Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by mexanh »

Phải chia phần cho đều, Tổng Tô mới được yên
Trà My
12 tháng 9, 2024

Image
(Hình minh họa: Kayla Ng)

Vì sao nói quân đội và công an phải cân bằng quyền lực, thì Tổng Bí Thư Tô Lâm mới được yên?

Hiện nay, tranh chấp quyền lực giữa phe công an của Tổng Bí Thư Tô Lâm, với phần còn lại trong Đảng, mà phe quân đội đang là trung tâm, gây trở ngại lớn cho ông Tô Lâm khi muốn lật ngược thế cờ. Đây là một vấn đề thực sự nghiêm trọng.

Một câu hỏi đặt ra, vì sao, ở thời điểm hiện nay, Đảng cần cân bằng quyền lực giữa công an và quân đội, để chấm dứt xung đột kéo dài trong nội bộ Đảng.


Theo giới phân tích, lực lượng quân đội và công an là hai công cụ được Đảng hết sức coi trọng. Đây là tấm lá chắn bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước và người dân.

Trên thực tế, giữa quân đội và công an không thể tránh khỏi những tranh chấp về quyền lực. Bởi họ có những nhiệm vụ, chức năng chồng chéo, và đặc biệt, có sự cạnh tranh quyết liệt về ngân sách quốc gia, cũng như sức ảnh hưởng của mỗi bên trong Đảng.

Nếu không có gì thay đổi, theo kế hoạch, tại kỳ họp thường niên của Quốc Hội khóa 15, vào Tháng Mười 2024, sẽ bầu chủ tịch nước mới, thay cho ông Tô Lâm. Đây là lần thứ ba liên tiếp trong vòng chưa đầy hai năm, Đảng và nhà nước Việt Nam phải thay đổi nhân sự cho chiếc ghế Chủ tịch nước.

Chủ Tịch Nước Tô Lâm buộc phải tự nguyện rút lui khỏi chiếc ghế “nóng” này, trước áp lực trong nội bộ Đảng, đặc biệt là từ giới chức tướng lĩnh của phe quân đội.

Với lý do, các phe cánh đối thủ của ông Lâm không muốn để ông nắm quyền lực lãnh đạo tuyệt đối, theo mô hình nhất thể hoá. Điều này trái với nguyên tắc “lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách,” đã được duy trì từ năm 1986, sau khi Tổng Bí Thư Lê Duẩn qua đời.


Tuy nhiên, bản chất sâu xa của vấn đề, là có nhiều dấu hiệu cho thấy, trong tương lai không xa, Tổng Bí Thư Tô Lâm sẽ là một lãnh đạo chuyên quyền và độc tài. Với biện pháp sử dụng các hồ sơ, dữ liệu tình báo của Bộ Công An, ông Tô Lâm đã, đang và sẽ, sẵn sàng “đốn ngã” bất kỳ ai cản bước tiến của mình.

Trong giai đoạn hiện nay, ông Lâm đang gấp rút tạo ra một cơ cấu quyền lực mang tính gia đình trị.

Giới quan sát nhận định, nhân sự tân chủ tịch nước sẽ là một tướng lĩnh cấp cao từ quân đội. Điều này nhằm cân bằng quyền lực với phe công an, đồng thời, giải tỏa các lo ngại cho rằng, phe tướng lĩnh quân đội sẽ chặn đường tiến tới chiếc ghế tổng bí thư của ông Tô Lâm, trong Đại Hội 14, nhất là, khi những cá nhân đại diện cho quyền lợi của công an, ngày càng nắm giữ các chức vụ trọng yếu.

Thậm chí, có ý kiến “cực đoan” khẳng định, phe quân đội sẽ tìm mọi cách để “bẫy” ông Tô Lâm ra khỏi chiếc ghế tổng bí thư, trong các kỳ họp Trung Ương, khi bàn về công tác nhân sự cấp cao, vào cuối nhiệm kỳ Đại Hội 13.

Nếu xét về hệ thống tổ chức của Đảng, thì Bộ Chính Trị là cơ quan quyền lực cao nhất, chịu trách nhiệm điều hành Đảng giữa hai kỳ Đại Hội.

Tại thời điểm này, với cơ cấu Bộ Chính Trị có 15 ủy viên, trong đó, những người có gốc gác công an, gồm: Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Nguyễn Hòa Bình, Phan Đình Trạc, Nguyễn Văn Nên và Lương Tam Quang. Trong khi đó, phe quân đội chỉ có 4 ủy viên gồm: Lương Cường, Phan Văn Giang, Nguyễn Trọng Nghĩa và Nguyễn Xuân Thắng – chủ tịch hội đồng lý luận trung ương.

Điều này cho thấy, những người xuất thân từ công an đang nắm các vị trí quan trọng, và số lượng áp đảo, so với phe quân đội.

Đây cũng là nguyên nhân sâu xa, là nguồn cơn của mối bất hòa giữa hai thế lực chính trị quan trọng nhất trên chính trường Việt Nam. Đồng thời, cũng là lý do, gần đây có tin đồn đoán, phe tướng lĩnh quân đội đã đưa ra tuyên bố, quân đội sẽ phải là trung tâm quyền lực chính trị, chứ không phải là công an!

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by macco »

Image

Việt Nam trước viễn ảnh Donald Trump 2.0 hay Kamala Harris sẽ thế nào?
September 27, 20240467

Nhã Duy

Cali Today News – Việt Nam trước viễn ảnh Donald Trump 2.0 hay Kamala Harris sẽ thế nào?Khi Tô Lâm sang Mỹ, một điểm nhỏ trong trang phục của ông ta cùng hầu hết các thành viên phái đoàn là những chiếc cà-vạt màu tím đã đeo khi gặp gỡ Tổng Thống Joe Biden.

Trong chính trị Hoa Kỳ, màu tím biểu tượng cho tính lưỡng đảng và sự trung dung. Có thể nhận thấy đó là ngầm ý của Tô Lâm và phía Việt Nam, mong muốn được hợp tác cùng cả hai bên Cộng Hòa hay Dân Chủ, bất kể ai sẽ đắc cử tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đây.Tuy nhiên về phía Hoa Kỳ, việc Donald Trump hay bà Kamala Harris đắc cử tổng thống sẽ hoàn toàn khác biệt trong chính sách đối ngoại giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và cả khối Châu Á-Thái Bình Dương nói chung.

Tháng 1 năm 2017, ngay sau khi Donald Trump nhậm chức, một trong những chính sách đầu tiên là Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi thương ước Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà nội các cựu Tổng thống Barack Obama đã bỏ nhiều công sức thiết lập trong chiến lược chuyển trục tại Châu Á. Việc rút khỏi TPP hay huỷ bỏ nhiều hiệp ước quốc tế khác theo sau là một tiền lệ hiếm hoi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vì những hiệp ước và cam kết mang tính chiến lược lâu dài giữa Hoa Kỳ cùng thế giới, không phải là các cam kết mang tính giai đoạn của riêng cá nhân một đời tổng thống tiền nhiệm nào.Có thể nhắc lại TPP là thương ước bao gồm 12 quốc gia thành viên thuộc khối tư bản, ngoại trừ Việt Nam, quốc gia được xem là có lợi nhất trong nhóm này khi được gia nhập vào khối tự do mậu dịch cùng các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Úc…

Việt Nam sẽ được miễn giảm thuế quan xuất cảng, có triển vọng nhận được các khoản đầu tư ngoại quốc to lớn khác sẽ đổ vào, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân Việt Nam.TPP gạt bỏ Trung Quốc khỏi thương ước này với ý định và chiến lược rõ ràng: cô lập và làm suy yếu sự cạnh tranh cùng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, đồng thời tạo ảnh hưởng và quyền lực cho Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thông qua mậu dịch.Việc TPP bị hủy bỏ là một thiệt hại cho các quốc gia thành viên nhóm này, nhất là Việt Nam và tạo cơ hội cho Trung Quốc tái lập quyền lực của mình qua thương ước Đối tác Kinh tế Toàn diện trong Khu vực (RCEP) về sau. Theo số liệu từ Ủy ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ (ITC), GDP của các quốc gia thuộc TPP mất khoảng 18,600 tỉ đô la khi không còn Hoa Kỳ. Không có số liệu chính thức cho riêng từng quốc gia nhưng với Việt Nam, Mỹ là thị trường xuất cảng chủ yếu và quan trọng nhất, mức thiệt hại chắc chắn đã không nhỏ từ quyết định này của Donald Trump.Với chính sách chống lại toàn cầu hóa (anti-globalist) và đặt quyền lợi nước Mỹ lên trên hết (America first), nhiệm kỳ thứ nhì của Donald Trump 2.0 chắc chắn sẽ được tiếp tục với các chính sách mà ông ta từng theo đuổi và qua các tuyên bố trong các cuộc tranh cử hiện nay.

Donald Trump nhắm đến việc bảo hộ và thâm thủng mậu dịch, gia tăng thuế quan hàng nhập cảng, không riêng hàng hóa Trung Quốc mà cả từ Việt Nam cùng hầu hết các quốc gia khác. Donald Trump muốn thuyết phục người dân Mỹ là ông đặt quyền lợi nước Mỹ trên hết, dù các cuộc thương chiến dưới nhiệm kỳ của ông đã không mang lại các kết quả khả quan như mong đợi.Cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào năm 2018 đã phải đình chiến vào tháng Một năm 2020 vì Trung Quốc trả đũa bằng cách tăng thuế quan nhập cảng từ Mỹ, tìm mua các nguồn hàng thay thế từ các quốc gia khác, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng Mỹ.Các kinh tế gia đã chỉ ra rằng, các cuộc thương chiến chỉ cản trở sự phát triển nền kinh tế quốc gia và gia tăng gánh nặng lên người dân của chính quốc gia đó vì không có bất cứ quốc gia nào có thể vận hành độc lập hay có thể hoàn toàn thủ lợi trong các cuộc thương chiến.Đặt cân bằng mậu dịch là quan trọng, Donald Trump dựa trên vấn đề kinh tế cho quan hệ đối ngoại. Đó là các thỏa thuận song phương với từng quốc gia riêng rẽ và được tin là có lợi nhất cho nước Mỹ, thay vì mối quan hệ đồng minh chiến lược bao gồm cả chính trị, quân sự và các bên cùng có lợi. Các yêu cầu đóng góp hay trả tiền của Donald Trump với các đồng minh lâu đời như khối NATO hay Nhật Bản, Nam Hàn… đã cho thấy điều này. Nội các Trump từng đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ để làm áp lực giao thương và tăng thuế quan nhập cảng.Ngược lại, nếu Trung Quốc đồng ý các thỏa thuận thương mại, dù ở bề mặt, Trung Quốc vẫn có thể trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ dưới thời Trump.

Về phía nhà cầm quyền Việt Nam, việc Donald Trump đắc cử sẽ giúp họ giảm đi các áp lực về chính trị xã hội, các yêu cầu nhân quyền và dân chủ đính kèm để được giao dịch thương mại với Hoa Kỳ.Còn nếu bà Kamala Harris đắc cử tổng thống, quan hệ đối ngoại với vùng Châu Á-Thái Bình Dương hoàn toàn khác biệt với Donald Trump 2.0 nêu trên.Bà Harris và ban tranh cử của bà chưa công bố chính thức về mối quan hệ đối ngoại tại Châu Á nhưng qua các chuyến công du và tuyên bố của bà khi đến Châu Á, và cả Việt Nam trong vai trò một phó tổng thống trước đây cùng các nền tảng chính sách chung, người ta có thể thấy được là bà sẽ tiếp tục chính sách các đời tổng thống Dân Chủ tiền nhiệm hoặc không quá khác biệt.Nếu vậy, bà Kamala Harris sẽ tái lập mối quan hệ đồng minh, cô lập và làm giảm quyền lực cùng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Châu Á và trên thế giới, mở rộng mậu dịch với các quốc gia qua chủ trương toàn cầu hóa và các bên cùng có lợi, gia tăng quyền lực lẫn ảnh hưởng chiến lược của Hoa Kỳ thông qua các mối quan hệ đa phương.Việt Nam đã từng nhận được các giúp đỡ, viện trợ về y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật trong nhiệm kỳ Joe Biden, như đã từng nhận được lô viện trợ vaccine Covid quý giá trong đại dịch, điều mà Donald Trump từng cương quyết từ chối tham gia chương trình nhân đạo này.
Các trợ giúp này có nhiều khả năng sẽ được tiếp tục trong chiến lược sử dụng quyền lực mềm của Hoa Kỳ nói chung hay nhiệm kỳ bà Kamala Harris.Tuy nhiên, trái với Donald Trump 2.0 chỉ chú trọng việc đáp ứng các yêu cầu mậu dịch, Việt Nam có thể phải nhượng bộ một số yêu cầu từ phía Hoa Kỳ về mặt dân chủ và nhân quyền cùng các hoạt động xã hội dân sự khác nếu phía Dân Chủ tiếp tục cầm quyền. Việc trả tự do cho một đôi tù nhân lương tâm ngay trước chuyến đi của Tô Lâm không phải là sự ngẫu nhiên.Việt Nam không có bất cứ tác động nào đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 nhưng việc ai sẽ trở thành tổng thống thứ 47 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ có một ảnh hưởng lớn lao không chỉ đến nước Mỹ mà cả với người dân Việt Nam lẫn cục diện thế giới nói chung.Vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn liệu nước Mỹ sẽ là Donald Trump 2.0 hay Kamala Harris cho đến tháng 11 này. Nhưng với người dân Việt Nam thì nếu dùng lý trí thay cho cảm tính, ắt họ đã phải có câu trả lời và mong đợi ai sẽ trở thành tổng thống Mỹ tương lai.


Nhã Duy

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by saohom »

Tô Lâm và tham vọng xây dựng ‘chế độ Sa Hoàng’ tại Việt Nam
Mai Trần
3 tháng 10, 2024

Image
Ông Tô Lâm tại Hà Nội năm 2024. (Hình: European Union/Wikipedia)


Việc Đại Tướng Tô Lâm, một nhân vật xuất thân từ lực lượng công an, trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo nên một sự kiện chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chính trị Việt Nam.

Bước ngoặt này không chỉ đơn thuần là sự thay đổi nhân sự cấp cao mà còn mở ra nhiều suy đoán về tương lai của hệ thống chính trị Việt Nam. Liệu Việt Nam có đang tiến tới một mô hình độc tài, tập trung quyền lực dưới sự lãnh đạo của Tô Lâm, theo con đường mà Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã đi?

Điều đáng chú ý là Đại Tướng Tô Lâm hoàn toàn khác với người tiền nhiệm đã mất – Trần Đại Quang, ở Bộ Công An. Mặc dù đã rời khỏi vị trí bộ trưởng Bộ Công An để đảm nhận các vị trí quan trọng trong “tứ trụ,” ông vẫn duy trì được tầm ảnh hưởng đáng kể trong lực lượng này, tạo nên một “tam quyền hội tụ” trên thực tế: tổng bí thư, chủ tịch nước và người điều đạo Bộ Công An. Điều này đặt ra câu hỏi liệu ông Lâm sẽ tận dụng quyền lực này như thế nào để định hình lại bộ máy cầm quyền, thu hẹp vai trò của tập thể lãnh đạo và hướng tới mô hình tập trung quyền lực, tương tự như những gì Putin đã làm ở Nga.


Việc ông Lâm đồng thời giữ chức vụ bí thư Quân Ủy Trung Ương, nắm giữ quyền lực tối cao trong quân đội, càng củng cố thêm nhận định về tham vọng tập trung quyền lực của ông. Sự hiện diện của các tướng lĩnh đồng hương Hưng Yên với ông trong Bộ Quốc Phòng cũng là điểm đáng chú ý.

Điển hình là Thứ Trưởng Thượng Tướng Hoàng Xuân Chiến – ủy viên Trung Ương Đảng, người đứng thứ hai trong số các thứ trưởng, sau Thứ Trưởng Thường Trực Nguyễn Tân Cương. Để củng cố quyền lực của mình, ông Lâm có thể sẽ tìm cách sắp xếp để ông Chiến vượt qua ông Cương nhằm kế nhiệm vị trí bộ trưởng Bộ Quốc Phòng khi khả năng cao ông Lương Tam Quang lên làm chủ tịch nước, giống như Trần Đại Quang từng vượt qua Trần Quốc Tỏ ở Bộ Công An để trở thành bộ trưởng, sau đó là chủ tịch nước.

Một nhân vật quan trọng khác là Trung Tướng Nguyễn Hồng Thái – ủy viên Trung Ương Đảng, Tư lệnh Quân Khu 1. Sự xuất hiện của những người đồng hương nắm giữ các vị trí then chốt trong quân đội cho thấy tiềm năng Tô Lâm có thể từng bước thâu tóm cả lực lượng vũ trang, tạo nền tảng vững chắc cho những thay đổi chính trị sâu rộng.

Việc kiểm soát cả lực lượng công an và quân đội sẽ mang đến cho ông Lâm một quyền lực chưa từng có tiền lệ, tạo điều kiện để ông kiểm soát hoàn toàn Bộ Chính Trị và thực hiện các thay đổi trong hệ thống chính trị theo hướng tập trung quyền lực, thậm chí độc quyền cai trị như Putin.

Tuy nhiên, con đường dẫn đến việc tập trung quyền lực của ông sẽ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm thu hẹp quyền lực của bộ máy Đảng, vốn đồng nghĩa với việc tước bỏ đặc quyền đặc lợi của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, chắc chắn sẽ vấp phải sự phản kháng quyết liệt, từ những lời chỉ trích ngấm ngầm cho đến hành động chống đối công khai.


Để đạt được tham vọng của mình, Tô Lâm cần phải có một chiến lược cực kỳ tinh vi và hiệu quả. Chiến lược này không chỉ đơn thuần là thu phục, lôi kéo các bên ủng hộ mà còn phải bao gồm việc khéo léo phân bổ lợi ích, cung cấp những đặc quyền, đặc lợi cho các phe cánh đối thủ trong bộ máy để đổi lấy sự ủng hộ, trung thành, sử dụng chiến thuật “chia để trị” để làm suy yếu các nhóm đối lập, đồng thời vô hiệu hóa các đối thủ chính trị tiềm tàng thông qua các biện pháp như thanh trừng “đốt lò,” kiểm soát truyền thông, hạn chế tự do ngôn luận…

Hệ thống chính trị lưỡng quyền Đảng và Nhà Nước với sự chồng chéo phức tạp đã tồn tại quá lâu tại Việt Nam, tạo ra vô số kẽ hở, bất cập. Chính hệ thống “vừa đá bóng vừa thổi còi” này đã tạo điều kiện cho các quan chức, từ cấp cao nhất đến cấp cơ sở, có thể lách luật, lạm quyền, tham nhũng mà vẫn dễ dàng trốn tránh trách nhiệm khi bị phát hiện. Đây cũng chính là “bức tường thành” vững chắc bảo vệ cho các nhóm lợi ích trong hệ thống, khiến cho mọi nỗ lực cải cách, thay đổi đều gặp phải sự phản kháng quyết liệt.

Việc xóa bỏ hoàn toàn hệ thống chính trị lỗi thời này để ông Tô Lâm có thể tập trung quyền lực tối đa vào tay mình là một thách thức vô cùng to lớn, có thể nói là “khó như lên trời.” Để thâu tóm quyền lực một cách trọn vẹn, trước hết ông Lâm phải kiểm soát được những thành phần bảo thủ, những người được hưởng lợi nhiều nhất từ hệ thống hiện tại, và thậm chí, ông ta phải tìm cách kiểm soát toàn bộ Đảng. Ông ta cần phải vô hiệu hóa hoặc loại bỏ những tiếng nói phản biện, bất đồng quan điểm, xây dựng một hệ thống tuyên truyền hiệu quả để tạo ra sự ủng hộ từ quần chúng, đồng thời củng cố bộ máy an ninh, quân đội trung thành với cá nhân mình.

Nếu làm được điều dường như “bất khả thi” này, ông Lâm mới có thể thực hiện được giấc mơ “lật đổ” Đảng, xóa bỏ chế độ “lãnh đạo tập thể,” trở thành “vua” – một Sa Hoàng thời đại mới, cai trị đất nước bằng quyền lực tuyệt đối, giống như những gì Vladimir Putin đã và đang làm ở nước Nga. Khi đó, mọi quyết định quan trọng của đất nước sẽ chỉ phụ thuộc vào một người duy nhất – “Sa Hoàng” Tô Lâm.

Liệu ông Tô Lâm – với tham vọng to lớn và bản chất xuất thân từ lực lượng công an – có đủ sự tính toán, mưu mô, thủ đoạn và cả sự tàn nhẫn cần thiết để vừa tạo ra những thay đổi mang tính bước ngoặt trong hệ thống chính trị, vừa duy trì được sự kiểm soát tuyệt đối của mình đối với đất nước? Liệu ông ta có thể “hô biến” Việt Nam thành một nước Nga thứ hai, nơi mà quyền lực chỉ tập trung trong tay một người duy nhất? Câu trả lời chỉ có thể được tìm thấy trong thời gian tới, khi những nước cờ chính trị tiếp theo của ông được triển khai trên bàn cờ chính trị đầy biến động và khó lường của Việt Nam.

hoangphong
Posts: 413
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by hoangphong »

Nền kinh tế nhân văn: Đáp án cho sự phát triển toàn diện của con người
15/10/2024
Vũ Đức Khanh

Trong bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu, các mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và Việt Nam đã thu hút sự chú ý bởi tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và khả năng duy trì quyền lực chính trị của các chính quyền độc đảng.

Tuy nhiên, đằng sau bức màn của thành công kinh tế, hệ thống này chứa đựng nhiều mâu thuẫn và hạn chế nghiêm trọng, đặc biệt là khi xét đến mục tiêu căn bản của sự phát triển kinh tế: nâng cao phẩm giá và hạnh phúc của con người.

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Những hạn chế tiềm tàng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (KTTHXHCN) về cơ bản là sự kết hợp giữa cơ chế thị trường và sự điều khiển, quản lý của nhà nước. Trung Quốc và Việt Nam đã áp dụng mô hình này để giữ vững sự kiểm soát chính trị của đảng cộng sản trong khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nhằm mục đích đảm bảo rằng tăng trưởng phải tuân theo những “định hướng xã hội chủ nghĩa” mà họ đề ra, nhưng chính điều này lại gây ra những hệ quả tiêu cực.

Thứ nhất, sự tập trung quyền lực vào tay nhà nước dễ dẫn đến tình trạng tham nhũng và nhóm lợi ích. Những doanh nghiệp nhà nước lớn thường có ưu thế hơn các doanh nghiệp tư nhân, từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh không công bằng. Sự liên kết giữa các nhà lãnh đạo chính trị và các tập đoàn kinh tế lớn tạo ra một hệ thống thân hữu, nơi các quyết định kinh tế bị chi phối bởi mục tiêu chính trị thay vì sự phát triển bền vững và công bằng.

Thứ hai, mô hình KTTHXHCN không đảm bảo tự do cá nhân và các quyền cơ bản của con người. Trong những xã hội này, nhà nước giữ quyền kiểm soát thông tin, hạn chế tự do ngôn luận, và trấn áp các phong trào dân chủ. Việc này đối nghịch với những giá trị nhân văn cơ bản mà một nền kinh tế nhân văn cần hướng đến, đó là tạo ra không gian cho sự sáng tạo, phát triển tự do của cá nhân và sự thăng hoa về tinh thần.

Tính ưu việt của một nền kinh tế nhân văn: Lấy con người làm trọng tâm

Một nền kinh tế nhân văn, trái ngược với mô hình KTTHXHCN, đặt con người làm trung tâm của sự phát triển. Nền kinh tế này không chỉ nhắm đến tăng trưởng về mặt vật chất mà còn chú trọng đến sự phát triển toàn diện của con người, bao gồm cả các yếu tố tinh thần và phẩm giá. Nó được xây dựng trên ba giá trị cốt lõi: tự do, dân chủ, và thịnh vượng.

Tự do không chỉ là tự do kinh tế, mà còn là tự do cá nhân trong việc đưa ra các lựa chọn quan trọng về cuộc sống của mình. Dân chủ đảm bảo rằng mọi người đều có tiếng nói trong các quyết định ảnh hưởng đến họ, từ kinh tế đến chính trị. Thịnh vượng, trong mô hình này, không chỉ đo bằng GDP mà còn bằng mức độ hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống của mọi người dân.

Nền kinh tế nhân văn không loại bỏ những yếu tố tích cực của chủ nghĩa tư bản như sự sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp, nhưng nó điều chỉnh những yếu điểm của một hệ thống tư bản chủ nghĩa không kiểm soát. Những hình thức chủ nghĩa tư bản hoang dại đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc và tàn phá môi trường. Nền kinh tế nhân văn đặt ra các thể chế và chính sách nhằm bảo vệ công bằng xã hội và phát triển bền vững, điều chỉnh sự thiếu hụt của tư bản chủ nghĩa bằng cách bảo đảm rằng không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua phát triển kinh tế.

Các thể chế và chính sách phục vụ phát triển toàn diện

Trong nền kinh tế nhân văn, vai trò của nhà nước là điều phối, tạo lập khung pháp lý công bằng, minh bạch và bảo vệ quyền tự do cá nhân, chứ không phải là kiểm soát nền kinh tế theo ý chí chính trị của một nhóm cầm quyền. Nhà nước cần thực hiện các chính sách xã hội nhằm đảm bảo rằng mọi người dân đều có quyền tiếp cận các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội.

Thêm vào đó, một nền kinh tế nhân văn phải giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng giới, và quyền của người lao động. Các chính sách cần khuyến khích việc sử dụng tài nguyên một cách bền vững và bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ tương lai. Đây không chỉ là một nhiệm vụ kinh tế mà còn là nhiệm vụ đạo đức của bất kỳ xã hội nào đặt con người làm trọng tâm.

Tương lai của nền kinh tế nhân văn

Trong một thế giới đang đối mặt với những thay đổi lớn về công nghệ, môi trường, và xã hội, một nền kinh tế nhân văn là lựa chọn duy nhất để đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện cho con người. Trung Quốc và Việt Nam, dù đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể, nhưng những mô hình KTTHXHCN của họ vẫn đối diện với những hạn chế nghiêm trọng về tự do và nhân quyền.

Thay vì tiếp tục theo đuổi một mô hình phát triển chỉ tập trung vào tăng trưởng vật chất và quyền lực chính trị, các quốc gia này cần phải hướng tới một mô hình kinh tế nhân văn – nơi tự do, dân chủ và thịnh vượng thực sự phục vụ cho sự phát triển toàn diện của con người. Kinh tế, xét cho cùng, là một công cụ phục vụ con người, và nếu nó không thể đảm bảo hạnh phúc và phẩm giá cho mỗi cá nhân, thì nó đã thất bại trong nhiệm vụ của mình.

Một nền kinh tế nhân văn sẽ không chỉ tạo ra sự thịnh vượng về mặt vật chất, mà còn đảm bảo rằng mỗi cá nhân có thể sống và phát triển trong một môi trường công bằng, tự do, và dân chủ, nơi mà sự thăng hoa toàn diện của con người được đặt lên hàng đầu.

________

Tác giả Vũ Đức Khanh là một luật sư, một nhà tranh đấu cho nhân quyền, đang cư ngụ tại Canada.

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by mexanh »

Image

Tướng John Kelly cảnh báo Trump phát xít, sẽ cai trị quốc gia như kẻ độc tài
By Thanh Nguyen -
October 22, 20240639

(CaliToday) – Ít có viên chức cao cấp nào dành nhiều thời gian ở Toà Bạch Ốc với ông Donald J. Trump hơn Tướng Thuỷ quân Lục chiến hồi hưu John F. Kelly – Đổng lý lâu năm nhất của cựu Tổng thống.

Khi Ngày bầu cử đang đến gần, và vô cùng lo lắng về những ý kiến gần đây của Trump về việc sử dụng quân đội để đàn áp đối thủ chính trị trong nước, Kelly đồng ý tham gia ba cuộc phỏng vấn được ghi âm và được The New York Times đăng vào thứ Ba, trong đó ông đưa ra một số ý kiến sâu rộng nhất từ trước đến nay về thể lực và tính cách của chủ cũ.

Ông Kelly là Bộ trưởng Nội an dưới thời Trump trước khi chuyển đến Toà Bạch Ốc vào tháng 7 năm 2017. Ông thực hiện chương trình nghị sự của ông Trump trong gần một năm rưỡi, và đó là giai đoạn hỗn loạn mà Kelly phải chịu sự chỉ trích nội bộ về hiệu quả công việc và ngày càng trở nên chán nản và bất mãn trước hành vi của ông chủ, mà đôi khi theo ông, không phù hợp và không hiểu biết về Hiến pháp.

Trong các cuộc phỏng vấn, Kelly nói rõ những lo ngại trước đây, và nhấn mạnh, theo quan điểm của ông, cử tri nên cân nhắc đến thể lực và nhân cách khi lựa chọn tổng thống, thậm chí còn cân nhắc hơn cả quan điểm chính sách của ứng cử viên.

“Trong nhiều trường hợp, tôi đồng ý với một số chính sách của ông ấy,” Kelly nói. Ông cũng nhắc lại, là một cựu sĩ quan quân đội, ông không công khai ủng hộ bất kỳ ứng cử viên nào. “Nhưng một lần nữa, việc bầu nhầm người vào chức vụ cao là một điều rất nguy hiểm.”

Cựu Đổng lý cho biết, theo quan điểm của ông, Trump đáp ứng được định nghĩa về kẻ phát xít, sẽ cai trị như một nhà độc tài nếu được phép, và không hiểu biết về Hiến pháp hoặc khái niệm thượng tôn luật pháp.

Kelly xác nhận những tường trình trước đây về việc Trump đã đưa ra những tuyên bố ngưỡng mộ Hitler, bày tỏ khinh thường đối với thương phế binh, và gọi những tử sĩ của Hoa Kỳ là “kẻ thua cuộc” và “ngu ngốc.”

Phát ngôn nhân chiến dịch tranh cử của ông Trump, Steven Cheung, gởi ra tuyên bố chỉ trích Kelly, gọi những câu chuyện của ông về thời gian ở Toà Bạch Ốc “bịa đặt,” và rằng Kelly “tự biến mình thành trò hề.”

Kelly cho biết, Trump đáp ứng đúng định nghĩa một “kẻ phát xít”

Để trả lời câu hỏi về việc liệu có nghĩ ông Trump là một kẻ phát xít hay không, Kelly trước hết đọc định nghĩa về chủ nghĩa phát xít mà ông tìm thấy trên mạng, “Vâng, hãy xem định nghĩa về chủ nghĩa phát xít: Đó là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào cực hữu, độc đoán, cực đoan dân tộc chủ nghĩa, đặc trưng bởi một nhà lãnh đạo độc tài, chế độ chuyên quyền tập trung, chủ nghĩa quân phiệt, đàn áp bằng vũ lực đối lập, niềm tin vào một hệ thống phân cấp xã hội tự nhiên.”

Tướng hồi hưu cho biết, định nghĩa đó nói chính xác về ông Trump. “Vì vậy, chắc chắn, theo kinh nghiệm của tôi, đó là những điều mà ông ấy nghĩ sẽ hiệu quả hơn khi quản trị nước Mỹ.” Kelly nói.

“Chắc chắn cựu tổng thống thuộc phe cực hữu, ông ấy chắc chắn là một người theo chủ nghĩa độc tài, ngưỡng mộ những nhà độc tài, ông ấy đã nói như vậy. Vì vậy, ông ấy chắc chắn lọt vào định nghĩa chung của chủ nghĩa phát xít, chắc chắn rồi,” Kelly nói thêm.

Kelly cho biết Trump khó chịu trước những hạn chế quyền lực

“Ông ấy chắc chắn thích cách quản trị độc tài đối với chính phủ,” Kelly nói. Trump “không bao giờ chấp nhận sự thật rằng ông ấy không phải là người đàn ông quyền lực nhất thế giới, và theo tôi, quyền lực có nghĩa là khả năng làm bất cứ điều gì ông ấy muốn, bất cứ lúc nào ông ấy muốn.” “Tôi nghĩ ông ấy muốn giống như ông ấy đang kinh doanh, có thể bảo mọi người làm mọi việc và họ sẽ làm, và không thực sự bận tâm quá nhiều đến hợp pháp hay không,” ông nói.

Kelly lo lắng trước những ý kiến của Trump về việc sử dụng quân đội đàn áp những người đối lập trong nước.

Khi rời Toà Bạch Ốc vào năm 2019, Kelly quyết định sẽ chỉ lên tiếng nếu Trump nói điều gì đó mà ông thấy thực sự đáng lo ngại hoặc liên quan đến ông mà hoàn toàn sai sự thật.

Kelly cho hay, những ý kiến gần đây của ông Trump về việc sử dụng quân đội chống lại “kẻ thù nội gián” nguy hiểm đến mức ông cảm thấy cần phải lên tiếng. “Tôi nghĩ vấn đề sử dụng quân đội để đàn áp công dân Mỹ là một trong những điều tôi cho rất, quá tệ — thậm chí nói ra vì mục đích chính trị để đắc cử — tôi nghĩ đó là một điều rất, quá tệ, chứ đừng nói đến việc thực sự làm điều đó,” cựu Trung Tướng nói.

Kelly cho biết ông Trump ngay từ năm đầu nhiệm kỳ đã nhiều lần được nhắc nhở lý do tại sao không nên sử dụng quân đội chống người Mỹ, và giới hạn thẩm quyền của ông trong việc này. Tuy nhiên, Trump trong thời gian nhiệm kỳ, ông vẫn tiếp tục thúc đẩy vấn đề này, thậm chí tuyên bố ông ta có thẩm quyền thực hiện những hành động như vậy.

“Ban đầu, cuộc trò chuyện sẽ là: Thưa Tổng thống, điều đó nằm ngoài thẩm quyền của ông, hoặc ông biết đó là việc sử dụng thường xuyên, ông thực sự không muốn làm điều đó bên trong Hoa Kỳ,” ông nói. “Nhưng bây giờ khi ông ấy nói về điều đó như ‘Tôi sẽ làm điều đó’, một lần nữa, điều đó thật đáng lo ngại.”

Kelly tin Trump là người duy nhất không hiểu biết về lịch sử và Hiến pháp.

Cựu Đổng lý cho biết, Trump thiếu hiểu biết căn bản về các giá trị cơ bản của người Mỹ, và ý nghĩa của nhiệm kỳ tổng thống.

“Ông ta chắc chắn là vị tổng thống duy nhất gần như phủ nhận về những gì của nước Mỹ, và những gì làm nên nước Mỹ, xét về Hiến pháp, xét về các giá trị, cách chúng ta nhìn nhận mọi thứ, bao gồm cả gia đình và chính phủ, ông ta chắc chắn là vị tổng thống duy nhất mà tôi biết, chắc chắn là trong cuộc đời tôi, như vậy,” ông Kelly cho biết.

“Ông ta chỉ không hiểu các giá trị — ông ta giả bộ, ông ta nói ông ta hiểu biết nhiều về nước Mỹ hơn bất cứ ai, nhưng trên thực tế ông ta không hiểu.”

Trump muốn lòng trung thành cá nhân lớn hơn lòng trung thành Hiến pháp.

Trong những ngày đầu làm Đổng lý cho Trump vào mùa hè năm 2017, Kelly đã phải giải thích với tổng thống rằng, các viên chức chính phủ cao cấp như ông đã tuyên thệ trước Hiến pháp, và sẽ đặt lời tuyên thệ đó lên trên lòng trung thành cá nhân.

Kelly cho biết, Trump đã gây áp lực với ông về cam kết đó, và dường như không đánh giá cao việc các phụ tá cao cấp phải đặt lời cam kết của họ đối với Hiến pháp, và tiếp đó là thượng tôn luật pháp, lên trên hết.

Ông ấy và tôi đã nói về điều đó, đó là một khái niệm mới đối với ông ấy, đó là cách diễn đạt tốt nhất, và tôi không nghĩ ông ấy từng hoàn toàn chấp nhận điều đó.”

Kelly cho biết, lòng trung thành cá nhân “gần như là tất cả đối với” Trump.

Ngay cả khi ai đó trong vòng thân cận của Trump đánh mất lòng trung thành đó, thì người đó sẽ không còn được ông ta ủng hộ và “thời gian của người đó không còn nhiều nữa.”

Trump đã sai lầm khi tin rằng những vị tướng cao cấp hồi hưu, và mặc quân phục mà ông đưa vào làm việc cho mình sẽ trung thành với ông trên hết.

“Chắc chắn, một điều ngạc nhiên lớn đối với ông ấy, một lần nữa, là nếu mọi người nhớ lại thời gian đầu của chính quyền, ông ta sẽ nói về ‘các vị tướng của mình’,” Kelly nói. “Tôi không biết tại sao ông ta lại nghĩ như vậy, nhưng sau đó, một điều ngạc nhiên rất lớn đối với ông ta là chúng tôi, những người trong chúng tôi là cựu tướng lĩnh và chắc chắn là những người vẫn đang tại ngũ, rằng cam kết và trung thành đối với Hiến pháp là điều không nghi ngờ, không bàn cãi.”

“Thật bất ngờ với ông ta khi các vị tướng không trung thành với ông chủ, trong trường hợp này là ông ấy,” Kelly nói thêm.

Trump nói với Kellly rằng “Hitler đã làm một số điều tốt”

Kelly xác nhận tin tức trước đây rằng, có hơn một lần Trump nói những điều tích cực về Hitler.

Ông ấy nhiều lần cho rằng, ‘’Ông biết đấy, Hitler cũng đã làm một số điều tốt.”

Cũng theo Kelly, Trump không đánh giá cao lịch sử. “Tôi nghĩ ông ấy thiếu điều đó,” cựu Đổng lý nói. Kelly tìm cách giải thích với Trump tại sao những ý kiến đó về Hitler lại có vấn đề.

“Trước hết, ông không bao giờ nên nói như vậy,” Kelly đã nói với ông Trump. “Nhưng nếu ông biết Hitler là người như thế nào từ đầu đến cuối, thì mọi việc ông ta làm đều nhằm ủng hộ cuộc sống phân biệt chủng tộc, phát xít của ông ta, ông biết đấy, triết lý, vì vậy không có điều gì ông ta làm, hoặc ông có thể tranh cãi, là tốt — chắc chắn là không được làm vì lý do chính đáng.”

Họ thường kết thúc trao đổi như vậy, nhưng thỉnh thoảng Trump lại lôi chuyện này ra.

Kelly cho biết, Trump coi thường quân nhân thương vong trên chiến trường

Trả lời câu hỏi về những câu chuyện trước đây về việc ông Trump xem thường thương phế binh, Kelly cho biết, Trump không muốn xuất hiện trước công chúng cùng những cựu chiến binh này. “Chắc chắn ông ta không muốn xuất hiện cùng những thương phế binh cụt chân cụt tay – những người mất phần thân thể để bảo vệ quốc gia, chiến đấu vì đồng bào Mỹ, trong đó có cả ông ta, để bảo vệ họ, nhưng không muốn xuất hiện cùng họ. Đó là một góc nhìn lý thú đối với vị Tổng tư lệnh,” Kelly kể. “Ông ấy nói: ‘Nhìn này, trông tôi chẳng ổn chút nào.'”

Kelly xác nhận, Trump gọi thương phế binh hay liệt sĩ là “những kẻ thua cuộc và ngu ngốc”

Xác nhận một tuyên bố được ông chia sẻ với CNN vào năm ngoái, Kelly cho biết, nhiều lần Trump nói với ông rằng, những người lính Mỹ bị thương, bị bắt, hoặc tử trận trên chiến trường là “những kẻ thua cuộc và ngu ngốc.”

“Lần ở Paris không phải là lần duy nhất ông ta nói như vậy,” Kelly nói, ám chỉ đến những tin tức việc Trump không muốn đến thăm nghĩa trang nơi chôn cất những quân nhân Mỹ tử trận trong Thế chiến thứ nhất. “Bất cứ khi nào tên của John McCain được nhắc đến, ông ta lại càu nhàu về việc cố Thượng nghị sĩ là kẻ thua cuộc, và tất cả những người đó đều ngu ngốc, và tại sao mọi người lại nghĩ rằng những người hy sinh là anh hùng? Và ông ta càu nhàu như vậy.”

“Với tôi, tôi không bao giờ hiểu được tại sao ông ta lại như vậy — ông ta có thể là công dân Mỹ duy nhất cảm thấy như vậy về những người đã hy sinh tính mạng, phục vụ quốc gia của họ,” Kelly bày tỏ.

Ngoài ra, Trump thường đặt câu hỏi về quyết định hy sinh vì đất nước của người Mỹ.

Tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington vào Ngày Tưởng niệm năm 2017, khi đến viếng thăm khu vực chôn cất những quân nhân mới hy sinh, trong đó có con trai của ông Kelly là Robert Kelly – quân nhân Thuỷ quân Lục chiến hy sinh năm 2010 trên chiến trường Afghanistan.

Theo Kelly kể lại, Trump lúc đó hỏi những người đã hy sinh tính mạng của mình để được gì. “Và tôi nghĩ, ông ta đang hỏi một trong những câu hỏi tu từ,” Kelly nói. “Tôi không nhận ra ông ấy nghiêm túc – ông ấy chỉ không hiểu mục đích của câu hỏi. Khi tìm hiểu thêm về ông ấy, một lần nữa, sự quên mình là điều ông ta không bao giờ hiểu. Họ được gì chứ?!”

Kelly không nói điều gì tốt đẹp về Trump

Khi được hỏi liệu Trump có bất kỳ sự đồng cảm nào không, Kelly đáp,

“Không!”

Hương Giang

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by mexanh »

Ngay cả khi Harris thắng cử, cuộc bầu cử của nước Mỹ vẫn là một thảm kịch
Ban Biên tập EAF
Song Phan chuyển ngữ

28-10-2024
Bên ngoài nước Mỹ, người ta thường nghe rằng khả năng tiếp tục tranh cử của Donald Trump — bất chấp việc ông ngày càng kêu gọi tới sự cố chấp và khinh miệt rõ ràng đối với pháp quyền và các chuẩn mực của sự công bằng dân chủ — cho thấy rằng có điều gì đó đặc biệt bị phá vỡ trong xã hội Mỹ.

Đây là một quan điểm vừa quá bi quan vừa quá nhuốm màu bởi chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ. Trong mọi nền dân chủ lớn, luôn có một nhóm cử tri có sở thích chính trị phi tự do hoặc thậm chí là độc đoán, và thường có phần lớn những người giảm nhẹ hoặc bào chữa cho những hành vi sai trái của một nhà lãnh đạo mà họ cảm thấy đang bảo vệ lợi ích của họ. Ở châu Á, những thành công trong bầu cử của Joko Widodo ở Indonesia (và người kế nhiệm ông, Prabowo Subianto), Rodrigo Duterte ở Philippines và Narendra Modi ở Ấn Độ đều là minh chứng cho động lực này.


Rõ ràng là rất đáng buồn khi thấy chủ nghĩa dân túy độc đoán này ăn sâu vào một trong những đảng lớn ở quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất thế giới, dù Trump thắng hay thua. Quan điểm lạc quan của nhiều người Mỹ về một chính trị gia bị chính cựu chánh văn phòng của mình dán nhãn là phát xít, thật đáng lo ngại. Nhưng điều này không phải là duy nhất khi xem xét trong bối cảnh chính trị phi tự do toàn cầu — và đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng những đe dọa đối với nền dân chủ ở phương Tây chủ yếu xuất phát từ bên trong, không phải từ Bắc Kinh hay Moscow.

Hoa Kỳ đặc biệt không may mắn trong số các nền dân chủ giàu có trên thế giới khi có một số đặc điểm trong hệ thống chính trị của mình — một hệ thống sơ bộ không có điều khoản loại trừ, trong đó một người ngoài cuộc theo chủ nghĩa dân túy có thể đánh bại đa số ủng hộ chế độ nhưng chia rẽ, và hệ thống đại cử tri đoàn có thể tạo ra những chiến thắng bất ngờ cho người thua cuộc ở phiếu phổ thông — phù hợp với các chiến lược của Trump. Các phân tích về những gì Trump ‘nói về nước Mỹ’ cần phải tính đến cách mà sự bất bình và phân cực vốn đã đưa Trump lên bản đồ chính trị tương tác với các yếu tố thể chế này.


Điều này không nhằm giảm nhẹ thiệt hại mà Trump phải gánh chịu nếu ông ta thắng cử vào ngày 5 tháng 11. Lý lẽ (tương đối) bình tĩnh về Trump luôn là, khi đưa ra những hứa hẹn kỳ quặc ông ta không thật sự có ý như vậy, hoặc ông sẽ không bao giờ có thể thực hiện chúng vì bản thân bất tài và lười biếng, hoặc vì có sự cản trở của những nhà kỹ trị bảo thủ chính thống hơn xung quanh ông.

Quan điểm đó bị phá vỡ bởi thực tế là Trump thực sự đã thực hiện các lời hứa kinh tế cốt lõi của mình vào lần trước — một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, cắt giảm lớn thuế và những nỗ lực chính trị hóa tình trạng luật lệ và tư pháp của Hoa Kỳ. Cay đắng vì thất bại năm 2020 và khả năng phải chịu hậu quả pháp lý cho những nỗ lực lật ngược nó, và tách xa với những nhân vật chính sách kinh tế và an ninh quốc gia của Đảng Cộng hòa thông thường đã từng xuất hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, sự bất tài và tội phạm của Trump có khả năng sẽ được đưa ra một cách nguyên vẹn trong một nhiệm kỳ thứ hai.


Đó là lý do tại sao những suy nghĩ bốc đồng của Trump về kinh tế, từ thuế quan toàn diện đến trục xuất hàng loạt, đến làm suy yếu tính độc lập của Cục Dự trữ Liên bang, cần được xem xét nghiêm túc như một bản kế hoạch kinh tế tiềm năng — một kế hoạch sẽ làm lạm phát tồi tệ hơn, kìm hãm tăng trưởng và gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế Hoa Kỳ.

Tất cả những ai quan tâm đến nền dân chủ Hoa Kỳ và muốn duy trì sự phục hồi chủ nghĩa quốc tế của Hoa Kỳ như một triển vọng thực tế, sẽ cầu mong chiến thắng — và càng có tính quyết định càng tốt — cho Kamala Harris và Tim Walz.

Nhưng như Peter Drysdale và Liam Gammon viết trong bài báo chính của tuần này, một cuộc tính sổ trung thực về những rủi ro dính dáng đến cuộc bầu cử này đối với châu Á trong ngắn hạn đến trung hạn, đặc biệt là về kinh tế, sẽ kết luận rằng cuộc bầu cử này không như những gì chúng ta thấy.


Họ nói rằng, ‘Ngay cả khi Hoa Kỳ xoay xở để tránh thảm họa – cho các thể chế dân chủ, sự gắn kết xã hội và vị thế quốc tế – một nhiệm kỳ thứ hai của Trump, thì ‘thực tế khắc nghiệt vẫn là cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 đã thay đổi cơ bản cách các nhà chiến lược chính sách kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương phải suy nghĩ về vai trò của Hoa Kỳ trong chế độ thương mại toàn cầu’, theo những cách cũng sẽ định hướng cho chính sách của chính quyền Harris.

Chính sách thương mại ‘lấy người lao động làm trung tâm’ (worker-centric) hiện đang được Joe Biden áp dụng chỉ đơn giản là một sự đổi tên có tính tiến bộ của chủ trương ‘Nước Mỹ trước hết’ (America First). Trước đây, ngoại giao kinh tế quốc tế ‘lấy người lao động làm trung tâm’ chỉ có nghĩa là nhấn mạnh vào sự hội tụ trong tiêu chuẩn lao động giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong khuôn khổ các cuộc đàm phán thương mại đa phương, như người ta đã thấy trong cách tiếp cận của chính quyền Obama đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Giờ đây, tất cả dường như là một kỷ nguyên vàng cho sự lãnh đạo của Hoa Kỳ về thương mại và sự tham gia kinh tế với Châu Á – Thái Bình Dương. Sự tập trung được cho là vào người lao động trong chính sách thương mại ‘lấy người lao động làm trung tâm’ ngày nay không bao hàm việc sử dụng quyền tiếp cận thị trường Hoa Kỳ như một con bài mặc cả để thúc đẩy các cải cách thân thiện với lao động ‘phía sau biên giới’ ở nước ngoài trong khuôn khổ tự do hóa đa phương, theo kiểu những năm thời Obama. Thay vào đó, nó có nghĩa là “sự đồng thuận Washington mới” do Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đưa ra – được đánh dấu bằng thuế quan, chính sách công nghiệp và việc sử dụng lá bài thoát khỏi nhà tù an ninh quốc gia dể bảo vệ các khu vực ‘chiến lược’.

Điều đó đã áp đặt nhiều chi phí lên nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và sẽ áp đặt chi phí cao lên Hoa Kỳ trong dài hạn, dù trong ngắn hạn có thúc đẩy một số nền kinh tế trong khu vực của chúng ta từ ‘việc tích hợp sản xuất các nước bạn vào hệ chuỗi cung ứng trong nước’ (friend-shoring) và sự thúc đẩy việc làm tại Hoa Kỳ và đầu tư vào khu vực tư nhân được ghi nhận là nhờ ‘chuyển việc làm về nước’ (re-shoring) của các ngành công nghiệp được trợ giúp bởi chính sách công nghiệp và bảo vệ thương mại thời Biden.

Bình Luận từ Facebook

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by macco »

Trump tái cử và hành động của chúng ta
Dương Quốc Chính
7-11-2024
Mình thấy nhiều anh em hoan hỉ khi ông Trump lên làm tổng thống, chắc chủ yếu do tình cảm cá nhân, thích phong cách của ông ấy? Nhưng có lẽ không nhiều người nhìn thấy trước những hệ lụy mà người Việt có thể sẽ vướng phải với chính sách mới của ông Trump.


Trước giờ mình vẫn chả yêu ghét gì tổng thống Mỹ, kể cả hồi Obama sang Việt Nam, nhiều anh em dân chủ phát cuồng, nhưng mình vẫn bình thản, cũng chả đi đón. Có lẽ do ít cảm xúc quá. Lần này cũng vậy. Cái mình quan tâm là Việt Nam sẽ ra sao và thế giới sẽ ra sao với tổng thống Mỹ mới.

Trump hứa là sẽ tăng thuế nhập khẩu hàng từ các nước, từ 10%, tới 60%, thậm chí hơn, đích nhắm là Trung Quốc nhiều nhất, nhưng Việt Nam cũng sẽ dính. Điều đó gọi là chủ nghĩa bảo hộ, sẽ khiến cán cân thương mại, xuất nhập khẩu sẽ thay đổi lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ khó khăn hơn nhiều. Mà Việt Nam xuất siêu qua Mỹ, nên hại nhiều hơn lợi.

Dân Việt Nam vượt biên qua Mỹ bằng nhiều con đường, cổ điển nhất là trèo rào qua đường Mexico, hoặc sinh viên học xong xin ở lại, cưới giả… Nhưng Trump lên thì việc đó sẽ khó khăn hơn nhiều, có thể còn bị trục xuất. Về mặt cá nhân thì bản thân những người đó và thân nhân họ sẽ gặp khó, còn về bình diện quốc gia, Việt Nam đang dư người lao động giản đơn nên xuất khẩu được lao động thế thì chính phủ càng thích, vì thêm kiều hối và giảm bớt miệng ăn và tỉ lệ thất nghiệp.

Việc tăng thuế để bảo hộ thương mại như vậy và lại giảm thuế cho doanh nghiệp trong nước sẽ khiến thiếu ngân sách, dẫn tới lạm phát. Mỹ mà lạm phát là cả thế giới gánh chịu, Việt Nam ảnh hưởng nhiều do đô mất giá, kinh tế Việt Nam bị đô la hóa nhiều nên ảnh hưởng lớn.


Việc Trump kéo việc sản xuất về Mỹ, bỏ Trung Quốc sẽ làm cho giá thành một số sản phẩm của Mỹ sẽ đắt lên do tăng giá nhân công. Ví dụ, nếu Apple kéo về Mỹ thì giá iPhone sẽ tăng, có thể 10-20%. Cái này cả thể giới chịu, hoặc bỏ dùng hàng Mỹ đi.

Về an ninh ở Biển Đông, nếu Việt Nam muốn Mỹ bảo kê, thực ra cùng lắm là lên tiếng phản đối Trung Quốc nếu Trung Quốc cà khịa, thì cũng phải làm sao để Mỹ có lợi ích gì đó. Ví dụ sử dụng cảng Cam Ranh hay khai thác dầu mỏ ở biển Đông, hay hợp đồng mua vũ khí, máy bay… chứ đừng mơ kiểu đong đưa õng ẹo kiểu mõm như thời Dân chủ cầm quyền. Nói chung cứ phải có lợi ích mới dụ được con buôn.

Còn với các hội nhóm NGOs hay anh em dân chủ này nọ từng được Mỹ tài trợ thì sẽ bị cắt giảm, thậm chí chẳng còn gì đâu. Vì chủ nghĩa biệt lập sẽ thực dụng tối đa, bằng cách cắt giảm sự can thiệp vào các nước, tổ chức quốc tế. Cứ gì có lợi ích thì Mỹ mới làm.


Nói tóm lại, với chủ nghĩa biệt lập, hầu hết các nước quan hệ với Mỹ đều thiệt hại ít nhiều. Thế thì Trump mới biến Mỹ thành số 1 được và làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Mình đang phân tích y như Trump đó nhé, tức là phân tích dựa trên lợi ích, nhưng mà là lợi ích cho người Việt chứ không phải người Mỹ.

Mình đang làm một video cho có đầu cuối ngọn ngành về chủ nghĩa biệt lập trong lịch sử từ thế chiến tới giờ… Post trước một đoạn text liên quan đến Việt Nam. Còn nhiều vấn đề chính trị và kinh tế quốc tế nữa, bản full [sẽ có] ở video.

Bình Luận từ Facebook

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by nhuvan »

Công an dưới tay, Tô Lâm giờ như ông trùm xã hội đen
Đàm Chính Sự
25 tháng 11, 2024

Image
(Facebook)

Bộ Công an được ví như thanh gươm và lá chắn thép bảo vệ chế độ thì nay đã bị Tô Lâm thao túng và biến thành công cụ thanh trừng chính trị, một vũ khí sắc bén nhắm vào bất kỳ ai dám thách thức quyền lực của ông. Không chỉ dùng nó để đàn áp những tiếng nói phản biện, dập tắt những tia sáng sự thật mà chính quyền tìm cách che giấu, Tô Lâm còn biến Bộ Công an thành chiến tuyến riêng, sẵn sàng đối đầu với cả những người từng kề vai sát cánh, những “đồng chí” trong cùng hệ thống. Ông ta đã biến một cơ quan bảo vệ pháp luật thành công cụ phục vụ cho tham vọng cá nhân, bóp méo công lý và gieo rắc nỗi sợ hãi trong chính nội bộ Đảng.

Việc thâu tóm Bộ Công an mang lại cho Tô Lâm quyền lực gần như tuyệt đối trong việc điều tra, thu thập, và đặc biệt là tích trữ thông tin. Từ bí mật đời tư đến những sai phạm, tất cả đều được ông ta lưu giữ, sắp xếp, và sẵn sàng sử dụng khi cần thiết. Đây chính là kho dữ liệu đen khổng lồ, thứ vũ khí tối thượng mà chỉ mình ông ta nắm giữ, khiến các đối thủ chính trị, dù thế lực đến đâu, cũng phải dè chừng. Họ bị tước đoạt thông tin, bị cô lập trong bóng tối, và cuối cùng, bị đánh bại một cách dễ dàng. Chiến thắng của Tô Lâm trước Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng, hai ứng cử viên sáng giá cho chức Tổng Bí thư, là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh của “thanh gươm” này. Dù Vương Đình Huệ từng được xem như “thái tử”, người kế vị tiềm năng của ông Nguyễn Phú Trọng và Võ Văn Thưởng là phương án dự phòng, cả hai đều không thể chống lại Tô Lâm, người nắm giữ vũ khí tối thượng là thông tin. Họ bị hạ gục không kèn không trống, nhường lại “ngai vàng” mà không một lời phản kháng, chấp nhận số phận đã được định đoạt bởi “thanh gươm” dữ liệu trong tay Tô Lâm.

Trong hệ thống chính trị đầy rẫy những toan tính và mưu mô này, sự trong sạch dường như chỉ là ảo tưởng. Võ Văn Thưởng dính líu đến Tập đoàn Phúc Sơn với số tiền 64 tỷ, một con số không nhỏ, nhưng lại quá nhỏ bé so với khoản tiền ngàn tỷ mà Tô Lâm thu lợi trong vụ AVG. Ngay cả Vương Đình Huệ, một nhân vật quyền lực với mạng lưới quan hệ rộng khắp, cũng chưa chắc đã “ăn” nhiều hơn Tô Lâm. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở chỗ họ không sở hữu “thanh gươm” thông tin trong tay. Thiếu đi công cụ phản kháng, thiếu đi sức mạnh để bảo vệ mình trước những đòn tấn công ngầm, họ đành chấp nhận thất bại, ngậm ngùi nhìn Tô Lâm từng bước leo lên đỉnh cao quyền lực. Họ trở thành nạn nhân của cuộc chiến ngầm, nơi mà thông tin chính là vũ khí tối thượng.


Hiện tại, nhiều thành viên Bộ Chính trị dù ngấm ngầm bất mãn với Tô Lâm, cũng không thể làm gì để ngăn chặn sự bành trướng quyền lực của ông ta. Số lượng đông đảo, sự ủng hộ của một bộ phận cán bộ, đảng viên, tất cả đều trở nên vô nghĩa khi họ thiếu đi vũ khí sắc bén nhất – thông tin. Họ không có “thanh kiếm” điều tra để phản công, không có công cụ để phơi bày những bí mật đen tối của Tô Lâm, để vạch trần bộ mặt thật của kẻ đang thao túng cả hệ thống. Sự bất lực của họ càng tô đậm thêm quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm, người đang nắm giữ vận mệnh của chế độ trong tay.

Giữa bối cảnh đó, quân đội nổi lên như một thế lực đối trọng tiềm tàng, một tia hy vọng mong manh trong cuộc chiến cân bằng quyền lực với phe Hưng Yên của Tô Lâm. Với bộ máy điều tra riêng biệt, hệ thống tình báo rộng khắp, và đặc biệt là Tổng cục Tình báo hùng mạnh, quân đội là lực lượng duy nhất có đủ khả năng cầm “kiếm” đối đầu với Tô Lâm. Họ có khả năng thu thập thông tin, phơi bày những bí mật được che giấu kỹ lưỡng, và tạo ra thế cân bằng trong cuộc chiến chính trị đầy cam go này. Sự tồn tại của quân đội như một lực lượng độc lập, ít bị Tô Lâm kiểm soát, mang đến hy vọng về một sự thay đổi, một cuộc lật đổ ngoạn mục.

Nếu quân đội thành công trong việc giành lại cân bằng quyền lực, cuộc chơi chính trị sẽ bước sang một trang mới. Nó sẽ không còn là cuộc chiến giữa kẻ có “kiếm” và kẻ “tay không”, mà là cuộc đối đầu cân sức giữa hai thế lực mạnh nhất, hai “thanh gươm” sắc bén nhất. Các thế lực khác, dù có tham gia, cũng chỉ đóng vai trò phụ trợ, không thể thay đổi cục diện. Sân chơi chính trị sẽ trở thành một bàn cờ chiến lược, nơi mà thông tin, mưu mô và quyền lực đan xen, tạo nên một bức tranh phức tạp và khó lường.

Chiến thắng của phe Hưng Yên trước phe Nghệ An là một bài học xương máu. Dù phe Nghệ An có số lượng áp đảo, với 11 Ủy viên Trung ương Đảng và 3 Ủy viên Bộ Chính trị, so với 6 Ủy viên Trung ương Đảng và 1 Ủy viên Bộ Chính trị của phe Hưng Yên, họ vẫn thất bại thảm hại. Nguyên nhân chính là sự chênh lệch về vũ khí. Phe Hưng Yên, tuy ít người hơn, nhưng lại nắm giữ “thanh gươm” quyền lực – Bộ Công an và hệ thống thông tin tình báo, trong khi phe Nghệ An chỉ có thể chống đỡ bằng “tay không”, bằng những toan tính chính trị thiếu sự hậu thuẫn của lực lượng thực thi.

Trong tương lai gần, cuộc chiến quyền lực sẽ ngày càng trở nên khốc liệt và rõ ràng hơn khi bức tranh chính trị bị chia thành hai mảng màu đối lập: phe công an (Hưng Yên) của Tô Lâm và phe quân đội. Phe Nghệ An và Hà Tĩnh, dù đông đảo, cũng khó lòng chống lại Tô Lâm nếu không có sự hỗ trợ của quân đội. Cuộc chơi quyền lực này không chỉ là cuộc chiến giữa các cá nhân, mà còn là cuộc chiến giữa các thế lực, giữa những “thanh gươm” sắc bén, giữa những kẻ nắm giữ thông tin và những người bị che mắt trong bóng tối.

Để củng cố quyền lực, Tô Lâm không ngần ngại chà đạp lên Đảng luật, coi thường những nguyên tắc và quy định đã được thiết lập. Việc đưa Lương Tam Quang lên chức Bộ trưởng Bộ Công an và vào Bộ Chính trị, cũng như bổ nhiệm Nguyễn Duy Ngọc và Trịnh Văn Quyết vào Ban Bí thư khi chưa đủ điều kiện, đều là những hành động ngang nhiên, phản ánh sự coi thường luật pháp của Tô Lâm. Ông ta tự cho mình quyền vượt trên luật lệ, xây dựng một hệ thống quyền lực riêng, nơi mà “thanh gươm” của ông ta là tối thượng, là chân lý.

Liệu phe Nghệ An có dám làm điều tương tự? Liệu họ có dám chà đạp lên Đảng luật để giành lại quyền lực? Câu trả lời có lẽ là không. Bởi họ không có “thanh gươm” để bảo vệ mình, không có sức mạnh để chống lại Tô Lâm và hệ thống thông tin tình báo đồ sộ của ông ta. Họ chỉ có thể đứng nhìn, bất lực và phẫn uất, trong khi Tô Lâm ngày càng củng cố quyền lực, biến mình thành một “ông vua” không ngai trên võ đài chính trị.

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by saohom »

Bắc Hàn – Đồng minh hay ‘gánh nặng’ của Nga?
Đàm Chính Sự
26 tháng 12, 2024


Image
(Hình minh họa: journalofdemocracy.org, Unsplash)


Mối quan hệ giữa Nga và Bắc Hàn đang thu hút sự chú ý của dư luận khi cuộc chiến tại Ukraine tiếp diễn. Sự can dự của Bình Nhưỡng không chỉ là một vấn đề quân sự mà còn là một phép thử cho sự liên kết giữa hai quốc gia. Đồng thời nó đặt ra nhiều câu hỏi về hiệu quả chiến đấu của quân đội Bắc Hàn và ảnh hưởng của nó đến cục diện chiến sự. Ban đầu được xem như một động thái củng cố mối quan hệ, nhưng thực tế cho thấy quân đội Bắc Hàn đang trở thành gánh nặng hơn là sự hỗ trợ đắc lực cho Nga.

Lính Bắc Hàn là viện quân hay ‘bia đỡ đạn’?

Thực tế là sau hai năm Nga và Bắc Hàn xích lại gần nhau hơn, từ những lời hứa hẹn đến việc cung cấp vũ khí và cuối cùng là việc Bình Nhưỡng gửi 11,000 quân đến Nga, thì sự gắn kết giữa hai nước đã được đánh dấu bằng máu khi mà những thông tin đầu tiên về thương vong của quân đội Bắc Hàn xuất hiện trên chiến trường Ukraine.


Cơ quan tình báo quân sự Ukraine (GUR) tuyên bố có đến 30 lính Bắc Hàn thiệt mạng hoặc bị thương trong các cuộc giao tranh xung quanh các làng Plekhovo, Vorobzha và Martynovka ở khu vực Kursk. Con số này cũng được một phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ lặp lại. Tuy nhiên, một nghị sĩ Nam Hàn được cơ quan tình báo nước này báo cáo lại cho rằng ít nhất 100 lính Bắc Hàn đã thiệt mạng và có thêm 1,000 người bị thương.

Những con số này rất khó để xác minh một cách độc lập do bản chất phức tạp của chiến trường và những toan tính chính trị của các bên liên quan. Cả Nga và Bắc Hàn đều không công khai thừa nhận việc triển khai quân đội Bắc Hàn tại Ukraine cũng như không thừa nhận bất kỳ tổn thất nào. Dù vậy, các hoạt động tác chiến đầu tiên của quân đội Bắc Hàn kể từ sau chiến tranh Việt Nam đã mở ra một vài hiểu biết thú vị về sức mạnh cũng như điểm yếu của liên minh mới này, đồng thời cho thấy những rủi ro và cơ hội ngoại giao tiềm tàng.

Nhiều người đã ngạc nhiên trước sự thiếu kinh nghiệm của quân đội Bắc Hàn khi lần đầu tiên họ phải đối mặt với hỏa lực thật, bởi các video đăng trên mạng xã hội cho thấy lính Bắc Hàn cố gắng ẩn nấp sau những cái cây nhỏ trên các cánh đồng tuyết trống trải khi mà máy bay không người lái của Ukraine lùng sục khắp nơi. Các chỉ huy Ukraine thậm chí còn không thể tin vào mắt mình khi họ chứng kiến hàng chục lính Bắc Hàn chạy tán loạn trên cánh đồng, một hành động mà họ cho rằng chỉ là miếng mồi ngon cho pháo binh và máy bay không người lái, bởi người Nga không bao giờ hành động thiếu chiến thuật như vậy.

Thậm chí, một số sĩ quan Ukraine còn so sánh những gì đang diễn ra như việc chơi game ở chế độ dễ, và họ cho rằng quân đội Bắc Hàn đang sử dụng các chiến thuật lạc hậu giống như cách đây 70 năm. Các chuyên gia quân sự phương Tây cũng đồng tình với nhận định này khi họ cho rằng việc sử dụng quân Bắc Hàn trong các nhóm nhỏ là một sai lầm lớn, và họ có thể trở thành bia đỡ đạn cho pháo binh đối phương. Một số người đào tẩu Bắc Hàn còn cho rằng quân đội nước này có thể chịu tỷ lệ thương vong lên tới 90%.

Tuy nhiên, sự thiếu kinh nghiệm của quân đội Bắc Hàn không phải là điều duy nhất khiến họ trở thành một gánh nặng mà còn là do những rào cản về ngôn ngữ và sự khác biệt trong chiến thuật tác chiến. Có thể Nga đã không còn lựa chọn nào khác khi mà chỉ trong một thời gian ngắn sau khi Kim Jong-un duyệt quân, họ đã phải ra trận mà không có sự chuẩn bị kỹ càng. Các binh lính Bắc Hàn này được trang bị giấy tờ giả mạo nói rằng họ là người Buryat, một dân tộc thiểu số ở Siberia, đồng thời họ chỉ được học vài câu tiếng Nga cơ bản và một số huấn luyện vội vàng về việc dọn dẹp chiến hào.

Tất cả những điều này không đủ để họ có thể chiến đấu hiệu quả trước một kẻ thù Ukraine dày dạn kinh nghiệm. Ngoài ra, việc quân đội Bắc Hàn bị sáp nhập vào các đơn vị của Nga cũng gây ra không ít khó khăn, bởi sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa có thể dẫn đến những sai sót trong tác chiến, thậm chí có trường hợp lính Bắc Hàn bắn nhầm quân Chechnya gây ra những tổn thất không đáng có. Theo thông tin tình báo của Nam Hàn, các đơn vị Bắc Hàn đang bị xem là một gánh nặng hơn là một sự hỗ trợ cho quân đội Nga.


Mặt khác, cũng cần phải xem xét một cách cẩn trọng về các thông tin sau đó, khi một số ý kiến lại cho rằng quân đội Bắc Hàn có những đơn vị tinh nhuệ được đào tạo bài bản và có kỷ luật thép, đồng thời có đầy đủ trang thiết bị hậu cần. Lực lượng Storm Corps thường được nhắc đến như một ví dụ khi các binh sĩ được huấn luyện rất khắc nghiệt và được cho là có khả năng chiến đấu cao. Tuy nhiên, không nên loại trừ khả năng những thông tin này là một phần trong chiến dịch tuyên truyền của Nga, nhằm mục đích tung hô năng lực của quân đội Bắc Hàn, và che giấu sự thật về những khó khăn và tổn thất mà họ đang phải gánh chịu trên chiến trường. Những thông tin này có thể được tạo ra bởi các blogger quân sự của Nga nhằm mục đích đe dọa các lực lượng Ukraine, đồng thời làm giảm bớt áp lực lên chính quyền Moscow về việc phải dựa vào một lực lượng quân sự ít kinh nghiệm như Bắc Triều Tiên.

Nước cờ lợi ích của Kim Jong Un và ‘vòng xoáy’ suy yếu của Nga

Tuy nhiên, những khó khăn mà quân đội Bắc Hàn đang gặp phải trên chiến trường không chỉ là vấn đề quân sự mà còn liên quan đến kinh tế, chính trị. Khi mà số lượng thương vong gia tăng sẽ gây ra áp lực lên cả Nga và Bắc Hàn, đồng thời có thể gây ra những bất đồng trong mối quan hệ giữa hai nước.

Tổng Thống Ukraine Zelensky cho biết sau ba tuần giao tranh ở khu vực Kursk của Nga, đã có 3,000 lính Bắc Hàn thiệt mạng hoặc bị thương, trong khi đó ước tính của Nam Hàn là 1,100 người. Với ước tính của phương Tây về 1,.000 binh sĩ Bắc Hàn ở Kursk, thì điều này có nghĩa là tỷ lệ thương vong từ 10% đến 27% trong Tháng Mười Hai. Đây là một tỷ lệ thương vong rất cao đối với một quân đội. Ngoài ra, việc Nga sử dụng quân đội Bắc Hàn như một lực lượng “bia đỡ đạn” có thể gây ra những phản ứng tiêu cực trong cộng đồng quốc tế. Một số chuyên gia còn cho rằng việc liên minh với Bắc Hàn có thể gây ra những hậu quả khó lường đối với Nga.

Về mặt kinh tế, việc Bắc Hàn cung cấp quân cho Nga cũng có những mục đích rõ ràng. Theo nghiên cứu của Olena Guseinova tại Đại Học Nghiên Cứu Ngoại Ngữ Hankuk ở Seoul, trong gần ba năm chiến tranh, Bắc Hàn đã vận chuyển 20,000 container vũ khí đến Nga, kiếm được tới $5.5 tỷ. Bên cạnh đó, việc cung cấp quân cho Nga có thể mang lại cho Bắc Hàn thêm $572 triệu mỗi năm. Với việc bán vũ khí và cung cấp quân sự cho Nga, Bắc Hàn có thể thu về hàng tỷ đôla, một nguồn thu rất quan trọng đối với một quốc gia đang bị các lệnh trừng phạt kinh tế. Bên cạnh đó, việc có được kinh nghiệm chiến đấu thực tế cũng là một yếu tố quan trọng đối với quân đội Bắc Hàn và họ sẽ có cơ hội cải thiện năng lực của mình. Ngoài ra, liên minh với Nga còn mang lại cho Bắc Hàn sự ủng hộ của Moscow tại Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với vị thế của Bình Nhưỡng trên trường quốc tế.

Về phía Nga, việc sử dụng binh lính Bắc Hàn là một phần trong nỗ lực giành được nhiều lãnh thổ nhất có thể trước khi chính quyền mới của Trump nhậm chức. Bởi Moscow tin rằng chính quyền Trump sẽ có thể áp đặt lệnh ngừng bắn ngay lập tức như một bước đầu tiên hướng đến các cuộc đàm phán. Nga đang liên tục đẩy quân vào các vị trí của Ukraine với hy vọng có thể giành được lợi thế trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu. Tuy nhiên, việc quân đội Nga phải chịu tổn thất rất lớn, đồng thời cũng làm lộ rõ sự thiếu hụt nhân lực khiến họ buộc phải dựa vào sự hỗ trợ của một đồng minh không mấy mạnh mẽ. Theo bộ tổng tham mưu Ukraine, Nga đã mất 2,200 binh sĩ trong một ngày Thứ Sáu vừa qua, đó là tỷ lệ thương vong trong một ngày cao nhất trong cuộc chiến. Hai lần khác mà Nga mất hơn 2,000 quân trong một ngày là vào ngày 11 và 29 Tháng Mười Một.

Tính đến Thứ Hai vừa qua, Nga có 777,720 binh sĩ thương vong. Thương vong phía Ukraine được ước tính bằng một phần ba con số này. Mặc dù có một số thông tin cho rằng Nga đang cố gắng tối thiểu hóa sự can dự của lính Bắc Hàn, đồng thời cũng cố gắng che giấu sự hiện diện của họ trên chiến trường, tuy nhiên những thông tin và hình ảnh rò rỉ cho thấy một thực tế khác. Nga thậm chí còn bị tố cáo là đã đốt xác lính Bắc Hàn nhằm che giấu sự thật về việc họ tham chiến.

Nga cũng đang phải đối mặt với những tổn thất nặng nề về vũ khí khí tài, mất gần 10,000 xe tăng, gần 20,000 xe bọc thép chở quân và 21,000 hệ thống pháo binh, thống kê của quân đội Ukraine. Mặc dù Nga vẫn tuyên bố giành được một số lãnh thổ nhất định, nhưng những thành quả này vẫn còn quá nhỏ bé so với những tổn thất mà họ phải gánh chịu, nhưng vẫn cố gắng đánh lừa dư luận bằng những tuyên bố chiến thắng giả tạo. Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Andrei Belousov khoe khoang rằng các lực lượng Nga đang chiếm được 11.5 dặm vuông lãnh thổ mỗi ngày, nhưng để có được kết quả đó, Nga mất gần 200 binh sĩ trên mỗi dặm vuông. Nếu cứ với tốc độ này, Nga sẽ mất 55 năm để chinh phục Ukraine.

Sau ba năm chiến tranh, Nga mất gần một nửa trong số 2,000 khẩu pháo tự hành bánh xích, phần lớn là do nòng súng bị mỏi. Gần đây, các video đã cho thấy hàng chục khẩu pháo M1989 do Bắc Hàn sản xuất đang ầm ầm di chuyển trên các toa tàu ở Nga. Được thiết kế để bắn phá Seoul, những khẩu pháo này bắn đạn 170mm, một cỡ đạn chỉ được sản xuất ở Bắc Hàn.

Trong khi đó, Ukraine lại đang tận dụng lợi thế này để tuyên truyền và kêu gọi binh lính Bắc Hàn đào tẩu khi hứa hẹn sẽ cung cấp cho họ một cuộc sống tốt hơn. Sự can dự của Bắc Hàn vào cuộc chiến đang trở thành một con dao hai lưỡi khi mà nó có thể gây ra những hậu quả không lường trước được. Rõ ràng là mối quan hệ giữa Nga và Bắc Hàn không đơn giản chỉ là một liên minh quân sự mà còn là một ván cờ chính trị phức tạp với những tính toán lợi ích riêng của từng bên. Và trong cuộc chơi này, quân đội Bắc Hàn có vẻ như đang trở thành một quân cờ có thể bị hy sinh bất cứ lúc nào.

Mặc dù Bắc Hàn có thể có những động cơ riêng của mình, nhưng sự can dự của họ vào cuộc chiến cho thấy rằng tình hình quân sự của Nga đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Và dù cho Nga có cố gắng che giấu sự thật này như thế nào đi chăng nữa, thực tế vẫn là quân đội Bắc Hàn đang trở thành một gánh nặng hơn là một sự hỗ trợ cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine. Và điều này cũng đặt ra những câu hỏi về tương lai của mối quan hệ giữa hai quốc gia này, cũng như ảnh hưởng của nó đến cục diện an ninh toàn cầu.

Cuối cùng, có thể thấy việc Bắc Hàn tham chiến Ukraine là sự kiện phức tạp với nhiều khía cạnh khác nhau. Mặc dù ban đầu việc gửi quân được xem là một động thái củng cố mối quan hệ giữa hai nước, nhưng thực tế lại cho thấy rằng quân đội Bắc Hàn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trên chiến trường và có thể trở thành một gánh nặng cho Nga.

Tóm lại, cuộc chiến Ukraine không chỉ là xung đột quân sự mà còn là một cuộc chiến tranh chính trị và kinh tế với nhiều bên liên quan và những toan tính riêng của mình. Trong đó, Bắc Hàn có lẽ chỉ là một quân cờ trên bàn cờ chính trị quốc tế đầy phức tạp này.

lequyen
Posts: 295
Joined: Sun May 22, 2011 6:22 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by lequyen »

Âm mưu, toan tính thất bại, Phúc rớt đài, Quảng run sợ
Minh Hải
26 tháng 12, 2024

Image
Ông Nguyễn Xuân Phúc (trái) và ông Nguyễn Văn Quảng. (Hình: VnExpress)

Thông tin đồn đoán Bí Thư Thành Ủy TP.Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đang bị Bộ Công An CSVN “sờ gáy” do trước đó cấu kết với cựu Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc tiến hành cuộc đảo chính nhưng… bất thành.

Năm 2025 sẽ là một năm hết sức căng thẳng, xuất hiện nhiều biến động trong chính trường Việt Nam, hàng triệu đảng viên CSVN sống trong tâm trạng hồi hộp, lo lắng hoặc rối loạn cảm xúc đứng ngồi không yên. Bởi lẽ, trước đại hội đảng lần thứ 14 diễn ra vào Tháng Giêng 2026, trong năm tới, CSVN tiến hành tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, tổ chức lại nhân sự các cấp từ địa phương cho đến Trung Ương, mà theo Phó Thủ Tướng Nguyễn Hòa Bình, sẽ có khoảng 100,000 cán bộ, công chức và viên chức bị ảnh hưởng.

Đây chính nguồn cơn của mọi đồn đoán về chính sự Việt Nam ở thời điểm hiện tại. CSVN cũng thừa nhận một sự thật rằng, ở vài địa phương của Việt Nam đang xuất hiện tình trạng đảng viên đương chức đương quyền có biểu hiện chờ sắp xếp, sợ va chạm, né tránh trách nhiệm, làm các hoạt động “đánh bóng” tên tuổi hoặc nghiêm trọng hơn là nói xấu, công kích lẫn nhau nhằm “hạ” người này, “nâng” người kia.


Ông Nguyễn Văn Quảng, bí thư Thành Ủy Đà Nẵng là một trong những trường hợp đang bị những đồn đoán bủa vây, xuất hiện từ các trang mạng xã hội, sau đó lan truyền ra cộng đồng người dân.

Những lời đồn đoán xâu kết chuỗi các sự kiện theo trình tự thời gian và không gian, địa điểm. Khởi đầu là vào ngày 6 Tháng Mười, 2017, Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị cách chức, liên quan đến bằng cấp và việc nhận quà biếu là xe hơi, hai căn nhà từ trùm mafia bất động sản Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”).

Việc các quan chức CSVN sử dụng bằng cấp giả để hợp thức hóa con đường quan chức, hay nhận quà cáp, nhận hối lộ từ các doanh nghiệp xưa nay không là chuyện lạ, giờ lại rùm beng đối với ông Anh.

Sự kiện này cũng là mở đầu thời kỳ rối ren trong bộ máy lãnh đạo chủ chốt tại Đà Nẵng. Phan Văn Anh Vũ bị Bộ Công An tống giam, kéo theo hàng loạt quan chức từ cấp thấp cho đến cao, từ lãnh đạo các sở-ngành cho đến các cựu lãnh đạo chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng lãnh án tù với sai phạm chủ yếu liên quan tham nhũng đất đai.

Ngay sau khi ông Anh bị cách chức, ông Trương Quang Nghĩa, bộ trưởng Bộ Giao Thông & Vận Tải được “điều” về Đà Nẵng để dàn xếp nhân sự, ổn định tình hình. Nhưng hơn ba năm nắm quyền tại Đà Nẵng, ông Nghĩa đã không để lại dấu ấn gì.


Tháng Mười, 2019, ông Nguyễn Văn Quảng, phó viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao được điều động có mặt tại Đà Nẵng giữ chức phó bí thư Thành Ủy để “kẹp nách” bên ông Nghĩa. Một năm sau, tại đai hội đảng, ông Quảng được “đặt” vào ghế bí thư Thành Ủy, thay ông Nghĩa.

Điều đáng nói là, trong khoảng thời gian từ năm 2016 cho đến tháng Một năm 2023, thời điểm ông Nguyễn Xuân Phúc với cương vị thủ tướng Chính Phủ và tiếp đến là chủ tịch nước đã xuất hiện tại Đà Nẵng cũng như làm việc với lãnh đạo chủ chốt của địa phương này với tần suất bất thường, nhiều hơn những người tiền nhiệm như cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hay cựu Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, Trương Tấn Sang.

Điều gì khiến ông Phúc đặc biệt quan tâm đến thành phố sông Hàn này? Không ít ý kiến của giới quan sát cho rằng, ông Phúc đã tranh thủ lúc Đà Nẵng rối ren, tạo ảnh hưởng, gia tăng thực lực. Ông Phúc có tham vọng ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư, kế tục ông Nguyễn Phú Trọng, chứ không dừng ở vị trí thủ tướng.

Tháng Chín năm 2018, Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời vì “bệnh lạ.” Hai tháng sau, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm chủ tịch nước. Ông Trọng vừa nắm quyền Đảng vừa nắm quyền Nhà Nước, “một đít hai ghế,” quyền lực tột đỉnh. Nhiều lãnh đạo thèm khát được như ông Trọng, trong đó có ông Phúc.

Nhìn ông Trọng, tham vọng của ông Phúc càng bùng cháy mạnh mẽ. Hơn bao giờ hết, ông Phúc muốn quyền lực của mình chí ít được như ông Trọng hoặc phải hơn. Nhưng để làm được điều này, ông Phúc thừa biết rõ với chiếc ghế thủ tướng mà đường đường chính chính đi thì khó có thể làm nên chuyện, nhất là khi ông Trọng đang ở thời điểm vừa có quyền lực tột đỉnh lại vừa có uy tín rất cao trong giới chóp bu CSVN.

Phải thực hiện một cuộc “đảo chính” thì mới may ra có cơ hội, đầu tiên ông Phúc biến Đà Nẵng thành thành trì, là “sân sau” phục vụ cho mưu đồ của mình giống như cha con cựu Thủ Tướng Dũng làm ở Kiên Giang. Nguyễn Văn Quảng chính là “con cờ” mà ông Phúc tích cực đưa về Đà Nẵng để làm việc cho Phúc, kèm lời hứa hẹn khi đại sự thành công sẽ cho Quảng ngồi vào chiếc ghế viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao, thành viên ban bí thư Trung Ương Đảng.

Ông Quảng sinh năm 1969, tuổi đời còn đủ để hoạn lộ tiến xa, bay cao và có lý do để chấp nhận theo và phục vụ cho tham vọng của ông Phúc. Mấy tháng sau khi ông Quảng làm bí thư Thành Ủy Đà Nẵng, ông Phúc được bầu làm chủ tịch nước, coi như tham vọng đã thành công một nửa.

Kinh tế thành phố Đà Nẵng từ thời ông Nguyễn Xuân Anh cho đến ông Nguyễn Văn Quảng hiện tại tăng trưởng chậm, có lúc chững lại, có hàng ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc tuyên bố phá sản. Còn có thông tin từ nội bộ cầm quyền Đà Nẵng tiết lộ rằng, kể từ khi ông Quảng nắm quyền đã thực hiện đường lối làm tê liệt kinh tế Đà Nẵng như không ký, không duyệt hoặc không tích cực tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc các dự án lớn. Ông Quảng còn trắng trợn chuyển giao quyền lợi, các hợp đồng làm ăn lớn tại Đà Nẵng cho các doanh nghiệp “sân sau” của gia đình Nguyễn Xuân Phúc, những doanh nhân nào phản kháng sẽ bị gán ghép tội và loại trừ. Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính phục vụ bất chính cho cá nhân và gia đình ông Phúc.

Tuy nhiên, âm mưu đảo chính của Phúc-Quảng sớm bị phát giác và ngăn chặn, đứng đầu là cặp bài trùng Nguyễn Phú Trọng-Tô Lâm.

Ngày 17 Tháng Giêng, 2023, Trung Ương Đảng CSVN tước hết chức vụ của ông Nguyễn Xuân Phúc như: ủy viên Bộ Chính Trị, ủy viên Trung Ương Đảng, chủ tịch hội đồng quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021–2026. Ông Phúc cũng bị Quốc Hội miễn nhiệm chức chủ tịch nước. Âm mưu “đảo chính” của Phúc đến đây kết thúc một cách thảm hại.

Âm mưu, toan tính thất bại, Phúc rớt đài, Quảng run sợ. Bộ Công An giờ đây tập trung thu thập tất cả bằng chứng để khởi tố, tống giam Quảng. Số phận người lãnh đạo đảng của thành phố lớn Đà Nẵng – Nguyễn Văn Quảng sẽ “được” về hưu sớm cùng với ông Phúc, hay vào “nhà đá” ngồi “bóc lịch?”

Post Reply