Trong chúng ta ,ai nấy đều có nghe qua các bản nhạc : Chờ anh em nhé, Chờ một kiếp mai , Khúc hát Ân Tình (Duyên Bắc Tình Nam ) Về dưới Mái nhà, Duyên Tình, Đường lên non, Đường đi lối về , và đặc biệt nhất là nhạc phẩm bất hủ để đời :"Hận đồ bàn ".
Để tìm hiểu nguồn cảm hứng nào đã đưa đến để nhạc sĩ Lão Thành Xuân Tiên đã sáng tác được nhạc phẩm "Hận đồ bàn ".
Nhạc sĩ Xuân Tiên tên là Phạm xuân Tiên sinh ngày 28/1/1921 tại Hà nội Việt Nam.Ông khởi sự học và chơi nhạc ngay từ năm lên SạuÔng học cả nhạc lý Tây phương và Trung hoa trước khi khảo cứu âm nhạc ba miền Bắc Trung Nam.
Năm 1927 ,ông rèn luyện kỹ năng sử dụng nhạc cụ và kiến thức nhạc từ Mandoline đến Clarinet, Saxophone. Sáo Tây, Trumpet,Bạno,Guitar, Piano Arccordion. Năm 1941 , ông bắt đầu xuất hiện trên sân khấu trình tấu Clarinet, Saxophone, Sáo Tây từ Bắc chí Nam .
Năm 1950 , ông cùng với bào huynh là nhạc Xuân Lôi cải tiến Sáo tre thành hai loại 10 lỗ và 13 lỗ có khả năng bao gồm nhiều âm giai khác nhau, kể cả âm giai dị chuyển . Hai loại Sáo này hiện được tàng trữ tại
Musee de l'hommme ,Paris, France .
Sau khi di cư vào Nam năm 1954, nhạc sĩ Xuân Tiên đã hoạt động trình diễn tại các phòng trà như Văn Cảnh, Đại kim Đô, Blue Diamond, Eden Rock,Palace Hotel, bách Hỷ Chợ lớn.Cộng tác với các Đài Phát Thanh Pháp Á ,Sàigon , Quân Đội, Mẹ Việt Nam .Và có thể nói ông là người duy nhất sử dụng điêu luyện nhiều loại nhạc khí khác nhau. Song song với việc trình tấu, ông đã sáng tác nhiều nhạc phẩm nổi tiếng (đã nói ở trên )
Trong lần gặp gỡ nhạc sĩ Xuân Tiên ,ông đã tiết lộ lý do nào ông đã sáng tác nhạc phẩm nổi tiếng "Hận Đồ Bàn " .Vào năm 1962 ,nhạc sĩ Xuân Tiên đã đi qua vùng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Vầu Bào Phan Rang, tận mắt chứng kiến những di tích Chàm đổ nát với thời gian nhưng vẫn còn Hùng tráng, ông chợt hiểu rằng Ngày xa xưa dân tộc Chàm cũng đã từng có một quá khứ Oanh liệt. Than ôi Ngày Oanh liệt đó chỉ còn là những Ngôi Tháp Chàm đổ nát phơi mình trong Nắng Mưa và thấp thaóng đàng sau những rừng lau Sậy um tùm với những cảm xúc đó ông đã viết lên Ca khúc "Hận Đồ Bàn .
"Rừng Hoang Vu ! Vùi lắp bao nhiêu uất căm hận thù .Ngàn gió ru .Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù ......."
Trả lời một câu hỏi của chúng tôi về đường hướng sáng tác của ông :"Tại sao ông chơi nhạc Jazz, nhạc Cổ điển Tây Phương, Nhạc Dancing đủ thứ , mà ông lại có thể sáng tác được những âm điệu Việt Nam ?
Nhạc sĩ Xuân Tiên đã chobiết như sau:Tôi học nhạc rất nhiều của các nước, tại sao tôi có thể sáng tác Nhạc Việt Nam với âm điệu dân tộc như thế ? Là vì khi biết được nhiều làn điệu, âm điệu, nhịp điệu của các nước, thì mình phân biệt được cái quãng, nghĩa là từ nốt này qua nốt khác, để có thể phân biệt được cái âm điệu đó là nước nào.Trong khi đó tôi lại được học những nhạc cụ Việt nam , nhạc cổ VN ,nghiên cứu nhiều về nhạc VN cho nên tôi phân biệt được, nên trong khi sáng tác, tôi gại bỏ các loại nhạc Jazz, nhạc classic mà chỉ chú ý sáng tác nhạc Viêt Nam mà thôi.
Hiện giờ nhạc sĩ Lão Thành Xuân Tiên đã 84 tuổi, vẫn Khoẻ mạnh, vẫn thường xuyên đi trình diễn trong các buổi Văn nghệ đặc biệt. Ông cùng bà vợ hiện đang định cư ở Thành phố Fairfield thuộc Sydney NSW.
Nhạc sĩ Xuân Tiên - /Hận Đồ bàn
Moderator: Nguyễn_Sydney
Một bài hát hay:
Tiếng Hò Miền Nam
(Saigon-1956)
Nhà Bè nước chẩy chia hai
Ai về Gia Ðịnh Ðồng Nai thì về
Ai li hò lờ ! Ai li hò lờ !
Ðường về xứ bạn không xa
Qua vùng Ðất Ðỏ rồi ra Biên Hoà
Ai li hò lờ ! Ai li hò lớ !
Ai nghe chăng tiếng hò bao la
Những tiếng lòng di cư vẫy vùng theo gió
Ai nghe chăng tiếng người công phu
Biết tìm tự do tránh xa ngục tù
Ðường chiều gió thổi vi vu
Tình nghèo vẫn nở như hoa
Ai nghe chăng tiếng hò bao la
Những tiếng cười đôi ta, Nam Bắc một nhà.
Mẹ hiền nựng bé ngủ mơ
Yêu con thơ mỹ miều
Yêu non sông rất nhiều
Vẳng lời hò mến yêụ
Nhà Bè nước chẩy chia đôi
Ai về dưới ruộng cùng tôi thì về
Ai li hò lờ ! Ai li hò lờ !
Ðường về nước chẩy trôi mau
Ðưa thuyền tới mũi Cà Mâu ta truyện trò
Ai li hò lờ ! Ai li hò lớ !
Quê em mãi tận Hà Tiên
Có hạt tiêu cay, có tình quyến luyến
Theo em tới miền Cần Thơ
Dưới hàng dừa cao trái thơm ngọt ngào
Ruộng đồng lúa trổ bông mau
Lạch nguồn cá lội xôn xao
Ðêm hôm nao gió về biển Ðông
Cuốn mối tình Cửu Long, xe kết đôi lòng.
Ngày nào cạn nước Ðồng Nai
Ngày nào cạn nước ngoài khơi
Non sông ta xoá mờ
Không ai nghe tiếng hò
Thì lời nguyền mới phaị..
(Saigon-1956)
Nhà Bè nước chẩy chia hai
Ai về Gia Ðịnh Ðồng Nai thì về
Ai li hò lờ ! Ai li hò lờ !
Ðường về xứ bạn không xa
Qua vùng Ðất Ðỏ rồi ra Biên Hoà
Ai li hò lờ ! Ai li hò lớ !
Ai nghe chăng tiếng hò bao la
Những tiếng lòng di cư vẫy vùng theo gió
Ai nghe chăng tiếng người công phu
Biết tìm tự do tránh xa ngục tù
Ðường chiều gió thổi vi vu
Tình nghèo vẫn nở như hoa
Ai nghe chăng tiếng hò bao la
Những tiếng cười đôi ta, Nam Bắc một nhà.
Mẹ hiền nựng bé ngủ mơ
Yêu con thơ mỹ miều
Yêu non sông rất nhiều
Vẳng lời hò mến yêụ
Nhà Bè nước chẩy chia đôi
Ai về dưới ruộng cùng tôi thì về
Ai li hò lờ ! Ai li hò lờ !
Ðường về nước chẩy trôi mau
Ðưa thuyền tới mũi Cà Mâu ta truyện trò
Ai li hò lờ ! Ai li hò lớ !
Quê em mãi tận Hà Tiên
Có hạt tiêu cay, có tình quyến luyến
Theo em tới miền Cần Thơ
Dưới hàng dừa cao trái thơm ngọt ngào
Ruộng đồng lúa trổ bông mau
Lạch nguồn cá lội xôn xao
Ðêm hôm nao gió về biển Ðông
Cuốn mối tình Cửu Long, xe kết đôi lòng.
Ngày nào cạn nước Ðồng Nai
Ngày nào cạn nước ngoài khơi
Non sông ta xoá mờ
Không ai nghe tiếng hò
Thì lời nguyền mới phaị..