Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Toan_Paris wrote:
Chương trình nhạc yêu cầu Radio Quán Vắng do anh Phú De thực hiện . Xin anh cho nghe nhạc bản “Xe đap ơi” , Thế Sơn hát .
Anh post bài Hạ Trắng solo sax. hay qúa , cám ơn anh Phú De .
Mời Bạn Kiêu Long cùng Tôi thưởng thức nhạc bản “ Xe đạp ơi ” và có thể tìm được chút gì thi vị ngày đựợc tình yêu đáp lễ trong ca khúc này . Và không quên mời các Bạn Hữu ( các anh chị ) cùng nghe .
Chúc Bạn Hiền Khiếu Long và các bạn hữu chiều êm đềm và hạnh phúc .
Thân mến,
Toàn paris
Hi anh Toàn_Paris
Theo tui thấy Hạ Vy ca có vẽ hối tiếc hơn là Thế Sơn kể lể??

Mời anh Toàn_Paris, Anh Sáu Long cùng quý anh chị nghe bài Xe đạp ơi và bài Ru tình

-----------------------


Image


Xe Đạp Ơi
Ngọc Lễ
Thế Sơn






Nhớ khi xưa anh chở em,
Trên chiếc xe đạp cũ,
Áo ướt đẫm mồ hôi những trưa hè.
Nhớ khi xưa bao mộng mơ,
Trên chiếc xe đạp cũ,
Dưới cơn mưa cùng nhau dắt qua cầu.

Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu.
Mối tình thơ, thoáng như một giấc mơ.
Xe đạp ơi, những vất vả ngày ấy.
Cho lòng tôi, nhớ thương hoài chẳng nguôi.
Quay đều quay đều quay đều,
Mối tình ngày xưa yêu dấu.
Quay đều quay đều quay đều,
Nhớ hoài những vòng xe.
Quay đều quay đều quay đều,
Mối tình nghèo đơn sơ quá.
Quay đều quay đều quay đều,
Thương hoài những vòng xe.

Nhớ khi xưa anh chở em,
Trên chiếc xe đạp cũ,
Dưới trăng khuya cùng trao chiếc hôn đầu.
Nhớ khi xưa bao mộng mơ,
Trên chiếc xe đạp cũ,
Ước mong sao tình yêu mãi không rờ
i.




Xe Đạp Ơi--Thế Sơn

Xe đạp ơi--Hạ Vy
Last edited by phu_de on Sat Apr 15, 2006 11:30 am, edited 2 times in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Ru Tình
Trịnh Công Sơn
Trần Thái Hòa



Ru em đầu cơn gió, em hong tóc bên hồ
Khi sen hồng mới nở, nụ đời ôi thơm quá
Ru em tình khi nhớ, ru em tình lúc xa
Ru cho bầy lá nhỏ, rụng đầy một mùa Thu

Ru khi mùa mưa tới, ru em mãi yêu người
Ru em hoài bé dại, một hồn thơm cây trái
Ru em chờ em nói, trên môi tình thoát thai
Ru em ngồi yên đấy, ru tình à ..ơi

Ru người ngồi mãi cùng tôi
Ru người ngồi mãi cùng tôi

Ru em hài nhung gấm, ru em gót sen hồng
Ru bay tà áo rộng, vượt tình tôi chấp cánh
Ru trên đường em đến, xôn xao từng tiếng chim
Ru em là cánh nhạn, miệng ngọt hạt từ tâm

Ru em tình như lá, trăm năm vẫn quay về
Môi em là đốm lửa, cuộc đời đâu biết thế
Xin em còn đâu đó, cho tôi còn tiếng ru
Ru em ngồi yên đấy, tôi tìm cuộc tình cho


Image

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image





Viễn Khúc Việt Nam
Nhạc & lời : Hàn Lệ Nhân
Hòa âm : Tùng Châu
Trình bày : Dương Triệu Vũ

( # )
Chưa bao giờ về Hà-Nội
Chưa bao giờ ghé Sài-Gòn
Chưa bao giờ thăm xứ Huế
Chưa bao giờ thấy Việt Nam.

I.
Tôi là con chim lạc bầy từ muôn kiếp trước
Tôi là mây bay ngàn đời trên trời tha phương
Quê Mẹ trong tôi chỉ là văn chương.

Ôi trời Quê Hương tuyệt vời nằm trên trang giấy
Qua lời ca dao Mẹ hời xưa nhẹ chiêm bao
Nay nặng nỗi đau núi gọi sông gào.

Trở lại ( # )

II.
Tôi là con chim lạc bầy từ muôn kiếp trước
Tôi là mây bay ngàn đời trên trời tha phương
Quê Mẹ trong tôi chỉ là văn chương.

Ai về Quê Hương nhặt dùm vài ba nhánh lúa
Ôm chặt trong tay bồi hồi nghe lòng say say :
Quê Mẹ tôi đây ! Quê Mẹ tôi đây !

Chưa bao giờ về Hà-nội
Chưa bao giờ ghé Sài-gòn
Chưa bao giờ thăm xứ Huế
Nhưng tôi là người Việt Nam !



Viễn Khúc Việt Nam

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image Cám ơn bạn hiền Toàn Paris và bạn hiền khô Phú De đã cho đọc và nghe những bản nhạc đưa ta về một thời kỷ niệm ! Mấy hôm nay bận nhiều việc quá nên không có thì giờ để vi vút và đấu hót với ai được cả.
Bây giờ lại phải đi tiếp tục đi nhà thờ với lễ lạc trên đó ....
Hôm nay là ngày Mừng Chúa Phục Sinh...Thân chúc các bạn tôi một mùa Phục Sinh tươi vui các bạn nhé !!!

Sáu Long

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Vũ Hữu Định, một chút gì để nhớ


Tạp Ghi Văn Nghệ - Nguyễn Mạnh Trinh

Có những bài thơ, tôi đọc của Vũ Hữu Định mà mường tượng ra những cảm giác của chính mình. Có những cảnh ngộ, đã trải qua trong đời sống, bây giờ, đọc trong thơ Vũ Hữu Định, như sống lại trong ký ức.

Như, bài thơ “Những ngày long đong”:

“ trưa ngủ đậu-chiều đi –đêm đợi
mai lang thang, mốt biết về đâu
ngày với tháng cứ đùn như mối
tháng với ngày qua như một bãi mù
đi ra khỏi nơi anh tạm trú
đứng một nơi đâu không định trong lòng
ngã bảy xe người chia bảy ngã
có ngã nào đi riêng của anh đâu
đi ra khỏi nhà sơ quen tạm ngụ
một đêm đau lưng mắt mở trừng trừng
đi ra khỏi là ra đi với nhớ
để chiều về đâu? Ngơ ngác bâng khuâng.. “

Phải, tôi đọc thơ Vũ hữu Định để nhớ lại những ngày xa xưa thuở ấy. Lúc lang thang vơ vẩn ở Sài Gòn năm 1980 sau khi được thả về. Sau đó, tham gia tổ chức một chuyến vượt biển không thành ở Bến Tre và bị công an tỉnh lên tận Sài Gòn hỏi thăm. Túng cùng, khi chiều về đêm xuống đạp xe đi mà không biết mình đi đâu. Có lúc, như một nhân vật của kiếm hiệp Kim Dung mà than thở một mình. Than ơi, trời thì cao, đất thì rộng mà ta thì không chốn nương thân. Câu hỏi tối nay biết ngủ đỗ nơi đâu cứ hoài trong tâm trí. Mình có nhà có cửa mà sao phải lạc loài như người vất vưởng không nhà. Có bữa, mướn chiếu ngủ tạm ở bến xe, để nghe những người chung quanh chửi rủa thời thế, hay những cô gái giang hồ đêm khuya kể lể tâm sự bọt bèo mình. Tôi khám phá ra một điều ngủ đêm ở bến xe lại an toàn hơn bất cứ một nơi chốn nào khác. Nếu tạm trú tại nhà mấy người thân, thì chỉ một lần, bởi cả gia đình người thân ấy cũng sẽ hồi hộp chờ tiếng gõ cửa xét nhà kiểm tra hộ khẩu và cả đêm thức trắng trong lo sợ. Thôi thì đành tối tối, tới bến xe, ngủ lẫn lộn với những hành khách chờ xe đò hoặc những anh tài xế xe vận tải hay những chị buôn hàng chuyến, để chờ một chuyến đi sắp tới cho qua những ngày bị truy nã, săn đuổi …
Đọc những câu thơ, tự nhiên sao bồi hồi. Nhớ lại, một thời gian qua, đã tới hai mươi mấy năm mà sao như trước mắt. Tôi thấy mình đạp xe lang thang giữa con phố đông người với mây đen ùn lên phía chân trời của thành phố Sài Gòn đang lên đèn. Tôi nghe lại những câu vọng cổ, than thở buồn hiu trong đêm mưa dầm rả rích khi mình cuộn tròn trong manh chiếu ở hiên nhà cạnh những người vô gia cư từ kinh tế mới trở về, lăn lóc, tang thương

Đọc những câu thơ sao thấm thía,:

“ trong đám đông anh lại càng cô độc
bởi một nơi đâu cũng ăn tạm ở nhờ
sợ cả lời chia vui thành thật
bạn bè thì đông sao anh vẫn bơ vơ
buổi tối xe lam muộn màng ế khách
lại tới một nơi không hẹn không tìm
anh đi ngược lại con đường xe chạy
mỗi bước chân rời mỗi nhịp đau tim
thành phố lặng là khi nghìn tiếng động
không xô tan được khối lòng sầu
chân anh bước, mắt chỉ nhìn phía trước
tai nghe hoài một câu hỏi về đâu.”

Thời gian ấy, sao cố quên mà vẫn còn hằn nhớ. Cái tâm cảm của một người cô đơn trong cái xô bồ náo nhiệt của chỗ đông người lại càng làm tăng thêm cường độ nỗi buồn. Thời thế ấy, sao buốt xót. Kỷ niệm ấy sao ngậm ngùi. Cầm tập thơ Vũ Hữu Định trên tay, mặc dù chưa bao giờ gặp mặt và cũng không hề quen biết mà sao tôi có cảm giác vô cùng thân thuộc. Không biết có phải vì có lúc, mình cũng đồng cảm với cái tâm sự của một người lỡ vận “Ta đã hát khúc hát đời lỡ vận. Hát âm u trong đêm tối một mình“. Hình như, với thi sĩ tác giả “Còn một chút gì để nhớ”, đêm tối lúc nào cũng là cái phông thẳm sâu của kiếp người, của những bước chân đi không bao giờ đến đích.

Bài thơ về phố núi Pleiku của Vũ Hữu Định với nhạc Phạm Duy đã tạo một thành phố nhỏ nơi xó rừng thành một nơi chốn đầy huyền thoại, vừa lãng mạn vừa bi tráng. Ở đây, có những chuyện về Bà Chúa Rừng linh thiêng, có những mối tình y như tiểu thuyết của những người lính trận và những cô gái giang hồ. Thời chiến tranh cực độ, phố núi là nơi dưỡng quân của những chàng G.I. từ mặt trận biên giới trở về và cũng là nơi mà các nàng kiều nữ từ khắp nơi đổ về kiếm tiền. Và, cũng chính nơi đây,là nơi nghỉ phép của những chàng lính chiến từ biên trấn. Rượu, ăn chơi, nhảy nhót, cho quên sầu để rồi trở lại chiến trường, ở đó có những mối tình giang hồ nhưng cũng có những mối tình lãng mạn trong trắng. Ở đó, cũng có con đường Trình Minh Thế rợp bóng cây dầu, cây sao, những giờ đi học hay tan học tung tăng những tà áo trắng nữ sinh trong cái mù sương buổi sáng hay nhạt nắng buổi chiều. Pleiku, “phố xá không xa nên phố tình thân. Đi dăm phút đã về chốn cũ..”. Con đường Hoàng Diệu từ rạp Diệp Kính đến Bưu Điện, chỉ vài phút đi lên đi xuống để cho đời còn mơ còn mộng, còn thấy hạt nắng dễ thương, hạt mưa tuy buốt lạnh nhưng lại ấm lòng vì đôi mắt em. Dù nơi đây suốt năm là mùa đông tháng giá nhưng má đỏ môi hồng em làm ấm mùa xuân. Và :

“xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc trên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để thương”.

Rời phố núi, để hát bài Biên trấn ca. Thơ, là tiếng hú vọng lên thinh không về đến quê nhà. Thơ, là tia nhìn tha thiết xuyên qua rừng qua núi, về một nơi chốn nào sắt se kỷ niệm. Thơ, những vần thơ làm xao xuyến không gian.

“.. chiều có ta đứng mãi
định hướng phương trời quê
chim bay về biển Bắc
gió bạc hồn sơn khê.
Ba năm đồn biên trấn
Hai mươi năm giang hồ
Chuyện kể hoài bữa rượu
Thuốc chẳng tàn cơn mê
Đồn cheo leo đón gió
Bốn mùa phên mây che
Đất trời đây một cõi
Nhốt đời chưa cho về..”

Có người nói thơ Vũ hữu Định ít có bóng dáng chiến tranh. Nếu có. chỉ là những nét thoảng mờ không rõ nét. Nhưng, trong suy nghĩ riêng mình, tôi lại thấy bất cứ bài thơ nào của ông cũng đều thấp thoáng hình ảnh của một thời đại chinh chiến. Cái tâm tư bất an, cái nỗi niềm thời bom đạn, những huyễn mộng và đau xót hòa chung, bàng bạc trong ngôn từ, của một thời đại mà bất hạnh thành quen thuộc và hạnh phúc lại hiếm hoi.

Bài “Trên đoạn đường quê em“, như một lời phẫn nộ :

Lửa rực đỏ treo trăm đường sinh tử
Trong đêm cay, đêm địa ngục hãi hùng
Mẹ thét tìm con tóc dài điên dại
Xiêu vẹo giữa đường chết đuổi sau lưng
Lửa đã cháy đường ra quê em
Lửa đã cháy một đoạn lòng của mẹ
ÔI cái chết có còn chăng lý lẽ
Có lý lẽ nào đã giết anh em
Đường ra quê em trăm ngàn cay đắng
Lửa hạ đạn gào trăm tiếng keu la
Những giòng máu vô tình vô tội
Đã chảy lên nhau thành suối chan hòa
Lửa Quảng Trị lửa rượt về Mỹ chánh
Rải những thây người gục giữa đồngb khô
Những giòng máu đã thấm tràn mạch đất
Có làm tương lai con cháu huy hoàng?”

Ghét chém giết, nhưng vẫn phải tham dự chiến tranh, ôi tấm lòng tuổi trẻ sao sắt se buồn :

“trên non may có tình bằng hữu
tuổi trẻ đau chung một khúc ca
ôm nhau thức với vầng trăng lạnh
vượt lá tìm sao định hướng nhà
có những ngày đi trong núi thẳm
tuổi trẻ nhìn nhau nhớ xóm thương làng
thở chung một tiếng nghe sầu cháy
tâm sự chuyền nhau điếu thuốc quan san
Cám ơn điêu đứng rừng sinh tử
Cạm bẫy người giăng để giết người
Tuổi trẻ gần nhau trong gió lửa
Giữ giùm nhau những tiếng chim cười.”

Có lẽ những bài thơ hay nhất của Vũ Hữu Định, theo tôi, là những bài thơ viết về thời lang thang giang hồ của ông. Có khi ông luận chuyện đời, một chút triết lý, một chút cám cảnh thương thân. Có khi, ông phác họa lại tình cảnh mình, đối chiếu giữa cái có và cái không, cái chân thực và cái giả ngụy:

“.. bạn bè bảo ta thằng giả trá
thằng làm thơ “ tẩu hỏa nhập ma”
ta chỉ biết cười trong im lặng
có một lời nào ta nói chưa ra
hôm xưa ta vốn thằng hay nói
chuyện văn chương giống chuyện đàn bà
chuyện anh em chết ngày đôi đứa
nói mãi không cùng chẳng tận xót xa
có lúc cay môi mềm tiếng rượu
lòng cũng hân nhoan đánh đổi mặt đời
khốn nỗi đời sao trăm thứ mặt
nên ta còn đỏ một mặt trời
ta có những ngày đong đưa giữa phố
thoát không ra vòng trói đời ta
thử yêu, dầu chỉ yêu gái điếm
nhưng thật hết rồi thời của bướm hoa”

Thi sĩ tự họa chân dung, của một lời thê thiết bỏ nhau, của những lúc hất bỏ đi những gì thơm hương những gì mơ mộng nhất :

“bỏ người ta vẽ chân dung
bỏ người ta thấy trùng trùng cõi xa
bỏ ta
ta vẽ đời ta
bỏ nhau ta vẽ ngựa già ngủ im
bỏ ngày xưa
bỏ trái tim
ta lang bạt tự kiếm tìm xót đau
bỏ đời rồi bỏ đời nhau
bỏ trăng chết lạnh bỏ sầukhói sương
bỏ rừng tuổi lá thơm hương
bỏ sông để gió làm buồn sóng chao
bỏ người tôi bỏ đời nhau
bỏ thiêng liêng ngẩng mặt chào cõi không”

Điệp khúc “bỏ người, bỏ đời, bỏ ta, bỏ rừng, bỏ trăng, bỏ sông“ như những lời than oán, như những tiếng gọi về. Buồn, một nỗi đau tận cùng, nhưng, sao trong ngôn ngữ, có phảng phất một chút gì chịu đựng,, như số phận đời đã phải cam chịu, đã phải buông xuôi…

Tình yêu, có lúc là những cơn mộng, của giây phút kiếm tìm nhưng chẳng bao giờ gặp gỡ trong đời. Vũ Hữu Định làm thơ tình, giữa thiên nhiên hiền hòa nhưng sao trong lòng như đã chớm một niềm đau, bàng bạc:

“vẫn nằm mộng thấy bàn tay em vẫy
nên chi anh đi ngơ ngẩn kiêm tìm
có buổi chiều ngồi ngo mãi ù ra sông
có buổi tối qua những đường quen cũ
có đêm thức ngó lá dừa buông rủ
những lá dừa kia đã có linh hồn
lay nhẹ nhàng rơi những hạt trăng suông
rơi xuống chận hơi thở vừa ngang ngực
và hai mắt đã thấy mình đau nhức…”

Làm thơ về Huế, để nhớ lại những đứa bạn thời xưa. Nói với bạn, mà sao như nghe nói với quê cha đất tổ nỗi niềm của mình, của những người con làng phải xa rồi lại trở về, chịu những cảnh khó khăn của một thời đại đầy đổi thay bất trắc. Thơ gửi Trần Dzạ Lữ, gửi theo một cảm xúc buồn về đất nước quê hương :

“.. tôi có nhiều người bạn huế
thường nói với nhau về Huế của mình
xa thì thương ở gần dễ giận
đi xa Huế dẫu đời lận đận
nhưng còn Thành Nội trong tim
nhưng còn hình ảnh núi Ngự sông Hương
cái huyền thoại nghe buồn dễ sợ
Duận ơi! Cuộc sống có bao giờ dễ thở
Ai có bạc chi mình cứ níu xom 1làng
Tau vẫn nhớ hoài năm tháng lang thang
Mày cứ nhắc làng quê Nam Phổ Hạ…”

Bài thơ cuối trong đời thi sĩ, viết vào xuân Tân Dậu, như một lời trăn trối. Mô tả về mình “vợ năm con không no không đói. Nợ nần chưc thoát nổi. Càng nợ càng hăng vay.thiếu cái danh nhưng không thiếu bạn bè. Đi đâu cũng có phần rượu tặng“. Tự nghĩ về mình, sống giữa cảnh đời khó khăn, làm bao nhiêu nghề nhưng vẫn vương theo một nghiệp làm thơ, gia cảnh nếu không có người vợ đảm đang thì với một người lang thang giang hồ làm sao chu toàn. Thi sĩ :

“chẳng hề luận về tài giỏi.
Chỉ mê man với cái chân tình.
không thích thằng háo danh.
Chẳng sợ phường học vị.
Suốt đời thèm đi thèm thấy.
Thèm nghe thèm học cuộc đời.
Bốn mươi năm khoảng dăm lần tù.
Câu hỏi lớn thế nào là tội lỗi
Văn chương thế mà trôi nổi
Ta chẳng buộc thơ sao thơ lại buộc mình.
Làm thơ cho vợ hết tình.
Cách xin lỗi của người có lỗi.
em ơi! …”

Có linh cảm sẽ ra đi, nên bài thơ như một cách nhìn lại cuộc đời mình với lời hứa giữa một mùa xuân :

“Nay ta mừng xuân ta bốn mươi tuổi
bằng bài thơ kiểm điểm đời mình
ta hứa ta sẽ sống thật tình
và ta chỉ làm thơ
khi ta xúc động
ta đang nhớ thuở sông dài núi rộng
đường thệnh thang của một gã giang hồ
ta đang thèm đi để học làm thơ
chờ ta đấn xon nhớ phần rượu tặng.”

Chết lúc bốn mươi, có lẽ cuộc đời người làm thơ ngắn ngủi. Phần rượu tặng của đời chàng có lẽ là những giọt đắng tân toan.Chàng ra đi khi đất nước trong những ngày cực kỳ khó khăn, khi chế độ với chính sách kinh tế chỉ huy, ngăn sông cấm chợ, triệt hạ tư sản lôi xã hội xuống cấp tột cùng. Vũ Hữu Định qua đời vào đầu năm 1981 tại An Hải, Đà Nẵng. Ông từ trần vì say rượu té từ trên lầu xuống, một cái chết mà theo nhiều người kể lại thì còn nhiều nghi vấn.

Đọc thơ Vũ hữu Định, thấy nỗi ngậm ngùi. Và lại càng thấy công việc in lại tập di cảo “Thơ Vũ Hữu Định“ của các anh Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn là một việc nên làm. Nó chẳng những là một nén hương tưởng niệm mà còn làm sống lại một thời kỳ văn học thật nhiều tran trở thật nhiều thời đại tính mà những người lãnh đạo trong chế độ đương thời muốn xóa bỏ và triệt hủy…

Nguyễn Mạnh Trinh

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image


Còn một chút gì để nhớ
Duy Quang trình bày

CayQueo
Posts: 221
Joined: Sun Nov 28, 2004 6:34 pm
Contact:

Post by CayQueo »

Cà phê "Sang trọng"

Gần Hồ Con Rùa, quán cà phê W. lúc nào cũng tấp nập khách. W. là điểm hẹn của các cô gái mại dâm hạng sang, họ cũng vào quán uống cà phê, nhưng nhâm nhi từ lúc 10h sáng đến chiều tối. Gặp khách hàng ưng ý, sau vài cái đá lông nheo, họ làm quen nhau ngay, thỏa thuận giá cả rồi đi tìm "bãi đáp"...



Tuấn "la cà", biệt danh mà bạn bè trong lớp đặt cho người bạn học thời sinh viên ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, gặp tôi nói: "Tao đố mày biết, ngày nay giới trẻ đến quán cà phê để làm gì?". Tôi chưa trả lời thì Tuấn "la cà" đã nói ngay, giới trẻ đến quán cà phê giải khát để được làm... dân sành điệu và cũng là một cách thể hiện lối sống thời thượng.

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi, theo sự hướng dẫn của Tuấn "la cà", là quán cà phê S nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận 3. Vừa đến cửa, chúng tôi đã được cô nhân viên mở cửa mời vào. Vượt qua cửa kính, chúng tôi thấy trong quán rất đông khách, rất khó lòng tìm được một chỗ trống...

Theo cánh tay của một nhân viên (mặc đồng phục) trong quán, chúng tôi cũng có được một chỗ ngồi khiêm tốn, nằm khuất sâu ở trong. Quan sát trong quán, tôi thấy hầu hết các bàn đều chật người, có bàn có hơn chục người ngồi, nam thanh nữ tú đều có, chỉ ở độ tuổi 18 đến 25. Họ nói chuyện huyên thuyên, chẳng màng đến xung quanh. Hết tốp này ra, đến tốp khác vào... và gần 100% khách ngồi trong quán đều có điện thoại di động. Đang lúc nói chuyện, chuông reo, họ móc điện thoại trong túi ra, nói chuyện vô tư... Người này nghe điện thoại xong thì người khác lại tiếp tục móc điện thoại ra nghe...

Chẳng hề kém cạnh, các bàn lân cận cũng liên tục bị "hành" bởi chuông điện thoại di động reo vang... và chịu khó quan sát, tôi thấy ở các bàn nước, ly nước giải khát các loại dường như nằm yên vị trên bàn, có ly chỉ vơi gần đến một nửa, rất nhiều bàn nước, khách vào khách ra mà các ly nước vơi đi rất ít, hiếm hoi lắm mới thấy vài ly nước cạn đáy...

Theo Tuấn "la cà", với ly nước giải khát ở quán S, trung bình từ 10.000 đến 50.000 đồng, cao gấp 4, 5 lần các quán cà phê bình dân thường thấy, ấy thế mà vẫn nhộn nhịp khách, và ly nước trên bàn ít khi được dùng hết... Đọc đến đây, có lẽ bạn đọc cũng không khỏi thắc mắc, thế họ vào quán cà phê làm gì? Tìm một không gian chăng? Hay là vì mục đích gì khác?

T.T., sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Kinh tế TP Saigon cho biết: "Thường em và các bạn hay hẹn nhau cuối tuần là gặp nhau ở quán S, trao đổi chuyện này chuyện kia, cũng như vào quán S để được hưởng bầu không khí nhộn nhịp của Sài Gòn. Một phần cuộc sống của thành phố đã được đem vào những quán cà phê như thế...".

Tương tự, chúng tôi tìm đến quán cà phê M, nằm ở vòng xoay Hồ Con Rùa, trong quán lúc này đã có khá đông khách, người nào cũng cười nói huyên thuyên, khuôn mặt tươi rói... Chọn chỗ ngồi gần cửa kính, có thể nhìn ra bên ngoài, "Tuấn la cà" bảo: "Quán cà phê này rất lịch sự... Nhưng tao muốn mày rửa mắt khi nhìn sang quán đối diện...".

Theo hướng tay của Tuấn "la cà", bên kia đường là quán cà phê W, tấp nập người ra vào... Theo lời Tuấn "la cà", W là điểm hẹn của giới trẻ, phần lớn giới nữ vào quán là để biểu diễn thời trang, khoe một kiểu thời trang nào đó vừa mới mua được, còn khách nam vào quán là để thưởng thức những kiểu thời trang ấy.

Tôi khá mù mờ trước kiểu giải thích bóng bẩy của Tuấn "la cà", nhưng khi nhìn sang bên kia đường, tôi để ý đến các cô gái, họ vận trang phục rất ư thời thượng và mát mẻ, có cô gái mặc loại quần vải satanh trắng trong suốt, áo thun bó sát người, có vẻ như muốn phô trương phần nổi bật trên cơ thể tuổi xuân thì hoặc có cô gái mặc váy ngắn, phía trên cổ áo hơi trễ xuống... còn lại quần Jean, kaki, quần soọc Jean bó sát người thì nhiều vô kể.

Qua tìm hiểu, tôi được biết thêm, Cũng hình thức mồi chài khách ở quán cà phê, không kém phần sôi nổi là quán cà phê 3… đường N. T, quận 5. Mỗi ngày, nơi đây có trên chục cô gái vào quán uống cà phê, ăn mặc đúng mốt... khi gặp đúng đối tượng, họ sẽ chủ động làm quen và ngã giá trên bàn nước, sau đó dẫn nhau đi tìm nơi giải quyết câu chuyện vừa bàn bạc...

Qua những cuộc thâm nhập thực tế từ các điểm cà phê "sang trọng" ở TP Saigon, tôi đã nhận thấy được một lối sống hưởng thụ rất… bất cần ngày mai của một bộ phận giới trẻ ở thành thị. Họ đến quán cà phê "sang trọng" để được làm người "sang trọng", được nhiều người tung hô rằng "mình là dân sành điệu"…




Anh Duy

Trích báo trong nước

CayQueo
Posts: 221
Joined: Sun Nov 28, 2004 6:34 pm
Contact:

Post by CayQueo »

Sóc Trăng - một vùng đất trù phú miệt Tây Nam Bộ, vùng đất của 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khơmer sống chan hòa. Người Sóc Trăng cần cù chịu khó. Sóc Trăng cũng là nơi sản sinh ra cố học giả Vương Hồng Sển, cố giáo sư tiến sĩ nông học Lương Định Của. Sóc Trăng cũng tự hào vì đã nhiều lần góp sức giúp Việt Nam giành nhiều huy chương vàng, bạc và đồng ở các giải đua thuyền Rồng ở Trung Quốc và Singapore. Sóc Trăng cũng là niềm tự hào của cả nước về nền âm nhạc khơmer cổ truyền và cuối cùng, lễ hội Ooc Om Booc ( đua ghe Ngo) đã được liệt vào danh sách 15 lễ hội quan trọng nhất của quốc gia. Tuy nhiên, Sóc Trăng không chỉ có thế. Sóc Trăng còn nổi tiếng nhờ các món ẩm thực đặc sắc như bánh Cóng Đại Tâm, Bánh Pía Vũng Thơm, bánh Phồng Tôm Nhu Gia, Bún Nước Lèo Sóc Trăng và Lạp Xưỡng Phú Tâm.

Đầu tiên tôi xin được nói đôi điều về món được xem là nổi tiếng nhất của Sóc Trăng - Bún Nước Lèo Sóc Trăng.

Bún Nước Lèo hay còn được gọi là Bún Mắm vì nguyên liệu chính là mắm. Nguyên thủy, bún nước lèo là món ăn khoái khẩu của đồng bào khơmer. Bún được chế biến từ mắm Bò Hóoc. Nhưng dần về sau thì người Việt và người Hoa đã dùng một loại mắm khác ( mắm sặc) để thay thế mắm Bò Hooc vì mùi vị của mắm Bò Hooc quá nồng trong khi mùi của mắm Sặc thì dịu hơn ( đến nay thì đa số người khơmer vẫn nấu bún nước lèo bằng mắm Bò Hoóc.

Để nấu bún nước lèo, đầu tiên người ta phải đem con mắn đi nấu trong nước sôi cho đến khi thịt mắm đã rã ra hết và ta chỉ việc lọc bỏ xương mắm lấy nước để riêng. Sau đó đến phần nấu nước lèo. Nước lèo được nấu bởi nước súp xương heo hay xương gà ( nếu bạn chịu chơi thì nấu vài con gà lấy súp thì càng ngon!!! ). Sau khi đã có nồi nước súp xương gà, bạn lấy nước mắm đã lọc hết xương khi nãy đổ chung vô nước súp xương nấu cho sôi lên. ( Đặc biệt, nếu bạn dùng nước dừa tươi hay dừa khô để nấu súp thì nồi nước lèo của bạn càng ngon đậm đà hơn). Hỗn hợp nước thịt mắm và nước súp xương nấu chung với nhau gọi là nước lèo. Khi nấu nước lèo, ban nên lưu ý là phải cho vào nồi khoảng một nắm nhỏ Sả cây đập giập ( nhưng không phải là Sả bằm) vài tép ngãi Bún đập giập thì mới đúng hương vị của bún nước lèo. Khi nồi nước lèo sôi lên thì ta chú ý vớt bọt để bọt mắm không làm đục nồi nước lèo.

Trong phần nên nếm, ta chỉ thêm chút muối cho nồi nước lèo có vị mặn, cho tí đường để tăng thêm vị ngọt ( nhưng đôi khi cũng không cần đường). Chú ý là đừng nêm nước mắm vì nước mắm là không cần thiết. Sau Khi nêm nếm xong, ta tắt lửa để nồi nước lèo nguội dần đi và cặn mắm cũng lắng dần xuống đáy nồi. Ta bắt đầu múc nước trong của nồi nước lèo sang một nồi khác và nấu sôi trở lại, thế là đã có một nồi nước lèo như ý.

Nói về phần thịt, cá, rau cải để ăn bún. Ăn bún nước lèo thì cần có cá lóc luộc rỉa hết xương, tôm tươi lột vỏ, thit quay xắt nhỏ và bánh cóng ăn kèm.
Rau thì cần có rau muống bào, bắp chuối thái mỏng, giá, hẹ sống, rau hún, rau quế, chanh và ớt.

Để có một tô bún hấp dẫn, ta cho một ít rau muống, bắp chuối, giá vô tô. Sau đó là một ít bún để lên trên rồi "trụng" với nước lèo, nhớ là phải trụng thì vị mắm mới thấm cọng bún mới ngon. Sau khi trụng khoảng 2 - 3 lượt, ta cho ít thịt heo quay xắt nhỏ, tôm luộc lột vỏ, cá lên trên rồi trụng lại một lần nữa là ta đã có một tô bún đặc sắc để mà thưởng thức.

Khi ăn, các bạn nên cho vào tô một ít ớt bằm, rau quế, rau hún, và hẹ sống vào để làm tăng thêm khẩu vị.

Bạn thử tưởng tượng xem, vào một ngày mưa phùn gió bấc, rét căm căm. nơi quán cóc bạn ngồi một mình hoặc với bạn bè thưởng thức tô bún nước lèo nóng hổi, có lẫn mùi thơm của Sả lẫn vói Ngãi Bún trong nước lèo, có vị mặn - ngọt - thơm của mắm, có mùi hăng hăng, cay cay của rau hún, giòn giòn, dai dai của rau bào, vi giòn béo của thit heo quay xắt nhỏ, ngọt giòn của tôm tươi, ngọt bùi của cá, vi chua của chanh vi nồng của hẹ thì không còn gì bằng. Tất cả hương vị tinh tế đều hòa quyện trong cùng một tô bún sẽ làm cho bạn ấm lòng, sễ làm cho bạn cực sướng. Và bảo đảm. nếu bạn có dịp ăn món bún này nhiều lần, bảo đảm bạn ăn lần sau sẽ thấy ngon hơn lần trứơc vì sau mỗi làn ăn, bạn sẽ cảm nhận được những vị riêng của từng loại rau, cá, tôm trong trong tô bún của bạn.

Nếu có dịp thì bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ngon này nhé. Bảo đảm bạn ăn một lần sẽ nhớ mãi cho xem.

By KhoaNam


Ý kiến của CQ:Hihi CQ đã được ăn bún nước lèo ở Bạc Liêu, nghe nói cũng không kém với bún nước lèo Sóc Trăng là mấy. Vừa qua CQ có ghé ST nhưng bận quá nên chưa kịp nếm qua xem sao. Dưới đây là ý kiến của 1 người ST khác.

Em xin bổ sung thêm 1 vài ý nhỏ trong bài viết của bác nam nói về Bún nước lèo nổi tiếng ở Sóc trăng mình nhé :

Món bún nước lèo ở ngay thị xã Sóc Trăng mình, em nhận thấy duy nhất 1 quán ở trong chổ gần chợ thịt heo mình bây giờ, quán bún nước lèo của bà mập là nấu ngon nhất, đúng hương liệu và cách thức chế biến của món bún nước lèo. Ngoài ra ở bên thị trấn Mỹ Xuyên cũng có 1 quán nấu rất ngon, đường đi vào chợ Mỹ Xuyên, qua cây cầu nhỏ quẹo vào chổ bán bò nướng inox (trước đây nướng bằng ngói lợp nhà, nhưng gần đây đổi bằng miếng inox cho hợp vệ sinh tý hi hi ) nấu cũng rất ngon.

** Còn về đặc sản bánh phồng tôm ở Nhu Gia. Ở ngay thị xã mình cũng có 2 hộ gia đình làm bánh phồng tôm cũng khá nổi tiếng gần đây là :

1) Bánh phồng tôm bà Liếm, đường Nguyễn Du, số nhà mấy...hì hì em quên dòm (gần nhà thầy Thạch Chanh, GV dạy anh văn ở Trường P1).

2) Bánh phồng tôm của chị Mai, nhà ở khu đất mới quy hoạch xây dựng (kế Trường Đảng Sóc Trăng).

** Về bánh Pía, em xin bổ sung thêm 1 thương hiệu mới nổi tiếng sau này trên thị tường, nghe đâu xuất lên Đại lý trên Sài Gòn để xuất khẩu : Bánh Pía, bánh In, bánh Trung thu của lò bánh mang tên : Tân Huê Viên, ở Đường Nguyễn Du, đối diện Ngân hàng Đầu tư & Phát tiển tỉnh Sóc Trăng ( Cổng trường Hoàng Diệu dòm thẳng ra là đường Nguyễn Du).

Còn các bạn nào muốn thưoởng thưởng các đặc sản Sóc Trăng, lên lạc gặp mình qua E-Mail :daculala@yahoo.com. Mình sẽ làm hướng dẫn viên tình nguyện cho các bạn đi thực địa và thực sự thưởng thức (Cái bill ưu tiên cho các bạn nào muốn thưởng thức, hi hi hi , mình biết nhiều địa điểm vừa ngon và vừa rẻ tiền)


--------------------

Nắm tay nhau em nhé
Đừng buông dầu 1 giây
Đừng để sóng xô ngã
Cho đôi mình xa nhau
-------------------------
(Ngọc Thu)

Ý kiến của CQ : Bánh pia' Tân Hưng Viên ngon là đúng lắm. Nhưng nếu ở Mỹ thì không nên mua loại có nhân trứng vì qua hải quan sẽ bị dục bỏ hết. Năm ngoái CQ về cùng mấy người bà con mua tới khoảng hơn 100 cây, (mỗi cây có 4 bánh) bánh pia' ngon định đem qua làm quà cho bà con bạn bè nhưng khi bị hải quan cắt mấy cây ra xem thì trong nhân có trứng nên bị bắt đổ đi hết. Uổng quá.

Những bài viết về bún nước lèo được trích ra từ nguồn SocTrangnet

DaHuong
Posts: 124
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:04 am

Post by DaHuong »

:D :D :D :D

DaHuong
Posts: 124
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:04 am

Post by DaHuong »

:D :D :D

:D

Post Reply