Những điều trông thấy

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

phu_de wrote:TRUNG CỘNG KHỦNG BỐ VIỆT NAM BẰNG NHỮNG ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG HỒNG HÀ & MEKONG
Thursday, 13. September 2007, 04:28:17
MƯỜNG GIANG........

Xóm Cồn
Tháng 9-2007
MƯỜNG GIANG
Thực ra chuyện này không những VN mà cả Uỷ Ban sông Mê-Kông cũng không làm gì được TQ vì nó cứ làm trên lãnh thổ của nó - Mai đây, không lâu: trên đó lụt nó sẽ xả tối đa cho dưới chịu, trên đó khô nó giữ nước lại để dưới này nước triều vào chết luôn - Kẹt 1 nỗi là VN ở tận cuối, nếu hai "anh" Lào và Kampuchea lúc nào đó làm đập là VN kẹt - may mà VN còn là "đàn anh" và 2 nước kia chưa đủ khả năng chứ nếu không miền Nam phải đắp đập như một số nước Châu Âu.

CNN

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Việt Kiều “Oan” Không Quyền Khiếu Kiện?

THIÊN ĐỨC . Việt Báo Thứ Hai, 12/10/2007, 12:02:00 AM

Người viết cố tình sử dụng tiêu đề trên nhằm mục đích nhấn mạnh tính tương phản của nó với cụm từ “Dân oan khiếu kiện” từ nghĩa đen cho tới nghĩa bóng rất là ấn tượng, đem lại cho chúng ta nhiều suy gẫm.

I. Dân oan khiếu kiện

Ngày nay không còn là chuyện “bí mật nhà nước” cũng không còn bị coi là “bêu xấu chế độ” một khi tự bản thân dân oan được tự do đi tuần hành công khai giữa đường phố Sài Gòn, Hà Nội, như là chuyện thường ngày ở huyện, từ năm này qua năm khác, vì thế mà báo chí quốc doanh không thèm quan tâm khai thác chăng? Để hiểu rõ câu chuyện, chúng tôi tạm phân tích như sau:

1) Chữ “dân” ở đây bao hàm nghĩa là người dân Việt đang sống trong nước, điều trước tiên là họ được: “Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” (đ.31HP) và họ có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ được quy định bởi hiến pháp CHXHCNViệt Nam 1992 bổ sung vào năm 2002.

- Điều 3: Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân,

- Điều 11: Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội.

Ngoài quyền làm chủ, người dân còn có đầy đủ các quyền khác như:

- Điều 50: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.

- Điều 68: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước

- Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

- Điều 71: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

- Điều 74: Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước.

Và điều quan trọng nhất ở đây về tài sản của công dân được hiến pháp quy định:

- Điều 23: Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa.

Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường.

Với tất cả quy định trên đây nếu được thực thi nghiêm túc thì người dân Việt Nam được hạnh phúc biết bao.

2) Chữ oan: Trên thực tế, tài sản của người dân bị cướp công khai bởi nhà cầm quyền cọng sản. Hành động cướp bóc này diễn ra công khai, qua nhiều chặng đường lịch sử dưới nhiều hình thức khác nhau như sau:

* Cải cách ruộng đất 1954- 1956 ở Miền Bắc.

* Cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam sau 1975.

* Chính sách hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn và hợp tác xã ở thành thị.

* Hiện nay là các dự án quy hoạch kinh tế hay phát triển trên toàn quốc.

Tất cả tài sản của người dân hầu như bị cướp trắng không được đền bù, hoặc đền bồi theo kiểu bố thí cơm thừa cho kẻ ăn mày, người dân bị ép buộc đi chỗ khác chơi để cho các quan chia chác “chiến lợi phẩm” chứ không phải là đền bù theo giá thị trường.

Ngoài ra, chữ “dân oan” cũng bao gồm những lớp nạn nhân xuất phát từ:

* Những chính sách sai lầm của đảng cs như là: vụ án nhân văn giai phẩm, vụ án xét lại ở miền Bắc, câu lạc bộ cựu chiến binh. Người học tập cải tạo và gia đình bị cướp đoạt tài sản ở miền Nam.

* Chính sách kỳ thị giai cấp vô sản hay không vô sản, kỳ thị quá khứ đối với người chế độ cũ hay thương phế binh miền Nam, chính sách tiêu diệt và kỳ thị tôn giáo, chính sách kỳ thị Bắc Nam đối với những người miền Nam tập kết, hay với những người trong MTGPMN, thành phần thứ ba...

* Quan lại tham ô nhũng lạm ỷ thế cậy quyền bức hiếp, truy bức, tù đày người dân để cướp tài sản , xét xử bất công...

Dân oan khiếu kiện trên đường phố hiện nay chỉ mới xuất hiện một phần nổi là thành phần đảng viên và gia đình có công với đảng và nhà nước mà thôi, phần chìm vẫn còn là ẩn số. Vậy bao giờ mới bùng nổ?

3) Khiếu kiện: Để bảo vệ quyền lợi chính đáng theo hiến pháp và pháp luật, dân oan đã nổi lên khiếu kiện như sau:

a) Quyền làm chủ của dân oan được thể hiện bằng cách:

* Đi van lạy, ăn nằm la lết từ cơ quan địa phương đến hết cơ quan trung ương. Cơ quan đóng cửa không tiếp hoặc cơ quan tiếp dân được dời ra nơi hẻo lánh không điện nước tiện nghi tối thiểu như cơ sở tiếp dân sai gòn mới đây như là một hành vi tống xuất của nợ, sống chết mặc bây.

* Đi tìm các đầy tớ của nhân dân như là đại biểu quốc hội. Được biết những lớp người này bị hội chứng câm, điếc, đui mù chưa được cứu chữa kịp thời qua kỳ bầu cử quốc hội vừa rồi, nên lớp người này chỉ còn một cách duy nhất là “chun lỗ chó” cơ quan để trốn dân như trốn ma quỷ hay dịch bệnh vậy.

* Đi tìm ông Nông Đức Mạnh tổng bí thư đảng CSVN là người lãnh đạo có quyền ngồi xổm trên hiến pháp. Được biết ông đang toàn tâm toàn ý chỉ đạo cho đàn em phá hội trường Ba đình để xây nhà quốc hội mới theo “phong thủy” “ddể bảo đảm sự trường tồn của chế độ” theo thông tin của bài viết: “DDảng chỉ tay, quốc hội vỗ tay và nhân dân trắng tay của tác giả Hoàng Quân. (sẽ có dịp trở lại đề tài này)

* Đi tìm ông Nguyễn Minh Triết chủ tịch nhà nước. Được biết ông quá bận rộn huy động quân đội, bảo vệ điều 4 HP để khỏi tự sát, nên chưa có thời giờ để lên tiếng bảo vệ dân oan.

* Tìm đến ông Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng chính phủ từng tuyên bố: “Tôi thương nhất, quí nhất là sự trung thực. Tôi ghét nhất, giận nhất là sự giả dối”, dân oan mừng rỡ đến độ chảy nước “ddái” khi được thủ tướng giúp đỡ tận tình bằng chỉ thị “chính quyền địa phương giải quyết nguyện vọng cho người dân, như thế là ông thủ tướng đã hết trách nhiệm. Người dân nào mà còn đi khiếu kiện là hoàn toàn dối trá, bị kẽ xấu cỡ hòa thượng thích Quãng Độ xúi giục, cần phải sử dụng công an đàn áp tới bến.

Ngoài ra, dân oan cũng đã tìm đến sự hỗ trợ những nhân vật uy tín bên ngoài chính quyền như:

* Ông Võ Văn Kiệt từng là cựu thủ tướng, tiếng nói vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến chính quyền. Kết quả khiêm tốn là ông Kiệt đang kẹt bảo vệ sinh mạng mấy con cọp nuôi của tư nhân để có “cao hổ cốt” bồi bổ thân già, chờ khi nào khỏe mạnh gân cốt theo “sự đấm bóp thời cuộc”, ông mới có sức lên tiếng. Xin ai đừng xúi dại dân oan ráng chờ thêm vài chục cái ngày 30-4 nữa, rồi “cóc” mở miệng can thiệp cũng chưa muộn.

* Ông Võ Nguyên Giáp một công thần của chế độ, tiếc thay thời gian trước đây ông bận lo sự thiếu hụt vòng xoắn cho chị em phụ nữ, nay lại lo hội trường ba đình cũ bị đập phá, có giá trị hơn so với những tầng lớp dân oan chỉ là “trên răng dưới dế”, trong đó có người từng là bạn bè, đồng chí đồng đội cũ. Với một công thần tên tuổi vào hàng bậc nhất xã hội (?) mà lo toan được như vậy là đã quá sức rồi, dân oan nào còn tìm đến ông, thật là quá đáng, cần phải kêu công an cấm cửa và trừng phạt. Người nào cho rằng: “Võ Nguyên Giáp từng là “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” (?) bây giờ chính là kẻ hèn nhát! cần phải xét lại chăng?

* Người dân cũng tìm đến nhà thờ Đức Bà Sài Gòn để giải quyết nhu cầu trú ngụ qua đêm hay nhu cầu vệ sinh trong lúc tụ họp khiếu kiện, nhưng nơi đây vẫn kín cổng cao tường phải chăng những vị chức sắc đang lo toan bào chữa cho ông Nguyễn Văn Lý “ddúng là có tội” vì hoạt động chính trị nên chưa có thời giờ mở cổng nhà thờ?

b) Quyền tự do ngôn luận và báo chí:

Thật là “bố láo” cho những ai tố cáo tại đất nước Việt Nam không có quyền tự do ngôn luận và báo chí. Hãy nhìn đây là sự thật dân oan đã hành xử quyền này công khai giữa lòng xã hội như là:

* Sản xuất các loại báo cầm tay, tự biên, tự diễn, không có kiểm duyệt. Đảng và nhà nước bằng lòng, im lặng không hề lên tiếng tranh cãi hay phản ứng, cho dù nội dung đó là chỉ trích những nhân vật lãnh đạo đảng cụ thể là Trần Đức Lương cựu chủ tịch nhà nước từng “chơi chạy” để vợ con đi khiếu kiện bơ vơ tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Thanh tra nhà nước, chủ tịch UBND tham nhũng hối lộ, 600 tờ báo quốc doanh có dám thi đua lập công dâng đảng với dân oan về lãnh vực này hay không?

* Dân oan được chửi trực tiếp vào mặt chính quyền, kể cả công an, không những nơi công cộng mà còn tại nơi công sở làm việc nữa, như vậy có phải là tự do ngôn luận hay không? Đến đây cũng cần nhắc lại câu chuyện nhà văn Dương Thu Hương chửi chế độ bằng câu: “Ỉa vào mặt kẻ cầm quyền”, được báo chí ca tụng, rồi không biết có phải vì sợ hãi hay không (?) đã chạy qua cư ngụ ở Pháp. Cho tới nay, chưa thấy nhà văn này ỉa tiếp hay ỉa dài dài vào mặt nhà nước cho bàng dân thiên hạ ngưỡng mộ. Sự việc này còn thua xa dân oan, dân oan chẳng những không “ ỉa bằng mồm” mà ỉa thật sự, thẳng vào mặt đảng CSVNvà nhà nước, ỉa công khai, giữa ban ngày, trước cửa cơ quan công quyền, ỉa giữa dàn chào công an và bảo vệ canh gác cùng chứng kiến. Tại sao hành động dũng cảm này không được báo chí trong và ngoài nước nhắc đến có phải là oan cho dân oan hay không?

Vấn đề cần đặt ra tranh luận ở đây là nếu đảng và nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục khóa cửa cầu tiêu tại các cơ quan khiếu kiện, nhằm mục đích “bít lỗ đít” của người dân oan, (tài sản này thực chất là tiền của người dân đóng góp) thì đến chừng nào, tập thể dân oan phải rơi vào cái thế đồng loạt ỉa vào mặt đảng và nhà nước để cho ông Hồ và công an chứng kiến?

c) Về quyền tự do đi lại và cư trú:

Dân oan dưới chế độ XHCN được quyền tự do đi lại để chửi từ cấp trung ương đến địa phương, từ cơ quan đến tư dinh quan lớn, từ vườn hoa công cộng đến lăng Hồ Chí Minh mà không ai bị cấm cản hay bị tù đày một cách chính thức bằng văn bản về tội đi lại và chửi rủa. Chẳng những thế nhà nước còn ưu ái sợ dân oan cảm lạnh nên những đêm khuya đã từng đem xe dọn dẹp và mời dân oan về khách sạn “song sắt” ngủ đỡ qua đêm, sau đó còn đưa lên máy bay miễn phí về trụ sở công an địa phương để chửi tiếp như trường hợp cô Lê Thị Kim Thu ở Đồng Nai. Có xứ nào tự do hơn nước Việt Nam nhỉ? (xem: www.vietnamexodus.org)

d) Quyền thừa kế:

Thông thường quyền này được áp dụng trong giới hạn người đã chết để lại tài sản cho thân nhân. Tại Việt Nam văn minh hơn, dân oan được quyền phát triển quyền thừa kế không phải lúc chết mà là lúc sống, đó là truyền thừa quyền khiếu kiện từ đời ông, đến đời con, đời cháu, chắc, để ba, bốn đời cùng nhau đi kiện theo tinh thần đoàn kết XHCN, đúng như câu “Tam, tứ đại đồng đường” là nhà có phúc. Nhờ thế, những vụ kiện trên hai ba chục năm mới có cơ hội tồn tại cho đến ngày nay để ghi vào kỷ lục tư pháp Việt Nam và thế giới.

Tại các nước “tư bản đang rẩy chết”, thầy cô giáo khuyến khích các em phát triển những ước mơ làm tổng thống, anh hùng không gian... còn tại Việt Nam thầy cô giáo dạy dỗ các em mơ về người chết (một hình thức đưa âm khí vào tâm hồn trẻ thơ về mặt phong thủy) như trong bài hát giảng dạy từ mẫu giáo, và tiểu học: “DDêm qua em mơ gặp bác Hồ”.

Ngày nay phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho tăng học phí, chấp nhận cho các em thất học tham gia đội ngũ bụi đời hay khiếu kiện. Phải chăng đã đến lúc đổi lời bài hát trên thành: “DDêm qua em mơ làm dân oan khiếu kiện”.

Không! Không! Các em không cần phải mơ nữa! các em đã trở thành người khiếu kiện rồi! Tương lai của đất nước đang trông chờ các em vậy!

Qua trình bày trên đã cho thấy việc chờ đợi kết quả khiếu kiện vẫn còn là chuyện dài nhiều tập chưa có hồi kết, rất tiếc đề tài này chưa phải là mục đích chính của bài viết, nên chỉ dừng lại ở phần trình bày sự kiện thực tế tại Việt Nam, còn phần bình luận khen chê dành để cho bạn đọc vậy.

(Còn tiếp)

THIÊN ĐỨC

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Phao Phản

VI ANH . Việt Báo Thứ Sáu, 12/7/2007, 12:02:00 AM

Thật là nực cười khi mới nghe tin CS đã bắt hai vợ chồng người Mỹ gốc Việt, trong vali có súng lục và đạn. Phi trường Mỹ một cây cắt móng tay còn qua không lọt thì làm gì súng và đạn lọt qua. Súng ở Việt Nam mua lậu rẻ và dễ hơn ở My vì bô đội lấy súng của chế độ cũ, không khai báo, giao nạp rất nhiều. Nếu muốn khủng bố thì làm gì được với một cây súng lục và mưới mấy viên đạn. Chất nổ ở Việt Nam bán lậu đầy ra đó; nông dân, ngư dân còn mua được để đánh cá, tầm sát hại "đại trà" hơn súng lục, mà lại đem súng lục từ Mỹ sang.

Nhưng nghĩ lại, thật đáng lo cho hai vợ chồng người Mỹ gốc Việt đáng thương này. Công an CS đang dùng ngón nghề sở trường, là vu cáo, phao phản để mưu hại người ngay. Một cách bình dân và đại tổng, vu cáo là tố cáo một điều không thật bằng lời. Phao phản là vu cáo có dàn dựng "nhân chứng, vật chứng" (chữ của công an CS thường dùng). Cá nhân và dân thường vu cáo hay phao phản còn dễ dẫn chứng vô tội. Chớ nhân viên công lực, người được nhà nước giao nhiệm vụ theo dõi, khám phá những hành động phi pháp, nói chung là nhà cầm quyền mà phao phản, thì người bị vu cáo, phao phản khó mà gỡ lắm, nhứt là bị những viên chức hữu thệ vu cáo và phao phản.

Thời Pháp thuộc nước nhà Việt Nam, nhiều nông dân vô tội ở nông thôn không làm vừa lòng ban hội tề nhứt là hương quản, phải tán gia bại sản vì bị hương quản phao phản, báo cáo cho tào cáo bắt rượu lậu với vài viên men, một chút hèm, và vài xị đế. Nhiều thương gia lương thiện không biết hay không đút lót cho lính kín, săn đầm, mã tà, điềm chỉ viên bị họ phao phản nhiều thứ tội từ đóng thuế cho Việt Minh, đến bán thuốc Tây lậu vô bưng, phải vào tù ra khám. Thời Việt Nam Cộng Hòa, nghịch lý nhưng có thật, chính Việt Cộng cũng có phao phản để khủng bố những thương gia tại thành không chịu đóng thuế cho Việt Cộng nhưng Việt Cộng không thể đốt xe, đốt nhà, ám sát ghim bản án trên ngực được để khủng bố các thương gia khác.

CS Hà nội bây giờ cai trị còn độc hơn thực dân Pháp rất nhiều. Công an, mật vu, "hải quan", biên phòng, dân phòng CS bây giờ còn ác hơn lính kín, săn đầm, mã tà, tào cáo của thực dân Pháp nữa. Do vậy không thể xem việc CS phao phản hai vợ chồng người Mỹ gốc Việt đi Việt Nam, trong hành lý bị lạc một vài giờ sau đó Hải quan tìm ra và khám xét nói có một súng lục và 13 viên đạn là chuyện đùa, việc làm của công an CS là trẻ con nếu nhìn dưới khía cạnh gánh nặng dẫn chứng vô tội của hai người Mỹ gốc Việt đáng thương mới về Việt Nam lầu đầu tiên này. Và từ đó thấy rõ hơn đối với người Mỹ gốc Việt hay người Việt gốc tỵ nạn CS ở hải ngoại trên khắp thế giới, Việt Nam không phải là một nơi để du lịch, giải trí vui chơi.

Khi bọn ác nắm được chánh quyền trong tay, cái gì họ cũng có thể làm được. Chuyện CS dùng du thủ, du thực để trấn áp, đánh đập những người bất đồng chánh kiến và dân oan biểu tình không phải mới có đây, hay mới có ở Việt Nam. Một Bộ Trưởng Công an thời Ong Hồ chí Minh đã hãm hiếp, giết chết luôn người mà Ong Hồ chí Minh đã thỏa mãn xác thịt và muốn thủ tiêu. Luật của CS không có thời tiêu, tội không có thời hiệu truy tố, chuyện cũ giở lại thành mới. Tòa án không độc lập, xử theo ý muốn của cấp ủy đảng, nhứt là các vụ liên quan đến chánh trị. Hình sự hóa tội chánh trị là chuyện cơm bữa. Không bao giờ CS xác nhận có giam tù chánh trị. Người Việt hải ngoại đa số là dân tỵ nạn CS, dưới con mắt "hình sự" của CS, không "ngụy quân" cũng "ngụy quyền", không "tư sản dân tộc cũng tư sản mại bản", không gốc Hoa bành trướng cũng, gốc Miên Pôn Pot, cũng gốc Việt "phản động" cũng gốc Việt "phản quốc", do cục cơ quan công an chống tình báo Mỹ và Trung Cộng "quản lý và xử lý" ".

Thêm vào đó, CS Hà nội mới có thêm một phương tiện bằng vàng để thực hiện sư phao phản đối với người Mỹ gốc Việt. Đó là hảng máy bay quốc doanh Air Việt Nam từ Mỹ bay thẳng và trở về. Họ có thừa thì giờ khi xuống hành lý ở Việt Nam để nhét 600 gam heroin là tử hình. Trong vụ hai vợ chồng người Mỹ gốc Việt, theo nguồn tin riêng lấy từ Việt Nam, của truyền hình SBTN, "Ông Lê Phan Văn là một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã từng tham chiến trong những trận đánh lớn vào trước năm 1975. Đây là lần đầu tiên ông về thăm quê hương, và hai người mang theo 4 va-li hành lý từ Mỹ về Saigon. Nguồn tin cho biết, khi họ đến phi trường thì họ chỉ nhận được có 3 va-li, còn một va-li còn lại thì không thấy, nên họ đến khai hành lý bị lạc. Họ được yêu cầu ở lại chờ, và một lát sau thì nhân viên hải quan đã cùng với Công an CSVN bắt giữ họ và thẩm vấn, lập "biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi cất giấu vũ khí trái phép đối với hai hành khách là bà Lê Helen sinh năm 1953, và ông Lê Phan Văn, sinh năm 1952. Hiện hành khách và tang vật đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu phi trường Quốc tế Tân Sơn Nhất chuyển cho cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ...." Tang vật trong biên bản là khẩu súng Ruger-P85 và 13 viên đạn.

Thật CS phao phản dễ như chơi, nhưng luật sư muốn chứng minh phải đổ mồ hôi hột và rất mất thì giờ lắm. CS có thể không cho luật sư Mỹ thụ nhiệm vì viện dẫn hai vợ chồng người Mỹ gốc Việt này chưa được Chủ tịch Nước cho từ bỏ quốc tịch Việt, đương nhiên còn là công dân của nước CHXHCNViệt Nam theo luật quốc tịch của CS, thì luật sư Mỹ đi chỗ khác chơi. Muốn chứng minh ngược lại luật sư cũng phải đổ mồ hôi hột.

Báo Công an của CS viết súng đạn này, bị can này là của Đảng Việt Tân. CS muốn dàn dựng vụ này để phao phản đảng Việt Tân là khủng bố. Tự nhiên Đảng Việt Tân đã phủ nhận thẳng thừng, và chẳng ai tin CS đã từng vu cáo Đảng Việt Tân là khủng bố vì không lẽ TT Bush là người chống khủng bố nhứt hoàn cầu lại mời Ong Chủ tịch Đảng khủng bố vào Tòa Bạch Oc tham khảo.

CS đang nắm quyền hành trong tay, cái gì CS cũng có thể làm được đối với người dân đã bị tước đoạt gần hết quyền công dân. Còn khống chế người Việt hải ngoại khi đi Việt Nam không phải là một chuyện khó. Không cần gì phải dùng súng ống cho mất công, chỉ cần quẹt một chút tinh khí của một phụ nữ mà CS dàn dựng, ở phòng ngủ, ở tiệm ăn, hay trên xe và cho người phụ nữ ấy thưa là bị hiếp dâm. Báo chí trong tay, CS thổi phồng lên thì coi như tiêu ma sinh mạng chánh trị của một người đấu tranh. Báo chí CS nói nhiều người Việt hải ngoại về làm ăn, về đi thăm quê hương nhưng chưa nghe ai ở lại, chưa ai làm giàu đem được tiền về ngoại quốc, phải chăng phần lớn là do sợ CS phao phản./.

VI ANH

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

10 Tháng 12 2007 - Cập nhật 12h42 GMT

Chiến tranh!

Huy Đức
Viết trên blog Osin ngày 7/12/07

Các nhà lãnh đạo Việt Nam không muốn có quan hệ quá căng thẳng với Trung Quốc

Đêm qua, có ít nhất hai tờ báo, trong đó có tờ Tuổi Trẻ, phải lột những bài viết về vụ Trung Quốc hợp thức hóa việc thôn tính Hoàng Sa. Sáng, có nhà báo trẻ ví sự kiện này với vụ bé Bảo Trân bị cô giáo lấy băng keo dán miệng.

Khóc. Vẫn biết là người Trung Quốc sẽ “chơi” như vậy mà không kìm được nhục. Mấy tháng trước, Đại sứ cũng đã bị dựng dậy lúc nửa đêm để nghe Bộ Ngoại giao họ “mắng” khi báo chí ta, nói với nhân dân ta, rằng ở Mỹ, ở Châu Âu, người ta phát hiện ra những chất có hại cho sức khỏe trong thực phẩm và đồ chơi Trung Quốc.

Trong entry “Có Lẽ Cụ Chủ Tịch Không Biết” tôi đã phân tích tính “lợi bất cập hại” khi “nhà nước hóa tiếng nói của nhân dân”. Họ biết là hàng tuần chúng ta có giao ban, có định hướng, có xử lý báo chí.

Mấy ngày nay tôi có trao đổi email với một người bạn Trung Quốc, một nữ nhà báo. Cô ấy học với tôi ở Maryland. Hồi đó, biết tôi đã từng là một sỹ quan quân đội, cô ấy hỏi: “San, anh đã từng giết thằng Mỹ nào chưa?” Tôi nói, không phải đùa: “Sorry Jin, khi tôi đi lính, không còn Mỹ, chỉ còn Trung Quốc”.

Chiến tranh biên giới

Tôi xung phong vào bộ đội sau ngày 17-2- 1979, khi “Tiếng súng đã vang trên bầu trời Biên giới”.

Năm ấy tôi 17 tuổi và đang học lớp 10. Tôi nhớ như in máu đã chảy trong tôi như thế nào và ngay giờ đây máu vẫn chảy như thế mỗi khi nghe “Tiếng súng …”. Tôi biết, tôi sẽ trở lại quân ngũ nếu chiến tranh lại xảy ra như 29 năm trước. Tôi cũng không thể ngăn cản con trai tôi, nếu khi cháu lớn, người Trung Quốc lại xâm chiếm đất nước tôi.

Nhưng, tôi đã biết Chiến Tranh sau những năm tháng ở Biên giới phía Bắc, những năm tháng ở Campuchia.

Ông Nguyễn Trung, nguyên đại sứ Việt Nam tại Thái Lan kể, có một nhà lãnh đạo ta khi tiếp kiến Thủ tướng Thái nói rằng: “Chúng tôi tự hào vì đã đánh thắng ba đế quốc to”.

Ông Thủ tướng điềm đạm nói: “Chúng tôi thì lại tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả”. Chắc nhiều bạn nghiên cứu lịch sử Thái cận đại và hiện đại sẽ thấy họ đã khôn ngoan như thế nào để tránh chiến tranh trong những tình huống tưởng như không thể nào tránh được. “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân cũng bại”, thơ Nguyễn Duy.

''Tử chiến Hoàng Sa''

Tôi vừa đọc xong cuốn sách mới nhất của Đề đốc Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Hồ Văn Kỳ Thoại.

Ông Thoại là cháu nội của nhà văn Hồ Biểu Chánh, là vị tướng đã ra lệnh nổ súng trong cuộc “tử chiến” Hoàng Sa hồi năm 1974. “Lịch sử sẽ đánh giá quyết định đó”.

Năm 2005, khi ở Mỹ, tôi đã giúp một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao lập danh sách những liệt sỹ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận chiến này.

Tôi không biết Bộ Ngoại giao đã làm gì với danh sách mà tôi đã từng cung cấp, nhưng ngay từ khi ấy, tôi đã đề nghị quan chức này, hãy thuyết phục để Nhà nước khắc bia lưu danh những người anh hùng đó.

Theo những gì mà những người lính Hải quân Sài Gòn kể thì khi đó họ đã phải chiến đấu hết sức đơn độc. Trung Quốc đã lựa chọn một thời điểm mà người Mỹ không thể can thiệp, cho dù Hạm Đội 7 vẫn ở ngoài Biển Đông.

Nuối tiếc

Tôi không bao giờ xét lại quyết định của mình năm tôi 17 tuổi. Năm đó, tại Sài Gòn này, có những người lính đang bị hắt hủi, đang bị coi là “Ngụy” vẫn sẵn sàng, nếu được chính quyền chấp nhận, sẽ tòng quân. Nhưng những gì dẫn đến “cuộc chiến tranh 17-2” thì, cho tới ngày nay, tôi vẫn tiếc.

Sau khi Jimmy Carter trở thành Tổng thống, người Mỹ đã định “bình thường hóa” quan hệ với Việt Nam.

Năm 1977, Việt Nam khó có thể lấy được chiếc ghế mà Sài Gòn đã ngồi ở Liên Hợp Quốc nếu như không có sự ủng hộ của người Mỹ. Khi ấy, ASEAN cũng đã chìa bàn tay ra nhưng chúng ta đã thật kiêu ngạo để không nắm lấy.

Nếu khi đó, chúng ta đã là thành viên ASEAN, đã có quan hệ ngoại giao với Mỹ, chắc chắn, chúng ta sẽ xử lý xung đột ở Campuchia theo cách khác và người Trung Quốc không thể nào dám để cho cuộc chiến Biên giới xảy ra.

Cũng có những sự lật lọng cay đắng khiến cho các nhà lãnh đạo lúc đó không thể không “cảnh giác cao độ” với Bắc Kinh. Ngay trong ngày 1-5-1975, Khmer Đỏ, kẻ mà 14 ngày trước đó, nếu không có sự giúp đỡ của Việt Nam sẽ không thể nào nắm quyền ở Phnompenh, đã giết những người dân Việt Nam sống ở vùng Tây Nam Biên giới.

Cuộc chiến tranh Tây Nam sau đó do chế độ Pol Pot, với sự cố vấn của người Trung Quốc tiến hành, đã làm cho mối quan hệ Việt –Trung trở nên nghiêm trọng.

Cùng lúc ấy, bên trong, chính sách “cải tạo tư sản” đã đưa hàng trăm nghìn người Hoa ra khỏi thành phố. Tiếp đó là “nạn kiều”. Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt kể, năm 1978 ông ra Quảng Ninh và thấy nhiều vùng ở đây vắng ngắt. Hàng vạn người Hoa đã sinh sống nhiều đời ở Việt Nam, chỉ biết tiếng Việt Nam, đã phải ngơ ngác, ngậm ngùi “trở về” Trung Quốc.

Năm 1977, người Mỹ chủ động đàm phán với Việt Nam nhưng chỉ vì khoản “bồi thường chiến tranh” mà chính quyền đã bỏ lỡ mất cơ hội. Sang năm 1978, Trung Quốc phát tín hiệu rồi “hù” Mỹ: “Việt Nam là Cuba ở phương Đông”. Người Mỹ bỏ cuộc ở Việt Nam, bắt tay với người Trung Quốc.

''Dạy cho bài học''

Đúng lúc ấy, 3-11-1978, Việt Nam lựa chọn đường lối ngoại giao “nhất biên đảo”, ký Hiệp định, dựa hẳn vào Liên Xô. Ngày 7-1-1979, Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Cuộc chiến tranh mà giờ đây Thế giới biết là đã cứu được biết bao người dân Campuchia, khi đó bị coi là “xâm lược”.

Ngày 28-1-1979, Đặng Tiểu Bình đến Washington gặp Jimmy Carter, thuyết phục Carter nhìn nhận sự “bất an” của Thế giới khi Việt Nam bắt tay với Liên Xô. Trong chuyến đi đó, người Mỹ đã đọc được thông điệp về một cuộc chiến mà Đặng sẽ gây ra cho người Việt.

Người Mỹ đã để cho Đặng “dạy cho Việt Nam một bài học” và thật đắng cay, khi chiến tranh Biên giới nổ ra, “đồng minh duy nhất” của chúng ta là Liên Xô đã “án binh bất động”, cho dù, ở Biên giới Trung Quốc khi ấy, Liên Xô có tới 54 sư đoàn.

Cay đắng

Tôi sẽ viết về cuộc chiến tranh này trong một entry khác. Nhưng tôi muốn nói với các bạn rằng, số phận đã bắt tôi phải chứng kiến thêm một điều cay đắng nữa.

Năm 1984, khi đã tốt nghiệp sỹ quan và một chương trình đào tạo chuyên gia quân sự, tôi được điều tới Campuchia.

Nơi mà hàng chục nghìn đồng đội tôi đã chết. Nơi mà bạn tôi, đại úy Long, chỉ trong một năm phải đánh tới 68 trận, và trong những ngày anh mất tích, mẹ anh phải chạy đôn chạy đáo dò hỏi tin con thì được trả lời rằng, ngày ấy, tháng ấy, trên chiến trường ấy, có 3 đại úy tên Long chết!

Thế rồi năm 1991, khi đã là nhà báo, tôi được cử trở lại Phnompenh để đưa tin về cuộc trở về của Quốc vương Sihanouk. Khi còn là một chuyên gia quân sự, tôi biết, ông Hun Sen đã nhiều lần nói với đại sứ Việt Nam Ngô Điền: “Đây là người thầy vĩ đại của tôi”. Trong những ngày của tháng 11 năm 1991, tôi chứng kiến ông Ngô Điền gần như đã bị Hun Sen “trục xuất” khỏi Phnompenh, trước khi Hun Sen lên đường sang Bắc Kinh ruớc Sihanouk.

Sau bao nhiêu năm làm đại sứ, làm người thầy dạy từng chút cho Hun Sen, ông Ngô Điền phải “về” không có một quan chức Campuchia nào đưa tiễn. Nhân viên sứ quán và những người Khmer Krom nấu ăn cho sứ quán, sáng hôm ấy, đã phải vận sà rông ra đưa tiễn ông để tôi chụp mấy tấm hình.

Không nên trách Hun Sen, ông ấy phải vì quyền lợi của người dân ông ấy. Chỉ thấy xót xa, khi chúng ta thì đổ máu còn người Trung Quốc thì luôn có mặt đúng lúc. Họ đã hậu thuẫn cho chế độ Pol Pot, rồi hôm ấy, cả Hun Sen và Sihanouk, nạn nhân của Pol Pot, lại từ nhà họ trở về giữa tiếng reo hò của “nhân dân”.

Cũng năm đó, Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc thì vẫn được coi là kẻ thù. Chúng ta lần đầu tiên có được độc lập thực sự khi không nằm ở trong một “phe” nào cả. Tại thời điểm ấy, nếu lựa chọn thứ tự ưu tiên đúng, “bình thường hóa” quan hệ với Mỹ trước, “tư thế” trong đàm phán giữa chúng ta và Trung Quốc sẽ khác.

Cho dù có bị đô hộ hàng nghìn năm rồi thì chúng ta vẫn phải “quét sạch bóng quân xâm lược”.

Nhưng, tránh khỏi phải bị xâm lăng vẫn là điều tốt nhất. Lịch sử ông cha ta đã làm điều đó. Nhưng cũng phải thấy, ông cha ta ngày xưa đối xử với người Trung Quốc không khó như bây giờ. Tôi vừa đọc một cuốn sách do nhà xuất bản của Đại học Tứ Xuyên xuất bản. Họ chửi rất thậm tệ chúng ta.

Báo chí họ, trừ tờ Nhân Dân, vẫn chửi Việt Nam ngay cả khi các nhà lãnh đạo Việt Nam đang ở “thăm Trung Quốc”. Nhưng khi dân ta, báo chí ta lên tiếng họ lại nhắc nhở dựa trên “tình anh em, đồng chí”. Im!

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Từ hai vụ biểu tình

Caubay


Mấy hôm nay bên Mỹ có vụ ông Joe Horn (1) bắn chết 2 thằng ăn trộm vào nhà của người hàng xóm ở Pasadena, Texas. Việc sát nhân của ông già này đúng hay sai, có quá đáng hay không, hiện đang là đề tài tranh cãi trên nhiều hệ thống truyền hình cũng như các mạng internet. Từ các dân biểu, nghị sĩ của Tiểu bang cho đến các chuyên viên về hình sự, luật sư, cảnh sát, thân nhân, bạn bè của ông Horn và của 2 tên trộm, và tất nhiên rất nhiều người dân bình thường, cũng đã đưa ra ý kiến về việc này.

Những người lưu tâm đến sự việc chia làm hai phe, phe kết tội và phe binh vực ông Horn.
Cả hai phe cũng đã tụ tập đến trước nhà của ông Horn để biểu tình nói lên quan điểm của mình. Cảnh sát chỉ đến để giữ trât tự mà không phải để giải tán và cũng không thấy cơ quan công quyền nào lên tiếng về việc các nhóm dân biểu tình đã được phép của ai chưa.

Đó chỉ là việc giết chết hai kẻ tình nghi có hành vi phạm tội của một ông già, mà ông ta có biện luận rằng đó là quyền tự vệ. Ông nghĩ rằng 2 tên trộm kia có thể nguy hiểm cho bản thân ông. Ông Horn đúng hay sai rồi đây sẽ có luật pháp xét xử. Dù gì thì kẻ bị giết, dù cũng không phải là người hoàn toàn lương thiện.

Cũng trong thời gian này, bên kia quả địa cầu có một chính quyền tự xưng là của dân, do dân, từ dân mà ra, vì dân mà phục vụ. Vậy mà chính quyền đó trong nhiều năm qua đã cúi mặt làm ngơ khi những người dân, những ngư phủ nghèo khổ vô tội đi tìm miếng ăn trên vùng lãnh hải của quê hương mình đã bị bọn Tàu phù sát hại, bắt bớ. Chúng bắn giết người dân Việt vô tội một cách rất dã man, chúng bắt người đòi tiền chuộc. Và quan trọng hơn hết chúng chiếm lãnh thổ của chúng ta. Chính quyền đó hoàn toàn bất lực trước bọn Tàu cộng anh em!

Là người dân, từ kẻ thất học cho đến người trí thức, từ nhà tu cho đến tội nhân trong nhà tù, từ trẻ em cho tới người già, từ đồng bằng cho đến miền núi, từ đất liền cho đến hải đảo, từ trong nước cho đến hải ngoại, ai là không đau đớn, xót xa? Ai không căm hờn? Ai không mong muốn có dịp đứng lên bày tỏ tấm lòng của mình với đất nước?

Chúng ta không có bom nguyên tử để dội trên đầu chúng nó thì một quả trứng thối ném vào mặt bọn xâm lăng nhởn nhơ trên phần đất của mình cũng là việc đáng làm. Chưa thể tòng quân ra trận thì tập họp trước mặt sứ quán chúng để thét vào mặt chúng nỗi căm hờn cũng là điều nên làm. Những việc đó có gì là sai trái mà người dân phải chờ đến phép nước, lệnh quan? Là kẻ cầm quyền có phương tiện trong tay, đã không cơm bưng nước tiếp, cổ vũ, kêu gọi đồng bào tham gia đông đảo để biểu thị lòng yêu nước và khẳng định chủ quyền của mình, thì lẽ nào lại dùng công an bạo lực để giải tán cuộc biểu tình?

Vì áp lực nào mà nhà cầm quyền Việt Nam, mà ông Lê Dũng là người phát ngôn chính thức, ra bản thông báo về vấn đề người dân biểu tình phản đối bọn Tàu xâm lược với những dòng như vầy:


“Chúng tôi được biết sáng 09/12/2007, một số người dân đã tụ tập trước cửa Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ bất bình đối với các hành động gần đây của Trung Quốc liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là việc làm tự phát chưa được phép của các cơ quan chức năng Việt Nam. Khi các vụ việc trên xảy ra, các lực lượng bảo vệ của Việt Nam đã kịp thời có mặt, giải thích và yêu cầu bà con chấm dứt việc làm này”. (2)


Hèn yếu, khiếp nhược đến trơ trẽn như vậy thì quả là một nỗi ô nhục cho tổ quốc, cho toàn dân. Như vậy thì chính quyền đó rõ ràng là tay sai của ngoại bang chứ đừng nói gì đến chữ độc lập. Vì lý do gì chúng cúi đầu trước ngoại nhân mà lai vô cùng cứng rắn, hung hãn với người dân thế cô? Dù ai cũng biết, xin hãy nói to lên câu trả lời.

Trong bản thông cáo đó, những điều cũ mèm đã được lặp đi lặp lại hàng mấy mươi năm về tình láng giềng hữu nghị, tình đồng chí anh em. Luận điệu đó thật ra chỉ để che đậy thân phận chư hầu và có cớ để đàn áp sự phản kháng của người dân. Thử hỏi thế nào là tình láng giềng hữu nghị? Hữu nghị hay nô lệ? Ai đối xử hữu nghị, ai quỳ gối, ai hành xử lưu manh côn đồ, ai trịch thượng?

Thế nào là tình đồng chí anh em? Anh em nào? Đồng chí gì? Rõ ràng hai bên không có cái chí nào đồng với nhau cả, mà chỉ là sự toa rập của những kẻ khốn nạn. Mà ngay trong cái quan hệ bỉ ổi đó cũng không đựợc là quan hệ trao đổi của con đĩ với khách làng chơi, mà chỉ là quan hệ chủ tớ! Bọn Tàu nó có cái “chí” xâm lăng đất nước chúng ta và bọn cầm quyền tại Hà Nội hiện nay chỉ có mỗi một cái “chí”làm tay sai! Lịch sử gần đây cho thấy bọn chúng là con chốt tiền tiêu đi đánh thuê thay cho chủ. Hãy nhớ lại Hồ chí Minh và Phạm vắn Đồng với các công hàm bán nước, với những lời đê hèn thần phục Mao và Stalin. Hãy nhớ lại Lê Duẩn với thái độ lố bịch của một kẻ đầy tớ đắc dụng được chủ ban khen: “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô, Trung quốc”.

Ôi! Nỗi nhục nào bằng nỗi nhục này! Bọn cộng sản đã không từ bất kỳ việc làm nào để giữ cho được quyền cai trị. Chúng bất chấp mọi hậu quả tai hại lâu dài cho cả một dân tộc chỉ để ôm cho chắc cái ghế hầu vinh thân phì gia. Như thế thì có nhóm chữ nào đúng hơn là “tội đồ của dân tộc” để diễn tả hạng người này?

Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển thì lòng tự trọng và tinh thần dân tộc phải được đề cao và phát huy trước hết. Hãy nhớ rằng bất cứ một hành động nào, dù nhỏ nhoi đến mấy, mà khơi dậy tinh thần dân tộc, hâm nóng tình yêu và trân trọng từng tấc đất của quê hương phải luôn luôn được khuyến khích. Dập tắt tinh thần dân tộc chính là một hình thức tiếp tay cho ngoai bang trong ý đồ xâm lăng thống trị của chúng. Triệt tiêu tinh thần dân tộc là con đường ngắn nhất đưa đến cảnh nước mất nhà tan. Mang chủ thuyết Mác xít về nước, ông Hồ và đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang đi trên con đường đó. Điều đó đã được khẳng đinh hơn nữa qua sự im lặng, bưng bít hoặc đưa tin rất ư sơ sài và dập tắt phản ứng người dân về một sự kiện trong đại của đất nước vừa qua. Đó và sự kiện Tàu cộng chiễm các hải đảo của Việt Nam.

Biểu tình chống ngoại xâm mà phải có phép của nhà cầm quyền ư? Đây quả là đỉnh cao trí tuệ của loài khỉ đột.


San Diego 11/12/2007


© DCVOnline

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Âm binh và Đảng Cộng sản Việt Nam

Hồ Gươm

Thế giới người Âm dưới con mắt của Phan Thị Bích Hằng

Trong số những “nhà ngoại cảm” liên tục được báo chí nhắc tới trong thời gian gần đây chúng ta phải kể đến “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng. Có lẽ không phải chỉ vì khả năng tìm mộ và giao tiếp với người Âm mà bởi vì Phan Thị Bích Hằng còn có khả năng ăn nói, diễn đạt lưu loát và rất cởi mở, tự nhiên. Do vậy hầu hết trong các cuộc nói chuyện liên quan đến đề tài ngoại cảm thì Phan Thị Bích Hằng dường như đã trở thành người phát ngôn chung của nhóm ngoại cảm và cũng là người kể nhiều câu chuyện ly kỳ với nhiều chi tiết mới lạ có thể đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của đông đảo những người ở đủ mọi tầng lớp xã hội đang quan tâm đến đề tài luôn rất “ thời sự” này.

“Dương sao Âm vậy” là câu nói mà ông cha chúng ta vẫn thường nhắc tới, tuy nhiên khi chúng ta được nghe từ miệng một người có “thẩm quyền” như Phan Thị Bích Hằng nói về thế giới người Âm thì không phải là không có một số điều bất cập.

Trong cuộc hội nghị tổng kết của bộ môn cận tâm lý, nơi Phan Thị Bích Hằng công tác, đầu năm 2006 có đoạn Hằng miêu tả (trích nguyên văn):


… Hồi cháu tìm thấy ở công viên Lê thị Liêm một cái xác của tay lính ngụy, thật ra là đi tìm một người chiến sỹ cách mạng của mình thôi, nhưng mà cái tay lính đó tay ấy cứ níu chân, tay ấy bảo là cho tôi nhắn nhủ mấy câu, thế là khi tìm thấy hài cốt của cậu ấy thì có một dây chuyền và một lá trái tim rất là sáng lấp lánh và ở trên đấy có một cây thánh giá ..ờ..ờ.. vậy là cậu ấy theo chúa, đi theo thiên chúa. Nghĩa là cậu ấy bảo là: tôi thì không cần phải thắp hương, chỉ xin thắp nến thôi và xin nguyện, thì lúc đấy làm gì ai biết mà nguyện, chẳng có ai biết câu kinh nào mà cầu, mà lễ, mà nguyện cho cái cậu lính ngụy ấy cả. Thế và cậu ấy rất là sợ, cậu ấy mặc cảm. Cậu ấy bảo là tôi nhắn nhưng mà nói bé thôi, không có những người ở phía bên kia họ nghe thấy. Những người ở phía bên kia có nghĩa là những người chiến sỹ cách mạng của mình bị chết ấy, và chôn ở gần đấy. Đừng có nói để những người ở phía bên kia họ nghe thấy, và họ lại xua đuổi tôi. Thế nhưng mà cái ông... cái ông ... Nguyễn văn Tỉ, tức là Sáu Nam í, là bí thư xứ ủy Nam Kỳ trước đây, là thân nhân của bác Nguyễn văn Tư chủ tịch tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, thì chính cái ông đó, ông ấy nói rằng là khi mà đã về cõi âm rồi, thì tất cả chúng ta đều là những cái vong linh, tất cả chúng ta đều là những cái linh hồn đang gặp nạn, có nghĩa là chúng ta không biết người thân, v.v...
(Trích http://www.mediafire.com/?1ccqnvbkmmn – Audio Phan Thị Bích Hằng 2006)

Như vậy, thế giới quan của người Âm (theo Hằng) không khác biệt gì lắm so với thế giới quan ở nơi Dương thế này và điều đặc biệt ở đây là nó rất gần gũi với nhãn quan của chính quyền Hà Nội hiện nay!

Còn nữa, cũng trong hội nghị này “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng còn nói về trường hợp đi tìm mộ một nhà sư ở chùa Vua, phố Thịnh Yên (Hà Nội?), bị người dân ở đó làm nhà đè lên mộ. Trong câu chuyện mà Phan Thị Bích Hằng trao đổi với (linh hồn) nhà sư này có một số chi tiết đáng lưu ý là cuộc trò chuyện rất cụ thể, rõ ràng từng chi tiết, từ việc linh hồn vị sư nói tự giưới thiệu tên thật là Hoàng Đình Điều vốn là nghĩa quân của cụ Đề Thám rồi bị Pháp truy lùng nên phải đi tu, từng nuôi dấu cán bộ cách mạng là cụ Nguyễn Phong Sắc, bí thư xứ ủy nam kỳ, chủ tịch của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhà sư vốn là người xuất gia cho nên không muốn bách gia trăm họ phải chịu khổ cực (vì việc làm nhà lên mộ cụ) nhưng những linh hồn tự vệ đỏ của cụ Nguyễn Phong Sắc đi theo rất bất bình vì ngôi mộ của nhà sư bị dày xéo cho nên (xin trích):

Những gia đình đó đều có người bị bệnh, thần kinh điên loạn, chết bất đắc kỳ tử vì tự vệ đỏ rất bất bình, cụ Nguyễn Phong Sắc cùng về lúc đó và nói “ chúng ta đi làm cách mạng, để đấu tranh vì hòa bình giải phóng dân tộc, để lấy lại công bằng, cởi bỏ xiềng xích, áp bức nô lệ thì cớ sao những người đi làm những chuyện đó bây giờ lại phải chịu như thế này? mộ có đáng mộ của thằng ăn mày, của đứa hành khất khổng? còn quá thằng ăn mày, đứa hành khất….

Một lần nữa chúng ta lại được thấy thế giới người Âm của Phan Thị Bích Hằng rất trần tục, rất Việt nam và đầy định kiến.

Trong một buổi lễ được mang tên lễ Trai đàn giải oan bạt độ, chẩn tế cô hồn, cầu nguyện âm siêu dương thái ở Chùa Linh Thắng huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, ngày 24/03/2007 vừa qua, Phan Thị Bích Hằng nức nở ngẹn ngào:

…Con vô cùng xúc động vì được chứng kiến các linh hồn liệt sỹ có những người thì còn nguyên vẹn, nhưng có những người không nguyên vẹn và các chiến sỹ dắt nhau hành quân thậm chí cõng nhau về đây để dự đàn lễ cầu siêu…
(Trích http://www.mediafire.com/?5wwjruzwfjx audio Phan Thị Bích Hằng nói chuyện ở chùa Linh Thắng tháng 3, 2007).

Như vậy, theo Phan thị Bích Hằng, con người khi chết đi trong hoàn cảnh nhục xác trên Dương thế bị hủy hoại như thế nào thì linh hồn dưới Âm thế cũng bị tàn phá như vậy? sau mấy chục năm trường mà vẫn còn giữ nguyên hiện trạng?

Cũng trong buổi lễ cầu siêu này Phan Thị Bích Hằng kể (trích nguyên văn):

“…và vừa rồi chúng con đã tìm thấy được một chiến sỹ nằm ở trong buồng tắm và chiến sỹ còn nói rất vui rằng là bây giờ được đưa ra nghĩa trang thì cũng rất vui, nhưng buồn vì không được trông cho cháu Yến hàng ngày đi tắm nữa…!”

Điều này có vẻ như mâu thuẫn với những gì mà Phan Thị Bích Hằng đã nhiều lần miêu tả về khả năng xuất hiện, di chuyển “siêu nhiên” của những linh hồn ở mọi lúc, mọi nơi vì họ không hề bị trở ngại gì về không gian và thời gian.

Theo dõi các cuộc nói chuyện của Phan Thị Bích Hằng, đặc biệt trong lễ Trai đàn giải oan bạt độ, chẩn tế cô hồn này, người nghe không khỏi có cảm tưởng bị kích động khi nghe Phan Thị Bích Hằng kể lể hàng loạt tội ác của bọn Mỹ Ngụy đối với các chiến sỹ cách mạng: “…rồi có những chiến sỹ bị chôn vùi lấp ở những huyệt tập thể, rồi có những chiến sỹ bị tẩm xăng đốt như ở trong căn cứ K’ Nắc của Tây Nguyên...”

Hay những miêu tả tương tự đầy nước mắt về những ngôi mộ, những linh hồn xiêu bạt của các chiến sỹ, các tù binh chính trị trong những năm chống Pháp, chống Mỹ ở Côn đảo.
Bất cứ vì mục đích gì nhưng cuộc nói chuyện của “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng trong buổi lễ cầu siêu này bị lạc đề một cách trầm trọng, nhất là đối với hòa thượng Thích Toàn Đức, vị sư trụ trì chùa Linh Thắng, người đã nhận chức trụ trì ở ngôi chùa này từ năm 1969 dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, và như vậy hòa thượng không thể có quan niệm Địch-Ta một cách đầy thù hận như vậy được.

Những ồn ào gần đây về hiện tượng ngoại cảm như đi tìm mộ, gọi hồn, thậm chí bói dịch “cụ Hồ” được đồng loạt tung ra một cách rất có dụng ý và hiện tượng Phan Thị Bích Hằng cũng không phải là biệt lệ, như một số ví dụ về nội dung các cuộc nói chuyện vừa trưng dẫn kể trên đã cho phép chúng ta được nghi ngờ về mục tiêu đích thực ẩn chứa trong những hiện tượng ngoại cảm này. Những chi tiết được miêu tả về thế giới người Âm được các tổ chức nghiên cứu và ứng dụng về ngoại cảm (là những tổ chức chính thức được nhà nước công nhận và tài trợ ) ở trong các cuộc hội nghị vốn đầy định kiến và nó cũng được lồng thế giới quan của chính quyền hiện tại một cách khá kiên cưỡng khiến cho không ít người trong chúng ta có cảm tưởng rằng, chính quyền Hà Nội đang lợi dụng những đội quân âm binh này để sử dụng vào mục đích tuyên truyền, đánh bóng cho chế độ của mình.

Và đó chính là điều mà chúng ta cần phải cảnh giác và đánh động trước dư luận.


Tháng 5, 2007

© DCVOnline

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Một bước đầu xin chuộc tội

Thursday, December 13, 2007
Ngô Nhân Dụng

Trong Bình Ngô Ðại Cáo do Nguyễn Trãi viết (Lê Thái Tổ ban bố, 1428) có câu “Vân Nam binh vị ngã quân sở ách ư Lê Hoa.” Bản dịch quen thuộc trong Việt Nam Sử Lược viết, “Binh Vân Nam nghẽn ở Lê Hoa” - tiếp, “sợ mà mất mật; Quân Mộc Thạnh tan chưng Cần Trạm, chạy để thoát thân!”

Lê Hoa là cửa ải thuộc nước ta vào thế kỷ 15. Ðại Việt Thông Sử của Lê Quý Ðôn chép, khi nhà Minh sai Mộc Thạnh đem quân từ Vân Nam sang tiếp viện cho quân Trung Quốc bị vây ở Ðông Quan (Hà Nội) thì Bình Ðịnh Vương Lê Lợi điều động Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả đem quân lên Ải Lê Hoa ngăn chặn. Sau khi Liễu Thăng chết ở Chi Lăng, quân Mộc Thạnh tự rút, bị quân ta đuổi đánh tan tác ở Lê Hoa.

Có ai biết Ải Lê Hoa hiện nay ở đâu? Nếu coi bản đồ Trung Quốc bây giờ, chúng ta sẽ thấy tên Lê Hoa nằm trong tỉnh Vân Nam. Chắc các sử gia sau này có thể tìm hiểu nguyên do vì sao một cửa ải của nước Việt Nam, địa danh ghi trong Bình Ngô Ðại Cáo, lại chạy sang bên Tầu! Người Trung Quốc đã chiếm cửa ải đó từ bao giờ?

Cũng vậy, trong cuốn “Nhật Ký Trên Biên Giới Việt Trung” của bác sĩ người Pháp P. Neis có ghi chép và chụp hình các địa điểm ở vùng Ải Nam Quan, khi phái đoàn Pháp, đi thương thuyết với chính quyền nhà Thanh Trung Quốc về biên giới, trong những năm 1885-1887 (lúc đó Pháp đang đô hộ nước ta). Nhiều địa điểm ghi trong cuốn sách trên bây giờ cũng thuộc khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc.

Nước mạnh nuốt nước yếu, hàng xóm lớn ép nhỏ, gậm nhấm từng miếng đất một, thế kỷ này qua thế kỷ khác.

Nhưng chưa bao giờ nước Việt Nam lại để mất những vùng hải đảo rộng lớn, bị cướp ngay trước mắt, và do một chính quyền người Việt đang cai trị một nửa nước Việt tình nguyện hiến dâng. Ðó là chủ quyền trên những hòn đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa đã bị Trung Quốc cướp.

Người Việt sẽ không bao giờ công nhận việc Trung Quốc chiếm đóng các hòn đảo mà tổ tiên đã khai phá, sử dụng, gìn giữ từ nhiều thế kỷ trước. Hiện nay chúng ta không thể đưa vụ cướp đất này ra Tòa Án La Haye vì tòa án quốc tế chỉ xét xử các vụ tranh chấp khi nào chính phủ 2 quốc gia liên hệ đồng ý ra tòa. Chính phủ cộng sản ở Việt Nam chưa bao giờ tỏ ý muốn nhờ tòa án quốc tế xử vụ này, mà chính phủ Cộng Sản Trung Quốc thì chắc chắn không muốn. Họ đã chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không muốn ai đụng tới. Việt Nam hiện nay cũng không đủ binh lực để đánh bại Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa, cho nên không ai bàn tới một kế hoạch tái chiếm. Chỉ có một cách là đồng bào ta ở khắp nơi phải biểu tình phản đối và hô hào cả thế giới tẩy chay Trung Quốc về mọi phương diện, bất cứ ở chỗ nào, như người dân Tây Tạng vẫn làm. Người Tây Tạng đã tranh đấu như vậy từ nửa thế kỷ nay không nghỉ, họ chưa đạt được kết quả cụ thể nào, nhưng họ không bao giờ để cho chính quyền Cộng Sản Trung Quốc được yên thân khi còn tiếp tục chiếm đóng đất nước của họ.

Nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm về việc để mất các hòn đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa. Nếu có can đảm, các người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam phải đứng ra công khai phản đối chính quyền Trung Quốc và dùng các biện pháp cứng rắn hơn trong các mối liên hệ giữa hai nước, từ các việc hợp tác kinh tế đến trao đổi thương mại. Trung Quốc hiện đang cần thị trường và nguyên liệu của Ðông Nam Á, để bành trường ảnh hưởng kinh tế. Việt Nam là nước đông dân nhất trong khối ASEAN, nếu chính quyền Việt Nam dám phản đối Trung Quốc thì các nước Ðông Nam Á sẽ phải ủng hộ. Phải tạo áp lực hết năm này sang năm khác, như người Tây Tạng lưu vong vẫn đang làm!

Nhưng điều đầu tiên mà chính quyền Cộng Sản Việt Nam phải làm là chính thức phủ nhận lá thư của ông Phạm Văn Ðồng gửi ông Chu Ân Lai vào năm 1958, trong đó ông Ðồng nhân danh thủ tướng nước Việt Nam tỏ ý tán thành bản tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc luôn luôn luôn vin vào lá thư này để biện minh với dư luận thế giới về chủ quyền của họ trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong mạng lưới của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, như vào ngày 17 Tháng Mười Một năm 2000, họ nêu lên những chứng cớ về chủ quyền của họ trên các quần đảo này (www.fmprc.gov.cn/eng/). Ngoài việc viễn dẫn các lời tuyên bố của các chính khách Anh, Nhật Bản, các văn bản sai lầm của Pháp, tài liệu của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc dành một đoạn dài nêu lên các bằng cớ do Cộng Sản Việt Nam tạo ra cho họ.

Chứng cớ đầu tiên là vào Tháng Sáu năm 1956, Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam (Hà Nội) Ung Văn Khiêm đã nói với người xử lý thường vụ Tòa Ðại Sứ Trung Quốc ở Hà Nội, Li Zhimin, rằng, “theo các tài liệu của Việt Nam thì các quần đảo Tây Sa (ta gọi là Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) theo lịch sử là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.” Ông Lê Ðốc, đứng đầu phân vụ Á Châu của Bộ Ngoại Giao Hà Nội có mặt lúc đó còn nói thêm rằng theo lịch sử các đảo trên đã thuộc Trung Quốc “từ đời nhà Tống” (Thế kỷ 10 tới 13)!

Chứng cớ hiển nhiên hơn, theo Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, là tờ nhật báo Nhân Dân ở Hà Nội, ngày 6 Tháng Chín năm 1956 đã đăng một bài đầy đủ chi tiết cả bản tuyên bố của chính phủ Trung Quốc phát hành 2 ngày trước đó. Khi cơ quan chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam đăng bài này, tức là họ đã công nhận các ý kiến của Trung Quốc. Lúc đó Hà Nội đang lo dập tắt các nhóm trí thức và văn nghệ đòi tự do ngôn luận Nhân Văn Giai Phẩm, đang chịu đựng các hậu quả thảm khốc của vụ Cải Cách Ruộng Ðất, và chuẩn bị việc xâm lăng miền Nam. Bản tuyên bố được báo Nhân Dân đăng lên nói rõ ràng là lãnh hải Trung Quốc bao gồm cả các quần đảo trong biển Nam Hải. Thời gian này cũng là lúc Trung Quốc đang gây căng thẳng ở vùng eo biển Ðài Loan (nhưng không bao giờ họ tiến quân đánh Ðài Loan). Ngày 14 Tháng Chín ông Phạm Văn Ðồng gửi lá thư chính thức “tán thành” quan điểm của Trung Quốc về lãnh hải.

Bằng cớ thứ ba mà Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nêu lên là các sách giáo khoa môn Ðịa Lý do nhà nước Cộng Sản Việt Nam in năm 1974, viết rằng các “hòn đảo từ quần đảo Nam Sa, Tây Sa, qua Hải Nam, Ðài Loan, là một bức trường thành bảo vệ Trung Quốc.”

Những điều trên viết trên mạng lưới của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc chỉ lập lại những điều đã được đăng trong Bắc Kinh Chu Báo (China Review) ra ngày 18 Tháng Hai năm 1980, trong đó còn nhiều chi tiết khác kể cả hình lá thư ô nhục của Phạm Văn Ðồng.

Trong tuần báo Far Eastern Economic Review xuất bản ở Hồng Kông ngày 16 Tháng Ba năm 1979, ông Lý Tiên Niệm, phó thủ tướng Trung Quốc đã khẳng định rằng các người lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã nhường các quần đảo cho Trung Quốc. Lúc đó Trung Quốc mới đem quân san thành bình địa các thành phố Việt Nam ở biên giới. Một điều đáng chú ý là cũng trong thời gian này, chính phủ Trung Quốc tỏ ra thân thiện với Mã Lai Á và Phi Luật Tân. Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng thảo luận với hai quốc gia này về các vụ tranh chấp chủ quyền trong các đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nhưng Bắc Kinh tuyệt đối không nhắc nhở gì tới Việt Nam!

Một ký giả báo Far Eastern Economic Review, ông Frank Ching viết trên báo này, ngày 10 Tháng Hai năm 1994 một bài kiểm điểm lại vụ Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Chinh mỉa mai rằng Hồ Chí Minh và Cộng Sản Việt Nam đã “bán” (sell trong nguyên văn) các hòn đảo này cho Cộng Sản Trung Quốc vì họ cần Trung Quốc giúp trong việc xâm chiếm miền Nam. Frank Ching viết, “Vì nóng lòng muốn gây ra một cuộc chiến tranh tàn hại cả hai miền Nam, Bắc; và muốn đóng góp vào sự nghiệp cộng sản quốc tế, Hồ Chí Minh đã hứa hẹn, một cách mất phẩm giá (did promise, without dignity) cho Trung Quốc chiếm lấy một phần đất trong tương lai, trong lúc chưa biết rằng có nuốt được miền Nam hay không!” Trong bài báo năm 1994, Frank Ching cũng nhắc lại việc hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã tử chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974; và mỉa mai rằng trong thời chiến tranh Cộng Sản miền Bắc luôn miệng chỉ trích các chính phủ miền Nam là tay sai Mỹ, bán nước. “Bây giờ, 20 năm sau, chúng ta thấy rõ trong lúc đó chính quyền Sài Gòn đứng lên bảo vệ quyền lợi nước Việt Nam một cách mạnh mẽ hơn chính quyền ở Hà Nội!”

Về phía Cộng Sản Việt Nam, vào năm 1979 sau khi bị Trung Quốc “dậy một bài học” Phạm Văn Ðồng đã lên tiếng biện hộ cho mình, nói rằng lá thư “tán thành” của ông được ký trong lúc đang chiến tranh, “Hai nước Việt Trung rất thân thiết và tin tưởng nhau. Trung Quốc đang giúp Việt Nam hết sức. Trong hoàn cảnh đó, lãnh đạo Việt Nam ủng hộ lập trường Trung Quốc là điều cần thiết.” Ông Ðồng còn nói rằng việc ông tán thành lập trường Trung Quốc là “để chiến đấu cho độc lập và tự do của tổ quốc(!)”(Far Eastern Economic Review, 16 March 1979). Ông Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng Việt Nam cũng lập lại lý luận của Phạm Văn Ðồng, rằng việc công nhận quan điểm của Trung Quốc là do tình thế bắt buộc! Nói như vậy bịp được dân trong nước, nhưng không thể dùng trong việc bang giao được!

Người Việt chúng ta biết, Cộng Sản ký các hiệp định quốc tế, ở Genève (1954), ở Paris 1972, trong lúc đặt bút ký đã tính mưu sau này sẽ xóa bỏ chữ ký. Nhưng chữ ký của Phạm Văn Ðồng gửi cho Chu Ân Lai còn dính mãi, không xóa được! Frank Ching, trong bài báo nêu trên, viết “một lá thư ngoại giao... không dễ đem tẩy xóa, khi một nước nhỏ như Việt Nam lại tính bầy trò lừa bịp (một nước lớn như) Trung Quốc.”

Cộng Sản Việt Nam đã bán các hòn đảo của tổ tiên để đổi lấy súng đạn đi giết đồng bào miền Nam, lấy cớ đuổi Mỹ nhưng nay lại bám lấy tư bản Mỹ để tự biến mình thành tư bản. Hãy can đảm xóa bỏ lỗi lầm cũ bằng cách phủ nhận lá thư của Phạm Văn Ðồng. Hãy lý luận rằng trong thời gian 1956 các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, vì nằm dưới vĩ tuyến 17, không thuộc thế giới cộng sản. Cho nên lá thư của ông Phạm Văn Ðồng viết đã nhường một phần đất ngoài thẩm quyền của ông ta! Các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Ðồng đã bán những thứ không thuộc quyền của mình, hệ quả là những lời nói và chữ ký đó không có giá trị nào cả! Ðây là một bước đầu để xin chuộc tội với dân tộc!

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Cảm nhận của giới trẻ ngày nay về lãnh tụ Hồ Chí Minh (phần cuối)

2007.07.04
Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trà Mi hân hạnh được tái ngộ cùng quý vị và các bạn đang đến với chuyên mục “Diễn đàn bạn trẻ”, nhịp cầu thảo luận-giao lưu của thanh niên, phát thanh sáng thứ tư hàng tuần.

Cuộc trao đổi giữa 5 bạn trẻ trong và ngoài nước trên “Diễn đàn” mấy tuần gần đây đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của bạn nghe đài khắp nơi, vì nội dung tranh luận sôi nổi cùng những ý kiến đối lập của các bạn thanh niên về lãnh tụ Hồ Chí Minh và những chính sách Hồ Chủ Tịch và Đảng cộng sản cho áp dụng trên quê hương Việt Nam.

Trong câu chuyện tuần trước, khi tranh cãi về những nguồn tin xoay quanh sự kiện liệu Hồ Chủ Tịch có được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới hay chưa, các bạn sinh viên khoa Sử ở Bình Thuận, Quảng Ngãi, Nghệ An là Trang, Thanh, và Phương, khẳng định rằng việc này đã xảy ra.

Ngược lại, bạn Thanh ở Sài Gòn phủ nhận điều đó bằng những nguồn tin đa chiều từ bên ngoài mà bạn có dịp được tìm hiểu và cho là rất đáng thuyết phục. Trong đó có một chi tiết đặc biệt đáng chú ý mà, theo Thanh, nếu được nêu lên, chính những người không đồng tình như các bạn sinh viên khoa sử cũng sẽ không trả lời được. Chi tiết đó là là gì? Mời quý vị theo dõi trong phần thảo luận hôm nay:

Thanh: Đó là khi nói UNESCO công nhận Bác Hồ là danh nhân văn hoá thế giới thì dựa trên điều nào, nghị quyết nào? Bởi vì tất cả các nghị quyết của Liên hiệp quốc đều được đánh số bằng văn bản hết. Chưa bao giờ các cơ quan ngôn luận tại Việt Nam đưa ra được điều họ nói dựa trên nghị quyết nào của UNESCO. Trong khi đó, những bằng chứng ngược lại thì quá đầy đủ chi tiết, kể rằng đại sứ quán Việt Nam ở Paris…

Sinh viên Phương: Như vậy theo bạn, việc HCM là danh nhân văn hoá thế giới là chỉ do Việt Nam công nhận thôi mà thế giới không hề công nhận như thế phải không?

Thanh: UNESCO không hề có một văn bản hay nghị quyết nào công nhận Hồ chủ tịch của Việt Nam là danh nhân văn hoá thế giới cả. Điều đó đã được chính mình đi tìm hiểu sự thật. Mình không muốn nghe bất kỳ ai kể cả những người trong nước hay ở hải ngoại.

Mình viết thư trực tiếp đến UNESCO và được trả lời bằng tiếng Anh rằng “rất tiếc chưa có một văn bản nào của cơ quan chúng tôi công nhận Hồ chủ tịch là danh nhân văn hoá thế giới”. Các bạn nghĩ như thế nào? Có thuyết phục không? Bởi vì chính mình phải đi tìm sự thật chứ mình đâu nghe ai nói đâu.

Sau đó thì mình mới bắt đầu đi tìm hiểu các tài liệu xem vì sao lại không được công nhận, và mình mới phát hiện ra là do cộng đồng người Việt và rất nhiều người nước khác chứ không riêng gì người Việt đã phản đối kịch liệt, đưa ra những bằng chứng tội ác mà Hồ chủ tịch đã gây ra cho dân tộc thì UNESCO được thuyết phục và không công nhận.

Lúc đó, đại sứ quán Việt Nam tại Paris đã phải cuống cuồng tìm mướn 1 cái phòng của UNESCO để tổ chức. Chính UNESCO đã không cho đại sứ quán Việt Nam lấy logo của tổ chức này in trên vé mời, tức không được mượn danh của UNESCO để mời.

Rốt cuộc, buổi lễ gọi là công nhận Hồ chủ tịch trở thành danh nhân văn hoá thế giới chỉ có Việt Nam tiến hành thôi, UNESCO đâu có tiến hành. Và chỉ có 70 tham dự, trong đó 60 người là ngoại giao đoàn của Việt Nam cùng các đoàn văn công ở Việt Nam sang, 10 người còn lại là do Đảng cộng sản Pháp cử đi.

Đó chính là sự thật. Nếu các bạn không nghe những thông tin này thì các bạn hãy đi tìm trên net, phải tự mình đi tìm sự thật. Chính mình đã trực tiếp hỏi UNESCO thì điều đó không thể sai được, không thể nào nói là do “bọn phản động” nào viết trên mạng mà mình tin. Sao các bạn có thấy những gì đã kiểm duyệt ở Việt Nam là đúng sự thật không?

Theo như các bạn nói thì những gì đã in ấn ở Việt Nam đều là sự thật cả vì đã qua kiểm duyệt rồi. Các bạn có thấy sự kiểm duyệt tai hại như thế nào chưa? Các bạn phải suy nghĩ. Nếu đầu các bạn luôn luôn đặt dấu hỏi thì các bạn mới tìm ra sự thật. Còn những gì các bạn nghe chưa chắc là sự thật.

Sinh viên Phương: Để mình nói nhé. Hồi nãy có một bạn nói rằng những gì sách vở ở Việt Nam ghi đều là sự thật. Đó là ý kiến riêng của bạn ấy. Còn ý kiến của mình là không phải những gì ghi trong sách vở đều là đúng hết, nhưng đối với trường hợp của HCM thì mình nghĩ người vẫn là một danh nhân văn hoá và được thế giới công nhận. Hiện tại mình chưa đi tìm hiểu những điều bạn nói nên mình chưa biết được.

Mình sẽ trả lời bạn sau trong một buổi nói chuyện nào đó sẽ nói rõ. Nhưng mình nghĩ rằng vấn đề HCM là một danh nhân văn hoá hay không thì cả thế giới có nhiều người biết về người, tiếp xúc và giao lưu với người đều có thể công nhận người là một con người như thế nào rồi. Bạn chắc chắn cũng đã đọc được những thông tin đó rồi phải không?

Thanh: Không, cho mình nói như vầy. Cái vấn đề ở đây không phải là có nhiều người yêu mến chủ tịch HCM thì đương nhiên UNESCO công nhận. Vấn đề ở đây mình nói lên sự dối trá của truyền thông ở Việt Nam. Đó là không được công nhận mà vẫn tuyên truyền là được công nhận. Dĩ nhiên có rất nhiều người trên thế giới này yêu mến HCM, nhưng cũng có rất nhiều người căm thù.

Sinh viên Trang: Bạn ở Việt Nam tại sao bạn lại không lên tiếng phản đối, không lên tiếng nói với báo chí rằng đó là điều sai sự thật? Bạn sợ nói ra sự thật thì bị đàn áp phải không? Bạn sợ như vậy nên bạn không dám nói nên giờ bạn phải mượn tiếng nói của nước ngoài?

Thanh: Không, mình nghĩ như vầy này. Tại sao mà người ta không dám nói? Bởi vì người ta hèn nhát, đúng không? Nhưng tại sao người Việt Nam mình hèn như vậy? Tại sao không dám nói? Đó là bởi vì bị đàn áp. Mà tại sao đã gọi là dân chủ, là tự do mà người dân lại sợ như vậy? Các bạn phải tự hiểu được, chuyện đó rất đơn giản thôi.

Trà Mi: Các bạn sinh viên Phương, Thanh, và Trang cũng có công nhận là những điều lịch sử ghi chép có mang tính thần tượng hoá, không đúng xác thực. Vậy thì theo ý các bạn liệu sử sách có cần phải xem xét lại để phản ảnh một cách trung thực, khách quan tất cả những sự kiện và nhân vật thuộc về lịch sử hay không?

Sinh viên Phương: Theo em, đúng là lịch sử thì không nên thần thánh hoá hết tất cả. Mình phải nêu những mặt tốt và những mặt xấu để mình không thể chỉ nhìn thấy những mặt tốt mà nghĩ là đất nước đã phát triển, không nhìn thấy những mặt xấu để sửa chữa những sai lầm. Lịch sử nếu mà cứ thần thánh hoá quá thì thế hệ về sau cảm thấy đã tốt đẹp rồi, cứ sống ỷ lại và cứ đi theo như thế thì cũng sẽ sai lầm và không thể tốt đẹp thêm được.

Sinh viên Thanh: Tụi em cũng đồng ý kiến như vậy.

Trà Mi: Xin mời ý kiến của anh Thanh.

Thanh: Dĩ nhiên chứ. Tại sao mình biết nó sai mà mình lại không tìm đến sự thật? Phải như sự thật khó tìm lắm hay sao, mà sự thật nó hiện còn lưu trữ ở khắp nơi, mình có thể sưu tầm để biết được cái nào chính xác hay không. Tại sao lại cấm người ta, không cho người ta tìm hiểu sự thật? Như vậy là có ý đồ gì đấy. Tại sao người ta không được quyền tìm hiểu về thân thế của HCM?

Trà Mi: Nếu như có lập luận cho rằng những sự thật đó chưa phù hợp, chưa có lợi trong thời điểm đó cho nên tạm thời phải “bỏ quên” đi thì phản hồi của anh như thế nào?

Thanh: Ai biết được cái đó không phù hợp với lợi ích của ai? Lợi ích của dân tộc hay của một số người nào đấy? Và ai quyết định được chuyện đó là không phù hợp với lợi ích của dân tộc? Cho nên nếu nói như vậy thì hoàn toàn hồ đồ. Có đưa ra được cuộc trưng cầu dân ý nào hay không? Chưa bao giờ có, thì làm sao biết được những sự thật đó là có hại hay có lợi?

Hơn nữa trong lịch sử người ta không phân biệt là có lợi hay có hại. Người viết sử cần phải viết khách quan, có sao viết vậy, chứ làm sao lại đi thần thánh hoá lãnh tụ? Ai cũng biết là ông Hồ có vợ, nhiều vợ chứ không phải một vợ nữa, ở Nga cũng có, bên Trung Quốc cũng có, ở Việt Nam thì ít nhất cũng 2 người.

Nói chung những điều đó mặc dù Đảng không muốn đề cập đến nhưng nhân dân vẫn biết. Như vậy thì nó hoàn toàn phản tác dụng. Bởi vì nếu anh càng cấm thì người ta càng cho rằng những điều đó mới là đúng đó, còn những gì đảng đưa ra mới là sai. Nếu anh công nhận những thông tin đó thì người ta ít nhiều cũng nghĩ rằng những thông tin đảng đưa ra bây giờ có thể tin được.

Trà Mi: Ý kiến của anh là sự thật vẫn cứ là sự thật, cứ trưng bày ra cho mọi người xem xét, và sự phán xét cuối cùng thuộc về người dân, phải không?

Thanh: Dạ, mà không những vậy, lịch sử cần phải tôn trọng sự thật, chứ không nói là lợi ích cho ai hết. Những nhà sử học nghiên cứu lịch sử mà có một cái dao kề ngay cổ bắt buộc phải viết theo một luận điểm nào đó thì cái đó không phải là sự thật nữa rồi.

Trà Mi: Cảm ơn anh Thanh.

Sinh viên Trang: Môi trường tiếp xúc của mỗi người khác nhau, nhưng ý kiến của anh Thanh quá ư là đối lập mà…

Trà Mi: Dĩ nhiên là mình ghi nhận hết tất cả các ý kiến. Mình không nói ai đúng, ai sai. Mình chỉ tạo điều kiện cho các bạn bày tỏ quan điểm mà thôi. Mình không thể nói là Trang đúng hoặc là anh Thanh sai. Cho nên là vẫn tôn trọng tất cả các ý kiến và cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian đóng góp những suy nghĩ của mình với chương trình.

Sinh viên Trang: Chúng em cũng mong là sẽ có những cuộc tranh luận về những chủ đề khác nữa, để được học hỏi thêm, để biết được thêm những thông tin từ bên ngoài.

Đến đây thì Diễn đàn bạn trẻ xin phép được chia tay quý thính giả. Hẹn gặp lại qúy vị và các bạn trong một đề tài mới, sáng thứ tư tuần sau. Trà Mi kính chào.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2007 Radio Free Asia

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Giáo Dục Đạo Đức Cách Mạng Cộng Sản Là Phản Động

Hoàn Nguyên – Bài dự thi viết về Giáo dục Việt Nam

Mục đích của giáo dục là huấn luyện, đào tạo con người và ngay cả loài vật để có khả năng làm một công việc được chỉ định. Bài viết này chỉ bàn đến giáo dục con người và hệ quả của nó.

Giáo dục bao gồm trí dục, đức dục và thể dục. Một hệ thống giáo dục tương đối được chấp nhận cần có cả ba điều trên. Giáo dục ở các nước tiên tiến thì hệ thống trường học phải có phòng học tiện nghi, phòng vệ sinh sạch sẽ và nơi tập thể dục như sân quần vợt, hồ bơi và sân bóng. Quan trọng nhất là kiến thức và đạo đức của thầy cô giáo.

Trí Dục – Chúng ta hãy bàn luận về trí dục và so sánh trí dục ở Việt Nam và các nước tiên tiến.

Trí dục bao gồm các kiến thức khoa học như toán, sinh ngữ, sinh vật học, vật lý học, hoá học và các môn học về khoa học nhân văn như lịch sử, địa lý, triết học, văn chương, hội họa, âm nhạc, chính trị học v.v...

Đa số học sinh Việt Nam rất siêng học và thông minh khi có cơ hội được đi học. Học sinh Việt Nam học khoa học không thua kém học sinh ở các nước tiên tiến nhưng tại sao nền khoa học ở Việt Nam lại phát triển chậm chạp và chỉ mong bắt kịp các nước láng giềng ở Đông Nam Á? Câu trả lời là hệ thống giáo dục Việt Nam thiếu hiệu quả và thiếu người lãnh đạo tài giỏi, chính quyền không chú trọng hay cố tình không hiểu sự quan trọng của giáo dục.

Trường học thì thiếu phương tiện thực nghiệm như phòng thí nghiệm. Chương trình học thì quá chú trọng vào lối học từ chương (thuộc lòng) mà không có cơ hội thực tập các ứng dụng khoa học. Vì không được thực hành nên đưa đến tình trạng thiếu thảo luận giữa các học sinh và đặt câu hỏi với thầy cô. Chính sự thảo luận sẽ giúp cả lớp cùng nhau suy nghĩ. Nhiều người cùng suy nghĩ sẽ giúp giải quyết vấn đề toàn diện và đa phương hơn.

Khi các thầy cô giáo được đào tạo trong môi trường thiếu thực nghiệm thì chính họ cũng không đủ kiến thức để hướng dẫn học sinh. Không có thực nghiệm, các học sinh sẽ mau chóng quên đi những định lý khoa học.

Tại sao trường học ở Việt Nam thiếu phòng thí nghiệm?

Có hai nhân tố căn bản là tài chánh và nhân sự.

Người lãnh đạo thiếu kiến thức khoa học thực dụng sẽ không biết mua những gì và khi mua thì có thể sai. Tài chánh thì tập trung quá nhiều để nuôi công an và không lo cho giáo dục.

Hãy nói về khoa học nhân văn và nhất là môn học chính trị và lịch sử. Chính hai môn học này đã tàn phá sáng tạo trong giới trẻ, gây lòng hận thù và làm kém cỏi đi các môn khoa học như toán, vật lý, hóa học, v.v… Tại sao?

Chúng ta chỉ có 12 giờ để làm việc trong một ngày. Nếu phải đọc sách, bàn cãi và viết luận văn về các đề tài chính trị vô ích như chủ nghĩa Mác-Lê hết hai giờ mỗi ngày chẳng hạn thì các học sinh đã mất hai giờ để học chuyện vô ích thay vì dành số giờ đấy để học chuyện có ích hay được nghỉ ngơi. Đó là cái hại truớc mắt.

Học lý thuyết của chủ nghĩa Cộng sản và tư tuởng Hồ Chí Minh lại có cái hại dài lâu rất đáng sợ. Chủ nghĩa Cộng sản là đấu tranh giai cấp và tố cáo lẫn nhau để được hưởng bổng lộc và được chấp nhận trong guồng máy Cộng sản. Đấu tranh giai cấp làm cho con người sợ hãi và nghi kỵ nhau sẽ đưa đến suy nghĩ và hành động thiếu tính trung thực, gây ra hậu quả là con người không dám phát biểu ý kiến.

Thí dụ trong các buổi họp bàn về đường lối phát triển giáo dục hay phát triển quốc gia, thường có một ủy viên chính trị và anh ta khơi mào là chúng ta bàn chuyện phát triển giáo dục nhưng phải theo tư tưởng Hồ Chí Minh (HCM). Các vị khác tuy biết rằng HCM chẳng có tư tưởng gì nhưng không ai dám nói lên sự thật. Tại sao họ sợ mà không dám nói? Chỉ vì từ lúc còn ở tiểu học và trung học, họ đã từng học chính trị đấu tranh giai cấp và biết hậu quả khi nói lên sự thật là sẽ mất quyền lợi và bị tù tội. Thế là chính trị đã khoá tư tưởng của những người khác trong cái hộp bé tí xíu là tư tưởng HCM.

Học Chủ nghĩa Cộng sản sẽ gây mầm thù hận các quốc gia tư bản trong giới học sinh. Nhưng với các du học sinh từ VN qua các nước tư bản, họ được sống tự do và tiếp nhận nền văn minh khoa học và đời sống đầy nhân bản. Do đó các du sinh có tầm nhìn bao quát hơn về đất nước Việt Nam và so sánh để biết là họ đã bị những bài học chính trị, lịch sử lừa đảo, người lừa đảo họ lại chính là những vị thầy kính yêu của họ. Những vị thầy này lại bị chính cái đảng Cộng sản lừa dối.

Đức Dục – Trí dục như trái tim, chân tay của cơ thể, thể dục là sức mạnh của chân tay của cơ bắp và đức dục chính là khối óc để điều hành cơ thể, nơi ban mệnh lệnh cho chân tay, nơi phân tích tốt, xấu và phân biệt thiện, ác. Đức dục chính là linh hồn của dân tộc, là mạng lưới vô hình kết chặt công dân của một quốc gia và giúp xây dựng tinh thần dân tộc. Đó là tinh thần chống ngoại xâm, bảo tồn văn hóa, gìn giữ thuần phong mỹ tục…

Đức dục bắt đầu từ lúc đứa trẻ lên 2 tuổi khi biết quan sát và bắt chước. Đức dục là di sản văn hoá lâu đời của dân tộc và nó được thấm nhuần chậm chạp nhưng chắc chắn vào trí óc mỗi người.

Đức dục bao gồm giáo dục tại học đường, giáo dục tại nhà, giáo dục từ tôn giáo và từ môi trường xã hội chung quanh.

Nhìn lại lịch sử VN, quân Mông Cổ (quân Nguyên) dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn và người cháu là Hốt Tất Liệt sau khi chiếm Đông Âu, Trung Đông, Nga và chiếm trọn Trung Hoa. Quân Mông Cổ đem 500 ngàn quân thiện chiến để xâm lăng một quốc gia nhỏ bé là Đại Việt (Việt Nam). Quân Mông Cổ đã bị Đức Trần Hưng Đạo lãnh đạo binh sĩ đánh cho tan tành. Dân nước Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1288 đã 3 lần đánh bại Mông Cổ qua các trận đánh lớn ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp và Bạch Đằng. Tại sao dân tộc Việt nhỏ bé mà có sức mạnh như vậy?

Đó chính là sức mạnh từ đức dục. Nó là một mạng lưới vô hình kết hợp được từ người nông dân quê mùa quanh năm chỉ biết ruộng vườn cho đến tướng lãnh, binh lính và cả nhà vua.

Những người Cộng sản luôn cho rằng Hồ Chí Minh (HCM) đã dùng đạo đức cách mạng Cộng sản mà kêu gọi được dân chúng chống Pháp. Thực ra đảng Cộng sản chỉ mới thành lập được vài năm trong thời chống Pháp nên nền móng đạo đức Cộng sản chưa được tượng hình trong lòng người dân lúc bấy giờ. Chính cái tinh thần dân tộc trong trí óc, trong tâm hồn của người dân Việt đã giúp toàn dân một lần nữa đứng lên chống ngoại xâm.

Thể Dục – Có bao nhiêu trường trung học ở Việt Nam có các phòng tập thể dục? Khi tôi gọi một đứa cháu ốm yếu và khuyên cháu nên chạy bộ để có chút ít thể thao và giữ gìn sức khoẻ, cháu tôi trả lời đâu có chỗ mà chạy! Thể dục là xa xỉ phẩm đối với đại đa số người dân Việt Nam khi mà làm việc cả ngày chỉ đủ tiền mua một trái banh quần vợt.

Kết Luận – Nền giáo dục Việt Nam nếu muốn khá thì phải ngưng ngay dạy các em nhỏ cái mà người Cộng sản gọi là đạo đức cách mạng. Đảng phải bớt đi ngân sách nuôi công an và gia tăng ngân sách giáo dục để các học sinh có phòng thí nghiệm mà thực tập. Dạy lịch sử thì phải trung thực, chứ đừng ngụy tạo như câu chuyện anh hùng Lê Văn Tám tự tẩm xăng và làm cây đuốc sống để đốt phá kho xăng kẻ địch.

Đừng sùng bái lãnh tụ một cách mù quáng mà biến các lãnh tụ thối nát thành anh hùng dân tộc vì khi đổ bể ra thì bị tác dụng ngược và nhất là phải tốn khá nhiều tiền một cách vô ích để tiếp tục dấu nhẹm điều gian dối và ngăn chận sự thật.

Nhà nước hiện đang tốn tiền xây tường lửa và tiền nuôi một đội ngũ công an mạng để ngăn chận thông tin, nuôi công an địa phương để bịt miệng dân. Những chi phí đó mà dồn vô giáo dục thì trí dục và thể dục phải vượt trội.

Đức dục thì nên phát triển tôn giáo và dạy nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Hãy để các nhà chân tu giúp đỡ giáo huấn người dân sống có đạo đức thì gia đình tốt đẹp và đưa đến xã hội tốt đẹp.

Trí dục và thể dục thì yếu kém, đức dục đầy sai lầm thì đảng chính là bọn phản động đang tàn phá quê hương đất nước và phân hoá dân tộc bằng nền giáo dục Mác-Lê.


© DCVOnline

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Người dân Nam Bộ ước mong điều gì trong năm mới 2008?

2008.01.03
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Trong loạt bài nói về ước mơ của người dân Việt từ khắp mọi miền khi năm hết Tết đến, mà Ban Việt Ngữ chúng tôi gởi đến quý vị trong các chương trình phát thanh trước. Hôm nay, mời quý thính giả cùng đi với Đỗ Hiếu về thăm các đồng hương là nhà nông, ở miền cuối Việt, trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, để cùng nghe những gì bà con mình mong mỏi trong năm mới 2008.

Image
Photo: AFP

Mong cho mưa thuận, gió hòa

Quanh năm sinh sống với ruộng đồng, từ bao thế hệ, nhà nông cùng đồng bằng sông Cửu Long thường được gọi là vựa lúa của Miền Nam phì nhiêu, vẫn luôn ấp ủ những điều mong ước tầm thường nhất, nhưng rất thiết thực là làm sao được mùa, trúng lớn, thóc lúa đầy sân, năng suất tăng cao, lợi tức bảo đảm, để cuộc sống của gia đình cùng chòm xóm được thoải mái, ấm no.

Muốn được như vậy, bà con nông dân hy vọng năm mới sẽ được mưa thuận gió hòa, sâu rầy đừng tới, lũ lụt tránh xa, thuế khóa hợp lý.

Anh Tư Tài từ ấp Long Hiệp xã Long An, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, một tín đồ Hòa Hảo thuần thành, nói lên những gì anh cầu mong sẽ đến với bà con, xóm làng, đồng đạo và gia đình mình, trong năm Mậu Tý sắp đến trên quê hương, đất nước.

Anh Tư Tài: Theo mùa Tết thì không có mong gì, thì mong chỉ có 3 ngày Xuân vui chơi, bắn pháo hoa, chớ có mong gì đâu nữa! Ruộng vườn thì chỉ mong có cái là trúng mùa để có mà cúng, xoay sở trong 3 ngày Xuân, như là đi mua bánh trái, bông hoa để tượng trưng trên bàn thờ cửu huyền ông bà và cúng kiến vậy thôi chớ không có gì. Ai cũng đều phải dọn dẹp nhà cửa, rồi mần ăn ở đâu xa ngưòi ta cũng về quê hương để ăn Tết vậy đó mà. Trong cộng đồng thì điều đó ai cũng mong muốn, tại vì thường xuyên là hai cái lễ, đại lễ lớn nhứt là lễ của Đức Thầy (Huỳnh Phú Sổ) 18 tháng 5 với ngày 25 tháng 11 này nè. Rồi đặt bàn hương án cầu xin Phật Trời cho đất nước mưa thuận gió hoà, đồng bào Việt nam và cả hải ngoại cũng vậy thôi, đều đồng cầu nguyện chỉ có một.

Nói một cách cụ thể và thiết thực hơn nửa, chị Sáu Thân, một nhà nông ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp cầu xin sao cho mảnh ruộng nhà mình, sản xuất ra nhiều thóc lúa hơn mấy năm rồi. Ngoài ra chị cũng nghỉ tới con cái, với hy vọng chúng sẽ học hành tấn tới, sau này có tương lai tươi sáng hơn, chứ không lam lũ như cha mẹ chúng.

Chị Sáu Thân: Mình mần ruộng thì mình ước mơ cho mần lúa nó trúng vậy đó anh.

Đỗ Hiếu: Trúng là chừng bao nhiêu công, bao nhiêu giạ, rồi bán ra bao nhiêu?

Image
Đồng bằng sông Cửu Long. RFA file photo.

Tại vì mình sống với vợ con ở đây từ hồi nào tới giờ đâu chịu qua bển. Chứ mà chịu qua bển thì sống cuộc sống cũng ngon lắm. Ở bển tuy rằng người ta như vậy nhưng người ta sống rất thiệt tình. Sống cuộc sống của người ta không có dốc láo tranh đua với mình hay là hơn thua với mình. Cuộc sống của người ta rất là an nhàn. Người ta hiền. Thấy người ta vậy chớ đâu phải vậy đâu.

Chị Sáu Thân: Tuần rồi ở bên nay lúa bây giờ là 70 ngàn (đồng) một giạ, thì vái tới 80 ngàn, thì cũng dư chút đỉnh vậy đó anh. Mần lúa cũng vái lắm chớ, vái Trời Phật độ mình mần đâu trúng đó vậy đó anh, đừng có sâu bọ. Mình khấn nguyện mùa màng cho nó trúng vậy đó, con cái trong nhà học đâu thì đậu đó.

Đỗ Hiếu: Rồi ngoài ra đó thì đối với mấy ông nhà nước mình có nguyện vọng gì để mấy ổng giải quyết cho mình không?

Chị Sáu Thân: Mình cũng đâu có làm gì đâu anh. Mần lúa thì tới năm đóng thuế thì mình đóng cho mấy ổng vậy thôi chớ mấy ổng cũng không có làm gì khó cho mình.

Một nhà nông khác ở vùng ngoại ô quận Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) là chị Út Chi cầu mong mọi sự thuận lợi đến với những người quanh năm sống với ruộng đồng, ưa thích trời mưa, tưới xuống luống cày, chờ ngày đơm bông kết trái, ngại giông gió, khô hạn, sợ tai ương, tránh sâu bọ:

Chị Út Chi: Năm mới thì lúc nào cũng cầu nguyện gia đình mạnh khoẻ và cũng ước mơ là mọi sự sinh sống hàng ngày được có dư để mà giúp dỡ cha mẹ, em út, cùng trong gia đình. Nông dân ở đây mong ước làm sao làm cho được trúng mùa kia nọ để có huê lợi vô để có sự sinh sống. Ở đây nông dân người ta vậy đó. Đôi khi cũng bị thất bát vì mùa màn. Làm xong mùa màng là Tết mà đôi khi cũng bị mùa màng nó thất bát vì sương gió. Muốn cho khí hậu tốt để trồng trọt được tăng gia để cho nó được tốt đẹp để mà có huê lợi. Thì năm mới là vậy đó.


Những ước mong giản dị

Trong khi đó, anh Thái, cư dân xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) trước thì làm ruộng, nay không nghề nghiệp nhất định, kiếm ăn bằng chuyện làm thuê làm mướn, gặp gì làm nấy, miễn kiếm được đồng tiền luơng thiện, sống qua ngày, cho biết anh cầu xin được no đủ, bình an, anh không mơ ước gì cao xa, mọi việc đã có nhà nước lo. Vợ anh tên Lài, bán các loại cóc, ổi, xoài, góp gạo nấu cơm, nuôi 2 con dại đến ngày chúng khôn lớn.

Gia đình anh Thái sống cận kề vùng biên giới Campuchia, thỉnh thoảng có qua bên đó đi lòng vòng rồi lại về ngay.

Image
Quanh năm 'bán mặt cho đất, bán lưng cho trời', những người nông dân chất phát chỉ mong có được cái ăn, cái mặc cho gia đình, con cái. RFA file photo.

Tuy nhiên theo anh thì đời sống bà con người Việt mình bên đó, thoải mái hơn, trên xứ sở mình rất nhiều, anh giải thích với phóng viên Ban Việt Ngữ chúng tôi, lý do tại sao :

Anh Thái: Ước mơ mình có tiền sống hoài hoài vậy đó mà. Mình đâu có sắm ruộng mà mình đi làm mướn không à. Mình chỉ cầu mong mình có tiền mần để sống lo cho con cái sau này còn có với người ta, còn mình thì sống là sống vậy thôi chớ mình đâu biết để mong gì bây giờ.

Đỗ Hiếu: Còn bà xã anh thì sinh sống ra sao?

Anh Thái: Bán cóc, ổi. Có, ổi ướp lạnh đó. Tại vì cuộc sống mình làm mướn, ước mơ mình sống khoẻ, có sức để đi làm hoài, sống để nuôi vợ nuôi con vậy chứ. Chớ sao chúc bây giờ (cười). Hồi đó tới giờ làm mướn ở lò bánh mì đó.

Đỗ Hiếu: Mà đất nước mình bây giờ làm ăn tự do thoải mái chưa?

Anh Thái: Bây giờ thì được rồi đó. Bây giờ cuộc sống mình tự do. Tại vì mình mần giá lương cũng cao, sống cũng được hàng ngày chứ. Còn đối với mấy ổng thì bây giờ mấy ổng cũng thoải mái cho mình, miễn tiền công tác, tiền này tiền kia. Ổng sống với mình giờ cũng khoẻ thôi.

Đỗ Hiếu: Từ chỗ chú đi Campuchia bao xa?

Anh Thái: Đó lên đó gần. Sống ở ranh giới thì nó sát bên à.

Đỗ Hiếu: Đời sống của dân mình với dân Campuchia bên nào khá hơn, chú?

Anh Thái: Bên Campuchia khá hơn mình nhiều.

Đỗ Hiếu: Tại sao vậy chú?

Anh Thái: Bên Campuchia dân số ít, mình quá nhiều (và) mần tranh đua giành lợi quá trời. Còn người ta dân số ít người ta mần người ta sống đất đai nhiều thành ra người ta sống khá giả hơn mình nhiều. Mình bên đây thì tranh đua với nhau quá trời. Bên Campuchia người ta sống cuộc sống an nhàn, còn mình ở Việt Nam cuộc sống đâu bằng qua bên đó sống như người ta đâu.

Đỗ Hiếu: Vừa rồi là những mong ước chân thành nhất khi mùa Xuân sắp về, của bà con từ Nam Bộ, vùng Đồng Bằng sông Cửa Long. Dịp này anh chị em đài Á Châu Tự Do chúng tôi cũng xin cầu chúc quý vị thính giả, các bạn nghe đài, một năm mới may mắn, an bình, thịnh vượng, hạnh phúc, và quê hương Việt Nam sớm được hưởng tự do, dân chủ thật sự.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2008 Radio Free Asia

Post Reply