Những điều trông thấy

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Không khí chuẩn bị đón Tết ở Việt Nam

2008.02.03
Trà Mi, phóng viên đài RFA

Năm Đinh Hợi sắp bước qua để nhường chỗ cho tân niên Mậu Tý 2008. Người dân tại nhiều địa phương trong nước năm nay đón Tết thế nào? Trà Mi ghi nhận tâm tình chia sẻ của một số cư dân tại nhiều vùng miền khác nhau, từ thành thị đến nông thôn, từ trong Nam cả ngoài Bắc.

Image
Nhiều người hối hả mua sắm chuẩn bị cho 3 ngày Tết. AFP PHOTO.

"Tết đến rồi, Tết đến trong tim mọi người", không khí đón Tết năm nay của bà con ra sao? Mời quý vị cùng Trà Mi ghé thăm một số tỉnh thành Bắc-Trung-Nam để cùng chia sẻ nhé.


Khắp nơi nhộn nhịp

Từ điểm xuất phát là Hà Nội, chúng tôi gặp gỡ anh Bắc, một doanh nhân trẻ năng động và thành công thuộc thế hệ 8X đang hoà mình trong dòng người mua sắm Tết tại thủ đô. Anh cho biết: "Mọi người đổ xô đi các hội chợ. Rồi mọi người rầm rộ đi gửi quà Tết cho nhau."

Trà Mi: Anh thấy không khí Tết năm nay so với các năm có gì đặc biệt hơn không? Vui hơn hay đơn giản hơn?

Doanh nhân Bắc : Năm nay thì mọi người vui vẻ hơn tại vì có rất là nhiều điều thay đổi trong một năm cho tất cả mọi người, giới trẻ và đất nước.

Trà Mi : Anh nói những điều thay đổi đó là những điều gì ạ?

Doanh nhân Bắc : Thứ nhất là khu vực tư hữu hoá, tư hữu hoá nhiều hơn và doanh nhân giờ họ đã tự chủ hơn trong rất là nhiều các hoạt động xã hội và kinh tế của đất nước.

Trà Mi : Thế còn đời sống của người dân thì sao?

Doanh nhân Bắc : Đời sống của người dân hiện tại thì cũng khó khăn lắm, giá thức ăn rồi mọi giá sinh hoạt các thứ đều tăng lên vùn vụt. Trung bình lương tăng từ 10 đến 20% nhưng trên thục tế thì như vậy nhiều người vẫn thấy đói tại vì lương của họ quá thấp. Rồi vấn đề an toàn thực phẩm, vấn đề lo ngại hàng năm và càng ngày càng nhiều dịch bệnh. Ở Việt Nam kiểm soát vệ sinh y tế hoặc vệ sinh sinh hoạt rất là kém. Đây là mối lo lắng nhiều hơn.


Vẫn còn nhiều mối lo

Image
Mai Vàng, một trong những biểu hiệu của không khí Tết tại Việt Nam. AFP PHOTO.

Chia tay anh bạn Hà thành, trên đường xuôi về Nam, mời quý vị cùng chúng tôi dừng chân tại Mũi Né, một địa danh nổi tiếng với những đồi cát vàng và những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Người dân tại các làng chài thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ năm qua đời sống ra sao và họ chuẩn bị, lo toan như thế nào cho ngày Tết? Đáp lời câu hỏi này, một bạn trẻ địa phương chia sẻ:


Rời vùng đất của các làng chài ven biển, chúng ta hãy ghé thăm những tỉnh miền cao với nhiều đồi núi chập chùng thuộc Cao Nguyên Trung Bộ. Một giáo chức tại đây cho biết không khí đón xuân của bà con địa phương:

"Tình hình năm nay thì ở trên Cao Nguyên bà con ăn Tết có vẻ khấm khá tại vì ở vùng Cao Nguyên đây chủ yếu bà con mà trúng cà phê, rồi trúng mì thì cũng đỡ lắm.

Còn những người làm công ăn lương nhà nước với dân nghèo thì cũng hơi vất vã. Cho nên chủ yếu họ trồng cà phê, trồng tiêu, cho nên họ quan tâm nhiều đến chuyện phân bón, xăng dầu giá cả lên cao.

Họ cũng lo lắng cho chuyện nhà nước đang cấm xe công nông, xe độ chế. Bà con ở đây có cái đó là phương tiện chính yếu mà nếu bị cấm thì họ sẽ gặp khó khăn."


Giá cả tăng cao

Tiếp tục hướng về Nam, chặng dừng chân kế tiếp của chúng ta sẽ là Sài Gòn. Tại trung tâm đô hội có đà phát triển nhanh bậc nhất cả nước, không khí đón Tết cũng đã bắt đầu hiện diện tại các quầy thực phẩm hoa quả ngày Tết, tại những khu mua sắm lớn, hoặc những nhà khá giả, chứ tại các ngôi chợ bình dân hay trong những gia đình lao động nghèo, không khí đón Tết dường như không mấy gì nhộn nhịp.

Chị Mùi, chủ gian hàng thịt tại ngôi chợ nhỏ ở Thanh Đa, nhận xét:

"Mọi năm thì còn đông đảo vui vẻ, thấy người ta đi chợ hăng hái, chứ còn năm nay đi chợ thấy cũng vắng, tham gia chủ yếu ngó thì nhiều chứ mua thì ít. Mọi năm trời ơi muời mấy là chợ bán đông, đi chen lấn vậy đó.

Năm nay đi thưa rỉnh à. Năm nay ăn Tết không thấy vui vẻ, hăng hái như mấy năm về trước. Vật giá hiện nay cái gì cũng lên, cái gì cũng lên, vàng cũng lên, đồ ăn thì cái gì cũng mắc, mắc , mắc mà mình làm ra tiền thấy giá trị hổng có được gì hết, thịt cũng lên, cái gì cũng lên. Bởi vậy tham gia bán thì thịt bây giờ bán cũng ế, cái gì cũng ế hết.

Tại vì cái gì cũng lên, giá mắc nè mà người ta lại không dám ăn nữa. Người ta nói "Trời ơi, cứ càng ngày dịch bệnh hoài, hàng hoá lại lên giá hoài". Ông Sáu, một người lao động bình dân chuyên nghề ba gác máy tại quận 11, chia sẻ thêm: "Cũng như mọi năm thôi, tới cận Tết thì cũng rộn rịp. Coi như vậy nhưng mà thực chất thì không biết như thế nào. Một năm chỉ có một ngày Tết thôi thì mọi sự đều để gát qua để mà lo cho cái Tết."

Trà Mi : Dạ. Mọi sự để gát qua như ông nói đó là gát qua những cái lo toan. Xin đựơc hỏi những cái lo toan của bà con hiện nay là gì ạ?

Ông Sáu : Đó là cuộc sống. Những cái mà mình muốn nó được tốt đẹp hơn thì mình chưa thấy được, thành ra mình vẫn cứ mong chờ cho nó được tốt đẹp hơn. Về mặt kinh tế thì thấy là đổi mới, nhưng mà cái bộ mặt hình thức bên ngoài thì nhiều hơn là cái chiều sâu bên trong của đa số giới lao động.

Càng ngày sự cách biệt giữa giàu và nghèo nó càng xa ra. Tôi cũng phải rong ruổi trên đường dài để mà đánh đổi lại bằng cái đồng tiền thì thật sự nó không đáng. Sáng ra bảy giờ rưởi mình đã bước ra khỏi nhà và có bữa gần 11 giờ đêm mình mới quay được về nhà. Bương chãi chở hàng này nọ, ai sai gì làm nấy.


Vẫn còn nhiều người không có Tết

Ra khỏi ngoại thành Sài Gòn, tiếp tục cuộc hành trình hướng về miền Tây Nam Bộ, chúng tôi gặp bà Minh, một dân oan khiếu kiện đất đai ở Long An, tỉnh giáp ranh ngay cửa ngõ phía tây thành phố. Bà bộc bạch:

"Cái này là tôi cũng nói lên sự thật. Tôi cũng thay mặt bà con mà nói là khổ lắm cô ơi. Bởi vì bà con mất đất phải ở tạm. Ra Tết mùng 6 này là giải toả đó. Thành thử bà con cũng khổ sở lắm, bởi vì mần muớn không à. Mà gần Tết lại thất nghiệp nên ăn Tết rát là khổ. Người ta có đất có ruộng thì nói đúng ra người ta đỡ hơn mình.

Hiện bây giờ bà con dân oan chắc năm nay họ không có ăn Tết đâu cô ơi. Bây giờ người ta đang mần kiếm tiền để mà mua gạo ăn trong 3 ngày Têt đó cô. Vật giá thì càng ngày càng lên. Những người nghèo nói đúng ra là mình gói ghém sao cho nó gọn thôi. Bây giờ cầu nguyện sao cho có tiền để tích trữ gạo ăn trong 3 ngày Tết này."

Hỏi thăm thêm về tình hình hiện nay của bà con khiếu kiện sau nhiều lần bị giải tán về địa phương, chúng tôi đựơc biết:

"Tụi tôi đã đi lên tỉnh đó chớ, tự hổm rày không có lên thành phố (Sài Gòn), thì tỉnh cũng cho hay là trong Tết này nó đánh nước trong, ra Tết nó mới đánh nước tư, thành ra nó nói là bà con thông cảm về qua Tết đi rồi sẽ giải quyết. Nhưng mà từ đó tới giờ là nó chưa có bồi thường cho ai mà cũng không hỗ trợ ai, cũng không cứu vãn gì được hộ nghèo hết trơn."

Image
Đào Tết được bày bán trên các đường phố Việt Nam. AFP PHOTO

Những mong mỏi cho Năm Mới

Trước thềm năm mới, người dân mong mỏi những gì? Những người nông dân chân lắm tay bùn khốn đốn vì mất đất đai như bà Minh, có chung một nguyện vọng:

"Đề nghị lên những chỗ có chức năng thẩm quyền hay là quốc tế hay là nhân quyền để can thiệp cho những người dân oan mà mất đất đặng mà ra Tết này giải toả thì dân không biết ở đâu. Mà những người có đất đang ở mà lại bị ănh hưởng thì thấy xã hội này nó quá bất công. Tôi đề nghị lên những người có chức năng để trừng trị những kẻ chính quyền nó làm nhiều hành động đối với dân quá bất công đi."

Anh bạn trẻ ở làng chài Mũi Né thì ước ao:

"Em ước làm sao mà ở tại Mũi Né có được sự công bằng. Chính quyền giúp đỡ cho địa phưong một cách nhiệt tình chớ không có khi mà có một việc gì khó khăn mà phải qua những người có chức có quyền lại gây khó dễ cho người dân thì em không thích những việc đó. Em muốn giành lại sự công bằng cho người dân, nhưng mà em chưa có làm được.

Theo như cái xã hội chủ nghĩa em biết là người ta áp dụng thì áp dụng vậy thôi, nhưng mà người ta tới làm việc làm này làm nọ thì cũng còn nhiều cái người hắt hủi dân lắm. Em cũng có nhiều lần gửi họp thư thoại của Đài Á Châu Tự Do."

Trong khi đó, giới trẻ có học thức và nhiều cơ hội ở Sài Gòn trông đợi:

"Trông chờ vào các hoạt động chứng khoán nè, và tư hữu hoá, cá nhân hoá hết tất cả các doanh nghiệp về cả tài sản thì dần dần người dân sẽ chủ động hơn về tính quyết đoán cá nhân đời sống cá nhân."

Còn giáo chức ở vùng cao, vùng xa, khu vực miền núi Tây Nguyên cầu mong:

"Tôi thì có lẽ cũng như nhiều công chức viên chức khác thì cũng mong bà con mình khá giả lên. Chúng tôi cũng mong ngành giáo dục cũng phải có nhiều cải tiến để nó thực chất hơn một chút. Cũng mong bà con mình được học hành nhiều hơn, hiểu biết nhiều hơn."

Vâng, mong sao những ước nguyện của người dân sẽ sớm thành hiện thực, và cầu xin một năm mới bình an, thịnh vượng sẽ đến với tất cả mọi nhà, mọi người.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2008 Radio Free Asia

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Tết Niềm Tin Và Hy Vọng

VI ANH . Việt Báo Thứ Sáu, 2/8/2008, 1:53:00 PM

Tết này nữa là bắt đầu năm thứ ba mươi ba. Ba mươi ba năm niềm tin và hy vọng. Niềm tin vững mạnh, hy vọng vươn lên cao từ cuộc hành trình đầy gian khổ nhưng nhiều vinh quang, sau cuộc di tản tỵ nạn CS, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nước nhà VN.

Gia đình người Việt Hải ngoại, các cơ quan đoàn thể chánh trị, văn hóa, xã hội, và truyền thông đại chúng của Việt Hải Ngoại ở Âu, Mỹ, Úc ăn Tết Mậu Tý vui tươi và hạnh phúc. Ba mươi ba năm trên ba triệu người Việt đã gạt nước mắt rời bỏ quê nhà đi tỵ nạn CS trên 80 quốc gia, trải rộng khắp năm châu, bốn biển. Tất cả không sống được ở VN nhưng VN sống với cộng đồng, sống trong tâm tư người Việt ở hải ngoại. Nên tất cả đồng loạt, đồng lòng tổ chức ngày Tết cỗ truyền của quốc gia dân tộc Việt. Có pháo, có lân, có hoa mai, hoa đào, bánh chưng, bánh tết, bao lì xì, thiệp chúc Tết.

Ba mươi ba năm theo xã hội học là hơn một thế hệ 30 năm. Nhưng đối với người Việt tỵ nạn CS, đó là cả ba thế hệ - thế hệ thứ nhứt, một rưởi, và thứ hai -- chụm lại, cùng biến đau thương xa quê cha đất tổ thành niềm tin và hy vọng vươn lên nơi quê hương thứ hai và vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, ở quốc gia định cư và ở nước nhà VN.

Đau thương gian khổ qua 8 giai đoạn của cuộc hành trình: Di tản, Vượt biên, ODP, Đi bán chánh thức HO, Con cái HO, Hồi Hương. Đó là máu, nước mắt, mồ hôi, vui buồn, vinh nhục, sướng khổ, thành bại của ba thế hệ, là sự nghiệp chung và lớn của quần chúng, là giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc Việt. Thượng Đế cũng không thể đổi thay sự kiện lịch sử này. CS không thể và không bao giờ che dấu được cuộc di tản này. Nên từ chỗ Việt Công, ban đầu buộc người "vượt biên" là "tội phản quốc, phản động, phản cách mạng" và chỉ một hai thập niên sau phải tâng bốc là "khúc ruột ngàn dặm của quê hương, Việt Kiều yêu nước."

Đó là cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN và thế giới cho đến bây giờ . Tổng số còn sống trên ba triệu và chết không dưới một phần ba. Theo lượng định của Phủ Cao ủy Người Tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc, có bao nhiêu thuyền nhân (boatpeople) đến được bến bờ tự do thì có bao nhiêu người chết dưới biển. Máu, nước mắt, mồ hôi, gian nguy, khó khổ, số người nhiều, và dăm đường xa, hoàn cảnh khó hơn cuộc di tản của dân Do Thái ra khỏi Cổ Ai Cập, trước Chúa Ky tô giáng sinh. Một cuộc di tản sau này trở thành linh hồn của văn minh Tây Phương với cổ sử, niềm tin, và hy vọng của người Do Thái được đúc kết trong Kinh Cựu Ước và được chấp nhận như một phần quan trọng của Thánh Kinh (Bible) của Ky Tô Giáo.

Cuộc di tản của người Việt đã làm lương tâm Nhân Loại chấn động, Cộng đồng thế giới bàng hoàng. Liên Hiệp Quốc xem công tác giúp người Việt vượt biên, ra đi trong vòng trật tự là một công tác lớn nhứt thế kỷ của mình. Hầu hết các siêu cương trên thế giới, đặc biệt thuộc văn minh Tây Phương đều có nhận cho người Việt tỵ nạn CS đến định cư. Nước Mỹ là nước dang tay ra đón người Việt tỵ nạn CS nhiều nhứt. Trong thế giới sừ, chưa có một nước đồng minh nào như Mỹ, sau 30 năm chiến tranh chấm dứt mà còn cứu khổn phò nguy, cho định cư những đồng đội, đồng minh và gia đình sa cơ thất thế.

Nhưng ba mươi ba năm cuộc hành trình ấy cũng đầy vinh quang, làm vẻ vang dân Việt, tạo nên niềm vui dân Việt. Một dân tộc VN yêu tự do, dân chủ, xây dựng nhân quyền đã rõ rệt trưởng thành trong lòng văn minh Tây Phương, trải dài từ Tây Âu, sang Bắc Mỹ, từ Nhựt xuống Úc Châu. Một VN Hải Ngoại (Việt Nam D'Outre Mer) đã thành hình, như một nước Pháp Hải Ngoại (France d' Outre- Mer) trong thời thời Đức Quốc Xã tạm chiếm nước Pháp, đã đấu tranh đem lại tự do, dân chủ cho nước nhà.

Về chánh trị, thế quốc tế của VN Hải Ngoại mạnh hơn của chế độ CS Hà nội vì CS Hà Nội chiếm được lãnh thổ, cướp được chánh quyền, thống nhứt được non sông mà không thống nhứt được dân tộc. Quốc Hội Liên Âu, Mỹ, Úc, trái tim của nhân dân và chánh quyền tiến bộ các nước tự do, dân chủ trên thế giới đứng về phía chánh nghĩa đấu tranh cho tự do, dân chu, nhân quyền VN của người Việt Hải Ngoại, trong thời đại kinh tế toàn cầu và dân chủ hóa hoàn vũ được văn minh Tin Học yểm trợ.

Quốc kỳ VN Cộng Hòa đã được nhiều chánh quyền địa phương, tiểu bang, quận hạt, thành thị Mỹ công nhận như biểu tượng tự do, dân chủ của người Mỹ gốc Việt. Người Việt tại nhiều nước trên thế giới đã đi vào dòng chánh chánh tri, chánh quyền, khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, nghệ thuật thứ bảy, truyền thông của Tây Phương.

Về kinh tế, ba mươi ba năm ở hải ngoại, người Việt đã vượt qua thời kỳ chân ướt chân ráo nơi quê mới, một cách thần kỳ. Tự do, dân chủ rõ rệt là điều kiện tiên quyết của phát triển kinh tế. Người Việt hải ngoại luôn nghĩ đến đồng bào còn nằm trong gọng kềm CS. Mỗi năm người Việt Hải Ngoại chỉ gởi cho không để giúp bà con cô bác, bạn bè - chơi chơi thôi - cả nhiều tỷ Đô la. Năm 2007, theo con số của Nhà Nước CS, số ấy là 6 tỷ. Theo thông lệ số tiền gởi cho của những người định cư ở Mỹ như dân Hispanics, Phi luật Tân, Trung Đông, số tiền cho chỉ chiếm dưới 5%, số tiền kiếm được. Điều đó cho thấy tổng sản lượng gộp của người Việt Hải Ngoại cao hơn của cả nước VN. Lợi tức đồng niên hải ngoại tính trên đầu người nhiều hơn cả trăm lần trong nước. Theo Ngân Hàng Thế giới, trung bình một người Việt trong nước chưa đến chưa đến 450 Đô/ năm

Về văn hóa xã hội, tại Mỹ cũng như tại Tây Âu, Úc Châu, tuy chưa có số thống kê khoa học, con số ước lượng người Việt Hải Ngoại tốt nghiệp đại học 4 năm trên 25% dân số hải ngoại. Hầu hết gia đình người Việt hải ngoại đều có người tốt nghiệp đại học 4 năm hay nhiều hơn. Chất xám của người Việt Hải Ngoại là cái gì CS Hà nội thèm muốn nhứt, nhưng dù khan cổ gọi mời, trí thức VN Hải Ngoại đi VN thăm quê hương, thăm người thân thì có, ở lại với CS thì không.

Tiếng Việt hải ngoại đã tiến triển theo dòng tiến hóa của ngôn ngữ, tiếp nối dòng ngôn ngữ Việt của bao thời kỳ độc lập VN, Ngô,Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Đệ nhứt, Đệ Nhị Cộng Hòa, và vẫn trường tồn và phát triển sau 3 lần Bắc Thuộc, 1 lần Pháp Tây Thuộc, và CS đọa đày. Tiếng Việt Hải ngoại biến "từ của CS" như hồ hỡi, phấn khởi, sô vanh, ưu việt, đồng tình, thành tử ngữ. Đồng thời phát huy thêm những chữ nghĩa liên quan đến chánh trị tự do, dân chủ và khoa học kỹ thuật là những chữ VN còn thiếu vì hoàn cảnh lịch sử và chiến tranh của nước nhà trước năm 1975.

Ăn Tết năm thứ 32 qua 33 này, người Việt Hải Ngoại tự xét một cách nghiêm khắc, khách quan nhưng đầy tin tưởng lạc quan. Niềm vui và hy vọng vươn lên với niềm tin sẽ hoàn thành lời hứa đem lại tự do, dân chủ cho đồng bào còn bị kẹt ở lại, lúc gạt nước mắt rời đất nước ra đi.

Sau cùng "Ra đi không phải là chết một phần nào" (Partir c'est mourir un peu) như một nhà thơ lãng mạn Pháp đã viết. Mà ra đi là để khôi phục niềm tin đã bị tước đoạt, như Charles De Gaulle đã làm. Đó là tự do, dân chủ, nhân quyền VN cho quốc gia, dân tộc Việt. Dù bi quan cũng thấy công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN ngày càng mạnh tiến./.

VI ANH

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Bài viết đầu của Trần Khải Thanh Thủy sau khi ra khỏi nhà tù nhỏ: Cuộc trò chuyện đầu tiên

Tuesday, February 12, 2008


Hà Nội 11-2 (NV).- Bà Trần Khải Thanh Thủy, 48 tuổi, nhà văn, nhà thơ, đã viết nhiều bài dưới nhiều thể loại khác nhau phổ biến trên các báo điện tử và diễn đàn Internet từ khoảng năm 2002 đến nay, qua nhiều bút hiệu khác nhau. Năm 2006, bà được tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao giải thưởng Hellmam/Hammett để vinh danh “lòng dũng cảm khi đối diện với sự trấn áp chính trị”. Cũng trong năm này, nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế mùng 8 tháng 3, Văn Bút Quốc Tế cũng đã vinh danh bà vì sự can đảm dùng ngòi bút phổ biến quan điểm, ý kiến trên Internet bất chấp các sự sách nhiễu, khủng bố và đe dọa tù đày.

Bà từng bị đem ra đấu tố, bị cả trăm người do công an và viên chức địa phương hướng dẫn tới hành hung tận nhà.

Cuối cùng thì bà đã bị bắt giam. Ngày 31 tháng 1, 2008, bà bị đem ra tòa và bị kêu án bằng với thời gian bà bị giam giữ, tổng cộng 9 tháng 10 ngày cho cái tội gọi là “Gây rối trật tự công cộng”.

“Tất cả những gì mà đảng tàn bạo gây ra cho em, cho những nhà dân chủ, cho xã hội Việt Nam sẽ là nội dung cuộc sống của em trong suốt những tháng ngày còn lại của cuộc đời mình. Bình thường em đã như một động cơ đốt trong, lúc nào cũng hừng hực lửa sống, lòng căm thù trước cái ác, cái xấu, cái hèn hạ của đảng Cộng Sản, người đưa Việt Nam vào vũng lầy tăm tối suốt bao thập kỷ qua, huống hồ 9 tháng trong song sắt nhà tù, thực sự em đã thành một khối thuốc nổ rồi. Em phải trải lòng mình ra cho mọi người biết mới hòng cân bằng lại tâm sinh lý cơ thể mình, mới có được một cuộc sống đích thực, đúng với nghĩa cuộc sống.” Bà viết trong một bức thư gửi cho một người bạn.

Khi bà bị bắt ngày 21 tháng 4, 2007, bà đang bị bệnh lao phổi và tiểu đường nặng cần được điều trị thường xuyên, đầy đủ. Bất chấp lời kêu nài của gia đình bà, của các tổ chức nhân quyền quốc tế, bà vẫn bị tống giam.

Báo chí nhà nước đua nhau vu cho bà nhiều thứ tội từ “nhận tiền của các tổ chức phản động” ở ngoại quốc, “âm mưu lật đổ” chế độ độc tài đảng trị CSVN đến xúi giục Việt kiều “bắt cóc” các nhà ngoại giao CSVN ở các nước.



Cuộc trò chuyện đầu tiên

Trần Khải Thanh Thủy


Ra khỏi khu vực trại, nơi tôi đã từng bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ vô cớ hơn 9 tháng, tôi thở hắt ra một hơi nhẹ nhàng. Ngoài trời mưa tầm tã, mưa dai dẳng từ sáng sớm (khi tôi bị một cán bộ quản giáo và hai cảnh vệ làm nhiệm vụ áp tải dẫn giải ra tòa)... Khoác chiếc áo mưa lên người, tôi thầm nghĩ: “Biết đâu đây chính là cơn mưa góp phần làm thay đổi số phận mình”... 9 tháng bao nhiêu lần tôi nhỏ lệ khóc than khi cơn mưa trút xuống sân tù:

“Ngoài sân giọt mưa thu thánh thót rơi, trại vắng im lìm đau xót cho lòng con, ai nức nở than sầu, ai than van, cho kiếp thân lỡ làng.

Kìa con chim non, chim chích bay trên cành, như nhủ tù nhân: ‘Khóc làm chi, than làm chi, cho nỗi sầu dâng cao’.

Mẹ ơi có thấu chăng cho tình con, trọn kiếp tôi đòi, con quyết tâm vùng lên, bao khát vọng đổi đời, bao yêu thương, tan tác trong bẽ bàng...

Giờ đây sống với ai không tình thương, buồng tối im lìm, con tái tê từng cơn, ôi bóng mẹ dịu hiền, thương thân con, đang khóc trong nỗi buồn...*”

Mải nghĩ, mải nhìn dòng người vội vàng dịch chuyển trong làn nước mưa tôi không biết đã về lại nhà mẹ đẻ từ lúc nào... Bỗng chuông điện thoại di động reo vang, lâu lắm rồi tôi mới lại được nghe âm thanh quen thuộc này. Chồng tôi áp máy vào tai nghe, rồi vội vàng đưa máy cho tôi, sau khi đã kịp dúi tôi vào góc tường, khuất sau cánh cửa ra vào, tránh con mắt hiếu kỳ của người dân và lũ công an mẫn cán. Lúng túng đưa máy lên nghe, tôi ngỡ ngàng nhận ra người đầu dây là Phùng Mai, Australia, cách xa nửa vòng trái đất:

- Xin chào, chúc mừng chị Trần Khải Thanh Thủy đã trở về, tình hình sức khỏe ra sao rồi?

Vừa kịp nhận ra người của hội bảo vệ mình, lại thoáng buồn khi bắt buộc phải ngắm chân dung mình hiện tại, tôi đáp liền:

- A, cám ơn người hùng hải ngoại. Trần Khải Thanh Thủy đã trở thành Trần... Khỉ Thanh Thủy rồi, không còn là Trần Khải Thanh Thủy nữa đâu.

- Ủa sao lạ dzậy? Nhà văn không nói đùa đấy chứ? Tiếng Phùng Mai

- Trời đất, vừa từ cõi chết trở về, làm sao có thể đùa được? Hơn nữa sau khi bị nhốt vô khám 3 tháng, Thủy đã bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn Hà Nội rồi, không còn là nhà văn nữa đâu.

- Vậy hả? Không một chút lúng túng, như đã quá quen với trò hề của cộng sản, Phùng Mai lên tiếng: - Y chang Luật Sư Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân vậy. Vừa vào trại, lập tức bị khai trừ khỏi Hội Luật Sư Hà Nội, nhưng danh hiệu luật sư của họ thì làm sao khai trừ nổi, cả thế giới đều gọi họ là luật sư mà, Trần Khải Thanh Thủy cũng thế thôi.

- Mình cũng nghĩ vậy, tôi bày tỏ những ý nghĩ đang chất chứa trong đầu: “Nhà văn gián cách với người thường bởi tác phẩm của họ”, cho dù cộng sản có xóa bỏ, phong tỏa hết 40 tác phẩm (cả in chung lẫn in riêng) của Thủy trong nước thì những ai đã từng đọc mình, dù trong nước hay hải ngoại đều vẫn nhớ thôi. Từ “Khúc Khích Xuân Hương”; “Khúc Khích Thanh Thủy”; đến “Khát Sống”; “Một Nghìn Lẻ Một Chuyện Lứa Ðôi”; “Trong Mơ Tôi Khóc Xót Xa” v.v... Làm sao có thể tẩy não họ được? Hơn nữa, nhờ cái trò trái nước, ngược gió của Ðảng mà Thủy còn được trở thành hội viên danh dự của Pen nữa. Thử hỏi cả nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam này, trừ chị Dương Thu Hương, Lê Thị Công Nhân, Linh Mục Nguyễn Văn Lý... còn ai được vinh dự thế không? Cộng sản định đem bàn tay ếch che ánh mặt trời, che sao nổi...

Ðang nghe tôi thao thao bất tuyệt, chợt Phùng Mai “đổi ý”:

- Nè cho nhau xin tấm ảnh nghen, xem vai trò, thành tích và công lao của đảng lớn đến mức nào khi biến một nhà văn Trần Khải Thanh Thủy thành một kẻ phạm tội (có tiền án) Trần... Khỉ Thanh Thủy???

Ðã bảo chín phần khỉ, một phần người mà lại. Tôi khẳng định không một chút che giấu, có lẽ bởi sống giữa lòng Ðảng, gặp phải quá nhiều nỗi đau khổ, mất mát nên tôi đã “điếc, lác”, tự quen với nỗi đau của mình, bằng cách đem ra chế giễu không thương tiếc, nhằm giảm thiểu phần nào stress.

- Rốt cục chị Thủy bị giam trong bao lâu nhỉ? Ðầu dây hỏi.

- 9 tháng 10 ngày.

- Như khám phá ra điều kỳ diệu, mang tính ngẫu nhiên, định mệnh, giọng Mai vang lên to hơn.

- Ủa, bằng thời gian mang bầu vậy đó?

- Thì Thủy đang có chửa mà! Tôi hồn nhiên đáp.

- Thiệt à, với ai vậy? Tiếng cười vọng ra từ ống nói.

Ðầy hùng hồn, tôi nhắc:

-Thì với Ðảng chớ còn với ai vào đây được nữa, Phùng Mai quên câu hát : “Với Ðảng trọn vẹn niềm tin” ở Việt Nam rồi à? Chính vì “trọn vẹn niềm tin” mà Mai cũng giống như Thủy và 82 triệu người Việt Nam trong và ngoài nước (từ đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ, đến cụ già gần đất xa trời) tất cả đều... đang có chửa (!)

- Ủa nói gì kỳ cục vậy? Không tin vào tai mình, Mai hỏi.

- Kìa, đang có chửa nghĩa là... chưa có Ðảng chứ sao!

- Trời đất. Vô khám rồi mà vẫn không mất chất thoáng hài sao? Mai ngạc nhiên

- Này, tôi nhắc: - Nếu không có chất Thái Hoàng, chắc mình thành xương khô trong mả rồi. Nói như thơ của cụ Tiên Ðiền Nguyễn Du trong Kiều là “Tấm thân về với cỏ cây cũng vừa”.

- Kinh khủng thế cơ à? Mai đề nghị: - Nhà văn nói rõ hơn được không?

-Tốt hơn hết để Thủy đọc lại bài thơ cho mọi người cùng nghe, lẩm nhẩm lại những vần thơ đã thuộc làu trong óc, tôi đọc :

Cảnh tù

Ðời tù buồn lắm bạn tù ơi
Hết ngóng lại trông suốt cả ngày
Cơm ăn hai bữa toàn rau muống
Thịt mỡ lẫn lông tháng bốn lần

Năm mét ra vào bạn và tôi
Hai chiếc “giường đơn” xếp song đôi
Sàn đá xi măng nằm lạnh cóng
Một lối đi chung giữa chúng mình

Ngày 24 tiếng tha hồ khóc
Phận kiếp đa đoan gái má hồng
Chút tình nhắn gửi qua song sắt
Quản giáo đi qua mắng bỏ bà

Quanh năm không được biết tin nhà
Bố mẹ, chồng con hóa lạ xa
Không bóng cây xanh, không ánh nắng
Da đen thành trắng, trắng thành xanh

Ðời tù tội lắm bạn cùng tôi
Khóc, cười, thủ thỉ... đếm thời gian
Bao giờ thoát kiếp - về nhà nhỉ
Ta lại hoà tan giữa dòng đời...

- Nghe lạc quan cách mạng đấy chứ. Mai bảo.

- Ôi, bóng tối chỉ sinh ra địa ngục chứ làm sao tạo ra thiên đường được, tôi chán ngán: - Chỉ riêng việc chịu đựng một lúc hai căn bệnh lao phổi và tiểu đường đã kinh khủng rồi. Gần 300 ngày đưa kháng sinh liều cao vào cơ thể, trong điều kiện ăn ở khốn khó, cùng cực như thế... Nếu không có bà con trợ giúp chắc nghẻo rồi, đồng lương của chồng vẻn vẹn 2 triệu bạc một tháng, nuôi thân còn không xong, sao nuôi được vợ ốm trong tù và hai suất ăn theo ở ngoài?

Ðang thai nghén... bệnh tật như thế càng đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao hơn.

- Thế đã đẻ thêm bệnh nào chưa? Mai lo lắng.

- Tất nhiên. Ngoài bệnh lao chưa khỏi, tiểu đường nguyên như cũ, còn thêm cả đại tràng, đau đầu và thấp khớp nữa. Giờ đang sợ thấp khớp... đớp tim đây.

- Ủa ,thế trong tù có được điều trị bệnh không vậy? Mai hỏi giọng chân tình.

- À vài ngày họ lại điều cán bộ y tế đến đưa thuốc gia đình gửi cho để mình uống nhưng không sao trị nổi vi trùng cốc, cùng linh tinh lốc nhốc các loại bệnh khác. Trước khi ra trại, thử lao vẫn còn dương tính.

Nghe thủng câu chuyện, Mai phán đoán:

- Biết đâu vì... đẻ thêm bệnh mà Ðảng xử cho về nhà thì sao. Dù sao cũng xin chúc mừng sự đoàn tụ của chị với gia đình. Ý định sắp tới của chị thế nào? Có kế hoạch gì chưa?

Không ngần ngại, tôi đáp:

- Thoát ra khỏi sự tù mù, quái đản vây bọc là mừng rồi, coi như Tết này mẹ già và cả gia đình nhỏ của mình có Tết, còn trước mắt phải “đại tu toàn bộ cơ thể” đã, kẻo “điện yếu, cơ yếu, hơi ngắn , còi rè” thế này, chạy rốt đa không nổi, sao dám hòa nhập vào xa lộ dân chủ rộng lớn, với tốc độ 70,80 km/h?

- Ừ , Mai nhắc: - Phải tập trung vào việc chữa bệnh dứt diễm đấy nhớ. Có sức khỏe là có tất cả mà. Tạm thời cứ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng đã.

- Ờ, đến hẹn lại lên... Còn nhiều chuyện bổ ích và lý thú lắm.

Biết tôi mới về còn ngổn ngang tâm trạng, cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, Mai chủ động cúp máy:

- Vậy tạm biệt nghen.

- Tạm biệt!

Tôi đáp và buông máy, chuẩn bị tinh thần cho các cuộc gọi tiếp theo từ bên kia đại dương, với những con người một thời thân thuộc... Những người đã không bỏ gia đình tôi trong gian lao khốn khó, sau cơn bão quét của cộng sản, trong dịp 30 tháng 4, 2007, đúng như câu thơ tôi viết trong bốn bức tường trại giam: “Chồng con bỏ tất cho hải ngoại”...

Hà Nội, ngày rời trại 31-1-2008

Trần Khải Thanh Thủy (ghi)

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Ước nguyện giản đơn

Việt Hoàng

Một tin buồn cho tất cả chúng ta trong những ngày đầu năm Mậu Tý đó là sự ra đi của giáo sư Hoàng Minh Chính. Ông là một tấm gương sáng ngời để chúng ta noi theo.

Suốt cả cuộc đời mình, có những lúc ông đứng trên đỉnh cao của con đường quan lộ (ông từng làm Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục, Hiệu Phó Trường Ðảng Nguyễn Ái Quốc và Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Mác-Lênin), thế nhưng lúc nào ông cũng đứng về phía nhân dân, đấu tranh kiên cường và không khoan nhượng với những cái bất công, dối trá, bảo thủ và sai trái của chính quyền.

Nhiều người cùng thời với ông đứng trước sự hung bạo của chính quyền đã phải chọn con đường mai danh ẩn tích, bất lực nhìn cái ác, cái xấu hoành hành. Nhiều người đã phải ôm hận về bên kia thế giới. Thế nhưng với “ông Nghiêm”, “ông Chính” thì với bản chất khẳng khái và dũng cảm ông đã chấp nhận đương đầu với cả một chế độ mà sự tàn bạo đã thành bản chất.

Sự ra đi của ông là một sự mất mát lớn cho phong trào dân chủ, chúng ta khóc thương cho một con người đáng kính và vĩ đại. Chỉ có một tâm hồn trong sáng với một tình yêu nhân dân bao la, một niềm tin mạnh mẽ vào tiền đồ của dân tộc như ông mới có thể chống chọi với căn bệnh ung thư hiểm nghèo trong nhiều năm qua.

Ông minh mẫn đến lúc ra đi và nguyện ước cuối cùng của ông qua lời kể của cô Trần Thị Thanh Hà, trưởng nữ của ông vẫn là mong muốn thiết tha cho Việt Nam có dân chủ và tự do, mọi đảng phái chính trị đều được phép hoạt động và tranh đua với nhau lành mạnh. Di chúc cuối cùng của ông để lại cho con cháu đó là “có Tổ quốc thì mới có gia đình và có gia đình thì mới có chúng ta, vì thế các con và gia đình phải biết hi sinh cá nhân mình cho Tổ quốc”.

Ông là người hạnh phúc, trải qua bao nhiêu chông gai của cuộc đời bên ông lúc nào cũng có bà Hồng Ngọc, người vợ thủy chung son sắt của ông cũng như các người con của ông. Họ lúc nào cũng bên ông, ủng hộ cho những việc làm cao cả của ông.

Tôi hoàn toàn đồng ý với ông Nguyễn Thanh Giang, ông Lê Hồng Hà và nhiều người nữa tha thiết đề nghị bà Hồng Ngọc và gia đình nên giữ lại cho ông một phần mộ để các thế hệ sau này có thể đến thăm viếng ông và thắp cho ông những nén hương, tưởng nhớ đến một con người đã tranh đấu đã cuộc đời cho tự do của dân tộc.

Ông đã ra đi, chúng ta nguyện cầu cho linh hồn ông được phiêu diêu nơi miền cực lạc. Ông đã vĩnh biệt chúng ta. Than ôi! con đường ông đi đã gần đến đích! Chỉ còn một chút, một chút nữa thôi là ông có thể cùng với nhân dân Việt Nam hát khúc ca khải hoàn trong lòng nước Việt Nam tự do và dân chủ.

Đầu năm Mậu Tý có hai câu sấm truyền rằng, chỉ còn một năm nữa thôi là lịch sử sẽ sang trang, chế độ độc tài sẽ chấm dứt trên quê hương yêu dấu của chúng ta. Đầu tiên là hai câu thơ trong bài “Hòn Vọng Phu” của tác giả Lê Thương;

Có con chim nhỏ bé, dám ca câu sấm thề
Cuối thu năm Mậu Tý, tướng công đem kiếm về…

Trong bản trường ca “gia đình cụ Trần Bá” của tác giả Bạch Tâm-Phạm Hồng Đức cũng có hai câu thơ rằng:

Đảng tan năm sửu cung đoài
Rõ là tuổi Bác, Đảng thời bằng nhau…

Những bài thơ này đã viết ra từ rất lâu và như là được thần thánh, hồn thiêng sông núi báo ứng cho một khúc quanh mới của lịch sử Việt Nam.

Đó là những lời sấm truyền, là những lời tiên tri còn trong thực tế thì cũng đúng như vậy: Học sinh sinh viên, giới văn nghệ sĩ, luật sư đã nhất tề lên tiếng và phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc sát nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ của họ. Dân oan đã đoàn đoàn lũ lượt kéo nhau đi khiếu kiện và một sự kiện chưa từng có trong lịch sử 60 năm cầm quyền của Đảng cộng sản đã xảy ra là việc Giáo hội Công giáo đã đứng lên đòi lại tài sản của mình… Rồi còn những sự kiện gì sẽ xảy ra trong năm 2008 này nữa? Chúng ta sẽ chờ xem nhưng rõ ràng là bão tố đã nổi lên rồi.

Ước nguyện của ông Ngiêm, ông Chính sẽ thành hiện thực trong nay mai.

Xin vĩnh biệt ông! Xin được gửi những lời chia buồn sâu sắt đến bà Hồng Ngọc và gia quyến.

Ước mong của ông Hoàng Minh Chính là dân tộc Việt Nam sẽ được ngửng cao đầu. Chúng ta tin và sẽ thực hiện được điều đó trong tương lai. Thế nhưng có một điều đã thành sự thực từ rất lâu rồi đó là các con, các cháu của ông Hoàng Minh Chính đã có thể tự hào và ngửng cao đầu vì đã có Cha, có Ông là một người đáng kính và vĩ đại.

Nhân dân Việt Nam đã và sẽ ghi nhớ những gì ông đã làm được cho đất nước này.

Những lực lượng tiến bộ trong Đảng cộng sản Việt Nam cũng cần cám ơn ông vì cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời ông vẫn mong muốn các thành phần đó ngồi lại với các lực lượng dân chủ để tìm ra một giải pháp cho dân tộc, cho đất nước. Đó cũng chính là tinh thần hòa giải dân tộc rất cần thiết cho giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ độc tài sang dân chủ.

Xin nghiêng mình trước linh cữu ông!

--------------------------------------------------------------------------------

Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ

--------------------------------------------------------------------------------

Ý kiến Bạn đọc
(DCVOnline không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ bạn đọc)

--------------------------------------------------------------------------------

Re: Ước nguyện giản đơn
2008-02-13 00:26:49

Ho Hui

Vì từng là Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Mác-Lênin cho nên cụ Chính biết quá rõ về cái chủ nghĩa phản nhân loại này ,và thế là từng bước ,từng bước cụ rời xa đảng và cuối cùng thì cụ bị tù vì mang tội 'Chống Đảng" .
Với cụ Chính thì Tổ Quốc là trên hết ,và chỉ có Tổ Quốc mà thôi ,cho dẫu chỉ còn lời nói cuối cùng thì cụ cũng chỉ nhắc đến Tổ Quốc chứ không như bọn vong bản ,cả đời chỉ biết có mác -lê ,búa-liềm cho đến lúc chết thì cũng chỉ muốn vác búa ,vác liềm về với Mác với Lê ....rõ ra là đồ phản quốc mạo danh Ái Quốc .

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Ước nguyện giản đơn
2008-02-13 06:11:07
daubetangthuong


Tặng bác HoHui bài thơ này, đây là bài thơ mà uncle Hồ đã làm để mỉa mai thống chế Pétain, kẻ đã bán đứng nước Pháp cho Đức quốc xã sau này bị chính quyền De Gaulle xử tù chung thân đấy. Mỗ đọc bài này mắc cười hoài vì thấy uncle Hồ làm tặng Pétain mà tưởng như lão đang nói về chính mình đấy chứ. Sis mythanh và các bạn nào thích thì vào hoạ lại thơ tặng Bác nhà ta đi.

Tặng thống chế Pétain

Vận mệnh Lang sa lúc chẳng lành
Pê tanh lão tướng hoá hôi tanh
Cúi đầu, quỳ gối hàng quân Đức
Trợn mắt, nhăn mày chửi nước Anh
Bán nước lại còn khoe cứu nước
Ô danh mà muốn được thơm danh
Già mà như chú già thêm dại
Tiếng xấu muôn đời nhuốc sử xanh./.

Trần Dân Tiên

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]


Re: Ước nguyện giản đơn
2008-02-13 07:35:06
mythanh


Hello daubetangthuong,

Sáng sớm ra đã gặp homework của dbtt rồi. Nhưng Bác nhà ta đã chết phơi thây rồi, chẳng hơi đâu tặng thơ. Thôi thì tặng cho anh bạn VNam nhà ta vậy.

Chủ tịch Hồ xưa giết dân lành,
Theo lời bọn cố vấn hôi tanh.
Đến giờ "bọn trẻ" noi công đức,
Đức trung, tôi giỏi, với đàn anh.

Bán nước, khiếp hèn, ôi non nước!
Còn đâu dòng chiến sử lừng danh,
Đuổi quân xâm lược Tàu ngu dại.
Bao trận còn ghi suốt sử xanh.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

--------------------------------------------------------------------------------

Re: Ước nguyện giản đơn
2008-02-13 07:07:03

Trần lê Nguyễn

Vài con số đáng nhớ trong cuộc đời của Ông Hoàng minh Chính:
- Sinh năm 1922.
- Tham gia cách mạng năm 1937.
- Năm 1939 vào Đảng Cộng sản Đông Dương
- 1957, ông được cử đi học tại Liên Xô.
- 1961, về nước và giữ chức vụ Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin.
- 1967, bị khai trừ ra khỏi đảng CSVN.
-1967-1973, đi tập trung cải tạo.
-1973-1976, bị quản chế tại Sơn Tây.
.....

15 tuổi đã tự nguyện tham gia cách mạng quả là hiếm có, chỉ 2 năm sau đó "được" gia nhập đảng CS, tiếp theo 18 năm lên đỉnh LÊ múa giáo MÁC thì được đi du học LX đặng bồi dưỡng thêm kinh sử, 4 năm sau xuống núi hành đạo...thế nhưng chỉ trong vỏn vẹn 6 năm rao giảng thì ông đã nghiệm ra rằng "mình đã lầm đường lạc lối": ông phá ngang vứt áo mão về vườn đuổi gà cho vợ, nhưng... đảng bất dung CHÍNH ( ≠ trời bất dung gian)!

Một tấm gương sáng về sự bất khuất mà mọi người Việt YÊU NƯỚC (không bị yêu đảng) đều phải noi theo!

Về trên ấy xin nhớ đến và phù hộ cho Đàn con Việt đang còn phải vật lộn từng giờ với bọn vong bản cộng nô!
Xin nhận nơi đây ba nén nhang thành kính trước hài vị của ông.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Ước nguyện giản đơn
2008-02-13 07:42:45
Ly Ly

" 4 năm sau xuống núi hành đạo...thế nhưng chỉ trong vỏn vẹn 6 năm rao giảng thì ông đã nghiệm ra rằng "mình đã lầm đường lạc lối": ông phá ngang vứt áo mão về vườn đuổi gà cho vợ, nhưng... đảng bất dung CHÍNH ( ≠ trời bất dung gian)! "
Nhạc sĩ Văn Cao chỉ cần một chuyến xuất ngoại thăm đất nước được mênh danh là " thiên đường XHCN " , nhạc sĩ đã vở mộng tan tành về CN Mác LêNin . Thời Stalin , rất nhiều nhà báo , trí thức , văn sĩ khuynh tả đã hết lòng ca tụng " thiên đường XHCN " Liên Xô của Stalin nhưng chỉ một lần duy nhất được vinh dự thăm quan họ đã quay 180 độ , kết án nhà nước CS Liên Xô .
Ôi !!! Xưa nay người vẫn bịt người . Ai rồi cũng phải chết , sao nỡ hại người !!!!

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Tết này em không về

Tuesday, February 12, 2008
Trần Khải Thanh Thủy


Vào trại, chị không ngờ lại biết được tin em qua một nhóm bạn tù vừa chuyển từ Hỏa Lò về. Qua giọng nói, ngôn ngữ, chị cảm nhận mọi người quý trọng em lắm, như một nữ anh hùng thời đại, một cánh chim báo bão, dù bị đảng giương cung độc ác bắn gãy cánh ngang trời mà cú rơi tự do từ tột đỉnh “thăng tiến” xuống nền trại giam, mang đầy màu sắc... làm chị về phòng giam rồi mà cứ thao thức mãi.

Số phận vô tình gắn hai chị em mình thành một, nên nỗi đau ngục tù số phận cũng chia đều. Ngoài đời chị ấm lòng vì trong cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam có em ở bên bao nhiêu thì trong tù lòng chị đau đớn bấy nhiêu.

Trại Hỏa Lò nơi em ở, vốn khét tiếng vì sự độc ác, tối tăm, chật chội và hắc ám, nơi nạn bạo hành, trấn cướp vẫn diễn ra hàng ngày, nơi người với người tranh giành nhau từng miếng ăn, chỗ ở, chỉ vì nạn... đất chật người đông, kỷ cương pháp luật buông thả nên mỗi năm ba ngành tòa án, công an, viện kiểm soát phải đảm bảo chỉ tiêu 6,000 người “nhập khẩu”, vì vậy mỗi người chỉ được vẻn vẹn 60cm để nằm trong một không gian chật chội 40 người một phòng 30m2, tha hồ chen chúc giữa cái nắng như nung của bầu trời nhiệt đới, cái lạnh cắt da cắt thịt của Mùa Ðông trong lao hun hút gió lùa. Lúc là chảo rang người khổng lồ, khét lẹt mồ hôi, lúc là nhà đá lạnh lẽo bẩn thỉu, ẩm ướt, tối tăm, nơi ghẻ lở hắc lào là chuyện không có gì phải làm ầm ĩ (mỗi người, mỗi ngày chỉ được chia một chậu nước để tắm rửa, vệ sinh) cũng là nơi ốm đau không được chăm sóc.

Sự sỉ nhục, đánh đập của cán bộ quản giáo đối với tù nhân xảy ra như cơm bữa. Nơi yêu thương, đầm ấm, bao bọc, sẻ chia bị tước đoạt không thương tiếc, nhường chỗ cho nạn sùng tín trung cổ: Hằn gắt, dối lừa, sỉ nhục và thú tính phát triển vượt bậc... Một viên ngọc tỏa sáng giữa đời thường như em, giờ bị rơi vào bùn lầy nước đọng phải hòa trộn với bao sỏi đá. Một người vốn sinh ra là để hưởng tự do, an nhàn, phú quý, nền văn minh nhân loại thấm đẫm từ đầu đến chân, nay rơi vào chốn ô trọc, nhơ nhớp, tận cùng của sự mất vệ sinh, ô nhiễm. Một người sống trong sách vở, kính chúa yêu nước thương người, nay sống trong tăm tối, người với người sống để... hành hạ, sỉ nhục, trấn áp nhau.

Một người không bao giờ tham gia vào các trò chơi mất phẩm giá như em, nay vì tình thế trớ trêu, cả bè lũ chó má nhảy lên bàn độc phán xét bắt bớ mà rơi vào giữa bọn lừa đảo, trộm cắp, ma túy, tú bà, sở khanh, thật là xót xa đau đớn quá Nhân ơi...

Cả hai lần em bị xử, dù đang bị biệt giam, không hề biết tin tức gì (ngoài những tờ báo lá cải của đảng bôi nhọ em), nhưng chị thừa biết tính chất phi luân của luật pháp Việt Nam, một thứ luật vô nhân, vô đạo, vô văn hóa. Là trí thức được học hành hiểu biết, ai cũng rõ ở bất cứ xã hội nào, trong bất kỳ thể chế nào luật pháp cũng phải dựa trên nền tảng là đạo đức xã hội. Nói cách khác, đạo đức chính là nguồn sống của pháp luật. Nếu vì bất cứ lý do nào, nguồn sống này mất đi thì luật pháp thực sự hết đất sống.

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam càng ngày càng hoàn thiện sự suy đồi nên mới bắt một người trong sáng, thánh thiện như em vào tù, buộc cho em đủ thứ tội mà em không hề có. Bỏ mặc em quằn quại vật vã, trong những ngày tuyệt thực, đau ốm, đi không vững, người choáng váng. Xúi bẩy những người cùng phòng khích bác, hạ nhục, bêu xấu em, chuyển trại em không hề thông báo cho gia đình biết để chăm sóc khi em đang 3 phần sống, 7 phần chết (vì tuyệt thực 1 tuần liền) trên chiếc xe tù bít kín, trên chặng đường 225 km, xóc nảy người, thiếu không khí khiến em ngất xỉu trong thùng xe, chưa đủ còn ra lệnh kỷ luật em khi em chia sẻ chiếc chăn của nhà cho người bạn tù tại nơi ở mới, cố tình không cho em gặp mẹ khi mẹ từ Hà Nội xuống thăm v.v và v.v.

Bao nhiêu đau khổ của trần gian trút xuống thân hình mảnh mai bé nhỏ của em mà em vẫn không chùn bước. Trước 3 cai tù canh giữ, em vẫn lớn tiếng tố cáo tính chất độc ác và giả dối của trại với mẹ... Người đàn bà hết lòng vì con, người xác định sẽ theo em đến cùng cả trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với đảng cộng sản cũng như trong thời gian em ở tù. Dù đường dài, chân mỏi, mắt hoa, không ít lần sa chân, ngã nhào vì tuổi già, vì cực nhọc... song sức mạnh của tình mẫu tử, của lòng tự hào luôn chiến thắng, mẹ lại một lòng một dạ vùng lên, đòi hỏi quyền lợi, tiếp tế cho em, cũng là nhận về sự sẻ chia của những người bà con, đồng bào từ hải ngoại vào trại cho em... một sự vùng lên không ngừng của tình mẫu tử Việt Nam em ạ.

Tết này bà con hải ngoại nhắc em nhiều lắm, người con gái mảnh mai mà tâm hồn tràn đầy khí phách. Một hình bóng giai nhân mà cuộc đời bị giam trong ngục tối, một bóng dáng nữ lưu trác Việt, sinh ra giữa lòng cộng sản mà lòng đầy nhân nghĩa, yêu thương, một phẩm chất anh hùng thời đại, dám xả thân vì đại nghĩa mà tiếc thay cuộc đời do đảng cầm quyền lại đầy cạm bẫy, đau thương.

Năm ngoái bằng giờ này, ngày 2 Tết em xuống Hải Phòng thăm những nhà dân chủ gồm Bạch Ngọc Dương, Nguyễn Xuân Nghĩa, bác Nguyễn Cao Quận... Tất cả giang tay đón tiếp em, như lòng biển bao la đón con sóng vào lòng... Năm nay, vắng bóng em thật rồi, mọi người tha hồ nhắc tới em, ôn lại kỷ niệm ngọt ngào mà sâu lắng này, lòng đầy chua cay, đau xót.

Tất nhiên người thương em nhiều nhất vẫn là mẹ, thân thể em do mẹ phân thân xẻ thịt mà thành, bao nhiêu năm thắt lưng buộc bụng, để nuôi em khôn lớn... Giữa thời đảng trị, “bao nhiều, cấp ít”. Gạo vừa 13 ký, suốt tháng cháo thừa, cơm thiếu, quanh năm no cậy nước. Vải tròn 4000 phân, suốt ngày quần thiếu, khố thừa, suốt đời ấm nhờ da... Bao nhiêu hy vọng mẹ đặt nơi em, và em như lắng nghe tiếng lòng của mẹ, nhìn sâu vào ánh mắt mẹ mà học hành giỏi giang, tấn tới, hiểu rõ về luật, lại giỏi ngoại ngữ...

Lẽ ra, ở một xã hội dân chủ tự do, nơi tri thức được đặt lên hàng đầu, người như em phải được đề cao trọng vọng. Tiếc thay, trong lòng Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đảng luôn trừng trị những gì đi quá giới hạn của đảng, đó là sự thông minh, hiểu biết, lòng can đảm, sẻ chia với dân nghèo, sự phê phán những việc làm thấp hèn, sai trái, sự độc đoán chuyên quyền của đảng cũng như của những kẻ cúi đầu làm theo mệnh lệnh sai trái của lãnh đạo đảng, chỉ vì đồng lương tháng, vì cấp bậc trên ve áo, vì nồi cơm của vợ con v.v.

Chỉ vì gan to bằng trái núi, dám vượt qua giới hạn của đảng mà cả em và chị, đều là nạn nhân của sự trừng phạt này. Thay vì tư duy bầy đàn, vì ăn theo nói leo những tư tưởng mù lòa sai trái của đảng thì em mở lớp học về nhân quyền tại Việt Nam, hy vọng sẽ biến Việt Nam từ xứ sở cằn cỗi tự do (như mưa bóng mây, như bụi gai cằn) thành khái niệm tự nhiên, rộng khắp như hơi thở, khí trời như biển hiệu, bến đỗ trong các nhà ga, trường học v.v... Vì đi quá giới hạn của đảng mà chị em mình đã bị đảng ra tay trừng trị, giam vào ngục tối, nhằm thiến hết nhân cách phẩm giá làm người.

Nhớ lại ngày 11 tháng 5 ở trong tù, nghe tin hai em bị xử, dù không được phép sử dụng giấy bút, chị đã làm thơ, vừa để nhắn nhủ em, cũng là tự nhủ với lòng mình:

Nhân, Ðài ơi có chị ở bên
Ba chúng ta sánh vai cùng đạo lý
Ba gương mặt bình thường như lẽ phải
Sinh ra để xóa bỏ độc tài.

Cố tình bắt em, đảng Cộng sản đã vấp phải bức tường của lòng nhân ái, căm phẫn cao độ. Hàng trăm cuộc biểu tình lớn nhỏ phía bên kia bờ đại dương vọng về, hàng triệu khối óc cùng tập trung công sức, trí tuệ để kêu gào, kiến nghị với thủ tướng, dân biểu của nước sở tại, đòi nhà cầm quyền Hà Nội phải thả em vô điều kiện. Hàng triệu tấm lòng nhân ái, yêu thương, ngày đêm lặng lẽ dõi theo bóng dáng bé nhỏ của em nơi trại tù xa lắc giữa gió lào cát trắng, nghiệt ngã, hoang vu. Hàng nghìn bàn tay tình nguyện chìa ra bồi lấp cho nỗi khổ thẳm sâu trong lòng em, lòng mẹ vợi bớt nguôi ngoai. Bao nhiêu cuộc điều trần phía Bộ Ngoại Giao, Bộ Công An cũng không thể nào xóa bỏ được việc làm bất nhẫn này. Cả thể chế tàn bạo của đảng gồm nhà tù, trại giam với bao nhiêu cực hình phải dùng để đối phó với khí phách hiên ngang của chị em mình, hai con người tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ việt nam đội đá vá trời, khai sơn phá thạch, đi trên con đường lớn... chứng tỏ sự hèn hạ, kém cỏi, bất lực của đảng, cho dù sớm hay muộn thì thế thua của đảng cũng là điều tất yếu. Ðảng không thể độc tài, độc tôn, muôn năm mãi được.

Tết này em không về, cả nhà mình mất Tết, cả cộng đồng hải ngoại đón Tết kém vui, ngôi nhà dân chủ Việt Nam mãi không nguôi ngoai nỗi đớn đau xa cách này, mẹ ngày ngày lặng khóc vì thương nhớ, đúng như cái tên của mẹ, cũng là những lời thơ chị viết: Không có em, cả nhà đầy nước mắt.

Thuốc đắng cạn liều càng thấy đắng, đường xa dân chủ đắng cay nhiều, Hãy vững tin ở tương lai em nhé, con đường mà chị em mình lựa chọn còn đầy chông gai, bão tố, nhưng cái gì phải đến sẽ đến. Ðể xứng đáng với chiếc ghế của hội đồng bảo an không thường trực, để có chỗ đứng trong hàng rào mậu dịch WTO, đảng buộc phải nhìn nhận lại và âm thầm sửa sai những sai lầm chết người, trong đó có việc phóng thích em ra khỏi trại tù em ạ. Nếu không có gì thay đổi, theo suy đoán chủ quan của chị và những người bạn tù vừa chuyển từ Hỏa Lò về B14 cùng chị, chỉ Tết 2009 em sẽ về đoàn tụ cùng mẹ và cộng đồng. Cố gắng lên Nhân ơi. Nhất định Tết sau em phải trở về.

Hang đá, 2 Tết 2008.

Trần Khải Thanh Thủy

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường

(Trả lời Nam Phong và diễn đàn dân chủ cho Việt Nam )
Wednesday, February 13, 2008

Chuông điện thoại reo vang, tôi ôm máy, đầu dây rõ mồn một giọng Nam Phong vang lên trong “hang đá”:

- Chị Thủy à, nghe nói chị được thả khỏi tù rồi, Nam Phong liền nối máy tới chị ngay đây, chị có đủ khỏe để nói chuyện với bà con không?

- Ðược nói chuyện với bà con là khỏe rồi, 285 ngày bị biệt giam trong tù, có ít đâu. Tôi hồ hởi đáp.

- Chị Thủy à, vào tù rồi chị có sợ công an không vậy?

- Sợ chứ, họ có cả nhà tù, trại giam với bao nhiêu trò hề... mình chỉ là cây liễu mảnh mai, hơi một tí là họ đánh bật gốc lên, sao không sợ?

- Chị Thủy à, trong tù chị sinh hoạt ăn uống ra sao?

- Thì mỗi tháng 15 ký gạo, 15 kg rau, 3 lạng thịt, vài lạng muối, như tất cả các trại tù khác trong 64 tỉnh thành cả nước mà, có gì khác nhau đâu. Chỉ có điều, trại mình thuộc Bộ Công An, lại sát nách trung ương, nên không bị bớt xén tiêu chuẩn.

- Chị Thủy à, chị có bị đói không vậy?

- Thời gian đầu, gia đình chưa được phép tiếp tế (1 tháng 2 lần) đói kinh khủng, nhìn cái gì cũng thèm... rỏ dãi ra, đến mức cô bé bên cạnh thương tình xẻ cho một vốc lạc rang mua của trại mà mình ăn còn ngon hơn cả yến tiệc. Bao nhiêu chất dịch trong tì, vị tiết hết ra, đón nhận, nhào trộn làm mùi vị của lạc thơm ngon, bùi béo chưa từng thấy.

- Chị Thủy à, mùi vị cơm tù ra sao vậy, chị có thể tả kỹ hơn được không?

- À, vào ngày đầu tiên mình đã đọc được dòng chữ khắc trên tường:

Không ăn thì ốm thì gầy

Ăn vào nước mắt chan đầy bát cơm

... Vì đau ốm mà đảng tống vào ngục tù, tuy không đến nỗi khổ như hai Luật Sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Ðài, nhưng vẫn rơi vào cảnh ăn cơm cục, uống nước đục.

- Cơm cục là sao vậy chị?

- Thì bếp trại đông, nấu bằng chảo gang, phải dùng xẻng để đảo và xúc cơm, nhưng đảo không xuể nên cơm vón cục lại thành nắm đấm, lại khá nhiều “phụ gia”, nào sạn, nào trấu, thậm chí cả phân gián, cứt chuột nữa... Còn nước là giếng khoan, đầy sắt nên đục ngầu, vàng khè, mình may mắn được ở chung với một cô bé vào trước 6 tháng nên có đủ kinh nghiệm, biết dùng tay áo làm cái lọc nước, mỗi ngày thay giặt một lần nên còn đỡ, chứ cánh chị em khác, nhiều người không biết, dễ bị ghẻ lở, hắc lào hay mắc bệnh phụ nữ lắm.

- Nghe chị nói, chỉ toàn ăn rau heo không à? Thời này là thời nào rồi mà nghe cực vậy?

- Ðúng thế, một tuần được một bữa tươi, chỉ vài miếng thịt mỡ trắng ởn, còn 13 bữa trong tuần cứ rau muống triền miên. Rau già, luộc vội ăn vẫn còn sần sượng nên đành... miệng nhai, tai nghe vậy, còn hơn là thiếu rau. Tuy thế mùa hè còn có cái để nhai chứ mùa đông, hết rau muống, ăn bắp cải, hoặc cải cúc, chẳng đủ rau mà nhai nên tai có muốn nghe cũng đành chịu, mình lại mắc bệnh tiểu đường, lao phổi, cần ăn nhiều rau, nên háo lắm.

- Chị Thủy à? Chị có thể tả lại phiên tòa cho bà con nghe được không?

- À tòa án gây chi cảnh nực cười ấy mà. Thôi để mình đọc lại bài thơ của bà Huyện Thanh Quan cho cả nhà cùng nghe:

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường

Bài thơ nặng về sự hoài cổ, nhung nhớ, nhưng với mình thì... hiện thực lắm, vì mình rất thích hai câu đầu và cuối, đặc biệt là hai chữ hí trường và đoạn trường. Ðứng trước cảnh cũ, người xưa, bà trách tạo hóa sao khéo gây nên cuộc hí trường (sân khấu, trò hề) để đến nỗi một người nhạy cảm, giàu lòng yêu quê hương đất nước như bà phải... nhỏ lệ, đứt ruột (đoạn trường) vì đau đớn tiếc thương... Còn mình đứng trước vành móng ngựa của tòa án mà chỉ muốn ngửa cổ kêu:

Tòa án gây chi cảnh nực cười .
Biến sai thành đúng, đúng thành sai
Lẽ xưa ông bà dạy đâu mất
Truyền thống dân tộc cũng... good bye?
Chỉ vì thương dân mà mắc tội
Lẽ nào ngoảnh mặt trước trái ngang
Trăm năm thơ cũ nay đọc lại
Tòa đó, mình đây rõ mắc cười

- Chị Thủy à, chị có thuê luật sư không vậy?

- Không, vì mình nghĩ: “Ðến luật giời cũng chẳng giúp cho mình được vào thời điểm đầu năm 2008 này nữa là luật rừng của cộng sản”. Hơn nữa nếu đòi hỏi luật sư như ý định ban đầu, thì phải nằm trong lao đến giữa năm mới xử, mà lại tốn chục triệu của bà con, vì thế đành giả vờ cúi đầu nghe phán quyết của tòa. Thực chất đều là sự bài binh bố trận hết, mình chỉ việc nhập đúng vai của mình là... vô tư.

- Thế nghĩa là sao thưa chị?

- Thì tỏ ra ngoan ngoãn, tòa bảo sao nghe vậy, bảo bỏ mặc bà con dân oan chết dần chết mòn nơi vườn hoa, hay trước cửa nhà lãnh đạo, là phải bỏ, cấm cãi, bảo cấm dùng tiền của bọn “phản động” xúi giục bà con nổi loạn... cũng phải gật, phải câm... Ðịnh trích dẫn mấy câu của người xưa để biện minh cho những việc làm thiện tâm, thiện ý của mình, đều bị cắt ngang... Khi tòa hỏi có tái phạm nữa không, thì phải trả lời là không. Vì thương bà con mà thương không đúng cách nên để bà con nổi loạn, ảnh hưởng tới an ninh trật tự, tới sức khỏe của các lãnh đạo đảng, giờ phải thương bà con theo đúng cách của tòa, nghĩa là “sống chết mặc dân, bản tòa không khiến”... Tòa bảo cho nói lời cuối cùng, thì kể bệnh trạng ra, rồi đề đạt nguyện vọng: Tôi muốn về nhà để chữa bệnh, chăm sóc con cái, phụng dưỡng mẹ già, nhớ nhà, nhớ xã hội lắm rồi v.v... Thế là tòa tuyên: “Vì sự nhân đạo của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, vì tình trạng sức khỏe, vì thành khẩn khai báo, vì đã cúi đầu nhận tội nên... phạt tù trong thời gian giam giữ... 9 tháng 10 ngày, coi như mình được sinh ra lần thứ 2 (!).

- Chị Thủy ơi, đấy là luật của đảng chứ đâu phải luật rừng. Chị được sinh ra lần thứ hai có còn là chị không vậy?

- Tất nhiên, non sông dễ đổi, bản tính khó rời, làm sao trong 9 tháng đảng tẩy não được mình, chỉ cảm nhận đúng là mình được sinh ra lần thứ 2 thật, vì đảng cố tình bắt mình vào lúc ốm đau bệnh tật (đi không vững, người xanh lét, trọng lượng cơ thể hao 8 ký) chỉ còn nước chết dần chết mòn... 285 ngày sống trong cổ mộ, ăn đói mặc rách, giờ được tòa tha bổng, làm gì chả được sinh lần thứ 2?

- Chị Thủy ơi, bà con anh em cộng đồng hải ngoại không bao giờ bỏ chị đâu. Nhiều bài viết về chị hay lắm đó.

- Mình biết, chính vì vững tin vào điều này mà mình chiến thắng bạo bệnh, không đến nỗi chết rục trong tù, như lòng đảng muốn.

- Chị Thủy à, cho em hỏi một câu nha. Trước khi ra tòa chị có phải hứa hẹn cam đoan cái gì không vậy?

- À, tất nhiên, hứa đủ mọi thứ, nhận đủ mọi điều: Không tái phạm, không tiết lộ bí mật trại giam, không liên hệ với các nhà dân chủ, không gặp gỡ với người nước ngoài (kể cả Việt kiều) v.v và v.v... nhưng hứa là để ra tòa xử sớm, để nhanh chóng hòa nhập cộng đồng thôi. Khi cánh màn sân khấu của đảng đã khép lại rồi, thì mình phải thay ngay trang phục, quên cả vở diễn lẫn vai diễn để sống đúng với lòng mình, sao có thể nhập vai suốt đời để đánh mất mình được.

- Còn một câu nữa nè, thưa chị Thủy: Phiên tòa xử chị có đông không? Xử kín hay xử công khai vậy?

- Tất nhiên tòa phải bảo là xử công khai, nhưng bệnh của tòa là thích nói ngược ấy mà, đứng trước vành móng ngựa, phải trả lời các câu hỏi của bản tòa mà mình nghe rõ tiếng ông xã gay gắt ngay đằng sau: Xử thế này mà gọi là công khai à? Tôi toàn thấy những gương mặt quen thôi, toàn những kẻ đã đến canh cửa, khám nhà, lục soát, tịch thu mọi phương tiện làm việc của cả nhà tôi trong suốt thời gian vợ tôi ra tranh đấu”...

Nghĩa là ngoài ba dân thường là chồng, con gái và em trai mình ra, không còn ai là công dân nữa, chỉ có công an thôi. Tất cả vẻn vẹn 30 người, trong căn phòng hẹp 15-20 mét, tận tầng ba. Bà con dân oan không được vào, các nhà dân chủ bị mời lên đồn công an phường làm việc. Các nhân viên đại sứ quán, nhà báo nước ngoài hoặc không đến kịp, hoặc phải đứng ngoài, phóng viên trong nước cũng được chỉ đạo không nên vào...

- Ủa, sao lạ dzậy?

- Vì họ không muốn làm rùm beng chứ sao? Ngay cả nhà mình cũng chỉ biết trước một ngày do lá thư mình viết về (thông qua điều tra viên). Phóng viên nước ngoài thì không kịp xin giấy phép của Bộ Ngoại Giao. Trước đó nhân viên tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đem quyết định khởi tố vào trại tù, mình hỏi thì được trả lời: “Chúng tôi xử chị chứ không xử gia đình chị nên không cần thiết phải mời gia đình, kể cả chồng chị. Sau này, ra tù mình mới biết, cả buổi chiều hôm 29 tháng 1, 2008, ông xã nhà mình cùng Luật Sư Vũ Anh phải lên tận tòa, lăn xả vào đòi giấy mời mà không được. Sáng 31 bị chặn lại trước cửa tòa án, lại tiếp tục làm ầm ĩ lên mới được vào, sau khi phiên tòa đã diễn ra cả 1/2 tiếng đồng hồ.

- Tòa xử có lâu không chị, mà tội của chị là tội gì vậy?

- Gây rối trật tự công cộng.

- Ủa, tội gì mà lạ hoắc vậy, dân sách vở học trò như chị thì gây rối với ai? với công an chắc?

- Thì... tòa án chuyên gây cảnh nực cười mà lại... Tất cả chỉ diễn ra vẻn vẹn chừng hai tiếng thôi (không kể phần giải lao và nghị án).

- Ðược về là tốt rồi chị à... Nè, không phải chỉ mình nhà chị ăn Tết ngon đâu nghe, cả bà con hải ngoại ăn Tết cũng ngon hơn đấy nhé... Lại được nghe cái giọng thoáng hài, mắc cười của chị rồi.

- Ờ, cho mình được gửi tới bà con những lời gan ruột cuối cùng trong buổi tọa đàm này. Lời thơ của Trần Cung, nhưng rất hợp với tâm trạng mình:

Giam người giam được miệng người ư?
Ngục tối càng thêm dậy tiếng thơ
Vui với văn chương mà mắc tội
Nợ cùng non nước mắc lao tù
Ngăn mây, mây chặn thành mưa lớn
Chặn thác, thác dồn hóa sóng to
Ai sợ hỏa lò, lò thử lửa
Thơ ca nảy lửa, lửa nung lò...

Hang đá, 1 tháng 2, 2008
Trần Khải Thanh Thủy (ghi)

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, đe dọa xã hội

2008.02.14
Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Hiện tượng khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam ngày càng lớn rộng là đề tài được bàn đến nhiều trong thời gian vừa qua. Mới đây công luận trong và ngoài nước một lần nữa lại bức xúc về vấn đề này, như chuyện có người Việt Nam đã tậu xe Rolls Royce là loại xe đắt vào bậc nhất thế giới nhập vào nước ta. Nhã Trân tìm hiểu thêm và trình bày như sau.

Image
Người đánh giày trên đường phố Hà Nội. AFP PHOTO

Vài tuần trước Tết, trong khi giới lao động nghèo đang vất vả xoay sở để có thể mua những thức không thể thiếu của mấy ngày đầu xuân cho đúng phong tục, thì một tin gây chú ý nhiều trong công luận. Đó là, loại xe hơi Rolls Royce Phantom, hiệu xe đắt bậc nhất thế giới, vừa được nhập vào Việt Nam.

Trị giá đến gần 1 triệu rưỡi đô la, chiếc xe hàng hiệu này lâu nay chỉ thuộc về những tỷ phú có tiếng quốc tế, thường ở những nước giàu mạnh, có quá trình phát triển đã lâu, hoặc các tỷ phú dầu mỏ ngồi trên núi vàng.

Lần này, những món hàng xa xỉ ấy trở thành sở hữu của giới doanh nhân trong nước, đại gia về địa ốc và đại gia về kinh doanh vải vóc, nhà hàng.

Trước đó, từ những năm đầu thế kỷ 21 này, hiện tượng đua nhau mua sắm những thứ hàng hoá sang trọng, đắt tiền từng xảy ra trong giới nữ doanh nhân Việt Nam. Những người lắm bạc thừa vàng sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn đô la để làm chủ những loại vật dụng, thường không phải là nhu yếu phẩm, mà chỉ là những ví xách tay, trang phục, xe cộ…

Giá những món hàng này làm chóng mặt đại đa số quần chúng, từ giới công, tư chức đến công nhân, vì có khi một vật dụng nhỏ như chiếc ví cầm tay đã trị giá bằng gần một năm lương của họ. Điển hình là một túi xách hiệu Louis Vuitton đắt đến bốn ngàn đô la trong khi một sinh viên mới ra trường lắm lúc chỉ kiếm được khoảng hơn 100 đô la/tháng, khiến báo chí nước ngoài đã đôi lần phải làm phóng sự về hiện tượng này ở Việt Nam.

Thanh Tú, tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh và đang làm cho một công ty vốn nước ngoài ở Sài Gòn, cho biết suy nghĩ của mình: "Tôi học Trường Kinh Tế - Khoa Quản Trị Kinh Doanh, ra trường thì tôi đi làm trung bình lương hàng tháng của tôi là 200 đô. Người ta mua một cái xe như vậy mục dích để người ta khoe giàu. Quan trọng là người ta kiếm tiền như thế nào chứ không phải quan trọng là người ta kiến được bao nhiêu tiền."

Trường hợp của những sinh viên có việc làm sau khi ra trường là may mắn. Còn nếu kể đến những công nhân cực nhọc làm ngày làm đêm, tranh thủ tăng ca đến kiệt sức; những ông cụ tuổi bát tuần vẫn còng lưng kéo xe, chân đất chạy trên vạn dặm đường thay trâu ngựa; những chị, những bác oằn vai gánh hàng rong, rao đến khản hơi hụt tiếng từ phố lớn qua hẻm nhỏ… thì món tiền ngừơi giàu mua một chiếc ví cầm tay lắm lúc có thể nuôi sống họ một vài năm hoặc cứu vớt họ khỏi cảnh nghèo đói.

Trong khi đến hơn 3 phần 4 dân số ở Việt Nam sống trong cảnh chạy ăn từng bữa, trẻ em nhiều vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa phải lâm vào cảnh thất học vì không có trường lớp, hay đến trường với chân đất và bụng đói, thì nhiều đại gia vung tiền qua cửa sổ, mua vui một trận bằng tiền ăn của cả một gia đình nghèo một tháng. Hoặc mua chiếc xe trị giá bằng xây 3 trường học, 2 y viện cấp huyện, mà lại được báo chí trong nước ca tụng, theo dõi từng diễn tiến của nó như được cấp biển kiểm soát toàn số 7, v.v.

Cách tiêu tốn quá đáng cho những xa xí phẩm của giới tiền rừng bạc bể ở Việt Nam không chỉ khiến người trong nước choáng mà kiều bào cũng phải phản ứng.

Những người được hỏi nói rằng lối tiêu xài này không cần thiết hoặc quá hoang phí. Là một trong những ngừơi có suy nghĩ đó, Tiến sĩ Phùng Thanh Sơn ở Bang Seattle (Hoa Kỳ), một chuyên gia kỹ thuật, vững vàng về mặt tài chính sau hơn 30 năm định cư ở một cường quốc hàng đầu thế giới và đã hàng chục năm làm việc với mức lương cao vào bậc nhất nhì, đưa ra nhận xét:

"Theo tôi thấy thì các đại gia ở Việt Nam đã tiêu tiền một cách quá lãng phí như mua xe đến hơn một triệu đôla. Hơn nữa, mặc dù dó tiền mua xe được nhưng mà tự hỏi họ có hưởng thụ được những cái xe hơi độc này được hông? Ở đất nước Việt Nam mình, như chúng ta đều biết đường sã thì chật hẹp, hay kẹt xe, như vậy dù có xài tiền một triệu rưỡi đôla cho cái xe hơi độc thì làm sao mà hưởng thụ được."

Quả thật, mức ăn xài của giai cấp mới ở Việt Nam hiện nay, mà nhiều người đặt tên là giai cấp tư bản đỏ, khoảng vài năm nay đã gây sốc cho xã hội. Một thống kê mới đây cho hay tính đến năm 2006, chi phí mua sắm của giới giàu có cao hàng chục lần so với người nghèo, và chi phí cho việc vui chơi giải trí của họ cao tới hơn 70 lần.

Cung cách tiêu tiền không tiếc tay của những người giàu xổi là chứng minh rõ rệt nhất cho khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay, ngày càng có khuynh hướng gia tăng.

Lý do nảy sinh ra tầng lớp tiêu dùng hàng đẳng cấp "siêu sang" ở Việt Nam lâu nay được chứng minh là hậu quả của nhiều nguyên nhân, mà quan trọng nhất là sự yếu kém trong việc quản lý, từ quá trình tư hữu hoá tài nguyên quốc gia cho đến cơ chế kinh tế thị trường và tính thuế thu nhập.

Khoảng cách giàu nghèo quá chênh lệch không ngừng là một báo động về sự mất quân bằng của một xã hội, góp phần vào tình trạng tụt hậu và đói nghèo của nhiều thành phần dân chúng, chưa kể có khả năng gia tăng mức độ tệ nạn của xã hội ấy.

Có thể nào thay vì để sắm những món xa xỉ ngay đối với cả nhiều kiều bào như chiếc túi xách hàng ngàn đô la, những chiếc xe hơi hàng trăm ngàn đô la, xây mồ mả trị giá cả tỉ đồng… thì những món tiền này được dùng vào việc công ích, từ thiện để cứu vớt hàng trăm, hàng ngàn người như xây viện mồ côi, mở trường học, dựng chùa chiền, xây cầu đường… mà tên tuổi của người nhân ái này còn được nhắc nhở đến ngàn thu?

Vị chuyên gia kỹ thuật kiều bào đưa ý kiến: "Các đại gia có thể dùng đồng tiền này để giúp đỡ dân Việt Nam như có những dự án để dân có công ăn việc làm và những dự án phát triển đất nước.

Dĩ nhiên là đất nước Việt Nam còn nghèo thì có nhiều dự án để làm, như dự án giúp đỡ những người bị bão lụt không có nhà ở, không có cơm ăn; hay là dụ án giúp đỡ những trẻ mồ côi, trẻ không có tiền để đi học, những người nghèo không có công ăn việc làm; có thể xây cầu hay đường sá, hay giúp đỡ đất nước phát triển trong thời gian này. Tôi thấy nhiều Việt kiều cũng đi về hàng năm và giúp đỡ, làm được nhiều dự án từ thiện"

Trong khi chờ đợi hố sâu giàu-nghèo được lấp bớt, chủ yếu là từ hành động của giới thẩm quyền, có lẽ người ta có thể làm những điều vừa nói hoặc tương tự, để có thể giảm bớt phần nào

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2008 Radio Free Asia

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Phát hành nhạc sáng tác trước 1975 trong nước, dễ hay khó?

2008.02.25
Thiện Giao, phóng viên đài RFA

Một bản tin đăng trên báo Thanh Niên ở trong nước nói rằng cho đến nay, khoảng 1000 bài hát được sáng tác trước năm 1975 được cho phép hát chính thức tại Việt Nam. Con số này chỉ vào khoảng 10 phần trăm trong số trên 10 ngàn bài được sáng tác từ năm 1945 đến 1975.

Điều đặc biệt, trong khi hàng loạt ca sĩ, nhạc sĩ từ nước ngoài về trong nước trình diễn, thì các hãng sản xuất băng đĩa nhạc lại gặp khó khăn trong việc xin giấy phép sử dụng các ca khúc này cho mục đích thương mại.

Hãng sản xuất gặp khó khăn, còn người dân thường muốn nghe thì sao? Thiện Giao có bài tường thuật sau đây, kèm theo một số chi tiết về sinh hoạt âm nhạc trước năm 1975 tại miền Nam.


Chỉ 1/10 được phép phát hành

Việt Nam trong giai đoạn nửa sau thế kỷ 20 có 3 thời điểm đánh dấu lịch sử, đó là các năm 1945, 54 và 75. Và tính nhạy cảm về mặt chính trị của 3 thời điểm này cũng gây ra sự cấm cản về mặt âm nhạc từ năm 1975 kéo dài mãi đến nay.

Trong bài viết “Long Đong Ca Khúc Trước 1975” đăng trên báo Thanh Niên ngày 12 tháng Hai vừa qua, tác giả bài báo đặt vấn đề những khó khăn mà các nhà sản xuất trong nước gặp phải khi đi xin phép dùng những bài hát trước 1975 để phát hành.

Bài báo nói rằng, có khoản trên 10 ngàn bài hát được sáng tác trước 1975 trở ngược về thời điếm 1945, nhưng đến thời điểm hiện nay, chỉ mới có khoảng 1 ngàn bài được cấp giấy phép biểu diễn. Nói nôm na, cứ 10 được sáng tác thì hết 9 bài bị cấm.

Việc cấm nhạc liên quan đến 3 thành phần. Thứ nhất là các nghệ sĩ sáng tác. Thứ nhì là giới thưởng ngoạn. Và thứ ba là những nhà sản xuất, đóng vai trò gạch nối giữa nghệ sĩ và giới thưởng ngoạn.

Cả 3 thành phần này đều bị Bộ Văn Hoá Thông Tin ngăn cản quyền của mình. Vì Bộ Văn Hoá Thông Tin là cơ quan chủ quản của Phòng Quản Lý Biểu Diễn và Băng Đĩa Nhạc Sân Khấu thuộc Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn.

Hoạ sĩ Trịnh Cung, người cũng có một số tác phẩm thơ được phổ nhạc trước 1975 và hiện vẫn sống trong nước, nhận xét về tình trạng khó khăn của giới sản xuất băng đĩa tại Việt Nam:

“Bây giờ thì đã nghe được nhiều. Các phòng trà, các tụ điểm hát cho nhau nghe, người ta nghe và hát đủ loại nhạc của Sài Gòn cũ. Tuy nhiên, trên thị trường thì chưa được cho phép. Muốn cho phép thì phải đợi một chủ trương. Mà điều này thì gây khó khăn cho những nhà sản xuất băng đĩa nhạc.”

Những nhận định của ông Trịnh Cung phản ảnh được những khó khăn phức tạp mà các nhà sản xuất gặp phải.


Vấn đề phức tạp?

Bài báo đăng trên Thanh Niên trích lời ông Huỳnh Tiết, giám đốc Bến Thành Audio – Video, rằng “Hãng sản xuất băng đĩa xin Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn cấp phép ca khúc nào trước 1975 thì chỉ có đơn vị đó biết. Do đó, công ty khác muốn xin cấp phép ca khúc đã được duyệt phải lặp lại công đoạn này, rất mất thời gian.”

Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng cũng có nhận định tương tự: “Vấn đề quản lý ca khúc trước 1975 cực kỳ phức tạp. Có những đơn vị xin trực tiếp Cục Nghệ Thuật biểu diễn, khi được phép rồi, Cục lại không thông báo hoặc thông báo trễ đến Sở Văn Hoá Thông Tin nên các công ty băng đĩa gặp trở ngại vì không được Sở Văn Hoá Thông Tin cấp phép.”

Việc cấm sử dụng các nhạc phẩm trước năm 1975 khiến người ta nhớ lại cách đây 3 năm, cơ quan chức năng Việt Nam đã điều tra một nhà sản xuất trong nước chỉ vì trên một CD của hãng này có một bài hát rất nổi tiếng, không hề dính dáng đến chính trị. Đó là bài “Bang Bang”.

Việc cấm sử dụng các nhạc phẩm được sáng tác trước 1975, xét trong một khía cạnh nào đó, lại không có hiệu quả. Lý do là lệnh cấm ấy chỉ có tác dụng trực tiếp lên nhà sản xuất, còn người dân thì vẫn nghe ở nơi riêng tư, ở nhà, ở quán cà phê, hoặc ngay cả những tụ điểm hát cho nhau nghe.

Image
Sản phẩm của các trung tâm băng nhạc hải ngoại như Asia Entertainment, hầu hết đều bị cấm lưu hành trong nước. RFA file photo.

“Nhưng mà họ có được hay không được phép thì chuyện thụ hưởng âm nhạc không phải bây giờ mà đã diễn ra 20 năm nay trong một underground của cảm thụ văn hoá này. Người Việt Nam đã tự cho mình nghe những tác phẩm cũ mà không cần phải xin phép ai, vì họ nghe trong một nơi rất riêng, nghe ở nơi mà người đồng cảm của họ cùng hát, cùng thưởng thức.”


Giới yêu nhạc với các sáng tác trước 1975

Vài năm sau 1975, ngay tại Sài Gòn, người yêu nhạc sáng tác trước 1975 vẫn có thể mua nhạc, nhưng là mua lén, từ những người bán trên lề đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi.

Cách mua bán được thực hiện như sau: người mua cầm theo danh sách các bản nhạc mình yêu cầu, người bán nhận danh sách ấy và phải 3 ngày sau, hai bên mới gặp nhau lại ở một nơi khác nhận băng nhạc và thanh toán tiền.

Đúng như nhận xét của hoạ sĩ Trịnh Cung, việc cấm nhạc không có hiệu quả đối với người nghe. Có một bài hát rất hay, rất nổi tiếng nhưng lại mang một số phận bi đát một thời ít ai biết đến.

Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” trước khi được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc và trở nên nổi tiếng trong Nam, đã bị cấm trên toàn miền Bắc. Một người đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp vào giai đoạn bài thơ ra đời kể rằng thi phẩm Màu Tím Hoa Sim nổi tiếng ngay từ lúc ra đời, và cũng bị cấm ngay sau đó.

Vì bị cấm, bộ đội thời ấy không đọc cho nhau nghe nhưng ghi lại trong những mảnh giấy nhỏ và giấu trong ba lô. Khi tử trận, đồng đội của họ phải soạn lại balô để gởi các kỷ vật về cho gia đình. Đến khi ấy, mới biết trong hành trang của mỗi bộ đội đều có bài thơ “Màu Tím Hoa Sim.”

Việc cấm nhạc khiến người ta nhớ lại sinh hoạt âm nhạc miền Nam trước 1975. Những ca khúc và những bài thơ có nguồn gốc từ miền Bắc đã được lưu hành rộng rãi tại miền Nam, thậm chí được các nhạc sĩ trong Nam phổ nhạc.

Bài thơ “Các Anh Đi” của một thi sĩ miền Bắc được Văn Phụng phổ nhạc. Bài thơ của Hữu Loan “Màu Tím Hoa Sim” do Phạm Duy soạn thành “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” đã nổi tiếng một thời và được người dân miền Nam ưa thích.

Đặc biệt, ca khúc “Đợi Anh Về Em Nhé,” thơ của Simonov, lời dịch của Tố Hữu, do Văn Chung phổ nhạc được ban hợp ca Thăng Long trình diễn nhiều năm.

Thậm chí, ca khúc “Sơn Nữ Ca” của Trần Hoàn cũng được các ca sĩ Sài Gòn hát rất nhiều. Và nhạc sĩ Trần Hoàn chính là cựu bộ trưởng Bộ Văn Hoá Thông Tin, cơ quan có quyền ra lệnh cấm nhạc.

Bản tin của tờ Thanh Niên thống kê cho thấy năm 1989, 49 bài hát sáng tác trước 1945 được cho phép biểu diễn. Đến năm 1991, thêm 66 ca khúc trước 1975 được cho phép. Một năm sau, thêm 66 ca khúc nữa, rồi thêm 90 ca khúc nữa. Cho đến nay, sau nhiều đợt cho phép nhỏ giọt, tổng số 1 ngàn bài hát trước 1975 đã được cho phép.

Nói với báo Thanh Niên, ông Phạm Đình Thắng, trưởng phòng Quản Lý Biểu Diễn và Băng Đĩa Ca Nhạc Sân Khấu khẳng định bất cứ đơn vị nào thắc mắc có thể gọi đến số điện thoại của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn là 048437451 sẽ được giải đáp thoả đáng.

Chúng tôi gọi đến số điện ấy 3 lần. Ba lần đều không có người nhấc máy.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2008 Radio Free Asia

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Bảo Vệ Cộng Đồng Việt

VI ANH
Việt Báo Thứ Hai, 3/3/2008, 12:02:00 AM

Đối với người Việt không sống được với độc tài CS, phải bỏ nước ra đi, Hoa kỳ là nơi lý tưởng để làm lại cuộc đời. Muốn hay không muốn Hoa kỳ vẫn là đất địa của những người yêu tự do, cái nhà của những người dũng cảm. Nhưng từ ngày Bộ Chánh Trị của Đảng CS Việt Nam ban hành Nghị Quyết 36, với "ý đồ" thần dân hóa người Mỹ gốc Việt ở Mỹ, đại đa số có nguồn gốc và căn cước tỵ nạn CS, chiếm hơn phân nửa tổng số người Việt ở hải ngoại, thì cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Mỹ không yên tĩnh nữa.

Người Mỹ gốc Việt chỉ còn một mảnh đất tự do này đây. Người Mỹ gốc Việt không còn một sự chọn lựa nào khác. Chỉ còn có cách đấu tranh sinh tồn, đấu tranh không khoan nhượng, bảo vệ với bất cứ giá nào để bảo vệ công đồng sắc tộc Việt ở Mỹ và bảo vệ nước Mỹ trước mưu đồ xích hóa của CS Hà nội.

Ngày Ô Nguyễn minh Triết, Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ Nghĩa VN, công du Mỹ là ngày CS Hà nội phát pháo lịnh bắt đầu một chiến dịch tấn công qui mô. Kể cả những ngày Tết thường là ngày người Việt hay kiêng cử để an hưởng ba ngày xuân nhựt, CS Hà nội cũng không tha, không hưu chiến để yên cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Từ Tết đến giờ, tin Việt Cộng xâm nhập vào vùng trời, vùng đất tự do của người Mỹ gốc Việt coi bộ hơi nhiều.

Thứ nhứt trên trời, Truyền hình "Thuần Việt" của CS Hà nội dùng để "thuần diệt" lối sống của người Việt Quốc gia yêu tự do, dân chủ là lý do người Mỹ gốc Việt phải bỏ xứ ra đi tỵ nạn CS. Như đã biết truyền hình VTV4 trực thuộc Đài Truyền hình trung ương của CS Hà nội lâu nay phát hình trên nước Mỹ, tuyên truyền quốc ngoại lâu nay không ai coi. Bây giờ đổi chiến thuật, CS dùng Truyền hình Thuần Việt, trực thuộc Đài Truyền Hình Thành Phố Saigon CS gọi là Thành Phố Hồ chí Minh.

Đài Thuần Việt đã quảng cáo rồi. Cho biết chương trình 100% sản xuất từ các phim trường trong VNCS, phát hình trên đất Mỹ. Nói thì chỉ nói giải trí, không có tin tức, tức ngụ ý không có chánh trị vì rút kinh nghiệm sự thất bại của đài VTV 4 với, chương trình, tin tức, nghị luận nực mùi CS, một ngày chào cờ CS ba lần, dùng toàn "từ CS", coi miễn phí mà chẳng ai coi.

Kỳ này CS Hà nội dùng Đài truyền hình TPHCM vì biết rõ đại đa số người Mỹ gốc Việt là dân của VN Cộng Hòa, từ Bến Hải trở vô có lối suy nghĩ, cách hành động, lời nói, lối sống khác với CS Hà nội. Vì lối suy nghĩ, cách hành động, lời nói và lối sống khác với CS Hà nội, nên người Mỹ gốc Việt cảm thấy, chói tai, gai mắt, dị ứng với VTV4. Do vậy CS phải dùng Đài Truyền hình của TP Saigon. CS không để Thuần Việt trực tiếp tuyên truyền trắng trợn như Đài VTV4, mà lồng tuyên truyền qua lời ca, tiếng nhạc, kịch nghệ, phong cảnh dàn dựng v.v. Hình thức tuyên truyền xám này nếu không kinh nghiệm CS, không có kháng thể chống vi trùng CS thì sẽ dễ bị nhiễm độc lắm. Thế hệ hậu duệ của người Mỹ gốc Việt tỵ nạn CS sanh sau Chiến tranh VN, sanh ở Mỹ hay đến Mỹ vào tuổi học trò, ăn học ở Mỹ, hưởng tự do, dân chủ tưởng đâu tự do, dân chủ đương nhiên có, là mặt trận dễ thủng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Thứ hai, dưới đất, CS Hà nội xâm nhập, chỉa mũi dùi vào cộng đồng người Mỹ gốc Việt bằng nhiều hình thức, mà hình thức chánh yếu là công tác gián điệp chánh trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Tại thủ đô nước Mỹ, ngay tòa đại sứ của CS Hà nội, theo tập tục ngoại giao được xem là lãnh thổ của CS Hà nội, Tân Đại sứ CS Hà nội mời một số người Mỹ gốc Việt, trong đó có nhà báo. Ngoài miệng thì Tân Đại sứ nói họp báo. Nhưng bên trong y dùng kỹ thuật chánh trị có mặt của một số người Mỹ gốc Việt để tuyên truyền cộng đồng người Việt nghênh đón tân đại sứ.

Cũng tại vùng thủ đô Washington DC, Cơ quan Di Trú Liên bang lật mặt nạ và truy tố 33 nhà tu gốc Á châu đến Mỹ với hồ sơ giả mạo. Không biết chừng nào FBI làm việc này ở vùng Little Saigon, tiểu bang California với một cộng đồng người Việt lớn nhứt Mỹ, rất nhiều chùa chiền, nhà thờ, thánh đường, thánh thất của các tôn giáo của người Mỹ gốc Việt. Little Saigon cũng rất gần cửa ngỏ Á châu thứ hai của Mỹ là Los Angeles, nơi có tin CS Hà nội đang vận động đưa Toà Tổng Lãnh sự về đây.

Trong khi đó ở vùng cửa ngỏ Á châu thứ nhứt, là vùng San Francisco, nới có nơi có tòa Tổng Lãnh sự Việt Cộng được người Mỹ gốc Việt xem là hang ổ của những gián điệp trá hình đội lốt ngoại giao CS, Cơ Quan Điều Tra Liên Bang Hoa kỳ, Văn phòng FBI vùng ở Oakland đã đích danh kêu gọi cộng đồng người Mỹ gốc Việt tiếp tay bảo vệ an ninh, cụ thể là trong công tác phản gián. Thông báo có đoạn viết, trong thời gian qua, cơ quan FBI đã thành công với sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt tỵ nạn CVS tại Hoa kỳ. Nay, trước sự gia tăng số người VN đến định cư tại Hoa kỳ, chúng tôi nghĩ rằng những hoạt động của cơ quan tình báo, gián điệp của CSVN cũng len lỏi gài cán bộ hoạt động gây rối và phá hoại an ninh trong cộng đồng người Việt tị nạn CS tại Hoa kỳ. Ai biết rõ những hoạt động của cán bộ CS nằm vùng hoặc những người đã được nhà cầm quyền CSVN yêu cầu khuyến dụ, dọa nạt, cưỡng bách, chỉ thị để thi hành bất cứ công tác nào trong lãnh thổ Hoa kỳ, thì liên lạc với FBI, văn phòng Oakland số điện thoại miễn phí (510) 451-9782, có người nói tiếng Việt. Nguồn tin được tuyệt đối giữ bí mật và bảo vệ đúng luật bảo vệ nguồn tin.

Sau cùng, CS Hà nội tuy có bang giao, giao thương với Mỹ nhưng phải hoạt động trong phạm vi hiệp ước hai bên đã qui định, giải nghĩa chặt chẻ từng chữ, chớ không phải muốn làm gì thì làm ở Mỹ. Hoạt động mua chuộc, móc nối, kết nạp đảng viên CS hay làm lũng đoạn cộng đồng công dân Mỹ gốc Việt là trái luật. Hoạt động thu thuế ngầm, như thu thế Hoa kiều ở Chợ lớn khi xưa; ăn cắp tài liệu kinh tế, chánh trị, khoa học kỹ thuật mà luật pháp Mỹ đánh giá là mật hay kín là phạm pháp. Luật pháp Mỹ vẫn xem gia nhập đảng Quốc xã và đảng CS là trái luật nhập tịch Mỹ; không khai trước khi vào quốc tịch Mỹ, phát giác ra là bội thệ; gia nhập sau khi thành công dân là trái luật.

Muốn hay không muốn Mỹ là quê hương thứ hai của người Mỹ gốc Việt tỵ nạn CS. Quê hương đất nước dân tộc Mỹ này đã cứu khổn phò nguy, dang tay ra đón, giúp định cư, và đem lại cuộc đời mới, tự do, dân chủ, và phồn thịnh cho người Việt tỵ nạn CS, kể cả ân tứ quyền công dân Mỹ. Nhiệm vụ bảo vệ quê hương là một nhiệm vụ thiêng liêng và luật định đối với công dân một đất nước. Ai thích CS thì cứ về VNCS mà ở với CS, Mỹ không cấm cản. Nhưng lạng quạng làm gián điệp ở Mỹ thì khó mà qua mắt và lưỡi gươm của Thần Công Lý Mỹ.

VI ANH

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Nhục quốc thể
Friday, March 14, 2008

Ngô Nhân Dụng


Người làm báo có một điều tránh, là không loan báo những điều mà ai cũng biết. Thí dụ, nếu có một nhà báo viết, “lãnh tụ cộng sản nói dối;” chắc ai cũng chán. Nói vậy cũng không khác gì tờ báo loan tin “trái đất vẫn quay mỗi ngày một vòng.” Nói rõ ràng, “Nguyễn Tấn Dũng nói láo” nghe cụ thể hơn. Nhưng độc giả nghe chuyện này mãi rồi, viết thêm chỉ khiến người ta thấy nhàm tai. Người ta coi báo là để đọc những “chuyện mới nghe,” ngày xưa các cụ mình theo lối người Trung Hoa đặt tên báo là “Lục tỉnh tân văn” . Tân văn nghĩa là mới nghe thấy, người Nhật, người Hàn Quốc vẫn dùng hai chữ tân văn để gọi tờ nhật báo.

Hay là viết, “Nguyễn Tấn Dũng lên đài BBC bên Anh Quốc vẫn còn nói láo!” Ðộc giả rất khó tính, nhiều vị sẽ hỏi rằng, “Bộ một thằng nói láo ở trong nhà, nói láo khi ra đường, còn hy vọng khi nó sang nhà lối xóm thì nó hết nói láo hay sao?” Người miền Bắc dùng chữ “nói dối,” miền Nam dùng chữ “nói láo,” vừa có nghĩa nói dối vừa có nghĩa là nói dối một cách trâng tráo, không biết hổ thẹn. Nhưng loan tin Nguyễn Tấn Dũng sang bên Anh vẫn nói láo thì cũng không thể coi là một tin “mới nghe” được. Khi loan tin, nhà báo phải nêu rõ ông thủ tướng cộng sản nói láo những gì, có thể gọi đó là một tin tức mới nghe thấy.

Nhưng những điều ông Nguyễn Tấn Dũng nói với đài BBC tuần trước dối trá một cách lộ liễu và trâng tráo quá, khiến nhiều người nghe xong phải bất bình. Thí dụ, ông ta nói rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam có một đạo luật báo chí tự do nhất thế giới, nhiều nước trông thấy mà thèm vì họ không có thứ luật ngon lành như vậy! Người Việt Nam nghe câu đó, nhất là các nhà báo Việt Nam nghe xong câu đó vừa “lộn ruột” lại vừa bật cười. Cả nước 600 báo đài không ai được loan tin công an Trung Quốc bắn chết các tăng sĩ và nhân dân Tây Tạng biểu tình. Luật báo chí của chế độ Nguyễn Tấn Dũng tự do nhất thế giới, nhưng nhà báo Việt Nam lại phải theo cả luật báo chí Trung Quốc nữa, bên đó nó khắt khe hơn!

Ngày hôm qua trên Nhật Báo Người Việt, ông Lê Việt đã nêu ra một bằng cớ cho thấy không những Nguyễn Tấn Dũng đã nói dối mà còn dấu đầu hở đuôi nữa. Bằng cớ là bản xếp hạng của Liên Hiệp Quốc về tự do báo chí. Trong số 198 quốc gia được nghiên cứu thì Liên Hiệp Quốc xếp chế độ cộng sản Việt Nam vào hạng thứ 192! Vẻ vang đứng cao hơn được 6 nước! Ngay một nước đàn em cộng sản cũ là Campuchia cũng được xếp hạng 82, tức là báo chí của họ được tự do hơn! Ai đã đi thăm xứ Chùa Tháp thì biết trong xứ này đảng đối lập vẫn được xuất bản báo. Ông Lê Việt đã bàn rằng khi đài BBC cho phát thanh câu nói của ông, “ông Dũng ơi, họ đã ‘chửi xỏ’ ông đấy!” Bởi vì khi một người nói dối mà ai cũng biết rằng nó nói dối, thì tất cả mọi người phải bật cười. Họ thấy, không những cái anh này nó dối trá, mà nó còn ngu nữa! Người khôn không ai nói dối một cách ngu dại như vậy!

Một chuyện thứ hai Nguyễn Tấn Dũng nói láo trâng tráo khiến người nghe phát chán không thèm nhắc lại nữa, dù nhắc lại để chửi; là chuyện tù nhân chính trị. Nguyễn Tấn Dũng quả quyết nhiều lần rằng chính quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Tức là không có ai bị ra tòa vì lý do chính trị. Ai bị bắt đều vì phạm luật cả, Dũng nói, “Ðiều đó là một điều bình thường, tất cả các nước khác trên thế giới này, hay nhân loại đều như thế!”.

Khi mang cả nhân loại làm chứng, tức là chọc cho cả nhân loại nó nổi sùng! Nhưng nhân loại không ai cần chửi ông Nguyễn Tấn Dũng, vì Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản đã chửi xỏ ông ta rồi!

Gần đây có một tài liệu mật của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam ra lệnh cho đám công an “xử lý các vụ án chính trị” mới được một tổ chức đối lập công bố cho tất cả mọi người biết. Ðảng Dân Chủ Nhân Dân đã đưa tài liệu này lên Internet, nhan đề là “Kết luận của Bộ Chính Trị” do Trương Tấn Sang ký. Nhiều người lúc đầu còn nghi ngờ về tính xác thực của bản văn, mặc dù Ðảng Dân Chủ Nhân Dân đã cho in cả con dấu và chữ ký của Trương Tấn Sang ngày 12 Tháng Chín năm 2007 làm bằng chứng. Nhưng mối nghi ngờ nay đã hết, vì bản điều trần trước Thượng Viện Mỹ về tình hình bang giao với Việt Nam đã nhắc tới bản văn mật này và cho biết người ta đã xác định được đây là một bản văn đích thực, không còn nghi ngờ gì nữa.

Chỉ cần đọc những câu văn trong bài Kết Luận này thì chúng ta biết ở Việt Nam có những vụ án chính trị hay không. Trong phần đầu Trương Tấn Sang viết, “Thời gian gần đây, việc xử lý các vụ án chính trị đã đạt một số kết quả tốt... Ðội ngũ cán bộ... có nhiều cố gắng trong việc xử lý các vụ án chính trị...”. Ðoạn sau lại viết: “Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả xử lý các vụ án chính trị chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu...”. Trong đoạn giữa, Sang viết, “Ðể nâng cao chất lượng, hiệu quả xử lý các vụ án chính trị trong tình hình mới...” Ðoạn chót có câu, “Trên cơ sở tổng kết... về công tác xử lý các vụ án chính trị vừa qua...”.

Trong ba trang bản chỉ thị của Bộ Chính Trị đã nhắc đến chục lần những chữ “các vụ án chính trị...” Bây giờ ông Nguyễn Tấn Dũng chối cãi làm sao được rằng trong chế độ cộng sản của ông không có ai bị xử án vì lý do chính trị?

Nhưng các bằng cớ chứng tỏ Nguyễn Tấn Dũng nói láo còn chứa đầy trong những đạo luật hình sự ở Việt Nam hiện nay. Trong bộ luật đó, những từ ngữ “an ninh quốc gia” đã được nêu lên một cách mơ hồ để chế độ có thể bắt bỏ tù bất cứ người nào, chỉ cần gán cho tội phá hoại an ninh quốc gia! Ðiều 88 nói đến tội tuyên truyền chống chính quyền xã hội chủ nghĩa. Thế nào là chống lại chính quyền? Một đứa trẻ đứng đái vào cột đèn có hình Hồ Chí Minh cũng có thể bị buộc tội chống lại chính quyền vô sản! Ðiều 258 kê ra một loạt những tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” từ quyền tự do báo chí, tự do tín ngưỡng đến tự do hội họp. Người dân chưa thấy được hưởng quyền tự do nào, nhưng bất cứ ai cũng có thể bị gán tội lợi dụng các quyền tự do tưởng tượng đó! Một thứ tội mà đảng Cộng Sản hay buộc cho những người có chính kiến độc lập là tội làm gián điệp cho nước ngoài (điều 80). Nhiều nhà văn chỉ mang trong mình một bài viết có tư tưởng tự do là có thể bị bắt, ghép vào tội “gián điệp” để bỏ tù.

Tất cả những điều luật mơ hồ để buộc tội người đối lập chính trị đó chưa đủ, đảng Cộng Sản Việt Nam còn ban hành nghị định 31/CP, sau được bỏ đi thay thế bằng chỉ thị 44, cho phép guồng máy công an quản chế, giam lỏng tất cả những người không chịu vâng lời đảng Cộng Sản. Nhiều người đã bị bắt đem vào nhà thương điên, sau nhiều năm tháng trở về có thể mắc bệnh tâm thần vì bị công an cho uống thuốc!

Với tất cả những “vũ khí đàn áp” đó, từ giữa năm 2006 đến nay đã có hơn 40 người bất đồng chính kiến bị bắt và bỏ tù, chỉ vì họ yêu tự do và công lý. Nhắc đến tên ai cũng biết, những Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, vân vân.

Vậy mà ông Nguyễn Tấn Dũng, lên đài BBC, vẫn khẳng định chế độ cộng sản của Ðảng ông không bao giờ bỏ tù những người bất đồng chính kiến!

Nhưng nói láo là nghề của cán bộ cộng sản, việc nói láo lúc ở trong nước hay nói láo khi ra nước ngoài, không làm cho ai phải ngạc nhiên. Chúng ta phải đem chuyện này ra bàn không phải vì đây là một câu chuyện mới mẻ gì. Người nghe có cảm thấy nổi giận hay buồn cười khi nghe Nguyễn Tấn Dũng nói. Nhưng nhiều người nghe qua rồi bỏ chỉ vì thấy đây là một chuyện đã diễn ra nhiều lần quá rồi, không kích thích được ai nữa. Giống như những người đã đi tù cải tạo, nghe nói láo mãi rồi quen tai, bây giờ nghe người ta cũng dửng dưng. Nghe quản giáo Nguyễn Tấn Dũng nói láo, không ai thèm bày tỏ lòng khinh bỉ nữa.

Nhưng khi nghĩ đến người ngoại quốc thì thấy phải đem câu chuyện ra bàn. Vì suy đi nghĩ lại, nhiều người Việt Nam cảm thấy xấu hổ khi nghe ông Nguyễn Tấn Dũng nói trên một đài phát thanh ngoại quốc. Nghe rồi cảm thấy một mối nhục chung, tất cả 84 triệu người Việt Nam đều nhục. Cả thế giới người ta sẽ cười cho, vì một quốc gia có một ông thủ tướng nói láo một cách trơ trẽn, không biết ngượng. Cả thế giới người ta sẽ hỏi không hiểu cái nước Việt Nam là nước thế nào, dân tộc Việt Nam là dân tộc thế nào mà lại chịu đựng được những thứ thủ tướng nói láo không biết ngượng miệng như vậy?

Post Reply