Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!
Lúc này xăng lên giá wá xá mà bác Giang còn tính mua tích trử để tính wả thiêu nhà em phải không ?
Nhưng mà nhà em có bảo hiểm ba chữ Á À A tripe đàng wàng bác à....Hôm rồi bác đi đâu để anh em cứ chờ bác mãi....
khieulong wrote:He.He..He......
Lúc này xăng lên giá wá xá mà bác Giang còn tính mua tích trử để tính wả thiêu nhà em phải không ?
Nhưng mà nhà em có bảo hiểm ba chữ Á À A tripe đàng wàng bác à....Hôm rồi bác đi đâu để anh em cứ chờ bác mãi....
LTH
Ha ha ha ha ha
Văng miểng, văng miểng
Đang tính chọc chú em Bùi Đồng mà lại trúng ông bạn già
Xin lỗi anh Sáu, thèm đi muốn chớt, mà bà xã yêu cầu đi Colorado tham-dự đám cưới của đứa cháu ruột bà xã (trùng ngày 22/4), nên chuyện chẳng đặng đừng
Mong anh chi Sáu thông cổm nghe
Hẹn khi nào anh Sáu cưới vợ bé thì không thể trốn được nữa
Anh trở về
Sông đã phù sa
Thành phố không còn tháng bảy
Thành phố muộn màng như một bàn tay
Dưới những vòm cây
Xao xác niềm cô đơn tuổi nhỏ
Gió
Những vì sao ban mai và những kí ức cũ
Ta từng xanh trong nhau
Không ai bắt đầu từ chỗ trống
Gió đầy vai
Em mang chiều đi tắm
Buổi chiều mềm và ấm
Sông Hồng như gương mặt người say
Anh đối diện thời gian uống rượu
Chàng Trương Chi gõ mạn thuyền đầy
Cần Thơ 30 tháng 4 1975
Sau những hốt hoảng hoang mang sau lịnh đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV Quân Khu 4, đã trải qua những giờ phút cuối cùng yên lặng và chờ đợi những gì sẽ xảy đến.
Lúc 10.30 giờ sáng một buổi họp tham mưu của Quân Ðoàn tại Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV Quân Khu 4, tại trại Lê Lợi nằm ngày trung tâm thành phố Cần Thơ trên đại lộ Hoà Bình, với sự có mặt của các sĩ-quan tham-mưu, các trưởng phòng và trưởng ban còn ở lại và với sự hiện diện của tư-lệnh 3 sư-đoàn bộ binh 7, 9 và 21 cùng với các chỉ-huy trưởng của các quân binh chủng nằm trong Vùng 4 chiến thuật, Thiếu tướng tư-lệnh Nguyễn Khoa Nam đã lặp lại những gì tổng thống mới nhận chức Dương Văn Minh đã nói :" Các anh giữ yên vị trí và chờ bàn giao". Xong buổi họp các sĩ-quan trở về đơn vị của mình ra lệnh lại cho đơn vị trực thuộc thi hành lệnh trên. Riêng tại BTL/QÐIV các cổng vào bộ tư lệnh vẫn còn lính quân cảnh đứng gác và các yếu điểm phòng thủ xung quanh Quân đoàn do sĩ-quan , HSQ và binh sĩ thuộc quân đoàn vẫn còn giữ nguyên vị trí, một số anh em thuộc dưới quyền của tôi từ iền đồn Xóm Chày bên kia bờ sông Cần thơ gọi về xin lịnh được trở về Bộ Tư Lệnh Quân đoàn nhưng lệnh của Trung tá Chánh Chỉ huy trưỡng Tổng Hành Dinh Quân đoàn bắt các quân nhân này phải ở yên vị trí; tôi thấy rất vô lý vì đã đầu hàng rồi còn ở tiền đồn để làm gì nữa nên tội liên -lạc với gia-đình của quân nhân liên hệ để lo mướn ghe đò để đưa các anh về.
Cách vài tháng trước tháng 4 1975 thiếu tướng Nam đã cho thành lập Bộ tư lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn do đại tá Nguyễn Thành Vinh chỉ huy đồng thời tăng cường quân số thêm 1 trung-đoàn bộ binh cho mỗi sư đoàn, quân số này được lấy từ các đơn vị địa phương quân của 16 tiểu-khu thuộc vùng 4 chiên-thuật; lý do tăng cường thêm quân số cho các Sư Ðòan vì với tính chất lưu động của Sư Ðoàn bộ binh đánh địch rất hiệu quả hơn đơn-vị đồn-trú địa-phương.
Bộ tư lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn IV được tạm thời đăt tại tư dinh cũ của chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh cạnh Quân Ðoàn IV. Ngoài ra, tướng Nam còn chỉ thị xây lại các công sự phòng thủ kiên cố tại trại Cửu Long cạnh Sân Vận động Cần Thơ, doanh trại này trước đây của quân đội Mỹ để lại; ưu điềm của doanh trại này là kế cận sân Vận động có nhiều bãi đáp cho máy bay trực thăng và gần bộ tư lệnh Quân đoàn và quân y Phan Thanh-Giản.
Trong một buổi họp mật của bộ tham mưu quân đoàn, tướng Nam cho biết trại Cửu Long sẽ là điểm di tản của quân đoàn nếu vì tình hình chiến sự chính quyền trung ương phải rút về Cần Thơ ; tất cả sẽ di tản đến một nơi khác, chưa được tiết lộ; môt số người dự đoán sẽ là môt nơi nào đó ở Thái Lan; Tướng Nam còn chỉ thị Tiểu-đoàn Truyền Tin Quân Ðoàn IV làm một lá cờ trắng và phòng 4 lo một máy phát thanh di động nhỏ, tôi được giao lo phần kỹ thuật của máy này để sẳn-sàn xử dụng phát sóng khi đài phát thanh Sài-gòn mất về tay địch.
Lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh buộc tướng Nam thì hành theo đó là lẽ tất nhiên trong kỹ-luật của quân-đội : Thi hành trước, khiếu nại sau ( theo Hiến Pháp của Việt Nam Cộng Hòa Tổng Thống là tư-Lệnh tối cao của quân-đội) ; nhưng trong trường hợp này sẽ chẳng bao giờ có cơ hội để được khiếu nại !!!
Sau buổi họp Quân Ðoàn mọi người nhốn nháo chạy ngượi chạy xuôi hoang mang đến cùng cực ; riêng tôi cũng như một số sĩ quan khác chấp nhận ở lại đến giờ phút cuối cùng tại Bộ Tư Lệnh Quân đoàn IV. Thật ra một tuần trước đó tôi có ý định ra đi , đi theo số nhân-viên dân sự của Toà Tổng Lảnh Sự Hoa-Kỳ tại Cần Thơ, trong những sắp ra đi nghĩ đến phải bỏ lại đồng-đội, gia-đình cha mẹ anh chị em và thân quyến mà không biết ngày nào gặp lại làm tôi lòng đau như cắt, đó là chưa kể nếu Miền Nam không mất thì mình bị mang tội đào ngũ !
Trước 30-4 vài ngày có một số sĩ quan Quân đoàn trốn đi bằng phi cơ dỉ tản của Hoa kỳ tại Saigon, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam trong một buổi họp tham mưu ông nói : Tôi biết có một số anh đã ra đi, một số có ý định sẽ đi nhưng tôi hỏi các anh các anh ra nước ngoài các anh làm được gì? Không ai lột vỏ sống đời ! thì tại sao không chọn ở lại với viên đạn cuối cùng để bảo vệ quê hương. lời tướng Nam đã giúp cho tôi dứt khoát bỏ ý định ra đi.
Sáng ngày 29-4 1975 Toà tổng lãnh sự Cần thơ với ông Tổng lãnh sự Francis Macnamara đã không theo lệnh di tản bằng trực thăng của tòa Ðại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn,, ông này đã gan dạ tự tổ chức di tản bẳng đường sông, qua sông Bacsac để đi ra biển bắt tay với Hạm đội Hoa Kỳ bằng ghe chở lúa và một tàu LCM cũ chứa một số nhân-viên Hoa-Kỳ và hơn 300 nhân viên và gia-đình người Việt thoát đi từ Cần Thơ.
Ðêm 29-4 tôi ngủ tại chỗ làm, doanh trại Quân Ðoàn IV, khoảng 9 giờ đêm chuông điện-thoại reo lên một người bạn học cũ của tôi là Nguyễn Văn Duyệt làm bên BTL Hải Quân đóng tại Bến Ninh Kiều Cần Thơ cho hay :
- Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 Sông Ngòi sắp đi mày hãy về mang vợ xuống đây cùng đi với tao, hiện tao thấy có nhiều sĩ quan quân đoàn 4 có mặt tại đây có cả ông tư lệnh của mày nữa.
Tôi trả lời :
- Tao không tin có ông tướng Tư lệnh đi , mày check kỹ lại xem.
Duyệt trả lời :
Ông tướng này đeo có 1 sao và to con.
Tôi biết ra ngày là ai : chuẩn tướng Chếch Dzềnh Quay Tham mưu Trưởng Quân Ðoàn 4; tôi trả lời Duyệt là tôi đã dứt khoát ở lại không đi; và rồi Duyệt cũng không xuống tàu đi lại vì vợ con còn kẹt lại ở Miền Trung.
Khoảng 4 gìờ chiều tối thấy chuẩn tướng tư lệnh phó Lê Văn Hưng đi tới đi lui trước các văn phòng của phòng 1, phòng 6 và Trung Tâm Truyền Tin Quân Ðoàn, vài phút sau toán quân canh gác của Tổng Hành Dinh tập họp lại và chuẩn bị làm lể hạ quốc kỳ xuống. Buổi lể này giống buổi lễ hạ quốc kỳ hàng ngày vào buổi chiều, thông thường buổi hạ quốc kỳ vào buổi chiều không có các sĩ quan nào muốn tham dự, mọi người hiện diện tại quân đoàn bây giờ đều linh cảm đây là buổi chào cờ lần cuối cùng sẽ không bao giờ có dịp nhìn thấy lá quốc kỳ thân yêu một lần nữa.
Tất cả không hẹn đều tự động đến sắp hàng tham dự , tướng Hưng đứng ngay giữa sân đối diện với cột cờ các sĩ-quan và hạ-sĩ quan cùng binh sĩ đứng hai hàng hai bên. Lá Quốc Kỳ từ từ được hạ xuống nhiều người rưng rưng nước mắt.
Tư-lệnh và Tư-lệnh Phó ở lại, các sĩ-quan tham mưu tuy một số đã ra đi nhưng đa số còn ở lại; phòng 6 Quân đoàn các sĩ quan truyền tin ở lại đầy đủ; phòng 3, phòng 2 , phòng 1 tôi thấy khá đông sĩ quan còn ở lại.
Ngay lúc đó nếu tướng Nam muốn di tản chiến thuất cả quân đoàn như kế-hoạch di tản đã chuẩn bị trước đây vẫn còn kịp vì sư hiện diện đầy đủ của 3 Sư Ðoàn Bộ Binh và các quân binh chủng. Vùng 4 với 16 tiểu khu và một đặc khu Phú quốc vẫn còn nguyên vẹn lãnh thổ, ngay cả tiểu khu Chương Thiện kế cận mật khu U Minh của cộng-sản vẩn chưa làm gì được. Về truyền tin, phòng 6 cho biết các hệ thống liên lạc đến các Sư đoàn và tiểu khu vẫn hoạt đồng điều hòa tính đến chiều tối ngày 30-4.
Nếu tướng Nam muốn làm một cuôc hành quân di-tản ngay trong ngày 30-4 1975 vẫn còn kịp và nếu ông mang cả cánh quân thuộc quân đoàn 4 với 3 Sư-đoàn quân số còn nguyện vẹn và còn bao đơn vị tinh nhuệ khác để di tản ra Phú Quốc hay đến Thái Lan (qua ngõ Châu-đốc tiến lên tỉnh Kampot, khoảng 120 km, của Cambodia, để đến các tỉnh Thái Lan nằm cạnh Vịnh Thái Lan hay biên giới Thai Cambodia). Nếu điều này xảy ra Chiến tranh Việt Nam chắc sẽ còn kéo dài và chuyện gì sẽ xảy ra với hơn 100 ngàn quân của VNCH tử thủ tại đảo Phú Quốc hoặc biên thùy Thái Miên? và rồi liệu người ban đồng minh Hoa kỳ có nhỏ giọt viện trợ như họ đã từng làm trong quá khứ: Bất cứ chổ nào có cuốc nổi dậy thật sự để chống cộng-sản đều có được Hoa-Kỳ có họ trợ giúp.
6 giờ chiều ngày 30-4-1975
Tôi cùng một số anh em sĩ quan ngồi tại câu lạc bộ Quân Ðoàn, giờ này câu lạc bộ vẫn còn đông người như thường lệ mỗi ngày. Khoảng 1giờ sau đó có người vào báo tin quân Việt cộng đã vào đến Dinh tỉnh trưởng, gần Bộ tư lệnh Quân đoàn, tôi vội thay thường phục và láy xe về nhà dọc đường phố bắt đầu có vài biểu ngữ hoan-hô Việt Cộng.
Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam và Tư lệnh Phó chuẩn tướng Lê Văn Hưng đã tự sát trong đêm 30-4-75, những Phan Thanh Giản của thế kỹ 20; đã nằm xuống với khí phách anh dũng,b ất khuất và kiên cường của người chiến sĩ công-hoà thề chết để bảo vệ quê hương. Miền Nam mất, tự-do, dân chủ và dân quyền , ngục tù của quỷ đỏ cộng sản bắt đầu trùm lên đầu nhân dân từ đây.
Sau hơn 30 năm nhớ lại Quân Ðoàn 4, nơi mà tôi đã phục vụ hơn 9 năm, không khỏi bùi ngùi thương nhớ bạn bè, đơn vị và Cần thơ yêu dấu, thương tiếc và tưởng niệm những anh hùng tử sĩ đã bỏ mình để bảo vệ quê hương Việt Nam, bảo vệ tiền đồn của thế giới tư do ngăn chận làn sóng đỏ tàn bạo tràn xuống các nước Ðông Nam Á, nếu không có Việt Nam cộng hòa thì các nước lận cận như Thái Lan, Mã Lai và Indenesia sẽ khó tránh khỏi thảm họa cộng sản xâm chiếm trong những thập niên 50-60.
Ngày nay Ðế quốc đỏ Liên-sô đã bị tan rã mà không một ai có thể đoán trước, chủ-nghĩa cộng-sản bị đại bại nhanh chóng khắp nơi, các nước Ðông Âu đã mau chóng cởi bỏ chủ nghĩa độc tài tàn bạo cộng sản để trở về thế giới tự-do. Các nước này đã nhanh chóng từ bỏ chế độ cộng-sản vì khi cộng-sản Liên sô tiến chiếm đến đâu bắt họ phải theo nên khi Liên-Sô tan rã thì họ quay mặt rất nhanh khác với nước cộng sản còn sót lại như Cuba, Trung cộng và Việt Nam đã tự động đem chủ nghĩa này về áp đặt lên đất nước của mình.
Sớm muộn gì cộng-sản Trung quốc, Việt và Cuba cũng tan rã. Tự-do, dân chủ và nhân quyền sẽ sớm đến cho nhân dân Viêt nam.
Suốt 30 năm nay, báo chí truyền thanh truyền hình Cộng sản Việt Nam vẫn ra rả gọi biến cố 30-4-1975 là “Ngày Giải phóng”!? Đến hôm đó, mọi cơ quan xí nghiệp phải tổ chức ăn mừng, mọi sinh viên học sinh phải đi cắm trại hay trình diễn để gọi là kỷ niệm “Năm thứ…. đất nước nở hoa”!? Có nơi nhân dân buộc phải bỏ công ăn việc làm để đi biểu tình cám ơn Đảng đã ra công “giải phóng” miền Nam! Bộ máy tuyên truyền cũng khiến toàn dân nhập tâm cụm từ “Sau ngày giải phóng”!!
Nhưng ba thập kỷ trôi qua, mỹ từ “giải phóng” ấy phải được hiểu và đã được hiểu như thế nào?
1- Kinh nghiệm của gần 90 năm chế độ Mác xít cho nhân loại thấy rằng từ ngữ được Cộng sản dùng - nhất là các từ về chính trị và xã hội - không nhắm diễn tả đúng bản chất thực tại nhưng nhắm mê hoặc và lừa gạt tâm trí con người, dư luận quốc tế.
Quả thế, hai từ “giải phóng” (vốn có nghĩa đưa ra khỏi tình trạng nô dịch, chiếm đóng, đem lại tự do, theo Từ điển tiếng Việt của Văn Tân), đang được vang lên ầm ỹ trên các phương tiện truyền thông, tô dán đỏ chói trên các khẩu hiệu khắp thành thị thôn làng miền Nam sau ngày 30-4-1975, thì cả một hệ thống hành chánh chặt chẽ chưa từng thấy đã trói buộc chân tay và bao tử nhân dân, qua chế độ “hộ khẩu” và “tem phiếu”, cả một mạng lưới quản lý-an ninh dày đặc gồm đảng, chính quyền, công an, mặt trận đã tròng xuống cổ mọi người, không ai ngọ nguậy nổi.
“Thông điệp giải phóng” của “chính quyền Cách mạng” vừa được ban ra thì hàng trăm ngàn quân nhân viên chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa -nghe lời kêu gọi hãy trình diện để học tập chính sách của chế độ mới trong thời gian ngắn rồi sẽ tiếp tục phục vụ đất nước như cũ- đã bị đày vào những nơi gọi là “trại cải tạo” chốn rừng thiêng nước độc không hẹn ngày về và gần cả trăm ngàn người phải bỏ thây tại đó. Vô số nhân tài tiềm lực, sức trẻ thiện chí của quốc gia bị huỷ bỏ không thương tiếc hay biến thành vô dụng. Gia đình của họ cũng đau khổ, điêu đứng hay tan nát theo. Bao thế hệ trẻ mang tiếng “con ngụy” cũng thấy tương lai tiêu tùng vì bị kỳ thị tàn nhẫn trong học hành và làm việc.
Chế độ mới rêu rao: “Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên ánh sáng, chủ nghĩa xã hội đẹp thêm năm tháng” (lời một bài hát ca tụng đảng). Thế nhưng hàng ngàn, rồi hàng vạn, rồi hàng triệu người đã “dại dột” rời bỏ cái xã hội “đẹp đẽ” đó, “dân chủ gấp triệu lần tư bản” đó.
Cắn răng từ giã quê hương đất mẹ, mồ mả tổ tiên, gia tài sản nghiệp, họ vượt biển băng rừng, bất chấp bão bùng sóng gió, cướp đường hải tặc, ra đi tìm đến một nơi vô định với hai bàn tay trắng, vì không thể hiểu nổi và chịu nổi sự “giải phóng” do CS mang lại. Gần nửa số người vượt biên đã bỏ thây giữa lòng Nam Hải, vô số phụ nữ già trẻ đã tan nát cuộc đời trên vịnh Thái Lan, hàng ngàn kẻ đến nay vẫn bơ vơ trong trại tỵ nạn nơi đất khách quê người. Mặc cho nghị quyết 36 ra sức chiêu dụ gọi mời, tuyệt đại đa số đồng bào hải ngoại, dù đã công thành danh toại, lạc nghiệp an cư và lòng luôn khắc khoải “nỗi sầu viễn xứ”, hiện nay vẫn nhất quyết không hồi hương để hợp tác làm ăn hay định cư vĩnh viễn, vì đã thấm thía cái “chế độ giải phóng, chính quyền cách mạng” này.
Chốn thành thị miền Nam, nhà nước kêu gọi “đi xây dựng quê hương kinh tế mới”, để “giải phóng tiềm lực sản xuất của nhân dân”, “làm cuộc cách mạng đổi đời trong lao động vinh quang”. Vì thất nghiệp, vì thuộc chế độ cũ, vì bị liệt vào sổ đen tư sản bóc lột, nhiều thị dân đã phải bỏ lại nhà cửa cơ ngơi cho những kẻ chiến thắng (có lúc bị đuổi ra khỏi căn hộ và xúc hốt lên xe), hay bán đổ bán tháo cho cán bộ đảng viên, bồng bế nhau tới những nơi đồi núi khô cằn cây không mọc nổi, chỗ bãi chiến trường xưa dầy dẫy bom mìn, chốn rừng thiêng nước độc sơn lam chướng khí. Đổi đời đâu chả thấy, chỉ thấy gia cảnh điêu đứng, kinh tế kiệt quệ, con cái thất học, bệnh tật đầy mình. Hàng vạn Hoa kiều đang sống phú túc nhờ đất lành nước Việt cũng bị xua ra biên ải, đuổi về cố quốc mà từ bao thế hệ họ đã xa rời, sau khi đã bị vét sạch của cải. Thập niên gần đây, hàng chục vạn đồng bào từ Bắc hay Trung, nghe theo chủ trương của nhà nước “giải phóng sức lao động, nâng cao sức sản xuất”, kéo nhau vô Nam để làm công nhân trong những công ty xí nghiệp nước ngoài. Nhưng sức lao động của họ chẳng hề được giải phóng, trái lại bị bóc lột đến tận xương tủy, bởi những chủ tư bản ngoại quốc được sự thông đồng bao che của cái đảng mệnh danh là “đại diện trung thành của giai cấp công nhân”. Hàng trăm ngàn người đang vùng lên để đòi một sự giải phóng đúng nghĩa. Đó là chưa kể hàng chục vạn thanh niên thiếu nữ bị lừa ra ngoại quốc để trở thành những nô lệ của thời mới.
Các tôn giáo cũng được nhà nước bảo là đã “giải phóng khỏi sự lệ thuộc ngoại bang” qua việc trục xuất những thừa sai, tu sĩ nước ngoài, rằng từ nay các giáo hội “toàn quyền nắm vận mạng của chính mình trong tự do độc lập”.
Nhưng rồi nghị quyết 297 của Hội đồng bộ trưởng năm 1977, nghị quyết 24 của Bộ chính trị năm 1990, nghị định 69 của Hội đồng bộ trưởng năm 1991, chỉ thị 397 của Thủ tướng năm 1993, chỉ thị của Bộ chính trị năm 1998, nghị định 26 của Thủ tướng năm 1999, nghị quyết của Ban chấp hành trung ương đảng năm 2003, pháp lệnh tôn giáo của Quốc hội năm 2004, nghị định tôn giáo của Chính phủ năm 2005 đã như những vòng kim cô, dây thòng lọng, sợi xích sắt liên tục siết cổ các tôn giáo ngày càng thêm chặt. Các giáo hội đều bị lũng đoạn từ bên trong, qua việc nhà nước chọn lựa những chức sắc lãnh đạo vừa ý với mình, nghĩa là những chức sắc biết sẵn sàng im lặng và ngoan ngoãn tuân phục. Kiểu “giải phóng” của nhà nước cọng sản từ đó đã hầu như triệt tiêu sức mạnh giải phóng đích thực của các tôn giáo.
2- Tuy nhiên, nếu hiểu “giải phóng” theo nghĩa “gạt bỏ, tháo gỡ những gì còn cản trở cho việc sử dụng lại một vật” (cũng theo Từ điển tiếng Việt của Văn Tân) và cách tiêu cực là buông cương thả lỏng, tháo cũi sổ lồng, để mặc sức tung hoành… thì quả thật điều ấy được nghiệm thấy rõ ràng nơi chế độ CSVN suốt 30 năm nay.
a- Trước hết là buông cương thả lỏng cho lòng thù hận, cho sự báo thù. Quả thế, tiếng súng vừa chấm dứt thì những đồng bào bị coi là “có nợ máu với Cách mạng, với nhân dân” đã bị tước đoạt, lưu đày, giam giữ, đầu độc hoặc thủ tiêu, trong số đó không thiếu những nhà tu hành đủ mọi tôn giáo, theo “chính sách khoan hồng của Cách mạng”…. Thân nhân, bằng hữu của họ cũng bị vạ lây. Chẳng khác gì thời Cải cách ruộng đất. Thậm chí những chiến sĩ VNCH đã chết cho tổ quốc cũng bị san bằng mồ mả. Tất cả đã bị trả thù không cần xét xử, chẳng quyền biện hộ. Vua chúa Việt Nam ngày xưa, sau khi chiến thắng quân Tàu xâm lược, còn biết mở lòng hiếu sinh, đức nhân nghĩa mà tha hết và thả hết kẻ ngoại thù. Lòng thù hận của CS đến nay vẫn còn giáng xuống khốc liệt trên những nhà đấu tranh dân chủ hay tôn giáo đồng bào ruột thịt trong lẫn ngoài nước. Chưa hết, hai tấm bia tưởng niệm thuyền nhân bỏ mình, dù xây nơi xứ người, cũng bị nhát búa hận thù của CSVN vung qua, đập cho vỡ vụn. Đâu rồi đạo lý dân tộc ngàn đời “nghĩa tử là nghĩa tận”?
b- Tiếp đến là buông cương thả lỏng cho óc duy ý chí, thói độc đoán trong đường lối, chính sách kinh tế, chính trị, xã hội. Nhà nước cứ tưởng ra lệnh là dân thuận lòng, là việc kết quả, là “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa”.
Nhưng rồi những vụ đổi tiền, hợp tác hóa, tách nhập tỉnh, xây dựng vùng kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp… không cần luận chứng đúng đắn, bất xét tính cách khả thi, chẳng kể lòng dân ý nước, đã đưa Việt Nam đến bờ vực thẳm và nay vẫn mãi lẹt đẹt sau người.
Chủ nghĩa Mác-Lênin kèm tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh tế thị trường với cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”, dẫu sai lầm trên mặt lý luận và thất bại trên mặt thực tế, vẫn được đảng kiên trì nắm vững, theo đuổi và áp đặt lên toàn thể đất nước. Nền “dân chủ độc đảng” vẫn tiếp tục được khẳng định, dẫu nó mâu thuẫn tự bản chất. Bạo lực cách mạng vẫn được đề cao như lối giải quyết rốt ráo mọi vấn đề.
c- Tiếp đến là buông cương thả lỏng cho bệnh thành tích, nạn công thần. Cán bộ đảng viên tìm mọi cách ngoi lên trong bộ máy quyền lực hay giai tầng xã hội bằng những thành tích công lao, những thành tích hoặc do bóc lộ sức dân, đàn áp kẻ yếu, hoặc do hành xử gian dối, báo cáo thổi phồng, lời giả lỗ thật; kéo theo cả một xã hội chỉ vụ hình thức, chỉ tìm tiếng khen, chỉ mộng làm quan, chỉ trưng học vị, chỉ khoe bằng cấp, dù đó là bằng cấp giả. Người ta thản nhiên trước việc chẳng cần thực lực, đức hạnh, tài năng mà vẫn tiến thân đạt đích, vẫn có quyền cao chức trọng. Cả một nền giáo dục sa sút đến cùng cực vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của bệnh thành tích và nạn công thần đó, thành tích dâng đảng độc tôn và công thần chế độ độc tài.
d- Tiếp đến là buông cương thả lỏng cho thói vô trách nhiệm, thiếu ý thức. “Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi” hay “quyền đầy đảng nắm” là nguyên tắc sống của vô số con người, vô số viên chức cán bộ. Lòng tự trọng và xấu hổ thiếu đến độ hiếm thấy những bậc hữu trách chính yếu nói lời xin lỗi, rời ghế từ chức, đền bù thiệt hại khi những tai họa đổ xuống đầu nhân dân. Đảng sẵn sàng cắt đất dâng biển của tổ tiên, bán an ninh tài nguyên của đất nước, để đồng bào bị ngoại bang hành hạ hay giết chết, mà không thấy được nạn mất nước, mất lòng dân, mất tiếng thơm, chỉ mong giữ ghế quyền lực và túi quyền lợi trước mắt. Nạn buông lỏng quản lý cũng từ đó phát xuất, khiến đất nước điêu đứng tụt hậu, dân lành lầm than khốn khổ, chính sách kế hoạch bỏ dở, nợ nước ngoài ngày càng chồng chất, vì nạn tham ô, đục khoét chẳng có thắng hãm và mức trần nào. PMU 18 là bề nổi gần đây nhất của tảng băng vô trách nhiệm ấy. Nguyên nhân đẻ ra nó chính cái cơ chế đảng toàn quyền, chẳng do dân bầu, đứng trên luật pháp và không hề chịu trách nhiệm trước quốc dân.
Thói vô trách nhiệm, thiếu ý thức này khổ thay cũng lan đến các tôn giáo, phát triển nơi những lãnh đạo tinh thần mà tinh thần đã bị CS lãnh đạo, nên trở thành những ngôn sứ ngậm câm hay nói năng vô thưởng vô phạt, những mục tử bỏ mặc đàn chiên cho sói cướp đất, cướp nhà, cướp hồn, cướp cả sinh mạng mà vẫn dửng dưng vô cảm, còn khép mình trong vỏ ốc “không làm chính trị”!!!
e- Tiếp đến là buông cương thả lỏng cho thói hưởng thụ. Sự mệt mỏi vì chiến tranh, nỗi đau khổ vì một thời thiếu thốn, tính vô đạo đức của chủ nghĩa cộng sản, lại thêm quan niệm duy vật đã được nhồi nhét vào đầu, đã và đang đẩy vô số người, đặc biệt giới trẻ con ông cháu cha, cán bộ đảng viên cao cấp đến chỗ coi hưởng thụ là ý nghĩa cuộc đời. Bi thảm hơn nữa là hưởng thụ nhờ trấn lột công sức của người, cướp đoạt tài nguyên của đất nước, bỏ túi tiền viện trợ ngoại quốc. Nhà nước vay mượn + cán bộ ăn chơi + nhân dân trả nợ là một điệp khúc vang mãi suốt 30 năm nay. Tụ điểm ăn chơi, trung tâm giải trí được xây nhiều hơn, đẹp hơn, tốt hơn nhà thương trường học. Thi và bảo trợ thi sắc đẹp phong phú hơn thi và bảo trợ thi tài năng. Người ta sẵn sàng tàn phá môi trường, huỷ diệt đất thiêng, đày ải dân lành để tăng kinh tế, thu lợi nhuận, nhưng chỉ nhằm thỏa mãn thói ăn chơi hưởng thụ của bản thân, phe nhóm và bè đảng.
f- Cuối cùng là buông cương thả lỏng cho mê tín dị đoan, tin vơ thờ quấy. Đang khi các tôn giáo chân chính bị kềm tỏa đủ cách, luân lý của tôn giáo bị cấm cản, đóng góp của tôn giáo bị giới hạnm hoạt động của tôn giáo bị kiểm soát bởi đảng và nhà nước, thì thứ tôn giáo duy vật và duy lợi tha hồ phát triển. Lắm kẻ xưa nay tự hào vì có tinh thần duy vật khoa học, trong đó đa phần là cán bộ đảng viên, nay cũng xì xụp khói nhang, hương đèn lễ phẩm, xin xăm bói toán tại các miếu thánh am thiêng, điện cô đền bà, với mục đích thoát luật pháp, thêm chức quyền, tăng lợi lộc. Cứ những này rằm, ngày vía, ngày hội… là từng đoàn xe công bảng số xanh chật cứng sân bãi các miếu điện này. Quả là vô thần duy vật chừng nào, người ta càng mê tín dị đoan chừng ấy. Trong một chế độ chống Thiên Chúa thì người ta sẽ tôn thờ tất cả, ngoại trừ Thiên Chúa!
Kết
Hơn ba mươi năm trôi qua đã bày ra một đất nước tang thương, một dân tình ngao ngán, một chính thể mục ruỗng, một tiền đồ tăm tối, một tương lai vô định. Việt Nam cần một cuộc giải phóng đích thực.
Cuộc giải phóng này đã bắt đầu thành hình, qua từng đoàn nông dân ra tận trung ương kiên trì khiếu kiện, từng đoàn công nhân đình công đòi tăng lương và quyền sống, từng nhóm nhà đấu tranh dân chủ hay tôn giáo ra các thư góp ý, thư phản kháng, lời tuyên bố, lời kêu gọi.
Đặc biệt gần đây là Lời Kêu gọi bầu cử đa đảng và tẩy chay bầu cử độc đảng, Lời Kêu gọi cho quyền công nhân và hoạt động công đoàn, Lời Kêu gọi cho quyền thành lập và hoạt động đảng phái, Tuyên ngôn Tự do Dân chủ năm 2006 của 118 nhà tranh đấu, tờ bán nguyệt san không giấy phép mang tên TỰ DO NGÔN LUẬN.
Bên ngoài là Nghị quyết 1481 rất đanh thép của Hội đồng Âu châu, là các hoạt động, phong trào, tổ chức đấu tranh ngày càng dâng cao và lớn mạnh của đồng bào hải ngoại, là sự thức tỉnh và hỗ trợ ngày càng hiệu quả của quốc tế đối với vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ngày giải phóng đích thực cho dân tộc chẳng còn xa nữa!
Sáng sớm hôm qua 30/4 , lúc 6 giờ sáng tại Công viên CrabaVale , đã có khoảng 300 đồng hương đã tham dự lễ Thượng Kỳ và đặt Vòng hoa Tưởng nhớ những Chiến sĩ Quân lực VNCH đã Tuẫn tiết và hy sinh nhan ngày Quốc hận 30/4 /75.Buổi lễ do ban chấp hành Cộng đồng Người Việt Tự Do ở NSW tổ chức.
Sau buổi lễ ,tất cả các đồng hương tham dự lễ Thượng kỳ cùng với nhiều đồng hương khác đã lên Xe Bus để lên Thủ đô Canberra Biểu tình trước Toà Đại sứ VC và dự lể Cầu An cho Chiến sĩ Lý Tống trước Toà Đại sứ Thái lan.
Đúng 12 giờ 30 , sau khi 2000 đồng hương từ khắp nơi , NSW , Queeensland , Victotria , Wollongong, Nam Úc tề tựu đông đủ , buổi lễ
đã bắt đầu với phần nghi lễ chào Quốc kỳ Úc -Việt - Phút tưởng niệm ,là diễn văn của Trưởng ban tổ chức -Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do NSW- Lần lượt các chủ tịch của các Tiểu bang cũng đã lên phát biểu cảm tưởng nhân ngày Quốc hận 30/4.
Đặc biệt cuộc biểu tình năm nay của Cộng đồng Người Việt Tự Do úc châu còn có sự hiện diện của Chiến sĩ - Thi sĩ Nguyễn chí Thiện đến từ Hoa kỳ. Nhân dịp này nhà thơ Nguyễn chí Thiện đã gặp lại người bạn tù Võ đại Tôn.,cả hai cũng đã phát biểu cảm tưởng. Theo thi sĩ Nguyễn chí Thiện - ông đã đi nhiều nơi trên Thế giới , ông nhận thấy Tinh thần Chống cộng của Đồng hương Người Việt ở úc Rất mãnh liệt.Ông mong đồng hương Úc luôn luôn giữ Vững Tinh thần Chống Cộng này.
Lúc 1 giờ 15 , Ông trời đổ cơn mưa ,nhưng tất cả những người tham dự Biểu tình vẫn đứng y6en tại chỗ. Khoảng 20 phút sau thì Cơn Mưa dứt.
Sau đó t6at1 cả 2000 đồng hương lên xe Bus để đến trước toà đại sứ Thái lan trong tinh thần Ôn hoà để dự lễ Cầu An cho Chiến sĩ Lý Tống.
và ban tổ chức cho biết trong tuần tới , bà đại sứ Thái lan sẽ tiếp phái đoàn Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang và Tiểu bang để nhận thỉnh nguyện Thư -yêu cầu Thái lan đừng nghe lời VC mà đưa giao chiến sĩ Lý Tống cho chính phủ VN.
Buổi lễ kỷ niệm ngày Quốc hận 30/4 đã chấm dứt lúc 3 giở chiều.