch vụ thu phí xác thực diễn ra vào thời điểm Alex Spiro, luật sư của công ty và Musk đang nỗ lực trấn an nhân viên, nhà quảng cáo và cơ quan chức năng rằng họ sẽ tuân thủ các quy định của Uỷ ban thương mại Mỹ (FTC).

Gần đây, tỷ phú cho thôi việc một nửa nhân viên Twitter và giới thiệu hàng loạt thay đổi cho nền tảng. Trong bài phát biểu đầu tiên với nhân viên Twitter kể từ khi mua lại mạng xã hội, Elon Musk cho rằng phá sản là một khả năng. Tối 9 Tháng Mười Một, Musk cũng gửi email cảnh báo “thời kỳ khó khăn phía trước” đến nhân viên. Ông chấm dứt chính sách làm việc từ xa trừ khi đích thân phê duyệt cho từng trường hợp.
Image
Trụ sở chính của Twitter ở San Francisco, California. Twitter Inc được cho là bắt đầu sa thải nhân viên khi ông chủ mới Elon Musk đang tìm cách cắt giảm khoảng một nửa lực lượng lao động của công ty. (ảnh: David Odisho / Getty Images)

Theo nguồn tin của Bloomberg, Yoel Roth và Robin Wheeler – hai lãnh đạo Twitter, xin nghỉ việc từ ngày 10 Tháng Mười Một.

Ngày 10 Tháng Mười Một, gói Twitter Blue chính thức mở bán. Theo The Verge, cũng trong ngày này, Giám đốc quyền riêng tư Damien Kieran, Giám đốc An toàn thông tin Lea Kissner, Giám đốc Tuân thủ Marianne Fogarty đều nộp đơn nghỉ việc.

Trên Slack, kênh liên lạc giữa các nhân viên Twitter, một luật sư trong bộ phận quyền riêng tư viết: “Elon cho thấy ưu tiên duy nhất của ông ấy là kiếm tiền từ người dùng. Tôi không tin ông ta quan tâm đến các nhà hoạt động nhân quyền, những người bất đồng ý kiến, người dùng tại các khu vực không thể kiếm tiền và tất cả những người dùng khác đã biến Twitter thành quảng trường mà các bạn dày công xây dựng và yêu mến”.

hoangphong
Posts: 413
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by hoangphong »

9 quốc gia an toàn nhất cho người Mỹ về hưu
November 20, 2022

WASHINGTON, DC (NV) – Theo khảo sát của Aegon Retirement Readiness Survey năm 2021, về nghỉ hưu ở ngoại quốc là mơ ước của 12% người dân Mỹ.

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này, người nghỉ hưu phải tính toán chu đáo chi phí sinh sống và đặt sự an toàn và ổn định làm ưu tiên hàng đầu.
Image
Thành phố Vancouver, Canada. (Hình minh họa: Bruce Bennett/Getty Images)
Để giúp mọi người cân nhắc tìm nơi nghỉ hưu an toàn với chi phí sống dưới $2,000/tháng, trang thông tin về tài chánh cá nhân GOBankingRates phân tích dữ liệu của Viện Kinh Tế và Hòa Bình (IEP) và trang LivingCost.org để tìm ra chín quốc gia an toàn nhất cho người nghỉ hưu.

Ireland

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,974.

Quốc gia này có phong cảnh hùng vĩ và giàu văn hóa, truyền thống.

Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ chính thức của Ireland, nên mọi người không phải lo lắng về rào cản ngôn ngữ.


Một ưu điểm nữa là nền kinh tế và chính trị của Ireland rất ổn định.

Canada

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,832.

Canada là nơi nghỉ hưu lý tưởng cho người Mỹ, vì họ có thể dễ dàng đi thăm bạn bè và người thân.

Giống những quốc gia khác trong danh sách, Canada rất thiên thiện và an toàn, với môi trường kinh tế và chính trị vững chắc, cùng hệ thống y tế công tiên tiến.

New Zealand

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,669

Quốc gia hàng đầu cho những người nghỉ hưu có niềm đam mê với cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

Chất lượng cuộc sống tại đây rất tốt, và người dân cũng rất thân thiện và hạnh phúc.


Hệ thống y tế công cộng của New Zealand cũng rất phát triển.

Đan Mạch

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,665

Hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân của Đan Mạch giúp giảm thiểu chi phí sinh sống.

Chất lượng cuộc sống, độ bền vững về kinh tế và chính trị tại Đan Mạch rất xuất sắc.

Người nghỉ hưu cũng tiết kiệm kiệm được chi phí mua và bảo trì xe hơi do phương tiện công cộng tại đây rất phổ biến và tiện lợi.

Áo

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,467

Với chi phí sinh hoạt thấp và bề sâu lịch sử, văn hóa, nước Áo là một nơi lý tưởng, đặc biệt là với những người có ước mơ tham quan dãy núi Alps.

Nhật Bản

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,171

Nhật Bản có nền kinh tế bền vững và hệ thống y tế công tốt hơn trung bình, với chi phí sinh hoạt trung bình hàng tháng khá rẻ.

Nhờ vào hệ thống phương tiện công cộng tân tiến, mọi người không cần phải mua xe hơi.

Slovenia

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,059

Nằm ở khu vực Trung Âu với dân số chỉ 2.1 triệu người, Slovenia lệ thuộc vào ngành du lịch để phát triển.

Người nghỉ hưu có thể gặp vấn đề về giao tiếp vì tiếng Anh chỉ được xem là ngôn ngữ ngoại quốc tại Slovenia.

Cộng Hòa Czech

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $1,007

Người ngoại quốc không phải lo lắng nhiều về vấn đề ngôn ngữ tại Cộng Hòa Czech vì tiếng Anh là một ngôn ngữ rất phổ biến với giới trẻ nơi đây, đặc biệt là tại khu Prague.

Quốc gia này có cả dịch vụ y chăm sóc sức khỏe công và tư miễn phí.


Tuy nhiên, dịch vụ y tế công miễn phí chỉ dành cho dân thường trú.

Bồ Đào Nha

Chi phí sinh hoạt hàng tháng năm 2022: $977

Chi phí sinh hoạt dưới $1,000 mỗi tháng là khiến Bồ Đào Nha trở thành một lựa chọn hấp dẫn.

Quốc gia này có khí hậu ôn hòa và nền văn hóa thân thiện, thích hợp cho người ngoại quốc.

Tuy quốc gia này có hệ thống y tế công cộng, người nghỉ hưu ngoại quốc phải mua bảo hiểm y tế tư nhân trong vài năm đầu tiên cho đến khi họ trở thành dân thường trú. (AXT) [kn]

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by bichphuong »

Image

Một bài viết đã lâu nhưng khi đọc lại vẫn cho con tim chúng ta nhiều dạt dào cảm xúc ....

Xin Cám Ơn Cuộc Ðời

Thứ Năm ngày mai sẽ là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng mời đọc bài viết dặc biệt cho mùa lễ tạ ơn năm nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’, hiện là cư dân Westminster, Orange County. Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa đề "Xin Cám Ơn Cuộc Ðời" kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thuờng, bắt đầu từ cái bình thuờng nhất: "Chỉ với một nụ cuời..." Tựa đề mới đuợc đặt lại theo tinh thần bài viết.

***
Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ On, tôi thầm nghĩ, "Dân ngoại quốc sao mà... "quởn" quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng để nguời ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà..."

Năm đầu tiên đặt chân dến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó đuợc nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình.

Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu đuợc ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.

Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Duợc Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi nguời làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cuời trên môi.

Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn muời mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thuờng ráng cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy nguời làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà duỡng lão.

Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm truớc ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cuời với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền di.
Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:

Dear Thanh,
My name is Josephine Smiley, but life does not "smile" to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say "Thank you", Thanh.
Thank you, very much, for your smile...


Rồi bà ôm tôi và bà chảy nuớc mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình uớt, nghe cổ họng mình nghẹn... Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cuời, mà tôi đã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực để sống còn.

Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghia cao quý của ngày lễ Thanksgiving.
Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc truớc khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ đến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ làm tròn uớc nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nuớc mắt ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy:

My dear Thanh,
I am thinking of you until the last minute of my life.
I miss you, and I miss your smile...
I love you, my "daughter


Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm dó, không sao tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, nguời "Mẹ American" đã gọi tôi bằng tiếng "my daughter"...

Truớc mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy đó.

Mãi cho đến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của nguời bệnh nhân này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi đã "cảm" được ý nghĩa thật sự của ngày lễ đặc biệt này.

Thông thường thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt. Mọi nguời đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào dó, đem tặng cho nguời mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn. Theo phong tục bao đời nay, thì trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn là món gà tây (turkey).

Từ mấy tuần truớc ngày Lễ TẠ ƠN, hầu như chợ nào cũng bày bán đầy những con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có... Cứ mỗi mùa Lễ Tạ Ơn, có cả trăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi người ăn nhậu.

Nguời Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thuờng làm món gà ta, "gà đi bộ." Ngày xưa tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia đình, nhưng từ ngày biết Ðạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từ vài tuần truớc ngày lễ, hễ tôi làm được việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi huớng công đức cho tất cả những con gà, tây hay ta, cùng tất cả những con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng thoát khỏi kiếp súc sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp và an lành hơn.

Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm dến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công việc để có thể tham gia vào những buổi "Free meals" tổ chức bởi các Hội Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những nguời không nhà. Có đến với những bữa cơm như thế này, tôi mới thấy thương cho những nguời dân Mỹ nghèo đói, Mỹ trắng có, Mỹ đen có, nguời da vàng cũng có, và có cả nguời Việt Nam mình nữa. Họ đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều nguời không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp...để chờ dến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua đêm.

Ở nơi đâu trên trái đất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều nguời đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta..
Nếu nói về hai chữ "TẠ ƠN" với những nguời mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời này mà không từng mang ơn một hay nhiều nguời khác. Chúng ta được sinh ra làm nguời, đã là một ơn sủng của Thuợng Ðế. Như tôi đây, có đuợc ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy...

Cám ơn quê hương tôi - Việt Nam, với 2 mùa mưa nắng, với những nguời dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi - nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu. Quê huong tôi, là nỗi nhớ, niềm thương của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ lạ quê nguời...

Cám ơn Mẹ, dã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày truởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn di, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua...

Cám ơn Ba, đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên nguời. Cám ơn Ba, về những năm tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng miếng cơm manh áo, về những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học....

Cám ơn các Thầy Cô, đã dạy dỗ con nên nguời, đã truyền cho con biết bao kiến thức để con trở thành một nguời hữu dụng cho đất nuớc, xã hội...

Cám ơn các chị, các em tôi, đã sẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê nguời, đã chia vui, động viên những lúc tôi thành công, đã nâng đỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp ngã hay thất bại...
Cám ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm - buồn vui - những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua đuợc. Nếu không có các bạn, thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì để mà luu luyến cả...

Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xua, đã "nuôi" tôi cả mấy năm trời Ðại học, bằng những lon "gigo" cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nhỏ hay những ly trà đá ở căn-tin ngày nào.

Cám on các bệnh nhân của tôi, đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái đau của bệnh tật...

Cám ơn các ông chủ, bà chủ của tôi, đã cho tôi biết giá trị của đồng tiền,để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc...

Cám ơn những người tình, cả những nguời từng bỏ ra đi, đã giúp tôi biết đuợc cảm nhận được thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là đau khổ, chia ly.

Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây thơ thẩn nhất, để quên di chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương...

Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, để nhận ra cuộc sống này là vô thuờng... để từ đó bớt dần "cái tôi" - cái ngạo mạn của ngày nào...
Xin cám on tất cả... những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:

" Trăm năm trước thì ta chưa gặp,
Trăm năm sau biết gặp lại không?
Cuộc đời sắc sắc không không,
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau..."


Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn dến, tôi lại đi mua những tấm thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những nguời thân thương, và những nguời đã từng giúp đỡ tôi. Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thuong yêu của mình, bằng một hành dộng gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói "Con thương Mẹ", hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải được cho đi, và phải đuợc đón nhận, bởi lỡ mai này, những nguời thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?

Xin cho tôi đuợc một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này...

Hoàng Thanh

muoiot
Posts: 100
Joined: Sat Sep 19, 2009 6:52 pm

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by muoiot »

Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ : Tiếng Việt Sài Gòn Cũ

Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v... Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.

Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 75, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực. Nguời dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v...dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.

Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 75 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ "quản lý" là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: "Anh xin quản lý đời em". Hoặc từ "chế độ" cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như "chế độ dân chủ". Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như "chế độ xem", "chế độ bao cấp". Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản - giản đơn; bảo đảm - đảm bảo; dãi dầu - dầu dãi; vùi dập - dập vùi. v.v...

Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là "tiếng Việt toàn dân". Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.

Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức(hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng đăng ký, tham quan. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như:sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v...

Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc. Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.

Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.
Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.
Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là "chữ của Việt Cộng" và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ "cộng sản" nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.

Trong cuốn DVD chủ đề 30 năm viễn xứ của Thúy Nga Paris, chúng ta được xem nhiều hình ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như linh mục, thượng tọa, ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong. "Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt" (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)

Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi: "Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 75 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết."

Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!

Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:
Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.

Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:
Trong nước:
Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy
Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: "Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu.
(http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/09/3B9EDF89/)
Ngoài nước:
Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga
Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện.
(http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...p?a=48362&z=75)

Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng...
Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.
Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng Anh sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này. (http://i12.photobucket.com/albums/a2...hualuonJPG.jpg)

Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!

Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự giao lưu văn hoá đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.

Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay!

Trịnh Thanh Thủy

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by bichphuong »

Người tiểu đường nên ăn bao nhiêu cơm để an toàn?
Tường Vy
30 tháng 11, 2022

Image
Minh họa: Unsplash

Hầu hết bệnh nhân tiểu đường rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về lượng tinh bột, còn gọi là carbohydrate (carbs) họ bối rối liệu họ có thể ăn những thứ mà họ đã quen thuộc như cơm hay không.

Tuy nhiên, thực sự bệnh nhân tiểu đường vẫn cần carbs, nhưng chất lượng và số lượng của chúng cần được theo dõi, tốt nhất là nên chọn carbs phức hợp vì cần nhiều thời gian để phân hủy thành đường và ngăn ngừa biến động đường huyết.

Tiến sĩ Gandhi, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và chế độ ăn kiêng, Bệnh viện Fortis Mohali (Ấn Độ), cho biết: Đối với người tiểu đường, lượng carbs chỉ nên chiếm 40-45% tổng số calories trong ngày.


Vậy bệnh nhân tiểu đường nên ăn bao nhiêu cơm?
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Ấn Độ, một khẩu phần carbs an toàn cho người bệnh tiểu đường là 30g gạo hoặc sản phẩm làm từ ngũ cốc, tiến sĩ Gandhi giải thích, theo Indian Express.

Tổng lượng carbs hoặc calories mà một người có thể hấp thụ trong cả ngày tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng, mức độ tập thể dục và liều lượng thuốc của từng người, tiến sĩ Gandhi nói.

Tiến sĩ Gandhi cho biết, bác sĩ có thể tìm ra lượng carbs phù hợp mà từng người bệnh có thể tiêu thụ để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường, điều này có thể thực hiện được bằng cách ăn các khẩu phần nhỏ carbs đều đặn.
Image
Minh họa: Unsplash

Theo tiến sĩ Gandhi, người mắc bệnh tiểu đường không nên tránh hoàn toàn carbs. Mà cần để ý đến chất lượng và số lượng của carbs.

Nên chọn các loại carbs phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây và rau quả. Đồng thời tránh các loại carbs đơn như đường, khoai tây, chuối, nước trái cây và thực phẩm chế biến sẵn.

Người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ lượng carbs trong giới hạn an toàn và chọn dạng carbs phức hợp, bởi vì đường được tạo ra khi tiêu hóa carbs làm tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. 30g gạo cung cấp 20g carbs.

Vì vậy, 30g gạo – tương đương với hơn 1/3 chén cơm được tính là một khẩu phần carbs an toàn cho người bệnh tiểu đường, tiến sĩ Gandhi giải thích, theo Indian Express.

Tốt nhất nên ăn cơm với nhiều rau, đậu và kết hợp một phần cơm với đậu làm tăng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn. Cơm có thể thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì nguyên hạt.

Ngoài ra, cần chú ý đến món tráng miệng, nên tránh nước ngọt, bánh ngọt vì sẽ chuyển hóa thành đường nhanh hơn.

(Theo Indian Express)

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by muanuadem »

Im lặng là vàng
Gia Khang dịch


Image
(Minh họa: Nicollazzi Xiong/Pexels)

Thế giới của chúng ta luôn được lấp đầy từ các tiếng ồn và âm thanh xung quanh, khiến nhiều người trong số chúng ta không có được sự yên tĩnh. Theo các bằng chứng khoa học từng được nghiên cứu lâu năm, điều này không tốt đối với sức khỏe và tinh thần của con người.

Các nhà nghiên cứu đều xác nhận rằng, thời gian dành cho im lặng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù vắng mặt âm thanh có thể tạo sự trống rỗng, cô đơn và hiu quạnh, nhưng bạn sẽ nhận thấy rằng việc giảm bớt tiếng ồn mang lại nhiều điều đáng ngạc nhiên cho cơ thể, đặc biệt là cho tâm trí và tinh thần.

Dưới đây là những lợi ích khi bạn im lặng, tìm kiếm một khoảng không không tiếng ồn, âm thanh, giúp đầu óc thư giãn hơn, đỡ căng thẳng, áp lực hơn, và tốt cho sức khỏe, theo trang mạng Healthline.


1. Giúp giảm huyết áp

Huyết áp cao thường được gọi là kẻ giết người “thầm lặng.” Một nghiên cứu được thực hiện năm 2006 cho thấy khoảng thời gian 2 phút im lặng sau khi nghe nhạc có thể làm giảm đáng kể nhịp tim và huyết áp của chúng ta. Ngay cả khi so sánh với âm nhạc chậm rãi, thư giãn, sự im lặng cũng có tác động tích cực với sức khỏe tim mạch.

Một cuộc nghiên cứu khác thực hiện hồi năm 2003 liên quan đến việc môi trường ồn ào kinh niên có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, đồng thời khiến tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn.

2. Cải thiện chứng mất ngủ

Hầu hết chúng ta cần một môi trường yên tĩnh cho giấc ngủ. Trên thực tế, sự căng thẳng của tiếng ồn bên ngoài có thể làm gián đoạn việc nghỉ ngơi vào ban đêm ở mức độ tương tự như chứng rối loạn giấc ngủ.

Thực hành yên lặng vào các thời điểm trong ngày có thể giúp bạn nghỉ ngơi tốt hơn vào ban đêm. Im lặng và những khoảng thời gian bình tĩnh kích thích sự phát triển của não và giảm căng thẳng, từ đó có thể mang lại cảm giác hạnh phúc cao hơn, vì sau đó mọi người có thể cảm thấy thư giãn hơn. Khi điều này xảy ra, phẩm chất giấc ngủ được cải thiện.

3. Kích thích sự sáng tạo

Thanh tẩy đầu óc bằng một khoảng lặng dài có thể là chìa khóa để tăng khả năng sáng tạo. Mặc dù nghiên cứu lâm sàng về mối quan hệ chính xác giữa sự im lặng và sự sáng tạo còn rất ít, nhưng nhiều chuyên gia đã đề cập về lợi ích của thời gian ngừng hoạt động trí óc để mang lại kết quả sáng tạo tốt hơn. Khoảng thời gian ngừng hoạt động được phát hiện có thể giúp tăng năng lực và cải thiện khả năng giải quyết vấn đề.


“Học cách tiêu hóa những suy nghĩ tiêu cực lẫn tích cực trong đầu sẽ làm cho tâm trí yên tĩnh, tạo điều kiện cho sáng tạo và hành động đầy cảm hứng,” chuyên gia Supriya Blair chia sẻ.

4. Kích thích sự phát triển của não

Để tâm trí tĩnh lặng có thể dẫn đến một bộ não khỏe mạnh hơn. Một nghiên cứu trên động vật được các nhà khoa học của Viện Springer thực hiện hồi năm 2013 phát hiện ra rằng chỉ 2 giờ im lặng có thể kích thích sự phát triển của các tế bào mới trong vùng hippocampus ở chuột, vùng não liên quan đến trí nhớ và cảm xúc. Mặc dù điều này không nhất thiết có nghĩa là con người sẽ trải qua những tác động tương tự, nhưng điều này rất hấp dẫn để nghiên cứu thêm.
Image
(Minh họa: Karolina Grabowska/Pexels)
5. Cải thiện sự tập trung

Sự tĩnh lặng của thính giác giúp chúng ta tập trung. Trong một nghiên cứu năm 2021, những người làm việc trong im lặng có mức độ căng thẳng thấp nhất và sự tập trung tăng cao so với những người luôn bị tiếng ồn và âm thanh xung quanh làm phiền.

“Tập trung vào một việc tại một thời điểm với sự chú ý hoàn toàn có thể giúp thúc đẩy hiệu quả và sự bình tĩnh giữa các hoạt động,” chuyên gia tâm lý Supriya Blair cuộc sống được diễn ra theo trật tự. Khi tập trung vào một thứ tại một thời điểm, chúng ta không bị phân tán. Chính sự chú ý và năng lượng được liên kết với nhau.”

6. Xoa dịu việc liên tục suy nghĩ

Việc liên tục suy nghĩ là một dấu hiệu của sự lo lắng. Dù sự im lặng có vẻ giống như một không gian rộng mở để lấp đầy những luồng suy nghĩ, nhưng điều này không nhất thiết phải như vậy. Thay vào đó, sự im lặng có thể cho phép mang lại tĩnh lặng cho tinh thần.

Chuyên gia Supriya Blair cho biết, học cách trở nên yên lặng giúp chúng ta kiềm chế việc tiêu hao năng lượng không cần thiết, đồng thời sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng một cách nhanh nhất nhưng êm đềm nhất.

“Khi im lặng, bạn có thể sống chậm lại, dành thời gian để quan sát mọi thứ xung quanh mình, cảm thấy biết ơn vì cuộc sống,” chuyên gia tâm lý Audrey Hamilton ở Viện tâm lý học Boars Hill tại Anh cho hay.

7. Giảm hormone cortisol gây căng thẳng

Nghiên cứu tương tự về ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sự tập trung cũng cho thấy rằng những người làm việc với tiếng ồn mạnh và lâu có mức độ hormone căng thẳng cortisol cao hơn.

Tiến sĩ Martine Prunty cho biết sự tích tụ của tiếng ồn khó chịu dễ dẫn đến căng thẳng tinh thần và giải phóng quá mức cortisol. Khi trở nên vượt mức, điều này có thể dẫn đến tăng cân, cảm giác choáng ngợp đáng kể, khó ngủ và các bệnh mãn tính khác.

Nói tóm lại, khi bạn im lặng, bạn ngồi lại với khoảnh khắc hiện tại. Mặc dù bạn có thể cảm thấy thôi thúc làm một hoạt động khác, trò chuyện hoặc nghe nhạc, nhưng bạn có thể chọn ở lại với sự im lặng một cách có ý thức. Điều này cho phép những suy nghĩ lắng đọng và cơ thể trở lại trạng thái phó giao cảm.

Im lặng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chưa kể cảm giác thoải mái và yên bình hơn. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói “Im lặng là vàng.” Với một chút thực hành, im lặng có thể trở thành một phần nuôi dưỡng cuộc sống của bạn tốt hơn và bình yên hơn.

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by mexanh »

Mở rượu vang không cần dùng đến đồ khui
Duy Lê

Image
(minh họa: Unsplash)

Chuẩn bị bữa tiệc với những chai rượu vang, nhưng nếu có rượu mà không có sẵn đồ khui thì sao? Đừng lo, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Có nhiều cách để mở một chai rượu vang mà không cần đụng đến nút. Trong đó có một số cách rất thú vị, mà bạn cũng nên thử xem sao.

Dùng máy khoan điện

Sử dụng máy khoan điện giống như sử dụng vít và búa, cách này có lẽ thú vị hơn và dễ sử dụng hơn. Bạn có thể dùng máy khoan để vặn vít vào nút bấc rồi rút ra.
Image

Mở nút chai bằng giầy

Để lấy nút chai rượu ra, bạn chỉ cần cho chai rượu vào chiếc giầy rồi đập mạnh vô tường nhiều lần. Nếu rượu vang có bọt thì nút chai dễ bật ra nhất vì bong bóng sẽ khiến rượu nở ra và làm bật nút chai.
Image
Dùng lửa

Bạn có thể dùng bật lửa để làm nóng không khí gần cổ chai, bên ngoài chai rượu, điều này sẽ khiến không khí làm nút bật ra. Bạn nên làm điều này ở ngoài sân để tránh nguy hiểm.
Image
Mở nút chai bằng máy ép tóc

Nếu có máy ép tóc, bạn có thể dùng nó để hơ cổ chai, làm lỏng nút chai. Chỉ cần di chuyển máy ép tóc qua lại, lên xuống và cố gắng tạo ra càng nhiều nhiệt dưới nút bấc càng tốt.

Có thể mất một lúc, nhưng cuối cùng nút cũng sẽ bung ra.
Image
Dùng chìa khóa mở nút chai

Để mở một chai rượu vang, bạn có thể dùng một chiếc chìa khóa, nhấn vô nút rồi nghiêng một góc, sau đó xoay chìa khóa, giữ chặt chai. Xoay một hồi, bạn có thể kéo nút ra khỏi cổ chai.
Image Dùng dao

Nếu muốn mở nút bấc ra khỏi chai, bạn có thể dùng dao ấn vào nút, ngọ nguậy cho nút lỏng, kéo nút ra.
Image (ảnh chụp qua video Lifehacker)

hoangphong
Posts: 413
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by hoangphong »

Bi kịch ‘chết vì làm việc quá sức’
Đơn Dương
27 tháng 12, 2022

Image
Kiệt sức. (minh họa: Unsplash)
Ở Nhật Bản và Hàn Quốc có hai từ “karoshi” và “gwarosa” đều mang ý nghĩa “chết vì làm việc quá sức” – hiện tượng gây ra nhiều bị kịch trong xã hội đương đại.
“Karoshi”

Những trang cuối trong nhật ký của giáo viên Yoshio Kudo, người đã chết vì làm việc quá sức, đều than thở về giờ giấc làm việc. Thầy giáo cấp hai nói rõ sự mệt mỏi vì những ngày làm việc dài đằng đẵng, từ sáng sớm cho đến gần nửa đêm, không có thời gian nghỉ ngơi.

Ở Nhật Bản, giáo viên có số giờ làm việc dài nhất thế giới, họ phải gánh vác nhiều nhiệm vụ, từ dọn vệ sinh tới giám sát học sinh ở các câu lạc bộ sau giờ học. Vì thế, thầy giáo Kudo không phải ngoại lệ.


Theo khảo sát năm 2018 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), giáo viên trung học ở Nhật Bản làm việc 56 giờ một tuần, so với mức trung bình 38 giờ ở đa số các nước phát triển. Con số này vẫn chưa tính đến thời gian làm overtime (làm quá giờ quy định). Một cuộc thăm dò do tổ chức tư vấn hợp tác với công đoàn cho thấy giáo viên Nhật Bản làm thêm trung bình 123 giờ mỗi tháng, khiến khối lượng công việc hàng tuần của họ vượt xa con số 80 giờ, ngưỡng “karoshi” – chết vì làm việc quá sức.

Chính quyền Nhật Bản đang thực hiện một số bước cải cách như thuê thêm giáo viên bên ngoài và số hóa nhiệm vụ. Dữ liệu của Bộ Giáo dục Nhật Bản cho thấy số giờ làm thêm đang giảm, nhưng các chuyên gia nhận định có rất ít thay đổi về cơ bản. Từ công việc giấy tờ cho tới nhiệm vụ như phát bữa trưa, hướng dẫn học sinh dọn vệ sinh, giám sát học sinh đi học và về nhà, giáo viên Nhật Bản “đang trở thành người vạn năng”, theo Masatoshi Senoo, cố vấn quản lý trường học.
Image
(minh họa: Unsplash)
“Được chỉ định làm giáo viên giám sát chính của một câu lạc bộ, nghĩa là bạn sẽ không biết ‘weekend’ là gì nữa,” Takeshi Nishimoto, 34 tuổi, giáo viên lịch sử một trường cấp ba ở Osaka, nói. Hồi Tháng Sáu, Nishimoto thắng kiện đòi bồi thường căng thẳng do làm việc quá sức. Anh đệ đơn kiện sau khi bị suy nhược thần kinh khi được chỉ định làm người giám sát câu lạc bộ bóng bầu dục và làm việc ngoài giờ 144 tiếng một tháng.

Giới giáo viên Nhật Bản cho biết họ đã tới điểm cực hạn. Một số người cố gắng thay đổi vấn đề này bằng các vụ kiện. Năm nay, đảng cầm quyền Nhật Bản thành lập một nhóm chuyên trách để nghiên cứu. Nhưng mọi chuyện quá muộn với Kudo, người qua đời vì xuất huyết não, khi mới 40 tuổi. Theo điều tra của báo Minichi, từ năm 2006 tới 2016, có 63 giáo viên trường công chết vì làm việc quá sức. Nhưng ông Kudo không được công nhận chết vì “karoshi” do thiếu hồ sơ về số giờ làm việc. Vợ ông, và Sachiko từng là giáo viên, bây giờ, đang đứng đầu một nhóm chống “karoshi” ở miền trung Nhật Bản. “Tôi cảm thấy đang cùng chồng đấu tranh để thực hiện di nguyện của anh ấy, thay đổi thói quen làm việc của giáo viên,” bà tâm sự.

“Gwarosa”

Chae Soo-hong làm việc cho một đơn vị cung cấp thực phẩm chuyên về jangjorim – món thịt heo Hàn Quốc nấu trong nước tương nổi tiếng. Nhiệm vụ của anh là bảo đảm quy trình sản xuất đúng tiêu chuẩn và đúng thời hạn. Trong tuần, anh tới các nhà máy thuộc công ty và giám sát sản xuất. Các ngày thứ bảy, anh tới văn phòng làm công việc hành chính. Ngay cả khi đã về nhà, công việc vẫn chưa kết thúc, anh thường xuyên dành thời gian buổi tối gọi điện hỏi han công nhân nhà máy. Đa số họ là lao động nhập cư người nước ngoài cần giúp đỡ để thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc. Công việc ngày càng chồng chất, Chae càng phải làm nhiều hơn, mệt mỏi tới mức hầu hết thời gian ở nhà của anh dành để ngủ. Chae qua đời vào một tối Thứ Bảy cách đây năm năm.


Đồng nghiệp của Chae tìm thấy anh đột quỵ ở văn phòng. Tới giờ, nguyên nhân anh đột quỵ vẫn chưa thể xác định. Chae chỉ là một trong số hàng trăm người chết vì làm việc quá sức, gọi là “gwarosa”, ở Hàn Quốc.

Làm quá giờ, quá sức và không kêu ca, trở thành văn hóa công sở tại Hàn Quốc, khiến người ta coi là điều hiển nhiên, như trường hợp của Chae Soo-hong. Chính phủ Hàn Quốc ra quy định giảm số giờ làm việc tối đa từ 68/tuần xuống 40/tuần và số giờ làm thêm không quá 12.

Nhưng nỗi đau của những gia đình phải trả giá vì có người thân chết do “gwarosa” vẫn tiếp diễn, cùng với cuộc chiến đòi bồi thường hết sức vất vả. Cơ quan Bồi thường và Phúc lợi Lao động Hàn Quốc (COMWEL), một đơn vị chính phủ, yêu cầu gia đình Chae chứng minh anh chết khi đang làm việc. Nhưng điều này rất khó, vì anh thường rời nhà vào 7 giờ sáng, và trở về khi trời tối mịt, 10 giờ đêm, nhưng trong hợp đồng lao động không ghi rõ thời gian làm việc.

Trong khi Hàn Quốc không có luật riêng cho các trường hợp “gwarosa”, COMWEL lại quy định những ca tử vong do đột quỵ hoặc đau tim vì làm việc quá 60 giờ một tuần liên tục trong ba tháng đủ điều kiện nhận bồi thường. Số tiền bồi thường từ quỹ của COMWEL có thể giúp các gia đình mất đi trụ cột kinh tế tiếp tục cuộc sống. Dù không có bằng chứng việc chồng làm thêm giờ vào Thứ Bảy, nhưng gia đình anh vẫn chứng minh được, Chae chết vì làm việc hơn 180 giờ một tuần. Đó là một trong số ít trường hợp may mắn đủ điều kiện để đòi bồi thường từ COMWEL.
Image
(minh họa: Unsplash)
Một tháng sau khi Chae qua đời, một nhóm người trong đó có vợ của Chae tập trung tại một phòng học nhỏ gần Noryangjin, cạnh chợ cá lớn nhất Seoul. Họ có điểm chung là mất đi một thành viên trong gia đình, có thể là chồng hoặc bố, vì làm việc quá sức. Kang Min-jung là người sáng lập nhóm sau khi chú của cô, người nuôi nấng Kang từ nhỏ, chết vì “gwarosa”.

“Khi chú mất, tôi tự hỏi nguyên nhân. Tại sao ông phải làm việc nhiều như thế. Tôi quyết định sang Nhật Bản nghiên cứu về hiện tượng chết do làm việc quá sức,” Kang nói. Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu hiện tượng này từ những năm 1980. Khi quay về Hàn Quốc, Kang bắt đầu tổ chức họp mặt những gia đình có người thân chết vì làm việc kiệt sức. Việc này không dễ dàng, chỉ có ba người tới trong buổi gặp đầu tiên. Nhiều người Hàn Quốc không ý thức được tình trạng gwarosa, cũng như có thể nhận bồi thường theo luật lao động. Thiếu kiến thức về gwarosa xảy ra ở những người có nhiều nguy cơ chết vì làm việc nhất như Chae.

Trong số 36 quốc gia là thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), người lao động Hàn Quốc có số giờ làm việc trung bình một tuần nhiều thứ hai chỉ sau Mexico, nhiều hơn gần 50% so với Đức, nhưng hiệu quả lại thấp. Kim Woo-tark, luật sư chuyên về luật lao động, thường xuyên giúp đỡ các gia đình nộp đơn gửi COMWEL, nhận định văn hóa làm việc quá giờ ở Hàn Quốc hình thành sau Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953. “Vì Hàn Quốc phải nhanh chóng hồi phục sau Chiến tranh Triều Tiên, nên cả hệ thống xã hội phải thay đổi, ép mỗi người lao động phải làm việc nhiều hơn. Dần dần, nó trở thành một nét văn hóa, một phong tục,” Kim nói.

(theo AFP, CNN)

Post Reply