TIN ÚC CHÂU

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
Post Reply
KHương
Posts: 152
Joined: Sun Mar 20, 2005 2:44 am

Post by KHương »

Nguyễn_Sydney wrote:Cám ơn cô K Hương rất nhiều , đã post bài trên . được xem như là người đồng hương Vancouver ủng hộ tinh thần cho đồng hương ở Úc châu nói chung và đồng hương ở Canberra và Sydney nói riêng .Đập tan âm mưu Văn hoá vận của Cộng sản .

tôi sẽ có mặt trong 2 cuộc biểu tình ở Canberra và Sydney ,sẽ tường thuật sau .
Anh Năng à. Ỡ đây tàn bà già giết giặc không hà :D. Ngoài chiện đập còn biết múa kím, đánh chưỡng, bắn súng nữa 8). Lúc nào cũng ũng hộ các anh chống cộng mà :P

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Canberra và Sydney nổi sóng: Hơn 15,000 người biểu tình chống văn hóa vận CSVN 04 November 2005 - 13:57

Image


DÂN VIỆT: Trong một tuần lễ được ghi nhận là sôi động nhất trong hơn 30 năm sinh sống yên lành của cộng đồng người Việt ở Úc, bốn cuộc biểu tình quy mô trên phạm vi cả nước đã và sắp diễn ra với tinh thần sôi sục đấu tranh chưa từng thấy với sự tham dự cả hàng chục ngàn người ở thủ đô Canberra và hai thành phố lớn Sydney và Melbourne. Mục tiêu của các cuộc tranh đấu ấy là bày tỏ thái độ phản kháng nhà cầm quyền cộng sản ở Việt Nam qua sự thách thức trực tiếp và công khai của Hà Nội dưới hình thức các buổi văn nghệ tuyên truyền cho chế độ nhân dịp đánh dấu 60 năm cai trị của đảng CSVN.

Theo ghi nhận của Dân Việt, cuộc biểu tình ở Canberra ngày thứ Hai 31.10 có khoảng 2,000 người tham dự và ở Sydney ngày thứ Tư 2.11 khoảng 12,000 người. Tờ Canberra Times loan tải cuộc biểu tình 31.10 ở thủ đô là “quy mô nhất trong nhiều năm qua” trong khi nhật báo The Sydney Morning Herald cho biết hơn 8,000 người đã tham dự biểu tình 2.11. Theo ước lượng của một sĩ quan chỉ huy lực lượng cảnh sát giữ trật tự tại chỗ, khoảng 10,000 người đã có mặt trong các khu vực chung quanh Tòa Thị chính Sydney, nơi đoàn “Duyên dáng Việt Nam” trình diễn trong đêm 2.11. Tuy nhiên, số người tham dự đã tăng lên đáng kể khi những chuyến xe lửa từ nhiều vùng ngoại thành đổ về trung tâm thành phố vào trước giờ trình diễn và họ đã đứng tràn ra cả hai bên một đoạn đường dài ngoài khu vực dành riêng cho đoàn biểu tình.

Từ Canberra, giòng thác tuôn trào...

[right]http://www.danviet.com.au/bieutinh/images/IMG_3568.jpg[/right]Thủ đô Canberra, nơi chỉ có một số ít người Việt cư ngụ, đã trở thành nơi thử lửa đầu tiên của cuộc “đụng độ lịch sử” giữa chế độ cai trị trong nước và cộng đồng người Việt hải ngoại trên mặt trận đấu tranh văn hóa khi nhà cầm quyền CSVN chọn hí viện Canberra Theatre làm nơi ra mắt chương trình Đại nhạc hội DDVN vào đêm thứ Hai 31.10 vừa qua.
Với sự tiếp sức của các cộng đồng từ New South Wales, Victoria và Queensland, Ban tổ chức biểu tình ở thủ phủ ACT đã vận động được khoảng 2,000 người chống lại màn văn hóa vận núp bóng dưới cả trăm ca sĩ tên tuổi và người mẫu mỹ miều trong chương trình. Cùng với các vị lãnh đạo cộng đồng ở địa phương như các ông Lê Công và Đoàn Việt Trung, cuộc biểu tình còn có sự tham dự của nhiều vị đại diện dân cử cấp liên bang như Dân biểu Michael Hatton (Lao Động, đơn vị Blaxland) và Dân biểu Chris Bowen (Lao Động, đơn vị Prospect), hai khuôn mặt quen thuộc luôn hỗ trợ cho các vấn đề quan tâm của cộng đồng người Việt.

Trước đó, vào buổi chiều cùng ngày, hai dân biểu Allan Cadman và Chris Bowen cũng đã phát biểu tại Hạ viện – và được chính thức ghi vào biên bản họp của Quốc hội Liên bang – về sự cai trị độc tài của nhà cầm quyền CSVN trong 60 năm qua và lên tiếng hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của cộng đồng người Việt ở Úc đòi hỏi tự do và dân chủ cho Việt nam.
Một điểm mà nhiều người ghi nhận là tuy được phát vé miễn phí (gần 1,500 vé được phân phối cho các du sinh và gia đình, các cơ quan ngoại giao và những cơ sở kinh tài có hoạt động ở Việt Nam) nhưng số khán giả đến xem DDVN được mô tả là khá thưa thớt (trong khi tờ Thanh Niên của Nguyễn Công Khế mô tả trong số báo điện tử ngay hôm sau là “chật rạp”). Theo ước lượng của các “khán giả” lọt vào bên trong, hội trường vào giờ mở màn có khoảng 600 - 800 người dù nó có sức chứa đến hơn 1,000. Phần lớn những người đi xem là du học sinh từ miền bắc Việt nam và khoảng 1/3 là người Úc hoặc nhân viên ngoại giao đoàn. Họ đã phải đi tránh địa điểm tập trung của đoàn biểu tình để vào bên trong bằng lối cửa hông từ phía sau nhà hát. Một số vì e ngại đụng chạm hoặc không cảm thấy thoải mái đã bỏ dở chương trình để ra về nửa chừng.

Tuy giờ khai mạc diễn ra như dự định nhưng chương trình bất ngờ bị “thay đổi” bởi một tiết mục ngoạn mục không có trong kịch bản: sự phản kháng tại chỗ (trong hội trường) của bốn thanh niên Việt Nam (3 nam, 1 nữ) tố cáo sự chà đạp nhân phẩm phụ nữ, tước đoạt nhân quyền và đàn áp tôn giáo bởi chế độ CSVN.

Sau diễn văn khai mạc lê thê của Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bằng, người nổi tiếng khắp thế giới với biệt danh “Đại sứ mò sò” vì bị bắt quả tang về hành động bắt sò trộm khi còn giữ chức Đại sứ CHXHCNVN ở Hoa Kỳ) và bài đáp từ ngoại giao của TNS Peter Flitter, Chủ tịch hội Úc – Việt có khuynh hướng thân cộng, bốn thanh niên trong nhóm Tuổi trẻ Việt nam Lên đường đã đứng dậy, rời khỏi hàng ghế và cởi áo khoác để lộ áo thun in hình cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH và hô lớn những khẩu hiệu đòi hỏi dân chủ, nhân quyền và tự do cho Việt Nam. Các cán bộ an ninh của CSVN đã lập tức vây chặt họ. Chúng đã bộc lộ thái độ côn đồ chuyên nghiệp “có giáo dục” (theo lời của Trưởng ban tổ chức Nguyễn Công Khế, chương trình DDVN chỉ dành cho những người “có giáo dục”) và một hoặc hai “người Việt từ Cabramatta” (theo sự nhận diện của các nạn nhân) bằng hành động bạo hành như cướp máy ảnh và giật phim của các thanh niên này. Chúng cũng đã bẻ gãy chiếc memory card trong máy ảnh của một thanh niên đó (tên Phú, thuyền nhân tỵ nạn trên chiếc Hào Kiệt) nhưng đã phải trả lại sau lệnh của cảnh sát Úc. Sau hành vi côn đồ đó, nhiều khán giả ngoại quốc đã bỏ về. Không khí trong hội trường từ đó cho đến khi chấm dứt chương trìng đã trở nên nặng nề và căng thẳng.

Cuộc biểu tình kết thúc trước nửa đêm và được đánh giá như một biến cố lớn trong lịch sử cộng đồng người Việt ở Canberra, nơi chỉ vỏn vẹn vài ngàn người Việt sinh sống rải rác khắp vùng lãnh thổ rộng lớn của thủ đô Úc nhưng luôn đứng đầu sóng ngọn gió qua nhiều cuộc biểu tình cấp liên bang.

Đến Sydney, bão sóng nổi lên...

[left]http://www.danviet.com.au/bieutinh/images/IMG_3561.jpg[/left]Không khí biểu tình bắt đầu sôi sục từ sáng khi nhiều đồng hương ở các vùng miền tây nam Sydney phát giác một “trò bẩn” của Tòa Đại sứ VC: tất cả các chồng báo The Australian tại những đại lý phân phối đều bị mua sạch từ sớm. Lý do: Cộng đồng NVTD Úc châu đã đăng một thông báo tố cáo tội ác 60 năm của chế độ CSVN trên tờ báo có số in hàng triệu ấn bản mỗi ngày và được phát hành trên toàn quốc này. Tuy hành động “lấy thúng úp voi” nhằm bưng bít sự thật đó chỉ là một trò hề trong xã hội văn minh và dân chủ như Úc nhưng nó đã thổi bùng lên cơn bão sóng phẫn nộ.

Ở Úc này mà Hà Nội còn giở trò láu cá như vậy thì trong nước làm gì có được một sinh hoạt ngôn luận tự do như chế độ rêu rao, ngoại trừ những tờ báo viết theo lệnh đảng như Thanh Niên do Nguyễn Công Khế cầm đầu. Chiến thuật bịt miệng đó đã gây nên một hiệu quả ngược tai hại gấp trăm lần ngoài ý muốn của Tòa Đại sứ VC vì tin này được truyền miệng nhanh chóng trong cộng đồng, được các cơ quan truyền thông Úc khác khai thác và được đặt thành vấn đề trong các nghị trường quốc hội. “Chiến thuật quen xài” trong nước đó của Hà Nội đã góp phần châm ngòi cho ngọn lửa đấu tranh để nó nổ bùng thành sự phản kháng quy mô nhất chưa hề diễn ra trên đường phố trung tâm Sydney.

Mới từ 5 giờ chiều, hàng ngàn người đã đổ về Sydney Town Hal trước khi Ban tổ chức kịp hoàn tất các tấm phông lớn và hệ thống âm thanh. Sự hưởng ứng nồng nhiệt với lời kêu gọi của các Ban chấp hành NVTD trên toàn quốc của đồng hương đã làm bất ngờ cho cả lực lượng hàng trăm cảnh sát được huy động đến nơi để duy trì trật tự chung trong khu vực. Họ đã phải tăng cường thêm nhân sự và phương tiện để bảo vệ an ninh tại hiện trường. Những chuyến xe lửa tới tấp từ Cabramatta, Fairfield, Bankstown, Lidcombe, Marrickville... đã liên tiếp đổ xuống dòng thác người đến địa điểm biểu tình suốt nhiều giờ. Con số hành khách gia tăng đột ngột đó đã khiến cho nhiều người Úc bình thường trên những chuyến xe này tò mò tìm hiểu và một số lớn đã bày tỏ sự ủng hộ của họ khi được biết mục tiêu đấu tranh của cộng đồng ngưòi Việt ở Úc.



Điểm rõ nét đầu tiên của chúng tôi là cuộc biểu tình đã diễn ra trong khí thế sôi sục suốt hơn 4 giờ dù vẫn giữ được thái độ ôn hòa và tôn trọng luật pháp. Nhiều người đi xem DDVN, cả Úc lẫn Việt, được trao những tài liệu và bằng chứng tố cáo tội ác của chế độ CSVN trong 60 năm cầm quyền. Không một sự kiện đáng tiếc nào đã xảy ra và một số người – có thể vì cảm thấy không thoải mái hoặc đã nhìn rõ ý đồ tuyên truyền của Hà Nội – đã xé vé ra về trong tiếng vỗ tay hoan hô của đoàn biểu tình. Điểm đáng ghi nhận khác: trong khi những người đến xem hát (đại đa số là du sinh từ Việt Nam “được” Tòa đại sứ CSVN lên danh sách và phát vé miễn phí) cúi đầu xếp hàng trong thái độ miễn cưỡng trong vòng bảo vệ của cảnh sát, đoàn biểu tình đã nhiệt thành “mời” họ hãy can đảm xin tỵ nạn ở Úc để được sống trong nhân phẩm và tự do đích thực. Trong rừng cờ Úc – Việt và những chiếc bong bóng vàng in ba sọc đỏ với những khẩu hiệu đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, những bản hùng ca và tình tự quê hương đã được phát thanh liên tục vang dậy góc phố tấp nập nhất của Sydney, tạo sự chú ý cho hàng chục ngàn người Úc dạo phố đêm. Trên các bậc thang có trải thảm đỏ dẫn đến lối vào hội trường cách xa khoảng 10 mét từ đoàn biểu tình, những khuôn mặt đăm đăm tức giận của các cán bộ CSVN càng làm tăng thêm sự thất bại thảm hại của buổi diễn.

Giống như các lãnh tụ từ Hà Nội mỗi lần đến Úc, nhóm tổ chức và các thành viên biểu diễn trong chương trình DDVN đều phải đi vào hội trường bằng cổng hậu trong những chiếc xe kín mít được bảo vệ bởi các nhân viên an ninh hàng trăm người. Đây là một thất bại hiển nhiên của Hà Nội khi, trên tờ báo Thanh Niên (cơ quan tuyên truyền của đoàn TNCSVN và cũng là người tổ chức các show trình diễn này), tuyên bố rằng DDVN là “một sự giao lưu văn hóa hoành tráng và quy mô nhất từ trước đến nay” với Việt kiều ở hải ngoại. Người ta không thấy có bất cứ một cử chỉ hoặc sự xuất hiện “giao lưu” nào của các nghệ sĩ trong chương trình với hàng chục ngàn “khán giả đồng hương” đang chờ đón họ bên ngoài như được quảng cáo rầm rộ trên trang mạng của tờ báo này.



[right]http://www.danviet.com.au/bieutinh/images/IMG_3564.jpg[/right]Ở bên trong, chương trình được khai mạc đúng giờ, cửa hội trường được khóa lại và nghiêm cấm mọi sự ra vào, nhưng đã kết thúc sớm hơn dự định vì không khí căng thẳng sau một diễn biến bất ngờ. Trong số khách mời đặc biệt có Bà Toàn quyền NSW Marie Bashie và các nhân viên ngoại giao quốc tế ở Úc. Một số khá đông khán giả khác là những “đại gia” từ Việt nam tháp tùng trên chuyến bay đặc biệt của Hàng không Việt Nam với giá vé hơn $2,000 để đến Úc xem DDVN, một chương trình mà ngay ở Việt Nam cũng không dàn dựng nổi. Về phía đại diện chế độ CSVN, cũng vẫn là các khuôn mặt từng xuất hiện trong chương trình DDVN ở Canberra như Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bằng, Tổng biên tập báo TN Lê Công Khế (trưởng ban tổ chức) và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phan Việt Muôn (người phụ trách kiều vận và công an).

Theo lời kể của một khán giả, khoảng 800 đến 1000 người đã dự buổi đại nhạc hội, đa số là du học sinh và gia đình. Hội trường còn rất nhiều ghế trống và một số đã bỏ ra về vào giữa buổi trình diễn. Chương trình đã được thực hiện với “chất lượng cao” vì gồm toàn những tài năng hàng đầu của Việt Nam, nhưng không khí khá ngột ngạt và căng thẳng sau khi một nữ khán giả bất ngờ tiến lên sân khấu hô khẩu hiệu “Đả đảo cộng sản” và “Tự do cho Việt Nam”. Diễn biến trên xảy ra ngay sau khi ca sĩ Elvis Phương vừa chấm dứt bài hát “Áo anh sứt chỉ đường tà” của Phạm Duy, hai nghệ sĩ bị cộng đồng người Việt hải ngoại phỉ nhổ vì thái độ tự phủ nhận tư cách tỵ nạn chính trị của họ để được Hà Nội “cho phép hành nghề” trong nước.



[left]http://www.danviet.com.au/bieutinh/images/IMG_3566.jpg[/left]Theo tin riêng của Dân Việt, nữ khán giả này dù không có vé nhưng đã lọt qua bốn chặng kiểm soát gắt gao (ghi danh, soát vé, an ninh và hướng dẫn đến chỗ ngồi) nhờ một mẹo vặt qua mắt hàng trăm cán bộ CSVN và nhân viên Úc. Vờ như một người lên tặng hoa, chị đã vượt qua hàng rào dày đặc gồm khoảng 40 nhân viên bảo vệ đứng dọc hai bên trước sân khấu, chỉ mặt Elvis Phương hét to “Đồ phản bội!” và hô lớn “Down with Vietnamese Communism”, “Freedom For Vietnam” trước khi lực lượng an ninh Úc kịp trở tay. Chị bị ít nhất 4 vệ sĩ to lớn áp tải ra khỏi hội trường và lực lượng bảo vệ an ninh đã quyết định “giữ nữ khán giả này bên trong cho đến giờ vãn hát” vì e ngại sự công bố diễn biến trên ra bên ngoài sẽ càng làm tăng thêm sự phẫn khích cho đoàn biểu tình.

Qua thân nhân của hai nghệ sĩ giấu tên có mặt trong chương trình DDVN, Dân Việt cũng được biết hoàn cảnh và tâm sự của một số diễn viên trong chuyến lưu diễn Úc châu này. Họ cho biết đáng lẽ việc phổ biến văn hóa Việt nam sang nước ngoài là một ước mơ và hãnh diện của bất kỳ nghệ sĩ nào nhưng khi biết được lý do chống đối của cộng đồng người Việt hải ngoại, họ đã cảm thấy xấu hổ và không được thoải mái khi trình diễn. Họ tiết lộ rằng, trái ngược với những lời đánh bóng trên tờ Thanh Niên, chưong trình đã được sắp xếp một cách lôi thôi, vụng về và chỉ trông cậy vào tài năng cá nhân của các nghệ sĩ. Vì lý do “bảo mật”, những người tham dự biểu diễn trong chương trình chỉ được báo trước 3 tuần trước khi lên đường kèm theo lời “nhắn nhủ” đây là sứ mạng phục vụ cho đảng, một hình thức gián tiếp cảnh cáo rằng họ sẽ “không có chỗ đứng” nếu không tham gia chuyến lưu diễn này.


Tại cuộc biểu tình, ngoài những nhân vật uy tín và dày dạn kinh nghiệm đấu tranh như Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, Kỹ sư Phan Đông Bích, Luật sư Nguyễn Văn Thân, Kỹ sư Đoàn Việt Trung, Chiến sĩ Võ Đại Tôn và các vị lãnh đạo cộng đồng khác từ những tiểu bang và vùng lãnh thổ (ACT, Queensland, Wollongong, Victoria, South Australia v.v..) người ta đặc biệt ghi nhận sự dấn thân tranh đấu của thế hệ hậu duệ. Với khả năng Anh – Việt ngữ lưu loát, tinh thần yêu trọng tự do và công bằng xã hội của người trẻ, các anh chị em như Bác sĩ Nguyễn Hoàng Thanh Tâm, Luật sư Đỗ Trí Dũng, cựu Nghị viên Trần Văn Nhân, cô Tuyết Nhung v.v.. đã tạo thêm một không khí mới, khỏe mạnh và hiệu quả, qua những phương tiện truyền thông hiện đại để loan tải tại chỗ tin tức về cuộc biểu tình đến mọi cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Họ cũng đã chứng tỏ bản lãnh vững vàng qua các cuộc phỏng vấn của những tờ báo và đài truyền hình Úc, Việt và quốc tế trong biến cố này.

Cuộc biểu tình còn được sự hỗ trợ đặc biệt từ Phong trào Cửu bình (9 điểm bình luận về sự tất bại của chủ nghĩa cộng sản) trong cộng đồng người Hoa ở Úc. Nhiều diễn giả uy tín của phong trào này đã phát biểu mạnh mẽ rằng chỉ trong thời gian ngắn nữa các chế độ cai trị độc đảng cộng sản sẽ tiêu vong trên toàn thế giới.
Image Sự hiện diện và phát biểu được nồng nhiệt chào đón đặc biệt khác là từ Thượng nghị sĩ NSW David Clark, người bày tỏ “ước mơ lớn nhất của đời tôi là được tham dự một buổi đại nhạc hội ngay tại Nhà hát Hà Nội trong một nước Việt Nam dân chủ và tự do”. Là một người luôn sát cánh với cộng đồng tỵ nạn Việt Nam trong các cuộc đấu tranh, ông cực lực lên án 60 năm cai trị của đảng CSVN là “một thời kỳ u ám và nhục nhã nhất trong lịch sử” và sẽ mạnh mẽ đòi hỏi chính phủ Úc duyệt xét lại ngân khoản viện trợ $70 triệu mỗi năm cho Hà Nội để nó không bị lãng phí vào những màn tuyên truyền trơ trẽn như DDVN. Một diễn giả khác, ông Barry Tubner, Đại diện Nghiệp đoàn TCF, cũng đã tạo nên những tràng pháo tay như sấm nổ vọng vào bên trong hội trường khi ông lên án Hà Nội cấm đoán các quyền tổ chức và hoạt động nghiệp đoàn độc lập, đàn áp tôn giáo và tước đoạt nhân quyền.

Cũng trong cuộc biểu tình này, một đại diện của Văn khố Thuyền nhân Việt Nam đã vạch trần trước các cơ quan truyền thông Úc và quốc tế về bản chất dã man “mất cả tính người” của chế độ CSVN qua hành động trả thù người chết khi Hà Nội tạo áp lực buộc hai chính phủ Nam Dương và Mã Lai phá hủy những tấm bia tưởng niệm hàng trăm ngàn thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam trên các đảo Galang và Bidong. Ông nói: “Khi Thủ tướng Phan Văn Khải sang Mỹ và tuyên bố sẵn sàng nói chuyện hòa giải với cộng đồng người Việt ở hải ngoại hồi tháng 6 vừa qua, nhà cầm quyền CSVN đã dọn đường bằng hành động đập phá tấm bia tưởng niệm những thân nhân của họ trên đảo Galang. Trước khi đoàn văn công Duyên dáng Việt nam đến Úc lần này, Hà Nội cũng đã đập nốt tấm bia còn lại trên đảo Bidong. Đối với người chết mà chế độ CSVN còn làm như vậy thì mọi hành động bất nhân nào cũng đều chỉ là phương tiện để cho những kẻ cai trị tiếp tục duy trì quyền lực.”

Cuộc biểu tình đã chấm dứt cùng lúc với sự kết thúc chương trình DDVN vào quãng 11 giờ khuya. Hầu như tất cả mọi người đều hứa hẹn “sẽ gặp lại” tại các cuộc biểu tình ở Bankstown (thứ Sáu 4.11 và Melbourne” (Chủ nhật 6.11), cũng để chống chiến dịch văn hóa vận theo Nghị quyết 36 của CSVN. Các vị chỉ huy của lực lượng cảnh sát đã đến thân ái bắt tay và khen ngợi tính kỷ luật, tôn trọng luật pháp của ngưòi Việt, một điều mà họ biểu dương như một mẫu mực sinh hoạt công cộng “hiếm thấy trong các cuộc biểu tình có hàng chục ngàn người như vậy”.
Image Tin thêm:
********************
(Bản dịch nguyên văn theo tin của The Canberra Times (thứ Tư 2.11.2005), nhật báo có số phát hành cao nhất ở thủ đô Canberra)


Những người tranh đấu cho nhân quyền chẳng thấy “duyên dáng” gì cả trong chuyến biểu diễn của các nghệ sĩ Việt Nam

Những khán giả đến Canberra Theatre để xem đại nhạc hội Duyên dáng Việt nam vào tối thứ Hai đã được đón chào bằng một cuộc biểu tình quy mô nhất trong nhiều năm qua tại khu vực Civic ở trung tâm thủ đô.

Với tiếng trống vang dội, những người biểu tình đã đưa cao biểu ngữ và hô lớn khẩu hiệu chế nhạo cái “duyên dáng” của đại nhạc hội này, số lượng đông đảo những người Việt Nam cư ngụ ở Canberra đã phản đối chống lại chuyến lưu diễn của hơn 90 nghệ sĩ từ Việt Nam.

Đại nhạc hội - với sự tham dự của Thứ trưởng Ngoại giao VC Lê Văn Bằng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên VC Nguyễn Công Khế và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ VC Phan Việt Muôn – cũng đánh dấu kỷ niệm 15 năm tái lập đường bay giữa hai nước vì người ta tin rằng Úc hiện là một trong 10 nước hàng đầu có số du khách đến Việt Nam.
Khi lọt vào được bên trong hội trường, nhiều người biểu tình đã đứng dậy từ chỗ ngồi và hô lớn khẩu hiện “Nhân quyền cho Việt Nam” trước khi họ bị nhân viên an ninh đưa ra ngoài. Cùng lúc ấy, người ta có thể nghe rõ tiếng trống vọng vào bên trong từ ngoài cửa nhà hát.

Chủ tịch Hội Úc – Việt Peter Filter nói với khán giả trong nhà hát rằng trong khi ông hy vọng Việt Nam sẽ nhanh chóng chuyển đổi chế độ sang một chính thể dân chủ, phương cách phản đối của những người biểu tình là “không giúp ích” cho tiến trình này. Ông tin rằng sự đối thoại mới là thích hợp hơn.

Được quảng cáo như là “một chương trình văn hóa Việt Nam vĩ đại nhất chưa hề có ở Úc”, đại nhạc hội này đã đưa ra những ca nhạc sĩ và siêu mẫu nổi tiếng từ Việt Nam.

Dù phát ngôn viên của Nhà hát Canberra Theatre nói họ chẳng biết gì về chuyện cuộc biểu tình sẽ diễn ra nhưng các thành viên trong cộng đồng người Việt ở Canberra cho biết họ đã thông báo sự kiện ấy từ hôm thứ Hai rằng họ dự định tổ chức một cuộc phản kháng để “tố cáo những tội ác của chế độ CSVN và đòi hỏi tự do và nhân quyền”. Những người biểu tình nói rằng những kẻ cai trị cộng sản Việt nam đã trở thành giai cấp tư bản đỏ thống trị. Họ cũng cáo giác rằng “trong khi chúng đốt tiền để mang 16 siêu mẫu đến Úc để khoe khoang hai màn biểu diễn trang phục áo dài thì có ít nhất 16,000 cô gái Việt Nam đã bị bán làm nô lệ tình dục”.

****************************
Phát biểu tại Quốc hội Liên bang Úc của Dân biểu Allan Cadman (đảng Tự Do, đơn vị Mitchell) và Dân biểu Chris Bowen (đảng Lao Động, đơn vị Prospect) ngay trước khi chương trình Duyên dáng Việt Nam khai diễn ở Canberra. Những bài phát biểu này được ghi lại trong hồ sơ lưu trữ chính thức của Quốc hội Liên bang Úc.

Dân biểu Allan Cadman:
“Tôi xin lưu ý quý đồng viện về sự kiện rằng chúng ta đang liên hoan kỷ niệm 30 năm định cư của người tỵ nạn từ Việt Nam. Tôi cũng xin lưu ý quý đồng viện về cái gọi là các buổi đại nhạc hội liên hoan đang được tổ chức bởi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở Sydney và Canberra. Tôi nhận thấy cái gọi là liên hoan này rất gây xáo trộn. Cuộc liên hoan đó thực sự chỉ là liên hoan 60 năm của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Đó là một hành vi xúc phạm kinh khủng đối với những người Việt Nam đến Úc và chấp nhận đất nước này như là quê hương của họ. Chế độ CSVN nói rằng “Chúng tôi là người thắng trận trong cuộc chiến. Chúng tôi có một chế độ tuyệt vời ở Việt Nam. Hãy xem quý vị đã mất mát như thế nào khi trở thành người tỵ nạn và đến Úc.”

Tôi là một thành viên trong chính phủ từng quyết định đón nhận những người tỵ nạn từ Việt Nam. Quyết định tỵ nạn không phải là chuyện dễ dàng đối với nhiều người của họ, nhưng họ đã thực hiện một sự đóng góp kỳ diệu cho xã hội của chúng ta. Họ đã làm việc cần cù và đã hy sinh to lớn cho con cái để chúng có được những vị trí trong mọi sinh hoạt trong đời sống Úc. Tôi muốn được ghi nhận công sức của họ. Họ đã đạt được những thành tự kinh tế cho mình, nhưng khi người ta nhìn lại những điều đã diễn ra ở Việt Nam dưới sự cai trị của chế độ độc đảng – như sự hạn chế quyền tự do của người dân, bị ngăn cấm di chuyển, nhiều người bị bắt giam về niềm tin Phật giáo và Công giáo của mình – người ta có thể nhìn thấy rằng họ đã bị trừng phạt vì nói lên tiếng nói cho tự do.

Tôi muốn khuyến khích tất cả người Úc tẩy chay cuộc liên hoan 60 năm chế độ cộng sản ở CHXHCNVN vì đó thực sự là một cuộc liên hoan của sự mất mát tài sản và chịu đựng khổ đau, của sự chết chóc và tội ác chống lại tự do và tình người do chế độ này thực hiện. Đau đớn thay, phần lớn sự cai trị độc ác đó vẫn còn tiếp diễn.

Theo số thống kê trong cuộc kiểm tra dân số 2001, có 174,237 người nói tiếng Việt đã đến Úc với tư cách tỵ nạn. Họ đã chấp nhận đất nưóc này là quê hương. Cộng đồng người Úc gốc Việt đã tổ chức vô số các công tác cứu trợ nhân đạo và đã tham dự các chiến dịch gây quỹ cho Bệnh viện Nhi đồng Royal Children’s Hospital cũng như cho những thiên tai ở ngoại quốc. Nhiều thành viên trong cộng đồng đã nhận được huy chương danh dự nhân ngày Quốc khánh Úc về sự đóng góp của họ cho đất nước này.

Một vài việc vừa diễn ra theo lời yêu cầu của Hà Nội đang gây một sự phẫn khích cao độ. Theo yêu cầu của Hà Nội, Nam Dương và Mã lai đã phá hủy các tấm bia tưởng niệm thuyền nhân vì Hà Nội không muốn bị nhắc nhở rằng những người đã thực sự ra đi khỏi đất nước đó để trốn khỏi thái độ khủng bố và độc tài của chế độ. Việt Nam cũng có vấn đề tham nhũng. Năm ngoái, tổ chức Minh bạch Quốc tế đã xếp Việt Nam vào hạng 102 trên thế giới. Năm nay, vị thứ đó tụt xuống 107 trong số 140 quốc gia. Cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn. Các nhà lãnh đạo tôn giáo, như Hòa thượng Thích Quảng Độ, đang bị quản thúc tại gia. Vào dịp Lễ Phục sinh năm ngoái, chế độ CSVN đã giết chết hàng trăm ngưòi Thượng ở vùng cao nguyên miền trung vì họ biểu tình ôn hòa đòi lại quyền sở hữu đất đai và tự do tôn giáo. Giới truyền thông, nghiệp đoàn và mọi hiệp hội đều bị đảng Cộng sản kiểm soát.

Tôi muốn ghi nhận sự đóng góp của một số người kiên quyết tranh đấu cho sự tự do và tương lai của nhân dân Việt Nam khi họ phản đối sự liên hoan 60 năm cai trị của CSVN. Họ là ông Đoàn Việt Trung, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, Bác sĩ Bùi Trọng Cường, ông Nguyễn Luyện, Kỹ sư Phan Đông Bích, ông Lê Văn Công và ông Nguyễn Thế Phong. Tất cả những người này là các vị lãnh đạo của một cộng đồng tiêu biểu cho tự do. Họ là những người Úc tuyệt vời và tôi hãnh diện gọi họ là những công dân Úc xuất sắc vì họ đã tranh đấu một cách can đảm và vinh quang cho lý tưởng tự do, giá trị và truyền thống vĩ đại của quốc gia chúng ta...”

Dân biểu Chris Bowen:
“Đêm nay ở Canberra, cách đây không xa, một đại nhạc hội mệnh danh là “Duyên dáng Việt Nam 2005” được trình diễn. Đại nhạc hội này được bảo trợ bởi chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam để liên hoan kỷ niệm 60 năm cai trị. Một điều quan trọng mà Quốc hội Liên bang Úc nên ghi nhận là nhiều người Việt ở Úc không cảm thấy có gì để liên hoan cả.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã đánh giá chế độ Hà Nội vào hạng 102 trong số 140 quốc gia. Việt Nam là một trong bốn nước Á châu bị xếp cuối bảng về tình trạng tham nhũng và tình trạng mập mờ trong sự cầm quyền. Trong năm 2004, Hội Ký giả Không Biên giới cũng đã xếp hạng chế độ Hà Nội thứ 161 trong số 167 quốc gia.

Về mọi vấn đề nhân quyền, chế độ cộng sản đang đàn áp tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội chính trị ở Việt Nam, nơi mà đại nhạc hội “Duyên dáng Việt nam” giàn dựng để liên hoan (ở Canberra) đêm nay.

Dĩ nhiên, trong vài năm qua đã có một sự nới lỏng trong nền kinh tế của Việt nam. Sự tự do kinh tế này cần phải được thực hiện đồng bộ với tự do chính trị. Một số đông đảo người Úc gốc Việt sẽ tham gia cuộc biểu tình tại đại nhạc hội này vào đêm nay và tại Sydney vào ngày thứ Tư.

Tôi biết một số đại diện dân cử sẽ đến tham gia với họ trong các cuộc biểu tình đó. Từ ngôi nhà lập pháp này, tôi gửi lời ủng hộ của Quốc hội Liên bang đến những người biểu tình này và cam kết sẽ tiếp tục đứng lên tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam.”


danviet.com.au/news

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Cộng đồng người Việt đòi hỏi
chính phủ Úc tái xét viện trợ cho CSVN
Image [Bản Tin CĐNVTD/UC 02/11/2005] Sáng nay, báo The Australian đăng một thông điệp của Cộng Đồng Người Việt Tự Do kêu gọi người dân Úc ủng hộ 2 đề nghị. Một là chính quyền Úc nên ra lịnh để điều tra coi tiền viện trợ của Úc đã bị nhà nước CSVN bòn rút bao nhiêu. Hai là tái xét để coi trong tương lai còn cần viện trợ bao nhiêu nữa, và, nếu còn, thì hãy dùng một số tiền viện trợ để bảo vệ nhân quyền của người dân Việt.
Ban Chấp Hành kêu gọi độc giả và đồng hương đến điạ chỉ website có đăng trên Thông Điệp, tức www.AusViet.net, để gởi email đến dân cử của mình.
Những lời kêu gọi nói trên được đưa ra sau khi thông điệp này trích dẫn một số bằng chứng lên án chế độ độc tài CSVN về tham nhũng, đàn áp, và sau khi đối chiếu một cách tương phản giữa một bên là thực trạng nhà nước lén lút nhúng tay trong việc buôn bán phụ nữ và trẻ em ra ngoại quốc làm nô lệ tình dục, với bên kia là màn trình diễn mà Đảng CSVN gọi là Duyên Dáng Việt Nam.
Một sự tương phản khác đáng nói là về tiền. Đảng CSVN, qua các cơ quan kinh tài như Hàng Không Vietnam Airlines, đã tài trợ chi phí khoảng 1 triệu Úc kim cho chương trình văn nghệ tự đánh bóng này. Còn số tiền gần 6 ngàn để cậy đăng thông điệp lớn khoảng khổ giấy A4, thì do nhiều người trong cộng đồng Việt ở Úc đóng góp. Trong một cuộc gây quỹ chớp nhoáng chỉ kéo dài vài ngày, Ban Chấp Hành Queensland và NSW đã xuất quỹ, và nhiều thính giả của đài Việt Nam Úc Châu, cùng một số người trong và ngoài các BCH đã bỏ tiền túi.
Hôm qua, nhà nước CSVN lồng lộn đe doạ sẽ kiện báo The Australian để đừng đăng, nhưng họ đã thất bại. Sáng nay, tại một số khu phố người Việt ở Sydney, nhiều tiệm báo đã không có tờ The Australian, còn các báo khác thì bình thường. Người ta cho rằng nhà nước CSVN, vốn quen thói ăn cắp lâu nay, đã nhờ người đến ăn cắp các đống báo nằm trước cửa tiệm từ mờ sáng.
Thông điệp này được chọn đúng hôm nay để đăng, vì cùng ngày tại Sydney có những màn múa của Đảng CSVN, và có cuộc biểu tình của cộng đồng Việt.
***
Sau đây là bản dịch bài báo của CĐNVTD Liên Bang Úc Châu
"Đừng đưa tiền khó nhọc của chúng ta cho một hàng xóm tham nhũng và phí phạm!"
Hết năm này qua năm khác, Chính Quyền Úc viện trợ cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam hàng triệu đô la tiền thuế của người dân Úc.
Năm nay là 77 triệu Úc Kim.
Trong khi hàng triệu trẻ em trong Việt Nam đói khát, thì chế độ này chỉ thích dùng những số tiền khổng lồ để nuôi hệ thống công an mật vụ nhằm rình rập dân.
Và cũng để làm những chương trình tuyên truyền tốn kém, như cuộc trình diễn trong tuần này để kỷ niệm 60 năm cai trị độc tài, có vé mời miễn phí cho nhiều viên chức và thương gia Úc.
Năm ngoái, tổ chức Transparency International liệt kê Việt Nam trong danh sách 4 nước có tệ trạng tham nhũng nhất Á Châu.
Với thành tích đó, gần như chắc chắn là nhiều khoản tiền viện trợ của chúng ta đã lọt vào túi các viên chức của chế độ.
Chính Quyền Úc nên ra lệnh có những cuộc điều tra độc lập để chống tham nhũng. Chúng ta cần phải được biết là bao nhiêu tiền đã bị ăn cắp từ tiền viện trợ của chúng ta, một cách trực tiếp hay qua những cách giấu giếm như trao đổi dưới gầm bàn.
Chế độ này cũng thối nát cả về đạo đức nữa!
Các viên chức tham nhũng của chế độ góp phần trong việc chuyển hàng chục ngàn phụ nữ qua lân bang Cambodia để làm nô lệ tình dục.
Có những em chỉ mới 8 tuổi.
Chuyến lưu diễn này, mang tên "Charming Vietnam Gala", đưa đến Úc khoảng 200 người -- không chỉ người trình diễn mà còn các viên chức nhà nước và công an văn hoá.
Hà Nội cũng viện trợ cho láng giềng Cambodia và Lào. Theo những người Lào tranh đấu cho tự do thì Hà Nội lén lút viện trợ quân sự cho chế độ CS ở Vientiane để dẹp họ.
Do đó, Chính Quyền Úc nên xét lại để xem còn cần phải viện trợ cho nhà nước Việt Nam bao nhiêu, và nếu tiếp tục viện trợ thì xét xem làm cách nào dùng một số tiền viện trợ để phát huy nhân quyền căn bản, như quyền có nghiệp đoàn độc lập và quyền tự do báo chí.
Trong 60 năm dân không bầu mà cứ dành quyền cai trị, chế độ Hà Nội đã không những chỉ kiểm soát nghiệp đoàn, toà án, giáo hội v.v... Nó lại còn đã giết vô số người. Năm ngoái, Human Rights Watch nói rằng chế độ này giết nhiều tín đồ Tin Lành khi họ biểu tình bất bạo động. Tháng này, Reporters Without Borders nói Hà Nội là một trong những chế độ đàn áp quyền tự do báo chí tệ hại nhất trên thế giới.
Trong nhà tù khắp Việt Nam, chế độ này đang giam giữ hàng trăm vị lãnh đạo tôn giáo, nhà báo, và người chống chế độ.
Xin quý vị yêu cầu dân cử của mình hãy hỗ trợ lời kêu gọi tái xét và điều tra để chống tham nhũng trong tiền viện trợ cho Việt Nam, và hãy lên tiếng trong Quốc Hội về các vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Xin coi thêm chi tiết ở trang www.AusViet.net.
Được thẩm quyền của BS Nguyễn (Mạnh) Tiến, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, Hộp Thư 606, Cabramatta, NSW 2166


---------------------------
Lời bàn của "Tư mã Gàn"

"Một điều buồn cười nhất , xấu hổ , chắc chắn nhiều người ở xa không biết : Số là ban chấp hành Cộng đồng Người Việt Liên bang đã viết một bài cậy đăng có trả tiền 6000 dollars Úc để đăng trên báo The Australiann "Tố Cáo tội ác ". Ấy thế mà bị lọt ra ngoài , và "người ta " lấy quyền là ....ĐS ở Canberra gọi phone cho tờ báo CẤM Đăng bài báo đó . Nhưng Tờ báo Australian đã trả lời Họ có quyền Tự Do báo chí . Vẫn cứ đăng .KHÔNG CÓ THỂ AI NGĂN CẢN NỔI .

tờ báo đó phát hành sáng sớm thứ tư 2/11. Báo được phân phối cho các Đại lý .Ấy thế mà khoảng 3,hay 4 giờ sáng đã CÓ KẺ LẠ MẶT Đi Vòng Quanh Ăn Cắp số báo The Australian . Nhưng số lượng in trên 500.000 số vẫn còn .

Ai nhúng tay vào chuyện này . ? Hỏi tức trả lời , miễn nói ra ."

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Úc phá vỡ một kế hoạch khủng bố, bắt giữ 17 nghi can



[left]http://img353.imageshack.us/img353/9266/abubakr9sj.jpg[/left](Sydney - VNN) Hãng AP hôm 8-11 loan tin, các giới chức Úc cho biết đã phá vỡ một kế hoạch khủng bố qui mô ở giai đoạn sắp sửa tiến hành, bắt giữ 17 nghi can khủng bố trong các cuộc hành quân bố ráp lớn diễn ra tại Sydney và Melbourne. Một trong số nghi can đã bị thương nặng khi nổ súng chống cự làm 1 cảnh sát bị thương nhẹ ở tay. Một phát ngôn cảnh sát Úc cho biết, máy dò mìn đã khám phá vũ khí đựng trong túi đeo vai của kẻ tình nghi. Theo cảnh sát Liên bang Úc, 8 người bị bắt giữ tại Sydney và 9 người bị bắt tại Melbourne, lực lượng an ninh đã tịch thu một số vũ khí, hóa chất và máy vi tính. Cuộc hành quân phá vỡ âm mưu khủng bố này là kết quả 16 tháng điều tra, huy động hơn 500 cảnh sát với sự yểm trợ của các trực thăng. võ trang.

Trong số những tên bị bắt có Abu Bakr, quốc tịch Úc gốc Algeria bị cáo buộc là đầu não nhóm tổ chức khủng bố tại Úc. Bakr đã bị đưa ra tòa án Melbourne ngay sáng 8-11 và bị tống giam. Công tố Richard Maidment tuyên bố trước tòa rằng, 8 nghi can này chuẩn bị kế hoạch giết hại công dân vô tội Úc, đã thủ đắc các loại vũ khí và hóa chất, dự định tấn công khủng bố tương tự như đã xảy ra tại Luân Đôn hồi tháng 7 vừa qua. 7 nghi can bị bắt ở Sydney đã bị tòa ra lệnh tống giám. Nghi can bị thương được điều trị tại bệnh viện dưới sự canh phòng nghiêm nhặt của cảnh sát và mật vụ.
Thủ tướng Úc John Howard đã khen ngợi lực lượng an ninh trong cuộc họp báo truyền hình. Ông Haward tuyên bố " đây là một thành công quan trọng của ngành an ninh Úc. Thành quả này phải được phát huy. Và nước Úc sẽ không phải là nơi cho bọn khủng bố dung thân, hôm nay và cả trong tương lai".

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Người bán hóa chất báo cảnh sát về nhóm tình nghi
11 November 2005 - 10:57
DanViet




[left]http://www.naturalhealthsupply.com/prod ... c-acid.jpg[/left]Sydney- Ông chủ một tiệm bán hóa chất ở vùng Tây Nam Sydney đã báo động với cảnh sát khi thấy những người đàn ông Trung Đông đến đặt hàng một số lượng lớn hóa chất “không bình thường”. Ông này nghi ngờ họ đang tích trữ hóa chất để chế tạo bom và đã tường trình với cảnh sát về sự nghi ngờ của mình.

Sau cú gọi của ông trên đường dây hotline chống khủng bố cách đây 2 tuần, một thời gian ngắn trước khi thủ tướng Howard tiết lộ “tin tình báo” về những kẻ khủng bố đều là người sinh trưởng tại nơi chúng dự định tấn công khủng bố, cảnh sát đã kiểm tra lại số điện thoại của nhóm khách hàng tình nghi mà ông chủ cửa hàng này cung cấp cho họ. Ông chủ cửa hàng này cũng nói với tờ The Australian hôm thứ Tư rằng ông đã từng bán hóa chất bằng tiền mặt cho khoảng từ 20 đến 30 người đàn ông Hồi giáo, kể cả những lần bán Axit Clohydric với số lượng nhỏ. Ngoài cửa hàng của ông chủ này, những kẻ tình nghi cũng mua dụng cụ từ 3 tiệm khác trong vùng Tây Nam Sydney, trong đó có 2 tiệm bán đồ phụ tùng xe hơi và một tiệm bán hardware. Cảnh sát đã điều tra 3 tiệm này sau đó.

Tờ The Australian đã được cảnh sát cho xem án lệnh khám nhà của họ, cho thấy cảnh sát đã lên danh sách một số đông những người bị tình nghi trong 13 cuộc vây bắt tại 8 vùng phụ cận ở Sydney vào rạng sáng ngày thứ Ba. Ngoài ra, cảnh sát cũng ghi lại những tang vật họ tìm thấy trong nhà của những kẻ tình nghi như dụng cụ phát nổ, ngòi nổ, ba lô đeo vai, súng lục các loại, dụng cụ điều khiển từ xa, bản đồ và kế hoạch tấn công cùng các hồ sơ về tài chánh.
Trong danh sách này quan trọng nhất là chất phát nổ nhanh triacetone triperoxide (TATP), được dùng để làm ngòi nổ trong vụ nổ bom London ngày 7.7 và một loại hóa chất khác làm thuốc nổ là hexamethylene triperoxide. Tất cả các chất phát nổ, ngòi nổ được cất giấu tập trung trong một căn phòng như phòng thí nghiệm, và được cảnh sát tin rằng nơi này dùng để chế tạo bom khủng bố. Bên cạnh đó, họ còn phát hiện các thẻ nhớ của máy chụp hình kỹ thuật số digital ghi lại hàng trăm địa điểm quan trọng của nước Uùc, không ngoài mục đích tấn công khủng bố.

4 người đàn ông bị bắt và truy tố tội danh tình nghi khủng bố đều là thợ sơn hoặc thợ sơn xịt. Vì vậy, họ rất rành về hóa chất, nhất là chất chiết dẫn Acetone,là thành phần chủ yếu của TATP, được mệnh danh là “mẹ đẻ của quỷ Satan”. Các chuyên gia về thuốc nổ cho hay nhóm này đang dự định chế tạo bom và cần ít nhất 60 litres hóa chất tương tự thành phần trong quả bom nổ ở London.

[right]http://web.bsu.edu/mdholloway/images/bagpic/acetone.jpg[/right]Giáo sư Ryan Brogden của trường đại học Curtin Techenology (Perth) ước lượng một quả bom nặng 4.5kg cần 20 lít acetone, 40 lít hydrogen peroxide, 1 lít hydrochloric hoặc sulphuric acid để tạo thành phản ứng hóa học dẫn đến phát nổ. Số hóa chất này mua trên thị trường với giá $400.

Tuy nhiên, TATP mới là thành phần chủ yếu. Đây là một loại bột dạng tinh thể có mùi chua nồng. Và khi phát nổ, TATP có sức công phá bằng 80% thuốc nổ “chánh hiệu” của quân đội là TNT. Các loại hóa chất này phải cất giữ trong phòng mát dưới 20 độ C bởi nó có thể phát nổ dễ dàng khi nhiệt độ gia tăng. Ngoài ra, những thành phần hóa học cũng có thể phản ứng “khô” với nhau. Do vậy, ông Brogden khẳng định “không ai vô cớ tích trữ hay ‘giỡn chơi’ với những loại hóa chất nguy hiểm nếu không có chủ đích chế tạo bom. Trên thế giới, đã có 40 quả bom tự chế của dân Palestitian dùng để khủng bố người Do thái, được làm theo quy trình nói trên với chất phát nổ chính là TATP.

[left]http://img.epinions.com/images/opti/0f/ ... zed200.jpg[/left]Theo luật của Úc, những ai mua hóa chất như hydrogen peroxide hay các thành phần khác của TATP, đều phải đăng ký với công ty cung cấp và thông qua hệ thống kiểm tra chi tiết cá nhân như khi đi lãnh tiền ở Ngân hàng vậy. Người mua phải trình chứng minh thư hoặc bằng lái xe có hình ảnh, tên tuổi và địa chỉ, cộng với thẻ Medicare, thẻ pension hay thẻ mua thuốc bảo trợ chính phủ, sau cùng phải dùng thẻ tín dụng hoặc bankcard để chi trả nhằm lưu lại hồ sơ về tài chánh. Nếu không hội đủ các yêu cầu trên, sẽ bị từ chối không bán cho họ. Ngoài ra, công ty cung cấp hóa chất sẽ không cho phép họ tự chở hàng về mà sẽ chở đến tận nhà khách hàng để “double check” về địa chỉ người mua cung cấp cho công ty. Dù có nhiều điều kiện khó khăn đặt ra, nhưng theo người đại diện của Hiệp Hội Thợ Sơn Úc Châu, hai chất chiết dẫn acetone và hydrogen peroxide không bán chạy trên thị trường vì chẳng ai cần đến nó. Thợ sơn thích dùng dầu thông (turpentine) hơn vì nó không nguy hiểm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng một vài thợ sơn chuyên nghiệp cũng tích trữ một số lượng rất ít hydrogen peroxide để phòng khi hết dầu thông. Nhưng số lượng dự trữ hydrogen peroxide của thợ sơn không bao giờ vượt quá 1 lít, vì họ không muốn nhà mình khi không phát cháy. Do vậy, những ai mua các loại hóa chất là thành phần cấu tạo TATP đều bị tình nghi là khủng bố.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Phát hiện thêm một trại huấn luyện khủng bố trên đất Úc Image
Mulga Creek property south-east of Bourke in western NSW.
Photo: Vision Communicators
Sydney- Chủ của một căn hộ mà cảnh sát tin rằng nơi này là trại huấn luyện khủng bố, hôm thứ Tư hứa hẹn sẽ trao ra các chi tiết về 4 người đàn ông từng cư ngụ trong căn nhà của ông. Ông Charles Fairey là chủ một căn nhà ở Mulga Creek Station cách Bourke 80 km. Ông cảm thấy nghi ngờ khi 4 người đàn ông có diện mạo người Trung Đông bị bắt trong đợt bố ráp của cảnh sát tại Sydney hồi tuần qua.

Nhóm 4 người đàn ông này đến Mulga Creek hồi đầu tháng 8. Cả 4 người đều ghi địa chỉ cho ông (chủ nhà) là họ ở vùng Punchbouwl phía Tây Nam Sydney, cách không xa một căn nhà khác nơi có 8 người đàn ông tình nghi khủng bố bị bắt giữ. Cảnh sát cho hay 6 trong 8 người đàn ông này từng được huấn luyện bắn súng ở bìa rừng tại Mulga Creek hồi tháng 4. Nhóm thứ hai gồm 4 người đàn ông nói trên không ghi lại chi tiết bằng lái xe khi thuê nhà của ông Fairey. Ông Fairey biết nhóm này từng đến đây hồi tháng 4 chung với một nhóm người khác và họ đưa nhau ra mé rừng rậm để tập bắn súng. Khi ông hỏi họ có giấy chứng nhận của khóa học bắn súng nào không, nhóm này lắc đầu không thừa nhận hay khẳng định.

Những giấy tờ đăng ký thuê nhà ở Mulga Creek đã được ông Fairey trao lại cho cảnh sát hôm thứ Tư. Số giấy tờ này cũng đã được ký giả tờ The Daily Telegraph mục kích. Ông chủ nhà 38 tuổi này đã đưa các ký giả đến xem các vỏ đạn còn sót lại ở khu vực mà cảnh sát đang nghi ngờ là trại huấn luyện khủng bố “tạm thời” vào ngày 17 và 17.4 năm nay. Vùng đất đầy bụi rậm xa xôi cách căn nhà của nhóm này thuê ở Mulga Creek khoảng 20 km, được dùng làm bãi tập bắn các loại súng, kể cả súng lục. Trên mặt đất vẫn còn rất nhiều vỏ đạn vương vãi khắp nơi, được bắn ra từ súng trường và súng ngắn. Ngoài ra còn có các lon nước bằng thiếc dùng làm điểm ngắm. Đa số các lon nước này đều bị bắn lủng, cho thấy tài nghệ của nhóm này không thua kém cảnh sát là bao, dù được huấn luyện trong tình trạng không đầy đủ phương tiện.

Nhóm này sau khi bỏ đi đã tìm cách hủy diệt tang chứng bằng cách chôn giấu các đồ vật được dùng trong quá trình huấn luyện, kể cả các lon nước ngọt dùng làm điểm ngắm. Nhưng do nước mưa xói mòn, các lon nước này đã lộ ra trên mặt đất, trong đó có cả một vỏ hộp đựng đậu halal (loại đậu được làm phép của Hồi giáo), càng khẳng định của nhóm này đã dùng qua. Trên lon đậu này cũng có vết bắn của đạn. Các cây lớn xung quanh khu vực này cũng được dùng để tập bắn. Có rất nhiều vết xướt vì đạn trên vỏ cây.

Người phối ngẫu của ông chủ nhà là bà Janine Bobkin nói bà từng nói chuyện để thương lượng việc cho thuê nhà với một thành viên trong nhóm bốn người, râu tóc rất sạch sẽ, gọn gàng. Y tự giới thiệu tên mình là “Adam Scott”. 3 người còn lại không ra khỏi hai chiếc xe 4WDs. Bà kể lại: “Tôi cho họ biết Charles sẽ đến căn nhà họ muốn thuê để lấy các mẫu đơn đăng ký”. Và ông Fairey đã tìm thấy nhóm này ngồi chờ sẵn ngày hôm sau. Họ cắm trại bên ngoài căn nhà đang muốn thuê khoảng 400m.

Trong khi đó, hơn phân nửa những kẻ tình nghi khủng bố bị bắt ở Melbourne đều đang ra tòa với các tội danh hình sự nghiêm trọng (bên cạnh tội liên quan đến khủng bố) như trộm xe hay tàng trữ vũ khí và đạn dược trái phép . 4 trong 10 kẻ tình nghi còn phạm tội làm thẻ tín dụng giả cũng như trong đường dây trộm xe chuyên nghiệp.

Hồi đầu năm nay, thanh niên Trung Đông tên Aimen Joud (21 tuổi) bị truy tố 11 tội danh, kể cả tàng trữ trái phép một khẩu súng lẫn đạn dược, ăn cắp 3 chiếc xe và cung cấp tên lẫn địa chỉ giả cho cảnh sát. Chiếc xe do Joud ăn cắp đã đưa cho một đồng bọn bị tình nghi tên Shan Kent. Kent năm nay 28 tuổi, bị truy tố tội danh liên quan đến đường dây ăn cắp đồ trong các siêu thị lớn bán hàng hiệu, kể cả mặt hàng điện tử và điện gia dụng. Joud còn bị truy tố tội liên quan đến đường dây làm thẻ tín dụng giả cùng với hai tội danh có liên quan đến khủng bố.

Trong khi đó, tờ The Daily Telegraph vừa phát hiện một đe dọa khủng khiếp trong hệ thống nhà tù tiểu bang NSW và tiết lộ rằng một giáo sĩ Hồi giáo có liên quan với mạng lưới khủng bố đang làm việc cho Bộ cải huấn cách đây 5 tháng (cho đến nay). Cựu tài xế taxi Anwar Hisam Al Barq là người có tên trong danh sách “Những tội phạm đang bị truy lùng” của CIA và FBI (Hoa Kỳ), thường xuyên viếng thăm các tù nhân bị xem là những kẻ có liên quan mật thiết đến đường dây khủng bố quốc tế, bao gồm Saleh Jamal và Bassam Hamzy. Hai người này đang phải ra tòa ở Lebanon vì có tham gia trong một vụ nổ bom tự sát tại Damascus, Syria.

Al Barq bị dẫn độ về Hoa Kỳ từ Sydney năm 1995. Tuy nhiên, bằng cách nào đó y tìm cách trở lại Uùc trước năm 2000 và thậm chí được bộ Di trú công nhận quyền Công dân hồi năm ngoái. Việc Al Barq thâm nhập vào nhà tù đã gióng lên hồi chuông cảnh báo chính phủ Uùc. Người đàn ông này bị thẩm vấn ngay hồi tháng Tư năm nay do tòan quyến tình Dewson tình nghi y là khủng bố. Nhưng Bộ Cải huấn lại không đủ lý do để sa thải người này. Hôm thứ Ba, bộ Cải huấn đã chính thức khẳng định Al Barq đã không còn làm việc trong hệ thống nhà tù NSW kể từ ngày 23.6 nhưng không nói thêm chi tiết tại sao y rời khỏi bộ Cải huấn. Trong lá thư gởi bộ Cải huấn, ông Dewson viết: “Tôi không cho phép một người có tiểu sử lập lờ như ông Al Barq làm việc chính thức cho bộ Cải huấn”. Lá thư này đề ngày 7.4.2005.

Theo hồ sơ tình báo từ bộ Cải huấn, bộ đã nhận được lời ‘cáo mật’ Al Barq có liên quan trực tiếp đến đường dây khủng bố quốc tế. Lời “cáo mật” này khiến cảnh sát Liên bang phải thừa nhận Anwar El Barq và Anwar Hisam Al Barq là cùng một người. Ngoài ra y cũng là kẻ đang bị FBI và CIA truy lùng. Sau khi được thả ra từ nhà tù Hoa Kỳ, người đàn ông này đã có mặt ở Sydney sau thời gian cư ngụ không rõ bao lâu ở Jordan và Iraq. Sau đó y len lỏi vào bộ Cải huấn nhờ vai trò giáo sĩ Hồi giáo để có cơ hội tiếp xúc với các tù nhân bị tình nghi là phần tử của hai nhóm khủng bố Hamas và Muslim Brotherhood. Phía đối lập NSW đã lên tiếng chỉ trích sự sai sót của bộ Cải huấn trong việc “thuê lầm người” và sai lầm này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

DV

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Báo động : sắp xảy ra khủng bố ở Nam Dương

CANBERRA: Úc và Hoa Kỳ đã nâng cấp báo động về du hành sang Nam Dương vì nỗi lo sợ là bọn khủng bố đang chuẩn bị mở các cuộc tấn công mới trên xứ này vào cuối năm nay.



[left]http://www.platypusoutdoors.com.au/phot ... oops,0.jpg[/left]Các báo động mới được đưa ra sau khi giới chức trách khám phá ra một trang điện toán có nội dung chỉ dẫn những tay khủng bố cách thức ra tay sát hại những người tây phương bằng lựn đạn hay súng ống. Đây là điều mà giới chức trách tin rằng là bọn khủng bố đang chuyển sang chiến thuật mới.

Giới chức Hoa Kỳ nói rằng các dữ kiện mà họ thu thập được sau vụ hạ sát được tay thủ lãnh khủng bố Azahari Husin cho thấy là bọn dân quân Jemaah Islamiah (JI) có liên hệ đến mạng lưới al-Qaeda 'đang có những kế hoạch mới nhằm mở thêm các cuộc tấn công vào người Tây phương ở Nam Dương'.

Cần nhắc lại là bọn JI đã thực hiện một số vụ đánh bom vào các cơ sở của người Tây phương ở Nam Dương trong mấy năm qua mà vụ mới nhất là tại Bali vào ngày 1.10. Thế nhưng chưa hề có vụ nổ súng bắn giết một người Tây phương nào trên đường phố.

Bộ Ngoại giao và Mậu dịch Úc châu (DFAT) loan báo là các vụ tấn công như thế có thể còn diễn ra: 'Các dữ kiện mới nhất cho thấy là bọn khủng bố đang có kế hoạch tấn công trước khi chấm dứt năm 2005. Chúng tôi khuyến cáo quý vị hãy xem xét lại việc du hành sang Nam Dương, kể cả Bali, trong lúc này vì nguy cơ một cuộc khủng bố sẽ diễn ra là rất cao. Nếu như quý vị đang ở Nam Dương, kể cả ở Bali, và nếu quý vị lo ngại cho sự an toàn của mình thì nên nghĩ đến việc rời khỏi nơi đó'.

DFAT nói rằng họ tiếp tục nhận được các nguồn tin là bọn khủng bố đang bước vào những giai đoạn ra tay tấn công các mục tiêu tây phương ở Nam Dương, kể cả những nơi mà người ngaọi quốc thường lui tới.

Lời báo động đưa ra có nội dung: 'Một trang điện toán quá khích đã bàn luận về những phương thức ra tay khủng bố, trong đó có đề nghị tấn công giới ngoại quốc tại khu Kuningan trong thủ đô Jakarta, gồm việc tấn công vào những tòa nhà như tòa đại sứ Úc, Trung tâm Mậu dịch Quốc tế, quảng trường Đại sứ, các khu Menara, Rajawali, Menara Danamon và khách sạn JW Marriot Hotel'.

Trang điện toán này, có tên Anshar El Muslimin, chỉ dẫn các tay dân quân về những địa điểm có người ngoại quốc trong thủ đô Jakarta, kèm theo những bản đồ về các khu thương xá và đường phố chính yếu. Ghê rợn hơn nữa là nó còn chỉ dẫn những vị trí tốt nhất để ám hại người ngoại quốc.

Được thiết lập bởi một tay tình nghi bị bắt giữ ở Bali vì có dính líu đến ba vụ đánh bom vào tháng qua khiến 20 người chết, trang điện toàn này khuyên nhủ các tay cực đoan hãy lợi dụng tình trạng lưu thông hay bị tắt nghẽn để nổ súng hay ném lựu đạn vào những người Tây phương bị kẹt trên đường phố.

Trang này cũng đề nghị là nổ súng bắn vào người ngoại quốc trong những giờ ăn trưa tại các quán ăn hay trên vỉa hè. Nó chỉ dẫn bằng hình ảnh một số địa điểm có thể phục kích và cách đào tẩu bằng các xe gắn máy.

Tòa đại sứ Mỹ ở Jakarta, trong một thông điệp gửi đến công dân của mình, nói rằng trang điện toán này cho thấy là bọn khủng bố đang thay đổi chiến thuật: 'Ngoài những tin tức cho thấy bọn khủng bố nhắm đến các tòa nhà hay cơ sở thương mại, các dữ kiện mới nhất cho thấy bọn khủng bố hiện đang có kế hoạch tấn công người Tây phương đang lái xe hay đi bộ trên đường phố trong thủ đô Jakarta. Chúng tôi tin rằng bọn chúng đang thật tâm muốn thực hiện những chuyện đó'.

Chính phủ Anh cũng ra một lời báo động tương tự đối với công dân họ đang có mặt ở Nam Dương.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Nguyễn Tường Văn Đã Bị Treo Cổ

[left]http://www.take2tango.com/uploads/HotNews_TV01.jpg[/left]Sự mong ước cuối cùng của tử tội là được đi đến nơi xử mà không bị còng khóa gì hết, bước đi dứt khoát và tự tin, xâu thánh giá dấu trong tay.

Sau một ngày đầy nước mắt và vĩnh biệt và một đêm nguyện cầu, tử tội Nguyễn Tường Văn đã bị treo cổ vào 6 giờ sáng Singapore thứ sáu 2/12, tức 9 giờ sáng AEDT ở nhà tù Changi.

Trong hai ngày cuối cùng, Văn đã chụp hình với gia đình, anh mỉm cười và viết nhiều thư từ, anh tin tưởng là việc vào đạo Thiên Chúa sẽ “dẫn dắt anh đến một nơi tốt lành” sau khi qua đời.

Sau một lời xin đích thân Thủ Tướng Úc John Howard ngỏ lời với TT Lý Hiền Long, tử tội Nguyễn mới được cầm tay mẹ và người anh Khoa lần sau cuối, và đây “là một ơn huệ đặc biệt” của chính phủ Singapore. Trong cuộc thăm viếng sau cùng kéo dài 3 giờ, bà Kim Nguyễn gạt tay lau nước mắt khi bước vào nơi thăm viếng.[right]http://www.take2tango.com/uploads/HotNews_TV01bis.jpg[/right]

Luật sư Lex Lasry nói “Bà Nguyễn đã lảo đảo” khi vào thăm con, mặc dù trước đó bà cho hay sẽ cố mạnh mẽ vì con trai. Ông nói: “Bà rất sầu khổ nhưng cương quyết thăm con, đây là một bà mẹ thương con hết lòng.”

Ông Lasry cho hay Khoa, người anh của tử tội, cho ông biết là “anh cảm thấy hết sức cô đơn”. Ông Lasry cho là “thật là khó khăn cho Khoa, gọng kềm của cái chết của Văn sẽ bóp khủng khiếp vào đầu anh ấy”.

Nguyễn Tường Văn đã bày tỏ ý nguyện là “cấm các luật sư của anh không được hạch hỏi người anh Khoa về các tội trạng của Khoa”.

Ông Lasry còn cho biết Văn không bao giờ tỏ ra tức giận hay chửi mắng chính phủ Singapore. Theo ông, Văn hết sức can đảm và còn an ủi người thân trong gia đình và bạn bè của anh.

[left]http://www.take2tango.com/uploads/HotNews_TV01bisA.jpg[/left]Nhưng Văn cũng là con người, khi thời gian qua đi, tới giờ chia tay, ông Lasry cho biết: “Bây giờ thì anh ấy thật sự buồn phải chia tay vĩnh biệt, nước mắt lại đầm đìa tuôn rơi. Anh ấy xúc động và lo lắng. Tôi nghĩ anh ấy rất sợ, nhưng không quá đáng, về viễn ảnh mình sắp bị giết.”

Tại Canberra, có phút im lặng mặc niệm vào khi anh lên giá treo cổ. Tổ chức Australian Greens còn tổ chức kinh cầu nguyện cho anh Văn ngay bên ngoài Văn Phòng Cao Ủy Singapore để bày tò sự đau buồn của họ.[right]http://www.take2tango.com/uploads/HotNews_TV01bisB.jpg[/right]

Tổ chức này nói: “Đây không phải là chuyện chinh trị, chỉ là sự kính trọng. Chúng tôi chia buồn với gia đình anh Văn và tỏ lòng quyết tâm chống lại án tử hình ở moị nơi.”

Ngay vào lúc Văn lìa bỏ cõi đời, tại nhà thờ St Ignatius ở Melbourne, nơi Văn và Khoa có lần đến để học khi còn bé, chuông nhà thờ sẽ chầm chậm đổ đúng 25 lần, mỗi lần là kỷ niệm 1 năm sống của Nguyễn Tường Văn.

Sau đó thì thi thể của Văn sẽ được trả về cho gia đình và bay về Melbourne, vùng đất của tuổi thơ, giờ đây giang tay đón nhận dứa con trở về yên giấc ngàn thu…


take2tango

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

MỘT ÁN TỬ HÌNH MỘT BÀI HỌC LỚN CHO CẢ THẾ GIỚI

Giao Chỉ - San Jose 2005

Những người viết bình luận vào cuối năm 2005 không thể bỏ qua câu chuyện án tử hình của một thanh niên Việt Nam tại Tân Gia Ba. Ở đây, chúng tôi không muốn đóng góp thêm vào các tình tiết éo le, không có khả năng làm thay đổi được quan điểm của mọi người về một cái chết làm cả thế giới phải tranh luận.

Một thanh niên Việt Nam trẻ tuổi bị treo cổ tại Singapore vì mang trong người 400 gram bạch phiến. Một án tử hình. Một bài học cho thế giới.

Xin tóm lược câu chuyện từ đầu.

Năm 1980, cách đây 25 năm, cô gái Việt Nam tên là Nguyễn Kim vượt biên đến trại tỵ nạn. Trong khi chờ đi Úc đã cho ra đời hai đứa bé trai song sinh. Nguyễn Tường Vân và Nguyễn Tường Khoa.

Theo tin tức báo chí tường thuật với nhiều thiện cảm thì Khoa đã từng vào tù ra khám, bỏ học, theo cần sa ma túy và nợ nần. Trong khi đó, Vân là một thiếu niên hiền lành, tử tế, lúc nhỏ có sinh hoạt hướng đạo. Tuy nhiên, Vân được Khoa rủ rê làm chân chuyển vận bạch phiến mục đích để lấy tiền giúp đở cho Khoa.

Đó cũng là lý do Nguyễn Tường Vân khi bị bắt đã nhận tội và đưa ra để bào chữa cho công việc chuyển vận bạch phiến.

Sự thật chúng ta không thể biết được nguyên do thúc đẩy, và dù vì lý do nào thì cũng không thể thay đổi được bản án ngoại trừ trường hợp bị cưỡng bách dưới áp lực họng súng của băng đảng như trong phim ảnh. Và tai họa đã xảy ra vào năm 2002.

Cách đây 3 năm, cũng vào tháng 12-2002, Nguyễn Tường Vân từ Úc về Đông Nam Á nhận 400 gram bạch phiến tại Cam Bốt đem trở lại Úc châu. Đường bay ngừng ở trạm Singapore. Anh đã bị bắt tại đây.

Trên khắp các nước Đông Nam Á, Tân Gia Ba là nơi có bản án tử hình khắc nghiệt nhất. Với 15 gram bạch phiến trong người là sẽ bị treo cổ. Một phương pháp tử hình cũ xưa và dã man từ thời trung cổ. Ngay như các quốc gia khắc nghiệt như Mã Lai, Việt Nam, Trung Hoa cũng thi hình án tử hình bằng súng chứ không còn dùng máy chém hay treo cổ.

Chúng ta không có cơ hội được biết các chi tiết về xuất xứ của đường giây bạch phiến trong vụ Nguyễn Tường Vân. Lấy từ đâu, sẽ trao cho ai? Tuy nhiên, xem ra dù tội nhân có khai đầy đủ thì cũng chỉ là để xác nhận tội trạng tại Tân Gia Ba cứ không như ở các nước khác, sự cộng tác có thể làm giảm bản án.

Có điều nên biết là vùng Tam Giác Vàng của các nước Thái, Miến Điện, Trung Hoa là nơi sản xuất các loại ma túy. Từ thượng du trái đất, ma túy đưa qua các cửa khẩu Á châu và Đông Nam Á, qua các hải cùng Mã Lai, Singapore, Hồng Kông và ngay cả Sài Gòn để đi tìm đường đến các nước Tây Phương. Thị trường tiêu thụ là Âu châu, Mỹ châu và sau cùng đến Úc châu là miền dưới của địa cầu.

Rõ ràng là đối với đường giây ma túy, Tân Gia Ba là cửa ngõ của tử thần. Có bao nhiêu chân lừa là tiếng lóng gọi những tay chuyển hàng tài tử, đã đi lọt và reo rắc đau thương cho cả thế hệ tương lai đi vào con đường cần sa ma túy. Có bao nhiêu tay chuyển hàng đã bị bắt làm gián đoạn đường giây tại Singapore.

Đám băng đảng giao hàng cho Nguyễn Tường Vân biết chắc là công tác rất hiểm nghèo. 400 gram bạch phiến nhiều gấp 26 lần của 15 gram cho tội tử hình tại Tân Gia Ba. Báo chí Singapore nói là phải treo cổ 26 lần cho 400 gram bạch phiến. Và tại đây không có cơ hội chờ tái phạm.

Đó là lý do Singapore quyết tâm không khoan nhượng. Quốc gia này đã bỏ ra 3 năm để điều tra và tiến hành bản án. Dù hết sức khắc nghiệt, dù hết sức dã man, nhưng toàn thể dân chúng và chính quyền bán đảo Singapore đều hiểu rõ là họ không có con đường nào khác.

Tất cả guồng máy pháp lý Singapore đều biết rõ tử tội Nguyễn Tường Vân chỉ là một con lừa chuyển vận bị hy sinh. Một thủ phạm hay nhiều thủ phạm vẫn còn sống đế vương ở hai đầu của đường giây tội lỗi. Từ mật khu bạch phiến, bên Miến Điện cho đến thị trường mông mênh ở Úc châu.

Từ bao lâu nay, chưa bao giờ Tân Gia Ba ân xá cho tử tội dù mang bất cứ quốc tịch nào. Và họ có vẻ rất hãnh diện với các bản án dã man khi treo cổ nếu liên quan đến ma túy và nhẹ nhất là vẽ bậy, ăn kẹo cao su là phải nọc ra đánh bằng gậy.

Trước đây, một cậu bé Hoa Kỳ vẽ bậy đã bị nọc ra đánh mà dù chính tổng thống Clinton đích thân can thiệp cũng chỉ bớt được 5 gậy.

Nhưng lần này, đối với bản án tử hình dành cho Nguyễn Tường Vân thế giới quan tâm nhiều hơn.

Đức giáo hoàng tiền nhiệm trước khi qua đời đã yêu cầu tha chết. Lời yêu cầu đã được nhắc lại bởi vị đương kim giáo hoàng La Mã.

Tại Anh quốc, nữ hoàng lên tiếng xin Singapore ân xá. Nên nhớ, Tân Gia Ba đã từng là đất nước được Anh bảo hộ, có ảnh hưởng và ảnh hưởng rất nhiều.

Đối với cả các vị đại diện cho giáo quyền và vương quyền, Tân Gia Ba vẫn từ chối.

Thủ tướng Úc nhân danh là quốc gia của công dân Nguyễn Tường Vân gửi công hàm can thiệp. Cựu thủ tướng Úc gửi thư riêng. Bà thủ tướng Tân Tây Lan gửi quốc thư xin ân xá. Quốc hội Úc lên tiếng yêu cầu Tân Gia Ba xét lại. Tất cả đều vô vọng. Hàng chục ngàn điện văn và thư xin ân xá của dân chúng và các tổ chức nhân đạo toàn thế giới. Tất cả đều không được đáp ứng.

Ngày treo cổ đã ấn định và bản án được thi hành.

Một lần nữa, chúng tôi không đi thêm vào tình tiết của nội vụ mà chỉ xin viết về các khía cạnh khác biệt của vấn đề.

Tất cả các giới chức công quyền, giáo quyền, vương quyền và cả dân quyền lên tiếng can ngăn, xin Tân Gia Ba ân xá. Có thể chính quý vị đã không mang nhiều hy vọng là lời yêu cầu được đáp ứng. Và khi Tân Gia Ba tiếp tục xuống tay với bản án dã man tàn bạo, không ai lên án Singapore. Phần lớn họ thông cảm. Chính Tân Gia Ba cũng hiểu điều đó.

Singapore tự coi như là người đóng vai đao phủ thay cho cả thế giới nhân đạo có nữ hoàng, đức giáo hoàng và các nguyên thủ quốc gia nhân từ của địa cầu.

Với sự kêu gọi ân xá từ khắp mọi nơi, rồi bản án vẫn thi hành thì bản thông điệp tuyên chiến của đảo quốc với cần sa ma túy lại một lần nữa được đưa ra, quyết liệt hơn bao giờ hết.

Đó là điều Tân Gia Ba cần cho chính sự tồn vong của họ. Một đất nước tạp chủng, hiểm họa quá khích một thời đã tạo nên bao nhiêu sóng gió. Một nước không sản xuất được nông phẩm, một quốc gia không có nước uống.

Đất nước đã từng có lúc sợ người Anh bỏ đi quá nhanh rồi không thể tự lập vì thập nhị sứ quân giết nhau. Đất nước đã có lúc không muốn được độc lập quá mau chóng. Đất nước đã từng thuộc Mã Lai, nhưng Mã Lai không nuôi nổi nên bắt phải tách rời. Đã có lúc Singapore phải mua đất từ Mã Lai đem đổ xuống biển để dành thêm bờ cõi với đại dương. Nước uống phải mua từ Mã Lai. Thợ thuyền phải thuê từ các nước láng giềng.
Từ tro tàn, Singapore đứng lên và hãnh diện với một nền dân chủ rất độc tài. Dân đã bầu lên chính phủ thì chính phủ trở thành cha mẹ chứ không phải như tổng thống Hoa Kỳ, ai muốn chửi tổng thống cũng được. Ở Tân Gia Ba mà mạ lỵ chính quyền là phải ra tòa. Báo chí rất tự do, nhưng tự do một chiều theo đường lối rất cứng rắn.

Mặc dù ông Lý Quang Diệu không còn cầm quyền, nhưng đường lối của ông vẫn còn bao trùm cả Tân Gia Ba. Họ Lý đã tuyên bố một cách rất quá khích, tàn độc là chính phủ Singapore nên tuyên án tử hình cho tất cả những kẻ nào chỉ trích án tử hình. Nhưng đây lại chính là lời từ con người được coi là cha già dân tộc của Tân Gia Ba.

Trong khi đó, đương kim thủ tướng Singapore nhẹ nhàng nói rằng, 400 gram bạch phiến đem vào Úc sẽ trở thành 26 ngàn gói nhỏ vừa liều lượng đủ cho một học sinh Úc xử dụng trên đường phố. Và sau 400 gram này sẽ có 400 gram khác tiếp theo. Thế giới có thể chấp nhận được hay không? Trong khi đó thì sự khoan dung sẽ nhận chìm Singapore xuống biển.

Cụ Lý lại còn nói thêm rằng thế giới có thể lên tiếng xin cứu tử tội ma túy nhưng đến khi Singapore chết thì sẽ không ai có thể cứu được Singapore.

Đó là lý luận của quốc gia có án tử hình tàn nhẫn nhất thế kỷ thứ 21 nhưng lại hãnh diện tự nhận là người gác cửa, ngăn chặn đường giây ma túy cho Tây phương.

Trong khi đó, Úc châu, dù là nơi sẽ phải chịu ảnh hưởng sau cùng của 400 gram bạch phiến tức là 26 ngàn gói nhỏ làm quà Giáng Sinh cho địa ngục tuổi thơ thì lại có những quan niệm nhân đạo vô bờ bến.

Đa số người Úc đều biết rõ hậu quả của ma túy nhưng vẫn lên tiếng xin ân xá. Biết bao nhiêu kiến nghị, biết bao nhiêu điện văn gửi cho Tân Gia Ba qua các đại diện lập pháp. Bao nhiêu thúc dục để tư pháp và hành pháp Úc châu can thiệp. Hàng ngàn người thắp nến cầu nguyện, thậm chí có dân biểu còn đề nghị toàn quốc Úc châu dành một phút mặc niệm, nhưng đề nghị này bị coi là quá đáng nên đã bỏ qua.

Chưa bao giờ mạng sống của một người thanh niên Việt Nam sinh ra ở trại tỵ nạn, trở thành công dân Úc đã được chấp nhận và thương yêu đến như thế, dù là một di dân lạc đường vô cùng tệ hại.

Phân tích câu chuyện về một bản án tử hình liên quan đến người tỵ nạn Việt Nam, chúng ta thấy được hai phía của chân lý từ Đông Nam Á đến Úc châu. Cả hai đều vì những lẽ phải khác nhau mà hành động.

Và rồi đây, hai quan điểm sẽ còn mãi mãi khác biệt. Tân Gia Ba sẽ còn duy trì án tử hình vì sự sinh tồn của quốc gia trong cái bấp bênh của bán đảo, giữa sự đa chủng, đa tôn giáo với hiểm họa phe quá khích Hồi giáo như lò lửa bên cạnh và biển cả vây bọc chung quanh. Họ tồn tại nhờ sản xuất công nghệ và du lịch. Nếu đất nước không sạch sẽ, không an toàn, không lành mạnh thì sẽ không tồn tại.

Và từ nơi xa xôi ở miền dưới địa cầu, Úc châu là đất thôn dã, mênh mông. Không có án tử hình. Tấm lòng người dân bao dung như rừng núi mênh mông. Sông dài biển rộng. Biết ma túy là hiểm nghèo nhưng không thể vì thế mà treo cổ con người.

Đâu là đúng, đâu là sai? Không thể lựa chọn mà không phân tích, mà càng phân tích thì lại càng khó lựa chọn. Duy có điều là bài học thì ghi nhận dễ dàng. Bà mẹ Việt Nam cô đơn sinh ra hai đứa con trai trẻ trung, đẹp đẽ, không ngờ chỉ 25 năm sau, đứa tội lỗi thì còn sống và đứa hiền lành, dại khờ lại bị treo cổ đau thương. Chuyến vượt biên vất vả đoạn trường năm 1980 đã không làm nên hạnh phúc.

Không thể nói là tại sao Nguyễn Tường Vân lại tìm đường qua Singapore để mang họa vào thân. Nói như thế thì nếu đi thoát để thành công với 26 ngàn viên độc dược cho tuổi thơ Úc châu là điều phải đạo chăng? Ai cũng biết rằng nếu đã làm con lừa chuyển hàng thì sao lại chỉ đi có một chuyến. Nếu thành công thì hệ thống băng đảng không bao giờ cho các phương tiện tải hàng được nghỉ ngơi. Sẽ đi cho đến khi bị bắt.

Con đường cần sa ma túy từ việc thử thách, vui chơi rồi tham dự và gia nhập vào hệ thống là con đường chết.

Với tuổi 25, với gương mặt trẻ trung, hiền lành. Với hoàn cảnh nhận tội và cam chịu. Với những lời sau cùng dành cho mẹ, tử tội Nguyễn Tường Vân đem cái chết đau thương để lại bài học vĩ đại cho tất cả tuổi trẻ Việt Nam tại hải ngoại và trong nước. Đã giao duyên với cần sa ma túy thì hoặc là sẽ bị treo cổ tức thời hoặc là một đời tàn lụi dai dẳng rồi cũng chết. Không có con đường nào gọi là khôn ngoan khi sa vào tay ma túy.

Đây là bài học cho cả thế giới và cho nhiều thế hệ tương lai. Đó là di sản mà sợi giây treo cổ để lại. Người thanh niên 25 tuổi sinh ra tại trại tỵ nạn Đông Nam Á, định mệnh do ma đưa lối, quỷ dẫn đường đã đưa về chịu tội tại Đông Nam Á.

Những thiếu niên nam nữ Việt Nam trên thế giới, tại Canada hay Úc châu, lên tiếng cầu nguyện cho Nguyễn Tường Vân siêu thoát, chưa đủ. Phải cầu nguyện cho chính các bạn. Phải cầu nguyện cho chính chúng ta. Cơ hội thăng tiến của chúng ta là ở trước mặt, không phải là ở sau lưng. Cơ hội là những ngày tháng mòn mỏi học hành đèn sách. Là những ngày tháng vất vả đi làm một nắng hai sương. Cơ hội không phải là quay lại sau lưng với những ngã rẽ tối tăm, tội lỗi. Vì vậy, lời cầu nguyện cho Nguyễn Tường Vân cũng là lời cầu nguyện cho thế hệ Việt Nam tương lai.

Giao Chỉ - San Jose 2005

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Hôm thứ Tư (14Dec) vừa qua, bé Trần Bùi Simon 8 tuổi đã được chính phủ tiểu bang Victoria trao cho Huy chương Can đảm.

Hai năm trước đây, khi nghe tiếng mẹ kêu cứu, em bé 6 tuổi Simon đã vào cản người lạ đang dùng dao đâm mẹ cậu và đã bị vài lát. Cậu bé đã làm cho người lạ bỏ cuộc.

Sau khi nhận huy chương, người ta hỏi Simon là lúc đó có sợ không, cậu bé đã trả lời là không sợ vì lo cứu mẹ, thực sự lúc lên lãnh huy chương vậu đã sợ.

Tin các báo Melbourne ngày 15Dec2005
CNN

Post Reply